Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Tác động của việc đánh giá hoạt động giảng dạy từ phía người học đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên (nghiên cứu trường hợp trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật điện biên)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.78 KB, 29 trang )

1



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC







Lê Thị Hồng Duyên






TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
GIẢNG DẠYTỪ PHÍA NGƯỜI HỌC ĐẾN VIỆC ĐỔI
MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
(Nghiên cứu trường hợp Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên)








LUẬN VĂN THẠC SĨ










Hà Nội – Năm 2012

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC






Lê Thị Hồng Duyên




Ơ



TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
GIẢNG DẠY TỪ PHÍA NGƯỜI HỌC ĐẾN VIỆC ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
(Nghiên cứu trường hợp Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên)




Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục

(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)



LUẬN VĂN THẠC SĨ



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Quyết




Hà Nội – Năm 2012
5


MỤC LỤC
Lời cam đoan

Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hộp
Danh mục các đồ thị
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 2
3. Mục đích nghiên cứu 3
4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 3
4.1. Câu hỏi nghiên cứu 3
4.2. Giả thuyết nghiên cứu 4
4.3. Khung lý thuyết 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 4
5.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin 4
5.2. Phƣơng pháp chọn mẫu 4
6. Tiến trình nghiên cứu 5
6.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận 5
6.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn 5
6.3. Giai đoạn xử lý số liệu và hoàn thiện luận văn 6
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 7
7.1. Ý nghĩa khoa học 7
7.2. Ý nghĩa thực tiễn 7
PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 8
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 8
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 8
6

1.1.1. Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài có liên quan 8
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc có liên quan 10

1.2. Cơ sở phƣơng pháp luận 14
1.3. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 16
1.3.1. Đánh giá 16
1.3.2. Hoạt động giảng dạy 17
1.3.3. Đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học 18
1.3.4. Phƣơng pháp giảng dạy 21
1.3.4.1. Phƣơng pháp giảng dạy truyền thống 22
1.3.4.2. Phƣơng pháp giảng dạy tích cực 23
1.3.5. Đổi mới phƣơng pháp giảng dạy 30
CHƢƠNG 2: SỰ THAY ĐỔI PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỆN BIÊN TRONG NHỮNG
NĂM GẦN ĐÂY 32
2.1. Vài nét về Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ Thuật Điện Biên và việc lấy ý
kiến phản hồi của ngƣời học 32
2.1.1. Sự thành lập và các ngành đào tạo 32
2.1.2. Đội ngũ cán bộ, giảng viên trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ Thuật
Điện Biên 33
2.1.3. Việc đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời
học tại trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ Thuật Điện Biên 34
2.2. Sự thay đổi phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên trong những
năm gần đây 37
2.2.1. Phƣơng pháp Thầy đọc - Trò ghi 40
2.2.2. Phƣơng pháp Thuyết trình 42
2.2.3. Phƣơng pháp Đàm thoại (Vấn đáp) 44
2.2.4. Phƣơng pháp giảng dạy Sử dụng phƣơng tiện trực quan 46
2.2.5. Phƣơng pháp giảng dạy Đặt và Giải quyết vấn đề 47
2.2.6. Phƣơng pháp Dạy học Dự án 53
7

2.2.7. Phƣơng pháp Ngiên cứu trƣờng hợp 54

2.2.8. Phƣơng pháp Dạy học nhóm 56
2.2.9. Phƣơng pháp Động não (Công não) 60
2.2.10. Phƣơng pháp Đóng vai 62
CHƢƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC LẤY Ý KIẾN PHẢN HỒI TỪ PHÍA
NGƢỜI HỌC TỚI VIỆC ĐỔI MỚI PPGD CỦA GIẢNG VIÊN 66
3.1. Nghiên cứu những trƣờng hợp điển hình 66
3.2. Tác động của hoạt động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên đối với việc
đổi mới PPGD của giảng viên 72
3.3. Sử dụng kết quả lấy ý kiến phản hồi ảnh hƣởng đến việc đổi mới hoạt
động giảng dạy của giảng viên 82
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC 98
4

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Với quan niệm xem đầu tư cho giáo dục là “đầu tư cho phát triển”, nước
ta ngày càng có nhiều chủ trương, chính sách cũng như giải pháp để tập
trung nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Trong đó việc đánh giá chất
lượng giảng dạy của giảng viên các trường Cao đẳng, Đại học là một trong
các mối quan tâm của ngành Giáo dục - Đào tạo và xã hội. Có nhiều hình
thức đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên như: Tự đánh giá của
giảng viên, đánh giá thông qua ý kiến của đồng nghiệp, lãnh đạo, qua hồ
sơ giảng dạy, kết quả học tập của sinh viên v. v. và thông qua ý kiến của
sinh viên.
Kết quả đánh giá giảng viên có thể giúp cho giảng viên biết việc giảng
dạy của mình có hiệu quả hay không, qua đó biết được khiếm khuyết trong
giảng dạy và củng cố hoàn thiện kiến thức, không ngừng nâng cao kiến

thức, đảm bảo chất lượng cho quá trình dạy học. Đồng thời, tạo được sự
gần gũi giữa thầy và trò nhưng không mất đi sự “tôn sư trọng đạo”
Từ năm học 2009 – 2010, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện
Biên tiến hành lấy ý kiến phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên
từ phía người học, đây là một hoạt động mới tuy nhiên đã tác động nhất
định đến hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên, trong đó có phương
pháp giảng dạy. Với mong muốn làm rõ tác động từ việc đánh giá hoạt
động giảng dạy của giảng viên thông qua việc lấy ý kiến từ phía người học
đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên trường Cao đẳng
Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Tác
động của việc đánh giá hoạt động giảng dạy từ phía người học đến việc
đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên” (Nghiên cứu trường hợp
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên).
5

2. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tác động của việc đánh giá hoạt động giảng
dạy từ phía người học tới PPGD của giảng viên.
- Khách thể nghiên cứu: Giảng viên và sinh viên đang giảng dạy và
học tập tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 12 năm 2010
đến tháng 5 năm 2012
+ Phạm vi không gian: Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên.
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Tác động của việc đánh giá hoạt động
giảng dạy từ phía người học ảnh hưởng đến PPGD của giảng viên.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hướng đến làm rõ tác động của việc đánh giá hoạt động
giảng dạy từ phía người học đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy của
giảng viên trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên, trên cơ sở đó đề

xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động đánh giá
giảng viên của trường.
4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Việc đánh giá hoạt động giảng dạy từ phía người học đang
thực hiện ở trường tác động như thế nào đến phương pháp giảng dạy của
giảng viên?
Câu hỏi 2: Phương pháp giảng dạy của giảng viên thay đổi như thế nào
dưới tác động của việc đánh giá hoạt động giảng dạy từ phía người học?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Việc lấy ý kiến phản hồi từ phía người học thời gian qua ở trường
Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên đã tác động khá rõ nét đến PPGD
của giảng viên.
6

- Dưới tác động của việc lấy ý kiến phản hồi từ phía người học các
PPGD biến đổi theo hướng giảm dần áp dụng các PPGD truyền thống,
tăng cường áp dụng các PPGD tích cực.
4.3. Khung lý thuyết








5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin
- Phương pháp định tính: Sử dụng phương pháp quan sát, tra cứu tài

liệu và tiến hành phỏng vấn sâu để thấy được khả năng và các chiều cạnh
sự tác động của việc lấy ý kiến phẩn hồi từ người học đến PPGD của giảng
viên.
- Phương pháp định lượng: Tiến hành điều tra thông qua việc phát và
thu bảng hỏi, thống kê và xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS.
- Các nhận định trong bảng hỏi được đánh giá theo thang đo chạy từ 1
đến 5 (1- Không bao giờ sử dụng; 5 - Thường xuyên sử dụng).
5.2. Phƣơng pháp chọn mẫu
- Mẫu khảo sát cho giảng viên:
+ Dung lượng mẫu: Số lượng giảng viên của trường ở thời điểm từ
2009 đến nay là khoảng 100 người, với dung lượng giảng viên như vậy
nên nghiên cứu tiến hành khảo sát toàn bộ số giảng viên này.
- Mẫu khảo sát cho sinh viên:
+ Dung lượng mẫu: 200 người.
Việc lấy ý kiến phản hồi từ phía người học về hoạt
động giảng dạy của giảng viên
Đổi mới PPGD của Giảng viên
Điều kiện văn hóa, tâm lý, chính sách ở Trường
7

+ Cách chọn: Luận văn thực hiện phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
theo cụm tại 4 ngành: Kế toán; Tài chính – Ngân Hàng; Chăn nuôi; Trồng
trọt…Tại mỗi ngành, chọn ngẫu nhiên 50 sinh viên đang học năm thứ ba.
Số sinh viên được phát phiếu hỏi được lấy từ danh sách của mỗi lớp.
6. Tiến trình nghiên cứu
6.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận: Từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 7
năm 2011.
6.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn: Từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 12
năm 2011.
6.3. Giai đoạn xử lý số liệu và hoàn thiện luận văn: Từ tháng 12 năm

2011 đến tháng 5 năm 2012.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:
7.1. Ý nghĩa khoa học: Đề tài nghiên cứu thành công sẽ đóng góp vào các
công trình nghiên cứu về vấn đề đánh giá giảng viên một góc nhìn mới đó
là tác động của việc sinh viên đánh giá giảng viên đến việc đổi mới
phương pháp giảng dạy của giảng viên.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá tác động của việc sinh viên
đánh giá giảng viên đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng
viên, nghiên cứu đưa ra những đề xuất gợi ý về chính sách với lãnh đạo
Trường Cao đẳng KT-KT Điện Biên để nâng cao hiệu quả của công tác
đánh giá giảng viên từ phía người học nhằm mục đích nâng cao hiệu quả
chất lượng đào tạo.
PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Ở Chương này, tác giả tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước
và ngoài nước có liên quan đến luận văn; phân tích cơ sở phương pháp
luận của luận văn; nghiên cứu một số khái niệm có liên quan đến luận văn.
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
8

1.1.1. Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài có liên quan.
Jacqueline Douglas và Alex Douglas, Evaluating Teaching Quality,
Quality in Higher Education, Vol12, No.1, April 2006, [34, 44]. Trong bài
viết này tác giả nói về việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên, của giảng
viên là một việc làm để đánh giá chất lượng dạy học và là phương tiện cho
việc cải tiến giáo dục.
Peter Seldin (1999), Using Self-Evaluation: What Works? What
Doesn’t, Changing Practices in Evaluating Teaching, tr97-tr115 [31, 48].
Nghiên cứu đã cho thấy rằng, việc tham khảo ý kiến đánh giá của sinh viên
làm tăng khả năng cải thiện giảng dạy một cách đáng kể và đã trở thành

nguồn thông tin được sử dụng rộng rãi nhất để đánh giá hiệu quả hoạt
động giảng dạy của giảng viên.
William E. Cashin (1999), Student Ratings of teaching: Uses and
Misuses, Changing Practices in Evaluating Teaching tr25-tr44 [48].
Nghiên cứu nêu rõ kết quả sinh viên đánh giá giảng viên được sử dụng cho
nhiều mục đích.
Robert E.Stake 1998, Teacher Evaluation: Univerty of Illinois, Urbana
– Champaign [46]. Hình thức sinh viên đánh giá giảng viên vẫn có hạn chế
là sinh viên không thể có đánh giá tổng thể hoạt động giảng dạy tại nhiều
lớp hoặc nhiều trường học.
Michele Marincovic (1999), Using Student Feedback to Improve
Teaching, Changing Practices in Evaluating Teaching [41, tr45-69]. Tại rất
nhiều trường đại học và cao đẳng trên thế giới đánh giá của sinh viên được
coi trọng, những dữ liệu có hệ thống được thu thập phục vụ cho việc đánh
giá giảng dạy.
NGACenter for Best Practices, Education Policy Studies Division,
December 9, 2006. “Tăng cường đánh giá giảng viên và tăng cường chất
lượng giảng dạy” [34, 42]. Trong bài báo này tác giả đã nhấn mạnh: Việc
9

lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy đã giúp đỡ rất
nhiều cho việc đánh giá giảng viên, thay cho lối truyền thống là dựa trên
dữ liệu học tập, sự quan sát lớp học và sự quản lý lớp của giảng viên.
Sylvia Chong, 2009, “Chất lượng đại học: đảm bảo chất lượng bắt đầu
là sự chuẩn bị chương trình của giảng viên” Int. J. Management in
Education, Vol.3, Nos. 3/4 [43]. Bài viết nói lên chất lượng giảng dạy của
giảng viên là nhân tố quan trọng đầu tiên (của mỗi quốc gia) trong quá
trình đào tạo.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc có liên quan
Nguyễn Phương Nga (2005) “Quá trình hình thành và phát triển việc

Đánh giá giảng viên” Giáo dục Đại học chất lượng và đánh giá, NXB
ĐHQGHN năm 2005 [24]. Tác giả đã khái quát lịch sử hình thành và phát
triển việc đánh giá giảng viên trong đó nhấn mạnh sinh viên đánh giá
giảng viên đã được sử dụng từ lâu, trải qua các thời kỳ khác nhau.
Lã Văn Mến (2005) “ Đánh giá phương pháp giảng dạy của giảng
viên” Giáo dục Đại học chất lượng và đánh giá, NXB ĐHQGHN năm
2005 [22]. Hiệu quả của phương pháp giảng dạy của giảng viên phải thể
hiện ở mức độ lĩnh hội tri thức, kỹ năng của sinh viên, tác dụng kích thích
tư duy và những ảnh hưởng tích cực đến cảm xúc, tình cảm của họ. Vì vậy
sinh viên sẽ cảm nhận và đánh giá được những ảnh hưởng kể trên của
phương pháp giảng dạy của giảng viên với họ.
Nguyễn Phương Nga & Bùi Kiên Trung (2005) “Sinh viên đánh giá
hiệu quả giảng dạy”, Giáo dục Đại học chất lượng và đánh giá, NXB
ĐHQGHN năm 2005 [25]. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã
chứng minh kết quả sinh viên đánh giá hiệu quả môn học khá khách quan;
các thông tin thu được từ đánh giá của sinh viên đã không chỉ giúp giảng
viên tự điều chỉnh phương pháp dạy mà còn giúp nhà trường xem xét lại
chương trình và nội dung đào tạo của trường.
10

Bùi Kiên Trung (2005) “Hiệu quả trong công tác đánh giá giảng
viên” Giáo dục Đại học chất lượng và đánh giá, NXB ĐHQGHN năm
2005 [19]. Những đánh giá về hoạt động giảng dạy của giảng viên từ
phía sinh viên là nguồn thông tin quan trọng đánh giá trực tiếp hoạt động
giảng dạy của giảng viên.
Vũ Phương Anh (2005)” Thực hiện thu thập và sử dụng ý kiến sinh
viên trong đánh giá chất lượng giảng dạy: Kinh nghiệm từ Đại học
Quốc gia TP HCM” Giáo dục Đại học chất lượng và đánh giá, NXB
ĐHQGHN năm 2005 [1]. Không chỉ là một hình thức mang tính tự
nguyện, việc thu thập ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của

giảng viên từ lâu trở thành một quy định bắt buộc tại nhiều nơi trên thế
giới.
Lê Đức Ngọc (2005), Giáo dục đại học phương pháp dạy và học, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội [32]. Trong tài liệu này chỉ ra sự khác biệt giữa
dạy và học lấy giảng viên làm trung tâm và lấy sinh viên làm trung tâm.
Lê Văn Hảo, Trường đại học Nha Trang, Nâng cao chất lượng đào tạo
thông qua PPGD dựa trên vấn đề [15]. Trong bài viết này tác giả đã nêu xu
thế đổi mới phương pháp giảng dạy đại học theo hướng lấy người học làm
trung tâm.
Phạm Thành Nghị (2000), Quản lý chất lượng GDĐH, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội [31]. Tác giả cũng cập tới vấn đề vai trò của cán bộ giảng
dạy trong quá trình đảm bảo chất lượng, quá trình đào tạo ở các cơ sở
GDĐH nước ta đã lạc hậu, giảng viên vẫn là nguồn cung cấp thông tin
chính cho sinh viên.
Trần Thị Bích Liễu (2007), Đánh giá chất lượng giảng dạy- Nội dung-
Phương pháp- Kỹ thuật, NXB Đại học Sư phạm [33]. Tác giả đưa ra rất
nhiều phương pháp và hình thức đánh giá chất lượng giáo dục để nhằm
ĐBCLGD. Trong đó đề cập tới đánh giá quá trình giảng dạy của giảng
11

viên là một phần trong quá trình ĐBCLGD.
Nguyễn Phương Nga, Nguyễn Qúy Thanh (2007), Giáo dục đại học,
một số thành tố của chất lượng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội [28].
Nhóm các tác giả đã nghiên cứu các thành tố dẫn đến chất lượng như việc
cải tiến thi đại học, sinh viên đánh giá giảng viên, hoạt động học tập của
sinh viên, học vị khoa học của giảng viên…Thông qua đó PPGD là một
trong những thành tố đảm bảo chất lượng trong GDĐH.
Nguyễn Phương Nga, Nguyễn Qúy Thanh (2010), Giáo dục đại học,
đảm bảo, đánh giá và kiểm định chất lượng [27]. Trong tài liệu này gồm 3
phần: phần 1 về vấn đề kiểm định chất lượng và xếp hạng các trường đại

học, phần 2 về vấn đề đảm bảo chất lượng GDĐH và phần 3 về vấn đề
đánh giá chất lượng trong giáo dục.
Phạm Văn Quyết, Lê Thị Hồng Duyên (2011) ”Văn hóa ứng xử trong
lấy ý kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng dạy của giáo viên”.
Kỉ yếu hội thảo khoa học Văn hóa chất lượng trong trường Đại học, NXB
ĐHQG Hà Nội năm 2011 [39]. Việc lấy ý kiến phản hồi của học sinh là
hoàn toàn phù hợp với quá trình hội nhập hiện nay, việc mở rộng quy chế
dân chủ trong đời sống xã hội; phản hồi của người học giúp giáo viên tự
nhìn lại bản thân và cố gắng hoàn thiện tri thức cũng như nghiệp vụ sư
phạm, bên cạnh đó học sinh được tôn trọng và nói chung hoạt động giảng
dạy trong trường học sẽ trở nên tốt hơn.
1.2. Cơ sở phƣơng pháp luận
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đã chỉ ra
rằng trong thế giới vật chất luôn tồn tại mối liên hệ phổ biến giữa các sự
vật và hiện tượng. Sự vật và hiện tượng này có thể là nguyên nhân hoặc
kết quả của các sự vật, hiện tượng khác.
Trong xã hội loài người giữa các sự kiện, các hiện tượng xã hội cũng
luôn luôn có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, sự kiện, hiện tượng xã
12

hội này tác động đến sự kiện, hiện tượng khác tạo ra sự biến đổi, phát triển
và ngược lại.
Trong giáo dục cũng vậy, khi nói đến giáo dục người ta thường nghĩ
tới hoạt động dạy học, giáo viên và học sinh. Dạy học là hoạt động phối
hợp, tác động qua lại giữa hai chủ thể là giáo viên và học sinh. Giáo viên
là chủ thể của hoạt động giảng dạy, học sinh là chủ thể của hoạt động học
tập. Hoạt động dạy và hoạt động học luôn gắn bó, không tách rời nhau,
thống nhất biện chứng với nhau. Dạy điều khiển học, học tuân thủ dạy.
Dạy tốt dẫn đến học tốt, học tốt đòi hỏi phải dạy tốt. Hoạt động dạy của
giảng viên thay đổi tất yếu tác động đến hoạt động học, ngược lại những

đòi hỏi từ hoạt động học sẽ tác động trở lại đối với hoạt động giảng dạy từ
đó tạo ra sự biến đổi để có sự phù hợp giữa dạy và học.
1.3. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.3.1. Đánh giá
Đánh giá là quá trình xem xét mức độ phù hợp giữa mục tiêu và thực
trạng thực hiện mục tiêu đó. Hay nói cách khác, đánh giá quan tâm đến sự
tương quan giữa các thông tin cụ thể về thực trạng giáo dục với mục tiêu
giáo dục, từ đó có những biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả và
chất lượng giáo dục đào tạo
1.3.2. Hoạt động giảng dạy
Giảng dạy là sự điểu khiển tối ưu hóa quá trình sinh viên chiếm lĩnh
khái niệm khoa học, trong và bằng cách đó, phát triển và hình thành nhân
cách.
Giảng dạy thường gồm 3 hoạt động chủ yếu sau:
+ Chuẩn bị đề cương môn học.
+ Phương pháp giảng dạy.
+ Phương pháp kiểm tra đánh giá.
1.3.3. Đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học
13

Đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên hay ”Lấy ý kiến phản
hồi từ phía người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên” là một sự rà
soát, thẩm định trình độ chuyên môn, khả năng sư phạm và ảnh hưởng của
giảng viên với sinh viên, với nhà trường và cộng đồng. Bản chất của đánh
giá hoạt động giảng dạy từ phía người học là sự đo lường hiệu quả giảng
dạy của giảng viên thông qua tiếp nhận của người học với tư cách là chủ
thể và đối tượng của quá trình giáo dục.
1.3.4. Phƣơng pháp giảng dạy
PPGD là những con đường, cách thức hoạt động phối hợp của giáo
viên và học sinh nhằm thực hiện một nội dung dạy học đã được xác định

và chủ thể của hoạt động dạy là giáo viên, người tổ chức mọi hoạt động
học tập của học sinh, chủ thể của hoạt động học là học sinh, chủ thể tích
cực trong nhận thức, rèn luyện và tu dưỡng bản thân.
1.3.4.1. Phƣơng pháp giảng dạy truyền thống
PPGD truyền thống là những cách thức dạy học quen thuộc được
truyền từ lâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ. Về cơ bản,
PPGD này lấy hoạt động của người thầy là trung tâm.
1.3.4.2. Phƣơng pháp giảng dạy tích cực
PPGD tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để
chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của người học. "Tích cực" trong PPGD tích cực
được dùng với nghĩa là hoạt động chủ động, trái nghĩa với hoạt động thụ
động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực.

1.3.5. Đổi mới phƣơng pháp giảng dạy
Đổi mới phương pháp dạy học là cải tiến những hình thức và cách
thức làm việc kém hiệu quả của giáo viên và học sinh, sử dụng những hình
14

thức và cách thức hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phát
huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực của học sinh.
CHƢƠNG 2: SỰ THAY ĐỔI PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CỦA
GIẢNG VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỆN
BIÊN TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.1. Vài nét về Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ Thuật Điện Biên và việc
lấy ý kiến phản hồi của ngƣời học.
2.1.1. Sự thành lập và các ngành đào tạo.
Nêu tóm tắt sự thành lập, phát triển và các ngành nghề Trường Cao
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên đang đào tạo.
2.1.2. Đội ngũ cán bộ, giảng viên trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ Thuật

Điện Biên.
Mô tả về số lượng và trình độ của đội ngũ cán bộ, giảng viên trường
Cao đẳng Kinh tế - Kỹ Thuật Điện Biên.
2.1.3. Việc đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời
học tại trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ Thuật Điện Biên.
Công tác lấy ý kiến phản hồi từ phía người học về hoạt động giảng dạy
của giảng viên đã được Ban lãnh đạo Nhà trường quan tâm và triển khai
thực hiện bắt đầu từ năm học 2009 – 2010. Tính đến tháng 6 năm 2011,
Nhà trường đã tổ chức 4 lượt lấy ý kiến phản hồi từ người học, tổng số
giảng viên được lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên là 85 giảng viên giảng
dạy ở 5 khoa, trong đó số giảng viên chưa được lấy ý kiến phản hồi là 15,
giảng viên được lấy ý kiến phản hồi 1 lần là 18, giảng viên được lấy ý kiến
phản hồi 2 lần là 25, giảng viên được lấy ý kiến phản hồi 3 lần là 25 và
giảng viên được lấy ý kiến phản hồi 4 lần là 17.
Luận văn nêu rõ mục đích, nội dung và các quy trình lấy ý kiến phản
hồi đang thực hiện tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ Thuật Điện Biên.
15

2.2. Sự thay đổi phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên trong những
năm gần đây.
Trước khi xem xét chi tiết về việc sử dụng PPGD của giảng viên và sự
đổi mới PPGD của họ trước và sau năm học: 2009 - 2010 (năm Trường áp
dụng việc lấy ý kiến phản hồi từ phía người học), chúng tôi tiến hành xem
xét tổng thể, kết quả tính toán được từ điều tra giảng viên như sau: Các
PPGD của giảng viên có mức tối thiểu là 16 điểm trong khi đó mức tối đa
là 42 điểm. Mức điểm trung bình dao động từ 30.67 đến 33.16 điểm. Kết
quả này sơ bộ cho chúng ta thấy mức độ thay đổi PPGD của giảng viên đã
có những chuyển biến trước và sau năm học 2009- 2010.
2.2.1. Phƣơng pháp Thầy đọc – Trò ghi
Kết quả khảo sát viêc sử dụng phương pháp Thầy đọc - Trò ghi trong

năm 2008 – 2009 (khi chưa lấy ý kiến phản hồi) cho thấy rằng việc giảng
viên đọc và sinh viên ghi là PPGD phổ biến trong năm 2008 – 2009. Hiện
nay, mức độ sử dụng phương pháp Thầy đọc – Trò ghi giảm mạnh so với
trước kia, đa số giảng viên hiếm khi sử dụng phương pháp này.
2.2.2. Phƣơng pháp Thuyết trình
Điểm trung bình về mức độ sử dụng phương pháp Thuyết trình của
giảng viên thời điểm trong năm 2008 – 20 là 3,850 thời điểm sau khi lấy ý
kiến phản hồi là 3,72 chứng tỏ hiện nay mức độ sử dụng phương pháp
Thuyết trình của giảng viên có giảm so với trước kia, tuy vậy vẫn ở mức
khá thường xuyên.
2.2.3. Phƣơng pháp Đàm thoại (Vấn đáp)
Điểm trung bình về mức độ sử dụng phương pháp Đàm thoại thời
điểm trong năm 2008 – 2009 là 3,100 thời điểm sau khi lấy ý kiến phản
hồi là 3,660 chứng tỏ hiện nay mức độ sử dụng phương pháp Đàm thoại
tăng đáng kể so với trước kia, đa số giảng viên khá thường xuyên sử dụng
phương pháp này trong giảng dạy.
16

2.2.4. Phƣơng pháp giảng dạy Sử dụng phƣơng tiện trực quan
Điểm trung bình về mức độ sử dụng phương pháp Sử dụng phương
tiện trực quan của giảng viên thời điểm trong năm học 2008 – 2009 là
2,560 thời điểm sau khi lấy ý kiến phản hồi là 3.070 điều này cho thấy
hiện nay mức độ sử dụng phương pháp Sử dụng phương tiện trực quan
tăng so với trước kia, tuy nhiên đa số giảng viên chỉ thỉnh thoảng sử dụng
phương pháp này.
2.2.5. Phƣơng pháp dạy học Đặt và Giải quyết vấn đề
Điểm trung bình về mức độ sử dụng phương pháp Đặt và Giải quyết
vấn đề của giảng viên thời điểm trong năm học 2008 – 2009 là 3,140 thời
điểm sau khi lấy ý kiến phản hồi là 3.590 điều này cho thấy hiện nay mức
độ sử dụng phương pháp Đặt và Giải quyết vấn đề tăng so với trước kia,

năm học 2009 – 2010 đa số giảng viên thỉnh thoảng sử dụng đến nay đa số
giảng viên khá thường xuyên sử dụng phương pháp này.
PPGD này đang được sử dụng phổ biến ở cả 5 khoa trong đó chúng tôi
thấy PPGD này được giảng viên ở các khoa: Kinh tế, Kỹ thuật và Cơ sở áp
dụng một cách khá thường xuyên.
Cùng với sự đổi mới phương pháp giảng
dạy thì giảng viên cũng chú trọng đến việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ
giảng dạy để góp phần làm cho bài giảng phong phú, hấp dẫn. Thống kê cho
thấy hiện nay phần lớn giảng viên của các khoa thường xuyên sử dụng máy
chiếu Projecter, gần như 100% giảng viên sử dụng máy tính để soạn giảng
và thường xuyên sử dụng Internet để khai thác thông tin phục vụ cho giảng
dạy, chỉ có việc sử dụng Ti vi và Đài là không phổ biến ở các khoa bởi do
đặc thù bộ môn, khoa Cơ sở có bộ môn Ngoại ngữ vì vậy các giảng viên
Ngoại ngữ thường xuyên sử dụng đài và tivi để giảng dạy.

2.2.6. Phƣơng pháp
Dạy học Dự án
17

Điểm trung bình về mức độ sử dụng phương pháp dạy học Dự án của
giảng viên thời điểm năm học 2008 – 2009 là 2,73, thời điểm hiện nay là
3,22 chứng tỏ hiện nay mức độ sử dụng phương pháp dạy học Dự án đã
tăng so với trước kia, tuy nhiên đa số giảng viên chỉ thỉnh thoảng sủ dụng
phương pháp này.
2.2.7. Phƣơng pháp Nghiên cứu trƣờng hợp
Điểm trung bình về mức độ sử dụng
Phương pháp Nghiên cứu trường
hợp của
giảng viên


thời điểm năm học 2008 – 2009 là 2.700 thời điểm hiện
nay là 2.980 điều này cho thấy hiện nay mức độ sử dụng
Phương pháp
Nghiên cứu trường hợp

tăng so với trước kia, tuy vậy vẫn dừng ở mức
thỉnh thoảng sử dụng.
2.2.8. Phƣơng pháp Dạy học nhóm
Điểm trung bình về mức độ sử dụng
Phương pháp dạy học Nhóm của
giảng viên thời điểm năm học 2008 – 2009 là 3,150, thời điểm hiện nay là
3,860 điều này cho thấy hiện nay mức độ sử dụng
Phương pháp dạy học
nhóm
tăng mạnh so với trước kia, từ chỗ đa số giảng viên thỉnh thoảng sử
dụng đến nay đa số giảng viên khá thường xuyên sử dụng. Điều này cho
chúng ta thấy đây là một trong số các phương pháp có hiệu quả cao, phù
hợp với nhiều chuyên ngành và đối tượng sinh viên.
PPGD dạy học Nhóm đang được sử dụng phổ biến ở cả 5 khoa trong
đó giảng viên ở các khoa Kinh tế, Kỹ thuật, Mác Lênin Tư tưởng Hồ Chí
Minh áp dụng PPGD nhóm một cách khá thường xuyên. Tỷ lệ giảng viên
sử dụng PPGD này 74% khá thường xuyên sử dụng và thường xuyên sử
dụng, thỉnh thoảng sử dụng và hiếm khi sử dụng là 20%. Chỉ có 6% giảng
viên không sử dụng PPGD này. Như vậy một lần nữa khẳng định phương
pháp này hiện nay là phương pháp các giảng viên đang sử dụng rộng rãi.

2.2.9. Phƣơng pháp Động não (Công não)

18


Điểm trung bình về mức độ sử dụng
Phương pháp Công não

của
giảng
viên thời điểm năm học 2008 – 2009 là 3,040, thời điểm hiện nay là 3,390
điều này cho thấy hiện nay mức độ sử dụng
Phương pháp công não
tăng so
với trước kia, tuy nhiên đa số giảng viên chỉ thỉnh thoảng sử dụng phương
pháp này trong giảng dạy.
2.2.10. Phƣơng pháp Đóng vai
Điểm trung bình về mức độ sử dụng
Phương pháp Đóng vai

của
giảng
viên thời điểm năm học 2008 – 2009 là 2,760, thời điểm hiện nay là 3,360
điều này cho thấy hiện nay mức độ sử dụng
Phương pháp đóng vai
tăng
mạnh so với trước kia, đa số giảng viên khá thường xuyên sử dụng phương
pháp này.
PPGD này đang được sử dụng phổ biến ở 2 khoa khoa Kinh tế và khoa
Cơ sở. Tỷ lệ giảng viên sử dụng PPGD này ở 5 Khoa là 54% khá thường
xuyên sử dụng và thường xuyên sử dụng; thỉnh thoảng sử dụng và hiếm khi
sử dụng là 32% và có tới 14% giảng viên không sử dụng PPGD này.
Kết luận Chương 2: Qua phân tích số liệu thống kê, chúng tôi nhận
thấy rằng việc lấy ý kiến phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên
tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên trong thời gian vừa qua

đã tác động đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên, hiện
tượng đọc – ghi, lý thuyết xuông gần như không còn nữa thay vào đó là
PPGD theo hướng phát huy tính tích cực, tư duy độc lập của Sinh viên
ngày càng được giảng viên sử dụng nhiều hơn như: phương pháp Đặt và
Giải quyết vấn đề, phương pháp Dạy học nhóm, phương pháp Đàm thoại,
phương pháp dạy học Dự án…, bên cạnh việc đổi mới phương pháp giảng
dạy giảng viên cũng chú trọng đến việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ
giảng dạy và tích cực để phù hợp với sự phát triển của xã hội, phù hợp với
những đòi hỏi ngày càng cao của sinh viên từ đó nâng cao chất lượng đào
tạo.
19

CHƢƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC LẤY Ý KIẾN PHẢN HỒI TỪ
PHÍA NGƢỜI HỌC TỚI VIỆC ĐỔI MỚI PPGD CỦA GIẢNG VIÊN
3.1. Nghiên cứu những trƣờng hợp điển hình
Sau khi điều tra 100 giảng viên đang giảng dạy tại trường chúng tôi đã
tìm ra được 5 giảng viên có mức độ đổi mới phương pháp tốt và 5 giảng
viên có mức độ đổi mới phương pháp kém nhất nhất trong thời gian qua.
Chúng tôi tiến hành khảo sát, phỏng vấn sâu sinh viên, giảng viên để tìm
hiểu nguyên nhân của việc đổi mới tốt và kém ở giảng viên.
Kết quả cho thấy, nhìn chung sau khi có hoạt động lấy ý kiến phản hồi
của sinh viên giảng viên đã có những thay đổi nhất định về các hoạt động
giảng dạy, đặc biệt những hoạt động nằm trong phần đánh giá của sinh
viên về giảng viên mà phương pháp giảng dạy là một nội dung quan trọng.
Những thay đổi này đều nhằm hướng tới làm thỏa mãn nhu cầu của sinh
viên trong học tập (thỏa mãn nhu cầu khách hàng) và tự hoàn thiện bản
thân của giảng viên với mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng giảng
dạy giúp sinh viên nắm vững kiến thức, kỹ năng. Tuy vậy bên cạnh số
đông giảng viên luôn tích cực đổi mới hoạt động giảng dạy thi vẫn còn
một số ít giảng viên còn quan niệm phong kiến về hoạt động lấy ý kiến

phản hồi nên chậm đổi mới, điều này ảnh hưởng không tốt đến chất lượng
giảng dạy và uy tín của giảng viên.
3.2. Tác động của hoạt động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên đối với
việc đổi mới PPGD của giảng viên
Bên cạnh việc khảo sát sự đổi mới phương pháp của giảng viên khi
triển khai hoạt động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên chúng tôi cũng khảo
sát ý kiến của sinh viên và giảng viên về tác động của việc lấy ý kiến phản
hồi đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên.
Kết quả thống kê cho thấy có 89% giảng viên và 82.5% sinh viên đều
nhận xét việc lấy ý kiến phản hồi có ảnh hưởng đến việc đổi mới PPGD
20

của giảng viên và rất ít giảng viên và sinh viên cho rằng hoạt động này
không có ảnh hưởng đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng
viên.
Để làm rõ tác động của việc lấy ý kiến phản hồi đối với việc đổi mới
PPGD của giảng viên tác giả đã xét mối quan hệ giữa biến ”PPGD của
giảng viên” với biến ”Số lần lấy ý kiến phản hồi” ở thời điểm sau khi lấy ý
kiến phản hồi. Kết quả cho thấy khi giảng viên được lấy ý kiến phản hồi
nhiều lần đã giảm hẳn việc đọc ghi và thuyết trình bài giảng đồng thời tăng
mức độ sử dụng nhóm phương pháp giảng dạy hiện đại.
Tuy nhiên, để có kết luận chắc chắn về mối quan hệ giữa 2 biến “Số
lần lấy ý kiến phản hồi” và biến “PPGD của giảng viên” chúng tôi tiến
hành xét mối tương quan tuyến tính giữa hai biến và phân tích hồi quy
tuyến tính đơn biến để chỉ ra mức độ tác động của số lần lấy ý kiến phản
hồi đối với PPGD của giảng viên.
Kết quả thống kê cho thấy Hệ số tương quan r giữa số lần lấy ý kiến
phản hồi với PPGD của giảng viên là 0,838, Sig (2 – tailed) = 0,000 < 0,05.
Giá trị này cho ta thấy rằng giữa số lần lấy ý kiến phản hồi và PPGD của
giảng viên có mối tương quan thuận chặt chẽ.

Để chỉ ra mức độ tác động của số lần lấy ý kiến phản hồi đối với
PPGD của giảng viên chúng tôi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính đơn
(chỉ ra mối quan hệ nhân quả). Kết quả thống kê như sau: Tìm được các hệ
số của phương trình hồi quy tuyến tính đơn biến B0 = 27,378; B1 = 2,740,
độ dốc của đường hồi quy (có nhãn Beta) = 0,838.
Khi đó ta viết được phương trình hồi quy tuyến tính đơn biến:
PPGD của giảng viên = 27,378 + 2,740* Số lần lấy ý kiến + ε
21

Như vậy, khi các điều kiện khác không thay đổi thì khi số lần lấy ý
kiến phản hồi tăng thêm 1 đơn vị sẽ làm cho PPGD của giảng viên thay
đổi tương ứng là tăng thêm 2,740 đơn vị.
Bình phương hệ số tương quan R
2
= 0,701. Điều này có ý nghĩa rằng
số lần lấy ý kiến phản hồi giải thích đến 70,1% sự biến thiên của biến
PPGD của giảng viên, gần 30% còn lại là do các nguyên nhân khác.
Qua phân tích thống kê trên chúng ta thấy số lần lấy việc ý kiến phản
hồi đã tác động đến mức độ áp dụng phương pháp giảng dạy của giảng
viên, hay nói cách khác càng nhiều lần có ý kiến phản hồi thì phương pháp
giảng dạy càng thay đổi nhiều.
3.3. Sử dụng kết quả lấy ý kiến phản hồi ảnh hƣởng đến việc đổi mới
hoạt động giảng dạy của giảng viên.
Kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ giảng viên đồng ý và hoàn toàn đồng ý
lấy kết quả ý kiến phản hồi của sinh viên làm tiêu chí để nâng lương sớm
là 95%, chỉ có 5% giảng viên còn đang phân vân giữa đồng ý và đồng ý
một phần, tỉ lệ này ở sinh viên 95%. Như vậy khi kết quả lấy ý kiến phản
hồi trở thành một tiêu chí để hưởng chế độ chính sách là một trong những
động lực để giảng viên phấn đấu và điều này được sinh viên đồng tình ủng
hộ;

Tỉ lệ giảng viên đồng ý và hoàn toàn đồng ý lấy kết quả ý kiến phản
hồi của sinh viên là một trong những tiêu chí để công nhận danh hiệu chiến
sỹ thi đua là 93%, tỉ lệ này ở sinh viên cũng là 100%. Như vậy việc sử
dụng kết quả lấy ý kiến phản hồi của sinh viên để xét thi đua khen thưởng
là việc nên làm để khuyến khích giảng viên thi đua giảng dạy tôt.
Tỉ lệ giảng viên đồng ý và hoàn toàn đồng rằng giảng viên được đánh
giá quá thấp sẽ bị đình chỉ giảng dạy là 75%, phân vân giữa đồng ý một
phần và cơ bản đồng ý là 11%, chỉ đồng ý một phần là 14%, trong khi đó tỉ
lệ sinh viên đồng ý về cơ bản và hoàn toàn đồng ý là 100%. Như vậy ta
22

thấy đa số ý kiến của giảng viên và sinh viên đều đồng tình với quan điểm
sẽ đình chỉ những giảng viên có chất lượng giảng dạy kém, khi thực hiện
được điều này buộc giảng viên phải cố gắng đổi mới hoạt động giảng dạy
để đáp ứng nhu cầu người học và để tồn tại.
Tỉ lệ giảng viên hoàn toàn đồng ý rằng kết quả phản hồi được công bố
công khai cho giảng viên toàn trường và cho toàn thể sinh viên 88%, tỉ lệ
này ở sinh viên là 100%. Như vậy ta thấy việc công khai kết quả lấy ý kiến
phản hồi là cần thiết để cả sinh viên và giảng viên cùng biết, hoạt động này
vừa đảm bảo quyền dân chủ cho sinh viên (người học được tôn trọng) và
giảng viên vừa tác động đến hoạt động giảng dạy của giảng viên.
Có thể thấy rằng giảng viên rất tích cực trong việc chuyển biến bản
thân khi nhận được kết quả đánh giá, đây là sự tự nguyện thay đổi để phù
hợp với hoàn cảnh mới, đáp ứng nhu cầu tự khẳng định bản thân qua đánh
giá của sinh viên, tuy vậy sự chuyển biến sẽ mạnh mẽ hơn nữa khi kết quả
lấy ý kiến phản hồi được nhà quản lý sử dụng đúng mục đính và phù hợp
với nhu cầu của người học và mong muốn của người dạy.
Kết luận chương 3: Đa số giảng viên và sinh viên thấy được sự cần
thiết và vai trò quan trọng của việc lấy ý kiến phản hồi đối với việc đổi
mới phương pháp giảng dạy của giảng viên. Càng nhiều lần có ý kiến

phản hồi thì phương pháp giảng dạy càng thay đổi nhiều. Sự đổi mới
phương pháp giảng dạy này hướng tới làm thỏa mãn nhu cầu của sinh
viên trong học tập và tự hoàn thiện bản thân của giảng viên nhằm mục
đích nâng cao chất lượng giảng dạy giúp sinh viên nắm vững kiến thức, kỹ
năng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Do vậy việc
tiếp tục duy trì hoạt động này đồng thời thay đổi việc sử dụng kết quả lấy ý
kiến phản hồi sẽ có tác động mạnh mẽ hơn nữa đến việc đổi mới phương
pháp giảng dạy của giảng viên.

23

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ kết quả phân tích trên có thể kết luận về tác động của việc lấy ý
kiến phản hồi từ người học đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy của
giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên như sau:
Nhìn chung giảng viên đã có những đổi mới nhất định trong phương
pháp giảng dạy, phát huy, đổi mới và tăng cường sử dụng những phương
pháp được sinh viên đánh giá là có hiệu quả đối với môn học, không sử
dụng hoặc hạn chế sử dụng những phương pháp sinh viên đánh giá không
tốt.
- Giảm việc sử dụng phương pháp Đọc – ghi, Thuyết trình suông, tăng
mức độ áp dụng các phương pháp phát huy tư duy độc lâp, chủ động sáng
tạo của sinh viên: phương pháp Đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp dạy
học Nhóm, phương pháp dạy học Dự án, phương pháp Công não
- Kết hợp đổi mới phương pháp giảng dạy với việc tăng cường sử dụng
phương tiện hỗ trợ giảng dạy để nâng cao hiệu quả giảng dạy tạo sự hấp
dẫn, thu hút người học.
Số lần lấy việc ý kiến phản hồi đã tác động mạnh mẽ đến mức độ đổi
mới phương pháp giảng dạy của giảng viên, càng nhiều lần có ý kiến phản

hồi thì phương pháp giảng dạy càng thay đổi nhiều. Sự đổi mới phương
pháp giảng dạy này hướng tới làm thỏa mãn nhu cầu của sinh viên trong
học tập và tự hoàn thiện bản thân của giảng viên nhằm mục đích nâng cao
chất lượng giảng dạy giúp sinh viên nắm vững kiến thức, kỹ năng góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Đa số giảng viên và sinh viên thấy được vai trò quan trọng của việc
lấy ý kiến phản hồi đối với việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng
viên. Do vậy việc tiếp tục duy trì hoạt động này đồng thời thay đổi việc sử

×