Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cập nhật, cụ thể hóa một số kiến thức pháp luật khi giảng dạy và học tập môn giáo dục công dân cho học sinh phổ thông cơ sở, phổ thông trung học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.47 KB, 5 trang )

TẠP Cli Ct Nt Timms

CẬP NHẬT, CỤ THẾ HĨA
MỘT SƠ KIẾN THỨC PHÁP LUẬT
KHI GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP MÔN

GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH
PHỔ THÔNG Cơ SỞ, PHỔ THƠNG TRUNG HỌC
• VŨ THỊ PHƯƠNG THẢO

TĨM TẮT:
Kiến thức pháp luật hiện nay được giảng dạy cho học sinh phổ thông cơ sở (PTCS), phổ

thông trung học (PTTH) trong chương trình mơn học Giáo dục cơng dân. Ớ lứa tuổi từ 12 18, học sinh được quyền tham gia các quan hệ pháp luật, nhất là phát sinh các quyền và

nghĩa vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự, hành chính, dân sự. Bài viết đã cập nhật, cụ thể hóa

một sơ' kiến thức pháp luật khi giảng dạy và học tập môn Giáo dục công dân cho phù hợp

với quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của học sinh PTCS, PTTH trong lĩnh vực hình sự,
hành chính, dân sự.

Từ khóa: giảng dạy kiến thức pháp luật, học sinh PTCS, PTTH; giảng dạy kiến thức pháp
luật trong môn học Giáo dục công dân.

1. Đặt vấn đề:
Giáo dục kiến thức pháp luật cho học sinh
PTCS, PTTH ở độ tuổi từ 12 đến 18 trong môn học
Giáo dục công dân là nội dung quan trọng giúp học
sinh: (1) Hình thành nhận thức, thói quen điều
chỉnh bản thân theo các chuẩn mực của pháp luật;


(2) Xác định rõ quyền, nghĩa vụ của mình khi tham
gia quan hệ pháp luật, đặc biệt là trong 3 lĩnh vực
chủ yếu là hình sự, hành chính, dân sự.
Trong nội dung giảng dạy môn học Giáo dục
công dân, bằng hình thức giảng dạy chính khóa
hay tổ chức hoạt động ngoại khóa, các nội dung

16

SỐ 15 - Thớ ng Ó/2021

giảng dạy cần có định lượng cụ thể theo “thước
đo chuẩn mực” là các quy định trong các văn bản
pháp luật hiện hành giúp học sinh THCS, THPT
được trang bị kiến thức cơ bản để thực hiện đúng
pháp luật, tránh vi phạm pháp luật.
2. Các kiến thức pháp luật được giảng dạy
trong chương trình mơn học Giáo dục cơng dân
PTCS, PTTH
Theo Phân phối chương trình Giáo dục cơng dân
bậc PTCS, PTTH năm học 2020 - 2021 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, ở lứa tuổi này, học sinh được học
các kiến thức về nhà nước và pháp luật cơ bản là:


LUẬT
- Quyền trẻ em, quyền và nghĩa vụ công dân
trong gia đình (Cơng ước Liên hợp quốc về quyền
trẻ em - Lớp 6).
- Cơng dân với tình u, hơn nhân và gia đình

- Lớp 10.
- Quyền và nghĩa vụ cơng dân về trật tự, an
tồn xã hội; bảo vệ mơi trường và tài nguyên
thiên nhiên (Thực hiện trật tự an tồn giao thơng
- Lớp 6).
- Quyền và nghĩa vụ cơng dân về văn hóa,
giáo dục, kinh tế (Quyền và nghĩa vụ học tập Lớp 6).
- Các quyền tự do, dân chủ cơ bản của công
dân (bài về quyền được pháp luật bảo hộ về tính
mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm;
quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền được
bảo đảm an tồn và bí mật thư tín, điện thoại,
điện tín - Lớp 6).
Quyền khiếu nại tơ' cáo của công dân - Lớp 8.
Quyền tự do ngôn luận - Lớp 8.
- Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân Lớp 9.
- Quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản
lý nhà nước - Lớp 6.
- Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã
hội của cơng dân - Lớp 9.
- Quyền bình đẳng của cơng dân trong một sô
lĩnh vực của đời sông xã hội - Lớp 12.
- Quyền bình đẳng của cơng dân trong một số
lĩnh vực của đời sống xã hội - Lớp 12.
- Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tơn giáo
- Lớp 12.
Cơng dân bình đẳng trước pháp luật - Lớp 12.
Cơng dân với các quyền tự do cơ bản - Lớp 12.
Công dần với các quyền dân chủ - Lớp 12.
- Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam

- Lđp 8.
- Chính sách dân số và giải quyết việc làm Lớp 11.
- Chính sách dân sơ' và giải quyết việc làm Lớp 11.
- Chính sách tài ngun và bảo vệ mơi trường
-Lớp 11.
- Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và
cơng nghệ, văn hóa - Lớp 11.
Chính sách quốc phịng và an ninh - Lớp 11.
Chính sách đơi ngoại - Lớp 11.
Khái quát về quá trình hình thành Nhà nước

Cộng hoà XHCN Việt Nam giai đoạn 1945 1976; Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường,
thị trấn) - Lớp 7.
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa (nguồn gốc và
bản chất của nhà nước; vai trò của Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hệ thơng
chính trị) - Lớp 11.
- Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam - Lớp 8.
Bản chất của pháp luật - Lớp 12.
Thực hiện pháp luật - Lớp 12.
- Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng
tài sản của người khác, tài sản của Nhà nước và
lợi ích công cộng - Lớp 8.
- Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
của công dân - Lớp 9.
- Pháp luật với sự phát triển của công dân Lớp 12.
- Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất
nước - Lớp 12.
- Pháp luật với hịa bình và sự phát triển tiến

bộ của nhân loại - Lớp 12.
Các kiến thức trên, chỉ phần nào giúp các em
có một ít kiến thức chung về Nhà nước và pháp
luật; chưa đủ kiến thức để hiểu, để biến kiến thức
đó thành kỹ năng xử lý tình huống pháp luật gặp
phải. Trong khi đó, Nhà nước đã để các em tham
gia vào các quan hệ pháp luật và đủ tuổi để gánh
chịu trách nhiệm pháp lý do hành vi vi phạm pháp
luật của mình gây ra.
3. Cập nhật, cụ thể hóa những quy định
pháp luật hiện hành lĩnh vực hình sự, hành
chính, dân sự để các kiến thức pháp luật trong
môn học Giáo dục công dân giúp học sinh
THCS, THPT hiểu và xác định đưực quyền,
nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý khi tham gia
quan hệ pháp luật
Thước đo kiến thức pháp luật trong những lĩnh
vực pháp luật cơ bản như hình sự, hành chính, dân
sự cho lứa tuổi từ 12 -18 được quy định trong các
văn bản pháp luật, cụ thể như sau:
3.1. Một sơ'kiến thức pháp luật trong lĩnh vực
hình sự cần đưa vào nội dung giảng dạy môn
Giáo dục công dân
Trong lĩnh vực hình sự, tuổi chịu trách nhiệm
hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự sơ'
100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Q'c hội,
có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018, được sửa đổi,

SỐ 15 - Tháng 6/2021


17


TẠP CHÍ CƠNG THƯƠNG
bổ sung bởi Luật so 12/2017/QH14 ngày
20/6/2017 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, có
hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018), cụ thể như sau:
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách
nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội
phạm mà Bộ luật Hình sự có quy định khác.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm
trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định
tại một trong các Điều 123, 134, 141, 142, 143,
144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248,
249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290,
299, 303 và 304 của Bộ luật Hình sự.
Độ tuổi tốì thiểu để chịu trách nhiệm hình sự
là 14 tuổi (Lớp 8). Tuy nhiên, trong nội dung môn
học Giáo dục công dân Lớp 8, 9 không giảng dạy
cụ thể các nội dung về: (1) Khái niệm tội phạm;
(2) Phân loại tội phạm; (3) Phạm tội do dùng
rượu^ bia hoặc chất kích thích mạnh khác;
(4) Chuẩn bị phạm tội; (5) Phạm tội chưa đạt;
(6) Tự ý nửa chừng châm dứt việc phạm tội;
(7) Đồng phạm; (8) Che giấu tội phạm; (9) Không
tố giác tội phạm; (10) Những trường hợp loại trừ
trách nhiệm hình sự như sự kiện bất ngờ; tình
trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự;

phịng vệ chính đáng; tình thế cấp thiết; (11) Khái
niệm, mục đích của hình phạt; Các hình phạt đơ'i
với người phạm tội; (12) Tình tiết giảm nhẹ, tình
tiết tăng nặng...
Như vậy, học sinh đã đủ tuổi để chịu trách
nhiệm hình sự nhưng khơng biết hoặc mơ hồ biết
một vài kiến thức pháp luật hình sự. Trong nhiều
trường hợp, học sinh đủ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự, thực hiện hành vi có dâu hiệu của vi
phạm hình sự (tội phạm) nhưng khơng ý thức
được, khơng biết mình đang thực hiện hành vi gây
nguy hại đáng kể cho xã hội được quy định cụ thể
trong Bộ luật Hình sự.
3.2. Một số kiến thức pháp luật trong lĩnh vực
hành chính cần đưa vào nội dung giảng dạy môn
Giáo dục công dân
Trong lĩnh vực hành chính thì Luật xử lý vi
phạm hành chính số 15/2012/QH13 đã được sửa
đổi, bổ sung một sô điều theo Luật ắố
54/2014/QH13 và Luật số 18/2017/QH14; Luật
số 67/2020/QH14 ban hành ngày 13/11/2020 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm

18

SỐ 15-Tháng 6/2021

hành chính sơ' 15/2012/QH13, có hiệu lực thi
hành từ 01/01/2022 quy định:
3.2.1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính

Các đơi tượng bị xử phạt vi phạm hành chính:
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi
phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý;
người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm
hành chính về mọi vi phạm hành chính.
3.2.2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý
hành chính
Đơ'i tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành
chính là cá nhân được quy định tại các điều 90,
92, 94 và 96 của Luật xử lý vi phạm hành chính
như:
Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại, xã,
phường, thị trấn:
- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện
hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm
trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện
hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm
trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 2 lần
bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản
vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ 3 trong
thời hạn 6 tháng về một trong các hành vi gây rô'i
trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa
đảo, đua xe trái phép.
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 2 lần
bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản
vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ 3 trong
thời hạn 6 tháng về một trong các hành vi xúc
phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây

thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại
hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác,
gây rôi trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh
bạc, lừa đảo, đua xe trái phép nhưng không phải
là tội phạm.
- Người từ đủ 14 tuổi trỏ lên đã 2 lần bị xử phạt
vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm
hành chính tại lần vi phạm thứ 3 trong thời hạn 6
tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy...
Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường
giáo dường:
- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện
hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.


LUẬT
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện
hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm
trọng do vô ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực
hiện hành vi có dâu hiệu của một tội phạm
nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự
mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại
xã, phường, thị trân.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 2 lần
trở lên trong 6 tháng thực hiện hành vi trộm cắp,
lừa đảo, đánh bạc, gây rốì trật tự cơng cộng mà
chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và

trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn.
3.2.3. Biện pháp thay thế xử lý vi phạm
hành chính
Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính
là biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng để
thay thế cho hình thức xử phạt vi phạm hành
chính hoặc biện pháp xử lý hành chính đốì với
người chưa thành niên vi phạm hành chính, bao
gồm biện pháp nhắc nhở và biện pháp quản lý
tại gia đình.
Quản lý tại gia đình là biện pháp thay thế xử
lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa
thành niên và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi
sử dụng trái phép chát ma túy khi có đủ 3 điều
kiện sau đây: Đã tự nguyện khai báo, thành thật
hối lỗi về hành vi vi phạm hành chính; Có mơi
trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện
pháp này; Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều
kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận
trách nhiệm quản lý tại gia đình.
Giáo dục dựa vào cộng đồng là biện pháp
thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối
với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thuộc
đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 92 của Luật
Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 có nơi cư
trú ổn định, đang theo học tại cơ sở giáo dục và
cha mẹ, người giám hộ cam kết bằng văn bản
về việc quản lý, giáo dục. Người chưa thành
niên bị áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào

cộng đồng được đi học hoặc tham gia các chương
trình học tập hoặc dạy nghề khác; tham gia các
chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sổng
tại cộng đồng.
Từ các quy định pháp luật nêu trên, bắt đầu từ
12 tuổi, học sinh Lớp 6 đã đủ tuổi để gánh chịu

trách nhiệm trong lĩnh vực hành chính, tùy theo
mức độ vi phạm và các điều kiện kèm theo. Tuy
nhiên, ở mơn Giáo dục cơng dân Lớp 6 nói riêng
và ở bậc THCS nói riêng, học sinh khơng được
trang bị các kiến thức về nhà nước và pháp luật
tương ứng với các nghĩa vụ, trách nhiệm của các
em ỏ độ tuổi đó, nên các em chưa lường được cụ
thể hậu quả pháp lý mà mình phải gánh chịu nếu
vi phạm hành chính.
3.3. Một số kiến thức pháp luật trong lĩnh vực
dân sự cần đưa vào nội dung giảng dạy môn Giáo
dục công dân
Một sô nội dung trong Bộ luật Dân sự ban
hành ngày 24/11/2015, có hiệu lực ngày
01/01/2017 cần đưa vào nội dung giảng dạy môn
giáo dục công dân:
3.3.1. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân:
Giao dịch dân sự do người chưa thành niên
thực hiện (người chưa đủ 18 tuổi) quỵ định cụ thể
như sau:
Độ tuổi: (1) Giao dịch dân sự của người chưa
đủ 6 tuổi do người đại diện theo pháp luật của
người đó xác lập, thực hiện; (2) Người từ đủ 6

tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện
giao dịch dân sự phải được người đại diện theo
pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ
nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi;
(3) Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự
mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao
dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản
phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy
định của luật phải được người đại diện theo pháp
luật đồng ý.
Nhận thức: Trong các trường hợp: Người mất
năng lực hành vi dân sự; Người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi; Người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự.
3.3.2. Các quy định khác trong Bộ luật Dân
sự như:
Các quy định về người giám hộ đốì với người
chưa thành niên; Giao dịch dân sự do người chưa
thành niên thực hiện; Quyền sở hữu tài sản;
Trách nhiệm dân sự.
4. Kết luận
Học sinh trong lứa tuổi từ 12 - 18 được quyền
chủ động tham gia các quan hệ pháp luật, đặc
biệt là trong lĩnh vực hình sự, hành chính, dân sự
với những quy định cụ thể trong luật. Vì vậy,

SỐ 15-Tháng 6/2021

19



TẠP CHÍ CƠNG THƯ0NG

trong nội dung giảng dạy mơn học Giáo dục cơng
dân, bằng hình thức giảng dạy chính khóa hay tổ
chức hoạt động ngoại khóa, các nội dung giảng
dạy cần có định lượng cụ thể theo “thước đo

chuẩn mực” là các quy định trong các văn bản
pháp luật hiện hành để học sinh THCS, THPT
được trang bị kiến thức cơ bản để thực hiện đúng
pháp luật, tránh vi phạm pháp luật ■

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Quốc hội (2015), Luật số 100/2015/QH13: Bộ luật Hình sự, ban hành ngày 27/11/2015. Luật số
12/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một sơ' điều cửa Bộ luật Hình sự sơ'
100/2015/QH13.
2. Quôc hội (2012). Luật số 15/2012/QH13: Luật Xử lý vi phạm hành chính, ban hành ngàv 20/6/2012.Luật sơ’
54/2014/QH13 và Luật sô' 18/2017/QH14: Luật sô' 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử
lý vi phạm hành chính sơ' 15/2012/QH13.

3.

Quôc hội (2015). Luật sô' 91/2015/QH13: Bộ luật Dân sự, ban hành ngàv 24/11/2015.

Ngày nhận bài: 3/5/2021
Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 19/5/2021
Ngày châp nhận đăng bài: 5/6/2021

Thông tin tác giả:

VŨ THỊ PHƯƠNG THẢO

Trường Đại học Xây dựng Miền Trung

UPDATING AND CONTEXTUALIZING LEGAL

KNOWLEDGE OF THE CIVIC EDUCATION SUBJECT

FOR JUNIOR HIGH SCHOOL AND HIGH SCHOOL STUDENTS
• VU THI PHUONG THAO

Mien Trung University of Civil Engineering
ABSTRACT:
In Vietnam, legal knowledge is currently being taught to junior high school and high school
students via the Civic Education subject. At the age of 12 to 18, students have the right to participate
in legal relations, leading to legal rights and obligations in the criminal, administtative and civil
fields. This paper presents and contextualize the current legal knowledge of Civic Education subject
to suit he legal rights and obligations ofjunior high school and high school students.
Keywords: teaching legal knowledge, junior high school and high school students, teaching
legal knowledge in the Civic Education subject.

20

So 15 - Tháng 6/2021



×