Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Trao quyền cho người dân: Phương thức nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.99 KB, 12 trang )

TRAO QUYỀN CHO NGƢỜI DÂN: PHƢƠNG THỨC NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG
ThS.Vũ Quang Huy – chuyên ngành QLHCNN
Khoa Hành chính – Luật, Trường Đại học Thủ Dầu Một

Tóm tắt: Dịch vụ cơng thường đại diện cho bộ mặt của quốc gia bởi nó là kênh giao
tiếp chủ yếu giữa phần lớn người dân với chính quyền. Do vậy, việc tìm kiếm các
phương thức cung cấp dịch vụ cơng hiệu quả cho người dân có vai trị quan trọng. Bài
viết giới thiệu việc trao quyền cho người dân và các hình thức cụ thể của n đã được
thực hiện và mang lại hiệu quả tích cực tại nhiều quốc gia Châu Á thuộc nh m đang
phát triển, như những kinh nghiệm quản trị tốt được Ngân hàng phát triển Châu Á
(ADB) khuyến nghị tham khảo và áp dụng.
Từ khóa: Dịch vụ cơng, trao quyền
1.

Đặt vấn đề

Ngân hàng phát triển Châu Á tại Philippines nhận định1, mặc dù chƣơng trình
phát triển Châu Á đã đạt đƣợc nhiều kết quả ấn tƣợng trong việc hƣớng đến mục tiêu
thịnh vƣợng, giảm nghèo, gia tăng các chỉ số đo lƣờng xã hội; theo đó, ấn tƣợng nhất
vẫn là các tiến bộ trong lĩnh vực giáo dục, tăng cƣờng bình đẳng giới, giảm suy dinh
dƣỡng và thiếu ăn. Tuy nhiên, khu vực Châu Á vẫn đang đi sau nhiều khu vực trên thế
giới về khả năng cung cấp các dịch vụ công cơ bản và chất lƣợng của các dịch vụ đó.
Các vấn đề cịn tồn tại hiện nay khá đa dạng, khơng chỉ về số lƣợng và chất lƣợng, mà
còn liên quan đến khả năng tiếp cận các dịch vụ này của ngƣời nghèo, tình trạng tham
nhũng dƣới các hình thức bịn rút nguồn lực và nhận hối lộ. Những vấn đề này đã ảnh
hƣởng nghiêm trọng đến ngƣời nghèo, vốn phải đang vật lộn với mức thu nhập thấp
hoặc đơn giản là khơng có cơ hội tiếp cận các dịch vụ.
Chính phủ các quốc gia Châu Á thƣờng tiêu tốn những khoản tiền khổng lồ cho
việc cung cấp dịch vụ công, ngƣợc lại thể chế yếu kém đã không giúp cho những nỗ
lực này chuyển hoá thành việc cải thiện các chỉ số phúc lợi xã hội, nhƣ thời gian thụ


hƣởng giáo dục, cơ hội phát triển, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, cung cấp nƣớc sạch… một
cách liên tục trong mọi điều kiện. Những cải cách thể chế và chính sách, cùng với việc
trao quyền cho ngƣời dân đối với những nhu cầu dịch vụ tốt hơn, có thể thúc đẩy quá
trình giải trình và cải thiện sự tƣơng tác giữa chính quyền và ngƣời dân.
Bài viết này nghiên cứu nhà nƣớc và những thay đổi trong dịch vụ công ở các
quốc gia đang phát triển tại Châu Á và đánh giá những thách thức mà các nhà hoạch
định chính sách và các đơn vị cung cấp dịch vụ công trực tiếp phải đối mặt, đặc biệt
1

. Anil B. Deolalikar, Shikha Jha, Pilipinas F. Quising (2015), Governance in Developing Asia: Public Service
Delivery and Empowerment, Edward Elgar Publishing Limited

629


chú ý đến những bằng chứng và bài học, xem xét vai trò của quản trị nhà nƣớc và trao
quyền trong cải thiện cung cấp dịch vụ công. Trọng tâm tập trung vào hai yếu tố, bởi
vì khơng chắc rằng cung cấp dịch vụ công sẽ đƣợc cải thiện thông qua sự gia tăng
đáng kể chi tiêu ngân sách, ít nhất trong tƣơng lai có thể dự đốn trƣớc. Nhƣng trao
quyền cho ngƣời dân có thể gia tăng mức độ hiệu quả của chi tiêu công hiện thời cho
các dịch vụ cần thiết.
2.

Nội dung

2.1.

Quan niệm về dịch vụ công và vấn đề trao quyền cho ngƣời dân
Dịch vụ công


Dịch vụ công là những dịch vụ cần thiết đƣợc cung cấp bởi chính phủ. Việc
cung cấp này đồng thời đƣợc thực hiện trực tiếp qua hai kênh gồm các tổ chức thuộc
khu vực cơng2; và các tổ chức phi chính phủ (NGOs) nhƣng đƣợc ngân sách tài trợ để
cung cấp dịch vụ công. Ngày nay, dịch vụ công là những nhu cầu cần thiết và cơ bản
cho đời sống thƣờng nhật, nên dƣới góc độ khoa học pháp lý cũng đƣợc xem nhƣ
những quyền con ngƣời cơ bản3 (lƣu ý, khác với quyền công dân) và nhà nƣớc đƣợc
trông đợi nhƣ ngƣời đảm bảo việc cung cấp mang giá trị phổ quát cho mọi ngƣời dân,
bất kể mức thu nhập.
Dịch vụ cơng có thể đƣợc phân chia thành ba nhóm lớn nhƣ sau: (i) các tiện ích
cần thiết hoặc các dịch vụ thuộc cơ sở hạ tầng, ví dụ cung cấp điện, gas, nƣớc, dịch vụ
viễn thông và giao thông; (ii) các dịch vụ xã hội nhƣ chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, nhà
ở và phúc lợi xã hội (các chƣơng trình an sinh xã hội và giảm nghèo); (iii) các dịch vụ
pháp lý nhƣ hệ thống đăng ký đất đai, sang tên và xác nhận quyền sở hữu tài sản; cấp
các loại giấy phép, giấy chứng nhận; thiết lập các tiêu chuẩn an tồn và mơi trƣờng;
ban hành và thực thi các quy định. Ở các quốc gia đang phát triển, một số các dịch vụ,
bao gồm dịch vụ nông nghiệp mở rộng dành cho nơng dân, chƣơng trình kế hoạch gia
đình và chuỗi hỗ trợ thu nhập, cho thấy tính cần thiết nhằm đạt đƣợc mục tiêu phát
triển quốc gia (tăng trƣởng kinh tế, tái phân phối thu nhập, giảm nghèo và ổn định dân
số). Trong phần lớn các trƣờng hợp, dịch vụ công không liên quan đến sản xuất hàng
hoá; và các tổ chức độc quyền cấp độ địa phƣơng hay quốc gia cung cấp, đặc biệt
trong các lĩnh vực mang tính độc quyền tự nhiên nhƣ sản xuất điện.

2 Theo Hệ thống Tài khoản quốc gia của Liên hiệp quốc 2008 (SNA 2008), khu vực công bao gồm khu vực chính phủ và khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc. (i) Khu vực chính

.

phủ bao gồm các đơn vị chính phủ hoặc đơn vị ―vơ vị lợi‖ do chính phủ kiểm sốt với nhiệm vụ cung cấp các hàng hóa và dịch vụ cơng phi thị trƣờng, gồm: chính quyền
trung ƣơng, chính quyền địa phƣơng và các quỹ bảo hiểm xã hội (gồm quỹ hƣu trí cho cơng nhân viên nhà nƣớc và quỹ bảo hiểm xã hội nói chung cho xã hội kể cả khu vực
tƣ nhân nhƣ hƣu trí, tuổi già, thất nghiệp, y tế). (ii) Khu vực DNNN trong lĩnh vực tài chính và phi tài chính là doanh nghiệp do nhà nƣớc nắm trên một nửa cổ phần hoặc
theo quy định của pháp luật có quyền quyết định chính sách và quyền bổ nhiệm hội đồng quản trị hoặc giám đốc.

3 Quyền con ngƣời (hay nhân quyền) đƣợc định nghĩa một cách khái quát là những quyền bẩm sinh, vốn có của con ngƣời mà nếu khơng đƣợc hƣởng thì chúng ta sẽ khơng

.

thể sống nhƣ một con ngƣời Quyền con ngƣời là những gì bẩm sinh, vốn có mà mọi cá nhân sinh ra đều đƣợc hƣởng; không phụ thuộc vào phong tục, tập qn, truyền

.

thống văn hóa hay ý chí của bất cứ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức, cộng đồng hay nhà nƣớc nào; và không một chủ thể nào, kể cả các nhà nƣớc, có thể ban phát hay tƣớc
bỏ các quyền con ngƣời. Quyền con ngƣời và quyền công dân là hai phạm trù rất gần gũi nhƣng không đồng nhất. Quyền công dân là một khái niệm xuất hiện cùng cách
mạng tƣ sản. Cách mạng tƣ sản đã đƣa con ngƣời từ địa vị những thần dân trở thành những công dân (với tƣ cách là những thành viên bình đẳng trong mơ t nhà nƣớc) và pháp
điển hóa các quyền tự nhiên của con ngƣời dƣới hình thức các quyền cơng dân. Nhƣ vậy, về bản chất, các quyền cơng dân chính là những quyền con ngƣời đƣợc các nhà
nƣớc thừa nhận và áp dụng cho cơng dân của mình.

630


Mặc dù khơng phải tất yếu, ở một khía cạnh nào đó, đặc tính của dịch vụ cơng
cũng là hàng hố cơng bởi tính khơng loại trừ, khơng cạnh tranh và ảnh hƣởng ngoại
biên tích cực4. Do vậy, các nhà cung cấp dịch vụ tƣ nhân có xu hƣớng ―phung phí‖ khi
cung cấp cho các đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng, kết quả việc cung cấp thƣờng dƣới điều
kiện tốt nhất (suboptimal). Thất bại của điều tiết thị trƣờng gây ra vấn đề tranh cãi
mang tính truyền thống đối với việc can thiệp của nhà nƣớc. Nhà nƣớc cần cung cấp
dịch vụ vớ mức độ xã hội tối ƣu bằng cách cân bằng lợi ích xã hội cận biên với chi phí
xã hội cận biên.
Dịch vụ cơng ích đặc biệt quan trọng với ngƣời nghèo và giảm bất bình đẳng xã
hội. Khác với ngƣời có thu nhập cao, ngƣời nghèo thƣờng khơng có khả năng thay thế
bằng các dịch vụ có chi phí cao hơn của khu vực tƣ nhân. Hệ thống tái phân phối thu
nhập công tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của ngƣời nghèo thông qua việc cung
cấp những dịch vụ công thiết yếu nhƣ thực phẩm, chăm sóc y tế theo cách dễ tiếp cận.

Nhƣ đƣợc đề cập trƣớc đó, đối với hầu hết mọi ngƣời trong một đất nƣớc, nhà
nƣớc biểu hiện qua cách thức cung cấp dịch vụ cơng, bởi vì những dịch vụ cơng là
hình thức chủ yếu – nếu khơng muốn nói là duy nhất – liên hệ giữa các cá nhân với bộ
máy cơ quan công quyền. Do vậy, ngƣời dân đánh giá chất lƣợng chính quyền thơng
qua các trải nghiệm dịch vụ công thiết yếu. Họ suy ra rằng, thƣờng là khá chính xác,
quản trị quốc gia yếu kém nếu họ không thể tiếp cận dịch vụ cơ bản, nếu những dịch
vụ cơng có chất lƣợng kém và nếu họ phải viện đến việc hối lộ để tiếp cận các dịch vụ.
Đặc biệt, những cơng dân khơng có khả năng nhìn nhà nƣớc trong một vai trị thống
nhất, mà thƣờng nhƣ nhiều mảnh cắt khác nhau. Thật vậy, báo cáo nghiên cứu hộ gia
đình ở Trung Quốc (Saich 2012) diễn tả mức độ hài lịng cao nhất đối với chính quyền
trung ƣơng và thấp nhất đối với chính quyền địa phƣơng.
Trong khảo sát này, hơn 90% ngƣời phản hồi khá hài lịng hoặc cực kỳ hài lịng
với chính quyền trung ƣơng, nhƣng chỉ hơn 60% có cùng đánh giá. Bởi vì chính quyền
địa phƣơng ở Trung Quốc cung cấp hầu hết các dịch vụ, sự khác biệt rõ rệt này chắc
chắn do tác động của chất lƣợng cung cấp dịch vụ công. Trong khảo sát, ngƣời phản
hồi thƣờng đề cập đến tình trạng tham nhũng (40%) và thiếu năng lực của quan chức
địa phƣơng (30%) nhƣ những nguyên nhận thấy đƣợc của tình trạng này. Khi các quốc
gia trở nên giàu có và tiêu chuẩn cuộc sống đƣợc nâng cao, mọi cơng dân đều có nhu
cầu đƣợc nói lên hoặc đƣợc lắng nghe nhiều hơn về chất lƣợng dịch vụ công.
2.2. Trao quyền cho ngƣời dân
Trao quyền đƣợc định nghĩa nhƣ ―q trình nâng cao năng lực cá nhân hay
nhóm nhằm ra quyết định lựa chọn có chủ đích và chuyển hoá các lựa chọn này thành
các hành động và kết quả mong muốn‖ (Alsop et al. 2006). Trao quyền hiệu quả địi
hỏi thiết lập những khơng gian cho ngƣời dân tham gia thơng qua những quyền có tính
pháp lý, khung quản trị và những thoả thuận mang tính thể chế. Nó cũng yêu cầu xây
4. Dịch từ cụm từ ―Positive externality‖ ví dụ khi bạn bỏ tiền ra để chữa trị bệnh cúm, điều này làm giảm khả năng lan tràn bệnh cúng ra toàn xã hội nên việc bạn "tiêu thụ

,

dịch vụ y tế" có ảnh hƣởng ngoại biên tích cực.


631


dựng năng lực và bố trí nguồn lực thích hợp để thiết lập cơ chế tiếp nhận và giải trình
phản hồi của ngƣời dân.
Trong một số trƣờng hợp, quyền lực có thể đƣợc nắm giữ bởi ngƣời dân hoặc
những phần thấp nhất trong xã hội. Nhƣng điều này không phổ biến, chỉ xảy ra trong
những hồn cảnh đặc biệt, nó có xu hƣớng liên quan đến việc chia sẻ lời than phiền, sự
huy động quần chúng và các liên minh xã hội dân sự với các chính trị gia cấp tiến.
Nhƣng trong những trƣờng hợp khác, công dân và cộng đồng có thể đƣợc trao quyền
từ trên xuống bởi giới cầm quyền. Từ khi trao quyền đƣợc tạo điều kiện dễ dàng từ
XHDS hoặc từ bên ngoài, định nghĩa của nó đƣợc liên tục mở rộng đủ để bao hàm
quyền lực đạt đƣợc nói chung.
Làm thế nào để ngƣời đƣợc trao quyền thực thi quyền lực nhằm cải thiện chất
lƣợng cung cấp dịch vụ công?
Đảm bảo cung cấp một cách tƣơng xứng dịch vụ cơng có chất lƣợng và cơng
bằng trong tiếp cận cho mọi thành phần trong XH đòi hỏi các nỗ lực chính sách trong
nhiều lĩnh vực khác nhau. Nó bao gồm, nhƣng khơng phải là tất cả, năng lực của bộ
máy hành chính, các tiến trình chính trị, hệ thống tƣ pháp hiệu lực, các tổ chức trực
tiếp cung cấp dịch vụ cơng có năng lực quản trị chất lƣợng và hiệu quả, ngƣời dân
đƣợc trao quyền. Trong những năm gần đây, lần lƣợt nhiều quốc gia thực hiện tiến
trình trao quyền nhƣ một phƣơng tiện quan trọng nhằm hƣớng đến mục tiêu nâng cao
chất lƣợng cung cấp dịch vụ công.
Trao quyền là sự mở rộng sự tiếp cận và năng lực của ngƣời nghèo để tham gia,
thƣơng lƣợng, ảnh hƣởng, kiểm soát và buộc những ngƣời có trách nhiệm giải trình về
chính sách tác động đến đời sống của họ. Sự tiếp cận và năng lực có thể mang tính cá
nhân hoặc cộng đồng. Trong nghĩa rộng nhất, trao quyền là sự mở rộng quyền tự do
lựa chọn và hành động.
Bốn yếu tố chủ chốt của trao quyền cho ngƣời nghèo là: (i) Tiếp cận thông tin;

(ii) Hồ nhập (inclusion) và tham gia; (iii) Giải trình; (iv) và Năng lực quản trị địa
phƣơng. Các yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ và hoạt động mang tính hỗ tƣơng.
Những ngƣời dân đƣợc trang bị kiến thức tốt sẽ tiếp nhận đƣợc lợi ích từ các cơ hội,
tiếp cận các dịch vụ, thực thi các quyền, thƣơng lƣợng hiệu quả, và yêu cầu các tổ
chức thuộc nhà nƣớc và xã hội khác giải trình.
Giả thuyết chủ chốt là việc đầu tƣ vào ngƣời nghèo và các tổ chức của họ
thƣờng sẽ dẫn đến sự cải thiện kết quả phát triển, bao gồm: (i) Cải thiện năng lực quản
trị; (ii) Cung cấp dịch vụ đƣợc vận hành (function) tốt và mang tính hồ nhập hơn; (iii)
Cơng bằng hơn trong tiếp cận thị trƣờng; (iv) Khuyến khích xã hội dân sự và các tổ
chức của ngƣời nghèo; (v) Đảm bảo sự tiếp cận và tự do lựa chọn. Tuy nhiên, việc đầu
tƣ này phải đƣợc nhà nƣớc xác nhận bằng các cải cách, giúp gia tăng tầm quan trọng
của việc trao quyền.

632


Khái niệm trao quyền đƣợc khuyến khích bởi cách tiếp cận về quyền và năng
lực của học giả Amartya Sen5. Cách tiếp cận này nhấn mạnh quyền tự do lựa chọn,
năng lực và cơ hội. Theo đó, mỗi ngƣời phải có quyền tự do trong chọn lựa cá nhân, có
khả năng biến sự lựa chọn thành hành động trên thực tế, và có một mơi trƣờng khả dĩ
cho phép họ thực hiện các hoạt động đó (Sen 2005). ―Ý tƣởng tự do nhấn mạnh tầm
quan trọng của việc trao quyền, để ngƣời dân tự giúp lấy mình, tập trung vào từng cá
nhân bởi chính họ cũng là một thành phần tham gia vào sự phát triển của bản thân‖
(Stiglitz, Sen, Fitoussi 2009:151). Do vậy, trao quyền tạo khả năng cho những con
ngƣời bị tƣớc đoạt trở thành những tác nhân có hiệu lực trong tiến trình phát triển cộng
đồng.
―Sự khác biệt trong năng lực để thực hiện có thể nảy sinh ngay cả khi các
phƣơng tiện tƣơng đồng giữa các cá nhân. Điều này xuất phát từ nhiều lý do: (i) sự
khác biệt về thể chất và trí tuệ (ngƣời khuyết tật, đang mắc bệnh), (ii) khác biệt trong
các nguồn lực cộng đồng (hệ thống chăm sóc sức khoẻ, hệ thống tƣơng trợ và kết nối

cộng đồng), (iii) khác biệt về mơi trƣờng sống (khí hậu, khả năng lây truyền dịch bệnh,
tội phạm), (iv) hoặc khác biệt trong vị thế so với ngƣời khác…‖ (Sen 2005:154).
Khái niệm trao quyền đƣợc xem xét trong các chiều kích khác nhau, bao gồm
những tiềm năng sẵn có, cơ hội, sự tự do chọn lựa, và năng lực cá nhân và nhóm để
thực hiện các lựa chọn, chuyển hoá thành những kết quả mong muốn (Báo cáo phát
triển toàn cầu 2001; Narayan 2005; Alsop, Bertelsen và Holland 2006; Ibrahim và
Alkire 2007). Có thể nói, trao quyền là chiếc chìa khố giúp ngƣời nghèo gầy dựng tài
sản và thốt khỏi tình trạng hiện tại.
2.3.

Các hình thức trao quyền cụ thể

Trao quyền cho phép ngƣời dân và cộng đồng yêu cầu nhà nƣớc phải có trách
nhiệm giải trình đối với việc cung cấp các dịch vụ cơng thiết yếu. Khách hàng - ngƣời
dân cũng có khả năng ảnh hƣởng đến chất lƣợng cung cấp dịch vụ bằng cách tác động
trực tiếp lên những nhà cung cấp. Trao quyền có thể diễn ra bằng nhiều thiết chế khác
nhau: (i) Thực thi các quyền cơ bản, nhờ đó nhà nƣớc tạo điều kiện cho ngƣời dân
thực hiện quyền tiếp cận thông tin cũng nhƣ quyền thụ hƣởng các dịch vụ XH và các
nhu cầu thiết yếu (nhƣ thực phẩm, việc làm, y tế, giáo dục); (ii) Tham gia giám sát các
hoạt động, ngƣời dân và cộng đồng có thể tham gia giám sát và đánh giá việc thực thi
cùng nhƣ thành tích của dịch vụ cơng, thƣờng là theo những khung tiêu chuẩn đánh
giá họ tập hợp đƣợc, và trên nền tảng này sẽ xuất hiện nhu cầu cải thiện chất lƣợng đối
với nhà cung cấp; và cuối cùng, (iii) cộng đồng tham gia và định hướng sự phát triển,
nhóm ngƣời sử dụng dịch vụ hoặc tồn bộ cộng đồng tham gia cung cấp dịch vụ, do
vậy có thể kiểm soát trực tiếp số lƣợng và chất lƣợng các dịch vụ đƣợc cung cấp.

5

Amartya Kumar Sen (sinh ngày 3 tháng 11 năm 1933) là nhà kinh tế học, triết gia Ấn Độ. Năm 1998, ông
đƣợc trao giải Nobel kinh tế bởi những đóng góp về: kinh tế phúc lợi, cơng trình về sự khan hiếm các nguồn lực,

ngun lý phát triển con ngƣời, những cơ chế nằm bên dƣới sự nghèo nàn và lý thuyết về chủ nghĩa tự do chính
trị. Ơng là ngƣời Á châu đầu tiên và cũng là ngƣời châu Á ngoài Israel duy nhất đƣợc giải thƣởng này.

633


Thực thi các quyền cơ bản
Một số dịch vụ công đƣợc xem nhƣ thiết yếu đảm bảo cho con ngƣời đƣợc sống
một cách tử tế - điều đƣợc xem nhƣ quyền cơ bản của con ngƣời6. Một hình thức phổ
biến của trao quyền là việc thực thi các quyền cơ bản. Việc thực thi này đƣợc quy định
trong các khung pháp lý hoặc các định chế quốc gia với từng vai trò và trách nhiệm cụ
thể trong việc thực thi thẩm quyền, cũng nhƣ các tiêu chuẩn và thủ tục cho ngƣời đủ
điều kiện tham gia. Có hai hình thức thực thi các quyền cơ bản: Một, quyền của những
công dân với một số dịch vụ cụ thể; Hai, quyền tiếp cận thông tin, là công cụ bảo đảm
cho ngƣời dân có thể thực hiện quyền của mình. Trong cả hai trƣờng hợp, nó là nghĩa
vụ bắt buộc nhà nƣớc cam kết ngƣời dân sẽ đƣợc thực hiện các quyền đã ghi nhận.
Ngay từ những năm 1946, ĐHĐ LHQ đã thông qua Nghị quyết 59(I), khẳng
định: ―…Tự do thông tin là quyền con ngƣời cơ bản và… là nền tảng của các quyền tự
do LHQ tôn vinh‖. Trong khi nhiều quốc gia Á Châu đã tôn trọng quyền tự do thơng
tin của ngƣời dân, thì thiểu số cịn lại tìm mọi cách ngăn cấm. Một quốc gia quyền tự
do thông tin đang đƣợc sử dụng một cách rộng khắp từ nhiều năm nay là Ấn Độ, nơi
Quốc hội đã thông qua Luật tiếp cận thông tin (RTI) năm 2005. Thật vậy, Ấn Độ đã
tiến xa hơn phần lớn các quốc gia đang phát triển khác trong việc áp dụng các quyền
cơ bản vào thực tế. Hai cuộc vận động có ảnh hƣởng lan toả ở Ấn Độ là: quyền có việc
làm và quyền có lƣơng thực đều có nguồn gốc từ cuộc vận động cho quyền tiếp cận
thông tin từ những năm 1990 nhƣ là một yếu tố căn bản của quyền cơng dân nhằm
tham gia vào tiến trình quản trị của nhà nƣớc. Quyền tiếp cận thông tin đã mở toang
nhà nƣớc, ngƣời dân và các nhóm XHDS đã dùng thông tin nhằm thực hiện việc kiểm
tra, giám sát chặt chẽ, chi tiết các hoạt động của nhà nƣớc. Nó cũng buộc hệ thống
hành chính phải thừa nhận các khái niệm minh bạch, giải trình và trao quyền cho

ngƣời dân.
Có lẽ thách thức lớn nhất trong việc thực thi cách tiếp cận quyền cơ bản là giới
hạn nguồn lực các quốc gia thu nhập thấp phải đối mặt. Nhiều quyền kinh tế, xã hội –
hệ thống bảo trợ xã hội, y tế, giáo dục – đặc biệt đòi hỏi sự tiêu tốn nguồn lực
(resource-intensive) (Munro 2008:33). Nó là vấn đề quan trọng tại Ấn Độ, nếu muốn
sự mở rộng các quyền trở nên vững chắc và liên tục. Có sự e ngại rằng việc nhận thức
các quyền này sẽ dẫn đến các cam kết của chính quyền trở nên quá nhiều và kém linh
hoạt, đe doạ sự ổn định vĩ mô và gây ra hiệu ứng chèn lấn các hoạt động đầu tƣ khác
trong khu vực công lẫn khu vực tƣ nhân (Kelka và Shah 2011). Cùng lúc đó, nếu các
chƣơng trình thực thi quyền cơ bản đƣợc xem xét để trở thành nguồn chính hƣớng tới
giải quyết đói nghèo và bất bình đẳng, khi ấy việc sử dụng các nguồn lực hạn chế của
chính phủ một cách hiệu lực và hiệu quả sẽ đƣợc đảm bảo. Điều chỉnh ngân sách có
chất lƣợng yêu cầu tái phân bổ chi tiêu cơng từ bất bình đẳng, tốn kém và bao cấp
không đúng đối tƣợng đối với xăng, dầu, điện năng sang những dịch vụ cần thiết và
những chƣơng trình mục tiêu. Thêm vào đó, sự giới hạn nguồn lực chính quyền phải
6

Thƣờng đƣợc ghi nhận trong các bản tuyên ngôn, hiến pháp của nhiều quốc gia.

634


đối mặt đã tạo ra sự đánh đổi cần thiết giữa chi phí đầu tƣ với hoạt động hiện tại và phí
tổn cho việc duy trì, là những đầu vào cần thiết nhằm duy trì chất lƣợng dịch vụ cơng.
Tham gia giám sát các hoạt động
Hoạt động này bao phủ một phạm vi tham gia giám sát và nhiều công cụ đánh
giá khác nhau, bao gồm thẻ báo cáo công dân (citizen report cards), thẻ điểm cộng
đồng (community score cards), giám sát xã hội (social audit) và các buổi điều trần
(public hearings), hệ thống khắc phục lời phàn nàn (grievance redress system), khảo
sát quan điểm (opinion surveys). Hoạt động giám sát sự ảnh hƣởng và hiệu quả của

PPM trong cung cung cấp dịch vụ công dựa trên các sáng kiến minh bạch và giải trình
đã cho thấy sự phổ biến thông tin là thành phần chủ chốt của PPM (Joshi 2010, McGee
và Gaventa 2010). Thêm vào đó, các thiết chế giải trình XH trong các chƣơng trình
giám sát khá hiệu quả trong việc vạch trần tham nhũng, gia tăng nhận thức về thực thi
quyền, thực hiện việc trao quyền cho ngƣời dân nhằm khẳng định các quyền của họ, và
tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân tham gia vào quy trình cung cấp dịch vụ cơng.
Mặt khác, dựa trên sự xem xét lại cách tiếp cận giải trình XH đƣợc đồng thuận bởi
Ngân hàng Thế giới và các học giả Agarwal, Heltberg và Diachok (2009), đã cho rằng
sự tác động của giải trình XH là khá ―mỏng‖, do vậy cần phải có những đánh giá tác
động khắc khe.
(i)
Thẻ báo cáo công dân
Thẻ báo cáo công dân (Citizen report cards) có tác dụng thu thập thơng tin về
nhận thức và quan điểm của ngƣời sử dụng về chất lƣợng cung ứng, kết quả, tính hữu
ích của dịch vụ và những hành động khắc phục các yếu kém từ phía nhà cung cấp.
Công cụ này nhằm tạo ra những công dân có ý thức và chuyển hố những địi hỏi cải
cách thành kết quả trên thực tế.
Thẻ báo cáo công dân đƣợc áp dụng đầu tiên tại thành phố Bangalore (Ấn Độ)
năm 1994, dùng cho việc xếp hạng chất lƣợng các nhà cung cấp dịch vụ điện, nƣớc
sạch, viễn thông, nhà ở, ngân hàng, bệnh viện… Từ những kết quả thu đƣợc, công cụ
này trở nên phổ biến và đƣợc nhiều quốc gia Châu Á đang phát triển kế thừa. Hoạt
động đánh giá đƣợc triển khai trong các năm 1994 và 1999 đã khơi dậy trong ngƣời
dân Ấn Độ nhận thức về quyền, qua đó góp phần cải thiện đáng kể chất lƣợng của
nhiều loại dịch vụ (Ravindra 2004). Tại Ahmedabad (Ấn Độ), thẻ báo cáo cũng đƣợc
triển khai năm 1997 nhằm đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ cấp thoát nƣớc, điện
năng của những phụ nữ nghèo. Khảo sát đã tiết lộ sự thất vọng với chất lƣợng và làm
bật lên điểm nghẽn trong phổ cập dịch vụ cho đông đảo cƣ dân. Trong khi chỉ 6%
những ngƣời tham gia phàn nàn việc thiếu các hành động khắc phục, nhƣng nhận thức
của ngƣời dân đã tạo ra áp lực cho việc cải thiện từng bƣớc trong cung cấp dịch vụ
công. Ở Philippines, thẻ báo cáo công dân đƣợc tiến hành năm 2001 cố gắng tập hợp ý

kiến ngƣời dân địa phƣơng về chất lƣợng các dịch vụ, đánh giá tính tiện lợi và mức độ
hài lịng tại chín thành phố thuộc vùng thủ đô. Kết quả khảo sát đƣợc các thành phố sử
dụng làm cơ sở cho việc lập kế hoạch và dự kiến ngân sách. Thậm chí, ở thành phố
635


Makati, kết quả này dẫn đến việc thiết lập các đƣờng dây nóng để hồi đáp các yêu cầu
của cƣ dân đô thị.
(ii) Giám sát xã hội
Giám sát xã hội đối với dịch vụ cơng khuyến khích ngƣời dân trực tiếp tham gia
giám sát chất lƣợng dịch vụ, khả năng tiếp cận và kết quả mang lại – một quá trình
thƣờng bị đẩy thành những cuộc xung đột trực tiếp giữa cộng đồng và nhà cung cấp
trong các cuộc họp chung. Phần này tập trung vào các ví dụ trình bày hai phƣơng thức
vận hành khác nhau: (i) Đạo luật Đảm bảo lao động nông thôn quốc gia Mahatma
Gandhi (The Mahatma Gandhi National Rural Employment Guarantee Act - NREGA)
và Hệ thống phân bổ công cộng (The Public Distribution System - PDS) liên quan đến
việc giám sát và thảo luận trong các buổi điều trần; và các hoạt động hỗ trợ của Tổ
chức các công dân của Abra quan tâm đến quản trị tốt (The Concerned Citizens of
Abra for Good Government - CCAGG)7 ở Philippines phổ biến các kết quả giám sát
thơng qua việc tạo áp lực một cách có tổ chức.
Việc ra đời Đạo luật NREGA năm 2006 lần đầu tiên đã ghi nhận giám sát nhƣ
một cách thức mang tính pháp lý nhằm bảo vệ sự minh bạch và giải trình tại Ấn Độ.
Từ đó, giám sát xã hội trở thành một phần của hầu hết các chƣơng trình của chính phủ
thuộc lĩnh vực xã hội. Giám sát XH liên quan đến việc thẩm tra và xác nhận sự sai biệt
trong dữ liệu của chính phủ và chi tiêu trên thực tế. Những vi phạm đƣợc thảo luận bởi
những ngƣời thụ hƣởng dịch vụ, hội đồng tự quản và công chức địa phƣơng, những
phát hiện sẽ đƣợc chia sẻ với quận (district) và công chức cấp trên để thực thi. Tuy
nhiên, mức độ và chất lƣợng là những yếu tố kiềm hãm chủ yếu việc thực thi chƣơng
trình giám sát xã hội hiệu quả (Pande và Mann 2012). Andhra Pradesh là ngoại lệ duy
nhất nơi chƣơng trình giám sát xã hội đƣợc thể chế hoá, một hƣớng dẫn độc lập cho

việc giám sát đƣợc thiết lập cho khoảng 1.800 cuộc giám sát diễn ra trong các năm từ
2006 đến 2011. Theo nghiên cứu của Aiyar, Kapoor và Samji (2011) cho thấy vấn đề
tham nhũng bao gồm việc lập ra những ngƣời thụ hƣởng khơng có thật, biển thủ cơng
quỹ, phân biệt đẳng cấp và giới tính; những khó khăn trong tiếp cận thông tin. Tháng 3
năm 2011, việc giám sát đã phơi bày ra ánh sáng vụ gian lận hơn 1 triệu Rupi. Các
nghiên cứu đều xác nhận tính hiệu quả và thành công của giám sát xã hội trong việc
tăng cƣờng sức mạnh tiếng nói ngƣời dân bằng việc ghi nhận chính thức các phản ánh
và tạo điều kiện cho họ tham gia tiến trình thực thi chính sách.
(iii) Thẻ điểm cộng đồng

7

CCAGG là tổ chức phi chính phủ (NGO) đƣợc thành lập năm 1986 ở tỉnh Abra phía nam Philippines. Từ năm
2001, tổ chức này đã điều hành chƣơng trình giám sát các dự án xây dựng hạ tầng của chính quyền địa phƣơng
với các nhóm xã hội có liên quan khác nhau, bao gồm cả ngƣời nghèo và phụ nữ (PAF, Sirker và Cosic,
2007:46). Những phát hiện và bằng chứng đã đƣợc chuyển cho các chuyên gia và kế toán viên, những ngƣời sẽ
tiếp tục việc điều tra chi tiết hơn. Việc giám sát thƣờng xuyên đã làm gia tăng mối quan hệ hợp tác với chính
quyền địa phƣơng, và có minh chứng cho thấy họ đã sử dụng các báo cáo của CCAGG nhƣ cơ sở cho việc thành
lập các quỹ đầu tƣ công.

636


Mỗi thẻ điểm cộng đồng là một giao thoa giữa thẻ báo cáo công dân và giám sát
xã hội (World Bank 2005). Nó kết hợp việc tham gia theo dõi kết quả đầu vào (hoặc
theo dõi đầu ra), bảng tự đánh giá của nhà cung cấp, biên bản cuộc họp giữa các bên.
Trong đó, việc đánh giá các kết quả thực hiện đƣợc thảo luận và đƣa ra các biện pháp
khắc phục. Ngƣợc lại với thẻ báo cáo công dân, thẻ điểm cộng đồng đa phần dựa trên
sự tham gia đánh giá chất lƣợng và kết quả cung cấp dịch vụ của các thành viên cộng
đồng, và thảo luận các vấn đề đƣợc tìm thấy với nhà cung cấp. thẻ điểm cộng đồng

đƣợc sử dụng rộng rãi tại Ấn Độ và Etiopia.
Năm 2006, Trung tâm Quản trị công tốt ở Hyderabad (Ấn Độ) thực thi một dự
án tiên phong nhằm áp dụng thẻ điểm cộng đồng đánh giá hai trung tâm y tế cơ sở tại
Quận Visakhapatnam (World Bank 2007). Thẻ điểm cộng đồng tập hợp quan điểm và
nhận thức của ngƣời dùng về năng lực các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và các nhân
viên y tế. Khảo sát cho thấy sự thất vọng của với hành vi và phong cách làm việc, giờ
làm việc và năng lực nhân sự y tế, cách thức phản hồi các yếu kém. Nhiều ngƣời dân
khơng có kiến thức về quyền thụ hƣởng và chất lƣợng dịch vụ. Với những kết quả thu
đƣợc, lãnh đạo và nhân viên y tế đƣợc tham gia các khoá huấn luyện để cải thiện thái
độ, giờ làm việc của các trung tâm y tế đã thay đổi, và hệ thống khắc phục các yếu
kém và trung tâm thuốc dự phòng cũng đƣợc thành lập.
Dự án Các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản đƣợc thực hiện bởi Chính phủ
Etiopia thực hiện trong các năm 2008/09 đã giới thiệu thiết chế giải trình xã hội trong
phân bổ dịch vụ địa phƣơng. Dự án sử dụng nhiều công cụ, bao gồm thẻ báo cáo công
dân, thẻ điểm cộng đồng và tham gia xây dựng ngân sách. Một đánh giá độc lập của
dự án đã cân nhắc thẻ điểm cộng đồng đặc biệt hiệu quả trong việc thu hút các phản
hồi của ngƣời sử dụng dịch vụ (Taddesse và cộng sự 2010). Nó cho phép kết hợp các
cơng dân và nhà cung cấp dịch vụ với nhau nhằm đánh giá chất lƣợng, sự công bằng
và hiệu quả của các dịch vụ cơ bản thuộc các lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, giáo dục,
nƣớc sạch, vệ sinh dịch tễ và nông nghiệp. Đánh giá dự án đã ghi nhận bằng văn bản
các bằng chứng cải thiện trong phân bổ dịch vụ nhƣ kết quả việc thực thi các hành
động khắc phục.
Sự tham gia của cộng đồng và phát triển hƣớng đến cộng đồng
Một hình thức quan trọng khác của trách nhiệm giải trình xã hội là các nhóm
ngƣời sử dụng cùng tham gia vào hoạt động cung cấp dịch vụ. Có hai phƣơng thức
chính của phát triển tham gia, bao gồm: phát triển dựa trên cộng đồng và địa phƣơng
phân quyền. Một tổng kết gần đây của Mansuri và Rao (2012) dựa trên gần 500 nghiên
cứu khác nhau về sự phát triển có tính tham gia của cộng đồng cho thấy mấu chốt của
sự thành công là sự khác biệt giữa sự tham gia từ cơ sở (đƣợc thúc đẩy bởi các nhóm
dân sự) và sự tham gia uỷ nhiệm (đƣợc khuyến khích bởi nhà nƣớc). Hơn thế, sự thành

cơng của cả hai hình thức này phụ thuộc vào năng lực tổ chức các hoạt động cộng
đồng.

637


Việc tham gia mang tính cộng đồng đặc biệt hƣớng tới hai rào cản chính của
việc trao quyền cho ngƣời dân: (i) thiếu thông tin về tiêu chuẩn pháp lý của dịch vụ
đƣợc cung cấp, và (ii) thiếu hợp tác cũng nhƣ tham gia trong việc giám sát có thể ngăn
cản cơng dân – khách hàng sử dụng tiếng nói của mình. Tập trung vào hai rào cản này
nhằm khuyến khích cộng đồng tham gia và kết nối giữa nhà cung cấp với ngƣời sử
dụng, một sự can thiệp mang tính ngẫu nhiên xung quanh việc giám sát dựa trên cộng
đồng của những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ở Uganda có liên quan đến
ngƣời dân và các nhân viên tổ chức phi chính phủ tại địa phƣơng đang hoạt động nhƣ
thành phần tham gia tự nguyện (Bjorkman và Svensson 2009). Giữa 50 phịng khám
nơng thơn đƣợc chọn khắp Uganda, các tác giả chỉ định ngẫu nhiên một nữa số phòng
khám sẽ nhận sự can thiệp, trong khi một nữa cịn lại hoạt động nhƣ nhóm kiểm sốt.
Thơng qua việc thảo luận các vấn đề và cách thức khả dĩ có thể cải thiện việc cung
cấp, các bên tham gia sẽ đạt đến sự đồng thuận về kế hoạch chung, phác thảo những
thoả thuận về việc cải thiện chất lƣợng và kế hoạch giám sát. Bjorkman và Svensson
nhận thấy cộng đồng đƣợc tham gia nhiều hơn vào quá trình giám sát nhà cung cấp.
Kết quả là các nhân viên y tế đã nỗ lực hơn rất nhiều. Tỷ lệ tận dụng cơ sở vật chất
tăng 20% và kết quả đầu ra, đƣợc đo lƣờng bằng trọng lƣợng và tỷ lệ tử vong trẻ sơ
sinh đã thực sự cải thiện sau một năm đƣợc can thiệp. Những nội dung này khá nhất
quán với sự thay đổi tích cực của một số các tiêu chí khác: tỷ lệ tiêm chủng cao hơn,
thời gian chờ đợi giảm, tỷ lệ nhân viên vắng mặt đƣợc cải thiện.
Tuy nhiên, một khía cạnh thƣờng bị bỏ quên trong việc ra quyết định theo chiều
từ dƣới lên trong các các cuộc họp của cộng đồng là ai quyết định thành phần tham gia
các cuộc họp. Ví dụ, Olken (2007) đã cho thấy một trƣờng hợp điển hình, trong đó các
tập qn xã hội đã trở thành một yếu tố gây cản trở tại nông thôn Indonesia, nơi bị

xem là thô lỗ, đặc biệt đối với ngƣời nghèo nếu tham gia cuộc họp làng mà khơng có
lời mời chính thức. Một quan niệm xã hội phổ biến khác cho rằng đặc quyền tham dự
các cuộc họp làng thƣờng dành cho tầng lớp tinh hoa, các thành phần ƣu tú trong cộng
đồng. Một sự lựa chọn đƣơng nhiên khác đối với các cuộc họp này, nơi các quyết định
của cộng đồng thƣờng đƣợc uỷ quyền cho những ngƣời dự họp, là việc dùng hình thức
bỏ phiếu trực tiếp nhằm cho phép số lƣợng lớn hơn ngƣời dự họp đƣợc tham gia tiến
trình ra quyết định. Olken (2010) đã cung cấp nhiều kinh nghiệm từ Indonesia cho
phép so sánh các cuộc họp uỷ quyền và các cuộc họp bầu trực tiếp. Kinh nghiệm này
đƣợc đúc kết từ 49 làng tại Indonesia giai đoạn 2005-2006, có tham gia các dự án phát
triển tổng quát và những dự án hạ tầng hƣớng đến phụ nữ.
Các kết quả gợi ý rằng, hình thức bầu cử là một cơng cụ tham gia trực tiếp vào
việc thông qua các quyết định mang tính chính trị, có thể làm gia tăng một cách cơ bản
sự hài lịng và tính chính danh đối với các chính sách đƣợc ban hành. Trong trƣờng
hợp Indonesia, tỷ lệ ngƣời tham gia khá cao, trung bình 79%. So sánh việc ra quyết
định tại các cuộc họp cộng đồng, nó ngụ ý rằng những ngƣời liên quan đến việc ra
quyết định về các dự án đã gia tăng hơn 20 lần. Do vậy, cho phép những công dân –
638


khách hàng bỏ phiếu trực tiếp đã làm gia tăng đáng kể tính chính danh của các dự án
đƣợc triển khai.
Các quỹ xã hội
Các quỹ xã hội hoặc các quỹ đầu tƣ xã hội là một trong những hình thức chính
của việc phát triển định hƣớng xã hội có vị trí pháp lý độc lập và bên ngồi chính phủ.
Quỹ này tài trợ cho các dự án quy mô nhỏ về xây dựng hoặc sửa chữa các hạ tầng kinh
tế - xã hội cần thiết bao gồm trƣờng học, bệnh viện, giao thơng, hệ thống thuỷ lợi, cấp
nƣớc sạch, thốt nƣớc thải sinh hoạt, khu vực sinh hoạt cộng đồng. Các hạ tầng này
xuất phát và đƣợc điều hành bởi các đại diện địa phƣơng nhằm nâng cao năng lực hỗ
trợ cung cấp dịch vụ thông qua việc sử dụng các phƣơng pháp huy động sự tham gia
của cộng đồng và thủ tục đấu thầu cạnh tranh. Sự kiểm soát của cộng đồng đối với

việc sử dụng các nguồn lực và tiến trình ra quyết định đóng vai trị trung tâm trong
việc khởi xƣớng, thiết kế và triển khai, vận hành và bảo trì, giám sát và đánh giá các
dự án. Các quỹ xã hội hƣớng đến cơ sở nhƣ vậy sẽ cho phép công dân ảnh hƣởng đến
việc cung cấp dịch vụ, xác định dịch vụ cần đƣợc ƣu tiên triển khai, và cải thiện chất
lƣợng nhà cung cấp. Việc tham gia của ngƣời dân cho phép việc lựa chọn và xác lập
thứ tự ƣu tiên của các dự án sẽ hƣớng nhiều hơn đến cộng đồng. Uỷ quyền quản lý đấu
thầu và tài chính là mấu chốt cho việc khuyến khích kiểm tra, kiểm sốt tại địa phƣơng
(Narayan và Ebbe 1997; De Silva và Sum 2008).
Ở Đông Nam Á, các quỹ xã hội bao gồm KALAHI-CIDSS ở Philippines,
PNPM ở Indonesia, Quỹ giảm nghèo ở Lào, Nepal. Để cho phép cơng dân u cầu các
nhà quản lý giải trình, các quỹ xã hội đã ban hành những tiêu chí u cầu về minh
bạch thơng tin, ví dụ thơng tin về ngân quỹ các dự án và chi phí vận hành thực tế phải
đƣợc niêm yết trên các bảng thông báo công khai và phổ biến thƣờng xuyên cho cộng
đồng (Babajanian 2009).
Tuy nhiên, không phải tất cả các trƣờng hợp đều thành công. Một nghiên cứu ở
quận Uttar Pradesh (Ấn Độ) cho thấy khơng có bất kỳ sự thay đổi nào đối với chất
lƣợng giáo dục, mặc dù nhiều chiến dịch nâng cao nhận thức ngƣời dân về thực trạng
chất lƣợng giáo dục thấp đã đƣợc triển khai (Banerjee và cộng sự 2010). Tƣơng tự,
một số dự án ở Kyrgyz vẫn theo hƣớng kiểm sốt thay vì chuyển giao cho cộng đồng
tại chỗ (Babajanian 2009). Các nghiên cứu định tính của PNPM – Rural (Indonesia)
cho thấy tầng lớp trên và các nhà hoạt động có xu hƣớng sử dụng ảnh hƣởng mạnh mẽ
của mình lên ý tƣởng và thứ tự ƣu tiên của các dự án. Nghiên cứu cũng lƣu ý rằng, ảnh
hƣởng của các nhóm bên lề đối với tiến trình ra quyết định là rất hạn chế (Syukri,
Mawardi và Akhmadi 2010; Akatiga 2010). Điều này có thể đƣợc giải thích phần nào
do năng lực cịn hạn chế của ngƣời thực hiện và quy trình huy động nguồn lực cộng
đồng chƣa phù hợp.
Kỹ năng lãnh đạo, thẩm quyền chính thức và sức ảnh hƣởng cá nhân của ngƣời
lãnh đạo là những thuộc tính quan trọng nhằm đảm bảo năng lực cộng đồng có thể đáp
ứng đƣợc các yêu cầu của các quỹ xã hội. Nó cũng ngụ ý rằng các cộng đồng thiếu
639



năng lực lãnh đạo cần thiết thƣờng ít thành cơng và hƣởng lợi từ các chƣơng trình bồi
dƣỡng năng lực lãnh đạo của các quỹ xã hội. Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, ngƣời lãnh
đạo mạnh mẽ thƣờng có xu hƣớng kiểm soát chặt, chi phối việc tham gia của cộng
đồng, kiềm chế tiếng nói và sáng kiến của ngƣời dân. Các quỹ xã hội cũng thƣờng
thiên vị cho tầng lớp trên, những cá nhân đầy quyền lực có thể khống chế quá trình
tham gia và loại trừ những ngƣời khơng cùng địa vị. Các mối quan hệ khơng chính
thức dựa trên bảo trợ tiêu biểu cho sự cản trợ việc thừa nhận và thực hiện các quyền
công dân cũng nhƣ làm giảm bất bình đẳng xã hội (Kabeer 2002:23). Do vậy, thách
thức là làm thế nào để những thành phần cùng khổ và bên lề trong xã hội đƣợc tham
gia và quan tâm đến lợi ích, bởi cộng đồng xét cho cùng bao gồm nhiều cá nhân khác
nhau, với các mức độ kiểm soát các nguồn lực và phƣơng thức kinh tế khác nhau
(Chamber 1997; Cleave 2001)./.
3.

Kết luận

Bài viết vừa trình bày các hình thức cụ thể của việc trao quyền cho ngƣời dân
đã đƣợc thực hiện và mang lại hiệu quả tích cực tại nhiều quốc gia Châu Á thuộc
nhóm nƣớc đang phát triển. Các hình thức này ở một góc độ nào đó cũng chính là các
biện pháp cụ thể nhằm thực thi các khuyến nghị liên quan đến cột trụ thứ 3 – Nhà
nƣớc có năng lực và Trách nhiệm giải trình nằm trong Báo cáo Việt Nam 2035:
Hƣớng tới thịnh vƣợng, sáng tạo, công bằng và dân chủ do Ngân hàng Thế giới, Bộ Kế
hoạch và Đầu tƣ ấn hành năm 2016. Mặc dù còn có những hình thức trao quyền cịn
mang tính hình thức hoặc đặc thù địa phƣơng, tuy nhiên nhìn chung đây là những gợi
ý tốt cho Việt Nam, nơi có nhiều nét tƣơng đồng với các quốc gia điển hình trong bài
viết, có thể học hỏi, điều chỉnh trƣớc khi áp dụng để có thể đẩy nhanh q trình hƣớng
tới việc chuyển đổi chức năng nhƣ nhà nƣớc phục vụ ngƣời dân ngày càng tốt hơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ADB (2013), Empowerment and Public Service Delivery in Developing Asia and
The Pacific, www.adb.org;
[2] Anil B. Deolalikar, Shikha Jha, Pilipinas F. Quising (2015), Governance in
Developing Asia: Public Service Delivery and Empowerment, Edward Elgar
Publishing Limited;
[3] Trung tâm nghiên cứu quyền con ngƣời – quyền công dân, Khoa Luật – ĐHQG Hà
Nội (2011), Hỏi đáp về quyền con người, NXB. Hồng Đức, Hà Nội;
[4] Clay Wescott (2000), Measuring Governance in Developing Asia, ABD,
Philippines.

640



×