Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tích hợp sử dụng công nghệ trong giáo dục môi trường cho trẻ em mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.6 KB, 8 trang )

HNUE JOURNAL OF SCIENCE
Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 4AB, pp. 251-258
This paper is available online at

DOI: 10.18173/2354-1075.2021-0080

TÍCH HỢP SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
CHO TRẺ EM MẦM NON

Lưu Thị Chung1, Hoàng Thị Nho2 và Lương Thị Hà1
Khoa Sư phạm Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Hoa Lư
Khoa Các Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
1

2

Tóm tắt. Giáo dục mơi trường có vai trị quan trọng với trẻ nhỏ. Trẻ em xuất phát từ nhiều
hoàn cảnh khác nhau do đó trẻ cũng có sự khác nhau về khả năng tiếp cận với môi trường
và công nghệ thơng tin. Giáo viên với vai trị là người dẫn dắt để đảm bảo mọi trẻ đều cơ
hội bình đẳng trong học tập, việc tích hợp sử dụng các ứng dụng công nghệ là cách tiếp cận
hiệu quả giúp trẻ có hiểu biết sâu sắc hơn về mơi trường và cơng nghệ. Bài báo này nhằm
tìm hiểu việc giáo dục môi trường theo hướng giúp trẻ khám phá, quan sát, áp dụng và suy
luận qua tích hợp sử dụng các thiết bị công nghệ với một số ứng dụng về các hoạt động ở
trường mầm non để khuyến khích trẻ tìm hiểu sâu về mơi trường vào các hoạt động mơi
trường, từ đó giáo dục trẻ là những cơng dân có ý thức bảo vệ mơi trường.
Từ khóa: giáo dục mơi trường, cơng nghệ, phương tiện kĩ thuật, tích hợp, trẻ em, giáo viên.

1. Mở đầu
Giáo dục môi trường (GDMT) với trẻ em có vai trị quan trọng như một trong những kinh
nghiệm lịch sử mà đứa trẻ cần chiếm lĩnh [1]. Jim Greenman (1987) đã chỉ ra rằng trẻ em đang
mất dần môi trường sống và mất dần khả năng khám phá thế giới của chúng [2]. Các nghiên cứu


đã nhấn mạnh rằng trẻ em cần phải được kết nối lại với thế giới thiên nhiên. Trong trường mầm
non, giáo dục mơi trường (GDMT) có vai trị quan trọng khi tạo ra sự kết nối giữa trẻ và thế giới
xung quanh, thế giới thiên nhiên, giúp trẻ khám phá mơi trường bên ngồi và suy nghĩ về các
hiện tượng khác nhau trong môi trường.
Trẻ học về môi trường bất cứ thời gian nào mà chúng được trải nghiệm môi trường thiên
nhiên xung quanh chúng. Do đó, GDMT phải được lồng ghép, đan xen, tích hợp vào các lĩnh
vực khác trong cuộc sống và trong các hoạt động của trẻ [1]. Các nhà giáo dục cho rằng có thể
tăng cường những khám phá của trẻ bằng việc cung cấp cho chúng niềm đam mê, thích thú và
làm giàu những trải nghiệm. Đối với trẻ em, GDMT được hướng đến thông qua các cơ sở cơ
bản của nghiên cứu khoa học: khám phá, quan sát, giao tiếp, tổ chức, áp dụng, liên kết và suy
luận (Arce, 2013) [3]. Do đó, GDMT cũng là một công cụ vô giá để dạy các kĩ năng tư duy phê
phán và áp dụng các kĩ năng này vào thế giới/cuộc sống hàng ngày của trẻ. GDMT là rất cần
thiết để khuyến khích trẻ trở thành những người bảo vệ môi trường tốt nhất và khuyến khích trẻ
suy nghĩ ở cấp độ tồn cầu nhưng hành động ở cấp độ địa phương liên quan đến môi trường và
các vấn đề về môi trường. GDMT cần phải đầy đủ hơn, sâu sắc hơn là việc chỉ học về cây cối,
động vật và môi trường.
Ngày nhận bài: 22/7/2021. Ngày sửa bài: 20/8/2021. Ngày nhận đăng: 2/9/2021.
Tác giả liên hệ: Lưu Thị Chung. Địa chỉ e-mail:

251


Lưu Thị Chung, Hoàng Thị Nho và Lương Thị Hà

Trong GDMT cho trẻ em mầm non, việc lựa chọn và sử dụng công nghệ một cách phù hợp
không chỉ giúp tăng cường các kĩ năng tư duy, áp dụng mà cịn kích thích trẻ hứng thú và tích
cực tham gia vào thế giới xung quanh. Khi các phương tiện kĩ thuật công nghệ phù hợp với sự
phát triển của trẻ có thể được sử dụng để bổ sung thêm những trải nghiệm của trẻ về thế giới
thiên nhiên khi chương trình giáo dục được dựa trên nghiên cứu và lí thuyết và kết hợp trải
nghiệm. Sử dụng công nghệ hỗ trợ tìm hiểu mơi trường sẽ giúp trẻ tìm hiểu về môi trường hiệu

quả hơn, nhất là khi kết hợp khám phá khơng gian bên ngồi kết hợp với cơng nghệ.
Từ những năm khoảng đầu 2000, việc ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin vào giáo
dục ở Việt Nam được thúc đẩy nhanh chóng, các giáo viên nói chung, GVMN nói riêng đã ứng
dụng cơng nghệ thơng tin (ICTs) chuyển sang cách dạy và học theo kiểu lấy học viên làm trung
tâm, tạo động lực cho học tập. ICTs như videos, tivi và các phần mềm truyền thông trong máy
tính gồm đoạn chữ, âm thanh, màu sắc, hình ảnh động có thể được sử dụng để cung cấp những
nội dung mới và có tính thử thách có thể thu hút người học. Đối với bất cứ loại ICT nào, các
máy tính được kết nối với nhau thơng qua mạng Internet làm tăng động lực cho người học do
các máy tính này là sự kết hợp giữa các phương tiện truyền thông, đem lại cơ hội kết nối, trao
đổi giữa một người với các sự kiện trên thế giới [9]. Bài viết tập trung nghiên cứu việc sử dụng
các phương tiện cơng nghệ có thể hỗ trợ phù hợp với giáo dục môi trường cho trẻ mầm non
trong điều kiện sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ và thiết bị.

2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Vai trò của GDMT đối với trẻ em mầm non
Trẻ em đang ngày càng bị tách khỏi những niềm vui thích với mơi trường bên ngoài và một
số trẻ chưa bao giờ được trải nghiệm trong thế giới thiên nhiên hoặc các em không hiểu rằng các
là một phần của cộng đồng. [6] Nếu trẻ đi ra ngồi, trẻ thường chỉ nhìn thấy nào là đường phố,
nhà cửa, xe cộ, phương tiện, và con người. Các em khơng chỉ có rất ít hiểu biết về mơi trường
thiên nhiên xung quanh mà cịn khơng có cơ hội để trải nghiệm những gì mà sẽ giúp trẻ phát
triển hiểu biết/cảm nhận về sự yên bình của một dịng suối hoặc tiếng hót của một con chim [1].
Nhiều trẻ cịn chưa từng được tham quan một cơng viên, một vùng thiên nhiên, quan sát cuộc
sống thiên nhiên hoang dã. Do đó, GDMT nhằm mục đích đưa trẻ đến gần hơn với thiên nhiên,
với môi trường sống xung quanh. [12].
Mặt khác, trẻ em ngày nay đang phải sống trong bối cảnh của ô nhiễm môi trường và biến
đổi khí hậu nghiêm trọng. Các em thường được giải thích về tầm quan trọng của việc làm giảm
sự ô nhiễm hoặc tái chế vật liệu nhưng không được dạy hoặc hiểu đầy đủ lí do vì sao. Trẻ khơng
thể phát triển ý tưởng bảo vệ môi trường nếu không được giáo dục về mơi trường một cách có ý
nghĩa và hiệu quả. Tuy nhiên, chương trình giáo dục mầm non ở hầu hết các nước hầu như chưa
có nhiều sự tập trung vào việc giúp trẻ hiểu các vấn đề về môi trường chẳng hạn như sự phân

phối nước, các nguồn cung cấp nước bị ô nhiễm, hay sự ô nhiễm mơi trường mặc dù người ta
ước tính khoảng hơn 42% dân số sống trong các khu vực có mức độ ô nhiễm đang quá cao hoặc
quá nguy hiểm đến việc hít thở của con người (Hiệp hội ung thư Mĩ, 2013). [6]
Trẻ em ngày nay là những người đưa ra quyết định và là những người bảo vệ, ủng hộ cho
thế giới ngày mai. Mục tiêu giáo dục môi trường cao nhất là để tạo ra các công dân tồn cầu có
am hiểu sâu sắc về mơi trường (Disinger & Roth, 1992) [7]. Để làm được điều này, các nhà giáo
dục phải giúp trẻ có được hiểu biết tốt hơn, sâu hơn về môi trường và các nguồn lực thiên nhiên
cũng như các vấn đề về môi trường ảnh hưởng đến chúng.

252


Tích hợp sử dụng cơng nghệ trong giáo dục mơi trường cho trẻ em mầm non

2.2. Tiếp cận giáo dục môi trường theo hướng lấy trẻ em làm trung tâm, kích thích
sự tích cực học tập của trẻ
Trong q trình lớn lên, trẻ em tồn tại và phát triển trong một chỉnh thể tồn diện và hài
hịa về nhiều mặt, tích hợp là con đường thích hợp nhất trong việc dẫn dắt trẻ đến với nền văn
hóa, đến với mơi trường sống của con người với cách ứng xử có văn hóa. [1]
Nhà trường cần tổ chức cho trẻ mơi trường hoạt động mang tính tích hợp gồm nhiều lĩnh
vực văn hóa được khai thác triệt để để GDMT cho trẻ em. Giáo viên mầm non (GVMN) là
người tổ chức, hướng dẫn cịn trẻ em thì hoạt động trong mơi trường xung quanh, nhằm giúp trẻ
biết tìm khám phá những điều mới lạ xung quanh, có thái độ thân thiện, gắn bó với thiên nhiên
và biết bảo vệ mơi trường của mình. GDMT cần coi trẻ vừa là một bộ phận bé bỏng, non yếu
của môi trường cần được bảo vệ, vừa là chủ thể sống trong môi trường cùng với người lớn bảo
vệ môi trường. GDMT trong trường cần tập trung vào trẻ em, kích thích tính tích cực chủ động
của các em: Những tác động từ người lớn trong trường đến môi trường đều phải xuất phát từ
quyền lợi của trẻ; luôn coi trẻ em là chủ thể tích cực trong mơi trường, cần khuyến khích để trẻ
thể hiện cách ứng xử đúng đắn của mình với mơi trường xung quanh bằng chính cách hiểu, cách
cảm nhận, cách làm tránh mọi sự áp đặt từ bên ngồi, hình thành ở trẻ hhu cầu tìm tịi, khám phá

thiên nhiên, gắn bó, thân thiện với thiên nhiên và nguyện vọng làm những điều tốt lành đem lại
sự bình yên cho thiên nhiên; dựa vào vốn kinh nghiệm của trẻ, tùy theo số lượng và xu hướng phát
triển vốn kinh nghiệm của mỗi trẻ mà định ra phương hướng, cách thức, nội dung GDMT cho phù
hợp hơn với mỗi trẻ, vốn kinh nghiệm của trẻ càng phong phú thì GDMT càng thuận tiện [1]
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) được đưa vào chương trình GDMN theo
hướng tích hợp, lồng ghép nhằm hướng đến hình thành ở trẻ một số biểu tượng về giá trị của
môi trường; sự tác động qua lại của con người với mơi trường, hình thành ở trẻ thái độ và hành
vi bảo vệ môi trường.
Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng
về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng của trẻ
đối với môi trường xung quanh. Việc khám phá quy luật của tự nhiên nhằm mục đích bảo vệ
mơi trường có thể bắt đầu từ lứa tuổi mầm non. Để đảm bảo cho con người được sống trong một
môi trường lành mạnh thì việc giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường được hình thành và rèn luyện
từ rất sớm, từ lứa tuổi mầm non giúp con trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường sống
của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết, từ đó biết cách sống tích cực
với mơi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ.
Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, (2005) đã cho rằng các phương pháp giáo dục môi trường cho
trẻ là rất quan trọng. Phương pháp GDMT cho trẻ thơ khơng nằm ngồi những phương pháp
giáo dục phát triển trẻ em nói chung nhưng để đạt được những mục đích của GDMT, các
phương pháp giáo dục sẽ được khai thác và phân tích kĩ hơn ở góc độ về mỗi quan hệ con người
- môi trường, đặc biệt là mối quan hệ trẻ em thiên nhiên, nhằm hình thành kiểu ứng xử có văn
hóa đối với mơi trường của mình. Phương pháp GDMT trong trường Mầm non, cụ thể hơn, đó
là cách thức làm việc của giáo viên và của trẻ em, trong đó, GV là người tổ chức, hướng dẫn
cịn trẻ em thì hoạt động trong mơi trường xung quanh, nhằm giúp trẻ biết tìm hiểu, khám phá
những điều mới lạ xung quanh, có thái độ thân thiện, gắn bó với thiên nhiên và biết bảo vệ mơi
trường đứng của mình. Tác giả đã nhấn mạnh đến phương pháp cho trẻ quan sát có vai trị vơ
cùng quan trọng, cần cho trẻ quan sát, tri giác trực tiếp các sự vật và hiện tượng của thế giới
xung quanh một cách có định hướng, có mục đích nhằm giúp trẻ nhận biết các thuộc tính bên
ngồi của sự vật và hiện tượng và những biến đổi của chúng do tác động của môi trường, cần
giúp trẻ nhận biết các thuộc tính bên ngồi của sự vật và hiện tượng và những biến đổi của

chúng do tác động của môi trường. Bằng phương pháp quan sát trẻ có thể tích luỹ biểu tượng về
thế giới khơng có sự sống, về hệ sinh thái (thực vật, động vật) với những mối quan hệ tương tác
253


Lưu Thị Chung, Hoàng Thị Nho và Lương Thị Hà

và biến hóa giữa chúng. Qua đó, trẻ tập nhận xét về đặc điểm cũng như những biến đổi của sự
vật và hiện tượng trong thiên nhiên và trong cuộc sống gần gũi. Trẻ có thể quan sát tất cả những
gì xảy ra xung quanh, từ con gà. con lợn, cây cau, cây chuối, dịng sơng, ao cá, tia nắng, ngọn
gió, đám mây, trăng sao trên trời,… đến những sinh hoạt của con người dưới ảnh hưởng của
môi trường. Phương pháp tổ chức cho trẻ trải nghiệm trong môi trường cũng có vai trị quan
trọng, cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với môi trường xung quanh để giúp trẻ cảm nhận rõ tác động
qua lại giữa trẻ với môi trường, không chỉ bằng các giác quan mà bằng tất cả tâm hồn và thể
chất. Việc người lớn chỉ cho trẻ nhận ra và cảm thụ được vẻ đẹp của thiên nhiên sẽ giúp cho
những trải nghiệm đó càng thêm sống động, sâu sắc và gây cho trẻ hứng thú đến với thiên nhiên
như sà vào lòng mẹ. Điều này hun đúc nên ở trẻ lòng yêu thiên nhiên và làm nảy sinh những
hành động bảo vệ thiên nhiên một cách tự giác [8].

2.3. Vai trò và cách thức sử dụng phương tiện, thiết bị công nghệ đối với giáo dục
môi trường
Một trong những thay đổi đáng chú ý trong lớp học qua 2 thập kỉ qua đó là sự tiến bộ đáng
kinh ngạc về công nghệ được sử dụng trong lớp học [9], [10]. Trường học và các cơ sở giáo dục
đang nhấn mạnh vào việc sử dụng công nghệ như là một cơng cụ dạy và học bởi vì cơng nghệ
khuyến khích giáo viên và trẻ làm việc cùng nhau để cải thiện quá trình dạy và học [10].
Cục Tiêu chuẩn công nghệ giáo dục thế giới (The International Education Technology
Standards- ISTE, 2007) cho rằng để có thể trở thành lực lượng lao động có sức cạnh tranh, trẻ
cần phải có được các kĩ năng cơ bản về cơng nghệ thơng tin. Đối với nhóm trẻ ở các gia đình có
điều kiện, các em được tiếp cận đầy đủ với công nghệ thông tin, các kĩ năng này đã được phát
triển ở mức độ cao vào độ tuổi khi mà trẻ đi học nhưng đối với các trẻ ở các gia đình khơng ít

có điều kiện hơn thì khả năng để phát triển các kĩ năng sử dụng công nghệ thơng tin chỉ có thể
xảy ra ở mơi trường nhà trường [12].
Chúng ta khơng đồng tình với việc sử dụng các phương tiện công nghệ khiến trẻ học tập
một cách thụ động hoặc các trị chơi (games) để giải trí. Phương pháp chính là sử dụng các thiết
bị kĩ thuật cơng nghệ có tính tương tác theo những cách giúp trẻ tạo dựng các mối liên kết với
môi trường thiên nhiên và từ đó nảy sinh các ý tưởng, kế hoạch bảo vệ cho mơi trường thiên
nhiên [11].
Ngồi ra, để phát triển các kĩ năng sử dụng công nghệ, việc tích hợp cơng nghệ vào trong
chương trình quốc gia cung cấp cho trẻ các công cụ bổ trợ để tăng cường trải nghiệm học tập
của chúng. Cơng nghệ có thể tập trung vào các phong cách học tập khác nhau bằng việc giúp
học sinh hiểu những trải nghiệm học tập của chúng thơng qua các phương tiện như: lời nói, chữ
viết, không gian, số lượng và sơ đồ. Công nghệ có thể thúc đẩy việc học tập của trẻ em ngày nay
và được sử dụng để phát triển tư duy độc lập. Các thiết bị kĩ thuật cơng nghệ có thể cung cấp
các cơ hội dạy học lấy trẻ làm trung tâm; dạy học hợp tác và tăng cường sự tương tác giữa GV
và trẻ [9] [11].
Để đưa công nghệ vào dạy học theo các cách thức đạt hiệu quả giáo dục và phù hợp với độ
tuổi, NAEYC và trung tâm Fred Rogers đã khuyến nghị rằng các giáo viên mầm non [11]:
- Lựa chọn, sử dụng, tích hợp và đánh giá các thiết bị, phương tiện kĩ thuật công nghệ có
tính tương tác theo các cách thức có mục đích và phù hợp với sự phát triển; lưu ý cẩn thận về tính
phù hợp; chất lượng nội dung; trải nghiệm của trẻ và các cơ hội tham gia/ hợp tác cùng nhau.
- Cung cấp các hoạt động trong chương trình cho trẻ một cách cân bằng, nhận ra rằng các
thiết bị kĩ thuật công nghệ và phương tiện truyền thơng có tính tương tác có thể là các cơng cụ
vô cùng giá trị khi được sử dụng một cách có mục đích với trẻ để hỗ trợ và mở rộng sự tham gia
một cách chủ động, tích cực, sáng tạo với những gì xung quanh chúng và với thế giới.
254


Tích hợp sử dụng cơng nghệ trong giáo dục mơi trường cho trẻ em mầm non

- Không nên sử dụng ti vi, video, DVD có tính thụ động và các thiết bị kĩ thuật công nghệ,

phương tiện truyền thông không có tính tương tác trong chương trình giáo dục mầm non đối với
trẻ dưới 2 tuổi và ngăn cản việc sử dụng các thiết bị có tính thụ động và khơng có tương tác với
trẻ từ 2 - 5 tuổi.
- Hạn chế bất kì việc sử dụng các thiết bị kĩ thuật cơng nghệ có tính tương tác trong chương
trình giáo dục mầm non cho trẻ dưới 2 tuổi để tăng cường những tương tác có tính phản hồi, hỗ
trợ, phù hợp giữa người chăm sóc và trẻ và tăng cường mối quan hệ giữa người lớn và trẻ.
- Cân nhắc một cách cẩn thận những khuyến cáo từ các tổ chức sức khỏe cộng đồng về
lượng thời gian nhìn màn hình cho trẻ từ lúc sinh đến 5 tuổi khi xác định những giới hạn sử dụng
các phương tiện kĩ thuật công nghệ một cách phù hợp trong môi trường giáo dục mầm non.
Chúng ta không ủng hộ cho việc sử dụng các kĩ thuật công nghệ để thay thế cho những
tương tác và trải nghiệm thực tế nhưng cũng cần tin tưởng rằng GV có thể sử dụng công nghệ
để xây dựng các kĩ năng và các hứng thú về môi trường mặc dù 2 lĩnh vực này trong chương
trình giáo dục mầm non tưởng như trái ngược nhau. Mục tiêu là cho trẻ có sự am hiểu sâu sắc;
sự am hiểu sâu sắc này sẽ chuẩn bị cho trẻ trở thành những cơng dân đóng góp tích cực cho thế
giới ngày mai [12].

2.4. Tích hợp một số ứng dụng công nghệ số trong giáo dục môi trường cho trẻ
mầm non
Các thiết bị công nghệ kĩ thuật số mới mang lại cơ hội tiếp cận với thông tin, giao tiếp và
môi trường khắp thế giới. Việc sử dụng cơng nghệ một cách phù hợp có thể có một kết quả tích
cực đến giáo dục bởi vì nó cung cấp cho tất cả mọi trẻ cơ hội bình đẳng để tiếp cận thông tin và
kiến thức [9], 12]. Các GVMN một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của sử dụng cơng nghệ
số là cơng cụ hữu ích góp phần thành công cho vận dụng các phương pháp giáo dục môi trường
(Blum-Ross & Livingstone, 2018; Enochsson & Ribaeus, 2020; Marklund & Dunkels, 2016) [13].
Cơng nghệ có thể xóa bỏ các khoảng cách về cơ hội tiếp cận [14]. Có thế sử dụng các thiết bị
công nghệ như sau:
2.4.1. Webcams và vận dụng mạng toàn cầu
Theo cách hiểu đơn giản, webcam là một máy ảnh thời gian thực mà tạo ra các hình ảnh
được lặp lại, tải các hình ảnh đó lên một trang web mà có thể được truy cập ở trang Mạng Tồn
Cầu (WWW). Webcam có thể cung cấp cho giáo viên các cách hiệu quả để khuyến khích trẻ

tham gia vào mơi trường theo cách có sự tương tác [15].
Với tính năng của ứng dụng này, cho phép trẻ tìm hiểu về những nội dung mà trẻ khó có cơ
hội được trải nghiệm thực tế và cho phép trẻ tương tác với môi trường thực qua Webcam như:
- Động vật và các điều kiện sống của động vật (động vật hoang dã và động vật trong sở
thú…);
- Tìm hiểu về khơng khí;
- Tìm hiểu về hiện tượng tự nhiên (mưa, gió, bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, núi lửa, mặt
trăng, mặt trời, cầu vồng...);
- Nhận biết được một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường (khói bụi nhà máy, ống nước
thải của các nhà máy, khói bụi từ phương tiện giao thơng; rác thải và ảnh hưởng của rác thải...);
- Danh lam thắng cảnh của thế giới hoặc của cả nước.
Ví dụ: Với những nơi có cơng nghẹ phát triển, trẻ có thể quan sát động vật trong thế giới
hoang dã hoặc ở sở thú. Điều này cho phép trẻ đến được những nơi mà chúng khơng thể tới
được, trẻ có thể quan sát hành vi của một con gấu trúc ở sở thú Atlanta, có thể cho trẻ quan sát
gấu Bắc cực di cư ở Canada thông qua webcam “the Polar Bear International webcam” [12, 15].
Với điều kiện các nơi không tiếp cận được Webcam quốc tế, có thể lấy được các đoạn trích
255


Lưu Thị Chung, Hoàng Thị Nho và Lương Thị Hà

ngắn về các hoạt động của các con vật /hoạt động từ những dữ liệu được các nhà khoa học ghi
chép lại hoặc các dữ liệu từ các nguồn khác kết hợp với sử dụng các hiệu ứng để thực hiện các
đoạn phim có hình ảnh động cho các hoạt động GDMT.
2.4.2. Máy quay phim, chụp ảnh (cameras and video)
Các thiết bị chụp ảnh và quay phim kĩ thuật số cung cấp cho người học cơ hội để chia sẻ
quan điểm của họ về môi trường với các bạn cùng lớp cũng như với bạn bè trên toàn thế giới.
Trẻ nhỏ có khó khăn trong việc hiểu quan điểm của người khác, nhưng tranh ảnh và video có
thể giúp cho những trẻ thậm chí nhỏ tuổi nhất cũng có thể hiểu được quan điểm của người khác,
bao gồm có nơi họ sống, nơi họ học tập và môi trường xung quanh họ. Người học có thể có

được các bức ảnh về các môi trường khác nhau và đưa ra những so sánh về những khác biệt mà
họ thấy [16].
Với sự hỗ trợ của người lớn, trẻ có thể sử dụng thiết bị quay phim và chụp ảnh kĩ thuật số
để ghi lại dữ liệu, thông tin, tiến hành quan sát; hoặc làm tài liệu các sự kiện/sự việc. Những
hoạt động mà có thể cho trẻ tiếp cận với mơi trường trường học, có thể cho trẻ chụp ảnh về các
lồi cây trong suốt năm học và làm tài liệu về những thay đổi khác nhau theo thời gian. Trẻ có
thể làm tài liệu về nơi mà chúng thấy một lồi cơn trùng hay một lồi chim cụ thể nào đó bằng
quay phim kĩ thuật số [16].
Với tính năng của ứng dụng này, cho phép trẻ tìm hiểu sâu hơn về những nội dung GDMT sau:
- Thời tiết;
- Động vật (các loài sâu bọ, côn trùng; vật nuôi… mối quan hệ giữa con người với động
vật, môi trường đối với động vật..), Thực vật (ích lợi của cây đối với con người; điều kiện về
đất, nước khơng khí cho cây phát triển);
- Vai trị của mơi trường đối với đời sống con người;
- Những nghề chăm sóc bảo vệ mơi trường: Cơng nhân cơng ti mơi trường, người trồng
cây, chăm sóc cây cối, bác lao công trong trường.
2.4.3. Công nghệ di động
Công nghệ di động đang ngày càng đi vào các lớp học với một tốc độ nhanh chóng. Giáo
viên và trẻ có thể có nhiều cơng nghệ di động trong tầm tay. Các kĩ thuật công nghệ di động bao
gồm điện thoại thơng minh, iPod, iPad, máy tính bảng, và eReader (phần mềm đọc) cung cấp
cho người học cơ hội tiếp cận với vơ số các thiết bị có tính tương tác và hợp tác. Các ứng dụng
của thiết bị công nghệ di động cung cấp các thiết bị mà phù hợp với sự phát triển và đa dạng văn
hóa. Trẻ có thể tiếp cận nhanh chóng với âm nhạc, hình ảnh, video và sách vở mà đại diện cho
nhiều văn hóa khác nhau trên tồn thế giới. Hình ảnh, âm thanh và video có thể được ghi lại và
được chia sẻ với mọi người. Hàng loạt các ứng dụng mà hoạt động bằng cảm ứng và di chuyển
hỗ trợ các nhu cầu phát triển của trẻ. Trẻ có thể sử dụng thiết bị công nghệ di động theo nhiều
cách khác nhau trong lớp học và ngoài lớp học. Các thiết bị công nghệ di động sử dụng cảm ứng
như iPad, iTouch mang đến những tương tác cho những trẻ chưa phát triển đầy đủ các kĩ năng
vận động tinh và kĩ năng đọc [15] [16].
Với tính năng của ứng dụng này, cho phép trẻ tìm hiểu sâu hơn và ghi lại các hoạt động

GDMT mà GVMN hiện nay có ứng dụng kết hợp với STEAM như:
- Làm bè, làm cầu chống lũ;
- Sử dụng sản phẩm tái chế để sáng tạo đồ dùng, học liệu…;
- Nhặt lá cây, chăm sóc, trồng cây xanh;
- Diễn tập ứng phó với các tình huống thiên tai (động đất, lũ lụt: trẻ và GV có thể dùng
máy quay ghi lại các bước…).

256


Tích hợp sử dụng cơng nghệ trong giáo dục mơi trường cho trẻ em mầm non

3. Kết luận
Việc tích hợp/lồng ghép về môi trường và công nghệ vào trong các chương trình giáo dục
hiện có sẽ giúp chuẩn bị cho trẻ trở thành những cơng dân chủ động, có tinh thần trách nhiệm
với môi trường và cộng đồng.
GDMT nhằm làm cho trẻ hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ, hình thành và phát triển ở
trẻ thói quen, ý thức bảo vệ môi trường. Thông qua việc giáo dục về mơi trường giúp bồi dưỡng
tình u thiên nhiên, những cảm xúc và hình thành thói quen, kĩ năng sống bảo vệ môi trường
cho trẻ. Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ luôn là một hoạt động mang tính giáo
dục cao, địi hỏi GV ln phải nhạy bén, linh hoạt, tận dụng các nguồn lực của công nghệ thành
nguồn học liệu trong GDMT cho trẻ. Sử dụng tích hợp các phương tiện kĩ thuật cơng nghệ có
tính tương tác và phù hợp với độ tuổi nhằm thúc đẩy trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động mà
hỗ trợ trẻ nhận thức sâu sắc về môi trường và các nguồn lực thiên nhiên. Vì vậy, khơng chỉ việc
cung cấp, hỗ trợ cho giáo viên mầm non các nguồn tham khảo, các biện pháp phù hợp trong sử
dụng công nghệ phù hợp với nội dung và độ tuổi của trẻ là cần thiết mà còn phải đặt ra nấn đề
về hỗ trợ GVMN có sự am hiểu sâu sắc về môi trường và công nghệ cần trở thành một phần
thiết yếu trong các kế hoạch đào tạo, đầu tư cho sử dụng công nghệ thông tin và GDMT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Ánh Tuyết, 2005. Những quan điểm cơ bản về giáo dục môi trường trong giáo

dục mầm non, Tuyển tập Giáo dục mầm non, Những vấn đề lí luận và thực tiễn. Nxb Đại
học Sư phạm, Hà Nội.
[2] Jim Greenman, Nov 1987. Thinking About the Aesthetics of Children's Environments,
Greenman, Jim. Child Care Information Exchange, no58, pp.9-12.
[3] Arce, E., 2013. Curriculum for young children. Belmont, CA: Wadsworth.
[4] North American Association for Environmental Education, 2010. Early Childhood
Environmental Education Programs: Guidelines for Excellence. Retrieved from:
/>[5] Julie Ernst, 2014. Early Childhood Educators’ Preferences and Perceptions Regarding
Outdoor Settings as Learning Environments, International Journal of Early Childhood
Environmental Education, 2(1) Copyright © North American Association for
Environmental Education E-ISSN: 2331-0464 (online)
[6] Disinger & Roth, 1992. Environmental Literacy. ERIC/CSMEE Digest, www.
Eric.edu.gov. American Lung Association (2013).
[7] Nguyễn Ánh Tuyết, 2005, Các phương pháp giáo dục môi trường trong trường mầm non,
Tuyển tập Giáo dục mầm non, Những vấn đề lí luận và thực tiễn. Nxb Đại học Sư phạm,
Hà Nội.
[8] Victoria L. Tinio, 2003. Công nghệ thông tin và truyền thơng (ICT) trong giáo dục. Nhóm
cơng tác e-ASEAN UNDP-APDIP
[9] Kozma, R. B., & Voogt, J. (Eds.). 2003. Technology, innovation, and educational change:
a global perspective: a report of the Second Information Technology in Education Study.
Module 2. ISTE (Interntl Soc Tech Educ., 2003).
[10] State National Association for the Education of Young Children (NAEYC). 2012.
Technology and interactive media as tools in early childhood programs serving children
from birth through age 8. Retrieved from />257


Lưu Thị Chung, Hoàng Thị Nho và Lương Thị Hà

[11]


[12]

[13]

[14]

[15]

/positions/PS_technology_WEB2.p df. Singh, R., & Mea of the Air 2013. Washington.
DC. Retrieved from />Jana Willis Brenda Weiser, 2014, Bridging the Gap: Meeting the Needs of Early
Childhood Students by Integrating Technology and Environmental Education.
International Journal of Early Childhood Environmental Education, 2 (1), p. 140.
Ann-Britt Enochsson, Sofie Lindeman, Ann-Britt Enochsson, 2021. Preschool Teachers’
Understandings and Experiences of Digitalisation: A Domestication Theoretical
Perspective, conference 26.
Ann-Britt Enochsson, Katarina Ribaeus, 2020. “Everybody has to get a Chance to Learn”:
Democratic Aspects of Digitalisation in Preschool”. Childhood Education Journal,
/>National Association for the Education of Young Children and the Fred Rogers Center for
Early Learning and Children’s Media at Saint Vincent College, Technology and Interactive
Media as Tools in Early Childhood Programs Serving Children from Birth through Age 8,
Fred 300 Fraser Purchase Road Latrobe, PA 15650-2690.
Kim Walters, 2006. Using digital photography in early childhood settings. Research in
Practice Series Volume 13 Number 4 2006.
ABSTRACT
Intergrated use of digital technology of environmental education for children

Luu Thi Chung1, Hoang Thi Nho2 and Luong Thi Ha1
1

Faculty of Pre and Primary Pedagogy, Hoa Lu University, Ninh Binh province,

Faculty of Educational Sciences, VNU University of Education, Vietnam National University
For young children, environmental education is critical. However, they come from various
backgrounds; therefore, their access to the environment and information technology differs.
Teachers serve as facilitators, ensuring that all children have equal learning opportunities and
successfully integrating digital applications that assist children in getting a more excellent
knowledge of the environment and technology. This article investigates environmental
education in the context of helping children discover, observe, apply, and analyze information
through the integration of technological devices with some preschool activities applications that
encourage children to learn deeply about the environment into environmental activities, thus
educating children to be environmentally conscious citizens.
Keywords: environmental education, technology, technical device, intergration, children.
2

258



×