Tải bản đầy đủ (.docx) (139 trang)

Phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế luận văn ths kinh tế 60 31 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 139 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH
TẾ
--------------------

NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH

PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ
NƢỚC Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Hà Nội - 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH
TẾ
-------------------

NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH

PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ
NƢỚC Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Chuyên ngành: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số

: 60 31 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH
TRỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. VŨ THỊ DẬU

Hà Nội - 2010


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi.
Các số liệu và trích dẫn trong luận văn là chính xác và trung thực. Các kết
quả nghiên cứu của luận văn chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào khác

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Quỳnh Anh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
BẢNG CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT................................................................................ i
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ................................................................................. iii
DANH MỤC HỘP....................................................................................................... iiii
MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
Chƣơng 1: TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƢỚC -

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ


THỰC TIỄN

........................................... 9

1.1.Tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc................................................................................... 9
1.1.1.Khái niệm.............................................................................................................. 9
1.1.2.Lịch sử hình thành và phát triển TĐKT nhà nước............................................... 12
1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của các TĐKT Nhà nước................15
1.2. Kinh nghiệm xây dựng và phát triển tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc Trung Quốc
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.................................................................. 24
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn kinh tế nhà nước ở Trung Quốc..24
1.2.2 Bài học kinh nghiệm..................................................................................................... 32
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƢỚC
Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ..............36
2.1. Qúa trình hình thành và phát triển của các Tập đồn kinh tế Nhà nƣớc ở Việt
Nam............................................................................................................................. 36
2.1.1. Giai đoạn chuẩn bị.............................................................................................. 36
2.1.2. Giai đoạn thí điểm mơ hình TĐKT Nhà nước (2005 đến 2009).........................40
2.1.3 Giai đoạn mở rộng thí điểm (2009- 2010)........................................................... 50
2.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới sự phát triển của các tập đoàn kinh
tế nhà nƣớc ở Việt Nam............................................................................................. 53
2.2.1. Cơ hội và thách thức đối với TĐKTNN khi Việt Nam thực hiện các cam kết
hội nhập kinh tế quốc tế...................................................................................... 53


2.2.2. Tác động của HNKTQT và thực trạng phát triển của các TĐKTNN ở Việt
Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế..................................................... 58
2.3 Đánh giá chung về sự phát triển của tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc ở Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế................................................................... 68

2.3.1. Những kết quả đạt được...................................................................................... 69
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân.......................................................................... 75
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH
TẾ NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ (GIAI ĐOẠN 2011 – 2015)...................................................................... 94
3.1. Bối cảnh kinh tế mới và định hƣớng phát triển của các tập đoàn kinh tế nhà
nƣớc ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ( giai đoạn 2011 – 2015)
94 3.1.1. Bối cảnh kinh tế mới....................................................................................94
3.1.2. Quan điểm và định hướng phát triển tập đoàn kinh tế Nhà nước Việt Nam
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế..................................................................... 101
3.2. Giải pháp phát triển tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc ở Việt Nam trong thời gian
tới 105
3.2.1. Nhóm giải pháp đối với bản thân các tập đoàn kinh tế Nhà nước.....................105
3.2.2. Những đề xuất, kiến nghị với Nhà nước........................................................... 106
KẾT LUẬN................................................................................................................ 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 122


BẢNG CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu viết tắt

Nguyên nghĩa

1

CPH

Cổ phần hóa


2

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

3

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

4

HNKTQT

Hội nhập kinh tế quốc tế

5

TCT

Tổng cơng ty

6

TCTNN

Tổng cơng ty nhà nước


7

TĐKT

Tập đồn kinh tế

8

TĐKTNN

Tập đoàn kinh tế nhà nước

6


DANH MỤC BẢNG

STT

Tên bảng

Trang

2.1

Top 10 bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

66


năm 2009

2.2

Quy mơ các tập đồn kinh tế Nhà nước- Tài sản và vốn chủ sở

67

hữu
2.3

Kết quả sản xuất kinh doanh của các TĐKTNN năm 2006– đến

70

2008
2.4

Vốn đầu tư Nhà nước và tỷ trọng vốn đầu tư Nhà nước trong

77

vốn chủ sở hữu

2.5

Hiệu suất sử dụng tài sản và hiệu quả sản xuất kinh doanh

78


2.6

Mức độ an toàn của vốn đầu tư

79


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
STT

Tên hình vẽ, đồ thị

Trang

2.1

Thị phần thị trường bảo hiểm nhân thọ 2009

60

2.2

Số vốn cắt giảm đầu tư tại một số tập đoàn trong năm

74

2008

8



DANH MỤC HỘP
STT

Tên hộp

Trang

2.1

Các TĐKT Nhà nước được thành lập từ năm 2005-2006

45

2.2

Các TĐKT Nhà nước được thành lập từ năm 2009 - 2010

51


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề
tài
Cuối thế kỷ XIX, tích tụ và tập trung sản xuất đã dẫn tới hình thành các tập
đoàn kinh tế (TĐKT) ở các nước tư bản phát triển. Quá trình tồn tại và phát triển
của các TĐKT đã cho thấy những ưu thế của mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh
này trong việc phát huy lợi ích kinh tế quy mơ lớn, đóng góp vào tăng trưởng và
phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Khi tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế trở
thành xu hướng khách quan, thì rất nhiều nước chú trọng phát triển TĐKT, Việt Nam

cũng không phải là một ngoại lệ.
Trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi có bối cảnh đặc thù, phát triển kinh
tế thị trường định hướng xã hội nghĩa, kinh tế nhà nước giữ vai trị chủ đạo, DNNN
có vai trị quan trọng trong việc hội nhập kinh tế quốc tế, từ sau đại hội Đảng cộng
sản Việt Nam lần thứ VII, Việt Nam đã chủ trương xây dựng các TĐKTNN trong
các ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế. Thực hiện chủ trương đó, từ năm
2005 đến nay Việt Nam thí điểm thành lập được 12 tập đoàn kinh tế nhà nước theo
tinh thần Nghị quyết TW 3 và Nghị quyết TW 9 (khóa IX) trên cơ sở tổ chức lại các
Tổng cơng ty nhà nước. Kể từ khi các TĐKTNN thí điểm xuất hiện, thì TĐKTNN
trở thành một vấn đề rất nóng và gây nhiều tranh cãi trong các kỳ đại hội của Đảng
và các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như trong giới các chuyên gia kinh tế.
Về mặt lý luận, việc Việt Nam chủ động xây dựng TĐKT là hợp lý vì các
điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam cơ bản đã tạo ra được các điều kiện cho phép
xây dựng mơ hình TĐKT và trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế để tồn tại và
phát triển Việt Nam cũng cần và phải tạo ra, phát huy những lợi thế so sánh để đi
tắt, đón đầu, phát triển đột phá về kinh tế, tránh nguy cơ tụt hậu so với các nước
trong khu vực và quốc tế. Hơn nữa, hoạt động kém hiệu quả của các DNNN nhà
nước đặc biệt là các TCTNN cũng khiến cho vấn đề cải cách DNNN nhà nước trở
thành nhu cầu cấp thiết.

10


Về mặt thực tiễn, thực tế TĐKTNN ở Việt Nam cũng đã ra đời và hoạt
động mặc dù dưới dạng thí điểm và bước đầu đạt được những thành tựu nhất định,
đáp ứng một phần mục tiêu do Nhà nước đề ra. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách
quan các TĐKTNN ở Việt Nam cũng bộc lộ những bất cập như hiệu quả, sức cạnh
tranh của các tập đoàn vẫn cịn thấp, đầu tư dàn trải, thơng tin khơng minh bạch, còn
nhiều yếu kém trong quản lý, phát triển chưa tương xứng với điều kiện và lợi thế
có được, chưa đạt được mục tiêu đề ra là tạo sự liên kết kinh tế, gắn bó lợi ích và

thị trường, là trụ cột đồng thời là “quả đấm thép” làm đối trọng trong quan hệ kinh
tế quốc tế, thậm chí có tập đồn cịn có nguy cơ phá sản. Bên cạnh đó lại xuất hiện
những biểu hiện nơn nóng, chủ quan trong việc thiết lập mơ hình TĐKT, chưa bám
sát điều kiện cụ thể cho sự ra đời mơ hình tập đồn. Trong khi đó, đối với nền
kinh tế Việt nam hiện nay. TĐKTNN đang được khốc một vai trị rất quan
trọng: “là xương sống của nền kinh tế quốc dân”, “công cụ mạnh trong tay nhà
nước” để để phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và là “quả đấm thép”
trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Trước sức cạnh tranh quốc tế khốc liệt, nguy cơ sụp đổ của các tập đoàn này
là rất lớn. Bài học kinh nghiệm về sự sụp đổ của các TĐKT Hàn Quốc và Hoa Kỳ
buộc chúng ta phải xem xét lại vấn đề này trước khi quá muộn. Do đó, nghiên cứu
nhằm đánh giá lại thực trạng phát triển các TĐKTNN trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế sâu rộng và chỉ ra các giải pháp để xây dựng, phát triển chúng thành các
TĐKT mạnh, bền vững có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn.
Xuất phát từ lý do trên em chọn đề tài “ Phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở
Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” làm luận văn tốt nghiệp cao
học của mình nhằm góp phần vào kho tàng cơng trình nghiên cứu khoa học về
TĐKTNN hiện nay.
2.Tình hình nghiên cứu
TĐKT đã được đề cập đến với tư cách là một mơ hình doanh nghiệp lớn
trong chương trình học của khối quản trị kinh doanh.Tuy nhiên, khơng có sự đề cập
rõ ràng để phân biệt TĐKTNN và TĐKT tư nhân mà chỉ có TĐKT nói chung.


Ở ngồi nước, cũng khơng có cơng trình khoa học và bài báo nói trực tiếp về
TĐKTNN, mà chỉ nói chung về sự hình thành và phát triển các doanh nghiệp thuộc
sở hữu nhà nước ở các nước tư bản phát triển phương Tây những năm 1950 -1980.
Song, bản thân TĐKTNN cũng chỉ là loại hình DNNN quy mơ lớn, do đó, cũng có
thể hiểu được cơ sở hình thành và phát triển của chúng trên cơ sở các doanh nghiệp
thuộc sở hữu nhà nước. Các tác phẩm tiêu biểu như:

- Bài đăng tạp chí online: The Return of State – owned Enterprise. Should we afraid?
Của Aldo Musacchio, Francisco Flores – Macias(2009) đăng trên Havard
International Review của đại học Havard
- Pier Angelo Toninelli (2000) với cuốn sách The rise and Fall of State – Owned
Enterprise in the Western World do đại học Cambridge xuất bản
- Robert Millward, The Rise and Fall of State Enterprise in Western Europe 1945
-90, Economics or Technology or Ideology?
- Robert Millward với cuốn sách Private and public enterprise in Europe, energy,
telecomunications and transpot 1830 -1990 do đại học Cambridge xuất bản.
Ngồi ra cịn có tác phẩm Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ
nghĩa tư bản của V.I. Lênin nói về các mơ hình tổ chức độc quyền.
Ở Việt Nam, TĐKT không phải là một vấn đề mới, đã có rất nhiều tác giả
trong nước nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, có thể phân loại các cơng trình
nghiên cứu về TĐKT đã có theo ba nhóm:
Nhóm thứ nhất, chiếm đa số là các cơng trình tập trung làm rõ về mặt lý luận
khái niệm, đặc điểm, vai trị, vị trí của các TĐKT cũng như sự cần thiết phải xây
dựng mơ hình TĐKT ở Việt Nam. Có thể kể ra đây một số cơng trình tiêu biểu như:
Cơng trình của GS.PTS Nguyễn Đình Phan (chủ biên), Thành lập và quản lý
các Tập đồn kinh doanh ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996; sách
“Mơ hình tập đồn kinh tế trong cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” do GS.TS Vũ Huy
Từ chủ biên, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 2002; sách “Tập đoàn kinh tế và một


số vấn đề về xây dựng tập đoàn kinh tế ở Việt Nam” của tác giả Minh Châu, NXB
Bưu điện, Hà Nội 2005 hay sách “Xây dựng và phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt
Nam “ Sách chuyên khảo của tác giả Bùi Văn Huyền, NXB Chính trị Quốc gia,
2008.
Luận án tiến sĩ “Những giải pháp cơ bản nhằm hình thành và phát triển tập
đồn kinh doanh ở Việt Nam hiện nay”, Hà nội 1999 của Nguyễn Thị Bích Loan,
luận án “Điều kiện và giải pháp hình thành các tập đoàn kinh tế ở nước ta - qua sắp

xếp lại các tổng công ty 91” của Đào Xuân Thuỷ, Hà nội 2007 hay Bùi Văn Huyền
với luận án “Sự hình thành và phát triển các tập đồn kinh tế thị trường ở Việt Nam
hiện nay” LATS Kinh tế 2008,
Về đề án cấp Nhà nước có “Đề án hình thành và phát triển TĐKT trên cơ
sở các Tổng công ty Nhà nước” của Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung
ương.
Ngoài ra, các bài viết trao đổi về xây dựng mơ hình TĐKT nhà nước ở Việt
Nam đã đăng tải nhiều trên báo, tạp chí như: “Tập đồn kinh tế - mơ hình chiến
lược để đổi mới và phát triển các loại hình doanh nghiệp” của tác giả Nguyễn
Minh Đức, đăng trên Nghiên cứu kinh tế số 7 (năm 2004) “Hình thành tập đồn
kinh tế bước đột phá trong đổi mới các tổng công ty nhà nước” của tác giả Hồng
Thị Tuyết đăng trên Tạp chí Tài chính số 4 (2005), “Cần có một tư duy mới trong
thành lập tập đoàn kinh tế ở Việt Nam” của tác giả Đặng Khánh Duy đăng trên tạp
chí Kinh tế và phát triển số 98 (8/2005), “Nhân rộng mơ hình tập đồn kinh tế” của
tác giả Bảo Duy đăng trên báo Đầu tư chứng khốn số 303(2005), tác giả Hữu
Hạnh có bài “Chờ đón các tập đồn kinh tế mạnh của Việt Nam” đăng trên Tạp chí
thương mại số 5-7 (2006), “Chuyển các tổng cơng ty 91 sang mơ hình tập đồn
kinh tế liệu có hiệu quả?” của tác giả Như Hồng, Tạp chí thương mại số 14
(2006).... Kết quả nghiên cứu của nhóm này đã đưa ra một số kết luận cho thấy, sự
thừa nhận xuất hiện TĐKTNN ở Việt Nam là có cơ sở về mặt lý luận và cần thiết
vì đã có một số tiền đề cơ bản cho phép tạo dựng mơ hình TĐKT trong hồn cảnh
đặc thù ở nước ta hiện nay.


Nhóm thứ hai, gồm các cơng trình ra đời sau khi Chính phủ chủ trương hình
thành các TĐKT nhà nước trên cơ sở các Tổng công ty 90 và 91. TS. Vũ Phương
Thảo đã xuất bản sách “Cải tổ các Chaebol Hàn Quốc và những bài học kinh
nghiệm đối với Việt Nam” NXB Đại học quốc gia, Hà nội 2005, các luận văn thạc sĩ
như luận văn của Nguyễn Thị Cẩm Vân “Chính sách của chính phủ Hàn Quốc đối
với sự hình thành và phát triển của các Chaebol và bài học kinh nghiệm cho Việt

Nam”, Nguyễn Thị Thu Thủy “Mơ hình tập đồn kinh tế nhà nước ở Trung Quốc
và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”(2006), “Nghiên cứu mơ hình tập đồn ở
một số nước Đơng Á và bài học cho Việt Nam”...Thạc sĩ Phan Minh Tuấn có bài
“Tập đồn kinh tế Trung Quốc và kinh nghiệm đối với Việt Nam” đăng trên tạp chí
Thơng tin khu cơng nghiệp Việt Nam, số 31(4/2003)... Các cơng trình này đã
nghiên cứu mơ hình TĐKTNN của Trung Quốc và các nước Đông Á khác như Nhật
Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc để rút ra những bài học kinh nghiệm vận
dụng cho việc xây dựng và phát triển TĐKTNN ở Việt Nam.
Nhóm thứ ba gồm các cơng trình chỉ đề cập một mặt cụ thể của việc quản lý
tập đoàn, chủ yếu là quản lý tài chính. “Giải pháp tồn diện cơ chế quản lý tài
chính trong tập đồn kinh tế ở Việt Nam hiện nay” là luận án tiến sĩ Kinh tế của
Phạm Quang Trung, Hà nội 2000. Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Ngọc Sự
“Các giải pháp tài chính trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển Tổng cơng
ty Dầu khí Việt Nam theo hướng tập đoàn kinh tế”, 2006; “Giải pháp đổi mới cơ
chế quản lý tài chính của Tổng cơng ty Hàng khơng Việt Nam theo mơ hình tập
đồn kinh tế” Luận án tiến sĩ kinh tế của Vũ Hà Cường, 2007. Kỷ yếu hội thảo
“Tập đoàn kinh tế lý luận và thực tiễn”, ngày 25/5/2009, tại Hà Nội, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia - Sự thật, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW và Thời báo kinh
tế Việt Nam phối hợp với công ty Thanh niên Việt Nam tổ chức, 2009.. và một số
luận văn tốt nghiệp, bài báo trên các website.
Do thời điểm nghiên cứu, nên các công trình đã có chỉ xem xét TĐKT trên
giác độ lý luận và mặc nhiên xem TĐKT là TĐKTNN (vì chỉ có chủ trương thí
điểm thành lập các TĐKT từ các tổng công ty nhà nước). Nhưng đến nay, khi thực


tế đã có 12 TĐKTNN được thí điểm thành lập và TĐKT khơng chỉ cịn là mơ hình
tổ chức kinh doanh riêng có của các DNNN trong thành phần KTNN nữa mà cịn có
sự xuất hiện của các TĐKT tư nhân thì vấn đề TĐKTNN đã thực sự có cơ sở để
nghiên cứu sâu hơn. Và hiện chưa có cơng trình nào tiếp cận TĐKTNN với tư cách
là một thực thể đã tồn tại (khơng cịn là một thực thể trong thời kỳ “ thai nghén”) và

làm rõ sự thích nghi sống cịn và phát triển của thực thể đó trong môi trường hội
nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là WTO - môi trường mở ra nhiều thời cơ song cũng
khơng ít thách thức khi Việt Nam phải thực hiện đầy đủ các cam kết.
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng những luận cứ khoa học về TĐKTNN để phân tích các TĐKTNN
Việt Nam (chủ yếu 8 tập đoàn thành lập trước 2009) nhằm đánh giá sự phát triển
của các TĐKT Nhà nước này trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là
hội nhập WTO, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu xây dựng TĐKT Nhà nước
phát triển mạnh và bền vững khi Việt Nam thực hiện các cam kết WTO.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở khoa học của sự hình thành và phát triển của TĐKTNN ở Việt
Nam
- Phân tích, đánh giá sự phát triển của các tập đoàn kinh tế Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập kinh tế.
- Luận chứng những phương hướng, quan điểm, và đưa ra giải pháp cơ bản nhằm
tiếp tục phát triển các TĐKTNN ở Việt Nam trong giai đoạn 2011- 2015.
4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các TĐKTNN thí điểm
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian:
- Đề tài nghiên cứu các TĐKTNN ở Việt Nam ( 8 tập đoàn) thành lập trước năm
2010.


- Đề tài nghiên cứu tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới sự phát triển của các
TĐKTNN Việt Nam, nhưng chủ yếu nghiên cứu tác động của hội nhập WTO.
Phạm vi thời gian: từ 2005 đến 2009
5.Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn kế thừa các cơng trình đã nghiên cứu để khái quát hóa những
nguyên lý cơ bản về TĐKTNN và kinh nghiệm quốc tế về phát triển TĐKTNN.
Tác giả luận văn tập hợp số liệu của Tổng cục thống kê; nghiên cứu các báo
cáo, tài liệu của Ban đổi mới và phát triển DNNN về TĐKTNN, tiến hành phân tích
thực trạng xây đựng và phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam, đánh giá tác
động của hội nhập kinh tế quốc tế tới sự phát triển của các TĐKTNN Việt Nam.
Trên cơ sở phân tích những hạn chế, nguyên nhân và tác động của các nhân
tố trong bối cảnh mới của hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm tới, luận văn
đưa ra một số giải pháp nhằm tiếp tục phát triển TĐKTNN Việt Nam.
Trong q trình thực hiện, đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên cứu
kinh tế như phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh,
phương pháp logic kết hợp với lịch sử... trong phân tích các nội dung của đề tài.
Luận văn sử dụng các cơng cụ phân tích kinh tế như: dãy số liệu, biểu đồ, đồ
thị để minh họa một số nội dung
6.Những đóng góp mới của luận văn
- Làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng và phát triển các
TĐKTNN
- Đánh giá tác động của hội nhập kinh tế quốc tế (đặc biệt là WTO) tới sự phát
triển các TĐKTNN Việt Nam (từ 2005 – 2010)
- Đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm phát triển TĐKTNN khi Việt Nam
thực hiện đầy đủ các cam kết WTO.


- Kết quả nghiên cứu là 01 chuyên đề trong đề tài cấp ĐHQG mã số QK 08
02. Chủ nhiệm đề tài: TS Vũ Thị Dậu
- Là tài liệu tham khảo cho giảng dạy và học tập trong ngành kinh tế.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Tập đoàn kinh tế nhà nước - Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Thực trạng phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam trong

bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 3: Định hướng và giải pháp tiếp tục phát triển tập đoàn kinh tế nhà
nước Việt Nam giai đoạn 2011- 2015


Chƣơng 1: TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƢỚC - CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.Tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc
1.1.1.Khái niệm
TĐKT đã xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ thứ XX ở các nước tư bản
phát triển. Tùy theo mỗi nước và hoàn cảnh lịch sử nhất định mà có những tên gọi
và định nghĩa khác nhau về TĐKT và hiện chưa có một thuật ngữ, định nghĩa nào
được xem là chuẩn mực. Tại các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, khi nói đến TĐKT người
ta thường sử dụng các từ: “Consortium”, “Conglomerate”, “Conson”, “Cartel”, “Trust”,
“Syndicate” hay “Group”, Enterprise group…Ở châu Á, trong khi người Nhật gọi
TĐKT là “Keiretsu” hoặc “Zaibatsu” thì người Hàn Quốc lại gọi là “Cheabol”; còn
ở Trung Quốc, cụm từ “Jituan Gongsi” được sử dụng để chỉ khái niệm này (chính
xác hơn là Tổng cơng ty), Ấn Độ là Bussiness house...Có một điều đáng lưu ý là khi
tồn tại như là một thực thể có tư cách pháp nhân, thì TĐKT lại được gọi là
Conglomerate và/hoặc Holding company.
Trên cơ sở tổng hợp các báo cáo nghiên cứu, có thể hiểu Tập đồn kinh tế là
một tổ hợp sản xuất, kinh doanh bao gồm các doanh nghiệp có mối quan hệ ổn
định, lâu dài với nhau theo nhiều hình thức, trên nhiều lĩnh vực, với liên kết chủ yếu
là công ty mẹ - công ty con. Công ty mẹ và các công ty con (cơng ty thành viên) có
tư cách pháp nhân, cơng ty mẹ là hạt nhân liên kết, thường nắm quyền kiểm sốt,
chi phối các hoạt động của cơng ty con. Các cơng ty thành viên cũng có những liên
kết với nhau xuất phát từ lợi ích và chiến lược của mỗi cơng ty. Nó hoạt động ở một
hay nhiều ngành khác nhau trong phạm vi một nước hay nhiều nước.
TĐKT có các đặc trưng chủ yếu như: quy mô lớn về vốn, doanh thu và lao
động; phạm vi hoạt động rất rộng, không chỉ giới hạn trong lãnh thổ một quốc gia

mà có thể ở nhiều quốc gia và thậm chí là phạm vi toàn cầu; hầu hết các TĐKT đều
thực hiện hình thức sở hữu hỗn hợp, một số ít sở hữu nhà nước và sở hữu gia
đình.Có một số TĐKT ngay từ đầu đã hoạt động kinh doanh đa ngành, nhưng cũng


có một số phát triển dần từ đơn ngành đến đa ngành. Nhưng kinh doanh đa ngành,
đa lĩnh vực là đặc điểm dễ nhận thấy trong các TĐKT. Đặc trưng cơ bản, là tiền đề
cần thiết để hình thành TĐKT và nó cũng thể hiện xu thế tất yếu trong điều kiện sự
phát triển của lực lượng sản xuất đạt đến trình độ xã hội hóa ngày càng cao là có sự
liên kết ổn định lâu dài giữa các thành viên trong TĐKT. Trong các quan hệ liên kết,
liên kết về vốn là liên kết phổ biến và cơ bản nhất. TĐKT là tổ hợp kinh doanh chứa
đựng trong nó các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân nhưng bản thân TĐKT lại
khơng có tư cách pháp nhân. Luật cơng ty của các quốc gia cũng không sử dụng
thuật ngữ “firm”, “enterprise group”, business group” hay “group” mà chỉ là đăng
ký là “công ty- company” (từ company trong tiếng Anh tương ứng với
corporation trong tiếng Mỹ). Do đó, ngồi những quan hệ về vốn, thị trường, công
nghệ,... các thành viên trong tập đồn bình đẳng trước pháp luật, được thành lập và
đăng ký theo quy định của pháp luật, được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật
có liên quan. Cũng chính vì khơng có tư cách pháp nhân nên tập đồn khơng chịu
trách nhiệm liên đới về mặt pháp lý trong q trình hoạt động đối với các cơng ty
thành viên.
Cơ cấu tổ chức của tập đoàn kinh tế khá đa dạng, khơng có khn mẫu thống
nhất. Cơ cấu tổ chức được xây dựng trên nền tảng văn hóa, đặc điểm ngành nghề
kinh doanh, phong cách quản lý, chiến lược xây dựng và phát triển của mỗi tập
đồn. Nhìn chung, cơ cấu tập đồn thường có một cơng ty mẹ và các cơng ty con,
trong đó, các cơng ty mẹ thường đảm nhiệm các chức năng như phát triển thị
trường, ứng dụng cơng nghệ mới, điều phối tồn tập đồn vận động những quan hệ
khác. Các cơng ty con độc lập với công ty mẹ, quan hệ với công ty mẹ thông qua
vốn đầu tư, công nghệ, thị trường. Các công ty con hoạt động độc lập trước pháp
luật, có thể đầu tư vào nhau, thậm chí cơng ty con có thể đầu tư ngược vào cơng ty

mẹ. Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con tùy thuộc từng mơ hình tập đồn.
TĐKT Nhà nước (TĐKTNN) cũng giống như các TĐKT nói chung, đều có
các đặc trưng của TĐKT và cũng có đủ 4 tiêu chí đó là: chịu sự quản lý theo luật
pháp; hoạt động trong thể chế tài chính cơng khai, minh bạch; có thể huy động vốn
từ khu vực tư nhân hoặc khu vực công dưới dạng bán trái phiếu hay cổ phần theo


những quy định chặt chẽ của luật pháp và của thể chế tài chính quốc gia, song
khơng được phép có ngân hàng riêng; có khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa
và thế giới.
Tính đặc thù của mơ hình này thể hiện ở hai khía cạnh quan trọng, đó là:
Thứ nhất, TĐKTNN thuộc sở hữu Nhà nước và sự hình thành các TĐKTNN
có sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nước.
Đối với TĐKTNN, nhà nước là chủ sở hữu và về mặt cơ cấu sở hữu, Công ty
mẹ trong TĐKTNN chiếm cổ phần chi phối, các công ty con có thể là cơng ty nhà
nước hoặc cổ phần. Khi mới thành lập, vốn nhà nước có thể chiếm tới 100% nhưng
sau đó tỷ lệ này giảm dần, đến mức đủ đảm bảo chi phối, tỷ lệ tùy theo quy định của
từng nước cũng như trình độ tích tụ vốn của TĐKT.
Quá trình hình thành, phát triển các TĐKT ở các quốc gia và vùng lãnh thổ
khác nhau mang những đặc điểm khác nhau và chịu sự chi phối của hàng loạt những
yếu tố tác động như thể chế, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, môi trường
kinh doanh, sự đồng bộ của các yếu tố thị trường, vai trị của nhà nước hay chính
quyền...Khái qt lại có hai con đường chủ yếu hình thành các TĐKT [23,tr.33].
Con đường truyền thống, sự hình thành TĐKT là kết quả của q trình tích
tụ và tập trung vốn, tái đầu tư, mở rộng sản xuất, thơn tính và sát nhập các công ty,
liên kết tự nguyện…
Con đường rút ngắn, TĐKT được hình thành trên cơ sở đầu tư của nhà nước.
Thực tế là, ở một số nước, nếu chỉ dựa vào q trình phát triển tuần tự, tích tụ và tập
trung vốn sẽ rất ít có cơ hội cho doanh nghiệp ở các nước phát triển muộn hơn, do
đó, ngồi cách thức truyền thống, nhiều nhà nước đã trực tiếp can thiệp vào việc tổ

chức một số TĐKT nhằm rút ngắn thời gian hình thành các TĐKT. Sự can thiệp này
diễn ra ở hai mức độ. Ở mức độ thấp, nhà nước chỉ tạo điều kiện hỗ trợ về vốn
thông qua các chính sách ưu đãi về vốn và khuyến khích về thuế trong một số ngành
hoạt động theo chính sách cơng nghiệp (ví dụ: Nhật Bản với việc hình thành các
Keretsu, Hàn Quốc với việc hình thành các Cheabol). Các TĐKT này mặc dù có sự


hỗ trợ và can thiệp của Chính phủ, nhưng các TĐKT ra đời theo con đường này vẫn
chưa phải là TĐKTNN.
TĐKTNN hình thành khi có sự can thiệp của nhà nước ở mức độ cao hơn,
nhà nước đầu tư vốn thành lập các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, hoạt động
trong một số lĩnh vực trọng yếu hoặc độc quyền nhà nước, sau một thời gian hoạt
động, nhà nước cơ cấu lại khu vực này theo mơ hình TĐKT thơng qua các quyết
định hành chính hoặc tự sát nhập với nhau. Mặc dù TĐKTNN vẫn hoạt động theo
thị trường, nhưng nhà nước can thiệp cả vào các hoạt động, chỉ định lãnh đạo, vốn,
đầu tư, quan hệ trong ngành. Mức độ sở hữu của nhà nước càng cao thì phạm vi
điều tiết càng rộng và mức độ điều tiết càng mạnh.
Thứ hai, TĐKTNN có 3 chức năng chính, bao gồm: chống nguy cơ độc
quyền tư nhân đối với những sản phẩm kinh tế cần thiết cho sự phát triển kinh tế
chung của cả nước; nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế so với các quốc
gia khác trên thị trường thế giới và đáp ứng những yêu cầu có liên quan mật thiết
đến an ninh và quốc phòng.
Ở các nước như Việt Nam và Trung Quốc, TĐKTNN bên cạnh 3 chức năng
chính như trên, TĐKTNN ở các nước này còn được đặt trọng trách là “quả đấm
thép” khẳng định vai trò chủ đạo của Kinh tế nhà nước để thực hiện định hướng
XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế. Chức năng này xuất phát từ con đường phát
triển ở các nước này có những đặc thù riêng, xuất phát từ chức năng xã hội của
nhà nước.
1.1.2.Lịch sử hình thành và phát triển TĐKT nhà nước
TĐKTNN khơng phải là một mơ hình mới, mơ hình này đã xuất hiện khoảng

cuối thế kỷ XIX ở các nước tư bản phát triển. Nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất
hiện này là do q trình tích tụ, tập trung tư bản và trình độ xã hội hóa sản xuất cao
độ dẫn đến nhà nước tham gia vào nền kinh tế với vai trị điều tiết vĩ mơ, chủ thể
kinh tế và thay đổi sở hữu của các công ty từ tư nhân sở hữu sang tập thể sở hữu
(hình thành công ty cổ phần).


Bên cạnh đó, một số sản phẩm hay ngành kinh tế tự nó mang tính độc quyền
rất cao, nếu đặt trong khu vực tư nhân thì ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn bộ
nền kinh tế, đồng thời làm giảm khả năng cạnh tranh so với các nước xung quanh.
Vì vậy, các thế lực kinh tế và chính trị của các quốc gia này (thể hiện tập trung
trong vai trò của nhà nước) đã đi đến quyết định thành lập các TĐKT thuộc sở hữu
của Nhà nước tập trung vào các ngành cung cấp than, điện, nước, hàng không, giao
thơng vận tải thủy – bộ, bưu chính viễn thơng,…
Sau đó trong những thập kỷ đầu tiên của thời kỳ tái thiết và phát triển kinh tế
sau Chiến tranh thế giới thứ II (1950-1960) TĐKTNN bước vào giai đoạn phát triển
bùng nổ thứ hai. Nét nổi bật trong giai đoạn này là TĐKTNN xuất hiện dưới các
yếu tố chi phối mới như: những đòi hỏi cấp bách của tái thiết sau chiến tranh, sự
phát triển bùng nổ của công nghệ mới, chuyển từ sử dụng năng lượng than là chủ
yếu sang năng lượng dầu và bước phát triển của chủ nghĩa tư bản sang giai đoạn
chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước với sở hữu nhà nước tư bản được mở rộng.
Một số nước có mơ hình kinh tế thị trường xã hội như Đức, Đan Mạch, Thụy Điển
sự phát triển của các TĐKTNN còn được thúc đẩy do mục tiêu phát triển kinh tế thị
trường đi kèm với tăng cường các yếu tố công bằng và an sinh xã hội trong phát
triển kinh tế. TĐKTNN trong giai đoạn này tăng nhanh về số lượng và mở rộng vào
các lĩnh vực dầu khí, cơng nghệ tin học, bảo hiểm, nhà ở…
Tuy nhiên thập kỷ 1960-1980 khả năng cạnh tranh của các TĐKTNN ngày
càng giảm sút so với khu vực kinh tế tư nhân và nhìn chung, tính hiệu quả của
chúng đối với toàn bộ nền kinh tế ngày càng thấp, thậm chí là hiệu quả âm, gây cản
trở cho sự phát triển của nền kinh tế. Trước tình hình trên, các quốc gia đang phát

triển đã loại bỏ phần lớn các tập đoàn kinh tế thuộc sở hữu nhà nước bằng cách bãi
bỏ những quy định có liên quan và tư nhân hóa hầu hết các tập đồn này, chỉ duy trì
các tập đồn thuộc sở hữu nhà nước đối với những sản phẩm mà khu vực kinh tế tư
nhân làm không hiệu quả hoặc không làm được. Điều đáng lưu ý là nguyên nhân
của sự loại bỏ bắt nguồn từ bản chất sở hữu Nhà nước của những tập đoàn này
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.


Hiện nay, TĐKTNN vẫn được duy trì ở các nước phát triển, và ở cả các
nước công nghiệp mới (NICs) và một số nước đang phát triển có thu nhập cao, tuy
nhiên, trừ trường hợp ngoại lệ là Singapore, các nước cịn lại vẫn đứng trước nhiều
khó khăn trong q trình xử lý những vấn đề liên quan đến hoạt động của các tập
đồn này.
Trái với các nước cơng nghiệp phát triển ở các nước đang phát triển từ những
năm 1960 và 1970 đến nay TĐKTNN đang tiếp tục được mở rộng. Sự xuất hiện của
các TĐKTNN ở các nước đang phát triển là cần thiết khách quan của công tác quản
lý vĩ mô trong bối cảnh tất cả các quốc gia trên thế giới đều sử dụng các doanh
nghiệp thuộc sở hữu nhà nước như một công cụ can thiệp vào nền kinh tế. Và nó
cũng là kết quả của sự nhận thức về vai trò của khu vực kinh tế nhà nước trong q
trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ
hai, nền độc lập về chính trị mà nhiều nước đang phát triển giành được đã khiến họ
khao khát độc lập về kinh tế. Cơng nghiệp hóa nhanh chóng nền kinh tế đất nước
được coi là chìa khóa để phát triển và việc sở hữu tập trung các khu vực then chốt
và kế hoạch hóa tập trung được xem như là con đường nhanh nhất để hoàn thiện
nền độc lập về chính trị và kinh tế. Điều này đã được thực tiến nhiều nước đặc biệt
là Ấn độ chứng minh.
Sự hình thành và phát triển TĐKTNN cịn có những lý do kinh tế và chính
trị. Trong lĩnh vực kinh tế, ở các nước đang phát triển, kinh tế tư nhân cịn non yếu
vì vậy phát triển kinh tế nhà nước và hình thành TĐKTNN có thể tạo ra được nhiều
việc làm, nguồn tích lũy lớn và phát triển khoa học kỹ thuật tiên tiến, tạo đối trọng

để cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngồi.
Trong lĩnh vực chính trị, TĐKTNN là yếu tố cần thiết để nhà nước thực hiện
chủ quyền dân tộc, giúp nhà nước thực hiện các mục tiêu như phân phối lại thu
nhập, điều chỉnh lại sự phát triển mất cân đối giữa các ngành, các vùng, các tầng lớp
dân cư, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác tương trợ vì lợi ích chung của quốc gia,
hạn chế độc quyền trong tay một số cá nhân khơng có lợi cho sự phát triển chung
của nền kinh tế.


Một số nước như Việt Nam, Trung Quốc..yếu tố chính trị còn được nhấn
mạnh thêm nữa do các nước này lựa chọn con đường đi lên CNXH, về vai trò và vị
trí của Nhà nước và kinh tế nhà nước có nhiều điểm khác biệt so với các nước tư
bản.
1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của các TĐKT Nhà nước
1.2.3.1.

Điều kiện kinh tế- xã hội

Là những tổ hợp kinh tế lớn với những liên kết kinh tế đa dạng, TĐKT chỉ có
thể hình thành và phát triển trong những điều kiện kinh tế - xã hội phù hợp bao gồm
trình độ phát triển của nền kinh tế, trình độ khoa học cơng nghệ cao, tồn cầu hóa,
khu vực hóa và hội nhập kinh tế được đẩy mạnh, gắn với vai trò của nhà nước.
Những nhân tố này vừa đóng vai trị là tất yếu khách quan nhưng cũng đồng thời là
môi trường phát triển của các TĐKT. Đối với TĐKTNN hai nhân tố quyết định đến
sự hình thành, phát triển và diệt vong của nó là Nhà nước và khu vực hóa, tồn cầu
hóa, HNKTQT.
Thứ nhất, trình độ phát triển của nền kinh tế
TĐKT chỉ được ra đời khi nền kinh tế đạt đến trình độ xã hội hóa sản xuất
cao độ. Xã hội hóa sản xuất là sự liên kết nhiều quá trình kinh tế riêng biệt thành
q trình kinh tế - xã hội. Nó là một quá trình được hình thành, hoạt động và phát

triển liên tục, tồn tại như một hệ thống hữu cơ. Xã hội hóa sản xuất được quy định
bởi sự phát triển cao của lực lượng sản xuất và của sản xuất hàng hóa. Bởi vì chính
sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội và của sản xuất hàng hóa thúc đẩy sự
phân cơng và hợp tác lao động phát triển, phá vỡ tính chất khép kín, biệt lập của các
chủ thể kinh tế, của các vùng, các địa phương và của các quốc gia, thu hút chúng
vào quá trình kinh tế thống nhất – tức xã hội hóa sản xuất phát triển cả chiều rộng
và chiều sâu. Xã hội hóa sản xuất một mặt phản ánh sự phù hợp của quan hệ sản
xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đồng thời tạo điều
kiện để mỗi doanh nghiệp đa dạng hóa sở hữu, mở rộng phạm vi và lĩnh vực
kinh doanh, tăng cường hợp tác dưới nhiều hình thức.
Sản xuất xã hội hóa thúc đẩy cạnh tranh ngày càng gay gắt tạo điều kiện cho


tích tụ và tập trung sản xuất ngày càng cao. Cạnh tranh có tác động trở lại làm cho
xã hội hóa sản xuất đạt đến trình độ cao hơn. Với các điều kiện đó, mỗi doanh
nghiệp cần tạo lập các liên kết kinh tế, nâng cao năng lực nhằm từng bước đáp ứng
được yêu cầu về vốn, về tập trung sản xuất, về thị trường... đồng thời đòi hỏi lựa
chọn hình thức phù hợp, từ đó thúc đẩy hình thành các TĐKT.
Hai là, trình độ phát triển khoa học – công nghệ.
Từ thập kỷ 30 của thế kỷ XIX đến nay, sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa
học kỹ thuật đã làm cho các TĐKT phát triển nhanh chóng.Việc ứng dụng thành tựu
của cuộc khoa học công nghệ vào sản xuất đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển, làm biến đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất trong nền kinh tế của các nước tư
bản. Một số ngành sản xuất mới xuất hiện như ngành hàng không, ngành đường sắt,
ngành giao thông vận tải đường bộ, ngành sản xuất xe hơi, điện, khoa học vũ
trụ,..Kinh doanh trong những ngành này địi hỏi quy mơ lớn, vốn đầy tư nhiều vì
những ngành sản xuất mới địi hỏi cần có những nghiên cứu cơ bản, hệ thống, mang
tính ứng dụng cao. Muốn vậy, phải có một đội ngũ chuyên gia hàng đầu, trang thiết
bị hiện đại..Các xí nghiệp nhỏ tự tích lũy, tích tụ tư bản thì khơng thể đủ tư bản để
kinh doanh. Đứng trước yêu cầu đó, sự phối hợp, liên kết nhiều cơng ty thành tập

đồn kinh tế lớn, có khả năng tài chính đủ mạnh để đầu tư nghiên cứu, phát triển, đi
đầu trong những lĩnh vực mới, ứng dụng những thành tựu của khoa học cơng nghệ
vào sản xuất là một địi hỏi khách quan.
Sự phát triển mạnh của khoa học cơng nghệ có ảnh hưởng ngày càng lớn đến
sự phát triển kinh tế. Đặc biệt trong kinh tế tri thức, khoa học công nghệ trở thành
lực lượng sản xuất trực tiếp và quan trọng nhất. Những thành quả của khoa học
công nghệ được áp dụng ngày càng rộng rãi vào sản xuất đã nâng cao sức sản xuất
lên rất nhiều trong vài thập kỷ trở lại đây. Đặc biệt, sự phát triển mạnh của công
nghệ thông tin đã làm thay đổi cách thức sản xuất, quản lý truyền thống và ảnh
hưởng cả đến sinh hoạt, văn hóa của xã hội lồi người. Tin học hóa cũng làm xuất
hiện những ngành tập trung cơng nghệ cao, vốn lớn, đổi mới nhanh thiết bị và chu


×