Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHU NHÀ Ở THƯƠNG MẠI THỊ XÃ GIA NGHĨA TỈNH ĐĂK NÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 36 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LIÊN THÀNH

-------------------

DỰ ÁN ĐẦU TƯ
KHU DÂN CƯ THỊ XÃ GIA NGHĨA
QUY MÔ: 11 ha
ĐỊA ĐIỂM: THỊ XÃ GIA NGHĨA TỈNH ĐẮK NÔNG
CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LIÊN THÀNH

NAÊM 2011


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN ............................................................... 3
1.1. Thông tin chung về dự án ............................................................................................3
1.2. Giới thiệu địa điểm đầu tư xây dựng dự án .................................................................. 3
1.2.1.
Tỉnh Đăk Nông: ................................................................................................... 3
1.2.2.
Thị xã Gia Nghĩa ................................................................................................. 9
1.2.3.
Hiện trạng khu đất xây dựng dự án..................................................................... 10
CHƯƠNG 2. SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ DỰ ÁN .................................. 12
2.1. Cơ sở pháp lý lập dự án: ............................................................................................ 12
2.2. Sự cần thiết đầu tư dự án ........................................................................................... 13
2.2.1.
Định hướng phát triển của Quốc gia ..................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2.
Chiến lược phát triển của tỉnh. ............................. Error! Bookmark not defined.
2.3. Mục tiêu của dự án ...................................................... Error! Bookmark not defined.


CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN.............................................................. 18
3.1. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư .............................................................. 18
3.2. Phương án quy hoạch ................................................................................................ 18
3.2.1.
Quan điểm quy hoạch ........................................................................................ 18
3.2.2.
Định hướng quy hoạch ....................................................................................... 18
3.2.3.
Cơ cấu quy hoạch .............................................................................................. 18
3.2.4.
Phân khu chức năng: .......................................................................................... 19
3.3. Nguyên tắc tổ chức quy hoạch ................................................................................... 21
3.4. Giải pháp tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc .................................................... 21
3.5. Các giải pháp kỹ thuật khác và trang thiết bị .............................................................. 22
3.5.1.
Chống ăn mòn.................................................................................................... 22
3.5.2.
Chống thấm ....................................................................................................... 22
3.5.3.
Chống sét ........................................................................................................... 22
3.5.4.
Chống ồn ........................................................................................................... 22
3.5.5.
Vệ sinh tiện nghi ................................................................................................ 22
3.5.6.
Quy trình và trách nhiệm bảo trì cơng trình ........................................................ 22
3.6. Giải pháp cấp điện, cấp nước ..................................................................................... 22
3.6.1.
Cấp nước: .......................................................................................................... 22
3.6.2.

Cấp điện ............................................................................................................ 23
3.7. Giải pháp thoát nước ................................................................................................. 23
3.8. Giải pháp an toàn lao động ........................................................................................ 24
3.9. Tiến độ thực hiện dự án ............................................................................................. 24
3.10.
Phương án khai thác dự án ..................................................................................... 24
3.10.1. Trưởng bộ phận Quản lý. ................................................................................... 25
3.10.2. Bộ phận kế toán: ................................................................................................ 25
3.10.3. Bộ phận kinh doanh ........................................................................................... 25
3.10.4. Bộ phận kỹ thuật: ............................................................................................... 25
3.11.
Giải pháp phòng cháy, chữa cháy........................................................................... 25
CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG .................. 27
4.1. Các vấn đề môi trường tiềm tàng của dự án ............................................................... 27
4.2. Các quy chế về môi trường ........................................................................................ 27
4.3. Nguồn gây ơ nhiễm khơng khí ................................................................................... 27
4.4. Nguồn gây ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, đất .......................................................... 28
4.5. Chất thải rắn .............................................................................................................. 28
4.6. Sự cố trong quá trình hoạt động của dự án ................................................................. 28
4.7. Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người ........................................................................... 28
4.8. Các biện pháp giảm trừ ô nhiễm ................................................................................ 29
4.8.1.
Khống chế và giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình xây dựng ............................... 29
1


4.8.2.
4.8.3.

Khống chế và giảm thiểu tác động do vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị. ........ 29

Khống chế và giảm thiểu ơ nhiễm trong q trình hoạt động .............................. 29

CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI ............................................ 32
5.1. Hiệu quả xã hội của dự án.......................................................................................... 32
5.2. Hiệu quả kinh doanh của dự án .................................................................................. 32
5.3. Kết quả thơng qua phân tích tài chính của dự án ........................................................ 34
KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 35

2


CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN

1.1. Thông tin chung về dự án
* Tên dự án: Khu Nhà ở thương mại thị xã Gia Nghĩa tỉnh Đăk Nông
* Địa điểm xây dựng: Thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông.
* Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Liên Thành
* Quy mơ dự án: Diện tích khu đất: 11ha; đầu tư xây dựng nhà ở thương mại
(Nhà phố và biệt thự) và các hạng mục kèm theo: Trường học, công viên cây
xanh.
* Nguồn vốn đầu tư dự án: Vốn đầu tư cho dự án gồm nguồn vốn chủ đầu tư,
vốn vay ngân hàng.
* Hình thức đầu tư: Tồn bộ các cơng trình thuộc dự án được đầu tư xây dựng
mới.
* Thời gian thực hiện: Khoảng 4 năm.
* Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.
* Đơn vị tư vấn thiết kế: Công ty TNHH Tư vấn C&C
1.2. Giới thiệu địa điểm đầu tư xây dựng dự án

1.2.1. Tỉnh Đăk Nông:
Đắk Nông là một tỉnh ở Tây Nguyên được thành lập từ năm 2004. Phía Bắc
giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đơng và Đơng Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp
tỉnh Bình Phước và Campuchia.
1.2.1.1. Vị trí điạ lý:
 Đắk Nơng nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy
Trường Sơn; được xác định trong khoảng tọa độ địa lý: 11045’ đến 12050’ vĩ
độ Bắc, 107013’ đến 108010’ kinh độ
Đơng. Phía Bắc và Đơng Bắc giáp tỉnh
Đắk Lắk, phía Đơng và Đơng Nam giáp
tỉnh Lâm Đồng, phía Nam và Tây Nam
giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp
Vương quốc Campuchia. Đắk Nông là tỉnh
nằm trong khu vực tam giác phát triển
Việt Nam – Lào – Campuchia.
 Diện tích tự nhiên có 6,514.38 km2, có 08
đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã với
dân số 510,570 người, cùng với 33 dân tộc
anh em đang làm ăn, sinh sống. Trung tâm
tỉnh lỵ là Thị xã Gia Nghĩa.
 Tồn tỉnh có 7 huyện và 1 thị xã: Huyện
Cư Jút, Đắk Mil, Krông Nô, Đắk Song, Đắk R’Lấp, Tuy Đức, Đắk G’Long
và thị xã Gia Nghĩa.
3


 Đắk Nơng có 130 Km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri, có 02
cửa khẩu Bu Prăng và Đắk Peur nối thông với Mondulkiri, Kratie, Kandal,
Pnom Penh, Siem Reap, v.v. của nước bạn Campuchia
 Vị trí địa lý như trên tạo điều kiện cho Đắk Nơng có thể mở rộng giao lưu

với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Duyên hải Miền
Trung, tăng cường liên kết giữa Đắk Nông với các tỉnh về mở rộng thị
trường các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao của mỗi vùng.
 Trong tương lai, khi dự án khai thác và chế biến bauxit được triển khai,
tuyến đường sắt Đắk Nông – Di Linh – Cảng Khê Gà tỉnh Bình Thuận được
xây dựng, mở ra cơ hội lớn cho Đắk Nông đẩy mạnh khai thác các thế mạnh
của Tỉnh. Mặt khác, Đắk Nông cùng với các tỉnh Tây Nguyên khác nằm
trong vùng được nhà nước quan tâm thông qua các quyết định 135, 135,
168… Yếu tố này tạo cho Đắk Nơng có điều kiện khai thác và vận dụng các
chính sách phát triển vào tỉnh.
1.2.1.2. Địa hình
Đắk Nơng nằm ở phía Trung Bộ,
đoạn cuối dãy Trường Sơn, trên một
vùng cao nguyên, độ cao trung bình 500
m so với mặt biển. Địa hình tương đối
bằng, có bình ngun rộng lớn với nhiều
đồng cỏ trải dài về phía Đơng. Phía Tây
địa hình thấp dần, nghiêng về phía
Campuchia, phía Nam là miền đồng
trũng có nhiều đầm hồ.
Có 3 hệ thống sơng chính: sơng
Ba, sơng Serepơk (các nhánh Krơng
Bơng, Krơng Pắk, Krơng Ana, Krông Nô...) và một số sông nhỏ khác, nhiều thác
nước cao, thuỷ năng lớn.
Đắk Nông nằm trọn trên cao ngun M’Nơng, độ cao trung bình khoảng
600m đến 700m so với mặt nước biển, có nơi lên đến 1,982m (Tà Đùng).
Nhìn tổng thể, địa hình Đắk Nơng như hai mái của một ngơi nhà mà đường
nóc là dãy núi Nam Nung, chạy dài từ Đơng sang Tây, có độ cao trung bình
khoảng 800m, có nơi cao đến hơn 1,500m. Địa hình có hướng thấp dần từ Đơng
sang Tây. Các huyện Đắk Song, Đắk Mil, Cư Jút, Krông Nô thuộc lưu vực sông

Krông Nô, sông Srêpốk nên thấp dần từ Nam xuống Bắc.
Các huyện Tuy Đức, Đắk R’lấp, Đắk Glong và thị xã Gia Nghĩa thuộc thượng
nguồn lưu vực sông Đồng Nai nên thấp dần từ Bắc xuống Nam.
Vì vậy, Đắk Nơng có địa hình đa dạng và phong phú, bị chia cắt mạnh, có sự
xen kẽ giữa các núi cao hùng vĩ, hiểm trở với các cao nguyên rộng lớn, dốc thoải,
lư¬ợn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ các dải đồng bằng thấp trũng. Địa hình thung
lũng thấp, có độ dốc từ 0-30 chủ yếu phân bố dọc sông Krông Nơ, Sêrêpơk, thuộc
các huyện Cư Jút, Krơng Nơ. Địa hình cao nguyên đất đỏ bazan chủ yếu ở Đắk
4


Mil, Đắk Song, độ cao trung bình 600 - 800 m, độ dốc khoảng 5-100. Địa hình
chia cắt mạnh và có độ dốc lớn > 150 phân bố chủ yếu trên địa bàn các huyện Đắk
Glong, Đắk R'Lấp.
1.2.1.3. Khí hậu
Đắk Nông là khu vực chuyển tiếp giữa hai tiểu vùng khí hậu Tây Ngun và
Đơng nam bộ, chế độ khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa
cận xích đạo, nhưng có sự nâng lên của địa hình nên có đặc trưng của khí hậu cao
ngun nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khơ nóng. Mỗi
năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập trung trên 90%
lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau, lượng mưa
không đáng kể.
Lượng mưa trung bình năm
2,513 mm, lượng mưa cao nhất
3,000 mm. Tháng mưa nhiều nhất
vào tháng 8, 9; mưa ít nhất vào
tháng 1, 2. Độ ẩm khơng khí trung
bình 84%. Độ bốc hơi mùa khô
14.6-15.7 mm/ngày, mùa mưa 1.51.7 mm/ngày.
Hướng gió thịnh hành mùa mưa

là Tây Nam, hướng gió thịnh hành mùa khơ là Đơng Bắc, tốc độ gió bình qn 2.4
-5.4 m/s , hầu như khơng có bão nên không gây ảnh hưởng đến kinh tế-xã hội.
Tuy nhiên cũng như các vùng khác của Tây Nguyên, điều bất lợi cơ bản về khí
hậu là sự mất cân đối về lượng mưa trong năm và sự biến động lớn về biên độ
nhiệt ngày đêm và theo mùa, nên yếu tố quyết định đến sản xuất và sinh hoạt là
việc cấp nước, giữ nước và việc bố trí mùa vụ cây trồng.
1.2.1.4. Đất đai
Đắk Nơng có tổng diện tích đất tự nhiên là 651,561 ha.
 Về thổ nhưỡng: Đất đai Đắk Nông khá phong phú và đa dạng, nhưng chủ
yếu gồm 05 nhóm chính: Nhóm đất xám trên nền đá macma axit và đá cát
chiếm khoảng 40% diện tích và được phân bổ đều toàn tỉnh. Đất đỏ bazan
trên nền đá bazan phong hóa chiếm khoảng 35% diện tích, có tầng dày bình
quân 120 cm, phân bổ chủ yếu ở Đắk Mil, Đắk Song. Còn lại là đất đen bồi
tụ trên nền đá bazan, đất Gley và đất phù sa bồi tụ dọc các dịng sơng, suối.
 Về sử dụng: Đất nơng nghiệp có diện tích là 306,749 ha, chiếm 47% tổng
diện tích tự nhiên. Trong đó đất trồng cây cơng nghiệp lâu năm chiếm phần
lớn diện tích. Đất cây hàng năm chủ yếu là đất trồng lúa, ngô và cây cơng
nghiệp ngắn ngày. Đất lâm nghiệp có rừng diện tích là 279,510 ha, tỉ lệ che
phủ rừng toàn tỉnh là 42.9%. Đất phi nơng nghiệp có diện tích 42,307 ha.
Đất chưa sử dụng cịn 21,327 ha, trong đó đất sơng suối và núi đá khơng có
cây rừng là 17,994 ha.
5


1.2.1.5. Thủy văn
Đắk Nơng có mạng lưới sơng suối, hồ, đập phân bố tương đối đều khắp. Đây là
điều kiện thuận lợi để khai thác
nguồn nước phục vụ sản xuất
nông nghiệp, cơng nghiệp, xây
dựng các cơng trình thủy điện và

phục vụ nhu cầu dân sinh.
Các sơng chính chảy qua địa
phận tỉnh gồm:
 Sông Sêrêpôk do hai nhánh
sông Krông Nô và Krông
Na hợp lưu với nhau tại
thác Buôn Dray. Khi chảy
qua địa phận huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, do kiến tạo địa chất phức tạp,
lịng sơng trở nên hẹp và dốc nên tạo ra các thác nước lớn hùng vĩ, vừa có
cảnh quan thiên nhiên đẹp, vừa có tiềm năng thủy điện mang lại giá trị kinh
tế. Đó là thác Trinh Nữ, Dray H'Linh, Gia Long, Đray Sáp. Các suối Đắk
Gang, Đắk Nir, Dray H'Linh, Ea Tuor, Đắk Ken, Đắk Klou, Đắk Sor cũng
đều là thượng nguồn của sông Sêrêpôk.
 Sông Krông Nô: Bắt nguồn từ dãy núi cao trên 2,000 m phía Đơng Nam tỉnh
Đắk Lắk, chảy qua huyện Krơng Nơ. Sơng Krơng Nơ có ý nghĩa rất quan
trọng đối với sản xuất và đời sống dân cư trong tỉnh. Còn nhiều suối lớn nhỏ
khác suối Đắk Mâm, Đắk Rơ, Đắk Rí, Đắk Nang là thượng nguồn của sơng
Krơng Nô.
Hệ thống sông suối thượng nguồn sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai dịng chảy
chính khơng chảy qua địa phận Đắk Nơng nhưng có nhiều sơng suối thượng
nguồn. Đáng kể nhất là: Suối Đắk Rung bắt nguồn từ khu vực Thuận Hạnh, Đắk
Nông với chiều dài 90 km. Suối Đắk Nông có lưu lượng trung bình 12.44m3/s.
Mơdun dịng chảy trung bình 47.9 m3/skm2.Suối Đắk Buksô là ranh giới giữa
huyện Đắk Song và Đắk R'Lấp. Suối Đắk R'Lấp có diện tích lưu vực 55.2 km2, là
hệ thống suối đầu nguồn của thủy điện Thác Mơ. Suối Đắk R'Tih chảy về sông
Đồng Nai, đầu nguồn của thủy điện Đắk R’Tih và thủy điện Trị An.
Ngồi ra trên địa bàn tỉnh cịn có nhiều hồ, đập lớn vừa có tác dụng giữ nước
cho sản xuất nông, công nghiệp, thủy điện, vừa là tiềm năng để phát triển du lịch
như Hồ Tây, EaSnô, Ea T'Linh, Đắk Rông, Đắk Đier, Đắk R’Tih, Đồng Nai 3, 4. . .
Chế độ lũ: Chịu sự chi phối mạnh của sông Krông Nô. Tại Đức Xuyên lũ lớn

thường xảy ra vào tháng 9, 10. Hàng năm dịng sơng này thường gây ngập lũ ở một
số vùng thuộc các xã phía nam huyện Krông Nô. Lũ trên sông Sêrêpôk là tổ hợp lũ
của 2 sông Krông Nô và Krông Na, lũ xuất hiện vào tháng 9 và 10.
1.2.1.6. Dân số - Dân tộc

6


Dân số tồn tỉnh là 510,570 người, trong đó dân số đô thị chiếm 14.9%, dân
số nông thôn 85.1%. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,57%. Mật độ dân số trung bình
là 78.39 người/km2. Dân cư phân bố không đều trên địa bàn các huyện, nơi đông
dân cư chủ yếu tập trung ở các trung tâm xã, thị trấn huyện lỵ, ven các trục
đường quốc lộ, tỉnh lộ. Có những vùng dân cư thưa thớt như một số xã của huyện
Đắk Glong, Tuy Đức.
Dân số Đắk Nông là dân số
trẻ, trong độ tuổi còn đi học
khoảng 165,000 người, chiếm
32%; trong độ tuổi lao động có
325,000 người, chiếm 63%; độ
tuổi trên 60 chỉ có hơn 20,000
người.
Đắk Nơng là tỉnh có cộng
đồng dân cư gồm 40 dân tộc
cùng sinh sống. Cộng đồng dân
cư Đắk Nơng được hình thành
từ: Đồng bào các dân tộc tại chỗ như M’Nông, Mạ, Ê đê, Khmer…; đồng bào Kinh
sinh sống lâu đời trên Tây nguyên và đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc mới
di cư vào lập nghiệp như Tày, Thái, Mường, Nùng, Dao, H’Mông .v.v.
Cơ cấu dân tộc đa dạng, chủ yếu là dân tộc Kinh, M'Nông, Nùng, H’Mông
v.v. Dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ 67.9%, M'Nông chiếm 8.2%, Nùng chiếm 5.6%,

H’Mông chiếm 4.5%, các dân tộc khác chiếm tỉ lệ nhỏ; cá biệt có những dân tộc
chỉ có một người sinh sống ở Đắk Nơng như Cơ Tu, Tà Ơi, Hà Nhì, Phù Lá, Chứt.
1.2.1.7. Tơn giáo – Tín ngưỡng
Đắk Nơng là vùng đất sinh sống từ
hàng ngàn đời của đồng bào các dân tộc tại
chỗ, đồng thời cũng là vùng đất quần tụ
của cư dân từ nhiều vùng miền về sinh cơ,
lập nghiệp nên đời sống tâm linh, tơn giáo,
tín ngưỡng cũng vơ cùng phong phú.
Đến nay, Đắk Nơng có hơn 170,000
người là tín đồ của hơn 10 tơn giáo khác
nhau, nhưng chủ yếu là Công giáo (hơn
100 ngàn, chiếm gần 20% dân số), Tin lành (hơn 50 ngàn, chiếm tỷ lệ 10% dân số)
và Phật giáo (hơn 20 ngàn, tỷ lệ 4% dân số).
Ngoài ra, đồng bào các dân tộc Đắk Nơng cịn có rất nhiều tín ngưỡng để tôn thờ,
đặc biệt là đồng bào các dân tộc tại chỗ thờ cúng Yàng (Trời), thần Núi, thần Sông
v.v. và rất nhiều lễ hội như: Lễ hội Đâm trâu (ăn trâu), lễ mừng nhà mới, lễ mừng
mùa, lễ bỏ mả .v.v. phong phú và đặc sắc.
1.2.1.8. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế
Năm 2008 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 15,23%
7


GDP bình quân đầu người năm 2008 đạt 12,93 triệu đồng.
Sức mua đã tăng cường đáng kể trong thời gian qua nhờ mức sống của người
dân ngày càng cao; tập quán tiêu dùng có nhiều thị hiếu khác nhau. Tổng mức
hàng hóa bán lẻ trên địa bàn tỉnh (năm 2008) đạt 3.180 tỷ đồng.
Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh (năm 2008) đạt 5.200 tỷ đồng.
1.2.1.9. Nhân lực lao động:
Nguồn lao động của tỉnh năm 2008 có 266.935 người, trong đó đang làm việc

trong các ngành nghề kinh tế có 246.873 người. Trong cơ cấu lao động theo ngành,
số người tham gia sản xuất nông lâm- thủy sản chiếm 89%, lao động công nghiệp
xây dựng 4%; lao động dịch vụ 16%.
1.2.1.10. Thủ tục hành chính:
Tỉnh đã ban hành quy định cơ chế một cửa liên thông về trình tự thủ tục đầu
tư dự án. Nhà đầu tư nộp hồ sơ đầu tư, liên hệ giải quyết các vấn đề liên quan đầu
tư dự án tại một đầu mối duy nhất là trung tâm Xúc tiến Đầu tư tỉnh Đắk Nông.
1.2.1.11. Thách thức cần lưu ý
Thách thức về vị trí địa lý:
Đắk Nơng là một tỉnh Tây Ngun có nhiều dân tộc sinh sống, diện tích rừng
chiếm 56% diện tích tự nhiên tồn tỉnh.
Địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, chủ yếu là đồi núi, dân cư phân bố phân tán
nên việc bố trí sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng gặp nhiều khó khăn và tốn kém
đặc biệt trong xây dựng mạng lưới đường giao thông, hệ thống điện tới các thôn
bản vùng xa, núi cao.
Điều kiện khí hậu thời tiết những năm gần đây diễn ra thất thường: có lúc
lượng mưa lớn vào mùa mưa gây lũ, có lúc nắng nóng kéo dài, lượng bốc hơi
mạnh ảnh hưởng xấu tới cây trồng, cho sản xuất cũng như sinh hoạt dân cư.
Thách thức do trình độ phát triển kinh tế:
Đắk Nơng là tỉnh có điểm xuất phát là nền kinh tế thấp; nguồn thu ngân sách
trên địa bàn hạn chế.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 đạt 15,23%, đạt mức trên trung bình
nhưng chưa bền vững.
Thách thức do hạ tầng kỹ thuật:
Cơ sở vật chất kỹ thuật tuy đã được tăng cường nhưng vẫn cịn thiếu và chưa
đồng bộ
Về giao thơng: Mạng lưới giao thơng của Đắk Nơng chủ yếu là đường bộ,
chưa có đường sắt và đường hàng không.
Về cấp điện: Đến cuối năm 2008 đã đưa điện lưới đến 100% số xã nơng thơn,
99% thơn, bn, bon có điện lưới Quốc gia, 89% số hộ được sử dụng điện.


8


Về cấp nước: Tỷ lệ số hộ được dùng nước sạch trong tồn tỉnh cịn thấp, cấp
nước sinh hoạt cho khu vực nông thôn chủ yếu là các giếng khoan, giếng đào và
các bể chứa nước mưa có dung tích 2 – 10m3/bể. Ở những vùng cao, vùng nước
ngầm hạn chế nhiều vùng dân cư vẫn sử dụng nước khe, suối.
Về bưu chính viễn thơng: một số vùng sâu, vùng xa chưa phủ sóng điện thoại
di động.
Thách thức về nhân lực:
Trong cơ cấu lao động theo ngành, số người tham gia sản xuất nông lâm, thủy
sản cao, chiếm 80%, trong đó lao động cơng nghiệp – xây dựng 4%, lao động dịch
vụ 16%.
Số lượng lao động kỹ thuật được đào tạo chun mơn, nghiệp vụ cịn thấp,
chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số lao động xã hội.
Thách thức do thủ tục hành chính:
Các thủ tục hành chính đã và đang được cải thiện đáng kể; tỉnh đã ban hành
quy định cơ chế một cửa liên thơng về quy trình, thủ tục đầu tư dự án nhưng chỉ
đối với dự án nằm trong quy hoạch và khu, cụm công nghiệp.
1.2.2. Thị xã Gia Nghĩa
Thị xã Gia Nghĩa được thành lập theo Nghị định 85/2005/NĐ-CP, có diện tích
86,64 km2, phía đơng giáp huyện Đắk Glong, tây giáp huyện Đắk R’Lấp, nam giáp
tỉnh Lâm Đồng, bắc giáp huyện Đắk Song.
Năm 1985, Đắk Nông được chia thành ba huyện Đắk R'Lấp, Đắk Nông và
Đắk Song (tính từ phía miền Đơng Nam bộ đi lên). Đầu năm 2004, khi Đắk Lắk
tách thành hai tỉnh, huyện Đắk Nơng trở thành hai đơn vị hành chính mới là thị xã
Gia Nghĩa và huyện Đắk G'Long. Phần huyện Đắk Lấp cũng được tách ra thành
hai, thêm huyện mới mang tên Tuy Đức. Tiếng dân tộc, Đắk là nước, chữ đi sau
thường là tên một ngọn núi hay một dịng sơng.

Thị xã Gia Nghĩa với những trảng đất bằng phẳng của cao nguyên Đắk Nông
nằm trên độ cao 900 m với những ngọn núi dựng đứng, vách đá lộ suối chảy. Cách
Gia Nghĩa 40 km trên đường ra Buôn Ma Thuột là cột mốc người Pháp dựng nên
để phân chia ba biên giới Nam kỳ, Trung kỳ và Campuchia, nên từ lâu Đắk Nơng
cịn được gọi là "cao ngun ba biên giới". Trước đây cao nguyên này nối liền với
cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh phía Lâm Đồng thành một dải. Nhờ có Quốc lộ 20
Sài Gịn - Đà Lạt nên Bảo Lộc - Di Linh sớm sầm uất với những đồn điền chè, cà
phê. Cịn phía Đắk Nơng chỉ có đường Trường Sơn bom đạn ngút trời, dân cư thưa
thớt...
Năm 1990, đường Quốc lộ 14 được nâng cấp phục hồi, đoạn 100km đường từ
Gia Nghĩa sang Di Linh nối thêm ln 90km về phía đơng xuống thẳng Phan
Thiết. Có thể nói đây là thị xã lợi thế nhất Nam Tây Nguyên vì là điểm nối các
đường đi Phan Thiết, Đà Lạt, Bn Ma Thuột, Đồng Xồi.
Nhiều người cho rằng thị xã Gia Nghĩa ra đời và tồn tại chính vì vị trí địa lý
xung yếu của nó. Từ phía Bình Dương lên, người, voi thồ hàng (nay là xe tải) đều
9


cần một chỗ dừng chân trước khi lên dốc cao. Đắk Song có cửa khẩu biên giới với
Campuchia, tại điểm này lại có lối mịn về hướng đơng vượt sơng Đồng Nai về thị
trấn Di Linh (Lâm Đồng). Đường tạo nên từ những dấu chân thú rừng và những
người "phá sơn lâm đâm thuồng luồng".
Đường từ Di Linh qua Đắk Nơng, nay là Quốc lộ 28 có lẽ là một trong những
con đường đẹp nhất. Đường hình thành khá nhanh để phục vụ xây dựng hai cơng
trình thuỷ điện lớn là Đồng Nai 3 và Đồng Nai 4. Đẹp vì những đoạn khúc khuỷu
bất ngờ. Sông Đa Đung, một trong hai nhánh chính của sơng Đồng Nai vùng
thượng nguồn hẹp, bên triền núi bất ngờ, hoa gạo rưng rưng niềm nhớ nhung. Và
những cây Kơ Nia với gốc to kềnh, nhánh vạm vỡ, tán cây xanh rộng như biểu
tượng của Tây Ngun hùng vĩ.
Đắk Nơng cịn tự hào là một vùng cao ngun phát nguồn hai dịng sơng lớn.

Từ huyện Krơng Nơ ở phía đơng bắc, hai dịng Krơng Nơ và Krông Ana hợp thành
Sêrêpôk chảy ngược về hướng tây qua đất Campuchia rồi đổ vào sông Mê Kông.
Trên ghềnh đá có Dray Sáp là thác khói. Dray Sáp mang dáng dấp như thác
Gougah ở dòng Đa Nhim nhưng hùng vĩ hơn, bên dưới thác lại có hồ đá. Cách vài
cây số là thác Gia Long, cây cầu sắt và nền móng của ngơi biệt thự đổ nát vẫn cịn
đó. Nay hai thác này đã được Công ty chúng tôi đầu tư hạ tầng phát triển du lịch,
trong tương lai gần đây sẽ là khu du lịch nổi bật nhất cả tỉnh Đắk Nơng.
Cao ngun Đắk Nơng cịn là nơi khởi nguồn của nhánh mang tên Đắk R’tih
và Đắk R'Lấp xuống hợp nên dịng sơng Bé của miền Đơng. Thác Đắk R’tih nằm
giáp ranh thị xã Gia Nghĩa, cịn có tên Lệ Thanh mà người ta gọi trại là Diệu
Thanh. Thác từ đỉnh đá lao xuống vực sâu 30m. Trong ngầm có những hang sâu
cùng đá tảng, dưới chân thác là khoảng mênh mơng nước, đá nhấp nhơ chia dịng
chảy ra nhiều ngả. Đứng trên cao có thể bao quát cả một vùng cao nguyên Đắk
Nông và thị xã Gia Nghĩa nhấp nhơ nhà, phố đang xây.
Bơ xít Đắk Nơng xuất lộ ở nhiều vùng. Các đồn khai khống, luyện kim của
Trung Quốc, Úc, Hà Lan cũng đã đến thăm dò. Trung Quốc đang đầu tư dự án hơn
một tỉ USD, bao gồm cả việc đầu tư một tuyến đường xe lửa từ Đắk Nông về tới
Chơn Thành của tỉnh Bình Phước để theo đường sắt về Dĩ An - Biên Hồ rồi từ đó
vận chuyển ra cảng nước sâu Thị Vải ở Bà Rịa. Một số mỏ bơ xít đã bắt đầu được
khai khoáng.
Nếu trở thành một tỉnh luyện nhôm, khoảng trời tỉnh lỵ Gia Nghĩa lại càng
thêm giá trị. Không xa thác Diệu Thanh là cầu Đắk R’Tih. Theo quy hoạch, cầu
Đắk R’tih sẽ là tâm điểm của thị xã. Cầu lớn, cong mình trên cao, dưới là dòng
nước chảy. Một hồ nước nhân tạo kiểu hồ Xuân Hương - Đà Lạt cũng đã được quy
hoạch gần đó.
1.2.3. Hiện trạng khu đất xây dựng dự án
Vị trí dự án:

10



Khu đất dự án có vị trí như sau :
-

Phía Đơng giáp: Khu đồi Đăk Knur và đường N1.

-

Phía Tây giáp: đường Nguyễn Văn Trỗi và khu nhà công vụ Gia Nghĩa

-

Phía Nam giáp: đường Quốc Lộ 28 và khu dân cư

-

Phía Bắc giáp : trung tâm văn hóa tỉnh Đắk Nơng

Địa hình: Khu đất có địa hình tương đối gồ ghề, độ chênh cao khoảng 1520m.
Giao thông: Đường Quốc lộ 28 và các tuyến đường Nguyễn Văn Trỗi, các
đường mịn chạy thẳng tới khu đất dự án.
Hệ thống thốt nước. Khu đất có độ chênh cao lớn, có hồ nước hiện hữu và
hệ thống thoát nước hiện hữu của thị xã Gia Nghĩa.
Tình hình sử dụng đất. Có khoảng 20% diện tích đất ở, 20% đất giao thơng, sơng
ngịi và đất quy hoạch chư sử dụng, còn lại là đất vườn tạp và ao hồ.

11


CHƯƠNG 2.


SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ DỰ ÁN

2.1. Cơ sở pháp lý lập dự án:
- Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11năm 2005.
- Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003.
- Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003.
- Luật Quy hoạch Đô thị năm 2009.
- Luật Nhà ở số ngày 29 tháng 01 năm 2005.
- Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005.
- Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998.
- Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 về hướng dẫn chi tiết và thi hành
một số điều của Luật Đầu tư.
- Nghị định 71/2010/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật nhà ở.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính Phủ Nước
Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về việc quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính Phủ Nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về
việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường.
- Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải
rắn.
- Nghị định của chính phủ số179/1999/ NĐ-CP ngày 30/12/1999 về quy định việc
thi hành luật tài nguyên nước.
- Nghị định số 67/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về việc thu phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải.
- Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 67/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính

phủ về việc thu phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải.
- Nghị định 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 quy định về cấp phép thăm dò,
khai thác sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
- Nghị định 88/2007/NĐ-CP ban hành ngày 25/05/2007 về thốt nước Đơ thị và
Khu công nghiệp.
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính Phủ về
quản lý chất lượng cơng trình xây dựng.
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP, ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ Về lập,
thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị .
12


- Thông tư 16/2010/TT-BXD về hướng dẫn thi hành nghị định 71/2010/NĐ-CP
về hướng dẫn thi hành Luật nhà ở.
- Thông tư số 05/2006/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ
sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
- Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tài
Nguyên Và Môi Trường về việc hướng dẫn thực hiện nghị định số
149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp
phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
- Thông tư 07/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
ngày 03/07/2007 về việc hướng dẫn phân loại qui định danh mục cơ sở gây ô
nhiễm môi trường phải xử lý.
- Thơng tư 83/2002/TT-BTC ngày 25/9/2002 của Bộ Tài chính về việc quy định
chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
- Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 về hướng dẫn lập và quản lý chi

phí đầu tư xây dựng cơng trình.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT, ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về
môi trường.
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại.
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng
về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng”.
- Căn cứ một số văn bản mà Chủ đầu tư sau khi trình các sở ban ngành chủ trương
đầu tư sẽ được cập nhật vào hồ sơ dự án.
2.2. Sự cần thiết đầu tư dự án
2.2.1. Thực trạng nhà ở hiện nay
- Thời gian gần đây thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm nhiều đến vấn đề nhà ở
thu nhập thấp. Tuy nhiên, quĩ đất thành phố có hạn nên việc cải tạo xây dựng lại
các khu nhà ở cũ của người thu nhập thấp thường gặp khó khăn trong di dời tái
định cư.
- Chưa có nhiều hình thức hỗ trợ và ưu tiên trong các dự án xây dựng mới để
người thu nhập thấp được thụ hưởng nhà ở. Nhiều dự án nhà ở cao tầng có số
lượng nhà ở dành cho những người thu nhập thấp chỉ khoảng 10% - 20%. Phần
căn hộ còn lại với giá bán hiện hành thì với người có thu nhập thấp là không thể
mua được.
13


- Như vậy việc qui hoạch các khu nhà ở cho người thu nhập thấp không chỉ cần
phải được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước mà cịn phải huy động được nguồn lực từ
các doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, đóng góp vào việc phát
triển nhà ở cho người có thu nhập thấp. Qui hoạch đơ thị cần tính đến nhu cầu
nhà đất dựa theo số lượng, kiểu nhà, tiêu chuẩn và vị trí thích hợp cho người
dân với khả năng tài chính khác nhau.

Trong nhiều năm qua, nhà ở là một trong những vấn đề kinh tế – xã hội quan
trọng. Đặc biệt, nhu cầu về nhà ở đang là vấn đề rất bức thiết của người dân. Tỉnh
với dân số trên 2 triệu người, việc đáp ứng được quỹ nhà ở cho tồn bộ dân cư
khơng phải là việc đơn giản.
2.2.1.1. Thực trạng về kiến trúc
Nhà ở của người dân thường chật hẹp, xuống cấp nghiêm trọng, thiếu những tiện
ích cơ bản, các diện tích cơng cộng bị lấn chiếm. Các nhà dân xây tự phát trong các
khu mới được đô thị hóa, hồn tồn khơng có quy hoạch, là các trở ngại cho việc
đầu tư cơ sở hạ tầng. Nhà ở của người dân có ở các đơ thị chủ yếu có các dạng
sau:
+ Nhà ở do dân xây tự phát: Nhà bán kiên cố, nhà ổ chuột;
+ Nhà ở do Nhà nước đầu tư: Nhà tập thể 1-2 tầng; nhà ở 3-5 tầng.
1/. Tình trạng nhà ở do Nhà nước đầu tư xây dựng và quản lý
a/. Loại nhà tập thể 1-2 tầng cấp 4: Đa số loại nhà ở này thuộc sở hữu Nhà nước
được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước,. Đó là những dãy nhà 1 hoặc 2
tầng có kết cấu tường gạch, xà gồ gỗ hoặc thép, mái ngói, được tạo thành từ các
gian nhà rộng 18m2, mỗi gian được phân cho từ 1 đến 2 gia đình.
b/. Loại nhà ở 3-4-5 tầng : Trong những năm đầu của thập kỷ 80, các khu chung
cư xây dựng cung cấp nhà ở cho cán bộ, công nhân, người làm công ăn lương. Các
mẫu căn hộ trong một số khu nhà ở nhiều tầng chỉ có loại căn hộ 2 buồng cho 1 gia
đình có nhiều thế hệ ở chung. Tại một số khu nhà ở khác, mỗi gia đình có thể có
những góc riêng để ngủ, nhưng bếp và nhà tắm thì vẫn phải dùng chung với một
vài hộ khác. Hiện trạng các khu nhà ở này đã xuống cấp, dân cư tại các khu vực
này là những người thu nhập thấp khơng có khả năng đầu tư xây dựng hoặc cải tạo
lại, tình trạng xuống cấp ngày càng nhiều dẫn đến ảnh hưởng đến mơi trường, cảnh
quan đơ thị.
2/. Tình trạng nhà ở do dân tự đầu tư xây dựng
Hầu hết đều xây dựng mang tính tự phát, khơng theo một trật tự quy hoạch.
Nguồn gốc đất ở cũng đa dạng.
2.2.1.2. Thực trạng về kỹ thuật và công nghệ xây dựng

a/.Loại nhà chung cư, căn hộ tập thể 3-4-5 tầng: Xây hoàn toàn bằng tường gạch
chịu lực, sàn gác panel; hoặc khung bê tông cốt thép chịu lực kết hợp tường xây
gạch, sàn gác panel; khung bê tông chịu lực kết hợp với tấm tường BTCT đúc sẵn,
sàn gác panel; lắp ghép theo kiểu block từng căn hộ; xử lý nền móng đơn giản.
+b/.Nhà riêng biệt thấp tầng (nhà liên kế, nhà có vườn, nhà tạm): Nhà loại
này hầu như chiếm đến 75 % nhà ở trên thị trường hiện nay, chủ yếu khung BTCT
chịu lực, tường xây gạch, sàn BTCT đổ tại chỗ.
14


2.2.2. Những tồn tại về nhà ở
Công tác quy hoạch, nhất là quy hoạch chi tiết các khu nhà ở, điểm dân cư,
khu đơ thị mới cịn chưa được quan tâm. Hiện cịn tình trạng xây dựng tách biệt
q rõ giữa các tầng lớp dân cư mà khơng có bố trí xen cài ngay trong các khu vực
đơ thị.
Diện tích và không gian đang quá chật chội, nên cần thiết phải được mở
rộng. Người dân cần có một chỗ ở mới hoặc được hợp thức hoá về quyền sử dụng
đất ở, hoặc sở hữu hoặc thuê chính thức chỗ ở hiện tại, chỉ có vậy họ mới có thể an
tâm trong việc tìm nguồn tài chính tự cải tạo và nâng cấp chỗ ở của mình.
Trong các khu nhà ở tập thể: Các bộ phận phục vụ vẫn cịn tình trạng thiết kế
sử dụng chung cho nhiều phòng ở. Trong nhà ở gia đình thu nhập thấp, tầng thiết
kế trên các lơ đất có diện tích nhỏ 50m2.
Trong các chung cư cũ (chủ yếu phục vụ các đối tượng thu nhập thấp) hệ
thống hạ tầng kỹ thuật của khu nhà ở, hệ thống đường xá, cống rãnh thoát nước
mưa, nước bẩn, cây xanh, sân chơi cho trẻ em bị xuống cấp. Tình trạng cơi nới,
xây dựng tuỳ tiện cịn phát triển tràn lan. Cải tạo không gian bên trong từng căn hộ
còn rất tuỳ tiện, ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực cơng trình. Tình trạng cải tạo các
căn hộ ở cũ nhằm thay đổi cấu trúc căn hộ để hợp lý hoá chức năng sử dụng và
hiện đại hoá tiện nghi trang thiết bị ở dẫn đến tình trạng các khu ở cũ xuống cấp cả
về cơ sở hạ tầng kỹ thuật lẫn chất lượng môi trường sống.

2.2.3. Sự cần thiết đầu tư Dự án
Dân sinh bao giờ cũng là mối quan tâm hàng đầu của bất cứ xã hội, ở bất cứ
thời đại nào. Trong đó vấn đề nhà ở cho người dân luôn là một vấn đề đau đầu đối
với những nước đang phát triển. Giải quyết được vấn đề nhà ở cho người dân
không phải là một điều dễ dàng, nhưng là một nỗ lực cần thiết vì đó là yếu tố
quyết định cho việc ổn định trật tự xã hội, đẩy lùi các tệ nạn xã hội góp phần xây
dựng thị xã sạch, đẹp, văn minh, an tồn, tạo điều kiện và mơi trường xã hội lành
mạnh cho việc tăng trưởng kinh tế về chất.
Trong nhiều năm qua, nhà ở là một trong những vấn đề kinh tế – xã hội quan
trọng. Đặc biệt, nhu cầu về nhà ở đang là vấn đề rất bức thiết của người dân, việc
đáp ứng được quỹ nhà ở cho tồn bộ dân cư khơng phải là việc đơn giản.
Trước tình hình đó, cần thiết phải có biện pháp khắc phục, một mặt hạn chế sự
gia tăng dân số, đặc biệt là gia tăng dân số cơ học, một mặt phải tổ chức tái cấu
trúc và tái bố trí dân cư hợp lý, đi đôi với việc cải tạo xây dựng hệ thống hạ tầng
kỹ thuật để đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Quy hoạch đồng bộ và hợp lý nhà ở hiện nay trên địa bàn tỉnh . Đây là một giải
pháp quan trọng bảo đảm để xây dựng và phát triển địa bàn Đắk Nơng nói chung
và thị xã Gia Nghĩa nói riêng được bền vững.
Đầu tư xây dựng nhà ở cho người dân theo cơ chế cho thuê, thuê mua theo giá
thỏa thuận giữa nhà đầu tư và chính quyền địa phương là phương thức ưu việt, phù
hợp với tình hình kinh tế xã hội của nước ta trong những năm sắp tới.
15


Thị xã Gia Nghĩa nói riêng và tỉnh Đắk Nơng nói chung đang có những bước
phát triển vượt bậc về kinh tế xã hội, nhịp độ đơ thị hóa tăng nhanh đời sống vật
chất tinh thần của nhân dân được nâng cao đáng kể, nhu cầu về nhà ở, nhu cầu
phục vụ đời sống của các tầng lớp nhân dân tăng cao.
Thành phố đang tích cực thúc đẩy việc cải thiện nhà ở năng cao chất lượng đời
sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, phát triển nhà ở đô thị văn minh và hiện

đại theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Đầu tư dự án Khu nhà ở thương mại ở thị xã Gia Nghĩa là sự cần thiết vì
những lý do sau:
 Vị trí Dự án tọa lạc tại vùng nội thị, nằm trong khu vực được quy hoạch thành
đô thị thị xã Gia Nghĩa, phù hợp với mục tiêu của tỉnh Đắk Nông.
 Dự án nằm trong tổng thể quy hoạch của thị xã Gia Nghĩa nên khi được xây
dựng sẽ giải quyết được vấn đề nhà ở cho người dân trong toàn Thị xã.
 Hiện nay, Gia Nghĩa đang phát triển mạnh mẽ, và được sự quan tâm đầu tư
lớn của UBND tỉnh, Dự án được xây dựng là bước đi trước trong việc xây
dựng nhà ở, rút kinh nghiệm từ các trung tâm đô thị lớn sau thời gian phát
triển dài không quan tâm đến vấn đề nhà ở nên hiện nay giải quyết rất khó
khăn.
 Quy hoạch thiết kế căn nhà phố có hệ thống trang thiết bị hiện đại, hệ thống
dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt dịch vụ công cộng, nơi để xe ơ tơ xe
máy… là nơi có cảnh quan xanh, đẹp và thoáng đãng. Các căn hộ đa dạng,
phù hợp, có tính thích ứng cao đối với nhiều loại đối tượng khách hàng, với
nhiều mức giá khác nhau.
 Ngồi ra, Dự án cịn dành khá nhiều diện tích cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng
xã hội như : trường học, công viên cây xanh... đáp ứng yêu cầu đối với Dự án
nhà ở trong thời điểm hiện nay
2.3. Mục tiêu của Dự án
, Giải quyết nhu cầu nhà ở để thực hiện tái định cư nhằm giải toả dân cư để
triển khai các dự án đầu tư xây dựng. Tạo ra các khu đô thị mới, đồng bộ, hiện đại,
tăng cảnh quan mơi trường, hình thành một phong cách mới hiện đại của khu nhà ở
trên trục khơng gian mới của tỉnh nhà.
Thực hiện có hiệu quả chính sách nhà ở xã hội, góp phần thực hiện thành công
phương hướng nhiệm vụ phát triển nhà ở đã được Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc
lần thứ X xác định là: "Huy động các nguồn lực (Nhà nước, doanh nghiệp, nhân
dân, cộng đồng) để xoá nhà ở dột nát, nhà ở tạm bợ cho người nghèo; phát triển
nhanh quỹ nhà ở để đáp ứng cơ bản nhu cầu nhà ở cho công chức, viên chức,

người lao động, sinh viên, nhất là công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất".
Tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị, theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
16


2.3.1. Về Qui hoạch:
- Dự án xây dựng khu nhà ở thương mại ở thị xã Gia Nghĩa nằm trong tổng thể
các Dự án qui hoạch chung có định hướng của thị xã Gia Nghĩa và tỉnh Đắk
Nông.
- Dự án sau khi xây dựng xong sẽ đảm bảo hoàn chỉnh về hạ tầng kỹ thật và xã
hội trong khu và kết nối đồng bộ với hạ tầng toàn bộ thị xã Gia Nghĩa.
2.3.2. Về Thiết kế - Xây dựng:
Căn cứ vào yêu cầu sử dụng, khả năng thanh toán, sự hợp lý trong đầu tư xây
dựng mà Dự án được thiết kế với 2 loại:
1- Nhà phố.
2- Nhà chung cư.
Việc phân loại trên nhằm mục đích:
- Thuận lợi cho khả năng áp dụng nhà ở cho người dân trong các quy hoạch khu ở
mới, đô thị, thành phố.
- Để áp dụng các công nghệ xây dựng và vật liệu xây dựng nhằm đẩy nhanh tốc
độ.
- Dễ quản lý, vận hành trong sử dụng đồng thời đảm bảo các yêu cầu về an tồn,
diện tích và đảm bảo mơi trường sinh thái.
Tóm lại những mục tiêu trên chính là những tiêu chí để xây dựng các tiêu
chuẩn thiết kế Khu nhà ở thương mại ở thị xã Gia Nghĩa. Đồng thời, cũng chính là
cơ sở để đưa ra các giải pháp và công nghệ xây dựng Dự án một cách đồng bộ và
kinh tế.

17



CHƯƠNG 3.

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN

3.1. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư
Chủ đầu tư sẽ phối hợp với UBND tỉnh Đắk Nông tiến hành đền bù, giải
phóng mặt bằng và tái định cư cho người dân thuộc khu đất của Dự án theo đúng
tiến độ và đúng quy định hiện hành.
Trước khi tiến hành giải phóng mặt bằng cần phải lên phương án chi tiết và
được UBND tỉnh thơng qua.
Chính sách tái định cư: Dự kiến Cơng ty sẽ bố trí một khu tái định cư ngay
trong khu đất của dự án dọc theo đường N1.
3.2. Phương án quy hoạch
3.2.1. Quan điểm quy hoạch
Tạo môi trường sống văn minh, phù hợp với xu hướng phát triển của tỉnh
Xây dựng nhà ở thương mại thành phẩm, không phân lô bán nền.
Xây dựng các dãy nhà phố, biệt thự tạo cảnh quan đô thị.
Xây dựng công viên, trường học, siêu thị …
Triển khai các giải pháp quy hoạch nâng cao chất lượng cơng trình, giảm chi
phí xây dựng.
Quan tâm đến các giải pháp về quy họach và kiến trúc sao cho nâng cao giá trị
cuộc sống, cải thiện mơi trường, tạo điều kiện sống có chất lượng tốt, đầy đủ
tiện nghi, an lành.
Sử dụng đất hợp lý và phát huy hiệu quả các lợi thế của khu quy hoạch.
Tuân thủ theo hệ thống giao thông khu vực trong đồ án quy hoạch sử dụng đất.
Khai thác tốt nhu cầu tất yếu của khu vực, giải quyết hợp lý giữa dự án với các
khu vực chung quanh và hướng phát triển trong tương lai của khu vực.
3.2.2. Định hướng quy hoạch

Quy hoạch chỉnh trang đô thị kết hợp tạo quỹ đất

-

Kết hợp trục đường nối khu hành chính với bệnh viện tỉnh để tạo mặt mặt
nước cho khu vực.
Phần diện tích đất xây dựng khoảng 10% bám theo trục N1 quy hoạch khu tái
định cư.
Phần cịn lại phía nam tạo quỹ đất kết hợp mặt nước khai thác dịch vụ.
3.2.3. Cơ cấu quy hoạch
Dự kiến quy mô đất được phân bổ như sau:
STT

TÊN LOẠI ĐẤT

1

Đất ở

2

Đất giáo dục

3
4

DIỆN TÍCH (m²)

TỶ LỆ


78,501.80

69.25%

829.00

0.73%

Đất giao thơng

17,004.00

15.00%

Đất cơng viên, cây xanh, cơng trình công cộng

17,025.20

15.02%

TỔNG

113,360.00

100%
18


3.2.4. Phân khu chức năng:
BẢNG CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT TỪNG LƠ ĐẤT

STT

Diện tích
(m2)

Mục đích SD

Quy mơ CT
(m2)

1

14,493.6

Biệt thự

8,696.2

60%

2

5,242.0

Biệt thự

3,145.2

60%


3

2,730.5

Biệt thự

1,638.3

60%

4

6,221.3

Biệt thự

3,732.8

60%

5

2,075.1

Biệt thự

1,245.1

60%


6

7,429.0

Biệt thự

4,457.4

60%

8

4,747.1

Biệt thự

2,848.3

60%

9

5,546.5

Biệt thự

3,327.9

60%


10

14,757.2

Biệt thự

8,854.3

60%

11

6,180.5

Biệt thự

3,708.3

60%

12

5,781.0

Liên kế

4,913.9

85%


13

3,298.0

Liên kế

2,803.3

85%

14

829.0

Trường học

704.7

85%

15

4,268.50

Công viên

213.4

5%


Mật độ XD

Khu đất ở
Dãy nhà phố
- Tọa lạc trên diện tích bao gồm đất ở, khu cây xanh và đất giao thông, rất thuận
tiện giao thông đi lại.
- Cơng trình được xây dựng theo phong cách hiện đại đáp ứng nhu cầu thị hiếu
của đông đảo người đân, đường nhựa giao thơng nội bộ được bố trí hài hòa
thẩm mỹ cao tạo phong cảnh hai bên đường và đảm bảo lưu thông trong khu
vực. Các dãy nhà phố liền kề tạo cảnh quan môi trường sống lý tưởng. Nhà
được xây dựng trên nền móng vững chắc, tường riêng, móng riêng nên khơng
ảnh hưởng chung tồn cục. Thiết kế theo phong cách riêng trong khơng gian
thống và sạch bởi khu công viên cây xanh, khu xử lý nước thải và hệ thống
cống thốt nước ngầm hồn chỉnh.
Nhà được xây dựng gồm 1 trệt, 1 lửng, 1 lầu và 1 sân thượng trên tổng diện
tích sử dụng khoảng 200 m2 gồm: Phòng khách, nhà bếp, nhà ăn, phòng ngủ, nhà
vệ sinh, nhà thờ, sân thượng và sân sau rộng rãi phù hợp cho gia đình sinh sống.
Được xây dựng cho mọi đối tượng có thể chọn căn nhà thích hợp tuổi với hướng :
19


Tây, Tây Nam, Tây Bắc, Đông Nam, Đông, Đông Bắc, Bắc theo yêu cầu của
khách hàng. Hệ thống điện qua đường dây trung thế 15Kv với trạm biến áp công
suất đến 560KVA và nước sạch được chuyển tải từ hệ thống nước trên địa bàn đảm
bảo đầy đủ cho nhu cầu sinh hoạt toàn khu dân cư. Hệ thống điện thoại, thơng tin
liên lạc và tiện ích khác đều được đi ngầm trong hệ thống tạo mỹ quan cho khu đơ
thị. Khu dân cư hình thành sẽ có bộ phận an ninh đảm bảo cho cư dân trong khu
vực có một cuộc sống rất an tồn và bình n một không gian sống trong lành bên
cạnh những khu dân cư khác đông đúc và nhộn nhịp
* Nhà biệt thự

- Biệt thự hiện đại mang kiến trúc sư khi thiết kế luôn chú ý để sao cho không
gian nội thất và ngoại thất hồ lẫn với nhau bằng những ơ cửa lớn, hiên rộng…
- Tư duy mới cũng xuất hiện trong thiết kế với những không gian lạ (lệch cốt,
thông tầng, so le…) với xu hướng phục vụ tối đa cho sử dụng khơng gian. Hình
thức bên ngồi biệt thự với những chi tiết trang trí đơn giản, cơ đọng.
- Thiết kế theo kiểu tạo hình nhằm phục vụ tối đa cho nhu cầu sử dụng không
gian của chủ nhà. Không gian nội thất và ngoại thất hoà lẫn với nhau bằng
những ơ cửa sổ lớn
- Chính sự kết hợp nét hiện đại đơn giản của những biệt thự kiểu châu Âu, nét
sang trọng của phong cách thiết kế kiểu Pháp cùng với màu sắc theo các tông
màu xanh, xám, ghi lạnh, trắng và đỏ tạo dáng vẻ mới cho những cơng trình
này.
Ý tưởng tạo nên một thiên đường nghỉ dưỡng cao cấp, riêng biệt và hài hịa
với bầu khơng khí an lành của vùng biển, các căn biệt thự được bố trí một khách
khéo léo, để khơng chỉ sở hữu những góc nhìn đẹp ra sơng và khoảng khơng gian
xanh của thảm cỏ mà cịn có được một khơng gian riêng tư cần thiết.
- Ngoài những lợi thế như kiến trúc cảnh quan đẹp, thiết kế quy hoach thân thiện
với môi trường, việc cung cấp và đáp ứng tốt tất cả các dịch vụ thiết yếu của
cuộc sống cho cư dân sinh sống và làm việc trong khu đô thị cũng đã góp phần
tạo nên một khu đơ thị hài hịa, ưu việt rất đặc trưng ở Việt Nam.
Đó là những lý do được đánh giá là khu đô thị hội tụ đầy đủ các lợi thế để hợp
thành những yếu tố duy nhất phù hợp với mong muốn của người sử dụng là
được sống, làm việc và vui chơi trong một cộng đồng được hoạch định để định
cư lâu dài.
- Tất cả những cơng trình đều được bố trí hài hịa kết hợp với cơng viên, khu giải
trí , thể thao, mua sắm … đảm bảo sự tiện lợi tốt nhất khi sinh sống tại đây.
Khu công viên, giao thông
* Công viên
Cây xanh hết sức quan trọng trong đô thị, cây xanh có rất nhiều tác dụng,
trong đó yếu tố cải tạo vi khí hậu, cải tạo vệ sinh rất cần thiết trong khu đô thị.

Trong khu vực Khu nhà ở thương mại Gia Nghĩa bố trí trồng cây xanh theo
các loại hình sau:
20


- Trồng cây xanh bóng mát, chủ yếu trồng theo đường phố, đường nội bộ
khu vực.
- Trồng cây xanh thảm cỏ trang trí tạo cảnh, chủ yếu trồng tập trung tại
những quảng trường, dãy phân cách, các nơi công cộng. Có thể kết hợp trồng cây
bóng mát với trang trí tạo cảnh.
Bảo đảm người ở các lứa tuổi có thể tìm được khơng gian trong đó cho
mình, tính n tĩnh, thư giãn của cá nhân. Mọi người đều có quyền vào nghỉ ngơi,
tham quan và hoạt động thể dục dưỡng sinh trong cơng viên bình thường, khơng
phải trả bất kỳ một khoản thu nào nếu không tham gia các dịch vụ giải trí có thu
tiền
Tổng diện tích đất cây xanh, cây xanh cách ly: 2.3 ha.
* Giao thông
- Hệ thống giao thơng gồm tuyến chính vào khu vực và các đường nhánh vào các
lô. Đảm bảo cho giao thông luôn được thơng suốt trong khu và tạo cảnh quan
hài hịa trên từng con đường.
3.3. Nguyên tắc tổ chức quy hoạch
- Tạo cảnh quan môi trường sống lý tưởng, với đầy đủ tiện nghi và nhu cầu thiết
yếu của cuộc sống, phù hợp với quy hoạch tổng thể.
- Tuân thủ việc tổ chức phân khu mạch lạc, rõ ràng giữa các khu vực
- Khu dự án được xây dưng theo quy định của chính phủ đảm bảo khơng gian và
khoảng cách hợp lý, được đồng bộ và phù hợp.
- Việc tổ chức không gian khu quy hoạch dựa trên nguyên tắc phải tiết kiệm đất
xây dựng và cơ cấu phân khu chức năng hợp lý.
3.4. Giải pháp tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc
- Tạo cảnh quan không gian sống lý tưởng, phù hợp với phong thủy theo quan

niệm của người Việt Nam.
- Các cơng trình kiến trúc khi xây dựng đều có khoảng lùi (chỉ giới xây dựng)
theo đúng quy định.
- Trong khuôn viên từng khu vực phải tổ chức hệ thống giao thơng nội bộ, bố trí
cây xanh thảm cỏ và bảo đảm các tiêu chuẩn về khoảng cách, an tồn vệ sinh
sạch sẽ.
- Bố trí đầy đủ hệ thống thốt nước, trên tồn khu vực đảm bảo không bị đọng
nước, ngập nước vào mùa mưa hay lúc thủy triều dâng cao.
- Việc thiết kế các hạng mục cơng trình cụ thể, ngồi tính thực dụng của dự án
còn thoả mãn các yêu cầu về an ninh, phòng cháy chữa cháy, quy chuẩn xây
dựng và bảo vệ môi trường, tính thẩm mỹ, tạo được vẻ đẹp và thoải mái cho
con người.

21


3.5. Các giải pháp kỹ thuật khác và trang thiết bị
3.5.1. Chống ăn mịn
Các vật liệu sử dụng trong cơng trình được tính tới yếu tố điều kiện khí hậu
Vịêt Nam và có biện pháp chống ăn mịn thích hợp.
Vật liệu thi cơng kết cấu móng, nền đều chọn lựa đảm bảo khả năng chống xâm
thực của môi trường nước ngầm. Thích hợp với thời tiết và khí hậu vùng ven biển.
3.5.2. Chống thấm
Giải pháp kỹ thuật chống thấm được dự kiến ngay từ đầu và phù hợp đặc điểm
khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều của Việt nam.
3.5.3. Chống sét
Thiết kế chống sét cho cơng trình tn theo tiêu chuẩn chống sét của ủy ban kỹ
thuật điện quốc tế IEC và TCVN.
3.5.4. Chống ồn
Với các khu vực như khu căn hộ, khu biệt thự sườn đồi, khách sạn sẽ được thiết

kế thỏa mãn điều kiện chống ồn trong suốt thời gian sử dụng.
3.5.5. Vệ sinh tiện nghi
Đảm bảo các yêu cầu vệ sinh, tiện nghi cho người sử dụng theo tiêu chuẩn quy
định, các trang thiết bị của cơng trình đảm bảo điều kiện bền lâu và thuận tiện cho
duy tu sửa chữa.
Bộ phận quản lý cơng trình có kế hoạch duy tu sửa chữa cơng trình theo định kỳ
01 năm/lần duy tu nhỏ và 05 năm/lần duy tu sửa chữa lớn. Quản lý chặt chẽ tránh
mọi trường hợp các cá thể tự thay đổi, điều chỉnh các vị trí liên quan đến bề ngồi
cơng trình, các khu vực công cộng, gây ảnh hưởng đến mỹ quan chung.
3.5.6.

Quy trình và trách nhiệm bảo trì cơng trình

Chủ đầu tư lập nội dung và quy trình bảo trì cơng trình.
Bộ phận quản lý vận hành có trách nhiệm thực hiện việc bảo trì cơng trình.
3.6. Giải pháp cấp điện, cấp nước
3.6.1. Cấp nước:
Thiết kế mạng lưới cấp nước áp dụng theo tiêu chuẩn: - Tiêu chuẩn thiết kế
cấp nước mạng lưới bên ngồi nhà và cơng trình, số 20TCVN 33- 85.
3.6.1.1. Nguồn :
Sử dụng nguồn nước máy trong khu vực kết hợp hệ thống nước ngầm bằng
giếng khoan.
3.6.1.2. Thiết kế mạng lưới cấp nước.
Hệ thống ống từ Ø 27 đến Ø 300 tạo thành mạch vịng cấp nước khép kín toàn
khu, được dẫn từ hệ thống cấp nước của thị xã đến từng nhà dân và các điểm lấy
nước; đảm bảo cung cấp nước đầy cho người dân trong khu vực.
22


Ngồi ra, cịn có hệ thống PCCC với gần 50 họng cứu hỏa.

Lưu lượng chữa cháy ( TCVN 2622 – 1995) trên tuyến ống cấp nước D150 có
đặt các họng chữa cháy D100 với bán kính phục vụ 150m.
3.6.2. Cấp điện
Thiết kế mạng lưới cấp điện áp dụng theo tiêu chuẩn: TCVN 185-1986,
TCVN 95 – 1983, TCVN 45 – 1988.
3.6.2.1. Tính tốn phụ tải điện.
Phụ tải điện khu vực quy hoạch xây dựng chủ yếu là điện phục vụ sản xuất
kinh doanh của các khu thương mại, công cộng và điện sinh hoạt bao gồm: Chiếu
sáng và chạy các thiết bị điện sinh hoạt ở các lối đi sân bãi, nhà điều hành dịch
vụ,…
3.6.2.2. Nguồn điện và mạng lưới điện.
Sử dụng nguồn điện lấy từ lưới điện thị xã Gia Nghĩa
- Đường dây trung thế cấp điện đến các trạm biến áp trong khu quy hoạch sử
dụng cáp trung thế theo quy định.
- Chiếu sáng: dọc theo các trục giao thông và lối đi sân bãi, dùng đèn Sodium
Hg 250W – 220V. Trụ đèn chiếu sáng dùng loại thép tráng kẽm cao 7,5m đến 9m,
cần đèn sử dụng loại 1,2,3 cần tuỳ vào vị trí cụ thể.
- Bố trí hệ thống chiếu sáng công cộng, sân bãi, các mảng xanh khác sử dụng
trụ gang cao 4m, bố trí từ 2 đến 4 bóng.
3.7. Giải pháp thốt nước
Hệ thống thốt nước bao gồm hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước
thải được xây riêng lẻ.
Hệ thống thoát nước mưa: Nước mưa trong lưu vực mặt bằng toàn khu được
thiết kế gom nước mưa và ống bêtông cốt thép đúc sẵn đặt ngầm để tổ chức thu
nước mưa triệt để tránh ngập úng. Dự kiến xây dựng tuyến ống Ø 400 – Ø 600
trong khu vực đấu nối ra hệ thống thốt nước chung khu vực.
- Cống được bố trí dưới hệ thống đường bộ, sát lề. Nối cống theo nguyên tắc
ngang đỉnh, độ sâu chôn cống tối thiểu 0,6m, tính tốn lưu lượng nước mưa thốt
theo phương pháp cường độ mưa giới hạn với hệ số dòng chảy được tính theo
phương pháp trung bình.

Hệ thống thốt nước thải: Xây dựng hệ thống thoát nước bẩn riêng để thu nước
thải bẩn đã được xử lý sơ bộ tại từng nhà máy, sau đó được tập trung vào hệ thống
cống bêtơng cốt thép ngầm Ø 500 – Ø 600 để dẫn nước đến Nhà máy xử lý nước
thải tập trung của thị xã đảm bảo tiếp nhận và xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN
5945:2005, cột A trước khi thải ra môi trường.
- Tiêu chuẩn nước thải dự kiến lấy bằng 80% so với tiêu chuẩn cấp nước.

23


3.8. Giải pháp an toàn lao động
Để đảm bảo điều kiện an tồn lao động cho cơng nhân trong q trình thi cơng,
xây dựng và lắp đặt thiết bị, dự án sẽ áp dụng các biện pháp sau:
- Áp dụng các biện pháp thi cơng tiên tiến, cơ giới hóa khâu thi công đến mức
tối đa, nhất là các khâu nặng nhọc.
- Tổ chức các giải pháp thi cơng thích hợp nhằm đảm bảo an toàn lao động và vệ
sinh môi trường, cụ thể như sau:
Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an tồn lao động trong q trình thi
cơng xây dựng mặt bằng, lắp đặt các máy móc thiết bị, phịng ngừa tai nạn
điện, bố trí cột chống sét thích hợp,…
Có các biện pháp an tồn khi lập tiến độ thi cơng: thời gian và trình tự thi
cơng phải đảm bảo sự ổn định của cơng trình. Bố trí các tuyến thi cơng, mặt
bằng thi cơng hợp lý để tránh di chuyển nhiều và không cản trở lẫn nhau.
Tại mặt bằng thi cơng có lán trại phục vụ cho công nhân nghỉ trưa, tắm rửa,
vệ sinh… Các khu vực nguy hiểm như trạm biến thế phải lập rào chắn. Thiết
kế chiếu sáng đầy đủ cho các khu vực làm đêm.
Có biện pháp đảm bảo an tồn cho người cơng nhân thi cơng trên cao như
thang an tồn, dây an tồn và rào chắn khu vực thi cơng...
Sau khi áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng chống như trên, chắc chắn các vấn
đề về an toàn lao động trong q trình thi cơng dự án sẽ được đảm bảo.

3.9. Tiến độ thực hiện dự án
Khu nhà ở thương mại thị xã Gia Nghĩa được thực hiện làm 2 giai đoạn như
sau:
Giai đoạn 1: Xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn, bao gồm: hệ
thống thoát nước mưa, nước thải, hệ thống đường giao thông nội bộ.
Giai đoạn 2: Triển khai xây dựng nhà ở thương mại và khu dịch vụ thương mại
và tiến hành triển khai hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ (giao thơng, cấp điện, cấp
nước, thốt nước, thơng tin liên lạc).
Tiến độ thực hiện dự án như sau
TT

Hạng Mục Đầu Tư

Giai đoạn 1
Q3/2012
2011

Giai đoạn 2
Q4/2012
2014

1
2
3
4

Tiến hành thủ tục Pháp lý
Khảo sát, đo đạc, thiết kế
Bồi thường giải phóng mặt bằng
Xây dựng hạ tầng kỹ thuật

Xây dựng nhà ở, TTTM hoàn thiện
5
đồng bộ hệ thống hạ tầng
3.10.
Phương án khai thác dự án
Dự án được khai thác theo các hướng sau:
24


×