Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Những thách thức đối với quản lý nước đô thị Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (833.42 KB, 11 trang )

NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI QUẢN LÝ NƯỚC ĐÔ THỊ HÀ NỘI
Trần Đức Thiện, Đặng Văn Hà, Nguyễn Thị Yến, Chu Mạnh Hùng
Viện Kiến trúc cảnh quan và Cây xanh đơ thị, Trường Đại học Lâm nghiệp
Tóm tắt
Biến đổi khí hậu, đơ thị hóa nhanh chóng và các biện pháp quản lý nước đô thị không phù
hợp ở nhiều thành phố đã gây ra những vấn đề liên quan đến nước đô thị, đe dọa ngày càng nhiều
hơn đến các chiến lược phát triển bền vững của thành phố. Lấy Hà Nội làm nghiên cứu điển hình,
bài viết đã xem xét kỹ lưỡng để đánh giá toàn diện những thách thức đối với quản lý nước đô thị
Hà Nội. Kết quả cho thấy các vấn đề liên quan đến nước đô thị đã làm nổi bật những thách thức
trên cả quy mô đô thị và lưu vực, như: mặt nước bị thu hẹp; mực nước ngầm suy giảm; ô nhiễm
nước; ngập úng đô thị; suy giảm hệ sinh thái; khan hiếm và xung đột sử dụng nước. Những kết quả
này thể hiện một bước phân tích quan trọng đối với các nhà hoạch định chiến lược phát triển đô
thị nhằm vượt qua các rào cản, thúc đẩy đổi mới để chuyển đổi sang cách tiếp cận quản lý nước
đô thị bền vững, chặt chẽ và hiệu quả hơn.
Từ khóa: Thách thức; Các vấn đề liên quan đến nước đô thị; Quản lý nước đô thị; Hà Nội.
Abstract
Challenges to urban water management in Hanoi
Climate change, rapid urbanization and inappropriate urban water management approaches
in many cities have resulted in urban water-related problems, thereby posing increasing threats
to the sustainable development strategies of the cities. Hanoi as a case study, this paper has
scrutinized to comprehensively assess the challenges for urban water management in Hanoi. The
results showed that urban water-related problems have highlighted new challenges for both basin
and urban scales, such as water body shrinking, groundwater level’s decline, water pollution,
urban water logging, ecosystem degradation, water scarcity and water use conflicts. These results
represent an important analytical step for urban development strategic planners to overcome
barriers and foster innovation for transitions to a more sustainable, coherent, and effective urban
water management approach.
Keywords: Challenges; Water-related problems; Urban water management; Hanoi.
1. Đặt vấn đề
Trong bối cảnh đơ thị hóa và biến đổi khí hậu, các vấn đề liên quan đến nước đô thị đã đặt
ra những thách thức đối với hệ thống quản lý nước đô thị vốn đã căng thẳng [1], đặc biệt là ở các


nước đang phát triển, khi các chính sách quản lý nước đơ thị khơng được coi trọng vì sự phát triển
bền vững [2]. Trong những năm gần đây, các vấn đề liên quan đến nước đơ thị là mối quan tâm
tồn cầu trong cộng đồng khoa học và kỹ thuật, nhằm phát triển các phương pháp mới để quản lý
và sử dụng tài nguyên nước hiệu quả hơn [3, 4]. Vì vậy, vấn đề quản lý nước đô thị bền vững ở các
nước chưa bao giờ quan trọng như lúc này [3].
Nước rất cần thiết cho cuộc sống con người, là yếu tố quan trọng liên kết với hầu hết các
mục tiêu phát triển bền vững [5]. Trong những năm gần đây, xung đột về sử dụng nước ở nhiều
quốc gia trên thế giới đã trở thành một vấn đề cấp bách do sự cạnh tranh gia tăng đối với nguồn
nước ngày càng khan hiếm [6]. Xung đột sử dụng nước ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề an ninh
lương thực và là hạn chế lớn nhất đối với sự phát triển nông nghiệp bền vững, một trong những
mục tiêu quan trọng của xóa đói giảm nghèo ở các nước đang phát triển. Khan hiếm nước tác động
Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

59


đến mọi mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tính bền vững của môi trường và hệ sinh thái tự nhiên ở các
quốc gia trên tất cả các lục địa [7]. Trong khu vực đô thị, ngập úng đã trở thành nguy cơ phổ biến,
ngày càng diễn biến phức tạp và khó lường ở các nước đang phát triển, gây thiệt hại cho nền kinh
tế - xã hội và ảnh hưởng nghiêm trọng đến mơi trường sống [8]. Ngồi ra, sự chuyển đổi nhanh
chóng giữa nơng thơn và thành thị đã dẫn đến việc thu hẹp các vùng nước tự nhiên (sơng, hồ, đất
ngập nước,…), làm cản trở các chu trình nước tự nhiên trong khu vực [8]. Kết hợp với việc quản lý
nước đô thị không phù hợp không chỉ gây ơ nhiễm nguồn nước mà cịn dẫn đến suy thoái hệ sinh
thái dưới nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng [9]. Mặt khác, quá trình đơ thị
hóa và sự gia tăng dân số đơ thị làm tăng nhu cầu sử dụng nước ngầm là những nguyên nhân chính
làm giảm mực nước ngầm ở nhiều thành phố [10] và việc hạ thấp mực nước ngầm đã được chứng
minh là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra sụt lún đất ở các khu vực đô thị [11].
Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng lớn bởi thiên tai và biến đổi khí hậu
[12], hiện đang ở giai đoạn đơ thị hóa nhanh chóng. Tỷ lệ đơ thị hóa từ năm 2007 đến 2017 tăng

từ 28,5 % lên 35,21 %, với mức tăng 0,67 % mỗi năm [13] và ước tính đạt gần 56% vào năm 2050
[14]. Đơ thị hóa ở Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro liên quan đến môi trường và biến đổi khí hậu
tại các khu vực đơ thị [15]. Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và
thương mại quốc tế của đất nước, là thành phố tiêu biểu ở khu vực đồng bằng Sông Hồng, đang
phải đối mặt với các vấn đề ngày càng tăng liên quan đến nước đô thị, đe dọa đến các chiến lược
phát triển bền vững của thành phố. Lấy Hà Nội làm nghiên cứu điển hình, bài viết xem xét kỹ
lưỡng để đánh giá tồn diện những thách thức trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến nước
đô thị trên cả quy mô lưu vực và đô thị nhằm nổi bật sự cấp bách trong việc cần phải nghiên cứu
và phát triển các mơ hình quản lý nước đơ thị bền vững, chặt chẽ và hiệu quả hơn trong tương lai.
Từ đó, cung cấp cái nhìn sâu sắc cho các thành phố khác nhau trong việc giải quyết các vấn đề liên
quan đến nước đô thị.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Khu vực nghiên cứu

Hình 1: Vị trí của khu vực nghiên cứu
60

Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững


Hà Nội nằm về phía Tây Bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng (trong địa
phận Việt Nam) (Hình 1), thuộc vùng nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ và lượng mưa trung bình hàng
năm lần lượt là 23,6 0C và 1.700 mm, nhận được khoảng 1.562 giờ ánh nắng mặt trời mỗi năm.
Độ cao trung bình từ 5 - 20 m so với mực nước biển, với địa hình dốc dần theo hướng Bắc - Nam,
Tây - Đông. Khu vực nghiên cứu nằm trong một vùng cảnh quan với mạng lưới sông hồ phong
phú, bao quanh thành phố với diện tích 3.358,6 km2 và dân số 8,05 triệu người (2019). Hà Nội có
30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã (Nguồn: Wikipedia).
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết được thực hiện thơng qua q trình thu thập, tổng hợp, phân tích và đánh giá 42 tài

liệu, kết quả nghiên cứu liên quan trên các tạp chí, sách, báo cáo khoa học, website cơng bố gần
đây (Hình 2a), bao trùm các vấn đề liên quan đến nước đơ thị (Hình 2b).

Hình 2: Bảng thống kê các tài liệu tham khảo sử dụng trong bài viết

Hình 3: Những thách thức liên quan đến nước đô thị của Hà Nội
Các thách thức liên quan đến quản lý nước đô thị Hà Nội được chúng tôi thực hiện nghiên
cứu từ quy mô lưu vực đến đơ thị, bao gồm các chủ đề sau (Hình 3):
-Các thách thức liên quan đến quản lý nước đô thị do biến đổi khí hậu (bão và nước biển
dâng, lũ lụt và hạn hán);
-Các thách thức liên quan đến quản lý nước đô thị từ quy mô lưu vực Sông Hồng (Khan
hiếm và xung đột trong sử dụng nước; suy thoái hệ sinh thái lưu vực);
Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

61


-Các thách thức liên quan đến quản lý nước đô thị do q trình đơ thị hóa (thu hẹp mặt nước
tự nhiên, suy giảm mực nước ngầm, ngập úng đô thị, ơ nhiễm nước).
Ngồi ra, để kiểm tra vị trí chính xác của khu vực nghiên cứu, chúng tơi đã sử dụng nền tảng
ArcGIS, với hình ảnh viễn thám có độ phân giải cao của Hà Nội năm 2018, được chụp từ ảnh hàng
không của Google Earth.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu làm gia tăng sự xuất hiện của các hiện tượng thời
tiết cực đoan, tốc độ phát triển nhanh chóng ở các nước láng giềng trong lưu vực và biện pháp quản
lý nước của thành phố khơng thích ứng được với tốc độ đơ thị hóa nhanh chóng, Hà Nội đang phải
đối mặt với ngày càng nhiều thách thức liên quan đến nước trong khu vực đô thị và tiềm ẩn nhiều
rủi ro về nước vượt ra ngoài ranh giới đô thị.
3.1. Các thách thức liên quan đến quản lý nước đơ thị do biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu liên quan đến các hiện tượng thời tiết cực đoan, như: nước biển dâng;
mưa bão; lũ lụt; hạn hán;… là vấn đề không chắc chắn trong dự báo lượng nước và quy hoạch tài
nguyên nước [3]. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thiên tai
và biến đổi khí hậu [12]. Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2007 cho thấy, nếu nước
biển dâng từ 01 - 03 m sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng 11 - 25 % dân số và làm giảm GDP của
Việt Nam từ 10 - 25 % [16]. Nguy cơ xâm nhập mặn sẽ gia tăng ở các vùng ven biển và các phụ
lưu chính của Sơng Hồng và sơng Cửu Long. Cộng thêm việc xây dựng đập ở thượng nguồn sẽ
khiến nguy cơ xâm nhập mặn trở nên nghiêm trọng hơn trong tương lai, đe dọa sinh kế và cuộc
sống của hàng triệu người ở vùng hạ lưu. Ngoài ra, mưa bão cũng như những hiện tượng thời tiết
cực đoan sẽ xảy ra với tần suất thường xuyên hơn, đặc biệt là bão nhiệt đới. Theo một Báo cáo về
Biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2015, trung bình mỗi năm Việt Nam phải
hứng chịu từ 06 đến 07 cơn bão. Tần suất mưa lớn được dự báo sẽ gia tăng trong tương lai, làm
tăng nguy cơ sạt lở đất ở vùng núi và lũ lụt ở vùng đồng bằng. Theo một thống kê về lũ lụt từ năm
1990 đến năm 2010, Việt Nam có 74 trận lũ trên các hệ thống sông. Vào ngày 30 tháng 10 năm
2008, Hà Nội đã trải qua trận lũ lụt nội đô nghiêm trọng nhất cho đến nay, số người chết lên đến
22 người, gần 35.000 hộ gia đình bị ngập nước, thiệt hại ước tính hơn 3.000 tỷ đồng [12]. Dựa trên
những thơng tin đã trình bày ở trên, chúng tơi nhận thấy biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời
tiết khắc nghiệt đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ cản trở sự phát triển các đô thị Việt Nam nói chung
và Hà Nội nói riêng.
3.2. Các thách thức liên quan đến quản lý nước đô thị từ quy mô lưu vực Sông Hồng
Lưu vực Sông Hồng là một trong những lưu vực sông lớn nhất trên thế giới, với tổng diện
tích khoảng 169.020 km2, nằm trên địa phận của 03 quốc gia là Trung Quốc, Việt Nam và Lào
[17]. Khí hậu trên lưu vực Sơng Hồng từ nhiệt đới (Việt Nam) đến cận nhiệt đới (Trung Quốc), với
lượng mưa trung bình hàng năm từ 700 mm đến 3.000 mm. Trong đó có khoảng 80 % tập trung
vào mùa mưa, lưu lượng trung bình khoảng 136 km³/năm, nhiệt độ trung bình năm là 24 0C và độ
ẩm là 80 % [18]. Sơng Hồng là con sơng chính trong lưu vực có tổng chiều dài khoảng 1.149 km,
bắt đầu từ Trung Quốc qua Việt Nam, trước khi đổ ra Biển Đơng. Hai phụ lưu chính của nó là Sơng
Đà và Sông Lô cũng bắt nguồn từ Trung Quốc và hội tụ ở thị xã Sơn Tây thuộc Thành phố Hà Nội,
sau đó chảy vào một số phân lưu để ra vịnh Bắc Bộ, hình thành một vùng châu thổ rộng lớn (gọi
là đồng bằng Sông Hồng) trên lãnh thổ Việt Nam. Tổng diện tích của đồng bằng Sơng Hồng ở Việt

Nam là khoảng 67.00 km2 với 47 % diện tích dành cho sản xuất nông nghiệp hoặc nuôi trồng thủy
sản, nơi sản xuất hơn 56 % lượng gạo của Việt Nam [18, 19].
62

Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững


Hà Nội nằm ở trung tâm của đồng bằng Sông Hồng (Hình 4). Vì vậy, địa phận Hà Nội chịu
ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nước Sơng Hồng.

Hình 4: Bản đồ lưu vực sông Hồng
Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới liên quan đến quản lý tài nguyên nước
trên lưu vực Sông Hồng và Sông Mê Kông do việc xây dựng đập và các hồ chứa nước ở thượng
nguồn. Trong những năm gần đây, việc xây dựng các đập ở thượng nguồn trên lưu vực Sông Hồng
đã được triển khai rầm rộ. Tổng số đập (bao gồm đập thủy điện và thủy lợi) ở Trung Quốc là
khoảng 68 đập, trong khi ở Việt Nam là khoảng 37 đập (Hình 4). Một số hồ chứa lớn trong lưu vực
chứa hàng tỷ m3 nước [20]. Điều này không chỉ tiềm ẩn nguy cơ thiếu nước, lũ lụt và xâm nhập
mặn ở vùng hạ lưu - nơi sản xuất nông nghiệp nuôi trồng thủy sản và sinh kế của hàng triệu người
dân mà còn làm suy giảm hệ sinh thái lưu vực sông như sự tuyệt chủng của nhiều loài cá, sự biến
mất của một số loài động vật, mất rừng, thối hóa đất nơng nghiệp và nhiều tác động khó lường
đến an ninh nguồn nước tại các đô thị ở hạ lưu.
a. Khan hiếm nước
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam giai đoạn 2002 - 2006, lưu lượng
nước và mực nước Sông Hồng ở Hà Nội đã giảm đáng kể (Hình 5), đặc biệt là trong năm 2010 và
2011 khi mực nước thấp nhất là 10 cm (Hình 5b) [22]. Ngồi ra, trong bối cảnh đơ thị hóa với dân
số tăng nhanh cùng những tác động khó lường của biến đổi khí hậu (hạn hán), Hà Nội sẽ đối mặt
với tình trạng khan hiếm nước trầm trọng trong tương lai.
b. Xung đột sử dụng nước
Việc xây dựng các đập ở thượng nguồn là nguyên nhân trực tiếp làm giảm lưu lượng và mực

nước Sơng Hồng. Ở các quốc gia, các cơng trình này là cần thiết cho việc sản xuất điện và có ý
nghĩa quan trọng đối với sản xuất nơng nghiệp, nhằm kiểm soát nước vào mùa mưa và điều tiết
nước phục vụ sản xuất vào mùa khô. Tuy nhiên, những tranh cãi trong việc thao túng nguồn nước
đầu nguồn liên quan đến kinh tế và chính trị đang đặt ra nhiều thách thức tiềm ẩn trong xung đột
sử dụng nước với các nước láng giềng, nhất là trong bối cảnh các nước chưa đạt được sự thống
nhất về quản lý tài nguyên nước trong lưu vực. Hà Nội nằm ở ngã ba của 03 con sơng chính của
Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

63


lưu vực Sông Hồng (Sông Hồng, Sông Đà và Sông Lô) đều bắt nguồn từ Trung Quốc nên vấn đề
an ninh nguồn nước đang bị che khuất.

(a) Lưu lượng nước thấp nhất
(b) Mức nước thấp nhất

Hình 5: Lưu lượng nước và mực nước sông Hồng tại trạm Sơn Tây và Hà Nội
giai đoạn 2002 - 2016
Từ góc độ quản lý nước đơ thị, sự chuyển đổi nhanh chóng giữa nơng thôn và thành thị đã
làm thay đổi nhu cầu về sử dụng nước sạch và phát sinh nước thải. Trong đó, nước thải khơng
được xử lý mà thải trực tiếp ra sông, kênh, rạch và được tái sử dụng để tưới tiêu cho hạ lưu. Đây là
nguyên nhân gây ra căng thẳng liên quan đến nước ở các khu vực đô thị và nông thôn của Hà Nội
cũng như giữa Hà Nội và các tỉnh ở hạ lưu. Ngoài ra, xung đột về sử dụng nước còn liên quan đến
nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng liên tục để phục vụ cho q trình cơng nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước, bao gồm nhu cầu phát triển thủy điện, công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản
và phát triển đô thị mà Hà Nội và các vùng lân cận sẽ phải đối mặt trong tương lai.
c. Tác động đến môi trường và suy giảm hệ sinh thái
Mạng lưới sông có chức năng tiếp nhận, xử lý và vận chuyển vật chất và năng lượng trong

hệ sinh thái, nó có vai trị quan trọng trong việc duy trì chu trình thủy văn trên lưu vực sông. Tuy
nhiên, việc xây dựng các đập và hồ chứa dọc theo các con sông là nguyên nhân chính ảnh hưởng
đến việc vận chuyển các dòng vật chất và năng lượng này [23]. Điều này không chỉ làm thay đổi
chế độ thủy văn và lượng phù sa mà cịn làm tăng nguy cơ xói mịn đất, ô nhiễm và xâm nhập mặn
ở hạ lưu [24 - 26], đặc biệt là sự suy giảm đa dạng sinh học trong lưu vực [27, 28]. Những lo ngại
trên đặt ra những thách thức tiềm tàng đối với môi trường và hệ sinh thái, đe dọa trực tiếp đến sinh
kế và an ninh lương thực của địa phương khi việc xây dựng các con đập ngày càng tăng về quy
mô và số lượng.
3.3. Các thách thức liên quan đến quản lý nước đơ thị do q trình đơ thị hóa
a. Mặt nước tự nhiên bị thu hẹp
Hà Nội trước thời kỳ đổi mới (1986) được bao bọc bởi một vùng cảnh quan thiên nhiên với
mạng lưới sông hồ phong phú. Mạng lưới này có chức năng điều hịa chu trình nước tự nhiên và
vi khí hậu, tạo cảnh quan môi trường [29]. Hà Nội sau thời kỳ đổi mới, đặc biệt là từ những năm
1990 đã chứng kiến sự gia tăng dân số và đơ thị hóa nhanh chóng (dân số tăng gấp ba lần từ năm
1995 đến năm 2018 [22]). Cảnh quan thành phố đã thay đổi với sự bùng nổ xây dựng các khu đô
thị mới và các tòa nhà cao tầng [30]. Hà Nội đã cấp phép cho hàng trăm dự án bất động sản, chủ
64

Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững


yếu tại các khu vực phía Đơng Bắc, Nam, Tây Nam và Tây ngoại thành. Việc xây dựng các dự án
này đã lấp đầy khoảng 80 % diện tích mặt nước tự nhiên bao gồm ao, hồ, kênh, rạch,… để chuyển
đổi thành các khu đơ thị hóa [31 - 33] trong khi các hồ hiện tại đang bị thu hẹp và ngày càng bị cơ
lập, nhiều hồ cịn có chức năng tiếp nhận và xử lý trước nước thải. Cùng với thực tế này là cơ sở
hạ tầng thoát nước khơng kịp thích ứng với tốc độ đơ thị hóa [34] nên các vấn đề về suy giảm mực
nước ngầm, ngập úng đô thị và ô nhiễm nước mặt ngày càng trở nên nghiêm trọng [8].
b. Mực nước ngầm suy giảm
Hiện nay, nước ngầm là một trong những nguồn cung cấp nước chính cho mọi nhu cầu

về sản xuất và sinh hoạt của Thành phố Hà Nội (trong đó, 74 % khai thác từ nước ngầm và 26
% từ nguồn nước Sông Đà và Sông Hồng) [10]. Sự gia tăng dân số và đơ thị hóa từ năm 1990
đến 2017 đã làm tăng tổng lượng nước ngầm khai thác hàng ngày lên 3,33 lần (năm 1990 là
300.000 m3/ngày và năm 2017 là 1.000.000 m3/ngày) cho toàn Hà Nội [35]. Nghiên cứu của Tam
và Nga (2018) cho thấy, việc khai thác quá mức nước ngầm là nguyên nhân chính gây suy giảm
mực nước ngầm ở Hà Nội, trong khi hai yếu tố Sông Hồng và bề mặt không thấm nước chỉ tác
động nhẹ [10]. Ngoài ra, Giao và cộng sự (2020) đã tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa hạ
thấp mực nước ngầm và sụt lún đất dựa trên số liệu quan trắc nước ngầm từ năm 1994 đến năm
2016 tại 30 lỗ khoan điều tra trong khu vực nội thành Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
03 điều kiện mực nước ngầm hạ thấp 05, 10, 15 m, tổng mức sụt lún lần lượt là 0,15; 0,35 và
0,5 m. Trong đó, tổng mức sụt lún nhiều nhất là tại các nhà máy khai thác nước ngầm [35]. Hai
kết quả nghiên cứu trên làm dấy lên lo ngại về việc sụt lún đất do khai thác quá mức nước ngầm
sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơng trình xây dựng, cơ sở hạ tầng cũng như làm tăng nguy
cơ ngập úng đô thị.
c. Ngập úng đô thị
Trong những năm gần đây, Hà Nội đang phải đối mặt với tình trạng ngập úng ngày càng gia
tăng [8]. Trang và cộng sự (2020) thông qua nghiên cứu 21 trận mưa gây ngập úng đô thị, đã thu
thập được 148 điểm ngập úng với những tần suất khác nhau ở Hà Nội trong giai đoạn từ 2012 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Phần lớn các điểm ngập úng với tần suất cao nằm ở các
quận nội thành Hà Nội (Ba Đình, Thanh Xn, Hồng Mai, Cầu Giấy, Hồn Kiếm, Đống Đa, Hai
Bà Trưng và Tây Hồ), ngược lại thì các huyện ngoại thành có tần suất thấp hơn; (2) Các điểm ngập
úng khơng phân bố ngẫu nhiên mà có xu hướng mở rộng về không gian từ trung tâm thành phố ra
các khu vực ngoại thành, tương tự như mở rộng bề mặt đô thị bị ảnh hưởng bởi q trình đơ thị
hóa; (3) Tần suất ngập úng đơ thị tỷ lệ thuận với sự gia tăng mật độ dân số, mật độ đường và bề mặt
không thấm nước, đồng thời, tỷ lệ nghịch với chỉ số thực vật và chỉ số mặt nước; và có mối quan
hệ khơng rõ ràng với địa hình đơ thị [8, 36]. Như vậy, ngập úng đơ thị sẽ có nguy cơ cao ở các khu
vực đơ thị hóa nếu cơng tác quy hoạch và quản lý nước đô thị Hà Nội không được chú trọng trong
bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp.
d. Ơ nhiễm nguồn nước
Nguy cơ ơ nhiễm nguồn nước của Hà Nội xảy ra từ cả nguồn cấp và thoát nước. Nguồn cung
cấp nước cho Thành phố Hà Nội chủ yếu được khai thác từ nước ngầm, Sông Hồng và Sông Đà.

Tuy nhiên, do những hạn chế trong quản trị, Hà Nội đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn
về ô nhiễm nguồn nước. Điển hình là ngày 10/10/2019, sự cố nguồn cấp nước sạch trên Sông Đà bị
nhiễm dầu thải (mẫu nước xét nghiệm có hàm lượng styrene cao hơn Quy chuẩn QCVN 01:2009/
BYT từ 1,3 đến 3,65 lần) đã khiến toàn bộ khu dân cư phía Nam và Tây Nam Hà Nội (gồm Hà
Đơng, Thanh Xn, Hồng Mai,…) khơng có nước sạch sinh hoạt, trong khi Hà Nội và công ty
Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

65


cấp nước hoàn toàn bị động trong việc khắc phục sự cố này [37, 38].
Ngồi ra, q trình đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng đã làm phát sinh một
lượng lớn nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Hầu hết trong số này
chưa được xử lý, sau đó được xả trực tiếp vào sông hoặc kênh gần nhất và được tái sử dụng để
tưới tiêu cho hạ lưu [39, 40]. Nồng độ cao của các chất ô nhiễm như kim loại nặng và phân được
phát hiện trong các mẫu nước thải từ các sơng hoặc kênh thốt nước của Hà Nội, điều này đã làm
dấy lên lo ngại về những tác động tiềm tàng đối với môi trường và các vấn đề sức khỏe cộng đồng
đối với người dân sống ở hạ lưu [41, 42]. Bên cạnh đó, các hồ ở các đơ thị đang đóng vai trị là
nơi tiếp nhận và xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt, cộng với hệ thống thu gom nước thải lạc hậu và ý
thức người dân chưa cao đã gây ô nhiễm nghiêm trọng các hồ trong khu vực đô thị [29]. Ơ nhiễm
nguồn nước mặt làm tăng nguy cơ ơ nhiễm nguồn nước ngầm, nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ
yếu của Thành phố Hà Nội.
4. Kết luận và gợi ý, đề xuất
Lấy Hà Nội làm nghiên cứu điển hình, bài viết đã xem xét kỹ lưỡng và đánh giá toàn diện
những thách thức trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến nước đô thị tại Hà Nội, trên cả quy
mô lưu vực và đô thị. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Hà Nội đang phải đối mặt với rất nhiều thách
thức lớn trong quản lý nước đô thị, như: vấn đề khan hiếm, xung đột sử dụng nước, suy giảm hệ
sinh thái, mặt nước tự nhiên bị thu hẹp, ô nhiễm nước, mực nước ngầm suy giảm và ngập úng đô
thị. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh các biện pháp quản lý nước đô thị Hà Nội khơng cịn phù

hợp trong bối cảnh đơ thị hóa, trước các tác động về kinh tế, chính trị giữa các quốc gia trong khu
vực và trước các diễn biến khí hậu khó lường. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp đến các chiến lược phát triển bền vững của Thành phố Hà Nội nói riêng và của cả
nước nói chung.
Để bảo vệ cuộc sống và sinh kế của hàng triệu người dân Việt Nam trong tương lai. Ngay từ
lúc này, chúng ta phải thúc đẩy đổi mới, vượt qua các rào cản để nghiên cứu và chuyển đổi sang
cách tiếp cận quản lý nước đô thị bền vững, chặt chẽ và hiệu quả hơn. Biện pháp này hướng tới 03
mục tiêu chính (Hình 6):
Thứ nhất, tăng cường an ninh nguồn nước thông qua việc giải quyết các bất đồng để đạt được
sự đồng thuận trong quản lý và sử dụng tài nguyên nước giữa các nước trong lưu vực, nhằm hạn
chế rủi ro lũ lụt, hạn hán và xâm nhập mặn; khắc phục vấn đề khan hiếm nước; phục hồi hệ sinh
thái lưu vực. Đồng thời đa dạng hóa các nguồn nước địa phương, bao gồm cả việc thu hoạch, xử
lý, tái sử dụng nước mưa và nước mặt nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau như tưới tiêu, sản xuất
công nông nghiệp, phục hồi cảnh quan đô thị và tái tạo nước ngầm. Điều này làm giảm khai thác
và sử dụng nguồn nước ngầm, nước sông và các đập ở thượng nguồn.
Thứ hai, tăng cường cải thiện chu trình nước trong khu vực đơ thị. Đơ thị hóa đã làm thay
đổi chu trình nước tự nhiên vốn có. Do đó, cần phải phát triển một chu trình nước gắn với tự nhiên
nhằm mục đích kiểm sốt ơ nhiễm, giảm thiểu rủi ro ngập úng đô thị, tái tạo sinh thái và cảnh quan
đô thị.
Cuối cùng, thúc đẩy sử dụng hiệu quả tài nguyên nước. Mục tiêu này bao hàm việc xem xét
quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước cùng với việc bảo vệ, bảo tồn và phục hồi tài
nguyên nước và các vùng mặt nước trong và ngồi khu vực đơ thị.
66

Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững


Hình 6: Khung định hướng giải quyết các thách thức đối với quản lý nước đô thị Hà Nội
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Van den Brandeler, Gupta và Hordijk (2019). Siêu đô thị và lưu vực sông: Sự không phù hợp giữa quản
lý nước đô thị và quản lý lưu vực sơng. Tạp chí Thủy văn (Elsevier) 573, 1067 - 1074 (tiếng Anh).
[2]. Council, Schaffer và Vollmer (2010). Con đường đến đô thị bền vững: Nghiên cứu và phát triển trên các hệ
thống đô thị. Washington. Nhà xuất bản Học viện Quốc gia, Washington DC (tiếng Anh).
[3]. Zafirakou (2017). Quản lý nước đô thị bền vững. Nhà xuất bản. Springer (tiếng Anh).
[4]. Marlow, Moglia, Cook và Beale (2013). Hướng tới quản lý nước đơ thị bền vững. Tạp chí nghiên cứu
về nước (Elsevier) 47 (20), 7150 - 7161 (tiếng Anh).
[5]. Worldbank (2019). Tổng quan về nước. Đường dẫn />overview, truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2019.
[6]. Mutiga, Mavengano, Zhongbo, Woldai và Becht (2010). Phân bổ nước, một công cụ lập kế hoạch để
giảm thiểu xung đột sử dụng nước ở phía bắc lưu vực Ewaso Ng’iro, Kenya. Tạp chí Quản lý nguồn nước
(Springer) 24 (14), 3939 - 3959 (tiếng Anh).
[7]. Bond, Burrows, Kennard và Bunn (2019). Chương 6 - Khan hiếm nước là nguyên nhân của các căng
thẳng (trong cuốn Các yếu tố gây căng thẳng trong Hệ sinh thái sông). Nhà xuất bản Elsevier, 111 - 129
(tiếng Anh).
[8]. Trần Đức Thiện, Xu Dawei, Đặng Văn Hà và Alwah (2020). Dự báo rủi ro ngập úng đơ thị bằng mơ
hình hồi quy và nguồn dữ liệu mở. Tạp chí Nước (MDPI) 12(3), 879 (tiếng Anh).
[9]. Deletic và Wang (2019). Kiểm sốt ơ nhễm để phát triển bền vững. Tạp chí Kỹ thuật 5(5), 839 - 840
(tiếng Anh).
[10]. Vu Thanh Tam và Tran Thi Viet Nga (2018). Đánh giá ảnh hưởng của đơ thị hóa đến nguồn nước
ngầm ở Hà Nội, Việt Nam. Tạp chí Quản lý mơi trường (Elsevier) 227, 107 - 116 (tiếng Anh).
[11]. Figueroa-Miranda và cộng sự (2018). Sụt lún đất do khai thác quá mức nước ngầm ở trung tâm

Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

67


Mexico. Tạp chí Địa chất kỹ thuật (Elsevier) 246, 91 - 106 (tiếng Anh).
[12]. Trần Thục, Koos Neefjes, Tạ Thanh Hương và Lê Nguyên Trường (2015). Báo cáo đặc biệt về việc

quản lý rủi ro các sự kiện và thảm họa khắc nghiệt để thúc đẩy sự thích nghi với biến đổi khí hậu. Văn
phịng UNDF Việt Nam (tiếng Anh).
[13]. Statista (cổng thơng tin thống kê) (2019). Đơ thị hóa ở Việt Nam. Đường dẫn: tista.
com/statistics/444882/urbanization-in-vietnam/, truy cập ngày 14/7/2019 (tiếng Anh).
[14]. Nguyễn Huy, Trần Phong và Nguyễn Thọ (2014). Ứng dụng công cụ vulnerability và capacity để đánh
giá thách thức, khó khăn và các tiếp cận mới trong bối cảnh đơ thị hóa. Vietnam Institute for Social and
Environmental Transition International (tiếng Anh).
[15]. Nguyễn Huy và Trần Phong (2016). Chương 9 - Giảm rủi ro thiên tai đô thị tại Việt Nam: thách thức
và phương pháp tiếp cận (trong cuốn Thảm họa đô thị và khả năng phục hồi ở châu Á). Nhà xuất bản
Elsevier, 123 - 140 (tiếng Anh).
[16]. Dasgupta, Meisner, Wheeler và Yan (2008). Tác động của nước biển dâng lên các nước đang phát
triển: Một phân tích so sánh. Tạp chí Biến đổi khí hậu (Springer) 93, 379 - 388 (tiếng Anh).
[17]. Phan Hung Vuong, Torresan, Critto và Marcomini (2019). Thay đổi các dịch vụ hệ sinh thái nước ngọt
dưới sự thay đổi toàn cầu - một đánh giá tập trung vào lưu vực sông PO (Ý) và lưu vực Sơng Hồng (Việt
Nam). Tạp chí Khoa học Môi trường (Elsevier) 652, 1347 - 1365 (tiếng Anh).
[18]. Duc, N.H. và M. Umeyama (2011). Xâm nhập mặn do nước biển dâng trong hệ thống sông Hồng tại
Việt Nam. Hội thảo Tài nguyên nước và Môi trường thế giới năm 2011, p. 4413 - 4422 (tiếng Anh).
[19]. Luu Thi Nguyet Minh và cộng sự (2010). Chế độ thủy văn và chính sách về nước của đồng bằng sơng
Hồng (miền Bắc Việt Nam). Tạp chí Khoa học Trái đất Châu Á, 37(3), 219 - 228 (tiếng Anh).
[20]. CGIAR và Greater MEKONG (2019). Lưu vực sông Hồng. Đường dẫn />changes/where-we-work/red-river-basin/, truy cập ngày 12/8/2019 (tiếng Anh).
[21]. Le Thi Phuong Quynh, Garnier Josette và Billen Gilles (2017). Tổng lưu lượng cacbon hữu cơ của hệ
thống sơng Hồng (Việt Nam). Tạp chí Earth Surface Processes and Landforms 42 (9), 1329 - 1341 (tiếng
Anh).
[22]. Tổng cục thống kê (2019). Lưu lượng nước một số sông chính. Đường dẫn: />Default_en.aspx?tabid=491, trung cập ngày 15/7/2019.
[23]. Wei Xi và cộng sự (2019). Xây dựng mơ hình chuẩn đốn tác động của những thay đổi toàn cầu đối
với việc xả thải và nồng độ phù sa lơ lửng trong lưu vực Sơng Hồng. Tạp chí Nước (MDPI) 11(5), 958
(tiếng Anh).
[24]. Valentin, C. và cộng sự (2008). Suy giảm dòng chảy và phù sa từ 27 lưu vực ở Đông Nam Á: Tác động
đến việc thay đổi sử dụng đất và các hoạt động bảo tồn. Tạp chí Nơng nghiệp, Hệ sinh thái và Môi trường
(Elsevier)128(4), 225 - 238 (tiếng Anh).

[25]. Ji Chen, Haiyun Shi, Bellie Sivakumar và Mervyn R. Peart (2016). Dân số, nước, lương thực, năng lượng
và đập. Tạp chí Năng lượng tái tạo và Dự trữ (Elsevier) 56, 18 - 28 (tiếng Anh).
[26]. Jory S. Hecht và cộng sự (2019). Các đập thủy điện trên lưu vực sơng Mekong: Đánh giá tác động
thủy văn. Tạp chí Thủy văn (Elsevier) 568, 285 - 300 (tiếng Anh).
[27]. Zhai Hongjuan, Cui Baoshan, Hu Bo, Wei Guoliang và Liu Shiliang (200). Các thay đổi hệ sinh thái
khu vực theo các kịch bản xây dựng đập thủy điện. Tạp chí Khoa học Trung Quốc (Springer) 52(2), 106 114 (tiếng Anh).
[28]. Rousseau (2017). Mở rộng thủy điện và đánh đổi sinh kế ở đồng bằng Sơng Hồng tỉnh Vân Nam,
Trung Quốc. Tạp chí Địa lý nhiệt đới Singapore (Wiley Online Library) 38(1), 90 - 107 (tiếng Anh).

68

Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững


[29]. Nguyễn Bích Thủy và cộng sự (2017). Đánh giá mức độ phì dưỡng của một số hồ nội thành Hà Nội.
Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam 55 (1), 84 - 92.
[30]. Pham Van Trinh và R. Parenteau (1991). Chính sách phát triển nhà ở và đơ thị ở Việt Nam. Tạp chí
Mơi trường sống (Elsevier) 15(4), 153 - 169 (tiếng Anh).
[31]. Trần Đức Thiện, Xu Dawei, Liu Bingxi (2019). Đánh giá sự thay đổi của đất đô thị dựa trên dữ liệu
vệ tinh Landsat: Nghiên cứu điển hình ở Hà Nội, Việt Nam. Tạp chí Khoa học Trái đất và Môi trường (IOP)
384, 012150 (tiếng Anh).
[32]. Sylvie Fanchette (2016). Hà Nôi, đô thị tương lai - Một bước đột phá trong q trình hội nhập đơ thị
của các làng quê. Nhà xuất bản IRD Éditions, Marseille (tiếng Pháp).
[33]. Trần Đức Thiện, Xu Dawei, Alwah và Liu Bingxi (2019). Nghiên cứu đất phù hợp sinh thái đô thị dựa
trên mơ hình kháng tích lũy tối thiểu: Nghiên cứu điển hình ở Hà Nội, Việt Nam. Tạp chí Khoa học Trái đất
và Môi trường (IOP) 300, 032084 (tiếng Anh).
[34]. Leducq và Scarwell (2018). Hà Nội mới: Cơ hội và thách thức cho sự phát triển đô thị trong tương
lai. Tạp chí Đơ thị (Elsevier) 72, 70 - 81 (tiếng Anh).
[35]. Phạm Huy Giao và cộng sự (2020). Dự báo lún đất cho các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội. Tạp chí

Khơng gian ngầm (Elsevier) 5 (2), 93 - 104 (tiếng Anh).
[36]. Trần Đức Thiện, Xu Dawei, Đặng Văn Hà và Safa Fadelelseed (2020). Khám phán mối liên hệ giữa
phần trăm bề mặt không thấm nước và tần suất ngập úng đơ thị: Nghiên cứu điển hình ở Hà Nội, Việt Nam.
Tạp chí Khoa học Trái đất và Môi trường (IOP) 440, 052073 (tiếng Anh).
[37]. Báo điện tử Vnexpress (2019). Nguồn nước sạch Hà Nội bị nhiễm dầu thải. Đường dẫn https://vnexpress.
net/thoi-su/nguon-nuoc-sach-ha-noi-bi-nhiem-dau-thai-3996574.html, truy cập ngày 14/10/2019.
[38]. Báo điện tử Lao động (2019). Vụ nước ô nhiễm dầu thải: “Công ty nước Sông Đà phát hiện nhưng
không báo cáo”. Đường dẫn truy cập ngày 17/10/2019.
[39]. Nguyen Trung Thuan và Yoshiro Higano (2012). Nghiên cứu về chính sách kiểm sốt ơ nhiễm đối với
nước thải cơng nghiệp tại thành phố Hà Nội, Việt Nam. Tạp chí Thiết kế giá trị sáng tạo hướng tới một xã
hội bền vững (Springer) 1118 - 1122 (tiếng Anh).
[40]. Simon Ingvertsen, Helle Marcussen và Peter E. Holm. Ô nhiễm và khả năng di chuyển của Cd, Ni và
Pb trong trầm tích của một con sông tiếp nhận nước thải ở Hà Nội, Việt Nam. Tạp chí Giám sát và Đánh
giá Mơi trường (NIH) 185(11), 9531-9548 (tiếng Anh).
[41]. Keisuke Kuroda và cộng sự (2015). Vi rút bệnh do ô nhiễm phân trong môi trường nước: Đánh giá
nước thải ở Hà Nội, Việt Nam. Tạp chí Khoa học môi trường (Elsevier) 506 - 507, 287 - 298 (tiếng Anh).
[42]. Tetsuro Kikuchi, Takuma Furuichi, Hunh Trung Hai và Shuzo Tanaka (2009). Đánh giá ô nhiễm kim
loại nặng trong nước sơng Hà Nội, Việt Nam bằng phân tích đa biến. Tạp chí Ơ nhiễm và Độc chất Mơi
trường (Springer) 83(4), 575 - 582 (tiếng Anh).

Ngày chấp nhận đăng: 10/11/2021. Phản biện: TS. Tạ Thị Thoảng

Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

69




×