Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHU DU LỊCH SINH THÁI NÚI DINH – LIÊN THÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 35 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LIÊN THÀNH
----------

THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
KHU DU LỊCH SINH THÁI NÚI DINH
LIÊN THÀNH
ĐỊA ĐIỂM

: XÃ TÂN HÒA, HUYỆN TÂN THÀNH, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

CHỦ ĐẦU TƯ : CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LIÊN THÀNH

NAÊM 2010


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CÔNG TY ...................................................................... 3
1.1. Lịch sử hình thành .............................................................................................. 3
1.2. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu ........................................................................ 3
1.3. Một số dự án công ty đã đầu tư .......................................................................... 4
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN ..................................................................... 5
2.1. Thông tin chung về dự án ................................................................................... 5
2.2. Giới thiệu địa điểm đầu tư xây dựng dự án ....................................................... 5
2.2.1. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: .................................................................................. 5
2.2.2. Huyện Tân Thành. ............................................................................................. 7
2.2.3. Mô tả địa điểm dự án ......................................................................................... 8
2.3. Mục tiêu dự án .................................................................................................... 8
CHƯƠNG 3. SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ DỰ ÁN ........................... 9
3.1. Cơ sở pháp lý đầu tư dự án: ............................................................................... 9
3.2. Sự cần thiết phải đầu tư dự án ......................................................................... 10
3.2.1. Định hướng phát triển ngành du lịch Quốc gia ................................................ 10


3.2.2. Chiến lược phát triển du lịch của tỉnh: ............................................................. 12
3.2.3. Mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020............ 13
3.2.4. Khả năng thu hút khách du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ........................... 14
3.3. Tác động xã hội của dự án đối với địa phương và xã hội ................................ 14
3.4. Tính cạnh tranh của dự án so với các điểm du lịch trong vùng và các tỉnh
khác ........................................................................................................................... 14
CHƯƠNG 4. TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
DỰ ÁN
............................................................................................................. 16
4.1. Tổ chức nhân sự cho dự án ............................................................................... 16
4.1.1. Ban quản lý chỉ đạo hoặc tổ chức thực hiện dự án. .......................................... 16
4.1.2. Bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh:.......................................................... 16
4.2. Phương tiện dịch vụ công tác quản lý điều hành dự án .................................. 17
4.3. Phương án khai thác và sử dụng lao động ....................................................... 17
4.4. Kế hoạch và tiến độ đầu tư xây dựng. .............................................................. 18
4.5. Công tác triển khai thực hiện dự án................................................................. 18
4.6. Dự kiến kinh doanh........................................................................................... 19
CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN .................................................... 20
5.1. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư:.................................................. 20
5.2. Phương án quy hoạch dự án ............................................................................. 20
5.2.1. Phân khu chức năng ........................................................................................ 20
5.2.2. Nguyên tắc tổ chức quy hoạch ......................................................................... 21
5.2.3. Giải pháp tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc.......................................... 21
5.2.4. Giải pháp quy hoạch các cơng trình xây dựng ................................................. 22
5.3. Quy hoạch san nền ............................................................................................ 23
5.4. Hệ thống cấp nước: ........................................................................................... 23
5.5. Giải pháp thốt nước cho tồn dự án............................................................... 23
5.6. Phương án xử lý rác .......................................................................................... 24
5.7. Khái toán tổng mức đầu tư dự án .................................................................... 24
5.8. Giải pháp cấp điện cho toàn khu dự án ........................................................... 25

5.9. Thơng tin liên lạc............................................................................................... 25
5.10. Giải pháp phịng cháy, chữa cháy .................................................................... 25
Trang 1/34


CHƯƠNG 6. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG ................................ 28
6.1. Các vấn đề môi trường tiềm tàng của dự án .................................................... 28
6.2. Các quy chế về môi trường ............................................................................... 28
6.3. Nguồn gây ơ nhiễm khơng khí .......................................................................... 29
6.4. Nguồn gây ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, đất ............................................... 29
6.5. Chất thải rắn ..................................................................................................... 29
6.6. Sự cố trong quá trình hoạt động của dự án ..................................................... 30
6.7. Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người ................................................................. 30
6.8. Các biện pháp giảm trừ ô nhiễm ...................................................................... 31
6.8.1. Khống chế và giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình xây dựng ............................ 31
6.8.2. Khống chế và giảm thiểu ơ nhiễm trong q trình hoạt động ........................... 31
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 34

Trang 2/34


CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU CƠNG TY

1.1. Lịch sử hình thành
-

Tên cơng ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LIÊN THÀNH


-

Trụ sở chính : ấp 4 Tỉnh Lộ 8, xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi

-

Vốn điều lệ : 122.500.000.000 đồng (một trăm hai mươi hai tỷ, năm trăm triệu
đồng).

-

Điện thoại : 08.38921287 -37901972 Fax: 08.37901973

-

Mã số thuế : 0301446359

-

Người đại diện theo Pháp luật của công ty
Họ và tên: Đặng Quang Thành
Chức danh: Tổng giám đốc

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Liên Thành tiền thân là Công ty TNHH XD
Liên Thành số đăng ký kinh doanh 051494, do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố
Hồ Chí Minh cấp ngày 03/04/1994.
Hơn 16 năm qua, Công ty đã không ngừng phấn đấu để trưởng thành và lớn
mạnh. Công ty đã và đang đầu tư nhiều dự án ở Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh ,
Thành phía Nam và khu vực Miền Trung, Tây Nguyên
1.2. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu

Dịch vụ du lịch lữ hành nội địa
Trồng rừng, dịch vụ bảo vệ rừng
Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống, cơng viên nước, khu vui chơi giải
trí.
Ni thú làm cảnh phục vụ vui chơi giải trí
Xây dựng công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, san lấp mặt bằng và
xây dựng cầu đường.
Kinh doanh phát triển nhà.
Kinh doanh nhà ở, môi giới bất động sản, dịch vụ nhà đất, cho thuê kho bãi,
nhà xưởng sản xuất.
Kinh doanh vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất, máy móc thiết bị ngành
xây dựng.
Chế tạo thiết bị kết cấu thép.
Xây dựng mạng lưới địa chính và đo vẽ, thành lập bản đồ địa chính.
Đo đạc phục vụ khảo sát, thiết kế thi cơng cơng trình.
Mua bán ni trồng thủy hải sản.
Mua bán phân bón, hóa chất, thiết bị may mặc.
Mua bán xăng, dầu.

Trang 3/34


1.3. Một số dự án công ty đã đầu tư
Công ty đã đầu tư xây dựng rất nhiều cơng trình trong các lĩnh vực xây dựng
dân dụng và giao thông, những năm gần đây công ty đã và đang chú trọng tới đầu
tư xây dựng các khu du lịch, khu phố chợ, khu biệt thự… Một số dự án công ty đã
và đang thực hiện như:
TT

TÊN DỰ ÁN


QUY MÔ
(ha)

ĐỊA ĐIỂM

1

Chợ và khu phố chợ Hòa Phú

0,6

Xã Hòa Phú, huyện Củ Chi –
TP.HCM

2

Nhà xưởng cơ khí

1,5

Xã Tân Thạnh Đơng, huyện Củ Chi
– TP.HCM

3

khu phố chợ Phạm Văn Cội

0,9958


huyện Củ Chi – TP.HCM

4

Chợ và khu phố chợ Trung An

0,2838

huyện Củ Chi – TP.HCM

5

Khu nuôi trồng thủy sản
Trung An

17

Xã Trung An, huyện Củ Chi –
TP.HCM

6

Bến thuyền và điểm dừng
chân du lịch An Nhơn Tây

7,7

Xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi –
TP.HCM


7

Nhà liên kế, kết hợp biệt thự
sân vườn

87,5

Xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi –
TP.HCM

8

Khu biệt thự vườn Phước
Vĩnh An

17

Xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi –
TP.HCM

9

Khu phức hợp du lịch biển và
công viên nước Long Thủy

36

Tp Tuy Hịa, tỉnh Phú n

10


Khu cơng nghiệp Đức Hòa III,
Liên Thành Long An

91,6

Xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa,
tỉnh Long An

11

Khu kinh tế cửa khẩu dịch vụ
hành chính Hoa Lư

300

huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước

12

Khu cơng nghiệp Gia Binh

200

Huyện Trảng Bàng, Tây Ninh

13

Khu du lịch biển Hà Tiên


157

Thị xã Hà Tiên, Kiên Giang

14

Công viên nghĩa trang Chơn
Thành

200

Huyện Chơn Thành, Bình Phước

15

Khu Du Lịch Đắk G’Lung

91.6

Huyện Tuy Đức, Đăk Nơng

16

Trang trại chăn ni gia súc

1000

Huyện Phú Hịa, tỉnh Phú Yên
Trang 4/34



CHƯƠNG 2.

NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN

2.1. Thông tin chung về dự án
Tên dự án: Dự án Khu Du Lịch Sinh Thái Núi Dinh – Liên Thành
Địa điểm xây dựng: xã Tân Hòa, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Liên Thành
Quy mơ dự án: Diện tích quy hoạch khoảng 467 ha được quy hoạch thành khu du
lịch – dã ngoại – giải trí suối và rừng.
Nguồn vốn đầu tư dự án: vốn đầu tư cho dự án gồm nguồn vốn chủ đầu tư, vốn
vay ngân hàng.
Hình thức đầu tư: Cải tạo khu rừng, thác thành khu du lịch sinh thái; xây dựng
mới các cơng trình như nhà nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn, khu nhà quản lý.
Thời gian thực hiện: dự kiến 60 tháng
Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
2.2. Giới thiệu địa điểm đầu tư xây dựng dự án
2.2.1. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu:
2.2.1.1.

Điều kiện tự nhiên:

Vị trí địa lý: Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có vị trí rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ
hướng ra Biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ. Vị trí này
cho phép tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển các ngành
kinh tế biển. Ở vị trí này, Bà Rịa – Vũng Tàu có điều kiện phát triển tất cả các
tuyến giao thông đường bộ, đường không, đường thủy, đường sắt và là một địa
điểm trung chuyển đi các nơi trong nước và trên thế giới.
Khí hậu: Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một năm chia

hai mùa rõ rệt. mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió
mùa Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này
có gió mùa Đơng Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 270C, thấp nhất khoảng
24,80C, cao nhất khoảng 28,60C, số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm
khoảng 2400 giờ. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão.
2.2.1.2.

Vài nét về lịch sử của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu:

Vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu xưa là địa bàn người Việt đến cư ngụ sớm hơn so
với nhưng nơi khác thuộc Đông Nam Bộ. Trước đây Bà Rịa – Vũng Tàu là vùng
đất của nước Chân Lạp, có tài liệu cho biết từ sau năm 1620 thì dân Việt (đàng
trong) và Chân Lạp đã tự do đi lại sinh sống.Vùng đất này đã từng là nơi tranh
chấp giữa vua Chân Lạp và các chúa Nguyễn.
Năm Mậu Dần 1698 Hiển Tơng Hiếu Minh hồng đế sai Nguyễn Hữu Cảnh
kinh lược Chân Lạp, xác lập chủ quyền trong vùng đất này của chúa Nguyễn.
Vũng Tàu được xác lập trên bản đồ Hàng Hải thế giới và trở thành vùng đất
được quan tâm đặc biệt của Phương Tây.
Trang 5/34


Bà Rịa - Vũng Tàu đã từng bị thực dân Pháp chiếm đóng vào những năm 1859,
chúng xây dinh thự, am, ấp tại đây.
Năm 1895 thực dân Pháp ký nghị định chính thức thành lập thành phố Vũng
Tàu, đây là mốc lịch sử quan trọng tạo tiền đề và mở đường cho Vũng Tàu phát
triển.
Ngày nay, với những ưu thế của vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu, trong chiều
hướng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía nam của tổ Quốc, Bà Rịa –
Vũng Tàu vẫn giữ một vị trí quan trọng, trong đó có những ngành kinh tế mũi
nhọn hàng đầu của đất nước.

2.2.1.3.

Tiềm năng phát triển của Bà Rịa – Vũng Tàu

Tiềm năng dầu khí: Với các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như Bạch Hổ,
Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông… trữ lượng công nghiệp của các mỏ này cho phép
khai thác 20 triệu tấn dầu mỗi năm. Khí đồng hành cùng khí thiên nhiên cũng có
trữ lượng lớn khoảng 300 tỷ m3, cho phép khai thác mỗi năm khoảng 6 tỷ m3.
Riêng khu vực lịng chảo Cơn Sơn đã phát hiện hai mỏ khí thiên nhiên Lan Tây –
Lan Đỏ trữ lượng 58 tỷ m3, mỗi năm khai thác khoảng 1-3 tỷ m3.
Tiềm năng khai thác và chế biến hải sản: Vùng Bà Rịa – Vũng Tàu có nguồn
lợi thủy sản rất đa dạng gồm nhiều các loại cá, tôm, mực. Cho phép khai thác mỗi
năm khoảng 200.000 tấn. Vùng biển Bà Rịa – Vũng Tàu cường độ gió khơng cao,
ít bão, có nhiều cửa lạch cho thuyền neo đậu nên hoạt động khai thác hải sản gặp
rất nhiều thuận lợi. Tỉnh có 5.700 ha mặt nước có thể phát triển việc ni trồng
các loại thủy hải sản. Trong đó dặc biệt là ni tơm - mặt hàng có giá trị kinh tế
cao. Bên cạnh đó nghề khai thác cịn kéo theo nghề chế biến thủy hải sản phát
triển, đây là nghề truyền thống với nhiều thành phần kinh tế tham gia.
Tiềm năng về cảng biển: Đây là lợi thế vô cùng to lớn của tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu. Dự trữ công suất cảng biển của Bà Rịa - Vũng Tàu có thể đạt tới 80 triệu tấn
hàng hoá luân chuyển mỗi năm. Sông Thị Vải chảy qua tỉnh với chiều dài 25 km,
chiều rộng trung bình 600 - 800 mét, sâu từ 10 - 20 mét cho phép xây dựng một
hệ thống cảng công suất từ 18 - 21 triệu tấn hàng hóa/năm và tàu trọng tải lớn từ
40-60 nghìn tấn ra vào dễ dàng. Tại đây hiện đã có Cảng Baria - Serese dài 132
mét, công suất 1,2 triệu tấn/năm đang hoạt động. Khu vực Sao Mai - Bến Đình
thuộc Thành phố Vũng Tàu có khả năng xây dựng cảng nước sâu cho tàu trọng
tải trên 100.000 tấn ra vào được với tổng cơng suất 50 triệu tấn hàng hóa ln
chuyển hàng năm. Cơn Đảo có vịnh Bến Đầm rộng trung bình 1,6 km, dài 4 km,
sâu từ 6 - 18 mét, kín gió; tại đây đã xây dựng và đưa vào sử dụng Cảng Bến
Đầm có chiều dài cầu cảng 336 mét, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 2.000

tấn. Tại Vũng Tàu trên sông Dinh phần chảy qua thành phố dài 10 km hiện đã
đầu tư và khai thác một loạt cảng đang khai thác, tàu 10 nghìn tấn ra vào được
như Cảng Dịch vụ dầu khí, Cảng cá, Cảng dầu, Cảng thương mại...
Tiềm năng về du lịch: Bà Rịa - Vũng Tàu là một trung tâm du lịch lớn của cả
nước. Tỉnh có khoảng 150 km bờ biển có bãi tấm đẹp, bãi cát dài thoai thoải,
nước trong và sạch quanh năm như :Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dâu, Bãi Dứa
(Vũng Tàu), Long Hải (Long Đất), Hồ Cốc, Hồ Tràm (Xuyên Mộc), và dải bờ
biển Côn Đảo. Gắn liền với các bãi tắm biển là các khu rừng nguyên sinh Bình
Trang 6/34


Châu - Phước Bửu diện tích 11.293 ha với suối nước khống nóng Bình
Châu,Vườn Quốc gia Cơn Đảo 6.043 ha với hệ động thực vật phong phú. Đặc
biệt ở đây có di tích hệ thống nhà tù Cơn Đảo. Điều kiện thiên nhiên lý tưởng và
hệ thống phong phú các di tích lịch sử cách mạng và văn hóa, các danh lam thắng
cảnh là những nguồn tài nguyên du lịch mà Bà Rịa - Vũng Tàu đang khai thác.
Tiềm năng thu hút phát triển khu cơng nghiệp: Do có tiềm năng lớn về dầu
khí, cảng biển, có trung tâm điện năng lớn nhất cả nước là Phú Mỹ và nhiều điều
kiện thuận lợi khác nên Bà Rịa - Vũng Tàu có khả năng thu hút đầu tư phát triển
các khu công nghiệp. Tỉnh đã và đang huy động các nguồn vốn để đầu tư hạ tầng
kỹ thuật 7 khu công nghiệp (KCN) đã được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch và
cho phép thành lập, bao gồm: KCN Đông Xuyên 160,8 ha, KCN Phú Mỹ (I)
954,4 ha, KCN Mỹ Xuân (A) 122,6 ha, KCN Mỹ Xuân A (mở rộng) 146,6 ha,
KCN Mỹ Xuân (Bi) 222,8 ha, KCN Mỹ Xuân (A2) 312,8 ha, KCN Cái Mép 670
ha. Đến nay, tại các KCN này đã có 89 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký gần
3 tỉ USD.
Tài nguyên đất đai: tỉnh có 9 trong tổng số 12 nhóm đất của cả nước, trong đó
nhóm đất đỏ bazan có diện tích lớn gần 64.000 ha, bằng 34,3% diện tích tự nhiên
tồn tỉnh và chiếm 9,8% quỹ đất đỏ bazan của toàn vùng miền Đơng Nam Bộ.
Đất đỏ bazan rất thích hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày như

cao su, cà phê, tiêu, điều, và cáy ăn trái Tồn tỉnh có khoảng 19.150 ha cao su,
12.000 ha cà phê, 12.360 ha điều, 2.400 ha tiêu, 7.800 ha cây ăn trái....
2.2.1.4.

Chiến lược phát triển du lịch của tỉnh đến năm 2020

Với các mục tiêu và chiến lược của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã được thủ tướng
chính phủ phê duyệt, trong đó có nội dung về quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh
như sau: Hình thành các dự án đầu tư phát triển vùng du lịch phía Đông và Đông
Nam tỉnh theo hướng kết hợp phát triển các khu bảo tồn sinh học, các hoạt động du
lịch kết hợp phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, bảo vệ và làm sạch môi trường.
2.2.2. Huyện Tân Thành.
Tân Thành là một huyện thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nằm dọc theo quốc lộ 51
và sông Thị Vải, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đông giáp
huyện Châu Đức, tây giáp TP Vũng Tàu và duyên hải của TP Hồ Chí Minh, nam
giáp TX Bà Rịa, bắc giáp Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai.
Huyện tập trung các khu công nghiệp nặng và năng lượng lớn, tại thị trấn Phú Mỹ
có khu cơng nghiệp khí – điện – đạm Phú Mỹ với các nhà máy điện có công suất
3900MW, chiếm gần 40% tổng công suất điện của cả nước. Nhà máy đạm Phú
Mỹ có cơng suất 800.000 tấn phân đạm urê và 200.000 tấn ammoniac mỗi năm.
Ngoài ra còn nhiều dự án nhà máy thép, nhà máy tổng hợp PVC khác tại đây.
Cảng Sài Gòn và cảng Ba Son đã chuyển cơ sở về đặt tại đây, bên sông Thị Vải.
Giao thông: theo quy hoạch và với lợi thế riêng về luồng nước sâu, cảng Thị Vải
sẽ là hệ thống cảng biển chính của cảng Sài Gịn trong tương lai gần. Thị trấn Phú
Mỹ cách sân bay Quốc tế Long Thành gần 30km đường bộ.

Trang 7/34


2.2.3. Mô tả địa điểm dự án

Núi Dinh nằm kề quốc lộ 51, thuộc địa bàn xã Tân Hòa, huyện Tân Thành,
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cách thị xã Bà Rịa 5km về phía bắc. Hiện nay đường lên
núi đã được nâng cấp sửa chữa. Khách du lịch có thể viếng thăm bằng ô tô. Trong
tương lai khu di tích Núi Dinh sẽ trở thành điểm du lịch lý thú và hấp dẫn đối với
khách tham quan trong và ngồi nước.
Núi chạy dài vịng quanh theo hướng Đơng Nam – Tây Bắc, độ cao trung bình
khoảng 500m, được xem là ngọn núi cao và độc đáo nhất của tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu. Đỉnh cao nhất là núi ông Trịnh cao 504m, đây là một quần thể núi non và cây
xanh ngút ngàn với những am, chùa, cốc, miếu độc đáo nằm ven các con suối.
Từ trên đỉnh núi, dòng suối tiên tuyệt đẹp uốn lượn, lúc là những thác nước
nhỏ róc rách, lúc phình to thành hồ nước phẳng lặng trong xanh.
Con đường dẫn lên đỉnh núi uốn lượn quanh co men theo triền núi. Thỉnh
thoảng một vài đoạn suối chắn ngang lối đi trở thành điểm dừng chân lý tưởng cho
du khách. Ngập mình trong dịng nước mát lạnh chảy ra từ khe núi, du khách như
có cảm giác đang hịa mình vào thiên nhiên hoang sơ. Đầu thế kỷ XX, nơi đây là
rừng nguyên sinh, với thảm thực vật nhiệt đới đa dạng, phong phú với nhiều lồi
cây con, trên núi có nhiều hang sâu, đường lên rất khó. Tuy nhiên điều này sẽ tạo
cho những du khách thích phiêu lưu, mạo hiểm cảm giác hứng thú khi đến nơi đây.
Núi Dinh đã từng là căn cứ hoạt động của Thị Ủy Bà Rịa trong hai cuộc
kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế Quốc Mỹ. Do vậy nơi đây đã được công
nhận là khu di tích lịch sử vào năm 1993.
2.3. Mục tiêu dự án
Với ý tưởng ban đầu là xây dựng một khu phức hợp gồm du lịch sinh thái kết
hợp tham quan, nghỉ dưỡng, thể thao, dã ngoại giải trí,… Khi dự án hoàn thành sẽ
đem lại cho Núi Dinh một diện mạo mới, vừa giữ được vẻ đẹp vốn có của thiên
nhiên hoang dã nhưng lại vừa mang một nét hiện đại của một quần thể du lịch sinh
thái, nghỉ dưỡng đặc trưng. Dự án với kỳ vọng sẽ trở thành một điểm du lịch tiềm
năng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng như vùng Đơng Nam Bộ. Góp phần xây
dựng thương hiệu du lịch vùng Đông Nam Bộ trở nên phồn thịnh hơn.
Mục đích của dự án nhằm bảo tồn và phát huy tiềm năng và lợi thế du lịch của

tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hướng đến văn hóa du lịch với những nét đặc trưng: thân
thiện, văn minh, mơi trường sạch đẹp, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội.

Trang 8/34


CHƯƠNG 3.

SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ DỰ ÁN

3.1. Cơ sở pháp lý đầu tư dự án:
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003.
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003.
Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005.
Căn cứ Luật Du Lịch năm 2005.
Căc cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.
Căn cứ luật tài nguyên nước năm 1998
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành luật đất đai.
Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 về thi hành Luật Bảo vệ
và phát triển rừng.
Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/06/2007 của Chính phủ về Quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch.
Căn cứ Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng.

Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06/11/2006 của Bộ Nông nghiệp & PTNT
về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng ban hành
kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 của Thủ tướng
Chính phủ.
Nghị định 39/2000/NĐ-CP của chính phủ quy định về cơ sở lưu trú du lịch
Quyết định 02/2001/QĐ-TCDL của Tổng cục du lịch Việt Nam về bổ sung, sửa
đổi tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn.
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính Phủ Nước
Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về việc quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành luật bảo vệ môi trường.
Nghị định 163/1999/NĐ-CP về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức,
hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
Thơng tư 38/2007/TT-BNN về hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê
rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, họ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thơn.
Thơng tư số 05/2006/TT-BTNMT về Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
80/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Bảo vệ môi trường.
Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt
Nam về mơi trường.
Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải
rắn.
Trang 9/34


Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại.
Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ

sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
Nghị định của chính phủ số179/1999/ NĐ-CP ngày 30/12/1999 về quy định việc
thi hành luật tài nguyên nước.
Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tài
Nguyên Và Môi Trường về việc hướng dẫn thực hiện nghị định số
149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp
phép thăm dị, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về việc thu phí
bảo vệ mơi trường đối với nước thải.
Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 67/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính
phủ về việc thu phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải.
Thơng tư 07/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
ngày 03/07/2007 về việc hướng dẫn phân loại qui định danh mục cơ sở gây ô
nhiễm môi trường phải xử lý.
Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 về hướng dẫn lập và quản lý chi
phí đầu tư xây dựng cơng trình.
Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Nghị định 112/2009/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình
Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính Phủ về
quản lý chất lượng cơng trình xây dựng.
Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng
về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng”.
Quyết định số 2031/2003/QĐ.UB ngày 31/03/2003 của UBND tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu V/v ban hành một số chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư trong
nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và đơn vị.
3.2. Sự cần thiết phải đầu tư dự án
3.2.1. Định hướng phát triển ngành du lịch Quốc gia
Bắt nhịp cùng sự nghiệp đổi mới của đất nước hơn 20 năm qua, ngành Du lịch

đã có nhiều tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Những chỉ tiêu về
lượng khách, thu nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành
Du lịch trong nền kinh tế quốc dân.
Khơng thể phủ nhận, ngành Du lịch đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng
kinh tế, xố đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa, bảo vệ mơi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng. Bên cạnh những
thành tựu đạt được, ngành Du lịch còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập; nhiều khó
khăn, trở ngại vẫn chưa được giải quyết thoả đáng; chưa có bước phát triển đột phá
để khẳng định thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn; hiệu quả phát triển chưa tương
xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước, phát triển nhưng vẫn ẩn chứa nhiều
Trang 10/34


yếu tố thiếu bền vững. Xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu
mở rộng và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức
trên thế giới đang tạo những cơ hội to lớn đồng thời cũng là thách thức đối với phát
triển Du lịch Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (ITDR) cho thấy,
bài học rút ra từ những thành công và hạn chế, bất cập thời gian qua cần xác định
bước đột phá căn bản cho giai đoạn tới là:
Thứ nhất, phải lấy hiệu quả về kinh tế, văn hóa, xã hội và mơi trường là mục
tiêu tổng thể của phát triển
Thứ hai, chất lượng và thương hiệu là yếu tố quyết định
Thứ ba, doanh nghiệp là động lực đòn bẩy cho phát triển và thứ tư, cần phân
cấp mạnh về quản lý và phi tập trung về không gian là phương châm
Điểm đột phá trong định hướng phát triển Du lịch Việt Nam thập kỷ tới là tập
trung phát triển du lịch theo hướng có chất lượng, có thương hiệu, chuyên nghiệp,
hiện đại; khai thác tối ưu nguồn lực và lợi thế quốc gia; phát huy tính liên ngành,
liên vùng và xã hội hóa vai trị động lực của các doanh nghiệp. Định hướng cơ bản
đối với các lĩnh vực trọng yếu là:

Đối với phát triển sản phẩm và định hướng thị trường sẽ tập trung xây dựng
hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát
huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội.
Ưu tiên phát triển du lịch biển là thế mạnh nổi trội quốc gia; phát triển du lịch
văn hóa làm nền tảng, phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch có trách
nhiệm; liên kết phát triển sản phẩm khu vực gắn với các hành lang kinh tế.
Xác định thị trường mục tiêu với phân đoạn thị trường theo mục đích du lịch
và khả năng thanh toán; ưu tiên thu hút khách du lịch có khả năng chi trả cao, có
mục đích du lịch thuần tuý, lưu trú dài ngày. Phát triển mạnh thị trường nội địa,
chú trọng khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần, cơng vụ, mua sắm.
Đối với thị trường quốc tế tập trung thu hút phát triển mạnh thị trường khách quốc
tế gần: Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á và Thái
Bình Dương (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Australia); Tăng cường
khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Ý,
Tây Ban Nha, Scandinavia), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ucraina);
mở rộng thị trường mới từ Trung Đông.
Phát triển du lịch theo vùng lãnh thổ cần định hướng và tổ chức phát triển du
lịch trên các vùng lãnh thổ phù hợp với đặc điểm tài nguyên du lịch gắn với vùng
kinh tế, vùng văn hóa, vùng địa lý, khí hậu và các hành lang kinh tế; trong đó có
các địa bàn trọng điểm du lịch tạo thành các cụm liên kết phát triển mạnh về du
lịch. Vùng phát triển du lịch có khơng gian và quy mơ phù hợp, có đặc điểm thuần
nhất về tài nguyên, địa lý và hiện trạng phát triển du lịch; tăng cường khai thác yếu
tố tương đồng và bổ trợ trong vùng, yếu tố đặc trưng của vùng và liên kết khai thác
yếu tố liên vùng để phát triển mạnh sản phẩm đặc thù, tạo các thương hiệu du lịch
vùng. Tập trung ưu tiên phát triển các địa bàn trọng điểm, điểm đến nổi bật trong
mỗi vùng, có mối tương quan bổ trợ liên kết nội vùng và liên vùng.
Trang 11/34


Lĩnh vực đầu tư phát triển du lịch cần tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng

điểm nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng du lịch, tăng cường đầu tư cho kết
cấu hạ tầng, xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch. Các chương trình
ưu tiên cần tập trung đầu tư:
- Chương trình đầu tư hạ tầng du lịch
- Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch
- Chương trình xúc tiến quảng bá du lịch
- Chương trình phát triển thương hiệu du lịch
- Đề án phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển
- Đề án phát triển du lịch biên giới
- Đề án phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái
- Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu
- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước, quy hoạch phát triển du lịch
theo vùng và khu du lịch quốc gia
- Chương trình điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài
nguyên du lịch và tài khoản vệ tinh du lịch.
Để hiện thực hóa những định hướng phát triển nêu trên cần có giải pháp triệt
để từ phía Nhà nước. Trước hết cần hồn thiện cơ chế, chính sách theo hướng
khuyến khích phát triển; tăng cường hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư
nhân, phân cấp mạnh về cơ sở, khai thác tốt tính chủ động, năng động của doanh
nghiệp, cộng đồng và vai trò kết nối của hội nghề nghiệp; tăng cường kiểm sốt
chất lượng, bảo vệ và tơn vinh thương hiệu; huy động tối đa nguồn lực về tài
ngun, tri thức, tài chính trong và ngồi nước, tăng cường hợp tác quốc tế và ứng
dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là trong phát triển thương hiệu và xúc tiến
quảng bá.
Về tổ chức quản lý cần có giải pháp tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý ở
mỗi cấp và liên ngành, liên vùng, nâng cao nhận thức, đẩy mạnh hoạt động xúc
tiến quốc gia; hình thành những tập đồn, tổng cơng ty du lịch có tiềm lực mạnh,
thương hiệu nổi bật.
3.2.2. Chiến lược phát triển du lịch của tỉnh:
Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu định

hướng đến năm 2020 đã đặt ra nhiều mục tiêu chiến lược về sản phẩm du lịch,
chiến lược về thị trường, về đầu tư du lịch, nâng cao chất lượng về dịch vụ du
lịch, chiến lược đào tạo – giáo dục du lịch và chiến lược giữ gìn, tơn tạo và phát
triển tài nguyên du lịch nhằm đưa ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu hội nhập và
phát triển góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của du lịch Việt Nam.
Ngành du lịch tiếp tục duy trì chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch dựa trên
thế mạnh về nguồn tài ngun của mình, đó là loại hình du lịch đặc trưng như: du
lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái rừng – biển – đảo, du lịch văn hóa kết hợp thể
thao biển... Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đang phát triển loại hình du lịch thương mại
– hội nghị - hội thảo, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp cũng như tổ chức những sự kiện
văn hóa – du lịch nhằm thu hút và kéo dài ngày lưu trú của khách tại tỉnh. Một số
các sự kiện văn hóa - du lịch đang dần trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của
Trang 12/34


Bà Rịa-Vũng Tàu như Khai hội VH-DL (tổ chức định kỳ vào Tết nguyên đán)
với nghi lễ bắn súng thần công, Festival diều quốc tế.
Bà Rịa-Vũng Tàu cũng thực hiện chiến lược xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch
địa phương trong và ngồi nước thơng qua hội chợ - triển lãm với quy mô quốc
gia, quốc tế (Hội chợ quốc tế ITE) để tiếp tục củng cố và mở rộng thị trường du
lịch, trong đó chú trọng đẩy mạnh khai thác thị trường tiềm năng như Đông Bắc
Á, Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Âu, Úc và Asean.
Trên nền tảng hệ thống tài nguyên du lịch, Bà Rịa-Vũng Tàu thực hiện chiến lược
giữ gìn, tơn tạo và phát triển tài nguyên du lịch như phân loại, đánh giá, quản lý
và bảo vệ các nguồn tài nguyên nhằm bảo vệ duy trì, phát huy tiềm năng du lịch,
phát triển du lịch bền vững.
Ngành du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu kiên trì thực hiện mục tiêu chiến lược đã đề ra
trong năm bản lề năm 2010, định hướng đến năm 2020, với hy vọng sẽ trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh.
Bà Rịa-Vũng Tàu tiếp tục xây dựng kế hoạch đào tạo ngắn - trung - dài hạn cho

đối tượng lao động trong ngành du lịch, tham gia tối đa các lớp đào tạo phát triển
nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn Châu Âu - dự án EU tài trợ, phát triển mạng lưới
đào tạo viên và đào tạo lại theo tiêu chuẩn kỹ năng Du lịch VN (VTOS) để đáp
ứng tốt nhu cầu nhân lực du lịch trong tương lai.
3.2.3. Mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020.
Xác định thế mạnh đặc trưng để phát triển khơng trùng lắp các loại hình sản
phẩm du lịch, đến năm 2020, toàn tỉnh phát triển du lịch qua một trung tâm du lịch
và bốn cụm du lịch đó là:
Trung tâm du lịch thành phố Vũng Tàu và phụ cận
Cụm du lịch Cơn Đảo
Cụm du lịch Bình Châu
Cụm du lịch Núi Dinh
Cụm du lịch Long Hải – Phước Hải
Đồng thời tỉnh phát triển bốn loại hình du lịch chủ yếu là:
Du lịch sinh thái rừng – biển – đảo
Du lịch tham quan di tích lịch sử cách mạng
Du lịch chữa bệnh
Du lịch thương mại – hội nghị - hội thảo (MICE)
Và phát triển chín loại sản phẩm du lịch đặc trưng là:
Du lịch sinh thái rừng – biển – đảo; tham quan du lịch
Du lịch tham quan di tích văn hóa lịch sử, cách mạng, lễ hội
Du lịch điều dưỡng, chữa bệnh suối khống nóng
Du lịch nghỉ dưỡng biển và núi cao cấp
Du lịch giải trí cao cấp, chơi golf
Du lịch thương mại, hội nghị, hội thảo (MICE)
Du lịch cuối tuần
Du lịch thể thao biển và núi, thể thao tổng hợp, mạo hiểm
Du lịch tham quan cho người khuyết tật
Trang 13/34



3.2.4. Khả năng thu hút khách du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Bà Rịa - Vũng Tàu có nguồn tài nguyên du lịch phong phú với khả năng cung
cấp đầy đủ các loại hình du lịch: nghỉ dưỡng, tắm biển, sinh thái, chữa bệnh, tắm
bùn khống nóng, mạo hiểm, leo núi, lặn biển, hội nghị hội thảo (MICE)… Vì vậy,
BR-VT cịn được đánh giá là một trong những điểm du lịch trọng tâm của Việt
Nam.
Đối với những du khách ưa hồi cổ, thích khám phá các di tích, danh thắng và
du lịch tâm linh thì đến với Bà Rịa – Vũng Tàu là một địa điểm đáp ứng được các
nhu cầu đó của du khách.
3.3. Tác động xã hội của dự án đối với địa phương và xã hội
Với sự kết hợp đầu tư của doanh nghiệp và chính sách, chủ trương của tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu, khi dự án được hoàn thành, khu du lịch Núi Dinh sẽ trở thành
một trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thương mại – hội nghị - hội thảo với
nhiều tiềm năng khai thác cả về du lịch tự nhiên cũng như du lịch nhân văn, hoàn
thành mục tiêu và định hướng phát triển du lịch đến năm 2020 của Tỉnh đề ra.
Dự án sẽ làm thay đổi hoàn tồn diện mạo của xã Tân Hịa, huyện Tân Thành,
góp phần vào sự phát triển thương hiệu du lịch vùng, làm đa dạng hóa sản phẩm
du lịch của tỉnh.
Dự án đi vào khai thác sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân trong
vùng, tạo ra nhiều ngành nghế mới, từ đó góp phần vào sự ổn định, phát triển xã
hội và kinh tế của vùng.
Góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng, nâng cao đời sống của người
dân khu vực.
Góp phần phát triển cơ sở hạ tầng của khu vực dự án và các khu vực lân cận.
Bảo vệ và tôn tạo cảnh quan tại khu vực dự án, hạn chế sự tác động của con
người chặt phá rừng nhằm chiếm giữ đất để trồng trọt canh tác; khai thác hiệu
quả tiềm năng du lịch trên địa bàn, đa dạng hóa loại hình du lịch, phát huy tính
đặc thù để tạo ưu thế cạnh tranh và thu hút du khách một cách mạnh mẽ.
Góp phần làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và là nguồn tự

hào về đất nước và con người Việt Nam.
Dự án sẽ đóng góp một phần vào ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế
như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và các chi phí phát sinh
trong q trình hoạt động.
Góp phần nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả ngành du lịch của tỉnh, tăng
cường số lượng và chất lượng ngành du lịch, dịch vụ nghỉ ngơi, vui chơi giải trí
của tỉnh nói chung, đáp ứng u cầu về vật chất và tinh thần ngày càng cao của
người dân.
3.4. Tính cạnh tranh của dự án so với các điểm du lịch trong vùng và các
tỉnh khác
Với lợi thế có dòng suối tiên trong lành chạy dọc theo dải đất của dự án, khởi
nguồn từ đỉnh Núi Dinh có độ cao 500m, nơi đây được du khách trong và ngoài
nước ví như Đà Lạt thứ hai của Việt Nam bởi phong cảnh thiên nhiên đẹp tuyệt vời
mà tạo hóa đã ban tặng cho nơi này.
Trang 14/34


Tương truyền xưa kia nơi đây cây cối rậm rạp, núi rừng hoang vắng và vào
những đêm trăng sáng các nàng tiên trên trời xuống hạ giới để du ngoạn. Qua dòng
suối trong xanh này các nàng tiên rủ nhau tắm mát rồi mới trở về trời. Hiện nay ở
phía mỏm đá của núi Dinh có dấu chân thật xinh xắn in thành ngấn trên đá gọi là
dấu chân tiên. Có lẽ người xưa u cảnh trí nơi đây, một vùng non nước kỳ vĩ, sơn
thủy hữu tình nên đã đặt cho nó một cái tên thật huyền ảo: Suối Tiên.
Từ độ cao hàng trăm mét, theo dốc thoải dần về phía đơng, Suối Tiên ào ạt đổ
xuống hai bờ núi đá, chảy quanh co, tưới mát cho những cánh đồng trù phú trước
khi hồ vào dịng sơng Thị Vải. Suối Tiên còn lưu giữ vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ
mà kỳ thú, ấn tượng với bất kỳ ai lần đầu đặt chân tới đây. Dọc hai bên bờ suối có
những thạch bàn phẳng lì nằm nghiêng nghiêng khá rộng, du khách có thể ngồi
hoặc ngả lưng khi dừng chân ngắm cảnh. Những mỏm đá mang nhiều hình thù độc
đáo: mỏm thì giống hình hai mẹ con ngồi trị chuyện, mỏm thì giống chú voi con,

mỏm thì giống một cụ già suy tư, mỏm thì giống hình đơi gà chọi, cá sấu, chim
muông…đang dùa giỡn với ban mai. Bên cạnh đó là những chùm hoa cương bám
đầy địa y xen lẫn rêu phong có lẽ đã ngủ vùi ở chốn này từ ngàn năm nay.
Đặc biệt, đứng ở bất kỳ vị trí nào du khách cũng nghe được tiếng suối ì ầm
tuôn chảy từ đỉnh núi đổ xuống, tạo thành những giếng trời khá sâu, nước trong
xanh có thể nhìn rõ từng viên sỏi trắng muốt dưới đáy. Nước chảy xối xả, tung bọt
trắng ngần, hơi nước bay vào không gian những hạt bụi li ti tạo nên cảm giác thật
dễ chịu. Mùa mưa suối cuộn mình tung bọt trắng xố, nhưng mùa khơ dịng suối
hiền hồ trở lại cho các bạn trẻ bơi lội tung tăng.
Du lịch Suối Tiên, nếu còn thời gian du khách nên theo con đường mịn đến
những ngơi chùa nhỏ gần đấy để nghe tiếng chng chùa thong thả ngân nga thật
bình n, để thưởng thức khói hương trầm quyện với hương của hoa huệ, hoa ngọc
lan thơm ngát…gợi lên vẻ u tịnh của chốn thiền viên giữa vùng sơn cước. Đó cũng
là một trong những ấn tượng rất riêng của thắng cảnh Suối Tiên.
Khu thắng cảnh Suối Tiên xứng đáng là địa điểm lý tưởng cho những cuộc
tham quan, dã ngoại, tìm về thiên nhiên khiến du khách quên đi những giờ phút
làm việc căng thẳng.
Với những lợi thế mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này, dự án khu du
lịch sinh thái Núi Dinh – Liên Thành khi hoàn thành sẽ là một trong các điểm đến
lý tưởng của du khách trong và ngoài nước.

Trang 15/34


CHƯƠNG 4. TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH
VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN
4.1. Tổ chức nhân sự cho dự án
Khi dự án chính thức có chủ trương chấp thuận của UBND tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu thì cơng ty sẽ triển khai thành lập Ban Quản lý khu du lịch sinh thái Núi
Dinh Liên Thành để quản lý dự án từ khâu thi công xây dựng đến khâu hoạt động

vận hành dự án.
4.1.1. Ban quản lý chỉ đạo hoặc tổ chức thực hiện dự án.
-

Thực hiện thủ tục đầu tư, thủ tục đăng ký kinh doanh đối với dự án đầu tư.

-

Thẩm định thiết kế cơ sở các hạng mục cơng trình

-

Lập tiến độ thực hiện dự án, chọn nhà thầu thi cơng cơng trình.

-

Quản lý tiến độ và chất lượng xây dựng các hạng mục cơng trình.

-

Nghiệm thu các hạng mục cơng trình và đưa vào khai thác sử dụng.

4.1.2. Bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh:
-

Việc quản lý và sản xuất kinh doanh như sau:

-

Giám đốc điều hành dự án do Chủ tịch hội đồng Cơng ty bổ nhiệm, có trách

nhiệm điều hành tồn bộ hoạt động kinh doanh của dự án và chịu trách nhiệm
về hiệu quả hoạt động. Biên chế bộ máy công ty quản lý dự án là khoảng 30
người.
 Phòng tổ chức - Hành chánh: phụ trách công tác nhân sự, tổ chức – hành
chánh, tổng hợp báo cáo kế hoạch thực hiện đảm bảo bộ máy cơng ty hồn
chỉnh và hoạt động có hiệu quả.
 Phịng kế tốn – kinh doanh: phụ trách công tác sổ sách chứng từ kế toán
đảm bảo đúng quy định của pháp luật, đồng thời tham mưu cho Ban giám
đốc về tình hình tài chính cơng ty để có những quyết định hợp lý nhằm làm
tăng hiệu quả hoạt động tài chính của cơng ty. Chịu trách nhiệm tiếp thị, đề
xuất phương án kinh doanh trong từng thời kỳ luôn đảm bảo yêu cầu đầu ra
của sản phẩm, quảng cáo tiếp thị thương hiệu mang lại hiệu quả kinh doanh
cao nhất. Chịu trách nhiệm tiếp xúc khách hàng, thương thảo hợp đồng.
 Phòng Kỹ thuật xây dựng: bao gồm 03 bộ phận chuyên trách:
+ Bộ phận thuật điện nước: phụ trách công tác liên tục và ổn định nguồn
điện năng và nước cho toàn Khu du lịch, bảo trì và sửa chữa hệ thống điện nước
khi có sự cố xảy ra, đảm bảo nhanh chóng và an tồn để việc vận hành của các
Khu ln được hoạt động đảm bảo.
+ Bộ phận tiện ích cơng cộng: phụ trách các công tác liên quan đến các cơng
trình cơng cộng trong khu du lịch như bảo vệ an tồn trật tự, chăm sóc cây xanh
tạo cảnh quan cho toàn Khu.
+ Bộ phận thiết kế xây dựng: phụ trách công tác thiết kế xây dựng, quản lý
chất lượng xây dựng, theo dõi tiến độ và nghiệm thu các hạng mục cơng trình.
Trang 16/34


Sơ đồ cơ cấu tổ chức Bộ máy quản lý
BAN GIÁM ĐỐC
ĐIỀU HÀNH


PHỊNG HÀNH CHÍNH
VÀ KỸ THUẬT

BỘ PHẬN
LỄ TÂN

BỘ PHẬN
PHỤC VỤ

PHỊNG KẾ TỐN VÀ
KINH DOANH

BỘ PHẬN
DỊCH VỤ

BỘ PHẬN
CHỨC
NĂNG

BỘ PHẬN
BẢO VỆ

4.2. Phương tiện dịch vụ công tác quản lý điều hành dự án
Toàn bộ Bộ máy điều hành được làm việc tại văn phòng điều hành , được
xây dựng 01 lầu nhằm tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, tiện nghi cho
cán bộ cơng nhân viên, với đầy đủ các phịng chức năng chuyên trách được làm
việc riêng biệt.
4.3. Phương án khai thác và sử dụng lao động
Vì cơng tác quản lý điều hành cần những cán bộ có trình độ cao, kinh nghiệm
vì vậy cần phải thu hút những cán bộ có trình độ cao nhằm đáp ứng được nhu cầu

công việc.
Nguồn lao động ưu tiên thu hút lao động địa phương, sẽ tùy theo trình độ
chun mơn của người lao động để sắp xếp vào vị trí tương ứng. Nguồn lao động
địa phương không những giảm bớt được chi phí lương mà cịn giải quyết được
cơng ăn việc làm cho người lao động trong tỉnh, khuyến khích người lao động
cống hiến và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Sẽ kết hợp với UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đào tạo nghề cho người dân
địa phương để có thể đáp ứng được yêu cầu kỹ năng và nghiệp vụ du lịch.
Từng hạng mục cơng trình khi hồn thành sẽ được nghiệm thu và đưa vào
hoạt động theo từng giai đoạn.
Sẽ thành lập Ban quản lý khu du lịch, dưới là các tổ đơn vị chuyên môn phụ
trách từng mảng cơng trình của dự án khi khai thác, hoạt động như tổ quản lý các
khu, tổ vệ sinh, tổ an ninh – bảo vệ ....
Với những lao động ở xa thì Cơng ty bố trí xe đưa rước và có xây nhà để lưu
trú lúc nghỉ ngơi hay lúc làm việc ca đêm.
Công ty sẽ phối hợp với các trường đại học, các trung tâm đào tạo để cho các
cán bộ đi học các lớp ngắn hạn nhằm nâng cao khả năng quản lý cũng như tiếp thu
những phương thức kinh doanh, những kỹ thuật nuôi trồng mới phù hợp với từng
thời điểm.

Trang 17/34


4.4. Kế hoạch và tiến độ đầu tư xây dựng.
Thời giam xây dựng dự kiến được triển khai trong hai năm: 2011-2015 sẽ
hoàn thành với tiến độ thực hiện như sau:
Bảng tiến độ thực hiện dự án
Giai đoạn 1
TT


Hạng Mục Đầu Tư

1

Tiến hành thủ tục pháp


2

Khảo sát, đo đạc, thiết
kế

3

Bồi thường, giải phóng
mặt bằng

4

Xây dựng hạ tầng kỹ
thuật

5

Khu nghỉ dân dã

6

Khu làng du lịch sinh
thái


7

Khu thể dục thể thao

8

Khu nuôi thú hoang dã

Năm
2011

Năm
2012

Giai đoạn 2
Năm
2013

Năm
2014

Giai đoạn 3
Năm
2014

Năm
2015

4.5. Công tác triển khai thực hiện dự án

 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
-

Xin chủ trương đầu tư.

-

Lập và trình duyệt quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết.

-

Lập dự án đầu tư.
 Giai đoạn bồi thường và giải phóng mặt bằng

-

Khảo sát đo đạc hiện trạng, thống kê hiện trạng sử dụng đất.

-

Lập phương án bồi thường.

-

Tiến hành chi trả bồi thường
 Đầu tư hạ tầng kỹ thuật

-

Khảo sát mặt bằng tuyến, khảo sát địa chất và đo đạc.


-

Lập thiết kế hạ tầng kỹ thuật, trình duyệt thiết kế kỹ thuật.
Trang 18/34


-

Tiến hành thi cơng cơng trình hạ tầng kỹ thuật gồm: san lấp, cấp thốt nước,
cấp điện, giao thơng, cây xanh.

-

Hồn cơng cơng trình.
 Xây dựng các hạng mục cơng trình.

-

Thiết kế kỹ thuật và trình duyệt thiết kế các hạng mục cơng trình.

-

Xây dựng cơng trình và hồn cơng cơng trình.
4.6. Dự kiến kinh doanh

Các cơng trình của dự án như nhà nghỉ dân dã, hệ thống biệt thự sinh thái, hệ
thống nhà hàng, Ban quản lý khu du lịch sẽ trực tiếp quản lý và khai thác kinh
doanh.
Du khách tham quan vườn thú có thể đi vào bằng xe ô tô và được tiếp xúc

trực tiếp với thú nhưng vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách.
Đối với khu nuôi thú hiền sẽ tổ chức cho du khách tham quan bằng xe điện
hoặc đi bộ tùy theo sở thích của du khách.
Các khu dịch vụ vui chơi giải trí thiếu nhi sẽ tổ chức bán vé cho du khách
tham gia chơi. Các trị chơi có bán vé như:
Vé vào cổng khu du lịch
Vé giữ xe khách du lịch
Cho thuê chòi nghỉ
Cho thuê khu cắm trại
Vé vào bể bơi
Vé các môn thể thao
Vé đi máy bay trực thăng
Vé vào khu nuôi thú.

Trang 19/34


CHƯƠNG 5.

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN

5.1. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư:
Chủ đầu tư sẽ phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tiến hành đền bù,
giải phóng mặt bằng và tái định cư cho người dân thuộc khu đất của dự án. Cần
phải có kế hoạch đền bù thỏa đáng cho người dân theo đúng tiến độ và đúng quy
định hiện hành.
Trước khi tiến hành giải phóng mặt bằng cần phải lên phương án chi tiết và
được UBND tỉnh thông qua.
5.2. Phương án quy hoạch dự án
5.2.1. Phân khu chức năng

5.2.1.1. Khu nhà nghỉ dân dã:
-

Nhà đón tiếp khu nghỉ dân dã;
Nhà nghỉ dân dã 2 phòng;
Nhà nghỉ dân dã 1 phòng;
Nhà dịch vụ nhỏ khu dân dã;
Chòi vọng cảnh;
Sân thể thao nhỏ.

5.2.1.2. Khu làng du lịch sinh thái:
-

Nhà hàng trung tâm làng sinh thái;
Biệt thự sinh thái trung du;
Biệt thự sinh thái Đông Bắc;
Biệt thự sinh thái Tây Bắc;
Biệt thự sinh thái Nam Bộ;
Nhà dịch vụ tổng hợp;
Nhà quản lí bể bơi;
Nhà hướng dẫn điều hành;
Nhà trưng bày sáng tác;
Bia lưu danh;
Nhà dịch vụ lều trại sáng tác;
Chòi sáng tác;
Bãi đỗ xe.

5.2.1.3. Khu thể dục thể thao:
-


Nhà quản lí khu thể thao;
Nhà dịch vụ khu thể thao;
Khu nghỉ vận động viên;
Các sân thể thao nhỏ;
Sân golf 9 lỗ;
Nhà quản lí sân golf.

5.2.1.4.

Khu nuôi thú hoang dã và rừng tự nhiên tôn tạo

- Nhà quản lý điều hành
- Nhà hàng, giải khát
Trang 20/34


- Khu nuôi thú dữ
- Khu nuôi thú nhỏ
- Cây xanh, cảnh quan
BẢNG THƠNG SỐ ĐẤT
DIỆN TÍCH
STT
HẠNG MỤC
(ha)
1 Hạ tầng kỹ thuật
17,750
2 Khu nghỉ dân dã
19,170
3 khu làng du lịch sinh thái
26,980

4 Khu thể dục thể thao
7,100
Rừng tự nhiên tôn tạo kết hợp nuôi
5
396,000
thú
TỔNG CỘNG
467,000

TỶ LỆ
3,80%
4,10%
5,78%
1,52%
84,80%
100%

5.2.2. Nguyên tắc tổ chức quy hoạch
-

Về nguyên tắc: tuân thủ việc tổ chức phân khu mạch lạc, các khu chức năng
quản lý – dịch vụ, kho bãi, cây xanh, cơng trình hạ tầng kỹ thuật.

-

Giữa khu quy hoạch và các khu vực kế cận phải được đồng bộ bằng việc
nghiên cứu kết nối mạng lưới hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và phù hợp.

-


Việc tổ chức không gian khu quy hoạch dựa trên nguyên tắc thơng thống, tạo
sự thoải mái, thống mát dễ chịu và hợp lý.

5.2.3. Giải pháp tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc
5.2.3.1. Tổ chức không gian quy hoạch
-

Các công trình kiến trúc khi xây dựng đều có khoảng lùi theo đúng quy định.

-

Trong khuôn viên từng khu, các hạng mục phải tổ chức hệ thống giao thông
nội bộ, bố trí cây xanh thảm cỏ và bảo đảm các tiêu chuẩn về khoảng cách, an
tồn phịng cháy, chữa cháy.

-

Các hạng mục phải xây dựng thưa thống khơng bít kín, đảm bảo mỹ quan của
khu quy hoạch cũng như quy hoạch chung của vùng.

-

Khoảng lùi từ lộ giới đến cơng trình đối với các trục chính phải > 10m.

-

Khoảng lùi từ lộ giới đến cơng trình đối với các trục phụ phải >5m.

-


Việc thiết kế các hạng mục cơng trình cụ thể, ngồi tính thực dụng và thoả mãn
các u cầu về phòng cháy chữa cháy, quy chuẩn xây dựng và bảo vệ mơi
trường cịn phải chú ý đến tính thẩm mỹ, tạo khơng khí thoải mái cho du
khách.

-

Các hạng mục xây dựng phải đảm bảo yêu cầu về mật độ xây dựng, ánh sáng,
thơng thống tự nhiên, đường xe cứu hoả tiếp cận mọi nơi.

5.2.3.2. Phương án kiến trúc sơ bộ
- Các cơng trình thuộc dự án ưu tiên chọn loại vật liệu gần gũi với thiên nhiên, an
toàn cho sức khỏe con người, phù hợp với khu du lịch sinh thái như gỗ, tre, nứa,
tranh... nhưng vẫ đảm bảo độ vững chắc và an toàn.
Trang 21/34


- Các cơng trình xây dựng tối đa 2 tầng: một trệt, một lầu.
5.2.4. Giải pháp quy hoạch các công trình xây dựng
-

Trình tự và các u cầu thi cơng: Phương pháp thi công sẽ do đơn vị thi công
tự chọn sao cho phù hợp với điều kiện, khả năng của đơn vị mình nhằm làm
cho cơng trình xây dựng đúng với thiết kế, đảm bảo chất lượng, đảm bảo tiến
độ thi công, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

-

Chuẩn bị mặt bằng và san lấp:
+ Tiến hành dọn dẹp mặt bằng, chọn vị trí thuận lợi để tập kết vật tư.

+ Đào bỏ lớp hữu cơ, vận chuyển đổ đúng nơi quy định được thoả thuận với
địa phương.
+ San lấp mặt bằng theo quy trình thiết kế.
+ Đắp đất từng lớp theo quy trình thi cơng san lấp.

-

u cầu về thi công đường giao thông:
Đối với tuyến đường nằm trong khu điều hành:
+ Tiến hành đào bóc lớp hữu cơ, sau đó lu lèn đến độ chặt yêu cầu. Riêng
lớp trên cùng phải đạt độ chặt k>=0.98.
+ Đối với các tuyến nằm trong khu nhân giống, chăn nuôi:
+ Tiến hành đắp đất đến cao độ, tạo mái , lu lèn đến độ chặt.
+ Thi công lớp cấp phối đá dăm, chiều dày đúng yêu cầu thiết kế, lu lèn
K=0,98.
+ Thi cơng lớp bê tơng nhựa nóng: u cầu bê tơng nhựa nóng phải đảm bảo
tiêu chuẩn quy định, nhiệt độ lu lèn, nhiệt độ thi công đạt hiệu quả tốt
nhất với bê tơng nhựa nóng hạt nhỏ và hạt trung là 140 0 -1600C.

-

Phần thoát nước:
+ Đào đất, đóng cừ tràm, đổ bê tơng đá 4x6, lắp đặt gối cống =>đặt cống,
hố ga.
+ Đổ bê tông hố ga.
+ Lắp đặt đan nắp hố ga bê tông cốt thép.

-

Yêu cầu về vật liệu: vật liệu sử dụng phải đạt các yêu cầu chung được xác định

trong các quy trình hiện hành, các vật liệu bán thành phẩm phải có lý lịch và
phiếu kiểm tra chất lượng.

-

Để đảm bảo chất lượng cơng trình cần tn thủ nghiêm túc các quy định về thi
cơng và nghiệm thu cơng trình hiện hành của Bộ xây dựng và Bộ giao thông
vận tải, tăng cường giám sát của ban quản lý cơng trình.

-

Cơng tác định vị cơng trình phải đảm bảo tính chính xác theo các chỉ dẫn hồ sơ
thiết kế. Sau khi tiến hành đo đạc, cắm mốc, nghiệm thu rồi mới thi công.

Trang 22/34


-

Trong q trình thi cơng nền đường cũng như lắp đặt cống phải thực hiện
nghiệm thu chặt chẽ về cao độ, theo đúng trắc ngang, trắc dọc và bình đồ cao
độ thiết kế.

-

Đối với các cơng trình xây dựng khác, cần chú ý đến sức chịu tải của đất nền
khu vực và có giải pháp tương xứng.

-


Giải pháp kỹ thuật chung cho điều hành, nhà kho là khung sườn bê tông cốt
thép, tường gạch bao che. Đối với nhà máy chế biến thức ăn, khung sườn thép
lắp ghép, bao che bằng tole cách nhiệt.

-

Giải pháp thi công là áp dụng cơ giới kết hợp với thủ công.

-

5.3. Quy hoạch san nền
Việc xây dựng bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật và phù hợp với quy hoạch hạ tầng
kỹ thuật toàn khu vực, giải pháp chuẩn bị đất xây dựng bao gồm:
Bám sát địa hình tự nhiên để có giải pháp san nền phù hợp đảm bảo độ dốc cho
xe chạy tốt và thốt nước tốt cho khu vực.
Tồn bộ khu vực khu quy hoạch được thiết kế phù hợp với cos cao độ của các
cơng trình địa phương. Thiết kế đảm bảo hướng thoát cho từng khu vực, dốc nền
hướng ra đường và hướng về kênh thoát nước.
Hướng lấy đất san nền: lấy đất từ các hầm đất vùng lân cận.
5.4. Hệ thống cấp nước:



Nguồn nước.

-

Hệ thống cấp nước gồm: cung cấp nước cho Khu điều hành, khu nhà máy, cho
các khu, tưới cây xanh…cung cấp nước cho sinh hoạt, nấu ăn.


-

Nước phục vụ cho Khu được lấy từ nguồn nước ngầm tại chỗ, qua xử lý đạt
tiêu chuẩn mới đưa vào phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.



Mạng lưới.

-

Nước phục vụ cho sinh hoạt, nấu ăn được dẫn từ nhà máy nước bằng đường
ống Ø100, từ đường ống chính dẫn tới các khu vực cơng trình bằng các đường
ống từ Ø42- Ø80.

-

Nước phục vụ cho toàn khu được khoan lấy tại chỗ thông qua hệ thống lọc rồi
dẫn vào khu nhà điều hành, nhà máy chế biến, và các khu vực khác bằng
đường ống Ø100- Ø200. Nước sinh hoạt, nấu ăn cũng được lấy từ nguồn nước
này nhưng qua hệ thống xử lý để đạt được yêu cầu
5.5. Giải pháp thốt nước cho tồn dự án

Hệ thống thốt nước bao gồm hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước
thải được xây riêng lẻ.
Hệ thống thoát nước mưa: Nước mưa trong lưu vực từ các đỉnh núi và mặt
bằng tồn khu dự án, hệ thống thốt nước được thiết kế gom nước mưa vào ống
bêtông cốt thép đúc sẵn đặt ngầm để tổ chức thu nước mưa triệt để tránh ngập úng.
Dự kiến xây dựng tuyến ống D400 – D800 trong khu vực đấu nối ra hệ thống thoát
nước chung của địa phương.

Trang 23/34


Cống được bố trí dưới hệ thống đường bộ, sát lề. Nối cống theo nguyên tắc
ngang đỉnh, độ sâu chôn cống tối thiểu 0,6m, tính tốn lưu lượng nước mưa thoát
theo phương pháp cường độ mưa giới hạn với hệ số dịng chảy được tính theo
phương pháp trung bình.
Hệ thống thoát nước thải: Xây dựng hệ thống thoát nước bẩn riêng để thu
nước thải bẩn đã được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại, được tập trung vào hệ thống
cống bêtông cốt thép ngầm D500 – 600 để đến trạm xử lý nước thải bẩn khu vực
trước khi thoát ra hệ thống thóat nước chung.
- Tiêu chuẩn nước thải dự kiến lấy bằng 85% so với tiêu chuẩn cấp nước.
-

5.6. Phương án xử lý rác
Hằng ngày Khu quy hoạch phải được dọn vệ sinh toàn bộ và thu gom rác.
Rác sinh hoạt của khu vực được thu gom theo phương pháp lấy rác tồn khu, các
cơng nhân vệ sinh sẽ bỏ rác vào thùng có nắp đậy, có bao nylon được bố trí
thích hợp tại khu vực phía sau cơng trình để đảm bảo vệ sinh.
Riêng rác thải của gia súc được tập trung lại và sẽ thu gom xử lý theo quy định.
Việc nhận rác định kỳ cần được ký hợp đồng với công ty dịch vụ công cộng để
thực hiện thu gom, vận chuyển vận mỗi ngày đến bãi rác tập trung.

5.7. Khái toán tổng mức đầu tư dự án
Bảng khái tốn tổng mức đầu tư
Giai
đoạn
1

Diện tích (ha)

Giai
Giai
đoạ
đoạn 2
n3

Mức đầu tư (triệu đồng)

TT

Hạng mục

1

Khảo sát, đo đạc, thiết kế

2

Bồi thường, giải phóng mặt
bằng

3

Hạ tầng kỹ thuật

7,099

4,438

6,213


17,750 20.232,150 12.648,300 17.707,050

44.375

4

Khu nghỉ dân dã

7,667

4,793

6,710 19,170 25.131,400 15.528,850 21.740,700

67.401

Nhà đón tiếp khu nghỉ dân dã 0,800

0,000

0,000

0,800

2.880,000

0,000

0,000


Nhà nghỉ dân dã 2 phòng

2,060

1,438

2,013

5,511

7.416,000

5.176,800

7.246,800

Nhà nghỉ dân dã 1 phòng

1,580

1,102

1,543

4,225

4.740,000

3.306,000


4.629,000

Nhà dịch vụ nhỏ khu dân dã

1,168

0,815

1,141

3,124

4.672,000

3.260,000

4.564,000

5

Tổng
cộng

Giai đoạn
1

Giai đoạn
2


Giai đoạn
3

Tổng
cộng

855,000

855

33.350,000

33.350

Chòi vọng cảnh

1,372

0,959

1,342

3,673

2.675,400

1.870,050

2.616,900


Sân thể thao nhỏ

0,687

0,479

0,671

1,837

2.748,000

1.916,000

2.684,000

Khu làng du lịch sinh thái
Nhà hàng trung tâm làng
sinh thái

10,873

6,711

9,396

26,980 59.161,127 37.640,473 52.696,662

0,601


0,506

0,708

1,815

4.507,875

3.794,063

5.311,688

Biệt thự sinh thái trung du

1,362

1,147

1,605

4,114

8.174,280

6.879,900

9.631,860

Biệt thự sinh thái Đông Bắc


1,282

1,079

1,511

3,872

7.693,440

6.475,200

9.065,280

Biệt thự sinh thái Tây Bắc

1,362

1,147

1,605

4,114

8.174,280

6.879,900

9.631,860


Biệt thự sinh thái Nam Bộ

1,683

1,416

1,983

5,082

10.097,640

Nhà dịch vụ tổng hợp

0,401

0,337

0,472

1,210

2.404,200

2.023,500

2.832,900

Nhà quản lí bể bơi


0,470

0,000

0,000

0,470

2.350,000

0,000

0,000

Nhà hướng dẫn điều hành

0,790

0,000

0,000

0,790

3.950,000

0,000

0,000


Nhà trưng bày sáng tác

1,079

0,000

0,000

1,079

5.395,000

0,000

0,000

159.498

8.498,700 11.898,180

Trang 24/34


×