Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Một số biện pháp phát triển các giác quan cho trẻ 24 36 tháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.23 MB, 25 trang )

“Một số biện pháp phát triển các giác quan của trẻ ở độ tuổi 24-36
tháng tại Nhóm 1 Trường MN Rạng Đơng – Thị xã Hồ Thành”

A. MỞ ĐẦU
I/. TÊN ĐỀ TÀI
“Một số biện pháp phát triển các giác quan của trẻ ở độ tuổi 24 – 36 tháng tại Nhóm 1
Trường MN Rạng Đơng – Thị xã Hồ Thành”
II/. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
Trẻ em nói chung và trẻ Mầm non nói riêng là niềm hi vọng của gia đình và là
tương lai của đất nước. Nếu được chăm sóc và giáo dục đúng đắn thì sẽ trở thành
những đứa trẻ ngoan của gia đình, những cơng dân có ích cho xã hội.
Mục tiêu của Giáo dục Mầm non là nuôi dạy, chăm sóc và giáo dục trẻ phát
triển một cách tồn diện theo 4 lĩnh vực. Trong đó, việc nhận biết các giai đoạn và
hình thành cho trẻ phát triển hồn chỉnh các giác quan là một hoạt động hết sức quan
trọng là tiền đề cho sự phát triển toàn diện về mọi mặt sau này. Thông qua các hoạt
động hàng ngày để quan sát khả năng phát triển các giác quan của trẻ như: Thị giác,
thính giác, xúc giác, vị giác, xúc giác.
Hiểu được tầm quan trọng đó mà Ngành giáo dục đã dành một sự quan tâm
đặc biệt đến Giáo dục Mầm non trong đó có việc trang bị các cơ sở vật chất sao cho
trẻ đến trường có đầy đủ các đồ dùng, đồ chơi theo thông tư số 34/2013/TT-BGDĐT
của Bộ Giáo Dục và đào tạo: Sửa đổi, bổ sung một số thiết bị quy định tại Danh mục
Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non ban hành
kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 2 năm 2010 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo để trẻ được phát triển toàn diện. Sự phát triển các giác quan
cho trẻ là một hoạt động hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển
của trẻ về khả năng nhận thức và thể chất. Tuy nhiên, trong thực tế không phải tất cả
cha mẹ, giáo viên đều nhận thấy sự quan trọng của việc phát triển các giác quan cho
trẻ, vì thế đấy chính là lý do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển các giác quan
của trẻ ở độ tuổi 24 – 36 tháng tại Nhóm 1 Trường MN Rạng Đơng – Thị xã Hoà
Thành”
III/. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


- Đối tượng nghiên cứu: “Một số biện pháp giúp phát triển các giác quan của trẻ
ở độ tuổi 24 – 36 tháng tại Nhóm 1 Trường MN Rạng Đơng – Thị xã Hoà Thành”
- Khách thể nghiên cứu: Trẻ 24 - 36 tháng tại Nhóm 1 Trường Mầm non Rạng
Đơng – Thị xã Hoà Thành - tỉnh Tây Ninh.
Tác giả: Huỳnh Thị Huyền Trang
1


“Một số biện pháp phát triển các giác quan của trẻ ở độ tuổi 24-36
tháng tại Nhóm 1 Trường MN Rạng Đơng – Thị xã Hồ Thành”
IV/. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do điều kiện thời gian và khả năng có hạn tơi chỉ nghiên cứu đề tài tại lớp
Nhóm 1 Trường Mầm non Rạng Đơng – Thị xã Hồ Thành - tỉnh Tây Ninh trong
năm học 2021 - 2022.
V/. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện tốt đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp sau.
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Nghiên cứu nhằm hiểu rõ vấn đề cơ bản để giải quyết.
- Giáo viên được mở rộng kiến thức và nắm các thơng tin cần thiết trong sự
hình thành và phát triển các giác quan cho trẻ.
- Tìm ra được biện pháp tổ chức các hoạt động giúp trẻ phát triển các giác
quan một cách toàn diện nhất.
2. Phương pháp đàm thoại
- Trao đổi với đồng nghiệp để có thêm những kiến thức và kỹ năng, những
kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động phát triển các giác quan cho trẻ khi đến
trường.
- Quan tâm đến tâm lý nhận thức đối với trẻ lứa tuổi từ 24 đến 36 tháng tuổi để
tìm ra phương pháp phù hợp giúp trẻ phát triển các giác quan về xúc giác, thị giác, thính
giác, vị giác, khứu giác cho trẻ một cách tồn diện nhất thơng qua các hoạt động.
3. Phương pháp quan sát

- Quan sát các hoạt động trong ngày của trẻ.
- Quan sát các hoạt động dạy và học.
4. Phương pháp thực nghiệm
- Áp dụng thực tiễn, tham khảo tài liệu tâm lý học trẻ em
- Tạo tình huống để trẻ thoải mái vui vẻ tham gia các hoạt động tại nhóm lớp.

Tác giả: Huỳnh Thị Huyền Trang
2


“Một số biện pháp phát triển các giác quan của trẻ ở độ tuổi 24-36
tháng tại Nhóm 1 Trường MN Rạng Đơng – Thị xã Hồ Thành”

B. NỘI DUNG

I/. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Căn cứ vào sự chỉ đạo của ngành, chương trình Giáo dục mầm non.
Căn cứ nhiệm vụ năm học về nâng cao chất lượng ni dưỡng, chăm sóc và
giáo dục trẻ của trường Mầm non Rạng Đông, năm học 2021 - 2022.
Giác quan đóng vai trị quan trọng khơng thể thiếu trong cuộc sống. Nó là cầu
nối gắn kết chúng ta với mơi trường. Đó là những kênh duy nhất tiếp nhận những
thơng tin bên ngồi truyền đến bộ não. Những năm tháng đầu đời của bé, thế giới là
một tổng thể mới lạ với những âm thanh, hình ảnh, cảm xúc, hương vị độc đáo mà bé
muốn tìm tịi và khám phá. Để bé thỏa sức khám phá thế giới là một trong những
cách giúp phát triển tồn diện chính là kích thích vào 5 giác quan của trẻ, bao gồm thị
giác, thính giác, xúc giác, khứu giác và vị giác tiếp nhận tác động từ bên ngồi.
Việc ni dưỡng và phát triển giác quan cho trẻ chính là q trình phát triển
đồng thời các giác quan một cách hiệu quả nhất. Từ đó sẽ thúc đẩy sự phát triển cả về
thể chất và tinh thần cho trẻ bên cạnh việc chăm sóc những nhu cầu cơ bản như ăn,
ngủ, vệ sinh.

Trẻ con ở độ tuổi này “trưởng thành” rất nhanh, hiểu biết của bé về thế giới
chung quanh cũng tăng lên nhanh chóng. Càng lớn lên, trẻ càng nhìn thấy, nghe thấy,
ngửi, nếm và sờ thấy nhiều thứ mới lạ hơn. Việc luyện tập, phát triển các giác quan
cho trẻ chính là tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi để giúp trẻ khám phá, tìm hiểu và
thu nhận những hiểu biết về thế giới xung quanh, khơng những thế cịn góp phần
quan trọng vào việc phát triển chuẩn cảm giác và làm cho các giác quan của trẻ trở
nên tinh nhạy hơn. Trong Chương trình Giáo dục Mầm non, luyện tập và phát triển
các giác quan là một trong những nội dung cơ bản của lĩnh vực giáo dục phát triển
nhận thức dành cho trẻ nhà trẻ, đặc biệt là trẻ 24-36 tháng tuổi. Đây cũng là một trong
những nhiệm vụ hết sức quan trọng của cơ giáo mầm non góp phần thực hiện mục
tiêu giáo dục toàn diện.
II/. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Năm học 2021 - 2022 tơi được phân cơng dạy lớp Nhóm 1 với tổng số trẻ là
26, trong đó nữ 15, nam 11; lớp có những thuận lợi và khó khăn như sau:

Tác giả: Huỳnh Thị Huyền Trang
3


“Một số biện pháp phát triển các giác quan của trẻ ở độ tuổi 24-36
tháng tại Nhóm 1 Trường MN Rạng Đơng – Thị xã Hồ Thành”
* Thuận lợi
- Lớp có khơng gian hoạt động an tồn, có đủ đồ dùng đồ chơi cần thiết trong
các hoạt động giáo dục.
- Khu lớp học khang trang sạch sẽ tạo tâm lý thoải mái thích thú khi trẻ đến lớp.
* Khó khăn
- Giáo viên chưa hiểu rõ tầm quan trọng của các giác quan đối với sự phát triển
toàn diện của trẻ.
- Giáo viên chưa có nhiều hoạt động học, trị chơi để phát triển các giác quan
cho trẻ.

- Một số phụ huynh chưa phối hợp với giáo viên trong việc phát triển các giác
quan cho trẻ tại nhà.
III/. NỘI DUNG

 Biện pháp 1: Giáo viên tìm hiểu tầm quan trọng của các giác quan đối với
sự phát triển toàn diện cho trẻ.
Trẻ càng sử dụng giác quan linh hoạt và thuần thục, trẻ càng tiếp nhận được
thông tin từ môi trường xung quanh. Một người phát triển giác quan tốt thì có thể
thích ứng với mọi tình huống, phát triển giác quan toàn diện nghĩa là các giác quan
được phát triển tối đa tiềm năng, não bộ biết cách diễn giả và hiểu được tín hiệu các
giác quan đó gửi đến.
Để hiểu rõ hơn tầm quan trọng của giác quan, đầu tiên chúng ta cần hiểu khái
niệm Cảm giác và Nhận thức.
+ Cảm giác: Cảm giác nói đến những tín hiệu mà một cơ quan cảm giá gửi
đến não bộ ngay tại thời điểm nhận được kích thích từ bên ngồi
+ Nhận thức: đề cập đến khả năng để diễn giải những tín hiệu đó.
Trẻ từ 0-7 tuổi đang trong giai đoạn phát triển nhanh, nên hồn tồn có thể
tăng cường khả năng sử dụng giác quan, và điều này chỉ có thể thực hiện khi cung
cấp nhiều hơn những cơ hội để sử dụng giác quan tương tác với môi trường. Các giác
quan của trẻ bắt đầu phát triển rất sớm trong thai kỳ. Vào thời điểm trẻ chào đời, trẻ
có thể nghe, ngửi, nếm và rất nhạy cảm với xúc giác. Trẻ cũng có thể nhìn thấy, mặc
dù tầm nhìn rất mờ.
Ví dụ: Ngay khi trẻ cịn nhỏ, cha mẹ có thể massage cho trẻ. Trong q trình
massage có thể giúp xây dựng mối liên kết này giữa cha mẹ và trẻ. Massage sử dụng
nhiều giác quan của trẻ chứ khơng chỉ dùng xúc giác. Trẻ có thể nhìn thấy khn mặt
của cha mẹ, nghe thấy giọng nói của cha mẹ và ngửi thấy mùi hương độc đáo của cha
Tác giả: Huỳnh Thị Huyền Trang
4



“Một số biện pháp phát triển các giác quan của trẻ ở độ tuổi 24-36
tháng tại Nhóm 1 Trường MN Rạng Đơng – Thị xã Hồ Thành”
mẹ. Tất cả những trải nghiệm giác quan này giúp bạn và trẻ xây dựng một mối liên
kết đặc biệt.

Hình ảnh mẹ massage cho bé
Khả năng vị giác của trẻ cũng rất nhạy cảm. Trẻ có thể phân biệt được vị ngọt
và vị đắng, và chúng tỏ ra thích vị ngọt một cách rõ rệt. Trẻ sẽ tiếp tục sử dụng tất cả
các giác quan của mình khám phá ra mùi vị, địa điểm, âm thanh và kết cấu mới đến
từ một chế độ ăn uống đa dạng hơn.
Ví dụ: Ở độ tuổi này, đa số trẻ thích các món ăn nhạt. Mì, các sản phẩm từ sữa
và thịt gà thường là những món được chuộng nhất, nếu trước đó cha mẹ đã cho trẻ
thử nếm chanh, thì trẻ có thể ghi nhớ được mùi vị của chanh và từ chối nếm lần nữa
vì nhớ đến vị chua của nó.
Đặc biệt, những trải nghiệm các giác quan trong những tháng năm đầu đời
đóng vai trị vơ cùng quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ, tinh thần và thể chất của
bé. Cụ thể:
+ Tăng khả năng nhận thức, học hỏi ghi nhớ cho trẻ: Thông qua việc tiếp xúc
với những trải nghiệm, đồ vật và tương tác mới, trẻ nhỏ sẽ có được thông tin, học hỏi
và hiểu biết về thế giới xung quanh. Điều này giúp hoàn thiện vùng vỏ não thị giác,
tác động tích cực đến khả năng nhận thức, học hỏi và ghi nhớ của bé, kích thích 5
giác quan của bé ngay từ sớm, tiềm năng phát triển trí tuệ ở trẻ sẽ được phát triển tối đa.
Tác giả: Huỳnh Thị Huyền Trang
5


“Một số biện pháp phát triển các giác quan của trẻ ở độ tuổi 24-36
tháng tại Nhóm 1 Trường MN Rạng Đơng – Thị xã Hồ Thành”
+ Giúp bé thơng minh, nhanh nhẹn hơn: trẻ đã có thể giao tiếp với thế giới
xung quanh bằng tất cả các giác quan, dù rằng khả năng “bắt sóng” tín hiệu cịn rất

yếu. Vì vậy, trong những năm đầu đời, nếu được cha mẹ, cơ giáo, bạn bè trị chuyện
và vui đùa nhiều cùng nhau thì các giác quan của bé sẽ phát triển nhanh hơn. Thơng
qua đó, trẻ sẽ biết nhiều từ vựng, đồng thời lanh lẹ, thông minh hơn so với những trẻ
đồng trang lứa ít được kích thích.
+ Đảm bảo cho sự phát triển tồn diện của trẻ: Thơng qua việc khám phá 5
giác quan của trẻ, các kỹ năng nền tảng cho toán học và khoa học như quan sát, đo
lường, suy luận,... cũng được phát triển. Đồng thời, việc trải nghiệm giác quan
cũng thúc đẩy trí tưởng tượng và sự sáng tạo của trẻ về sau. Hơn thế nữa, khi trẻ nhận
ra một điều mới, trẻ có thể chia sẻ điều ấy cho cha mẹ hoặc bạn bè, từ đó giúp thúc
đẩy kỹ năng xã hội của trẻ một cách tự nhiên nhưng hiệu quả.
Kích thích các giác quan của bé trong những năm đầu đời rất quan trọng. Chính
vì thế, bé nhận biết tốt các giác quan thông qua học hỏi từ tự nhiên, khám phá thế giới
xung quanh, từ đó giúp phát triển tốt cả 5 giác quan của bé.
Hiểu được điều đó, là một giáo viên được phân công ở độ tuổi 24-36 tháng là độ
tuổi vàng trong việc phát triển các giác quan cho trẻ. Ở độ tuổi này trẻ cần được phát
triển mạnh về 5 giác quan và cả 5 giác quan này phải được phát triển cùng nhau vì trẻ
đang trong giai đoạn thích tìm tịi, khám phá và nhận biết các sự vật hiện tượng xung
quanh mình, học hỏi những điều mới lạ làm vốn kỹ năng sống cho trẻ sau này. 5 giác
quan có vai trị bổ trợ cho nhau giúp trẻ nhận biết và phát triển một cách toàn diện nhất.
Ví dụ: để trẻ có thể nhận biết được các màu sắc, hình ảnh của cuộc sống, các
hoạt động thường ngày xảy ra thì trẻ phải sử dụng khả năng thị giác để nhìn, bên cạnh
đó trẻ cũng sử dụng thính giác và xúc giác để nghe, cảm nhận phân biệt các màu sắc,
hình ảnh, tên gọi của các sự vật hiện tượng đó.
Ở độ tuổi nhà trẻ, trẻ đang trong q trình học nói, học các điều mới lạ vì thế
giáo viên phải hiểu được tầm quan trọng của các giác quan bổ trợ cho việc phát triển
toàn diện cho trẻ như thế nào, từ đó giáo viên có thể xây dựng các hoạt động giúp trẻ
phát triển các giác quan đồng thời nhận biết được các điều mới lạ bổ sung cho kỹ
năng sống cho trẻ trong các hoạt động hàng ngày.
Ví dụ: Khi tơi tổ chức hoạt động nhận biết Quả cam – quả chuối. Tôi sử dụng
phương pháp dùng lời nói để giới thiệu những đặc điểm của quả, bên cạnh đó tơi có

thể phát triển các giác quan cho trẻ thông qua hoạt động này để trẻ có thể ghi nhớ
chính xác hình dạng, màu sắc, đặc điểm, mùi vị của quả khi dùng vị giác để nếm, xúc
giác khi sờ, thị giác khi được nhìn thấy, khứu giác khi được ngửi mùi thơm của quả.
Hình ảnh cắt từ clip cơ dạy phân biệt “Quả cam, quả chuối”
Tác giả: Huỳnh Thị Huyền Trang
6


“Một số biện pháp phát triển các giác quan của trẻ ở độ tuổi 24-36
tháng tại Nhóm 1 Trường MN Rạng Đơng – Thị xã Hồ Thành”

Khi năng lực chú ý của trẻ được nâng cao, các sự vật xung quanh trong mắt trẻ
dần dần hình thành hình tượng cụ thể. Lúc này, giáo viên nên cho bé xem tranh màu
kèm theo những lời nói ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu để giúp bé có thể hiểu sơ bộ về
đồ vật, dần dần bé có thể phân biệt được hình ảnh của đồ vật khác nhau. Thông qua
các giáo cụ trực quan, sinh động trẻ sẽ được học cách quan sát để tăng khả năng nhận
biết độ to – nhỏ, kích thước dài – ngắn, dày – mỏng, rộng – hẹp, hình dáng của các
vật thể và phân biệt các loại màu và độ đậm nhạt của các màu,…
Phát triển giác quan cho trẻ là việc vô cùng cần thiết để giúp trẻ phát triển trí tuệ,
tinh thần và thể chất và có được những nhận thức và kỹ năng quan trọng trong quá
trình lớn lên.

 Biện pháp 2: Giáo viên thiết kế các hoạt động học, trò chơi để phát triển
các giác quan cho trẻ.
Với trẻ mầm non nói chung và lứa tuổi nhà trẻ nói riêng phải cho trẻ có nhiều
cơ hội được quan sát, được thỏa mãn trí tị mị, lịng ham muốn khám phá thế giới
thơng qua các giờ trẻ được hoạt động với đồ vật là chủ đạo trong suốt quá trình học ở
mầm non. Đặc biêt, trong tình hình dịch bệnh trẻ chưa được đến trường lớp cùng cô
và các bạn tham gia vào các hoạt động, giáo viên gặp khó khăn trong việc tổ chức các
hoạt động nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện nhất là các giác quan của trẻ.

Thấy được khó khăn đó, tơi đã thiết kế một số hoạt động và trị chơi thơng qua
việc quay video để gửi vào nhóm lớp zalo của lớp để trẻ ở nhà có thể cùng cơ tham
gia tìm hiểu các điều mới lạ và cùng chơi một số trò chơi đơn giản để phát triển các
giác quan.
*Phát triển thính giác:
Trẻ con có khả năng hiểu những gì nghe được từ khá lâu trước khi biết nói
tiếng đầu tiên. Sức nghe này rất quan trọng vì nó thúc đẩy sự phát triển năng lực trí
tuệ của trẻ. Dù vốn từ ở tuổi này cịn rất ít, trẻ vẫn có thể diễn tả được mong muốn và
ý kiến bằng các cử chỉ, điệu bộ và nét mặt. Trẻ có nhiều thú vui khác nhau liên quan
đến thính giác như: nghe nhạc thiếu nhi, chơi đùa với chúng bạn.
Trong các giác quan trẻ sẽ phải vận dụng tối đa năng lực thính giác và sự tập
trung để lắng nghe, thẩm thấu âm thanh. Nhờ vậy, trẻ sẽ biết cách phân biệt âm sắc,
độ to – nhỏ của âm thanh để sắp xếp và so sánh các âm điệu, phát triển khả năng âm
Tác giả: Huỳnh Thị Huyền Trang
7


“Một số biện pháp phát triển các giác quan của trẻ ở độ tuổi 24-36
tháng tại Nhóm 1 Trường MN Rạng Đơng – Thị xã Hồ Thành”
nhạc trong tương lai. Vì thế, trong giờ tổ chức hoạt động âm nhạc tơi đã chuẩn bị
nhiều đồ chơi mở có âm thanh khác nhau về âm sắc – độ to nhỏ để trẻ lắng nghe và
phân biệt như: gáo dừa, phách tre, các hạt đá sỏi, sắc xô, trống lắc to nhỏ, tơi sử dụng
các dụng cụ đó trong lúc tổ chức hoạt động thơng qua việc quay video để trẻ có thể
nghe được nhiều âm thanh khác nhau và phân biệt được chúng.

Hình ảnh cơ sử dụng dụng cụ âm nhạc
Bên cạnh việc tổ chức hoạt động thì các trị chơi cũng thu hút được sự chú ý của
trẻ, ở độ tuổi này bé học bằng cách thơng qua cac trị chơi, vì thế tơi xây dựng một
số trị chơi đơn giản để trẻ có thể chơi cùng cơ thơng qua các video mà tôi gửi đến
trẻ khi trẻ không đến trường.


Tác giả: Huỳnh Thị Huyền Trang
8


“Một số biện pháp phát triển các giác quan của trẻ ở độ tuổi 24-36
tháng tại Nhóm 1 Trường MN Rạng Đơng – Thị xã Hồ Thành”
+ Trị chơi: Nghe tiếng kêu đốn tên con vật:
Mục đích: Nhận biết con vật thơng qua tiếng kêu
Cách thực hiện: Chuẩn bị hình ảnh 1 số con vật quen thuộc, cho trẻ nghe tiếng
kêu của con vật, sau đó chọn hình con vật tương ứng với tiếng kêu. Cho trẻ nói tên
con vật và bắt chước lại tiếng kêu của con vật đó.
Hiệu quả: Ở trị chơi này, trẻ có thể vừa xem hướng dẫn của cô vừa chơi cùng
cô, trẻ nhận biết được các tiếng kêu của các con vật thông qua khả năng nghe, nhận
biết tên của các con vật thông qua khả năng nhìn thấy hình ảnh.
+ Trị chơi "Cái gì kêu đấy?
Mục đích: Trẻ nhận biết tiếng kêu của đồ vật.
Chuẩn bị: Đồ dùng phát ra âm thanh: chuông, trống, đồng hồ, trống lắc, xắc xô,…
Tiến hành: Để thu hút sự chú ý của trẻ, trước khi cho trẻ nghe âm thanh cô nên
nhắc trẻ im lặng. Cô đánh trống..., rồi hỏi trẻ tiếng kêu đó của cái gì.
Hiệu quả: Ở trò chơi này, trẻ cũng nhận biết được các âm thanh của các đồ
dùng khác nhau thông qua việc sử dụng thính giác, thị giác của mình.
*Phát triển thị giác:
Khi năng lực chú ý của trẻ được nâng cao, các sự vật xung quanh trong con mắt
trẻ dần dần hình thành hình tượng cụ thể. Lúc này, giáo viên nên cho bé xem tranh
màu kèm theo những lời nói ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu để giúp bé có thể hiểu sơ bộ
về đồ vật, dần dần bé có thể phân biệt được hình ảnh của đồ vật khác nhau. Thông
qua các giáo cụ trực quan, sinh động trẻ sẽ được học cách quan sát để tăng khả năng
nhận biết độ to – nhỏ, kích thước dài – ngắn, dày – mỏng, rộng – hẹp, hình dáng của
các vật thể và phân biệt các loại màu và độ đậm nhạt của các màu,…

Giáo viên có thể chuẩn bị các đồ chơi sáng tạo về màu sắc, các đồ chơi có kích
thước to nhỏ như khối gỗ, các đồ chơi lồng hộp, các tranh vẽ để trẻ có thể nhìn và
phân biệt về màu sắc, kích thước. Qua trị chơi có thể phát triển về thị giác cho trẻ
đồng thời phát triển cả về nhận thức và phân biệt cái đẹp khi trẻ tham gia vào trò chơi.

Tác giả: Huỳnh Thị Huyền Trang
9


“Một số biện pháp phát triển các giác quan của trẻ ở độ tuổi 24-36
tháng tại Nhóm 1 Trường MN Rạng Đơng – Thị xã Hồ Thành”

Hình ảnh các đồ chơi

Do tình hình dịch bệnh mà trẻ khơng thể đến trường để tham gia vào hoạt
động cùng cô, tôi đã thiết kế các hoạt động có nội dung giúp trẻ phát triển các giác
quan như trò chơi “Nhanh tay, lẹ mắt”. Ở hoạt động này, tôi cần sự hỗ trợ của phụ
huynh ở nhà để tạo cho trẻ một trò chơi về hình dạng, màu sắc của trị chơi. Đặc biệt
ở trò chơi rèn cho trẻ khả năng quan sát, tên gọi của các hình, sự khéo léo của đơi bàn
tay. Qua trò chơi trẻ phải vận dụng hết tất cả các giác quan của mình như: thính giác
để nghe cơ giải thích cách chơi, thị giác để nhìn phân biệt được hình và màu sắc, xúc
giác khi cầm các hạt bom bom.
Hình ảnh cắt từ clip cơ hướng dẫn trò chơi “Nhanh tay, lẹ mắt”

Khi trẻ được đến trường, tôi kết hợp vào các hoạt động cho trẻ một số trị để
có thể rèn thị giác cho trẻ khi trẻ được cùng cô và các bạn được hoạt động một cách
trực tiếp. Qua hoạt động này giúp tơi có thể nắm bắt được khả năng phát triển giác
quan của trẻ ở mức độ nào để có sự điều chỉnh trong các hoạt động tiếp theo.
Ví dụ: Tơi cho trẻ chơi ở góc Hoạt động với đồ vật cho trẻ chơi với các đồ
dùng thơng tư, qua đó trẻ chơi nhận biết màu sắc, hình dạng hình, chơi xâu hạt. Qua

các trò chơi này trẻ phải sử dụng thị giác của mình để phân biệt được các màu sắc,
hình dạng.

Tác giả: Huỳnh Thị Huyền Trang
10


“Một số biện pháp phát triển các giác quan của trẻ ở độ tuổi 24-36
tháng tại Nhóm 1 Trường MN Rạng Đơng – Thị xã Hồ Thành”

Hình ảnh Cơ và bé cùng chơi
*Phát triển xúc giác:
Xúc giác của trẻ nhỏ tương đối nhạy cảm, đặc biệt là xúc giác ở môi, bàn tay và
bàn chân, ta chỉ cần động nhẹ là trẻ có phản ứng ngay, nên cho bé tiếp xúc với các
loại đồ vật có các tính chất khác nhau như ấm - lạnh; cứng - mềm; nặng - nhẹ, đồng
thời giúp trẻ tập luyện các hoạt động nắm, nắn, bóp của các ngón tay. Bằng cách tiếp
xúc này, cảm nhận về vật thể của bé sẽ tăng lên nhờ đó năng lực xúc giác của bé sẽ
phát triển tốt hơn.
Nhận biết được điều đó tơi có thể sáng tạo các trò chơi theo hướng lấy trẻ làm
trung tâm để trẻ có thể cảm nhận được các sự vật xung quanh bằng cách sờ vào
chúng, từ đó giác quan xúc giác của trẻ được phát triển.
Khi trẻ ở nhà, tôi tổ chức các hoạt động gần gũi, phụ huynh có thể hỗ trợ tìm các
ngun vật liệu cho bé hoạt động một cách dễ dàng như tôi cho trẻ làm quen với đất
nặn. Ở hoạt động này đầu tiên giúp trẻ cảm nhận được sự mềm dẻo của đất nặn thông
qua xúc giác của trẻ khi tiếp xúc với đất nặn. Bên cạnh đó, cịn phát triển cho trẻ thị
giác khi quan sát các màu của đất nặn, khả năng sáng tạo khi tạo ra các sản phẩm
bằng đất nặn.

Tác giả: Huỳnh Thị Huyền Trang
11



“Một số biện pháp phát triển các giác quan của trẻ ở độ tuổi 24-36
tháng tại Nhóm 1 Trường MN Rạng Đơng – Thị xã Hồ Thành”

Hình ảnh cắt từ clip Cơ hướng dẫn trẻ chơi với đất nặn

Ngồi ra khi trẻ được đến lớp tơi có thể tận dụng các nguyện phế liệu hoặc sử
dụng các nguyên liệu thiên nhiên để tạo trò chơi nhằm phát triển xúc giác cho trẻ như
trị “Bạn cảm nhận gì về tớ”. Với trò chơi này, giáo viên sử dụng các lá cây khơ, sỏi
đá, bơng gịn, các loại hạt, cát mịn để tạo cảm giác khi trẻ đi qua con đường hay sờ
lên sẽ có cảm giác mịn màng, sần xùi, nhám…từ đó trẻ cảm nhận được sự khác nhau
của các đồ vật, ngun liệu mà mình được sờ trên nó.

Hình ảnh bé chơi trị chơi “Bạn cảm nhận gì về tớ”

*Phát triển khứu giác:
Mũi của trẻ bắt đầu hình thành và có thể ngửi được các mùi từ rất sớm. Khứu
giác đóng một vai trị rất quan trọng trong việc kích thích khả năng ăn uống của trẻ,
Tác giả: Huỳnh Thị Huyền Trang
12


“Một số biện pháp phát triển các giác quan của trẻ ở độ tuổi 24-36
tháng tại Nhóm 1 Trường MN Rạng Đơng – Thị xã Hồ Thành”
vì thế khứu giác có một sự liên kết chặt chẽ với vị giác. Ngồi ra khứu giác cịn có
một nhiệm vụ rất quan trọng đó là nó là sợi dây liên kết trẻ với các thành viên trong
gia đình. Vì sao? Vì khứu giác phát triển rất sớm và khi còn bé trẻ nhận biết mẹ và
những người thân của mình bằng những mùi quen thuộc. Một điều đặc biệt nữa là
khứu giác giúp trẻ phân biệt được các mùi hương và gợi cho trẻ nhớ đến các hình

ảnh, sự kiện đã xảy ra có liên quan đến mùi hương đó. Vì thế, việc phát triển khứu
giác cho trẻ là một nhiệm vụ cũng vơ cùng quan trọng vì có sự liên quan chặt chẽ đến
các giác quan khác và đến các sự phát triển toàn diện cho trẻ.
Trong thời gian trẻ chưa được đến trường, tơi cũng xây dựng một số trị chơi về
phát triển khứu giác cho trẻ tại nhà. Ví dụ như trò chơi: Xác định mùi trái cây. Với trị
chơi này phụ huynh có thể dễ tìm các ngun liệu để trẻ tham gia. Mục đích của trị
chơi này là trẻ sẽ nhận biết mùi thơm của trái cây. Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 số trái
cây có mùi thơm đặc trưng: chối, mít, sầu riêng, xồi, táo, đu đủ…Cho trẻ ngửi nhận
biết mùi thơm của trái cây. Bịt mắt trẻ cho trẻ ngửi và đoán xem mùi của trái gì. Cho
trẻ ngửi 1 lần 2 – 3 quả, sau đó cho trẻ nói lại tên trái cây có mùi thơm vừa được ngửi.

Hình ảnh cắt từ clip cơ dạy trẻ ngửi mùi thơm trái cây

Tác giả: Huỳnh Thị Huyền Trang
13


“Một số biện pháp phát triển các giác quan của trẻ ở độ tuổi 24-36
tháng tại Nhóm 1 Trường MN Rạng Đơng – Thị xã Hồ Thành”

Khi đến lớp giáo viên có thể tận dụng khng viên trước lớp để trồng các loại
hoa khác nhau để trẻ có thể ngửi thấy các mùi hương khác nhau của hoa và bắt đầu
nhận biết được hương thơm khác nhau của từng loại và tên gọi khác nhau của chúng.

Hình ảnh trẻ cùng quan sát góc thiên nhiên
*Phát triển vị giác:
Khi sinh ra trẻ đã có phản ứng với các mùi vị. Vị giác kết hợp với sự từ mò tự
nhiên giúp trẻ khám phá thế giới rộng lớn, vị giác của trẻ dần phát triển, vị giác giúp
bé phân biệt được món ăn hay hương vị mà mình thích. Để kích thích vị giác của trẻ,
khi trẻ đến trường giáo viên có thể cho trẻ chơi nhiều trò chơi nếm các vị thức ăn

khác nhau và gọi tên các loại thức ăn đó để ghi nhớ bằng cách đó giáo viên làm nhiều
hình ảnh các thức ăn hay các loại hoa quả rồi đốn trẻ các loại đó có mùi vị như thế
Tác giả: Huỳnh Thị Huyền Trang
14


“Một số biện pháp phát triển các giác quan của trẻ ở độ tuổi 24-36
tháng tại Nhóm 1 Trường MN Rạng Đơng – Thị xã Hồ Thành”
nào?
Với tình hình thực tế trẻ không thể đến trường, tôi cũng xây dựng một số hoạt
động hướng dẫn phụ huynh làm một số đồ ăn dinh dưỡng có nhiều mùi vị khác nhau
để trẻ có thể trải nghiệm được một cách thực tế nhất về các vị mình được nếm.

Hình ảnh cắt từ clip hướng dẫn phụ huynh nấu ăn tại nhà
Trẻ cần tiếp xúc với nhiều thực phẩm với mùi vị và cả kết cấu khác nhau để “bộ
nhớ” vị giác trở nên phong phú. Ở lớp vào các giờ học hay chơi, hoạt động ở các góc
giáo viên có thể cho trẻ chơi với các loại rau, củ, quả, trái cây trong khi chơi cơ có thể
giới thiệu các vị của các loại quả đó để trẻ ghi nhớ được vị và tên của các loại thực
phẩm.

Tác giả: Huỳnh Thị Huyền Trang
15


“Một số biện pháp phát triển các giác quan của trẻ ở độ tuổi 24-36
tháng tại Nhóm 1 Trường MN Rạng Đơng – Thị xã Hồ Thành”

Hình ảnh các đồ chơi rau, củ, quả
 Biện pháp 3: Phối hợp với phụ huynh trong việc phát triển các giác quan
cho trẻ tại nhà.

Phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình là một việc rất quan
trọng để có sự thống nhất thì hiệu quả trong việc chăm sóc giáo dục trẻ tại trường và
ở nhà giúp cho trẻ phát triển một cách tồn diện nhất.
Do tình hình dịch bệnh mà nhà trường không thể tổ chức cho trẻ đến trường
học trực tiếp vì thế dưới sự chỉ đạo của các cấp Ban ngành, tơi đã tạo một nhóm lớp
trên zalo để thuận tiện cho việc trao đổi các thông tin đến phụ huynh. Bên cạnh trao
đổi các thơng tin thì tơi còn xây dựng những hoạt động học phù hợp với độ tuổi của
trẻ theo chương trình nhằm giúp trẻ phát triển một cách tồn diện nhất. Mỗi tuần tơi
xây dựng từ 3 đến 5 hoạt động để gửi đến phụ huynh. Tuy nhiên, do tình hình thực tế
thì phụ huynh khơng có thời gian để tham gia học cùng con nên tơi cũng cịn gặp một
số khó khăn.
Chính vì điều đó, tơi thường xây dựng các hoạt động có các nguyên vật liệu dễ
tìm tại gia đình, động viên các phụ huynh dành chút thời gian để tham gia cùng bé
vào hoạt động để trẻ có thể phát triển về các giác quan, các lĩnh vực một cách toàn
diện nhất.

Tác giả: Huỳnh Thị Huyền Trang
16


“Một số biện pháp phát triển các giác quan của trẻ ở độ tuổi 24-36
tháng tại Nhóm 1 Trường MN Rạng Đơng – Thị xã Hồ Thành”

Hình ảnh phụ huynh chơi cùng bé
Trong thời gian này trẻ đã được đến trường, tơi tận dụng giờ đưa, đón trẻ trao
đổi với phụ huynh về tình hình học tập để phụ huynh nắm được sự phát triển của trẻ
nhằm có sự kết hợp với giáo viên trong việc giáo dục phát triển cho trẻ tại trường và
gia đình.

Hình ảnh phụ trao đổi với phụ huynh


Tác giả: Huỳnh Thị Huyền Trang
17


“Một số biện pháp phát triển các giác quan của trẻ ở độ tuổi 24-36
tháng tại Nhóm 1 Trường MN Rạng Đơng – Thị xã Hồ Thành”
Thực hiện bảng thơng tin tuyên truyền ở nhóm lớp để phụ huynh biết, hiểu thêm
về một số hoạt động của trẻ tại nhóm lớp, thơng báo đến phụ huynh các hoạt động của
nhóm lớp để phụ huynh có thể rèn luyện cho trẻ thêm tại nhà.

Hình ảnh bảng tuyên truyền

BẢNG THỐNG KÊ

Tác giả: Huỳnh Thị Huyền Trang
18


“Một số biện pháp phát triển các giác quan của trẻ ở độ tuổi 24-36
tháng tại Nhóm 1 Trường MN Rạng Đơng – Thị xã Hồ Thành”
Giáo viên tìm hiểu tầm
quan trọng của các
Tổng số trẻ giác quan đối với sự
26/15 nữ phát triển toàn diện
cho trẻ.

Phối hợp với phụ
Giáo viên thiết kế các
huynh trong việc

hoạt động học, trò
phát triển các giác
chơi để phát triển các
quan cho trẻ tại
giác quan cho trẻ.
nhà.

Giữa
HKI

Tỉ lệ 36%

Tỉ lệ 40%

Tỉ lệ 40%

Cuối HKI

Tỉ lệ 80%

Tỉ lệ 100%

Tỉ lệ 80%

Tháng 3

Tỉ lệ 100%

Tỉ lệ 100%


Tỉ lệ 100%

IV/. TÍNH MỚI CỦA SÁNG KIẾN
Đối với sáng kiến “Một số biện pháp phát triển các giác quan của trẻ ở độ tuổi
24-36 tháng tại Nhóm 1 Trường MN Rạng Đơng – Thị xã Hồ Thành” là sáng kiến
hồn toàn mới, được thực hiện lần đầu tại đơn vị.
V/. KẾT QUẢ - HIỆU QUẢ MANG LẠI
Thực hiện đề tài “Một số biện pháp phát triển các giác quan của trẻ ở độ tuổi 2436 tháng tại Nhóm 1 Trường MN Rạng Đơng – Thị xã Hồ Thành”, tơi đạt được những
kết quả cụ thể như sau:
* Đối với bản thân: Từ những kinh nghiệm thực tiễn và kinh nghiệm học hỏi từ
đồng nghiệp tôi đã áp dụng trong những năm học qua, tơi đã tìm được những biện
pháp tối ưu nhất để giúp trẻ phát triển các giác quan để trẻ có thể phát triển tồn diện
nhất về các mặt. Tơi ln đặt tiêu chí chăm sóc, u thương giáo dục trẻ, trị chuyện
để mỗi ngày để trẻ có được những kiến thức kinh nghiệm cho bản thông thông qua
quá trình học hỏi và quan sát thế giới bên ngồi.
* Đối với trẻ: Sau một năm thơng qua các hoạt động như học tập, vui chơi tôi
thấy các trẻ ở lớp đã có những chuyển biến tốt về khả năng nhận thức thế giới xung
quanh, đặc biệt phát triển tốt các giác quan như nghe phân biệt được các âm thanh,
nhìn thấy phân biệt được khác và giống nhau của các sự vật, ngửi, nếm, sờ cảm nhận
khác nhau của các đồ vật, nguyên vật liệu trong cuộc sống.
* Đối với phụ huynh: Cùng với sự nổ lực và cố gắng của giáo viên thì giờ đây
nhận thức của các bậc phụ huynh về vần đề giáo dục trẻ đã được thông suốt. Các bậc
phụ huynh đã dành nhiều thời gian hơn cho việc quan tâm vấn đề phát triển các giác
Tác giả: Huỳnh Thị Huyền Trang
19


“Một số biện pháp phát triển các giác quan của trẻ ở độ tuổi 24-36
tháng tại Nhóm 1 Trường MN Rạng Đơng – Thị xã Hồ Thành”
quan của trẻ. Có nhiều phụ huynh đã chủ động gặp giáo viên để hỏi về phương pháp

rèn thêm cho trẻ ở nhà, đặc biệt là về phát triển các giác quan.

C. KẾT LUẬN

Tác giả: Huỳnh Thị Huyền Trang
20


“Một số biện pháp phát triển các giác quan của trẻ ở độ tuổi 24-36
tháng tại Nhóm 1 Trường MN Rạng Đơng – Thị xã Hồ Thành”

I. ĐÁNH GIÁ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN
Đề tài được thực hiện có hiệu quả thiết thực tại lớp Nhóm 1, vận dụng trong tổ
và trong nhà trường. Nếu được góp ý của Hội đồng khoa học giáo dục các cấp, đề tài
được vận dụng các trường bạn trong phạm vi Thị xã tốt hơn.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Đề tài “Một số biện pháp phát triển các giác quan của trẻ ở độ tuổi 24-36 tháng tại
Nhóm 1 Trường MN Rạng Đơng – Thị xã Hồ Thành” tại lớp tơi rút ra được một số
bài học kinh nghiệm như sau:
1/. Giáo viên cần phải hiểu được vai trị của bản thân mình, ln quan tâm
đến từng trẻ trong lớp của mình để nắm được đặc điểm tâm sinh lý cũng như nhu cầu
của trẻ, từ đó có hướng giải quyết tốt hơn.
2/. Giáo viên nên tự giác rèn luyện và củng cố các kỹ năng về phát triển các
giác quan của trẻ.
3/. Giáo viên cần nghiên cứu tìm tịi thêm các trị chơi sáng tạo để có thể giúp
trẻ phát triển tồn diện về các giác quan.
4/. Phải tạo được mối đoàn kết, hợp tác của đồng nghiệp ở lớp nói riêng và
nhà trường nói chung.
III. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP CỦA ĐỀ TÀI
Năm học 2022 - 2023 tôi thực hiện đề tài: “Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt

động âm nhạc thơng qua các hoạt động cho trẻ Nhóm 1 - Trường Mầm non Rạng
Đơng”.
Thị xã Hịa Thành, ngày 21 tháng 3 năm 2022
Giáo viên

Huỳnh Thị Huyền Trang

D. TÀI LIỆU THAM KHAÛO

Tác giả: Huỳnh Thị Huyền Trang
21


“Một số biện pháp phát triển các giác quan của trẻ ở độ tuổi 24-36
tháng tại Nhóm 1 Trường MN Rạng Đơng – Thị xã Hồ Thành”

1. Tài liệu “Chương trình giáo dục Mầm non” – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
2. Tài liệu “Những sáng kiến kinh nghiệm chọn lọc” – Nhà xuất bản giáo dục
Việt Nam.
3. Tài liệu “Nuôi dưỡng và phát triền giác quan của trẻ” – Nhà xuất bản Lao động.
4. Tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chế độ sinh hoạt cho trẻ trong các cơ sở giáo
dục mầm non” – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
5. Tài liệu “Cẩm nang chăm sóc sức khỏe trẻ em trong trường mầm non” - Nhà
xuất bản giáo dục Việt Nam.
6. Cẩm nang Nhà trẻ - Mẫu giáo - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

MUÏC LUÏC

Tác giả: Huỳnh Thị Huyền Trang
22



“Một số biện pháp phát triển các giác quan của trẻ ở độ tuổi 24-36
tháng tại Nhóm 1 Trường MN Rạng Đơng – Thị xã Hồ Thành”

A. MỞ ĐẦU
I/ Tên sáng kiến

Trang 1

II/ Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến

Trang 1

III/ Đối tượng nghiên cứu

Trang 1

IV/ Phạm vi nghiên cứu

Trang 2

V/ Phương pháp nghiên cứu

Trang 2

B. NỘI DUNG
I/ Cơ sở lý luận

Trang 3


II/ Cơ sở thực tiễn

Trang 3-4

III/ Nội dung vấn đề

Trang 4-20

IV/ Tính mới của sáng kiến

Trang 21

V/ Kết quả, hiệu quả mang lại

Trang 21-22

C. KẾT LUẬN
I/ Đánh giá về phạm vi ảnh hường của sáng kiến

Trang 23

II/ Bài học kinh nghiệm

Trang 23

III/ Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài

Trang 23


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO, MỤC LỤC

Trang 24-25

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI

Trang 26

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA:
1. HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN ĐƠN VỊ:
** Nhận xét:
Tác giả: Huỳnh Thị Huyền Trang
23


“Một số biện pháp phát triển các giác quan của trẻ ở độ tuổi 24-36
tháng tại Nhóm 1 Trường MN Rạng Đơng – Thị xã Hồ Thành”
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
**Xếp loại:………
Thị xã Hịa Thành, ngày …. tháng … năm 2022
TM. HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH

2. HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN NGÀNH GD&ĐT THỊ XÃ HÒA THÀNH:
**Nhận xét:
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
**Xếp loại :……….
Thị xã Hòa Thành, ngày ….. tháng….năm 2022
TM. HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
P. CHỦ TỊCH

Tác giả: Huỳnh Thị Huyền Trang
24



×