Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.77 KB, 1 trang )
TÓM TẮT CHƯƠNG
Ngân hàng thương mại đối mặt với rất nhiều rủi ro khác nhau trong hoạt động kinh doanh. Trong
các loại rủi ro từ thị trường, rủi ro lãi suất là loại hình rủi ro đặc trưng của ngân hàng, do hầu hết các
khoản mục nguồn vốn và tài sản đều có lãi suất. Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra tổn thất về thu nhập
hoặc giá trị rịng (vốn chủ sở hữu) của tổ chức tín dụng do những biến động về lãi suất trên thị trường.
Sự không cân xứng về quy mô, kỳ hạn giữa tài sản và nguồn vốn nợ làm cho ngân hàng phải chịu rủi ro lãi
suất khi lãi suất trên thị trường biến động, nhưng cũng có thể tạo cơ hội cho ngân hàng tăng thu nhập,
tăng giá trị ròng vốn chủ sở hữu khi nhà quản lý ngân hàng dự tính được xu hướng thay đổi lãi suất trên
thị trường. Quản trị rủi ro lãi suất gắn kết chặt chẽ với quản trị tài sản – nợ, giúp ngân hàng tối đa hóa
lợi nhuận, ổn định thu nhập từ lãi và bảo vệ giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu.
Có hai mơ hình đo lường rủi ro lãi suất chủ chốt là: mơ hình khe hở nhạy cảm lãi suất và mơ hình thời
lượng.
Với mơ hình khe hở nhạy cảm lãi suất, ngân hàng tính tốn chênh lệch giữa tiền lãi thu được từ tài sản và
chi phí trả lãi cho vốn huy động sau một thời gian nhất định do sự thay đổi lãi suất trên thị trường.
Các tài sản và nguồn vốn nợ của ngân hàng được phân thành các nhóm tài sản và nợ nhạy cảm hoặc kém
nhạy cảm với lãi suất. Tài sản nhạy cảm lãi suất là những khoản mục tài sản có lãi suất không cố định (lãi
suất khả biến) hoặc chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự thay đổi lãi suất trên thị trường. Nguồn vốn nhạy
cảm lãi suất là những khoản mục nguồn vốn có lãi suất khơng cố định lãi suất khả biến) hoặc chịu ảnh
hưởng trực tiếp của sự thay đổi lãi suất trên thị trường. Khe hở nhạy cảm lãi suất là chênh lệch giữa tài
sản nhạy cảm lãi suất và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất.
Thu nhập từ lãi tăng hay giảm là do khe hở nhạy cảm nhân với mức thay đổi của lãi suất trên thị trường.
Chỉ khi tài sản nhạy cảm lãi suất cân bằng với nợ nhạy cảm lãi suất thì ngân hàng được coi là khơng có rủi
ro lãi suất. Các ngân hàng có khe hở nhạy cảm lãi suất tích lũy âm sẽ có lợi khi lãi suất giảm nhưng phải
chịu tổn thất khi lãi suất tăng. Điều này là ngược lại với các ngân hàng có khe hở nhạy cảm tích lũy
dương.