Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Xung đột pháp luật trong bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại, giải pháp hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 18 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
Số phách

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Tên đề tài: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT TRONG BẢO HỘ NHÃN
HIỆU VỚI TÊN THƯƠNG MẠI, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN.

Chuyên ngành: Luật Kinh Tế
Học Phần

: Pháp luật Sở hữu trí tuệ

Giảng viên phụ trách học phần: ThS. Đỗ Thị Diện

THỪA THIÊN HUẾ, năm 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 2
NỘI DUNG ....................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ NHÃN HIỆU VÀ TÊN
THƯƠNG MẠI ................................................................................................. 3
1.1. Những vấn đề lý luận về nhãn hiệu và tên thương mại ............................. 3
1.1.1. Nhãn hiệu ................................................................................................ 3
1.1.2. Tên thương mại ....................................................................................... 4
1.1.3. Phân biệt nhãn hiệu và tên thương mại ................................................... 5
1.2. Xung đột pháp luật về nhãn hiệu và tên thương mại ................................. 7
1.2.1. Xung đột pháp luật là gì? ........................................................................ 7
1.2.2. Nội dung về xung đột pháp luật về nhãn hiệu và tên thương mại .......... 7
1.2.3. Nguyên nhân xảy ra xung đột pháp luật trong bảo hộ nhãn hiệu và tên


thương mại....................................................................................................... 10
CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP TRÁNH XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ NHÃN
HIỆU VÀ TÊN THƯƠNG MẠI ..................................................................... 12
2.1. Giaỉ pháp về thể chế................................................................................. 13
2.2. Giải pháp liên quan đến nâng cao hiệu quả giải quyết xung đột giữa nhãn
hiệu và tên thương mại trong bảo hộ quyền SHCN ...................................... 14
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 16

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại nói riêng
là các tài sản vơ hình của cá nhân, tổ chức sở hữu. Tuy nhiên, trong thực tế tồn tại
những xung đột về mặt pháp lý ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân
sở hữu.
Nếu như một hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh một mối quan hệ pháp luật,
các mối quan hệ pháp luật khác nhau sẽ được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật khác
nhau thì đối với nhãn hiệu và tên thương mại lại mang trong mình những nét chung
cùng thộc những mối quan hệ chung có thể thay thế cho nhau nhưng xũng mang nét
riêng biệt. Vì vậy, trong các quy phạm pháp luật luôn tồn tại những mâu thuẩn đối
lập khi xác lập, bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể liên quan. Do ảnh hưởng của
xung đột pháp luật dẫn đến các quyền lợi của chủ sở hữu bị xâm phạm, ảnh hưởng vì
vậy ln đặt ra u cầu cấp thiết trong việc hồn thiện pháp luật phù hợp với thực
tiễn kinh tế - xã hội mà luật điều chỉnh. Nên vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp
nhất định nhằm hạn chế, giảm bớt những ảnh hưởng, tác động tiêu cực do việc xung
đột pháp luật trong bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại gây ra cho người tiêu dùng;
chủ sở hữu của tên thương mại, nhãn hiệu; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền liên quan.
Vì vậy, thơng qua bài tiểu luận kết thúc học phần của mình, học viên lựa chọn đề tài:

“Xung đột pháp luật trong bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại, giải pháp hoàn thiện.”
để tổng kết lại các kiến thức, hiểu biết cũng như những vấn đề đã nghiên cứu được
thông qua môn học.

2


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ NHÃN HIỆU VÀ TÊN THƯƠNG
MẠI
1.1. Những vấn đề lý luận về nhãn hiệu và tên thương mại
1.1.1. Nhãn hiệu
Theo quy định tại khoản 16, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009,
2019 thì : “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ
chức, cá nhân khác nhau. ”
Vì là dấu hiệu để phân biệt, hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau
nên nhãn hiệu có thể được thể hiện dưới một hình thức có thể nhận thấy bằng chữ cái,
hình ảnh, hình vẽ nhất định dễ nhận biết, ghi nhớ, phân biệt với các yếu tố khác. Ví
dụ như Thương hiệu” Pepsi có “nhãn hiệu” như Lay’s Potato Chips, Lipton Teas,
Quaker Oats,… hoặc “thương hiệu” Honda, Yamaha, Suzuki thì những “nhãn hiệu”
của các thương hiệu dành cho xe moto hai bánh trên là Dream, Wave, Future, Exciter,
Raider1,… Nhưng không phải dấu hiệu nào cũng đều được công nhận là nhãn hiệu
của sản phẩm, dịch vụ như các dấu hiệu đó thuộc trường hợp là hình ảnh, hình học
đơn giản, chữ cái thơng thường... ; đã được sử dụng rộng rãi thường xuyên, nhiều
người biến đến ; mơ tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh
doanh ;…2 Cụ thể, các dấu hiệu được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu :
Thứ nhất, dấu hiệu là chữ cái, chữ số
Thứ hai, dấu hiệu là hình vẽ, hình ảnh.
Thứ ba, dấu hiệu kết hợp giữa yếu tố chữ cái, chữ số, hình vẽ và hình ảnh
Thứ tư, dấu hiệu được hình thành từ hình ảnh ba chiều hoặc một hoặc nhiều màu sắc


1

/>
2

Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019

3


Tất cả các dấu hiệu trên đều phải tuân theo quy định của Luật Sỡ hữu trí tuệ hiện hành
thì mới được bảo hộ.
1.1.2. Tên thương mại
Nếu như nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức,
cá nhân khác nhau thì tên thương mại là dấu hiệu dùng để phân biệt các tổ chức, cá
nhân cùng hoạt động trong cùng một lĩnh vực, khu vực kinh doanh cụ thể.
Theo quy định tại khoản 21, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009,
2019 thì: “Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh
doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác
trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.”
Trong đó, tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh
doanh, vì vậy, khi tổ chức, cá nhân tạm ngừng hoạt động, ngừng hoạt động thì tên
thương mại tạm ngừng tồn tại và được sử dụng, được bảo vệ khi tổ chức, cá nhân tiếp
tục hoạt động. Tên thương mại của doanh nghiệp được xác lập thông qua q trình
hoạt động thực tiễn, thể hiện uy tính, thương hiệu của tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Tuy nhiên, khơng phải trong trường hợp nào thì tên thương mại cũng đều được bảo
hộ, do đó, để được bảo hộ thì tên thương mại cần đáp ứng khả năng phân biệt: Khả
năng phân biệt là yếu tố quan trọng nhất nhằm nhận dạng, phân biệt tổ chức, cá nhân
này so với các tổ chức, cá nhân khác bằng việc trong tên thương mại bắt buộc phải

có tên riêng (trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi), không trùng hoặc tương tự
đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong
cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh; tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương
mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;3

3

Điều 78 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019

4


Vì vậy, có thấy, tên thương mại vừa là yếu tố nhận diện tổ chức, cá nhân trong hoạt
động kinh doanh vừa là tài sản vơ hình được pháp luật công nhận và bảo vệ khi đáp
ứng đầy đủ các yêu cầu cần có đối với tên thương mại.
1.1.3. Phân biệt nhãn hiệu và tên thương mại
Cùng là đối tượng được điều chỉnh, bảo vệ bởi Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ
sung 2009, 2019; là các yếu tố gắn liền với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; là tài sản vơ
hình của tổ chức, cá nhân nhưng nhãn hiệu và tên thương mại mang những nét đặc
trưng riêng. Ví dụ để phân biệt nhãn hiệu và tên thương mại: Cơng ty Coca Cola Việt
Nam chỉ có duy nhất 01 tên thương mại là Coca Cola, và tên thương mại dùng để
ohaan biệt giữa công ty này và những tổ chức, cá nhân khác kinh doanh trong lĩnh
vực đồ uống.Coca Cola sản xuất nhiều sản phẩm như: Fuze, Coca-Cola, Coca-Cola
Zero, Fanta, Sprite,.. và đây là các nhãn hiệu đại diện cho những sản phẩm về đồ
uống, nước giải khát của Coca Cola. Tên các nhãn hiệu này dùng để phân biệt các
loại đồ uống của Coca Cola với những dòng đồ uống của các thương hiệu khác. 4
Thứ nhất, về dấu hiệu nhận biết. Nếu như nhãn hiện có thể được cấu thành bằng các
chữ cái, chữ số, hình vẻ, kỹ tự, hình ảnh ba chiều… tạo thành một tổng thể có thể
nhận diện, phân biệt với các loại hàng hóa, dịch vụ khác thì tên thương mại lại được
cấu tạo thành bằng các chữ cái, chữ số có thể phát âm được và thường mang một ý

nghĩa nhất định đối tổ chức, cá nhân.
Thứ hai, căn cứ xác lập quyền được bảo hộ. Nếu như nhãn hiệu được bảo hộ kể từ
thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với nguyên tắc nộp đơn đầu tiên. Theo đó, khi
nhiều đơn cùng tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho các sản phẩm trùng hoặc
tương tự nhau thì chỉ có đơn đăng ký hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm

4

-huu-tri-tue/cach-phan-biet-ten-thuong-mai-va-nhan-hieu.html

5


nhất được cấp5. Trong khi đó, tên thương mại được xác lập thông qua việc trực tiếp
sử dụng tên thương mại đó6.
Thứ ba, mục đích sử dụng. Nếu như nhãn hiệu được sử dụng gắn liền với hàng hóa,
dịch vụ (trên các bao bì, sản phẩm nhằm phân biệt hàng hóa, dịch vụ, phương tiện
kinh doanh, giấy tờ giao dịch…) của các tổ chức, cá nhân khác nhau thì tên thương
mại được sử dụng trong chính hoạt động kinh doanh của tổ chức, cá nhân (danh xưng,
giấy tờ giao dịch, biển hiệu, tên gọi…)7
Thứ tư, vấn đề chuyển nhượng. Vì nhãn hiệu gắn liền với hàng hóa, dịch vụ nên khi
tổ chức, cá nhân chuyển giao, chuyển nhượng quyền đối với việc sản xuất hàng hóa,
dịch vụ thì đồng thời có thể chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu. Tuy nhiên, đối
với quyền của tên thương mại gắn liền với hoạt động của tổ chức, cá nhân nên khi
chuyển giao, chuyển nhượng tên thương mại thì đồng thời phải tiến hành chuyển giao,
chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương
mại đó.
Thứ năm, phạm vi được bảo hộ. Nhãn hiệu được bảo hộ thông qua Giấy chứng nhận
đăng ký nhãn hiệu với hiệu lực bảo hộ là mười năm kể từ ngày nộp đơn và thời gian
bảo hộ có thể kéo dài thêm nhiều năm nếu được gia hạn trong phạm vi toàn quốc8.

Trong khi đó, tên thương mại được bảo hộ gắn liền với quá trình hoạt động của tổ
chức, cá nhân và phụ thuộc vào phạm vi hoạt động và có thể thay đổi theo thời gian
mà khơng có một giới hạn nào, phạm vi bảo hộ cố định.

5

Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019

6

Điểm b, Khoản 3, Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019

7

Khoản 6, Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019

8

Khoản 6, Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019

6


Vì vậy, có thể thấy, nhãn hiệu và tên thương mại có nhiều yếu tố giống và khác nhau
tạo thành những nét đặc trưng riêng.
1.2. Xung đột pháp luật về nhãn hiệu và tên thương mại
1.2.1. Xung đột pháp luật là gì?
Theo từ điển thì: “Xung đột pháp luật là hiện tượng hai hay
nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ
xã hội phát sinh.”. Theo đó, có thể hiểu, cùng một mối quan hệ nhưng các quy phạm

pháp luật thuộc hai hệ thống pháp luật khác nhau cùng điều chỉnh với những nội dung
hoàn toàn khác nhau khiến cho việc áp dụng, vận dụng vào trong thực tiễn gặp khó
khăn, khơng đảm bảo sự thống nhất trong q trình điều chỉnh, quy định.
1.2.2. Nội dung về xung đột pháp luật về nhãn hiệu và tên thương mại
Thông qua các cơ sở pháp lý điều chỉnh về nhãn hiệu và tên thương mại thì có thể rút
ra một số nội dung xung đột pháp luật về nhãn hiệu và tên thương mại đang được
điều chỉnh như sau:
Thứ nhất, thời điểm xác lập quyền được bảo hộ. Nếu như quyền sở hữu đối với nhãn
hiệu (trừ nhãn hiệu nổi tiếng) được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo
hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký9 trong khi đó, quyền
đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó10
mà khơng cần thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, doanh
nghiệp được pháp luật cơng nhận và bảo vệ kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh và được thể hiện trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh11. Mặt khác, đối với một số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong các
ngành nghề có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ tiến hành hoạt động khi đã đáp ứng
được các điều kiện đó và được cấp giấy phép để tiến hành hoạt động kinh doanh. Vì

9

Khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019

10

Khoản 2 Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019

11

Điểu 23 Luật Doanh nghiệp 2020


7


vậy, có thể thấy, cùng là đối tượng điều chỉnh của luật sở hữu trí tuệ, nhưng cơ sở xác
lập quyền lại thuộc về sự quản lý của các cơ quan khác nhau, được ghi nhận trong
các văn bản thuộc các cấp khác nhau ban hành.
Khi xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với nhãn hiệu và tên thương mại thì đối

với nhãn hiệu, tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đã được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký nhãn hiệu khơng có nghĩa vụ chứng minh quyền sở hữu của mình
đối với nhãn hiệu. Trong khi đó, đối với quyền sở hữu tên thương mại thì cá nhân, tổ
chức buộc phải chứng minh quyền của mình bằng thời gian, lĩnh vực và khu vực kinh
doanh12. Từ đó, dẫn đến khó khăn trong hoạt động chứng minh của cá nhân, tổ chức
khi khu vực kinh doanh khó có thể xác định trong điều kiện hoạt động kinh doanh
ngày càng diễn ra trên phạm vi, quy mô rộng lớn trong môi trường thương mại điện
tử cũng như thời gian cụ thể bắt đầu hoạt động kinh doanh của tổ chức, cá nhân.
Thứ hai, vấn đề bảo hộ. Biện pháp bảo vệ tranh trùng lặp, nhầm lẫn. Để đảm bảo nhãn
hiệu, tên thương mại đăng ký mới không bị trùng lặp, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu,
tên thương mại đã sử dụng trước đó thì: Khi tiến hành đăng ký tên thương mại mới,
tên thương mại không được trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử
dụng nếu việc sử dụng có thể gây nhầm lẫn về nguồn góc hàng hóa, dịch vụ13. Khi
đăng ký tên doanh nghiệp, để đảm bảo quyền sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại đã sử
dụng trước đó thì doanh nghiệp thành lập mới không được tiến hành đăng ký tên
doanh nghiệp mà sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân đã được
bảo hộ mà chưa có sự cho phép của tổ chức, cá nhân đó14.
Trong khi đó, nhãn hiệu và tên thương mại thuộc đối tượng bảo vệ, điều chỉnh của
luật sở hữu trí tuệ nhưng trong quy định pháp luật liên quan của luật doanh nghiệp lại
điều chỉnh.

12


Điều 1.6 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Sở
hữu trí tuệ về sở hữu cơng nghiệp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
13

Điểm k khoản 2 Điều 74 Luật S ở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019

14

Khoản 1, Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

8


Với quy định này, chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ có thể chứng minh việc đăng ký tên
thương mại là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu khi nhãn hiệu đó đã được đăng ký
và được cấp văn bằng bảo hộ. Do đó, tên thương mại khơng được trùng lặp, nhầm lẫn
với nhãn hiệu và tên thương mại đã đăng ký trước đó trong khi nhãn hiệu khơng được
trùng hoặc nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ. Nếu như nhãn hiệu, các cá nhân, tổ
chức có thể tra cứu trên trang thơng tin của Cục Sở hữu trí tuệ thì tên doanh nghiệp
có thể tra cứu trên trang thơng tin của Sở kế hoạch và đầu tư. Tuy nhiên, cịn một
thực tại hiện nay khơng phải tổ chức, cá nhân nào cũng sử dụng tên riêng của doanh
nghiệp làm tên thương mại hoặc có thể tên thương mại đã được dùng và áp dụng tại
một địa phương khác, khu vực khác so với nơi tổ chức, cá nhân đăng ký doanh nghiệp
dẫn đến trùng lặp nhưng khơng có cơ sở xác lập.
Thứ ba, phạm vi được bảo hộ. Nhãn hiệu được bảo hộ trên phạm vi toàn quốc tương
ứng với phạm vi lãnh thổ có hiệu lực của luật sở hữu trí tuệ hiện hành, nhưng tên
thương mại lại được bảo hộ trong khu vực kinh doanh. Mặt khác, khu vực kinh doanh
được hiểu là khu vực địa lý nơi chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh có bạn hàng,
khách hàng hoặc có danh tiếng15. Trong khi đó, hiện nay, phạm vi hoạt động của có

thể dễ đàng vượt qua biên giới của một địa phương, một quốc gia – ngồi phạm vi có
hiệu lực của luật sở hữu trí tuệ hiện hành. Vì vậy, cùng là đối tượng điều chỉnh của
luật tuy nhiên, phạm vi hiệu lực của nhãn hiệu và tên thương mại lại khác nhau và
chịu những ảnh hưởng, tác động của luật sở hữu cũng như luật doanh nghiệp và các
văn bản liên quan khác nhau. Do đó, khi phát sinh vấn đề tranh chấp thì các tổ chức,
cá nhân gặp khó khăn trong việc xác định phạm vi bảo hộ, quyền được bảo vệ tương
ứng.
Thứ tư, vấn đề chuyển nhượng. Nhãn hiệu và tên thương mại đều là tài sản trí tuệ, tài
sản vơ hình của tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động kinh doanh. Do đó, các chủ sở
hữu có quyền triến hành chuyển nhượng, chuyển giao. Tuy nhiên, với sự tương tự
giữa nhãn hiệu và tên thương mại dẫn đến những sự nhầm lẫn, khó khăn trong quá
15

Khoản 21, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019

9


trình chuyển nhượng, chuyển giao. Theo nguyên tắc, thì khi tài sản được chuyển giao
hco bên khác thì các quyền và nghĩa vụ tương ứng cũng được chuyển giao trừ trường
hợp có sự thỏa thuận khác. Tuy nhiên, nếu như trường hợp tên thương mại và nhãn
hiệu trùng nhau về tên gọi thì đồng thời sẽ dẫn đến sự khó khăn, phức tạp trong quá
trình nhận biết, chuyển đổi hàng hóa, dịch vụ tương ứng gây khó khăn cho người tiêu
dùng và cơ quan quản lý có thẩm quyền.
1.2.3. Nguyên nhân xảy ra xung đột pháp luật trong bảo hộ nhãn hiệu và tên
thương mại
Tuy là hai đối tượng khác nhau được điều chỉnh bởi luật sở hữu trí tuệ, cùng là dấu
hiệu nhận biết liên quan đến một hàng hóa, sản phẩm bất kỳ, do đó, trong các quy
định của pháp luật sẽ có những điều chỉnh mang tính chất chung và riêng đặc thù dẫn
đến những sự khác biệt nhất định xuất phát từ những nguyên nhân, vấn đề khác nhau:

Thứ nhất, do sự tương đồng về vai trò, chức năng. Cả nhãn hiệu và tên thương mại
đều được sử dụng để làm dấu hiệu nhận biết, đều có thể được sử dụng trên các văn
bản giao dịch, trong phương tiện vận chuyển, quảng cáo…. Đều là dấu hiệu, yếu tố
mà người sử dụng cân nhắc, lựa chọn để chọn mua sản phẩm dịch vụ, mang yếu tố
cấu thành giá trị thương hiệu, dấu hiệu nhận biết thương hiệu của tổ chức, cá nhân.
Thứ hai, về mối tương quan. Nếu như nhãn hiệu gắn liền với một hàng hóa, dịch vụ
nhất định thì tên thương mại lại có thể đồng thời là nhãn hiệu của hàng hóa, dịch vụ
mà cá nhân, tổ chức đang tiến hành kinh doanh hoặc sẽ gắn liền với nhiều nhãn hiệu
khác nhau thuộc quyền sở hữu của một hoặc nhiều công ty khác nhau tương ứng với
một hoặc nhiều tên thương mại khác nhau.
Thứ ba, về hình thức. Tên thương mại được thể hiện bằng các chữ cái, chữ số có thể
đọc được thì nhãn hiện cịn bao gồm các hình vẽ, ký tự, hình ảnh ba chiều, màu sắc…
Thứ tư, phạm vi bảo hộ của tên thương mại. Hiện nay, theo quy định của luật sở hữu
trí tuệ, luật doanh nghiệp cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành thì căn cứ xác lập
phạm vi lãnh thổ cũng như thời gian xác lập quyền bảo hộ đối với tên thương mại

10


chưa rõ ràng, chưa phù hợp với tình hình phát triển của các hoạt động kinh doanh
hiện nay.
Thứ năm, cơ sở xác định tên thương mại đã được bảo hộ. Do căn cứ xác định tên
thương mại được bảo hộ chưa cụ thể, rõ ràng dẫn đến khó khăn trong việc xây dựng
cơ sở tra cứu các tên thương mại đã được bảo hộ dẫn đến tình trạng các tên thương
mại đang được bảo hộ trong khu vực kinh doanh có quy mơ nhỏ dễ bị xâm phạm.
Thứ sáu, đơi lúc, việc cập nhật tên thương mại, nhãn hiệu trên hệ thống dữ liệu còn
chậm trễ khiến doanh nghiệp này đặt trùng tên thương mại hoặc nhãn hiệu với doanh
nghiệp khác.
Do đó, có thể thấy, khả năng phân biệt giữa tên thương mại và nhãn hiệu khơng cao,
có trường hợp nhãn hiệu chính là tên thương mại và ngược lại tên thương mại đồng

thời cũng là nhãn hiệu. Chính điều này dẫn đến những sự nhầm lẫn về nguồn góc
hàng hóa, dịch vụ, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người tiêu dùng cũng như tổ
chức, cá nhân sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại.

11


CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP TRÁNH XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ NHÃN HIỆU
VÀ TÊN THƯƠNG MẠI
Từ những nguyên nhân dẫn đến xung đột pháp luật về nhãn hiệu và tên thương mại
cho thấy, những xung đột pháp luật là điều tất yếu. Đồng thời, về thực tiễn đã cho
thấy trên phương diện pháp luật đã có những quy định nhằm giảm thiểu xung đột này
như sau:
Về luật Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 đã quy định những
trường hợp mà pháp luật không bảo hộ quyền sở hữu nhãn hiệu nhằm tránh xung đột
pháp luật khi nhãn hiệu đó chứa đựng những dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm
lẫn hoặc có tính chất lừa dối khách hàng, người tiêu dùng về nguồn góc, xuất xứ, tính
năng…16. Trong khi đó, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt về nguồn gốc hàng
hóa, dịch vụ. Do đó, trong một số trường hợp khi nhãn hiệu có thể trùng hoặc nhầm
lẫn với tên thương mại. Tuy nhiên, trường hợp này thường ít khi xảy ra khi các tên
thương mại khơng được hệ thống hóa trên một tài liệu, căn cứ để xác định. Bên cạnh
đó, để bổ sung cho nội dung này thì luật sở hữu trí tuệ quy định thêm về trường hợp
nhãn hiệu khơng có khả năng phân biệt và bị từ chối bảo vệ khi được cấu thành từ
những hình học đơn giản, chữ cái, chữ số thuộc các ngôn ngữ thông dụng; dấu hiệu
chỉ thời gian, địa điểm…17
Về luật doanh nghiệp thì để tránh trường hợp tên doanh nghiệp được sử dụng làm tên
thương mại của doanh nghiệp bị trùng hoặc nhầm lẫn với các tên doanh nghiệp khác
cũng như nhãn hiệu đã được cơng bố trước đó thì doanh nghiệp được thành lập mới
không được phép sử dụng tên doanh nghiệp, nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ trước
đó18. Tuy nhiên, để tránh sự mâu thuẫn trong việc tên doanh nghiệp có thể trùng hoặc

nhầm lẫn với tên thương mại hoặc nhãn hiệu được cơng nhận và sử dụng trước đó

16

Khoản 3, Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019

17

Khoản 2, Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019

18

Khoản 1, Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

12


nhưng chưa được bảo hộ thì các bên có quyền thương lượng, trao đổi để sử dụng,
đảm bảo quyền và lợi ích của nhau trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận và được pháp
luật công nhận.
2.1. Giải pháp tránh xung đột pháp luật về bảo hộ tên thương mại và nhãn hiệu
về thể chế
Trong phạm vi nghiên cứu của tiểu luận đã đưa ra hai trong số những biện pháp chống
xung đột pháp luật trong bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại đã và đang được áp
dụng.
Thứ nhất, hoàn thiện các quy định về cơ sở xác định phạm vi bảo hộ đối với tên
thương mại.
Với tính chất tên thương mại gắn liền với quá trình hoạt động của doanh nghiệp, do
đó cần gắn liền điều kiện sử dụng tên thương mại gắn với cơ sở hoạt động của doanh
nghiệp, kể từ thời điểm doanh nghiệp được pháp luật công nhận là chủ thể thương

mại là thời điểm tên thương mại có hiệu lực. Bên cạnh đó, nên xác định tên thương
mại có hiệu lực trên tồn lãnh thổ Việt Nam thay vì trong phạm vi kinh doanh vì thực
tế hiện nay cho thấy, hoạt động của doanh nghiệp dễ dàng mở rộng thị trường thông
qua các trang thương mại điện tử, các trang web bán hàng trong phạm vi không biên
giới, nếu như pháp luật không quy định rõ về vấn đề tên thương mại được bảo hộ trên
toàn lãnh thổ Việt Nam sẽ gây ra thực trạng trùng tên thương mại và nhãn hiệu gây
hoang mang cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, khi sản phẩm, dịch vụ được lưu thơng
ra ngồi thị trường quốc tế thì tên thương mại sẽ được bảo hộ tương tự như tên doanh
nghiệp theo các hiệp định, hiệp ước liên quan. Vì vậy, em đề xuất trong mẫu đơn
đăng ký doanh nghiệp ngoài mục tên doanh nghiệp, tên doanh nghiệp viết tắt, tên
doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài sẽ thêm mục tên thương mại của doanh
nghiệp. Từ đó, thơng qua hoạt động cung cấp thông tin về doanh nghiệp sẽ gắn liền
với việc cung cấp thông tin về tên thương mại của doanh nghiệp góp phần thuận tiện
trong việc tra cứu, bảo hộ quyền sở hữu của chủ sở hữu tên thương mại.

13


Thứ hai, có cơ chế, chế tài trong quy định về tra cứu nhãn hiệu trong quá trình đặt tên
doanh nghiệp hoặc cơ chế liên thơng một cửa.
Thay vì chỉ quy định về vấn đề tên doanh nghiệp không được sử dụng tên thương
mại, nhãn hiệu đang được bảo hộ mà khơng có sự thỏa thuận của chủ sở hữu của tên
thương mại, nhãn hiệu đó19. Theo đó, khi tiến hành đăng ký doanh nghiệp, các cá nhân,
tổ chức sẽ buộc phải có Giấy xác nhận của Cục sở hữu trí tuệ về việc khơng trùng với
nhãn hiệu đang được bảo hộ và đang tiến hành đăng ký bảo hộ và được bảo hộ hoặc
sử dụng chế độ liên thông một cửa có sự phối hơp giữa Sở kế hoạch và đầu tư cùng
với Cục sở hữu trí tuệ tương tự như Sở kế hoạch và đầu tư cùng với Cục thuế trong
quá trình đăng ký, thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên để thuận tiện và rút bớt thủ tục
hành chính thì khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, cơ quan tiếp nhận hồ sơ
thay vì chuyển sang Cục thuế thì sẽ chuyển thêm sang Cục sở hữu trí tuệ để kiểm tra,

rà sốt tránh trường hợp nhầm lẫn, tương tự, trùng với nhãn hiệu đang được bảo hộ.
Thứ ba, xây dựng cơ sở pháp lý bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại.
Nếu như nhãn hiệu được thừa nhận rộng rãi bởi người tiêu dùng20 cũng như tên
thương mại được thừa nhận thông qua hoạt động, trao đổi với các đối tác, khác hàng
trong phạm vi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế vẫn cịn có trường hợp sử dụng tên
thương mại chưa được sử dụng rộng rãi, biết đến tại địa phương đăng ký doanh nghiệp
cũng như có trường hợp nhãn hiệu chưa được đăng ký bảo hộ và được thừa nhận rộng
rãi nhưng bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ dẫn đến các tranh chấp, mâu thuẩn khơng
đáng có mặt dù đã được sử dụng và được khách hàng, đối tác cơng nhận trước đó.
2.2. Giải pháp liên quan đến nâng cao hiệu quả giải quyết xung đột giữa nhãn
hiệu và tên thương mại trong bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu

19

Khoản 1, Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

20

Điểm g, Khoản 2, Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019

14


Thứ nhất, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về nhãn hiệu, tên thương mại cho doanh
nghiệp và người dân.
* Đối với doanh nghiệp: Thực tế cho thấy, nhãn hiệu, tên thương mại là quyền sở
hữu trí tuệ của các cá nhân, tổ chức tuy nhiên, các quyền này hiện nay vẫn chưa thực
sự coi trọng và được định giá đúng đắn trong giá trị mà nó mang lại cho tổ chức, cá
nhân sở hữu. Bên cạnh việc bảo vệ tài sản của tổ chức, cá nhân thì việc nhận diện và
bảo vệ quyền của mình hiện nay vẫn chưa thực sự được coi trọng, nhận định, đánh

giá để bảo vệ đúng đắn.
* Đối với người dân: việc nhận thức, phân biệt được tên thương mại và nhãn hiệu
giúp họ có sự lựa chọn đúng đắn khi mua hàng, tránh trường hợp mua nhãn hiệu A,
sau đó kiện cáo cơng ty TNHH A vì sản phẩm gây ra những dị ứng....
Thứ hai, gia tăng mối hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan khác nhau.
Nhãn hiệu, tên thương mại liên quan xuyên suốt trong quá trình hoạt động, kinh doanh
của tổ chức, cá nhân nên trong các mối quan hệ khác nhau cần có sự liên kết, phối
hợp giữa các cơ quan khác nhau nhằm điều chỉnh, bảo vệ.
Thứ ba, nâng cao năng lực cơ quan thanh tra, giám sát.
Cần có sự rà soát kỹ lưỡng từ các co quan thanh tra về vấn đề bảo hộ đối với nhãn
hiẹu và tên thương mại. Sự
Vì bản chất của nhãn hiệu, tên thương mại là quyền sở hữu, là tài sản của cá nhân,
tổ chức nên khi có các tranh chấp xảy ra xuất phát từ quyền và nghĩa vụ của chủ sở
hữu bị xâm phạm thì tịa án có thẩm quyền giải quyết cũng như nếu cơ quan thanh
tra, giám sát phát hiện thì đều có thẩm quyền xử phạt. Biện pháp xử phạt, chế tài của
pháp luật được thực thi thơng qua tịa án, cơ quan thanh tra, giám sát là một trong
những biện pháp bảo vệ và tuyên truyền hiệu quả.
Thứ tư, hệ thống tra cứu dữ liệu về tên thương mại và nhãn hiệu cần được cập nhật
thường xuyên nhằm bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp và người dân.

15


KẾT LUẬN
Thông qua các cơ sở pháp lý liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại theo
quy định của luật sở hữu trí tuệ và các văn bản liên quan hiện hành có thể thấy các
xung đột pháp luật trong bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại là điều tất yếu, không
tránh khỏi. Tuy nhiên, thông qua cơ sở lập pháp, hoạt động thi hành và sử dụng quyền
sở hữu đối với nhãn hiệu, tên thương mại sẽ có những giải pháp có thể hạn chế những
xung đột về pháp luật nhằm bảo vệ một cách tốt nhất quyền và nghĩa vụ của người

tiêu dùng; tổ chức, cá nhân sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại; gia tăng địa vị pháp lý
của nhà nước.
Vì khoảng thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp nên tiểu luận: “Xung đột pháp luật trong
bảo hộ nhãn hiệu với tên thuơng mại, giải pháp hoàn thiện” chỉ làm nổi bật một số
vấn đề. Mong q thầy (cơ) bỏ qua sai xót và kính mong nhận được sự góp ý của q
thầy (cơ) để bài tiểu luận được hồn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Diệp Thị Thanh Xuân (2020), i“Xung đột giữa nhãn hiệu và tên miền”, Diễn đàn
Khoa học và Công nghệ, số 10
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
- Nguyễn Thị Thu i(2015), i“Xung đột giữa nhãn hiệu và tên thương mại trong bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam
hiện nay”, iĐại ihọc iQuốc igia iHà iNội – Khoa luật.
- Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP
hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp do Bộ Khoa học và
Công nghệ ban hành

17



×