Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giao dịch chuyển nhượng tài sản gián tiếp tác động đối với quyền thu 20 thuế cùa các nước đang phát triển và các giải pháp ngăn chặn lẩn tránh thuế có sử dụng giao dịch chuyển nhượng tài sản gián tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (733.83 KB, 5 trang )

HỌC VIỆN Tư PHÁP

GIAO DỊCH CHUYỂN NHƯỢNG TÀI SẢN GIÁN TIẾP TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI QUYỀN THU THUE CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIEN
VÀ CÁC GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN LAN TRÁNH THUÊ'CÓ sử DỤNG
GIAO DỊCH CHUYỂN NHƯỢNG TÀI SẢN GIÁN TIÊP
Đọàn Thanh Huyền'
Tóm tắt: Giao dịch chuyển nhượng gián tiếp là trung tâm của chiến lược lấn tránh thuế đang
được sử dụng phổ biến bởi các công ty đa quốc gia trên thế giới hiện nay. Chiến lược này đã và đang
gậy ra các tác động tiêu cực đến các quốc gia đang phát triển, bao gồm cả việc thất thu ngân sách
dãn đên thiêu nguôn lực dành cho phúc lợi xã hội cùa người dán. Ngày càng có nhiêu vụ tranh châp
giữa Nhà nước và nhà đầu tư được đưa ra trọng tài quốc tế viện dan các hiệp định đầu tư xuất phát
từ việc quốc gia sở tại áp thuế lên thu nhập từ giao dịch chuyển nhượng giản tiếp. Thực tế này khiến
các quốc gia đang phát triển e ngại áp dụng các biện pháp thuế cũng như sửa đổi pháp luật để kịp
thời ngăn chặn lẩn tránh thuế dựa vào việc sử dụng giao dịch chuyển nhượng gián tiếp. Bài viết đề
cập đến khó khăn của các quốc gia đang phát triển trong cuộc chiến chống lại chiến lược lẩn tránh
thuế sử dụng giao dịch chuyển nhượng gián tiếp, việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà
nước và nhà đầu tư như một phần quan trọng trong chiến lược lẩn tránh thuế của các công ty đa quốc
gia và thào luận một số giải pháp để các nước đang phát triển ngăn chặn tình trạng này.
Từ khóa: Lân tránh th, giao dịch chun nhượng gián tiêp ở nước ngoài, tranh châp giữa Nhà
nước và nhà đầu tư, hiệp định đầu tư, pháp luật quốc gia.
Nhận bài: 20/4/2022; Hoàn thành biên tập: 16/5/2022; Duyệt đăng: 20/5/2022.
Abstract: Offshore indirect transfer is the heart of the tax avoidance strategies which is commonly
used by multinational companies all around the world today. This strategies has been causing negative
impacts to developing countries, including but not limited to losses of revenue. There is growing
number of investor-state disputes innitiated against host states due to tax measures imposed on
incomes from offshore indirect transfer. This makes regulatory chill as developing countries are
reluctant to adopt new tax laws or take tax measures to prevent losses of tax revenues. This article
discusses obstacles hindering developing countries in the combat against tax avoidance engaged with
offshore indirect transfer, the usage of investor-state dispute settlement mechanism as an important
part of the tax avoidance strategies ofmultinational corporations and suggests numerous solutions for
developing countries to fight against this situation.


Key words: Tax avoidance, offshore indirect transfer, ISDS, investment treaties, domestic law.
Date of receipt: 20/4/2022; Date of revision: 16/5/2022; Date ofApproval: 20/5/2022.

1. Các khó khăn của các quốc gia đang
phát triển trong cuộc chiến chống lại chiến
lược lẩn tránh thuế của các công ty đa quốc gia
Hầu hết các nước đang phát triển đeu có hệ
thống pháp luật chuyển tiếp cịn thiếu nhiều quỵ
định và bất cập, ngồi ra cịn thiếu nguồn lực để
chống lại chiến lược lẩn tránh thuế của các công
ty đa quốc gia lớn.
Chiến lược tránh thuế được thiết kế một cách
phổ biển thông qua việc sử dụng các công ty trung
gian đê gián tiêp sở hữu tài sản ở nước tiêp nhận
đầu tư. Công ty trung gian thường được đặt tại
một thiên đường thuế nơi có hiệp định đầu tư với
nước tiếp nhận đầu tư. Như vậy, trong trường hợp
chuyển nhượng tài sản ở nước tiếp nhận đầu tư
1

bàng cách chuyển nhượng vốn của công ty trung
gian, giao dịch này sẽ không bị áp thuê hoặc bị áp
một mức thuế suất rất thấp và nhà đầu tư có thể
được hưởng các lợi ích từ hiệp định đầu tư, bao
gồm quyền khởi kiện chính phủ nước tiếp nhận
đầu tư tại trọng tài quốc tế. Khi xảy ra tranh chấp
về thuế với nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư có
thể sừ dụng các lợi ích theo hiệp định đầu tư làm
đòn bẩy để thương lượng hoặc đe dọa nước tiếp
nhận đầu tư.

Giao dịch chuyển nhượng gián tiếp tại nước
ngoài là vấn đề mới và chưa được quy định trong
pháp luật của nhiều quốc gia đang phát triển. Ví
dụ, năm 2009, Petrotech International, một cơng
ty có trụ sở tại Delaware, Hoa Kỳ, gián tiếp bán cổ

Thạc sỹ, Khoa Pháp luật Thương mại Quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.


số 5/2022 - Năm thứ mười bảy

NghẽLuột
phần trong Petrotech Peruana, cơng ty dầu khí lớn
thứ ba ở Peru, thơng qua việc sử dụng một công
ty con ở Hauston để sở hữu tài sản chính của
Petrotech Peruana và sau đó chuyển nhượng
100% vốn trong công ty con này2. Giá trị của phi
vụ chuyên nhượng lên đên gân 900 triệu USD3.
Do luật thuế thu nhập của Peru ở thời điểm đó
khơng có quy định về đánh thuế giao dịch chuyển
nhượng gián tiêp ở nước ngồi, Petrotech International
đã thành cơng tránh được khoản thuế ước tính lên
tới 482 triệu USD4.
Các cơng ty đa quốc gia không trực tiếp bán
tài sản tại nước tiếp nhận đầu tư mà thường
chuyển nhượng vốn của công ty con sở hữu tài
sản đó và như trên đã nêu, các công ty con này
thường được đặt trụ sở tại các thiên đường thuê.
Vì vậy, trong nhiều trường hợp, nước tiếp nhận
đầu tư thậm chí khơng biết đến sự tồn tại và diễn

ra của giao dịch chuyển nhượng đó. Trong
vụ ConocoPhillips và Perenco kiện Vietnam,
ConocoPhillips (U.K) Limited chuyển nhượng
toàn bộ vốn trong hai công ty con tại Vưcmg Quốc
Anh sở hữu lợi ích tham gia trong hai lơ dầu khí
tại Việt Nam cho Perenco Overseas Holding
Limited, cũng là một pháp nhân của Vương quốc
Anh. Giao dịch chuyên nhượng vôn được thực
hiện hồn tồn tại Vương quốc Anh và, sau đó,
hai công ty con này được đôi tên theo tên công ty
mẹ “Perenco” mới. Việt Nam hồn tồn khơng
biết gì về giao dịch chuyển nhượng nói trên cho
đến một năm sau khi giao dịch hồn thành, hai
cơng ty con chính thức nộp hồ sơ đề nghị Việt
Nam sửa đổi giấy phép đầu tư để ghi nhận việc
đổi tên của hai công ty con. Tương tự như vậy,
Cônẹ-gô cũng không biết và không thu được bất
kỳ đồng tiền thuế nào từ giao dịch chuyến nhượng
gián tiếp 56% quyền lợi tham gia trong dự án khai
thác mỏ Tenke Fungurume Copper Mine, một
trong những dự án khai thác mỏ đồng và Cô-ban
lớn nhât Công-gô, từ Freeport McMoRan cho
China Molybdenum Inc với giá trị 2,65 tỷ USD.

Trong giao dịch này, Freeport McMoRan không
trực tiếp chuyển nhượng quyền lợi tham gia trong
dự án khai mỏ Tenke Fungurume mà chuyển
nhượng vôn của một công ty con ở nước ngoài sở
hữu quyên lợi tham gia trong Tenke Fungurume5.
Thậm chí ngay cả khi nước tiếp nhận đầu tư

biết về sự tồn tại và diễn ra của giao dịch, vấn đề
đặt ra là làm thế nào để định giá được giao dịch
trong khi các giao dịch loại này thường được tiến
hành hoàn toàn ở nước ngoài. Trong rất nhiều
trường hợp, nước tiếp nhận đầu tư chỉ có thể dựa
vào các thông tin về giá trị giao dịch do bên bán
cung cấp. Tuy nhiên, cơ quan thuế gặp rất nhiều
khó khăn để thu thập thơng tin và kiểm tra tính
chính xác của các thơng tin đó. Đối với các cơng
ty đại chúng, cơ quan thuế có thể thu thập được
một sơ thông tin qua các bản cáo bạch hoặc các
nguôn thông tin được cơng bơ trên sàn giao dịch
chứng khốn. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường
hợp, các giao dịch chuyển nhượng vốn gián tiếp
thường diễn ra lặng lẽ, không bị phát hiện
và, do vậy, cũng không bị áp thuế. Trong vụ
ConocoPhillips và Perenco kiện Vietnam, giao
dịch chuyển nhượng 100% vốn của hai công ty
con sờ hữu quyền lợi tham gia trong hai lơ dầu
khí ở ngồi khơi biên Việt Nam đã được thực hiện
hồn tồn tại Vương quốc Anh và ConocoPhillips
khơng khai và nộp thuê khiên cho Việt Nam gặp
rất nhiều khó khăn trong việc xác định giá trị giao
dịch và các chi phí liên quan để tính thuế.
Hơn nữa, trong pháp luật nhiều quốc gia, thu
nhập từ chuyên nhượng gián tiêp tại nước ngồi
của một pháp nhân khơng cư trú sẽ bị áp thuế nếu
thu nhập đó phát sinh chủ yếu (hơn 50%) từ bất
động sản đặt tại quốc gia đó6. Ví dụ, Canada áp
thuế đối với thu nhập nếu hơn 50% thu nhập đó có

nguồn gốc từ bất động sản tại Canada7. Nam Phi
quy định một mức cao hơn, đó là áp thuế đối với
thu nhập nêu 80% trở lên giá trị thị trường của
vốn chủ sở hữu, quyền sở hữu hoặc quyền/lợi ích
được phân bổ có nguồn gốc trực tiếp hoặc gián

2 Diễn đàn hợp tác về thuế, Dự thảo 2 - Thuế trên giao dịch chuyển nhượng gián tiếp - Bộ công cụ, Quỹ Tiền tệ
Quốc té, Tổ chức về Họp tác Kinh tế và Phát triển Liên Hợp quỗc, Ngân hàng Thế giới, xem tại
https://www/oecd.org/ctp/platform-for-collaboration-on-tax.htm (truy cập ngày 04/5/2022).
3 Như trên.
4 Như trên.
5 (Truy cập
ngày 04/5/2022).
6 Perrine Toledano, John bush, Jacky Mandelbaum, Xây dựng một cơ chế pháp lý để thu thuế chuyển nhượng vốn
đối với giao dịch chuyển nhượng giản tiếp các quyền lợi khoáng sàn và dầu mỏ: Hướng dẫn thực hành, Dự án Luật
sư cao cấp quốc tế, Trung tâm Phát triển Bồn vững Columbia, Tháng 10/2017, tr. 15 .
7 Luật Thuế thu nhập Canada, Điều 39 (1) và Điều 248 (1).

e


HỌC VIỆN Tư PHÁP

tiếp từ tài sản là bất động sản ở Nam Phi8. Tuy
nhiên, rât khó đê xác minh được tỷ lệ phân trăm
hoặc giá trị thu được từ tài sản đặt tại nước ngn
vì bên mua và bên bán tham gia vào các giao dịch
chuyển nhượng gián tiếp thường ít khi kê khai
thuế chính xác.
Pháp luật Việt Nam quy định về việc áp thuế

đôi với giao dịch chuyên nhượng gián tiêp ở nước
ngồi dựa trên cơ sở có sự thay đổi về quyền sở
hữu đối với tài sản/quyền lợi tham gia tại Việt
Nam khơng tính đến tỷ trọng của giá trị tài sản/lợi
ích tham gia đó trong tổng giá trị giao dịch chuyến
nhượng9. Tuy nhiên, quy định này cũng không
hiệu quả đối với các trường hợp giao dịch chuyển
nhượng gián tiêp ở nước ngồi sử dụng nhiêu lớp
cơng ty con để che đậy và bên mua không cần
thiết phải tiến hành việc đăng ký thay đổi quyền
sở hữu tài sản/lợi ích tham gia với cơ quan nhà
nước Việt Nam.
Vì các lý do trên, cuộc chiến của các quốc gia
đang phát triển chống lại chiến lược lẩn tránh thuế
sừ dụng giao dịch chuyển nhượng gián tiếp ở
nước ngoài vẫn vơ cùng khó khăn.
2. Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà
nước - nhà đâu tư (ISDS) được sử dụng như
một công cụ để phục vụ chiến lược lẩn tránh
thiiế
Đe lẩn tránh nghĩa vụ thuế, rất nhiều công ty
đa quốc gia đã lợi dụng cơ chế ISDS để biến tranh
chấp thuế với nước nguồn thành tranh chấp giữa
Nhà nước và nhà đầu tư. Điều này đe dọa tính
cơng bằng về thuế và mang lại những tác động
tiêu cực cho các nước đanẹ phát triên.
Các hiệp định thuế thế hệ mới thường dành
cho nước nguồn quyền đánh thuế đối với thu nhập
có nguồn gốc từ nước mình1011
. Vì vậy, nếu một

cơng ty có thể khơng chiếm ưu thể nểu cơng ty đó
khởi động một tranh chấp thuế theo hiệp định thuế
chống lại nước nguồn vì lý do nước đó đã áp thuế
đối với thu nhập từ giao dịch chuyển nhượng gián
tiêp ở nước ngồi đơi với tài sản tại nước đó.
Ngược lại, một nhà đầu tư không bị ngăn cản hoặc
bị tước quyên khởi kiện một vụ trọng tài trên cơ

sở hiệp định giữa nước nẹuồn và nước nơi nhà
đầu tư mang quốc tịch, kể cả trong trường hợp
hiệp định đầu tư đó có quy định chung về việc loại
bỏ các vấn đề về thuế hoặc có chứa đựng các
ngoại lệ liên quan đến vấn đề thuế11. Do vậy, trong
hầu hết các tranh chấp về thuế với nước nguồn,
nhà đầu tư không lựa chọn tiến hành thủ tục pháp
lý chống lại nước nguồn với cáo buộc nước nguồn
đã vi phạm hiệp định thuế mà thường tìm cách
khai thác các lợi ích từ hiệp định đầu tư.
Hơn nữa, các quan điểm liên quan đến quyền
đánh thuế của nước nguồn đối với các thu nhập
từ giao dịch chuyển nhượng gián tiếp ở nước
ngoài vẫn còn nhiều tranh cãi trong cộng động
luật sư, trọng tài viên, các chuyên gia pháp luật
và các học giả, đặc biệt trong bối cảnh pháp luật
của nhiều quốc gia khơng có quy định cụ thể, rõ
ràng về một sắc thuế đối với thu nhập từ giao dịch
chuyển nhượng gián tiếp ở nước ngồi. Tạp chí
Tin tức Trọng tài Đâu tư (Investment Arbitration
Reporter), vào ngày 22/01/2020, đã thông báo
rang ConocoPhillips và Perenco đã hòa giải vụ

kiện với Việt Nam và cuối cùng Việt Nam đã thu
được thuế đối với thu nhập giao dịch chuyển
nhượng gián tiếp quyền lợi tham gia trong hai lơ
dầu khí ở Việt Nam sau 07 năm tham vấn và theo
kiện mệt mỏi12. Tuy nhiên, do Việt Nam chưa bao
giờ lên tiếng về các vụ ISDS mà Việt Nam là một
bên từ trước đến nay nên không ai, ngoại trừ Việt
Nam và các nguyên đơn trong vụ kiện, được biết
liệu ConocoPhillips đã trả một khoản tiền thuế
thỏa đáng theo đúng pháp luật Việt Nam hay đã có
thể giảm được khoản tiền đóng thuế dựa vào việc
gây áp lực kiện tụng lên Việt Nam.
Tháng 09/2021, hội đông trọng tài trọng vụ
Vodafone B.v và Ấn Độ đã đưa ra một phán quyết
có lợi cho Vodafone B.v. Mặc dù Ấn Độ không
công bố thông tin về phán quyết và vụ kiện nói
chung, có thơng tin rằng giá trị của tranh chấp
thuế giữa Vodafone B.v và Ấn Độ lên đến hơn
5,5 tỷ USD và phán quyết đã kết luận rằng Chính
phủ Ấn Độ đã vi phạm tiêu chuẩn bảo hộ công
băng và thỏa đáng theo BIT An Độ - Hà Lan và có

8 Luật Thuế thu nhập Nam Phi, đoạn 2 (2) Phụ lục 8.
9 Thông tư số 36/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 26/02/2016, Điều 21.
10 Hiệp định tránh đánh thuê hai lân Việt Nam - Vương quốc Anh Điêu 13.2; Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt
Nam - Hongkong Điều 13.4; Hiệp định thuế mẫu của Hoa Kỳ, Điều 13.1.
11 BIT Argentina - NZ (1999) Điều 5 (2), BIT Áo - Ấn Độ (1999) Điều 3 (3); BIT Việt Nam - Vương quốc Anh,
Điều 7.
12 (Tmy cập ngày
04/5/2022).



số 5/2022 - Năm thứ mười bây

NgheLuqt
trách nhiệm bồi thường một phần cho chi phí
pháp lý mà Vodafone B.v phải bỏ ra để theo đuổi
vụ kiện, cũng như trả lại tiền thuế đã thu13.
Thậm chí ngạy cả các cơ quan khác nhau
trong cùng một quốc gia cũng có thể có quan điểm
khác nhau liên quan đên việc áp thuê đôi với thu
nhập từ giao dịch chuyển nhượng gián tiếp ở nước
ngồi. Ví dụ, năm 2010, Tịa cấp cao Bombay
phán quyết rằng giao dịch chuyển nhượng
gián tiếp giữa Vodafone B.v và Hutchison
Telecommunication International Limited, cả hai
cơng ty đều khơng có trụ sờ tại Ấn Độ, phải bị
đánh thuế tại Ấn Độ vì lý do có mối liên hệ mật
thiết giữa giá trị giao dịch và tài sản có liên quan
năm ở An Độ14.
Ngược lại, Tòa tối cao An Độ, trong một
quyêt định vào năm 2012, lật ngược bản án của
Tòa Cấp cao Bombay và đưa ra xử lý có lợi cho
Vodafone B.v15. Ngay sau quyết định của Tòa tối
cao Án Độ, Chính phủ Ấn Độ đề xuất sửa đổi
Luật Thuế thu nhập và cho áp dụng hồi tố tính từ
thời điểm tháng 04/1962 để áp th uể đối với tất cà
các giao dịch tương tự như giao dịch giữa
Vodafone B.v và Hutchison Telecommunication
International Limited cho dù các giao dịch này

diễn ra trước hay sau thời điểm sừa đổi Luật Thuế
thu nhập16. Vì những quan điểm trái chiều như
vậy, các tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư
liên quan đến biện pháp thuế của nước sở tại trở
nên rất khó đốn.
Rất nhiều quốc gia đang phát triển đã và đang
gặp áp lực trong việc gìn giữ hình ảnh đẹp về mơi
trường đầu tư và việc bị kiện bởi các nhà đầu tư
có thể phá vỡ các nỗ lực của họ trong việc gìn giữ
hình ảnh. Bên cạnh đó, các qc gia đang phát
triển cũng gặp phải các khó khăn trong nội tại hệ
thống và điêu đó cản trở họ theo đuổi các vụ kiện
kéo dài và tốn kém, ví dụ như ngân sách hạn hẹp,
năng lực nhân sự kém. Khai thác các điểm yểu
này, các công ty đa quốc gia đã sử dụng cơ chế
ISDS như là một cách thức hữu hiệu đê trôn thuê.

Trong rất nhiều trường hợp, ISDS không được sừ
dụng với mục đích là một cơng cụ để bảo vệ nhà
đâu tư khỏi các hành vi sai trái của Nhà nước sở
tại mà đã trở thành một đòn bẩy để các công ty đa
quốc gia mặc cả với nước sở tại nhằm trốn tránh
nghĩa vụ thuế hoặc giảm tiền thuế phải nộp17. Các
tiêu chuẩn đối xử công bằng và thỏa đáng, không
tước đoạt quyên sở hữu, không cản trở việc quàn
lý, duy trì, sừ dụng, thụ hưởng và định đoạt khoản
đầu tư và tiêu chuẩn đối xừ toi huệ quốc trong các
hiệp định đầu tư thường được viện dẫn nhiều nhất
trong các vụ trọng tài đầu tư chống lại biện pháp
thuê được áp đặt bời một nhà nước.

Trong cơ chế ISDS, các nước đang phát triển
luôn luôn đứng ở vị trí bị đơn. Do vậỵ, tranh chấp
thuế giữa nhà đầu tư và cơ quan thuế nước sở tại
có thể dễ dàng bị đẩy thành tranh chấp giữa Nhà
nước và nhà đầu tư theo hiệp định đầu tư giữa
nước sở tại và nước nơi nhà đầu tư mang quốc
tịch. Điều này có thể dẫn đến việc các quốc gia lo
ngại và chân chừ trong việc thay đơi chính sách
thuế hoặc áp dụng các biện pháp thuế đối với thu
nhập từ giao dịch chuyên nhượng gián tiêp ở nước
ngoài. Các nước đang phát triển thường khơng có
tiềm lực tài chính mạnh. Việc mất nguồn thu từ
thuế do chiến lược lẩn tránh thuế từ các tập đồn
đa qc gia cũng ảnh hưởng lớn đến lợi ích của
cộng đồng dân cư địa phương khi chính phủ của
họ thiêu các ngn thu cho phúc lợi xã hơi, chăm
sóc sức khỏe và giáo dục do việc thất thu thuế.
3. Một số giải pháp chống lại chiến lược lẩn
tránh thuế
Ghi nhận những ảnh hưởng tiêu cực của chiến
lược lân tránh thuê núp bóng dưới các giao dịch
chun nhượng gián tiêp ở nước ngồi và những
khó khăn của các quốc gia đang phát triên trong
việc bào vệ cơ sở thuế, một số giải pháp dưới đây
nên được cân nhắc thực hiện:
Thứ nhất, xác định nơi giải quyết tranh chấp thuế.
Vân đê thuê “là quyền chủ quy ẹp cốt lõi” của
một quôc gia18. Trong rât nhiêu trường hợp, việc

13 />cập ngày 04/5/2022).

14 />(Truy cập ngày 04/5/2022).
15 Như trên.
16 12-2013/budget-news/budget-2012-vodafone-deal-tax/story/ 23264
■html (truy cập ngày 04/5/2022).
17 (truy cập ngày 04/5/2022).
18 Eiser Infrastructure Limited và Energia Solar Luxemburg s.a r.l V. Tây Ba Nha, Vụ kiện ICSID số ARB/13/36,
Phán quyết ngày 4/5/2017, tr. 270.


HỌC VIỆN Tư PHÁP

áp thuế và thu thuế đối với giao dịch chuyển
nhượng gián tiếp ở nước ngồi khơng chỉ được
coi là hành động hợp pháp của quyền chủ quyền
mà còn được thừa nhận và khẳng định bởi cộng
đồng quốc tế như một cơng cụ thích hợp để chống
lại chiến lược lẩn tránh thuế của các công ty đa
quốc gia. Tranh chấp về thuế cần được coi là tranh
châp giữa người nộp thuê và cơ quan thuê mà
không phải là tranh châp theo hiệp định đâu tư
giữa nhà đầu tư và Nhà nước, ngoại trừ các trường
hợp tước đoạt quyền sở hữu được thực hiện dưới
vỏ bọc biện pháp thuế.
Rõ ràng hiệp định thuế và hiệp định đầu tư là
hoàn tồn khác biệt và được ký kết cho các mục
đích hoàn toàn khác nhau. Như đã nêu ở trên, rất
nhiều hiệp định đầu tư thường có điều khoản loại
tfừ các vấn đề về thuế hoặc không áp dụng hiệp
định đối với vấn đề thuế. Ngay cả khi khơng có
một điều khoản rõ ràng như vậy, cần phải hiểu

rằng vấn đề thuế nằm ngoài phạm vi điều chỉnh
của hiệp định đầu tư. Điều này là rất rõ ràng khi
chúng ta nhìn vào thực tiễn đàm phán hiệp định
đầu tư. Đối với Việt Nam, quá trình đàm phán
hiệp định đầu tư cho thấy thuế chưa từng được
thảo luận trên bàn đàm phán. Việt Nam có cách
hiểu nhất quán rằng vấn đề thuế là vấn đề chủ
quyền quốc gia và mỗi quốc gia có quyền chủ
qun trong việc xây dựng và duy trì chính sách
th của họ nên thành phân đồn đàm phán của
Việt Nam không bao gồm các đại diện của cơ
quan thuế. Do vậy, tranh chấp thuế không nên
được lồng ghép vào các khiếu kiện trọng tài được
khởi xướng trên cơ sở hiệp định đâu tư. Tòa án
quốc gia là cơ quan phù hợp nhất để giải quyết
các tranh châp loại này.
Thứ hai, hoàn thiện hệ thong luật pháp quốc
gia song song với việc đàm phán các hiệp định
đầu tư mới và đàm phán lại các hiệp định đầu tư
đã có.
Các quốc gia cần xây dựng và duy trì cơ chế
pháp lý hữu hiệu để kiểm soát việc lẩn tránh thuế.
Theo Liên Hợp Quốc, một số quốc gia như Chilê, Trung Quốc, Cộng hịa Đơ-mi-ni-ca, Ấn Độ,
In-đơ-nê-xi-a, Mơ-dăm-bích, Pa-na-ma và Pê-ru
đã thực hiện những bước tiến lớn trong việc hạn
chế lẩn tránh thuế thông qua việc sử dụng giao

dịch chuyển nhượng gián tiếp ờ nước ngoài bằng
cách ban hành và áp dụng chính sách đánh thuế
đối với các giao dịch chuyển nhượng lợi ích trong

các doanh nghiệp nước ngồi mà trực tiếp hoặc
gián tiếp sở hữu cổ phần trong các công ty ờ trong
nước19. Đây là những ví dụ điển hình cho các quốc
gia khác khi xem xét áp thuế đối với giao dịch
chuyển nhượng gián tiếp.
Do các hiệp định đau tư thế hệ trước thường
chứa đựng các điều khoản không rõ ràng và dễ bị
diễn giải theo các cách khác nhau, các hiệp định
này dễ bị lợi dụng để khởi xướng các vụ trọng tài
ISDS chống lại nước nguồn. Đe giải quyết vấn đề
này, một số chính phù đã có những động thái
quyết liệt bằng việc chấm dứt các hiệp định kiểu
này và đàm phán các hiệp định mới hoặc đàm
phán để sửa đổi, bổ sung các hiệp định đã có.
Tháng 05/2020, số đơng các quốc gia thành viên
Liên minh Châu Âu (EU) đã ký hiệp định chấm
dứt các hiệp định đầu tư song phương giữa các
nước thành viên EU. Hiệp định có hiệu lực từ
ngày 29/8/2O2O20. Nhiều quốc gia đã có kế hoạch
đàm phán lại các hiệp định hiện có. Năm 2019,
Hà Lan đã ban hành điều lệ mẫu để đàm phán với
các quốc gia ngoài EU và đã đạt được chấp thuận
từ ủy ban Châu Âu để đàm phán lại các hiệp định
song phương hiện có với Ác-hen-ti-na, Bấc-ki-na
Pha-sô, Ê-cua-đo, Tan-da-ni-a, Thổ Nhĩ Kỳ, các
tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và một số quốc
gia khác21.
Trong quá trình đàm phán các hiệp định đầu
tư mới, các quốc gia cũng có xu hướng đưa ra các
điều khoản cụ thể và rõ ràng để làm rõ phạm vi

trách nhiệm của quốc gia, tránh việc bị lợi dụng22.
Các hành động của Nhà nước trong việc đàm
phán lại các hiệp định đầu tư đang có và đàm phán
các hiệp định đầu tư mới đồng thời với việc cải tổ
cơ chế ISDS đang được thảo luận tại Liên Hợp
Quốc có thể kiểm sốt được việc lợi dụng các bất
cập của cơ chế ISDS để lẩn tránh thuế và tìm ra
các giải pháp phù hợp để cơ chế ISDS công bằng,
lành manh và thúc đẩy sự phát triển bền vững của
các quốc gia đang phát triển.
Thứ ba, các hành động chung nham chống lại
chiến lược lẩn tránh thuế.
(Xem tiếp trang 30)

19 Liên Hợp Quốc, sổ tay về bảo vệ cơ sở thuế tại các nước đang phát triển, tr. 168.
20 (Truy cập ngày 04/5/2022).
21 (Truy cập ngày 04/5/2022).
22 CPTPP, Chương 9, Điều 9.2 và 9.6; EVIPA, Điều 2.1 và 2.5.

©



×