Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Phát huy vai trò quản trị vùng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.25 KB, 10 trang )

PHÁT HUY VAI TRỊ QUẢN TRỊ VÙNG NHẰM THƯC ĐẨY
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
Lƣơng Thy Cân
Tóm tắt: Quản trị vùng, quản trị địa phƣơng là những hình thức quản lý xã hội
trong thời kỳ hiện đại và khá mới đối với Việt Nam. Vùng miền và khu vực ở Việt
Nam đƣợc hình thành từ lâu trong lịch sử phát triển của dân tộc, tuy nhiên vấn đề quản
trị vùng mới đƣợc đề cập trong thời gian gần đây. Trong bài tham luận này, trên cơ sở
tham khảo kết quả nghiên cứu mơ hình quản trị vùng của một số nƣớc trên thế giới,
nghiên cứu thực tiễn 20 năm ra đời và phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
chúng tơi mạnh dạn trao đổi và đề xuất một số giải pháp về quản trị vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam. Hy vọng rằng những nghiên cứu và trao đổi về quản trị vùng nói
chung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng, sẽ đƣợc các cấp có thẩm quyền
xem xét và tham khảo trong q trình củng cố kiện tồn hệ thống quản trị vùng.
Từ khóa: Trọng điểm, kinh tế, quản trị vùng, phía Nam.
1. Đặt vấn đề
Cũng nhƣ nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam có những vùng địa lý tự
nhiên, chính trị, kinh tế, văn hóa, dân tộc,… khác nhau do vậy đã sớm hình thành
nhiều vùng nhƣ Bắc bộ, miền Trung, Tây Nguyên, miền Đông Nam bộ, Tây Nam
bộ,… trong đó vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giữ vai trò là đầu tàu phát triển kinh
tế của cả nƣớc.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đƣợc thành lập năm 1998, theo Quyết định
số: 44/1998/QĐ-TTg, ngày 23/02/1998 của Thủ tƣớng Chính phủ. Khi mới thành lập,
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm 4 địa phƣơng là thành phố Hồ Chí Minh và
các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dƣơng và Bà Rịa - Vũng Tàu. Năm 2004, Vùng chính thức
bổ sung thêm 3 tỉnh là Tây Ninh, Bình Phƣớc, Long An và đến năm 2007, Tiền Giang
là thành viên thứ 8 của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Mặc dù cho đến nay, một số Ban Chỉ đạo các vùng nhằm bảo đảm an ninh
chính trị, quốc phịng và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội vùng có đông các dân tộc
thiểu số do Trung ƣơng thành lập, đã hồn thành vai trị của chúng và chấm dứt hoạt
động1, nhƣng việc tổ chức, quản trị các vùng kinh tế trọng điểm đã và đang đặt ra
những vấn đề cấp thiết, cần tiếp tục củng cố kiện toàn nhằm thúc đẩy nhanh hơn nữa


sự phát triển kinh tế, mà Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là một điển hình.
Để đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất trong tổ chức quản trị vùng ở Việt Nam nói
chung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng, bên cạnh những bài học rút ra
từ quá trình phát triển nội vùng, liên vùng, thì một vấn đề khơng kém phần quan trọng
là tham khảo mơ hình quản trị phát triển vùng ở một số nƣớc trên thế giới. Thực tiễn


Tiến sỹ, Viện Đông Nam Bộ học, Trƣờng đại học Thủ Dầu Một.
Hội nghị Trung ƣơng 6, khóa XII (10/2017) chủ trƣơng Kết thúc hoạt động của các Ban Chỉ đạo: Tây Bắc, Tây
Nguyên và Tây Nam bộ.
1

143


vai trò kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và thực tiễn hoạt động của Ban
Chỉ đạo, các Tổ chức điều phối, Hội đồng vùng, các điều phối viên,… cho thấy sự cần
thiết phải tăng cƣờng hơn nữa vai trò quản trị vùng của Hội đồng vùng nói chung,
nhằm hạn chế những bất cập, vƣớng mắc, tạo điều kiện tốt nhất để vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam phát triển mạnh mẽ, thực hiện tốt vai trò đầu tàu của nền kinh tế Việt
Nam.
2. Nội dung
2.1. Vùng ở Việt Nam và kinh nghiệm quản trị vùng tại một số nước
Việt Nam là quốc gia “đất không rộng, người khơng đơng” nhƣng tính chất
vùng miền khá phong phú và đậm nét. Lãnh thổ Việt Nam trải dài 1.650 km theo
hƣớng bắc - nam, có đƣờng biên giới trên đất liền dài 4.550 km, dân số hơn 90 triệu
ngƣời thuộc 54 thành phần dân tộc khác nhau. Địa hình lãnh thổ Việt Nam phức tạp
gồm đồng bằng, miền núi, trung du, vùng ven biển và hải đảo. Việt Nam cũng là quốc
gia đang trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đơ thị hóa với những trung tâm
cơng nghiệp, đô thị xen kẽ những vùng nông nghiệp, nông thơn, vùng có đơng đồng

bào dân tộc thiểu số sinh sống,… Từ thực tế đó, Việt Nam có sự phân chia thành các
vùng bao gồm một số tỉnh tiếp giáp nhau, tuy nhiên đây không phải là một cấp quản lý
hành chính trung gian giữa trung ƣơng và cấp tỉnh mà chỉ là sự phân chia tƣơng đối
theo vị trí địa lý hoặc tính chất phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh nhƣ:
vùng Bắc bộ, vùng Tây Bắc, vùng thủ đô Hà Nội, vùng Trung bộ, vùng Tây Nguyên,
vùng kinh tế động lực phía Nam, vùng Đơng Nam bộ, vùng thành phố Hồ Chí Minh,
vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo,…
Nhƣ đã trình bày, do tính chất đặc thù ở mỗi vùng miền khác nhau, nên tại mỗi
vùng cũng tồn tại những vấn đề riêng của địa phƣơng, mà các vùng khác khơng có.
Điều này đặt ra u cầu ngồi hình thức quản trị chung trên phạm vi quốc gia, gồm
những vấn đề mà hầu hết các địa phƣơng đều có, thì rất cần thiết có một cơ chế, một tổ
chức quản trị riêng, giải quyết những vấn đề mang tính đặc thù của từng vùng, nhƣng
khơng mâu thuẫn với luật pháp cũng nhƣ lợi ích của các tỉnh, các vùng lân cận và lợi
ích chung của quốc gia.
Bƣớc vào thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập quốc tế
theo chủ trƣơng của Đảng, nhiều vấn đề mới nảy sinh mang tính vùng miền cần sự
chung tay của một số tỉnh để giải quyết nhƣ: xây dựng cảng biển, sân bay, đƣờng sắt,
đƣờng bộ cao tốc, các hạ tầng kỹ thuật và xã hội quan trọng, bảo vệ mơi trƣờng,…
Chính phủ Việt Nam đã sớm xác định các vùng động lực, vùng trọng điểm kinh tế làm
đầu tàu lôi kéo sự phát triển của các vùng lân cận và sự phát triển chung, từ đó Chính
phủ đã quyết định thành lập 04 vùng kinh tế trọng điểm trên cả nƣớc gồm: vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ (năm 1997), vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (năm 1997),
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (năm 1998) và vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng
sông Cửu Long (năm 2009).
Tại nhiều nƣớc trên thế giới, hình thức quản trị vùng cũng đã đƣợc đặt ra khá
sớm, nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của các vùng địa phƣơng và nâng cao
144


hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền trung ƣơng, hƣớng đến mục tiêu phát triển

mạnh mẽ kinh tế - xã hội vùng, từ đó thúc đẩy phát triển cả quốc gia. Cách thức tổ
chức quản trị vùng trên thế giới rất đa dạng, tùy theo điều kiện của mỗi nƣớc, tổ chức
quản trị cấp vùng đƣợc tổ chức với những mơ hình, chức năng nhiệm vụ khác nhau.
Tham khảo kinh nghiệm quản trị vùng ở một số nƣớc trên thế giới, các nhà khoa học
đã chỉ ra một số loại hình quản trị vùng nhƣ sau2:
Ở Pháp: Đã thành lập 27 vùng, đƣợc hợp thức hóa và thể chế hóa bằng Luật
Phi tập trung hóa (decentralization). Mỗi vùng đều thành lập các Hội đồng vùng do
bầu cử mà có. Ngân sách hoạt động của Hội đồng vùng chủ yếu lấy từ thuế thu đƣợc
trong vùng, do vậy vùng có các đơ thị lớn, đơng dân kinh tế phát triển thì có ngân sách
rất lớn, ngƣợc lại vùng nhỏ, thƣa dân thì có ngân sách eo hẹp hơn. Các chức năng cơ
bản của một Hội đồng vùng ở Pháp bao gồm: quản lý giao thông công cộng và hạ tầng,
quy hoạch phát triển vùng, bảo vệ môi trƣờng, hỗ trợ doanh nghiệp, quản lý các trƣờng
trung học và dạy nghề, quản lý các hoạt động văn hóa, du lịch.
Ở Anh: Có 9 vùng, nhƣng chỉ có vùng thủ đơ London có chính quyền vùng
quản lý tồn diện các lĩnh vực với tƣ cách pháp nhân do Luật định. Ở 8 vùng cịn lại,
vùng gồm một số hạt và đơ thị để thực hiện các dự án và chƣơng trình có tính chất
vùng do Chính phủ Trung ƣơng hay Liên minh châu Âu (EU) đầu tƣ từ Quỹ Cấu trúc.
Ở 8 vùng này khơng có chính quyền vùng, mà có Văn phịng đại diện của Chính phủ
Trung ƣơng lập ra và cấp kinh phí hoạt động tại mỗi vùng. Văn phòng vùng đại diện
cho các bộ ngành của trung ƣơng tại mỗi vùng, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa
phƣơng giải quyết các vấn đề quan trọng của vùng. Văn phòng vùng thực hiện các
chức năng nhƣ: Thu thập thông tin vùng thuộc nhiều lĩnh vực, phối hợp với các chính
quyền địa phƣơng để thúc đẩy các dự án và chƣơng trình của Chính phủ trung ƣơng và
EU trên địa bàn vùng, quy hoạch phát triển vùng, giao thông vùng và một số vấn đề an
sinh xã hội nhƣ việc làm, y tế, thanh thiếu niên.
Ở Nhật Bản: Cả nƣớc chia thành 9 vùng, mỗi vùng bao gồm một số tỉnh
(prefectures) tiếp giáp nhau. Tuy nhiên theo Hiến pháp Nhật Bản và Luật Tự quản địa
phƣơng, vùng liên tỉnh khơng phải là một cấp hành chính, do vậy cơ quan quản lý
vùng không phải do dân bầu, mà do chính quyền các tỉnh trong vùng cùng nhau thỏa
thuận lập ra và cùng đóng góp kinh phí để cơ quan này hoạt động. Chức năng của cơ

quan quản lý vùng khá hạn chế so với chức năng của chính quyền các tỉnh trong vùng.
Hiện nay các cơ quan quản lý vùng ở Nhật Bản chủ yếu thực hiện chức năng quản lý
và lập kế hoạch phát triển các cơng trình cơng cộng trong vùng.
Ở Thái Lan: Chỉ có một vùng chính thức là vùng đơ thị Bangkok (BMA)3.
Vùng Bangkok đƣợc thành lập năm 1973, gồm thủ đô Bangkok và 5 tỉnh xung quanh.
Theo quy định của Đạo luật Quản lý vùng Bangkok, Thị trƣởng Bangkok đồng thời là
Thống đốc vùng Bangkok. Thông qua bộ máy giúp việc (gồm Ban thƣ ký, các Ủy ban
2

Nguyễn Trúc Anh - Lê Quốc Khánh (2013), Quản lý phát triển vùng ở một số nƣớc trên thế giới, Tạp chí Quy
hoạch Đơ thị, số 14, 2013, tr.18-22.
3
Viết tắt cụm từ tiếng Anh: Bangkok Metropolitan Administration

145


và các Sở trực thuộc) Thống đốc và Hội đồng vùng BMA thực hiện rất nhiều chức
năng quản lý trong các lĩnh vực nhƣ: kế hoạch, y tế, giáo dục, thốt nƣớc, mơi trƣờng,
giao thơng, cơng trình cơng cộng và dịch vụ công đô thị, quy hoạch đô thị, văn hóa thể thao - du lịch, cứu hoả, tƣ pháp.
Nhƣ vậy, tại các nƣớc nêu trên, về cơ bản không tồn tại bộ máy chính quyền
trung gian giữa trung ƣơng và tỉnh. Ngoại trừ vùng thủ đô Luân Đôn của Anh có bộ
máy chính quyền hồn chỉnh, cịn lại ở các vùng của Pháp, vùng BMA của Thái Lan
hay các vùng liên tỉnh của Nhật Bản đều không phải là một cấp chính quyền trung gian
giữa tỉnh và trung ƣơng, chúng cũng chỉ có chức năng quản trị trên một số lĩnh vực
nhất định. Thực tế cho thấy, hầu hết các mơ hình quản trị vùng nêu trên đều phát huy
tốt hiệu quả của chúng, từ đó đã có tác dụng rõ rệt đối với sự phát triển vùng, thực sự
trở thành đầu tàu trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Trong quá trình hình thành và
phát triển các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam, những kinh nghiệm phát triển vùng
của các nƣớc rất cần đƣợc tham khảo nghiêm túc và vận dụng phù hợp, linh hoạt.

2.2. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đầu tàu trong nền kinh tế Việt Nam
Vốn là những tỉnh có thế mạnh kinh tế, với hạ tầng đƣợc xây dựng từ trƣớc
ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, do vậy khi đƣợc thành lập, vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam tiếp tục giữ vai trò tiên phong trong nền kinh tế Việt Nam. Thời kỳ
2001-2005, tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 11,76% cao gấp 1,56
lần tốc độ tăng bình qn của cả nƣớc, trong đó ngành công nghiệp, xây dựng tăng
13,76%, nông-lâm-ngƣ nghiệp tăng 5,53%, dịch vụ tăng 10,87%. GDP đầu ngƣời của
vùng tăng từ 11,4 triệu đồng năm 2000 lên 21 triệu đồng năm 2005. Năm 2005, tổng
kim ngạch xuất khẩu của vùng đạt khoảng 23,8 tỷ USD, giá trị xuất khẩu bình quân
đầu ngƣời gấp 5,5 lần mức bình quân cả nƣớc (gấp 3,8 lần nếu khơng kể dầu khí). Từ
năm 1988 đến năm 2005, toàn vùng đã thu hút đƣợc 4.658 dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài với tổng số vốn đăng ký 36.693,6 triệu USD, chiếm 64,8% tổng số dự án và
55,4% tổng số vốn đăng ký của cả nƣớc4.
Năm 2016 theo thông tin từ PCI Việt Nam, trong số 10 tỉnh có chỉ số năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh cao nhất cả nƣớc, thì Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có 3 tỉnh5.
Trong đó có 2/6 tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam lọt vào nhóm ―xếp hạng
rất tốt‖ là tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Bình Dƣơng6.
Trong 10 năm (2006-2016), vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có mức tăng
trƣởng kinh tế ổn định, cao hơn mức tăng trƣởng chung cả nƣớc 1,5 lần. Mặc dù chỉ
chiếm 9,2% diện tích (trên 30 ngàn km2) và 17,7% dân số của cả nƣớc (14,7 triệu
ngƣời), nhƣng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã đóng góp hơn 40% GDP cả nƣớc,
chiếm 40% giá trị kim ngạch xuất khẩu, đóng góp 60% ngân sách quốc gia, thu hút
hơn 50% tổng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài của cả nƣớc và là vùng tỷ lệ đơ thị hóa đạt 48%,
4

truy cập ngày 10/10/2017.
5
Tỉnh Đồng Tháp xếp thứ 3, tỉnh Bình Dƣơng xếp thứ 4 và TP. Hồ Chí Minh xếp thứ 8.
6
truy cập ngày 10/10/2017.


146


bằng 1,8 lần trung bình cả nƣớc7. Thực tế cho thấy, đây là vùng kinh tế phát triển năng
động, có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, bền vững, đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nƣớc. Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam cũng là địa bàn có vai trị cầu nối vùng đồng bằng sơng Cửu
Long với miền Trung, Tây Nguyên, đi đầu trong hội nhập, mở rộng hợp tác với các
nƣớc trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.
Từ thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội những năm qua của vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể Vùng đến năm
2020 và định hƣớng đến năm 2030. Theo đó về kinh tế, tốc độ tăng trƣởng GDP giai
đoạn 2011-2015 của vùng đạt 8,0-8,5%/năm và giai đoạn 2016-2020 đạt 8,59,0%/năm. Đến năm 2020 các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm 9596% tổng GDP, trong đó tỷ trọng khu vực dịch vụ đạt khoảng 44%. GDP bình quân
đầu ngƣời năm 2015 đạt 3.900-4.000 USD, đến năm 2020 đạt trên 5.000 USD. Giá trị
xuất khẩu bình quân đầu ngƣời đạt từ 3.700 USD năm 2015 tăng lên 5.400 USD vào
năm 2020. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đóng góp khoảng 55-60% tổng thu ngân
sách của cả nƣớc thời kỳ 2011-2020; Tốc độ đổi mới cơng nghệ đạt bình qn khoảng
20%/năm; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt khoảng 85%8,...
Mặc dù là vùng trọng điểm kinh tế, nhƣng trong quá trình phát triển, vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam đã gặp khơng ít khó khăn và thách thức. Nhiều vấn đề cản trở
sự phát triển chung của vùng đã nảy sinh, nếu không kịp thời giải quyết chúng có thể
kìm hãm sự đi lên của vùng, thậm chí đánh mất vai trị đầu tàu đối với nền kinh tế
quốc gia. Trong số nhiều vấn đề tồn tại của vùng kinh tế trọng phía Nam, theo ông
Nguyễn Thành Phong (Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh), thì cơng
tác tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch
chung xây dựng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cịn yếu kém, chƣa tạo sự gắn kết
thống nhất, đồng bộ. Cơ chế phối hợp giữa Ban chỉ đạo điều phối phát triển các vùng
kinh tế trọng điểm và các Tổ điều phối của các bộ, ngành Trung ƣơng, các địa phƣơng
trong vùng còn hạn chế trong q trình điều phối tồn vùng9.

2.3. Một số giải pháp về vùng và quản trị vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- Vùng kinh tế trọng điểm cần một khơng gian địa lý thống nhất, ổn định:
Ở Việt Nam, việc chƣa thống nhất trong xác định không gian vùng lãnh thổ đã
tồn tại từ khá lâu. Tùy theo từng lĩnh vực mà sự phân chia vùng miền có khác nhau
nhƣ vùng miền theo địa lý, kinh tế, theo quân sự, chính trị, dân tộc,… Thí dụ tỉnh Bình
Thuận có khi là tỉnh Nam Bộ (về quân sự, chính trị), nhƣng không thuộc Nam Bộ (về
kinh tế, địa lý); Lâm Đồng là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên và Long An là tỉnh thuộc
Tây Nam Bộ nhƣng do Quân khu 7 (Quân khu miền Đông Nam Bộ) quản lý về mặt
7

truy cập
ngày 11/10/2017.
8
Thủ tƣớng Chính phủ (2014), Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030, số: 252/QĐ-TTg, ngày 13/2/1014, tr.3.
9
truy cập ngày 12/10/2017.

147


quân sự; tỉnh Long An và tỉnh Đồng Tháp thuộc miền Đông Nam kỳ thời thuộc Pháp,
nhƣng hiện nay không thuộc vùng Đông Nam Bộ,…
Trong một thời gian dài, sự phân chia các vùng đƣợc xem là phù hợp cho từng
lĩnh vực và chúng không ảnh hƣởng đến sự phát triển chung của đất nƣớc. Tuy nhiên
bƣớc vào thời kỳ mới, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, sự khác nhau trong phân
chia vùng theo các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự,… thực sự là một trở ngại cho
sự phát triển kinh tế vùng. Đã đến lúc cần phải có những quy định cụ thể, thống nhất
về gọi tên vùng, về không gian địa lý, lãnh thổ các vùng miền để thuận lợi cho công
tác nghiên cứu, quy hoạch, quản trị,… Nên chăng xác định yếu tố nào là quan trọng

nhất khi phân chia vùng, từ đó quy định phạm vi vùng thống nhất và ổn định. Theo
chúng tôi, nên phân chia vùng theo không gian địa lý, trên cơ sở đó các lĩnh vực khác
nhƣ kinh tế, chính trị, văn hóa,… đều căn cứ vào đó để xác định khơng gian vùng,
tránh sự chồng chéo, nhầm lẫn giữa các địa phƣơng.
- Vấn đề vùng trọng điểm, tỉnh trọng điểm và đầu tàu của nền kinh tế:
Thời kỳ trƣớc năm 2009, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là một trong ba
vùng kinh tế trọng điểm đại diện cho ba miền cả nƣớc, trong đó ―miền Nam‖ là một
vùng địa lý, một vùng kinh tế lớn. Đến khi thành lập vùng kinh tế trọng điểm đồng
bằng sơng Cửu Long thì ở miền Nam có hai vùng kinh tế trọng điểm, đến lúc này, tính
chất ―phía Nam‖ của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam dƣờng nhƣ thu hẹp lại ở Đông
Nam Bộ. Mặt khác vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có sự tham gia lần lƣợt của 8
tỉnh, thành phố qua các thời điểm khác nhau và vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng
sông Cửu Long chƣa hẳn dừng lại ở con số 4 tỉnh thành viên. Điều này dễ dẫn đến tình
trạng có nhiều vùng trọng điểm trong một vùng (miền) và tỉnh nào cũng có thể trở
thành tỉnh của vùng trọng điểm. Thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển của vùng
kinh tế trọng điểm, việc nảy sinh vấn đề mở rộng hoặc thu hẹp vùng, sự ―kết nạp‖ hay
―rút lui‖ của các tỉnh thành viên là điều có thể xảy ra. Tuy nhiên sự ổn định về quy mô,
lãnh thổ và số lƣợng các địa phƣơng tham gia vùng kinh tế trọng điểm có ý nghĩa quan
trọng, phát huy thế mạnh của từng tỉnh, hỗ trợ lẫn nhau giữa các tỉnh, tạo nên sức
mạnh tổng hợp của vùng. Việc bổ sung các tỉnh mới vào vùng phải xuất phát từ nhu
cầu thực tế, từ thực lực kinh tế của tỉnh và của vùng, cần có thêm thành viên để tăng
cƣờng sức mạnh của vùng, mặt khác việc mở rộng thành phần nên do chính các thành
viên cũ trong vùng mà đại diện là Hội đồng vùng bàn bạc, quyết định. Một vấn đề
khác là các vùng kinh tế trọng điểm đều đƣợc xem là ―đầu tàu‖ của vùng và nền kinh
tế quốc gia, điều này về mặt logic cho thấy sẽ thiếu trọng điểm một khi có quá nhiều
trọng điểm và có nhiều đầu tàu chƣa hẳn thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển mạnh,
nếu các ―đầu tàu‖ ấy chạy theo những hƣớng khác nhau,...
- Quy hoạch phát triển vùng cần đi đôi với tổ chức quản trị vùng và đặt trong
mối quan hệ với các tỉnh lân cận và cả nước:
Trong thực tế, việc thành lập vùng và phê duyệt quy hoạch phát triển vùng kinh

tế trọng điểm phía Nam chƣa đồng bộ với sự ra đời bộ máy tổ chức vận hành hoạt
động của vùng. Ban đầu (năm 1998) việc thành lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể
148


phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trƣớc hết là để xác nhận,
khẳng định đây là vùng các tỉnh, thành phố có sự phát triển kinh tế nổi trội so với các
địa phƣơng trong cả nƣớc và kế đến là định hƣớng phát triển nhanh, bền vững
Vùng,… Việc triển khai thực hiện quy hoạch vùng đƣợc giao cho chính quyền các
tỉnh, gắn với quy hoạch của từng tỉnh, thành phố để thực hiện dƣới sự chỉ đạo của
Chính phủ và chƣa có tổ chức chuyên trách đảm nhận công việc của Vùng. Qua 6 năm
chính quyền các địa phƣơng triển khai thực hiện Quy hoạch, Chính phủ nhận thấy rằng
trách nhiệm và quyền hạn của các tỉnh thành viên không thể thực hiện tốt các mục tiêu
phát triển chung của vùng. Để giải quyết vấn đề này, năm 2004, Thủ tƣớng Chính phủ
quyết định thành lập Ban chỉ đạo Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng
điểm (Quyết định số 20/2004/QĐ-TTg, ngày 18/02/2004), tiếp đó Viện Chiến lƣợc, Bộ
Kế hoạch và Đầu tƣ đã xây dựng Cơ chế quản lý vùng kinh tế trọng điểm. Sau khi
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có quy hoạch mới (Quyết định số 252/QĐ-TTg,
ngày 13/02/2014), Ban chỉ đạo Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng
điểm đổi tên thành Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm (Quyết
định số 941/QĐ-TTg, ngày 25/06/2015). Đến 11/2015 Thủ tƣớng Chính phủ thành lập
Ban Chỉ đạo, Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2015-2020 (Quyết định số
2059/QĐ-TTg, ngày 24/11/2015).
Thực tế cho thấy, sự lớn mạnh về kinh tế của từng tỉnh, thành phố ở miền Đơng
Nam Bộ (có thêm Long An, Đồng Tháp) đã đƣa toàn vùng trở thành trọng điểm, khi
đã thuộc vùng trọng điểm các địa phƣơng tiếp tục đà tăng trƣởng, bức phá. Kết quả
của sự phát triển ấy, chủ yếu là do những sáng kiến, sự năng động của lãnh đạo các
tỉnh, thành phố, giàu sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có quyết tâm
cao góp phần làm cho mơi trƣờng kinh doanh của cả vùng trở nên hấp dẫn. Sự phát
triển ấy không phụ thuộc, không xuất phát từ sự chỉ đạo có tính chất vùng của các bộ

ngành trung ƣơng, điều đó cho thấy việc phê duyệt quy hoạch cịn mang nặng tính
hình thức, chƣa có tổ chức điều hành có hiệu lực và hiệu quả. Ngồi ra, các chiến lƣợc
và quy hoạch đã đƣợc phê duyệt chƣa gắn với các tỉnh khác ngoài vùng kinh tế trọng
điểm, chƣa gắn với tầm nhìn xa hơn của cả khu vực và thế giới10.
Ngày 12/8/2016 Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (nhiệm kỳ 2015 2016) đã họp bàn một số vấn đề quan trọng, trong đó đã trao đổi về việc thực hiện các
mục tiêu đề ra trong Quy hoạch, và thống nhất kiến nghị Thủ tƣớng Chính phủ và các
Bộ ngành việc phân cấp quản lý nhà nƣớc giữa Trung ƣơng và các địa phƣơng, liên
quan đến những vấn đề về chuyển giao ngân sách, vay nợ của chính quyền địa
phƣơng, quy hoạch sử dụng đất tồn vùng, liên kết giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy
vùng và liên kết xử lý ô nhiễm nƣớc thải công nghiệp giữa các địa phƣơng trong vùng.
Khi những kiến nghị nêu trên đƣợc chấp thuận và triển khai thực tế, hy vọng vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ có những khởi sắc, tạo ra những chuyển biến tích cực
và mạnh mẽ.
10

GS.TS.Võ Thanh Thu, tại />jsessionid, truy cập ngày 12/10/2017.

149


- Quyền tự chủ của Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cần có sự phân
định rõ ràng:
Cơ chế phối hợp giữa Ban chỉ đạo điều phối phát triển vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam, các Tổ điều phối của các bộ, ngành trung ƣơng với các địa phƣơng trong
vùng cịn hạn chế trong q trình điều phối toàn vùng11. Cho đến nay, Hội đồng vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam vẫn chƣa có quy định về cơ chế phối hợp giữa các tỉnh
thành viên, quan hệ phối hợp cịn mang tính tự phát. Sự phối hợp giữa các bộ ngành
Trung ƣơng với các địa phƣơng còn lỏng lẻo. Trong một số vấn đề có liên quan đến
một số tỉnh, thƣờng chỉ có sự bàn bạc, phối hợp riêng lẻ giữa lãnh đạo hai, ba địa
phƣơng. Các tỉnh, thành trong vùng vẫn chƣa có sự ràng buộc trách nhiệm rõ ràng

trong phân công, phân nhiệm. Chủ tịch Hội đồng vùng chủ yếu thực hiện nhiệm vụ tập
hợp ý kiến của các tỉnh thành viên trình Chính phủ và các bộ ngành Trung ƣơng. Chƣa
có quy chế rõ ràng, trong lúc Chủ tịch Hội đồng vùng luân phiên giữa các tỉnh với
nhiệm kỳ 2 năm, dễ dẫn đến chú ý quyền lợi tỉnh nhà hơn là lợi ích chung của tồn
vùng. Các chƣơng trình phát triển kinh tế vùng cịn mang tính cục bộ, địa phƣơng.
Thực tế đã xảy ra hiện tƣợng các tỉnh trong một vùng kinh tế trọng điểm cạnh tranh
với nhau trên nhiều lĩnh vực nhƣ đất đai, đền bù giải tỏa, xây dựng cơ sở hạ tầng, mời
gọi đầu tƣ,...
Một vấn đề quan trọng hàng đầu và cần thiết là tăng cƣờng vai trò của Hội đồng
vùng, xác định rõ chức năng, quyền hạn của Hội đồng vùng trong mối quan hệ với các
tỉnh thành viên của vùng, với các tỉnh không thuộc vùng trọng điểm và với các vùng
lân cận. Trƣớc mắt cần trao quyền để Hội đồng vùng thực hiện một cách chủ động,
độc lập và tự chịu trách nhiệm về các vấn đề của vùng. Hội đồng vùng có thể đề ra
những chính sách riêng, nhằm giải quyết các vấn đề theo nhu cầu, nguyện vọng và lợi
ích của cƣ dân địa phƣơng trong đó có việc tăng thêm nguồn thu nhập cho vùng và
không trái với luật định. Các thành viên Hội đồng vùng cùng nghiên cứu một số lĩnh
vực quan trọng, xây dựng các tiểu ban, cùng nhau bàn bạc, ra các quyết định và tự tổ
chức thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề chung của vùng nhƣ: hệ thống giao thông,
bến cảng, hạ tầng xã hội, ô nhiễm môi trƣờng, tăng thu nhập, đào tạo nguồn nhân
lực,...
Về lâu dài, nên nghiên cứu để ban hành luật tổ chức và hoạt động vùng, luật
hóa chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng vùng, trong đó chú ý đến quyền
của Hội đồng vùng đƣa ra các ý tƣởng độc đáo, những sáng kiến độc lập nhằm giải
quyết các vấn đề riêng tại các địa phƣơng thuộc vùng. Để làm đƣợc việc này, cần giảm
thiểu sự can thiệp của các bộ, ngành trung ƣơng vào những vấn đề mang tính đặc thù
của vùng, thực sự phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các vùng để công tác
quản lý vùng thực sự thiết thực và hiệu quả.
3. Kết luận

11


truy cập ngày
12/10/2017.

150


Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong đó có TP. Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng,
Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu,… từ lâu đã đƣợc xem là vùng phát triển mạnh và năng
động hàng đầu của Việt Nam. Cùng với các vùng kinh tế trọng điểm khác của cả nƣớc,
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển
chung của đất nƣớc. Khơng những đóng góp ngày càng nhiều ngân sách cho Trung
ƣơng, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cịn có những kinh nghiệm đáng quý về mời
gọi đầu tƣ, tổ chức các khu công nghiệp, khu chế xuất, quy hoạch giao thơng, bảo vệ
mơi trƣờng,…
Trong q trình hình thành và phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một
số vấn đề hạn chế và bất cập cũng đã nảy sinh, địi hỏi cần nghiên cứu, giải quyết
nhằm tìm ra giải pháp tháo gỡ để phát huy hơn nữa vai trò đầu tàu của nền kinh tế cả
nƣớc. Việc giải quyết các vấn đề của Vùng một cách căn bản và lâu dài, cần có sự
nghiên cứu thấu đáo, tồn diện, dựa trên cơ sở khoa học tiên tiến và phù hợp với xu thế
phát triển của thế giới hiện đại. Theo chúng tôi, trong hệ thống rất nhiều vấn đề quan
trọng của vùng nói chung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng, có một vài
vấn đề trong quản trị vùng có tầm quan trọng nhất định cần đƣợc xem xét và chú ý.
Trong số những vấn đề về quản trị vùng, cần thiết có sự phân chia vùng, gọi tên các
vùng kinh tế trọng điểm một cách thống nhất, ổn định, cùng với đó là việc tổ chức, quy
hoạch bài bản, lâu dài, giao quyền tự chủ nhiều hơn cho Hội đồng vùng,... Chúng tôi
xem đây cũng là những giải pháp nhằm tổ chức lại các vùng kinh tế trọng điểm nói
chung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng, từng bƣớc làm cho vùng này
phát triển một cách nhanh chóng, ổn định và bền vững, góp phần quan trọng đƣa nền
kinh tế Việt Nam vƣơn lên ngang tầm với các nền kinh tế phát triển trong khu vực và

trên thế giới./.

151


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Trúc Anh - Lê Quốc Khánh (2013), Quản lý phát triển vùng ở một
số nƣớc trên thế giới, Tạp chí Quy hoạch Đơ thị, số 14, 2013, tr.18-22.
2. Thủ tƣớng Chính phủ (2014), Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định hƣớng
đến năm 2030, số: 252/QĐ-TTg, ngày 13/2/1014, tr.3.
3.
truy cập ngày 10/10/2017.
4. truy cập ngày 10/10/2017.
5. truy cập ngày 11/10/2017.
6. Võ Thanh Thu, tại jsessionid, truy cập ngày 12/10/2017.
7.
/>4030373c -663f-436d-a235-90424bda49c2&groupId=13025, truy cập ngày
12/10/2017.
8. truy cập ngày 12/10/2017.

152



×