Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Xây dựng tài liệu hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng phân loại rác cho học sinh khuyết tật trí tuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.69 KB, 9 trang )

HNUE JOURNAL OF SCIENCE
Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 4AB, pp. 214-222
This paper is available online at

DOI: 10.18173/2354-1075.2021-0076

XÂY DỰNG TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHÂN LOẠI RÁC CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ

Cao Thị Xuân Mỹ1 và Lê Vũ Tường Vy2
1

Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
2
Trường Mầm non Chun biệt Bình An

Tóm tắt. Giáo dục ý thức và hình thành thói quen phân loại rác cho học sinh nói chung và
học sinh khuyết tật trí tuệ (KTTT) nói riêng là cách để tác động ngay từ gốc giúp trẻ có thể
thích nghi tốt với môi trường sống, tương tác hiệu quả trong môi trường xã hội. Tài liệu
Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng phân loại rác thải được xây dựng nhằm
đáp ứng mục tiêu rèn luyện kĩ năng phân loại rác thải cho học sinh khuyết tật trí tuệ tại
trường chuyên biệt. Quá trình thực nghiệm và khảo sát cho thấy tài liệu thực sự có chất
lượng, phù hợp với đối tượng trẻ khuyết tật trí tuệ. Qua đó khẳng định nếu được học và
thực hành kĩ năng phân loại rác, học sinh khuyết tật trí tuệ sẽ có sự thay đổi trong ý thức
phân loại rác, hình thành thói quen phân loại rác trong sinh hoạt hằng ngày, giúp trẻ thể
hiện vai trị của mình đối với mơi trường sống, góp phần bảo vệ mơi trường.
Từ khóa: rác thải, phân loại rác thải, học sinh khuyết tật trí tuệ.

1. Mở đầu
Biến đổi khí hậu làm tăng thiên tai, thảm họa, bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng thần,
chúng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống và sức khoẻ của con người ở mọi quốc


gia. Theo báo cáo của WHO năm 2018, Việt Nam có thể trở thành quốc gia đứng thứ bảy bị ảnh
hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu nên việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu và ơ nhiễm khơng khí trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong đó, rèn
luyện kĩ năng phân loại rác thải cho học sinh là một sự chuẩn bị cần thiết nhằm ngăn ngừa, giảm
thiểu và ứng phó với các tác động đó bởi các em chính là những chủ nhân tương lai của trái đất
này. Việc sử dụng thành thạo kĩ năng phân loại rác thải cũng chính là phương thức giúp trẻ thể
hiện vai trị của mình đối với mơi trường sống.
Đã có nhiều tài liệu, cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước về giáo dục kĩ năng sống
nhưng việc nghiên cứu hay biên soạn tài liệu về giáo dục kĩ năng phân loại rác thải - một trong
những kĩ năng sống liên quan trực tiếp đến vấn đề bảo vệ môi trường chưa có nhiều. Một số các
nghiên cứu quốc tế như đề tài Designing Playful Learning by Using Educational Board Game
for Children In The Age Range of 7-12: (A Case Study: Recycling and Waste Separation
Education Board Game) của Sara Mostowfia, Nasser Koleini Mamaghanib and Mehdi
Khorramar [1]; tài liệu Ideas and Activities for Recycling Education for Grades K-12 của Ayers,
Jerry B., Ed [2]… Trong nước có các dự án như Hạt giống xanh - Green Seeds (2019) được
thực hiện tại các trường tiểu học và một số trường đại học trên địa bàn TP.HCM [3]; dự án
Chương trình tái chế rác thải đô thị nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm rác thải nhựa trong thành phố,
trên sông và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế (2019) của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã
Ngày nhận bài: 22/7/2021. Ngày sửa bài: 20/8/2021. Ngày nhận đăng: 2/9/2021.
Tác giả liên hệ: Cao Thị Xuân Mỹ. Địa chỉ e-mail:

214


Xây dựng tài liệu hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng phân loại rác…

hội (CSRD) [4]; đề tài Tìm hiểu nhận thức, hành vi về vấn đề rác thải, xây dựng mơ hình thu
gom, phân loại và xử lí rác thải (2018) được thực hiện trên học sinh tại Trường THCS Thị trấn
Nghĩa Đàn - Nghệ An của Nguyễn Quỳnh Nhi [5]; cơng trình Khảo sát mức độ hiểu biết và
khả năng phân loại rác sinh hoạt của học sinh lứa tuổi từ 5-7 tuổi tại quận 7, thành phố Hồ Chí

Minh (2019) của tác giả Dương Quỳnh Hương và Phạm Ngân Hà [6], v.v…
Với trẻ khuyết tật thì việc hình thành kĩ năng phân loại rác cho các em thực sự là một thách
thức lớn bởi những khiếm khuyết mà trẻ mắc phải có thể gây ảnh hưởng đến việc học tập một
kiến thức mới và việc lĩnh hội một kĩ năng mới. Công tác giáo dục, bồi dưỡng kĩ năng phân loại
rác cho học sinh khuyết tật nói chung hay cụ thể là học sinh KTTT dường như chưa thực sự bắt
đầu bởi những rào cản đó. Qua tìm hiểu, chỉ có dự án Connecting Students with Special Needs
to the Environment (2013) của các tác giả Lynn Dominguez and Mary Lou Schilling [7] là thực
hiện cho học sinh khuyết tật phát triển từ 16 đến 26 tuổi tìm hiểu các vấn đề về mơi trường và
việc bảo vệ môi trường. Với những hoạt động tìm hiểu và thực hành ở mơi trường bên ngồi, dự
án đã đem lại sự thích thú và giúp các học sinh khuyết tật phát triển tiếp nhận được kiến thức cơ
bản. Ở Việt Nam hiện chưa có một cơng trình nghiên cứu nào đề cập đến việc giáo dục kĩ năng
phân loại rác thải cho học sinh khuyết tật nói chung và học sinh KTTT nói riêng. Vậy liệu học
sinh KTTT với sự thiếu hụt nhiều mặt mà bản thân gặp phải có thể lĩnh hội được các kiến thức
về phân loại rác thải hay không? Nếu được hướng dẫn cụ thể liệu các em có thực hiện được kĩ
năng phân loại rác để góp phần bảo vệ mơi trường hay khơng? Giải quyết cho những băn khoăn
đó, chúng tôi đã xây dựng tài liệu: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng phân loại
rác thải nhằm đáp ứng mục tiêu rèn luyện kĩ năng phân loại rác thải cho học sinh khuyết tật trí
tuệ tại trường chuyên biệt.

2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng phân loại rác thải cho học sinh
khuyết tật trí tuệ
Ở Tp. Hồ Chí Minh, việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn được Ủy ban nhân dân
Thành phố giao trách nhiệm cho các sở, ban, ngành, đoàn thể. Cụ thể, trách nhiệm của Sở Giáo
dục và Đào tạo TP. HCM như sau: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài ngun và Mơi trường, Ủy ban
nhân dân các quận, huyện: lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường, phân loại chất thải rắn
sinh hoạt tại nguồn vào các hoạt động giáo dục và truyền thông tại các cấp học [8, Điều 21].
Điều này cho thấy kĩ năng phân loại rác thải là một kĩ năng sống cần thiết, nội dung giáo dục kĩ
năng phân loại rác trong nhà trường là một trong những nội dung quan trọng được hệ thống giáo
dục và các cấp chính quyền khuyến nghị giáo dục cho học sinh các cấp học.

Giáo dục ý thức và hình thành thói quen phân loại rác cho học sinh là cách để tác động
ngay từ gốc. Khi nó đã trở thành thói quen sống thì khơng chỉ ở trường mà ở nhà hoặc môi
trường xã hội khác, trẻ luôn biết để thực hiện hành vi tốt đẹp đó. Đồng thời, giúp trẻ thực hiện
được nghĩa vụ của mình với xã hội, thể hiện vai trò của bản thân trong việc chung tay bảo vệ
mơi trường. Học sinh khuyết tật trí tuệ cũng cần được học và thực hành kĩ năng phân loại rác để
hình thành thói quen phân loại rác trong đời sống hằng ngày. Hoạt động phân loại rác của học
sinh khuyết tật trí tuệ sẽ phần nào giảm bớt gánh nặng công việc cho giáo viên, nhân viên các
trường chuyên biệt trong việc thu gom, xử lí rác thải sau mỗi ngày học. Ngồi ra, thơng qua việc
thực hành phân loại rác thải, kĩ năng phán đoán và khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ cũng có
cơ hội phát triển.

2.2. Cơ sở xây dựng lí thuyết nhận thức về rác và phân loại rác thải
2.2.1. Khái niệm rác thải
Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm “rác thải”. Theo Trung tâm Nghiên cứu Phát
215


Cao Thị Xuân Mỹ và Lê Vũ Tường Vy

triển xã hội CSRD thì rác thải là “các chất liệu, vật thể hoặc sản phẩm mà người sử dụng vứt bỏ
đi sau khi chúng đã được sử dụng, bị hư hỏng hay vì buộc phải vứt bỏ đi vì lí do nào đó khác”
[9], hay trong Quyết định về việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh thì: Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh
trong sinh hoạt thường ngày của con người. [10] Như vậy rác, rác thải (hay còn gọi chất thải)
được hiểu đơn giản là những vật, những chất mà con người không sử dụng nữa và thải ra môi
trường xung quanh như: thức ăn thừa, bao bì ni-lơng, phế liệu, giấy, đồ đạc… không sử dụng nữa.
2.2.2. Phân loại rác thải
Phân loại rác là “hoạt động phân tách chất thải nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất
thải để có các quy trình quản lí khác nhau” [9]. Có nhiều cách phân loại rác khác nhau:
• Dựa trên đặc tính của chúng như: rác thải nhựa, rác thải giấy, rác thải kim loại, rác

thải khí.
• Dựa trên tính chất hóa học: rác thải vơ cơ hay rác thải hữu cơ, rác có thể phân hủy hoặc
khơng thể phân hủy [8]
• Phân loại theo nguồn gốc phát sinh thì có 6 loại, bao gồm: rác thải sinh hoạt, rác thải
văn phịng, rác thải cơng nghiệp, rác thải nơng nghiệp, rác thải xây dựng và rác thải y tế.
• Phân loại theo mức độ nguy hại thì rác thải có 2 loại: rác thải khơng nguy hại và rác
thải nguy hại.
• Dựa vào mục đích quản lí và xử lí, chia thành các nhóm như sau:
✓ Nhóm hữu cơ dễ phân hủy (nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác động vật);
✓ Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni-lơng,
thủy tinh);
✓ Nhóm cịn lại - rác vơ cơ khó phân hủy (đồ sành, sứ, thủy tinh đã vỡ/ bể; bao bì bọc bên
ngồi chai/hộp thực phẩm như vỏ bánh kẹo, vỉ thuốc, túi ni-lông không thể tái sử dụng; các vật
dụng/ thiết bị bị bỏ đi trong đời sống hàng ngày của con người như quần áo cũ, giày dép, túi
xách hư hỏng, …).
Theo Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lí chất thải và
phế liệu [10], rác thải được phân làm 3 loại (hình 1) và cách phân loại này được chúng tơi chọn
làm dữ liệu để triển khai dạy cho học sinh. Theo đó, rác thải được phân làm 3 loại: rác hữu cơ dễ
phân hủy, rác tái chế và rác vô cơ khó phân hủy hay cịn gọi ngắn gọn là các loại rác cịn lại.

Hình 1. Sơ đồ phân loại rác thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam
216


Xây dựng tài liệu hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng phân loại rác…

2.3. Nội dung tài liệu Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng phân loại
rác thải cho học sinh khuyết tật trí tuệ
2.3.1. Tiêu chí biên soạn tài liệu
* Đối tượng: Học sinh khuyết tật trí tuệ có tuổi trí tuệ từ 5 - 6 tuổi, mức độ từ trung bình

đến nhẹ.
* Phù hợp với đặc điểm của trẻ khuyết tật trí tuệ
Căn cứ vào các khó khăn của học sinh khuyết tật trí tuệ như: trẻ khó nhớ, nhanh quên; tư
duy trực quan cụ thể, tri giác bằng hình ảnh tốt hơn; độ tập trung chú ý kém, gặp khó khăn khi
phải duy trì sự chú ý vào một cơng việc cụ thể; bên cạnh đó, một số trẻ gặp khó khăn trong cả
ngơn ngữ tiếp nhận và ngơn ngữ diễn đạt; một số trẻ hạn chế khả năng vận động tinh (sử dụng
kéo, cầm bút sáp tô màu…)… để xây dựng các hoạt động sao cho phù hợp và mang hiệu quả
giáo dục cao.
Sử dụng các phương pháp dạy học khác nhau, kết hợp các phương pháp được khuyến khích
sử dụng trong hoạt động giáo dục học sinh khuyết tật nói chung và học sinh khuyết tật trí tuệ nói
riêng như phương pháp trực quan (sử dụng hình ảnh, vật thật và làm mẫu), phương pháp dùng
lời (vấn đáp, đối thoại giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh), phương pháp thực
hành, luyện tập (hệ thống phiếu bài tập, trị chơi).
Việc lựa chọn thơng tin cung cấp cho học sinh được tối giản hóa, chỉ lựa chọn các kiến
thức thực sự quan trọng, các khái niệm về rác, phân loại rác thải được cụ thể hóa, sử dụng ngơn
ngữ phù hợp với đặc điểm của học sinh khuyết tật trí tuệ, diễn đạt một cách đơn giản, dễ hiểu, dễ
nhớ. Các thông tin được chắt lọc, ngắn gọn, các hoạt động được đưa ra nhằm củng cố trí nhớ ngắn
hạn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ khuyết tật trí tuệ và phù hợp với phạm vi của đề tài.
Trẻ khó nhớ, nhanh quên nên một nội dung sẽ được chuyển tải dưới nhiều hình thức đa
dạng khác nhau: nhận biết, ơn tập thơng qua trị chơi, phiếu bài tập, có hoạt động trải nghiệm
cho học sinh tự nêu nhận xét trong các trường hợp cụ thể… Sử dụng rất nhiều các thẻ hình, hình
ảnh phục vụ cho quá trình dạy học kĩ năng phân loại rác thải. Các hình ảnh được lựa chọn đảm
bảo tính tương đối chính xác, gần gũi với học sinh khuyết tật trí tuệ, màu sắc rõ ràng, phù hợp
với đặc điểm tri giác của trẻ, khơng có các yếu tố thừa, hình ảnh chính được tách nền màu xung
quanh, chỉ để nền trắng làm nổi bật vật/ nội dung cần dạy.

Hình 2. Các thẻ hình, hình ảnh sử dụng trong các hoạt động
* Đảm bảo quy trình dạy một kĩ năng sống, gồm 4 bước:
Bước 1 - Khám phá: giáo viên thực hiện đánh giá đầu vào để xác định mức độ kiến thức, kĩ
năng phân loại rác thải của học sinh khuyết tật trí tuệ trước khi thực hiện các hoạt động giáo dục.

Bước 2 - Kết nối: giáo viên xác định mục tiêu dạy học và tiến hành thực hiện các hoạt động
giáo dục, giới thiệu các kiến thức về rác thải, cách phân loại rác cho học sinh khuyết tật trí tuệ.
Bước 3 - Thực hành, luyện tập: giáo viên tạo cơ hội cho học sinh được thực hành vận dụng
kiến các kiến thức đã được học để thực hiện các bài luyện tập, thực hành. Trong quá trình học
sinh thực hành, luyện tập, giáo viên định hướng để học sinh thực hành đúng cách và điều chỉnh
những hiểu biết, kĩ năng còn sai lệch ở học sinh.
Bước 4 - Vận dụng: giáo viên tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng có
được vào các tình huống/ bối cảnh thực tế. Đồng thời, giáo viên cũng tiến hành đánh giá kết quả
học tập của học sinh tại bước này [11].
217


Cao Thị Xuân Mỹ và Lê Vũ Tường Vy

2.3.2. Nội dung tài liệu
Gồm 5 nội dung chính theo các chủ đề như sau:
➢ Khái niệm về rác thải (Chủ đề 1: Rác thải)
➢ Rác được phân thành mấy nhóm/ loại, bao gồm
những gì (Chủ đề 2: Các loại rác thải)
➢ Chủ đề 3 “Tác hại của rác”, chủ đề 4 “Xử lí rác
hữu cơ”
➢ Các loại thùng rác (Chủ đề 5: Nhà của rác thải)
➢ Cách phân loại rác thải (Chủ đề 6: Nhà tôi ở
đâu?).
Mỗi chủ đề được thiết kế như một kế hoạch bài dạy
có 4 phần, bao gồm:
* Mục tiêu bài học;
* Các vật dụng, hình ảnh trực quan cần chuẩn bị;
* Cách tổ chức các hoạt động rèn kĩ năng
* Các phiếu bài tập củng cố.

Hình 3. Trang bìa tập Tài liệu

Hình 4. Các trang bài tập từ tài liệu hướng dẫn

Hình 5. Các hình thức bài tập được thiết kế đa dạng

218


Xây dựng tài liệu hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng phân loại rác…

Do khả năng duy trì sự chú ý vào một cơng việc nào đó của trẻ kém, đặc biệt là ít chú ý đến
lời nói nên thời gian xây dựng mỗi hoạt động chúng tôi gợi ý là từ 20 - 25 phút; hoạt động cá
nhân và nhóm lớp xen kẽ nhau để tránh sự nhàm chán; các hình thức bài tập cũng thay đổi liên
tục (tô màu, cắt dán, trả lời 1 - 1, sắp xếp các thẻ hình, sắp xếp vật thật…). Một số học sinh
khuyết tật trí tuệ sẽ mắc phải các khó khăn về vận động tinh (sử dụng kéo, cầm bút sáp tơ
màu…) nên độ khó của các bài tập được chú ý, điều chỉnh tương đối với năng lực của trẻ (có
các gợi ý thay đổi hoạt động cho phù hợp với các đối tượng trẻ khác nhau).

2.4. Kết quả thực nghiệm
➢ Mục đích: Nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả của tài liệu hướng dẫn qua việc xác định
nhận thức ban đầu của học sinh về rác và thực hành các kĩ năng phân loại rác.
➢ Địa điểm: Trường Tiểu học Chuyên biệt Bình Minh, quận Tân Phú, TP.HCM
➢ Đối tượng: Chọn ngẫu nhiên 6 học sinh của lớp 1B tại trường Bình Minh tham gia thực
nghiệm, 5 học sinh cịn lại vào nhóm đối chứng. Các học sinh này có tuổi trí tuệ trong khoảng 56 tuổi.
➢ Thời gian thực nghiệm: 12 buổi (từ 05/6 đến 03/7/2020).
➢ Nội dung: tổ chức các hoạt động theo tài liệu đã biên soạn cho nhóm thực nghiệm, đánh
giá hiệu quả mục tiêu từng hoạt động.
➢ Cách triển khai


Hình 6. Một số hình ảnh trong quá trình thực nghiệm

Bước 1: Chọn học sinh thực nghiệm và nhóm đối chứng.
Bước 2: Dùng bảng khảo sát, qua hoạt động cụ thể, đánh giá khả năng nhận thức về phân
loại rác của trẻ ở các nhóm.
Bước 3: Tiến hành dạy nhóm thực nghiệm theo từng chủ đề, dựa theo tập tài liệu đã xây
dựng. Chủ đề 1, 2 và 3 được thực hiện trong 6 buổi, mỗi chủ đề 2 buổi học. Chủ đề 4 và 5 được
thực hiện trong 1 buổi. 5 buổi cịn lại dành cho chủ đề 6 vì cần nhiều thời gian cho việc thực
hành rèn luyện. Ngoài ra ở những chủ đề trước, nếu học sinh vẫn chưa lĩnh hội được kiến thức
trong khuôn khổ buổi học đã định trước, việc dạy nội dung đó có thể kéo dài hơn dự định và
thường xuyên củng cố trong các buổi học kế tiếp. Mỗi chủ đề đều được thực hiện theo tiến trình
như sau:
+ Ở buổi 1, học sinh sẽ được truyền thụ các kiến thức cần nhớ. Sau khi được học lí thuyết,
các em sẽ có cơ hội thực hành luyện tập trên các phiếu bài tập củng cố đi kèm.
+ Ở buổi 2, học sinh sẽ được nhắc lại, củng cố các kiến thức một lần nữa trước khi được
thực hành trải nghiệm trong các tình huống thực ngoài lớp học, dưới sân trường.
219


Cao Thị Xuân Mỹ và Lê Vũ Tường Vy

Sau mỗi chủ đề sẽ tiến hành đánh giá lại khả năng tiếp thu bài của học sinh, nếu các em vẫn
chưa nhớ và thành thạo kĩ năng đó, nội dung ở chủ đề đó sẽ được tiếp tục ở buổi học sau.
Bước 4: Ngoài các buổi học và tham gia các hoạt động giáo dục trực tiếp, chúng tôi cũng
đã thiết kế một mơ hình phân loại rác ngay tại hành lang trước lớp học để học sinh có thể thực
hành phân loại rác thải mỗi ngày, và tiện xử lí các tình huống thực tế nhằm khắc sâu kiến thức,
củng cố trí nhớ dài hạn cho trẻ.
➢ Kết quả đánh giá kĩ năng:
Việc đánh giá năng lực của học sinh trong việc thực hành kĩ năng phân loại rác đã được
tiến hành sau các buổi thực nghiệm qua các bảng ghi nhận quá trình và lần kiểm tra cuối cùng

của từng học sinh. Kết quả dưới đây cho thấy sự tiến bộ rõ rệt của học sinh:
Ghi chú (trục tung): 1-không làm được, 2-thỉnh thoảng, 3-làm tốt,
4-làm rất tốt
4
3
2
1
0
N.H.D

T.N.H

N.H.H

H.L.B.N

Trước thực nghiệm

P.M.S

P.T.T

Sau thực nghiệm

Biểu đồ 1. So sánh khả năng phân rác thành 3 loại trước và sau thực nghiệm
Ghi chú (trục tung): 1-không làm được, 2-thỉnh thoảng, 3-làm tốt, 4-làm rất tốt
4
3
2
1

0
N.H.D

T.N.H

N.H.H H.L.B.N

P.M.S

P.T.T

Trước thực nghiệm

L.P.A Đ.N.V.H V.P.A.K T.V.T.T

V.Đ.T

Sau thực nghiệm

Nhóm thực nghiệm
Nhóm đối chứng
Biểu đồ 2. So sánh khả năng phân loại rác giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
Trước thực nghiệm, tất cả 6/6 học sinh đều chưa có các kĩ năng phân loại rác (mức 1). Sau
khi được tham gia 12 buổi các hoạt động giáo dục kĩ năng phân loại rác, các em đã có thể thực
hiện được việc phân rác thành 3 loại ở mức độ “thỉnh thoảng”, thậm chí có em “làm rất tốt”
(mức 4). Nếu như khả năng phân loại rác của học sinh nhóm thực nghiệm được cải thiện đáng
220


Xây dựng tài liệu hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng phân loại rác…


kể thì ở học sinh nhóm đối chứng, kĩ năng này hầu như khơng có sự chênh lệch so với ban đầu.
Phần đánh giá lại cho thấy chỉ có một học sinh trong nhóm đối chứng có kĩ năng phân loại
rác được cải thiện là A.K, từ “mức 1” lên “mức 2”. Xét thấy trong các hoạt động được tổ chức,
chúng tôi thường sử dụng video clip để truyền tải các kiến thức về phân loại rác cho học sinh.
A.K lại rất thích xem video nên những lúc trình chiếu bạn ấy chú ý và có thể tự học được các
cách phân loại rác và hình thành được kĩ năng này ở mức độ “thỉnh thoảng”.
Kết quả đánh giá so sánh trước và sau khi thực nghiệm đã chứng minh rằng học sinh
khuyết tật trí tuệ có thể học được một kĩ năng mới nếu có thời gian đủ dài và có các hình thức
giáo dục phù hợp với đặc điểm của trẻ như tư duy trực quan hình ảnh, cụ thể; khó khăn trong
ngôn ngữ tiếp nhận nên cần chú ý khi sử dụng các hướng dẫn bằng lời phải thật ngắn gọn, rõ
ràng; mức độ tập trung chú ý của trẻ khơng cao nên cần có những thời gian nghỉ giữa giờ, các
hoạt động chuyển tiếp phù hợp, các chi tiết trong một bài luyện tập thực hành thật súc tích, tránh
các yếu tố thừa dẫn đến sự phân tán chú ý của học sinh…

2.5. Khảo sát đánh giá tài liệu

Biểu đồ 3. Chất lượng của tài liệu hướng dẫn giáo dục kĩ năng phân loại rác
Song song với quá trình thử nghiệm, nhằm hoàn thiện tài liệu Hướng dẫn tổ chức các hoạt
động giáo dục kĩ năng phân loại rác thải cho học sinh khuyết tật trí tuệ, chúng tơi tiến hành
khảo sát ý kiến đánh giá của 32 giáo viên, nhân viên trường Tiểu học Chuyên biệt Bình Minh về
tài liệu hướng dẫn qua Phiếu khảo sát.
Kết quả khảo sát 100% ý kiến đều đánh giá các kiến thức mà tài liệu cung cấp “khá đầy
đủ”, không cần bổ sung thêm nội dung gì. 100% giáo viên, nhân viên đều ghi nhận cách triển
khai các nội dung kiến thức được trình bày trong tài liệu là phù hợp với khả năng của học sinh
khuyết tật trí tuệ, những thơng tin thật sự cần thiết, các kiến thức được tối giản hóa, các hoạt
động được đưa ra nhằm củng cố trí nhớ ngắn hạn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ
khuyết tật trí tuệ. Khơng có ý kiến đánh giá mức độ “khơng phù hợp lắm”.
Điều đó chứng tỏ các giáo viên, nhân viên đều hài lòng với tập tài liệu hướng dẫn giáo dục
kĩ năng phân loại rác mà chúng tôi đã xây dựng, cũng như tính khả quan, hữu ích và phù hợp

của tài liệu trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh khuyết tật trí tuệ kĩ năng
phân loại rác thải.

3. Kết luận
Việc phân loại rác là một thách thức với học sinh khuyết tật trí tuệ nhưng kết quả sau thực
nghiệm là một tín hiệu khả quan, phần nào minh chứng được khả năng tiếp thu của học sinh
khuyết tật trí tuệ khi được học kĩ năng phân loại rác thải. Và cho thấy tài liệu Hướng dẫn tổ
chức các hoạt động giáo dục kĩ năng phân loại rác thải phù hợp để giảng dạy cho đối tượng học
221


Cao Thị Xuân Mỹ và Lê Vũ Tường Vy

sinh khuyết tật trí tuệ ở trường chun biệt, thực sự có hiệu quả trong việc rèn luyện kĩ năng
phân loại rác cho học sinh.
Chúng tôi mong muốn tài liệu sớm được phổ biến đến các cơ sở giáo dục trẻ khuyết tật, để
nhà trường có học liệu hướng dẫn học sinh thực hành rèn luyện, ứng dụng hiệu quả kĩ năng
phân loại rác thải để vừa tiết kiệm vừa bảo vệ mơi trường sống, đem lại những lợi ích lâu dài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] International Journal of Environmental and Science Education, 2016, Vol. 11, No. 12,
5453-5476 Link: />[2] Ideas and Activities for Recycling Education for Grades K-12.
[3] Link: />[4] />[5] />[6] />[7] />[8] Green Teacher Education for Planet Earth - June 21, 2013.
[9] Link />[10] Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Quy định về phân loại chất thải rắn sinh
hoạt tại nguồn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Quyết định số 44/2018/QĐ - UBND.
[11] CSRD, 2013. Sổ tay Giảm thiểu – Phân loại – Tái chế rác thải nhựa.
[12] Link: />[13] Chính phủ, 2015. Nghị định số 38/2015/NĐ-CP - Về quản lí chất thải và phế liệu, Hà Nội.
[14] />ABSTRACT
Developing manuals for organizing educational activities on waste separation skills
for students with intellectual disabilities


Cao Thi Xuan My1 and Le Vu Tuong Vy2
1

Faculty of Special Education, Ho Chi Minh City University of Education
2

Binh An Special Kindergarten

Awareness raising and forming the habit of waste separation for students in general and
those with intellectual disability are a way to influence right from the start to help children adapt
well to the living environment and interact effectively in the social environment. Guidance on
how to organize educational activities regarding waste separation was built to meet the goal of
training waste separation skills for students with intellectual disability at special education
institutions. The process of experimentation and survey shows that the material is really good
quality and suitable for children with intellectual disabilities. This, thereby, affirms that students
with intellectual disabilities will have a change in their understanding of waste separation if they
have a chance to learn about and practise separating waste. They will become accustomed to as
well as develop this habit on a daily basis, thus enabling them to contribute their part to the
overall conservation of the environment.
Keywords: waste, waste separation, students with intellectual disability.
222



×