Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN lý HOẠT ĐỘNG 0010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.55 KB, 1 trang )

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM
1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của Ngân hàng thương mại
Theo Luật các TCTD khóa XI (2004): “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng
được thực hiện tồn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên
quan. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội
dung là thường xuyên nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các
dịch vụ thanh toán”.
Dựa trên những dịch vụ mà NH cung cấp, khái niệm ngân hàng được định nghĩa:
“Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng
nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh tốn - và thực hiện nhiều chức năng
tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”.
Theo Nghị định Chính phủ số 59/2009/NĐCP: “Ngân hàng thương mại là ngân
hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có
liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của luật các Tổ chức tín dụng và các quy
định khác của pháp luật”.
Theo Luật các TCTD (2011): “ Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể
được thực hiện tất cả các hoạt động của ngân hàng theo quy định của Luật này. Hoạt
động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp
vụ sau đây: Nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh tốn qua tài khoản.”
Qua các khái niệm trên có thể thấy bản chất chung của các NHTM là đi vay để cho
vay, tức huy động tiền gửi chủ yếu từ các tầng lớp dân cư và TCKT rồi lại sử dụng số tiền
đó để tiến hành các hoạt động cho vay cũng như đầu tư của ngân hàng.



×