Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHU DỊCH VỤ ĐÔ THỊ VÀ DU LỊCH BIỂN HÀ TIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 43 trang )

CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LIÊN THÀNH
----------

DỰ ÁN ĐẦU TƯ
KHU DỊCH VỤ ĐƠ THỊ VÀ DU LỊCH BIỂN
HÀ TIÊN
ĐỊA ĐIỂM

: KHU PHỐ III, PHƯỜNG PHÁO ĐÀI, THỊ XÃ HÀ TIÊN,
TỈNH KIÊN GIANG

CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LIÊN THÀNH

NAÊM 2012


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN ............................................................... 3
1.1. Thông tin chung về dự án ............................................................................................3
1.2. Giới thiệu địa điểm đầu tư xây dựng dự án .................................................................. 3
1.2.1.
Tỉnh Kiên Giang .................................................................................................. 3
1.2.2.
Thị xã Hà Tiên ..................................................................................................... 8
1.2.3.
Hiện trạng khu đất xây dựng dự án....................................................................... 8
CHƯƠNG 2. SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ DỰ ÁN .................................. 11
2.1. Cơ sở pháp lý lập dự án: ............................................................................................ 11
2.2. Sự cần thiết đầu tư dự án ........................................................................................... 13
2.2.1.
Định hướng phát triển ngành du lịch Quốc gia ................................................... 13


2.2.2.
Chiến lược phát triển của tỉnh Kiên Giang đến năm 2025 ................................... 15
2.2.3.
Hiện trạng du lịch của tỉnh ................................................................................. 16
2.2.4.
Cơ sở hạ tầng của thị xã Hà Tiên........................................................................ 20
2.2.5.
Nhu cầu thị trường du lịch ................................................................................. 21
2.3. Mục tiêu của dự án .................................................................................................... 22
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN.............................................................. 23
3.1. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư .............................................................. 23
3.2. Phương án quy hoạch ................................................................................................ 23
3.2.1.
Quy hoạch cơ cấu tổng mặt bằng và phân khu chức năng. .................................. 23
3.2.2.
Chi tiết quy hoạch .............................................................................................. 24
3.3. Các giải pháp kỹ thuật khác và trang thiết bị .............................................................. 26
3.3.1.
Chống ăn mòn.................................................................................................... 26
3.3.2.
Chống thấm ....................................................................................................... 26
3.3.3.
Chống sét ........................................................................................................... 27
3.3.4.
Chống ồn ........................................................................................................... 27
3.3.5.
Vệ sinh tiện nghi ................................................................................................ 27
3.3.6.
Quy trình và trách nhiệm bảo trì cơng trình ........................................................ 27
3.4. Giải pháp cấp điện, cấp nước ..................................................................................... 27

3.4.1.
Cấp nước: .......................................................................................................... 27
3.4.2.
Cấp điện ............................................................................................................ 27
3.5. Giải pháp thoát nước ................................................................................................. 28
3.6. Giải pháp an toàn lao động ........................................................................................ 28
3.7. Tiến độ thực hiện dự án ............................................................................................. 29
3.8. Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động. ........................................................ 30
3.8.1.
Ban quản lý chỉ đạo hoặc tổ chức thực hiện dự án. ............................................. 31
3.8.2.
Bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh: ............................................................ 31
3.9. Giải pháp phòng cháy, chữa cháy .............................................................................. 32
CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN MƠI TRƯỜNG .................. 33
4.1. Các vấn đề mơi trường tiềm tàng của dự án ............................................................... 33
4.2. Các quy chế về môi trường ........................................................................................ 34
4.3. Nguồn gây ô nhiễm không khí ................................................................................... 34
4.4. Nguồn gây ơ nhiễm nước mặt, nước ngầm, đất .......................................................... 34
4.5. Chất thải rắn .............................................................................................................. 35
4.6. Sự cố trong quá trình hoạt động của dự án ................................................................. 35
4.7. Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người ........................................................................... 35
4.8. Các biện pháp giảm trừ ô nhiễm ................................................................................ 36
4.8.1.
Khống chế và giảm thiểu ơ nhiễm trong q trình xây dựng ............................... 36
4.8.2.
Khống chế và giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình hoạt động .............................. 36
CHƯƠNG 5.

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN ..................... 39
1



5.1. Hiệu quả xã hội của dự án.......................................................................................... 39
5.2. Hiệu quả kinh doanh của dự án .................................................................................. 39
5.3. Hiệu quả kinh tế của dự án ........................................................................................ 41
KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 42

2


CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN

1.1. Thông tin chung về dự án
Tên dự án: Khu Dịch vụ Đô thị và Du lịch Biển Hà Tiên
Địa điểm xây dựng: Khu phố III, phường Pháo Đài, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên
Giang.
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Liên Thành
Quy mơ dự án: Với diện tích 154,5194 ha, dự án là một khu phức hợp gồm các
công trình sau:
Trung tâm thương mại 2 tầng
Khu nhà phố liên kế, biệt thự
Khu cơng viên vui chơi giải trí, thể thao.
Khu ẩm thực và nhà hàng cao cấp
Khách sạn 4 sao
Bãi tắm biển
Khu du lịch rừng và cáp treo
Nguồn vốn đầu tư dự án: vốn đầu tư cho dự án gồm nguồn vốn chủ đầu tư,
vốn vay ngân hàng.

Hình thức đầu tư:
- Đối với khu vực rừng phòng hộ diện tích 46,767ha: giữ ngun tồn bộ hiện
trạng cây, đồi núi không khai thác.
- Phần mặt nước biển dọc từ giáp ranh đường chữ T đến khu du lịch sinh thái
Núi Đèn; khoảng cách 120m từ bờ biển, diện tích 35,7ha: Giữ nguyên hiện
trạng mặt nước theo quy định, cải tạo thành bãi tắm biển.
- Các cơng trình khác của dự án nằm trong diện tích 72,0524ha được đầu tư xây
dựng mới.
Thời gian thực hiện: khoảng 5 năm
Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
Đơn vị tư vấn thiết kế: Công ty TNHH Tư vấn C&C
1.2. Giới thiệu địa điểm đầu tư xây dựng dự án
1.2.1. Tỉnh Kiên Giang
Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sơng Cửu Long - phía Tây Nam của
Tổ quốc: phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia; phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và
Bạc Liêu; phía Đơng và Đơng Nam giáp tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh
Hậu Giang; phía Tây giáp Vịnh Thái Lan.
Vị trí địa lý của Kiên Giang có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế - xã hội
tổng hợp, là cửa ngõ hướng ra biển Tây của tỉnh cũng như của vùng đồng bằng
3


sơng Cửu Long, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển, đảo và giao lưu
với các nước trong khu vực và quốc tế với các ngành mũi nhọn như du lịch, thương
mại, dịch vụ công nghiệp và ni trồng thuỷ sản…
Kiên Giang có tổng diện tích tự nhiên 6.346,27 km2. dân tộc chủ yếu là người
Kinh, Khmer, Hoa. Dân số của tỉnh phân bố không đều, thường tập trung ở ven
trục lộ giao thông, kênh rạch, sông ngịi và một số đảo, quy mơ dân số đến năm
2010 dự kiến dưới 1,8 triệu người.
Đơn vị hành chính: Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, thị:

Thành phố Rạch Giá, thị Xã Hà Tiên, huyện Kiên Lương; huyện Hòn Đất, huyện
Tân Hiệp, huyện Châu Thành, huyện Giồng Riềng, huyện Gò Quao, huyện An
Biên, huyện An Minh, huyện Vĩnh Thuận, huyện Phú Quốc, huyện Kiên Hải,
huyện U Minh Thượng và huyện Giang Thành.
Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của Kiên Giang là 634.627,21 ha,
trong đó: Nhóm đất nơng nghiệp 575.697,49 ha chiếm 90,71% đất tự nhiên (riêng
đất lúa 354.011,93 ha chiếm 61,49% đất nông nghiệp); nhóm đất phi nơng nghiệp
53.238,38 ha, chiếm 8,39% diện tích tự nhiên; nhóm đất chưa sử dụng 5.691,34 ha,
chiếm 0,90% diện tích tự nhiên; đất có mặt nước ven biển 13.781,11 ha. Nhìn
chung đất đai ở Kiên Giang phù hợp cho việc phát triển nông lâm nghiệp và nuôi
trồng thủy sản.
Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt khá dồi dào, nhưng đến mùa mưa (từ
tháng 5 đến tháng 10) phần lớn nước mặt của tỉnh đều bị nhiễm phèn mặn, do vị trí
ở cuối nguồn nước ngọt của nhánh sơng Hậu, nhưng lại ở đầu nguồn nước mặn của
vịnh Rạch Giá. Tồn tỉnh có 3 con sơng chảy qua: Sơng Cái Lớn (60 km), sông Cái
Bé (70 km) và sông Giang Thành (27,5 km) và hệ thống kênh rạch chủ yếu để tiêu
nước về mùa lũ và giao thông đi lại, đồng thời có tác dụng tưới nước vào mùa khơ.
Tài ngun biển: Kiên Giang có 200 km bờ biển với ngư trường khai thác
thủy sản rộng 63.290 km2. Biển Kiên Giang có 143 hịn đảo, với 105 hịn đảo nổi
lớn, nhỏ, trong đó có 43 hịn đảo có dân cư sinh sống; nhiều cửa sông, kênh rạch
đổ ra biển, tạo nguồn thức ăn tự nhiên phong phú cung cấp cho các loài hải sản cư
trú và sinh sản, là ngư trường khai thác trọng điểm của cả nước. Theo điều tra của
Viện nghiên cứu biển Việt Nam, vùng biển ở đây có trữ lượng cá, tơm khoảng
500.000 tấn, trong đó vùng ven bờ có độ sâu 20-50 m có trữ lượng chiếm 56% và
trữ lượng cá tôm ở tầng nổi chiếm 51,5%, khả năng khai thác cho phép bằng 44%
trữ lượng, tức là hàng năm có thể khai thác trên 200.000 tấn; bên cạnh đó cịn có
mực, hải sâm, bào ngư, trai ngọc, sò huyết,... với trữ lượng lớn, điều kiện khai thác
thuận lợi. Ngoài ra tỉnh đã và đang thực hiện dự án đánh bắt xa bờ tại vùng biển
Đơng Nam bộ có trữ lượng trên 611.000 tấn với sản lượng cho phép khai thác
243.660 tấn chiếm 40% trữ lượng. (số liệu tính đến năm 2009)

Tài ngun khống sản: Có thể nói Kiên Giang là tỉnh có nguồn khống sản
dồi dào bậc nhất ở vùng đồng bằng sơng Cửu Long. Qua thăm dò điều tra địa chất
tuy chưa đầy đủ nhưng đã xác định được 152 điểm quặng và mỏ của 23 loại
khống sản thuộc các nhóm như: Nhóm nhiên liệu (than bùn), nhóm khơng kim
loại (đá vơi, đá xây dựng, đất sét…), nhóm kim loại (sắt, Laterit sắt…), nhóm đá
4


bán quý (huyền thạch anh - opal…), trong đó chiếm chủ yếu là khống sản khơng
kim loại dùng sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng. Theo điều tra của Liên đồn
Địa chất, trữ lượng đá vơi trên địa bàn tỉnh khoảng hơn 440 triệu tấn. Theo quy
họach của tỉnh, trữ lượng đá vôi cho khai thác sản xuất vật liệu xây dựng là 255
triệu tấn, đảm bảo đủ nguyên liệu cho các nhà máy xi măng, với công suất 3 triệu
tấn/năm trong thời gian khoảng 50 năm.
Tiềm năng du lịch: Kiên Giang có nhiều thắng cảnh và di tích lịch sử nổi
tiếng như: Hịn Chơng, Hịn Trẹm, Hịn Phụ Tử, núi Mo So, bãi biển Mũi
Nai,Thạch Động, Lăng Mạc Cửu, Đơng Hồ, Hịn Đất, rừng U Minh, đảo Phú
Quốc… Để khai thác có hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch, Kiên Giang đã xây
dựng 4 vùng du lịch trọng điểm như:
* Phú Quốc: có địa hình độc đáo gồm dãy núi nối liền chạy từ Bắc xuống
Nam đảo, có rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú, có nhiều bãi tắm
đẹp như Bãi Trường (dài 20 km), Bãi Cửa Lấp – Bà Kèo, Bãi Sao, Bãi Đại, Bãi
Hịn Thơm... và xung quanh cịn có 26 đảo lớn nhỏ khác nhau. Theo chủ trương
của Chính phủ đảo Phú Quốc được xây dựng thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng
quốc tế chất lượng cao. Phú Quốc và hai quần đảo An Thới, Thổ Châu là vùng lý
tưởng cho việc phát triển du lịch biển đảo như: tham quan, cấm trại, tắm biển, nghỉ
dưỡng, du lịch sinh thái, các lọai hình thể thao nước. Phú Quốc có truyền thống
văn hóa lâu đời và nhiều đặc sản nổi tiếng, như: nước mắm phú Quốc, hồ tiêu,
ngọc trai, rượu sim, cá trích, nấm tràm... Chính từ sự phong phú, đa dạng của Phú
Quốc, hàng năm khách du lịch đến Phú Quốc tăng nhanh, năm 2008 đã thu hút trên

200.000 lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế trên 55.000 lượt.
* Vùng Hà Tiên – Kiên Lương: Nhiều thắng cảnh biển, núi non của Hà Tiên
– Kiên Lương như: Mũi Nai, Thạch Động, núi Tô Châu, núi Đá Dựng, đầm Đông
Hồ, di tích lịch sử văn hố núi Bình San, chùa Hang, hòn Phụ Tử, bãi Dương, núi
MoSo, hòn Trẹm, quần đảo Hải Tặc và đảo Bà Lụa rất thích hợp cho phát triển du
lịch tham quan thắng cảnh, nghỉ dưỡng. Những thắng cảnh như núi Tô Châu, đầm
Đông Hồ, sông Giang Thành, khu du lịch Núi Đèn đang được đưa vào khai thác du
lịch chính thức. Hà Tiên có truyền thống lịch sử văn hóa, văn học - nghệ thuật, với
những lễ hội cổ truyền như Tết Nguyên tiêu, kỷ niệm ngày thành lập Tao đàn
Chiêu Anh Các, lễ giỗ Mạc Cửu, chùa Phù Dung, đình Thành Hồng… Hiện nay,
Kiên Giang đã có tour du lịch đến nước bạn Campuchia qua đường cửa khẩu Quốc
tế Hà Tiên. Đây là cánh cửa mở ra để vùng Kiên Lương - Hà Tiên nối liền với các
nước Đông Nam Á; đồng thời mở tuyến du lịch xuyên ba nước, từ Phú Quốc đến
Shianouk Ville (Campuchia) và tỉnh Chanthaburi (Thái Lan) bằng đường biển và
đường bộ.
* Thành phố Rạch Giá và vùng phụ cận: Thành phố Rạch Giá là trung tâm
hành chính của tỉnh Kiên Giang, có bờ biển dài 7 km, giao thơng thủy, bộ và hàng
khơng rất thuận tiện. Rạch Giá có cơ sở hạ tầng tốt, nhiều di tích lịch sử văn hóa, là
điểm dừng chân để đi tiếp đến Hà Tiên, Phú Quốc và các vùng khác trong tỉnh. Do
đó, có lợi thế trong phát triển các dịch vụ như: lưu trú, ăn uống, các dịch vụ vui
chơi giải trí về đêm; có 2 hệ thống siêu thị quy mơ lớn đảm bảo nhu cầu mua sắm
của người dân thành phố và du khách (siêu thị Citimart khu lấn biển và siêu thị
5


Co.op Mart Rạch Sỏi). Thành phố Rạch Giá là nơi đầu tiên ở Việt Nam tiến hành
việc lấn biển để xây dựng đô thị mới. Khu lấn biển mở rộng thành phố thành một
trong những khu đô thị mới lớn nhất vùng Tây Nam bộ. Hiện tại thành phố đang và
chuẩn bị đầu tư nhiều cơng trình quan trọng như: khu đô thị mới Vĩnh Hiệp, khu
đô thị phức hợp lấn biển, 2 cầu nối liền khu lấn biển và khu 16 ha, cầu Lạc Hồng....

Một số khu vực phụ cận của Rạch Giá như huyện đảo Kiên Hải, Hòn Đất, U Minh
Thượng cũng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Kiên Hải đang khai thác các
tour khám phá biển đảo đi - về trong ngày. Đây là vùng thắng cảnh biển - đảo với
đặc thù nghề truyền thống đi biển, làm nước mắm, chế biến hải sản, tạo thành nét
sinh hoạt văn hóa riêng biệt. Khu du lịch Hịn Đất đang hồn chỉnh và hồn thiện
những cơng trình văn hóa tại khu mộ Anh hùng liệt sĩ Phan Thị Ràng (chị Sứ), xây
dựng khu trưng bày một số hiện vật chứng tích chiến tranh tại khu phát sóng truyền
hình của tỉnh trên đỉnh Hịn Me…
* Vùng U Minh Thượng: Với đặc thù sinh thái rừng tràm ngập nước trên đất
than bùn, Vườn Quốc gia U Minh Thượng – khu căn cứ địa cách mạng, khu dự trữ
sinh quyển thế giới, đã mở cửa phục vụ khách tham quan du lịch sinh thái. Khu du
lịch Vườn Quốc gia U Minh Thượng phục vụ khách tham quan du lịch sinh thái
kết hợp với tìm hiểu văn hóa nhân văn sơng nước vùng bán đảo Cà Mau và du lịch
nghiên cứu di chỉ khảo cổ Ốc Eo – Phù Nam (Cạnh Đền, Nền Vua, Kè Một). Quần
thể di tích căn cứ địa cách mạng U Minh Thượng với di tích Ngã Ba Cây Bàng,
Ngã Ba Tàu, Thứ Mười Một, Rừng tràm Ban Biện Phú, khu tập kết 200 ngày kinh
xáng Chắc Băng, là điểm thu hút du khách tìm hiểu lịch sử cách mạng… đồng thời,
tỉnh vừa khởi công xây dựng một số cơng trình theo Đề án phục dựng Khu căn cứ
Tỉnh uỷ trong kháng chiến tại huyện Vĩnh Thuận.
Ngoài 4 vùng du lịch trọng điểm, Kiên Giang hiện có khu Dự trữ sinh quyển
với diện tích hơn 1,1 triệu ha. Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang chứa đựng sự
phong phú, đa dạng và đặc sắc về cảnh quan và hệ sinh thái, có giá trị lớn về mặt
nghiên cứu, cũng như du lịch. Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang trùm lên địa phận
các huyện Phú Quốc, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Kiên Lương và
Kiên Hải, gồm 3 vùng lõi thuộc Vườn Quốc gia U Minh Thượng, Vườn Quốc gia
Phú Quốc và rừng phòng hộ ven biển Kiên Lương, Kiên Hải.
Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội
Đảng bộ và nhân dân tỉnh Kiên Giang đã có nhiều cố gắng thực hiện thắng lợi
các mục tiêu kinh tế - xã hội theo yêu cầu nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội VIII và
Kế hoạch 5 năm (2006-2010) đề ra. Những năm qua, nền kinh tế của tỉnh vẫn duy

trì được khả năng tăng trưởng cao, năm 2008 đạt 12,6%, ước bình quân 5 năm đạt
11,6%, tăng hơn giai đọan trước 0,5%.
Nền kinh tế phát triển đúng hướng, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh
từng bước được cải thiện. Quy mô tổng sản phẩm nền kinh tế của tỉnh năm 2008
đạt 15.185,5 tỷ đồng, ước năm 2010 đạt 18.722 tỷ đồng gấp 1,7 lần năm 2005,
GDP bình quân đầu người năm 2008 đạt 802 USD (giá 94), ước năm 2010 đạt 964
USD gấp 1,6 lần với năm 2005.

6


Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ:
Năm 2008, tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 22,87%, ước năm
2010 chiếm 25,9%, tăng 5,4% so với năm 2005; dịch vụ chiếm 29,96%, ước năm
2010 chiếm 32,7%, tăng 4,73% so với năm 2005. Đi đôi với việc phát triển kinh tế,
quan tâm giải quyết có hiệu quả các vấn đề văn hóa - xã hội quan trọng, xã hội hóa
đạt được kết quả bước đầu trên một số lĩnh vực.
Lĩnh vực nơng lâm thuỷ sản có sự chuyển dịch tương đối rõ nét, hiệu quả sử
dụng đất được tăng lên, đã chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng
thuỷ sản. Đất nông nghiệp sử dụng hiệu quả hơn, cơ cấu vật nuôi từng bước
chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường.
Cơng nghiệp của tỉnh phát triển chủ yếu ở 2 lĩnh vực truyền thống là sản xuất
vật liệu xây dựng và chế biến nông hải sản. Sản lượng sản xuất xi măng năm 2008
đạt trên 4.605.000 tấn tăng gấp 2 lần năm 2001. Chế biến thuỷ sản thu hút nhiều
doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào khu cảng cá Tắc Cậu, công suất trên
114.764 tấn với công nghệ hiện đại.
Thị trường xuất khẩu được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh với các
mặt hàng chủ lực là gạo và thuỷ sản, kim ngạch xuất khẩu 2008 đạt 491 triệu USD
bằng 4,5 lần năm 2001. Lượng khách du lịch tăng nhanh từ 1.182.908 lượt khách
năm 2001 lên 3.450.000 lượt khách năm 2008. Số cơ sở kinh doanh du lịch cũng

tăng đáng kể, nhiều dự án du lịch đã và đang triển khai đầu tư.
Năng lực vận tải đường không, đường bộ, đường thuỷ tăng nhanh về số
lượng, chất lượng phục vụ tăng cao.
Huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển tăng khá mạnh. Từ 2001-2008 đã
huy động các nguồn vốn đầu tư trên 44.905 tỷ đồng. Đến năm 2008, đã có 94% số
xã trong đất liền có đường ơ tơ đến trung tâm xã, trong đó 67% được nhựa hố
hoặc bê tơng hố, phịng học kiên cố và bán kiên cố 95,2%. Kinh tế tư nhân, cá thể
phát triển mạnh, hiện có hơn 3.600 doanh nghiệp, vốn đăng ký 7.053 tỷ đồng và
33.500 hộ kinh doanh (tăng 9.700 hộ so năm 2005). Thu hút 12 dự án nước ngoài
(FDI), vốn đầu tư đăng ký 2,1 tỷ USD.
Giáo dục và đào tạo có bước phát triển, cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư
mạnh, đến nay giảm tỷ lệ phòng học cây lá xuống cịn 5% và khơng cịn phịng học
ca 3; tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 9% năm 2001 lên 15,4% năm 2008.
Mạng lưới y tế cơ sở được đảm bảo, đến năm 2008 có 95% số xã có trạm y tế,
83,3% ấp có trạm y tế, 67% trạm y tế có bác sỹ và 75% trạm y tế đạt chuẩn quốc
gia.
Thực hiện có hiệu quả chương trình xố đói giảm nghèo, đã giảm tỷ lệ hộ
nghèo từ 14,02% năm 2005 xuống cịn 7,4% năm 2008; có 24/42 xã đã thốt khỏi
diện xã đặc biệt khó khăn.
Có thể nói, những năm qua thành tựu mà tỉnh Kiên Giang đạt được là cơ bản,
to lớn và khá toàn diện. Kinh tế - xã hội có tiến bộ vượt bậc từ khi đổi mới đến
nay, đời sống nhân dân được nâng lên đáng kể, tạo niềm tin phấn khởi và tạo đà
quan trọng cho sự phát triển sắp tới.
7


1.2.2. Thị xã Hà Tiên
Hà Tiên là thị xã mới thuộc đất liền cực Bắc của tỉnh Kiên Giang, là nơi tập
trung nhiều tiềm năng kinh tế, du lịch của tỉnh. Nơi đây có nhiều danh lam thắng
cảnh đẹp nổi tiếng.

Thị xã Hà Tiên cịn là nơi có bề dày lịch sử, hội tụ tinh hoa của 3 nền văn hoá
Việt, Khmer và Hoa, do vậy đây là vùng đất có một bản sắc văn hố rất đặc thù và
đa dạng, điều này làm cho Hà Tiên ln có sức thu hút khách du lịch.
Về vị trí, Hà Tiên là khu kinh tế mở nên cửa khẩu nằm ở phía Tây Nam của
đất nước, trong vùng tứ giác Long Xuyên, có đường biên giới với Campuchia cả
trên đất liền và biển, cách tỉnh Campốt của Campuchia 60km và cảng Kép của
thành phố Kép 20km, rất thuận lợi trong việc phát triển kinh tế cửa khẩu với
Campuchia, tạo mối quan hệ với Thái Lan qua mạng lưới đường thuỷ, hàng không:
cách Bãi Thơ - đảo Phú Quốc 40km, cách khu công nghiệp Kiên Lương – Ban Hịn
– Hịn Chơng 25km, cách thị xã Rạch Giá và thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang xấp xỉ
100km. Điều kiện này làm cho Hà Tiên có vị trí đặc biệt quan trọng trong vùng
tam giác phát triển du lịch trọng điểm của quốc gia: Phú Quốc – Rạch Giá – Hà
Tiên
Ngoài ra, Hà Tiên còn là cửa ngõ ra biển của một số tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long đến một số nước trong khu vực. Từ đó, Kiên Giang nói chung và Hà Tiên nói
riêng rất thuận lợi trong việc phát triển nội địa và kinh tế hướng ngoại.
Đô thị mới Hà Tiên đang hình thành và sẽ trở thành một khu đơ thị du lịch
biển hiện đại của khu vực, với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ bao gồm: khu nhà phố liên
kế, biệt thự nhà vườn, khu trung tâm thương mại, dịch vụ - du lịch, khách sạn,
resort…. Đây là địa điểm lý tưởng cho an cư và đầu tư.
1.2.3. Hiện trạng khu đất xây dựng dự án
Vị trí địa lý:

8


Khu Dịch vụ Đô thị và Du lịch biển Hà Tiên có vị trí như sau :
-

Phía Đơng giáp : Tỉnh lộ 28 hiện hữu (lộ giới 40m), đường ven biển.


-

Phía Tây giáp : Đường ven biển.

-

Phía Nam giáp : Đường ven biển.

-

Phía Bắc giáp : Đường hiện hữu, quy hoạch dự kiến (lộ giới 20m)

Tổng diện tích khu đất Quy hoạch 154,5194 ha (có sơ đồ vị trí kèm theo) thuộc
địa phận Khu phố 3 – Phường Pháo đài – Thị xã Hà Tiên – Tỉnh Kiên Giang.
Diện tích thực tế sẽ căn cứ vào quy hoạch chi tiết được cấp thẩm quyền phê
duyệt.
Quỹ đất trong khu quy hoạch được phân bổ như sau:
- Đất thuộc khu vực để sử dụng làm khu quy hoạch Dịch vụ đô thị và du lịch
biển : 72,0524 ha
- Đất ven bờ biển, mặt nước biển để khai thác dịch vụ du lịch trong phạm vi
khoảng cách 120m từ bờ biển: 35,7 ha
Đất rừng phịng hộ cao độ trên +20.00 khơng khai thác: 46,767 ha.
Địa hình:
Khu đất hiện hữu là bán đảo Mũi Nai, địa hình rất phong phú, gồm 2 đỉnh núi
chính, bãi biển chạy bao quanh bán đảo, khu ruộng trũng, khu xóm dân cư tương
đối bằng phẳng và mặt nước biển bao quanh.
Cao độ trong khu vực thấp nhất từ mặt biển, khu ruộng và hồ trũng, cao độ từ
-0.95m đến +1.5m. Khu xóm dân cư từ +2.5m đến +6.5m.
Đỉnh núi Tà Sậy, cao +40m về phía bắc khu đất, Núi Đèn cao +81m về phía

nam khu đất.
Khu đất rộng 154,5194 ha với diện tích phần lớn là đồi núi, với 2 ngọn núi,
một ở phía đầu đường Bãi Trước, một phía khu du lịch Núi Đèn. Giữa là dải đất
bằng phẳng chạy từ ngã ba Hồ Nước đến bờ biển.
Mặt nước: Kênh nước ngọt có cửa xả ra biển, một đầu chạy về nhà máy cấp
nước của thị xã đặt tại ngã ba Hồ Nước và chạy dọc ra biển, chia khu đất thành 2
phần. Nhà máy cấp nước của thị xã hiện nay đã khơng cịn được sử dụng.
Giao thông :
Ven biển, bao quanh kéo dài từ đông nam, qua phía nam, tây nam và tây, tây
bắc là đường ven biển hiện hữu, lộ giới 20m, kết cấu đường nhựa và kè biển hồn
chỉnh. Phía đơng là tỉnh lộ 28 nối với trung tâm thị xã Hà Tiên và khu du lịch Mũi
Nai, là đường chính đi cửa khẩu Xà Xía.
Khu đất quy hoạch chưa có hệ thống giao thông nội bộ, sẽ xây dựng hệ thống
giao thông hồn tồn mới đấu nối với hệ thống giao thơng hiện hữu.
Hệ thống thoát nước.
9


Khu đất quy hoạch mới chưa có hệ thống thốt nước đơ thị, nước mưa vẫn
thốt tự nhiên theo địa hình, khi thiết kế quy hoạch mới sẽ xây dựng hệ thống thoát
nước riêng kết nối với hệ thống thoát nước toàn bộ khu vực.
Hệ thống cấp nước.
Khu đất quy hoạch mới chưa có hệ thống cấp nước, trước mắt sẽ sử dụng
giếng khoan để cung cấp nước sinh hoạt cho khu vực, tuy nhiên khi xây dựng hệ
thống hạ tầng kỹ thuật vẫn xây dựng hệ thống cấp nước mới để kết nối với hệ
thống cấp nước của khu vực sau này.
Hệ thống cấp điện.
Khu đất quy hoạch mới chưa có hệ thống cấp điện, cơng ty cổ phần Đầu tư
Xây dựng Liên Thành sẽ kết hợp với địa phương xây dựng hệ thống cấp điện mới
vào khu vực dự án phù hợp với hệ thống cấp điện của khu vực trong tương lai.

Dân cư.
Trên địa bàn khu đất, hiện có 261 chủ đất với 691 nhân khẩu, trong đó số hộ
dân có nhà ở là 126 hộ. Có 24.355 m2 đất của cơng ty cấp thốt nước Kiên Giang
và trên 7.000 m2 đất thuộc quản lý của nhà nước.
Tình hình sử dụng đất.
Trong phạm vi khu quy hoạch hiện có 4 loại đất chính: đất nhà ở có vườn tạp
dạng làng xóm, đất canh tác hỗn hợp xen một vụ lúa, đất mặt nước trũng ngập xen
kẽ có thể canh tác hoa màu một vụ và đất rừng phòng hộ, rừng tự nhiên.
Trong khu vực đất rừng núi thuộc cao độ trên +20.0m có một bộ phận đất an
ninh quốc phòng thuộc hải đăng Mũi Nai.
Các loại đất trên đây, dưới bình độ +20.0m thuộc dự án quy hoạch đều thuận
lợi trong việc tổ chức không gian cảnh quan.

10


CHƯƠNG 2.

SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ DỰ ÁN

2.1. Cơ sở pháp lý lập dự án:
- Căn cứ Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc
hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Căn cứ Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc
hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005
của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Căn cứ Luật Thủy Sản số 17/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc

hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Căn cứ Luật Du Lịch số 44/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc
hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Căc cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng 29/2004/QH 11 ngày 03 tháng 12 năm
2004 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Luật tài nguyên nước số 1998/QH ngày 20 tháng 5 năm 1998 của Quốc hội nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Nghị định 39/2000/NĐ-CP của chính phủ quy định về cơ sở lưu trú du lịch
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính Phủ Nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về việc quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính Phủ Nước
Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về
việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường.
- Nghị định 26/2006/NĐ-CP về thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng.
- Nghị định 163/1999/NĐ-CP về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức,
hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
- Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải
rắn.
- Nghị định của chính phủ số179/1999/ NĐ-CP ngày 30/12/1999 về quy định việc
thi hành luật tài nguyên nước.
- Nghị định 88/2007/NĐ-CP ban hành ngày 25/05/2007 về thốt nước Đơ thị và
Khu cơng nghiệp.
- Nghị định số 67/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về việc thu phí bảo vệ
mơi trường đối với nước thải.
11



- Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 67/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính
phủ về việc thu phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải.
- Nghị định số 81/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính Phủ về
quản lý chất lượng cơng trình xây dựng.
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP, ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ Về lập,
thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị .
- Thông tư 38/2007/TT-BNN về hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê
rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, họ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thơn.
- Thông tư số 05/2006/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tài
Nguyên Và Môi Trường về việc hướng dẫn thực hiện nghị định số
149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp
phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
- Thông tư 07/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
ngày 03/07/2007 về việc hướng dẫn phân loại qui định danh mục cơ sở gây ô
nhiễm môi trường phải xử lý.
- Thơng tư 83/2002/TT-BTC ngày 25/9/2002 của Bộ Tài chính về việc quy định
chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
- Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 về hướng dẫn lập và quản lý chi
phí đầu tư xây dựng cơng trình.
- Quyết định 02/2001/QĐ-TCDL của Tổng cục du lịch Việt Nam về bổ sung, sửa
đổi tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn.
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng
về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng”.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT, ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng

Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về
môi trường.
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại.
- Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ
sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
- Hợp đồng kinh tế số 12/HĐKT/2009 ngày 03/08/2009 giữa Phịng Tài Ngun
Mơi Trường – Văn Phịng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Hà Tiên và Công ty
Cổ phần Đầu tư Xây dựng Liên Thành.
12


- Tờ trình số 239/TTr-SKHĐT ngày 15/07/2009 của Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh
Kiên Giang v/v xin chủ trương cho công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Liên
Thành đầu tư dự án khu Dịch vụ và Du lịch biển tại khu phố III, phường Pháo
Đài, Thị xã Hà Tiên.
- Căn cứ một số văn bản mà Chủ đầu tư sau khi trình các sở ban ngành chủ trương
đầu tư sẽ được cập nhật vào hồ sơ dự án.
2.2. Sự cần thiết đầu tư dự án
2.2.1. Định hướng phát triển ngành du lịch Quốc gia
Bắt nhịp cùng sự nghiệp đổi mới của đất nước hơn 20 năm qua, ngành Du lịch
đã có nhiều tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Những chỉ tiêu về
lượng khách, thu nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành
Du lịch trong nền kinh tế quốc dân.
Khơng thể phủ nhận, ngành Du lịch đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng
kinh tế, xố đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa, bảo vệ mơi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng. Bên cạnh những
thành tựu đạt được, ngành Du lịch còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập; nhiều khó
khăn, trở ngại vẫn chưa được giải quyết thoả đáng; chưa có bước phát triển đột phá

để khẳng định thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn; hiệu quả phát triển chưa tương
xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước, phát triển nhưng vẫn ẩn chứa nhiều
yếu tố thiếu bền vững. Xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu
mở rộng và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức
trên thế giới đang tạo những cơ hội to lớn đồng thời cũng là thách thức đối với phát
triển Du lịch Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (ITDR) cho thấy,
bài học rút ra từ những thành công và hạn chế, bất cập thời gian qua cần xác định
bước đột phá căn bản cho giai đoạn tới là:
Thứ nhất, phải lấy hiệu quả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường là mục
tiêu tổng thể của phát triển
Thứ hai, chất lượng và thương hiệu là yếu tố quyết định
Thứ ba, doanh nghiệp là động lực đòn bẩy cho phát triển
Thứ tư, cần phân cấp mạnh về quản lý và phi tập trung về không gian là
phương châm ưu tiên hàng đầu
Điểm đột phá trong định hướng phát triển Du lịch Việt Nam thập kỷ tới là tập
trung phát triển du lịch theo hướng có chất lượng, có thương hiệu, chuyên nghiệp,
hiện đại; khai thác tối ưu nguồn lực và lợi thế quốc gia; phát huy tính liên ngành,
liên vùng và xã hội hóa vai trị động lực của các doanh nghiệp. Định hướng cơ bản
đối với các lĩnh vực trọng yếu là:
Đối với phát triển sản phẩm và định hướng thị trường sẽ tập trung xây dựng
hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát
huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội.
13


Ưu tiên phát triển du lịch biển là thế mạnh nổi trội quốc gia; phát triển du lịch
văn hóa làm nền tảng, phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch có trách
nhiệm; liên kết phát triển sản phẩm khu vực gắn với các hành lang kinh tế.
Xác định thị trường mục tiêu với phân đoạn thị trường theo mục đích du lịch

và khả năng thanh tốn; ưu tiên thu hút khách du lịch có khả năng chi trả cao, có
mục đích du lịch thuần t, lưu trú dài ngày. Phát triển mạnh thị trường nội địa,
chú trọng khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần, công vụ, mua sắm.
Đối với thị trường quốc tế tập trung thu hút phát triển mạnh thị trường khách quốc
tế gần: Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đơng Nam Á và Thái
Bình Dương (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Australia); Tăng cường
khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Ý,
Tây Ban Nha, Scandinavia), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ucraina);
mở rộng thị trường mới từ Trung Đông.
Phát triển du lịch theo vùng lãnh thổ cần định hướng và tổ chức phát triển du
lịch trên các vùng lãnh thổ phù hợp với đặc điểm tài nguyên du lịch gắn với vùng
kinh tế, vùng văn hóa, vùng địa lý, khí hậu và các hành lang kinh tế; trong đó có
các địa bàn trọng điểm du lịch tạo thành các cụm liên kết phát triển mạnh về du
lịch. Vùng phát triển du lịch có khơng gian và quy mơ phù hợp, có đặc điểm thuần
nhất về tài nguyên, địa lý và hiện trạng phát triển du lịch; tăng cường khai thác yếu
tố tương đồng và bổ trợ trong vùng, yếu tố đặc trưng của vùng và liên kết khai thác
yếu tố liên vùng để phát triển mạnh sản phẩm đặc thù, tạo các thương hiệu du lịch
vùng. Tập trung ưu tiên phát triển các địa bàn trọng điểm, điểm đến nổi bật trong
mỗi vùng, có mối tương quan bổ trợ liên kết nội vùng và liên vùng.
Lĩnh vực đầu tư phát triển du lịch cần tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng
điểm nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng du lịch, tăng cường đầu tư cho kết
cấu hạ tầng, xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch. Các chương trình
ưu tiên cần tập trung đầu tư:
- Chương trình đầu tư hạ tầng du lịch
- Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch
- Chương trình xúc tiến quảng bá du lịch
- Chương trình phát triển thương hiệu du lịch
- Đề án phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển
- Đề án phát triển du lịch biên giới
- Đề án phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái

- Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu
- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước, quy hoạch phát triển du lịch
theo vùng và khu du lịch quốc gia
- Chương trình điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài
nguyên du lịch và tài khoản vệ tinh du lịch.

14


Để hiện thực hóa những định hướng phát triển nêu trên cần có giải pháp triệt
để từ phía Nhà nước. Trước hết cần hồn thiện cơ chế, chính sách theo hướng
khuyến khích phát triển; tăng cường hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư
nhân, phân cấp mạnh về cơ sở, khai thác tốt tính chủ động, năng động của doanh
nghiệp, cộng đồng và vai
trò kết nối của hội nghề nghiệp; tăng cường kiểm soát chất lượng, bảo vệ và
tôn vinh thương hiệu; huy động tối đa nguồn lực về tài ngun, tri thức, tài chính
trong và ngồi nước, tăng cường hợp tác quốc tế và ứng dụng khoa học công nghệ,
đặc biệt là trong phát triển thương hiệu và xúc tiến quảng bá.
Về tổ chức quản lý cần có giải pháp tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý
ở mỗi cấp và liên ngành, liên vùng, nâng cao nhận thức, đẩy mạnh hoạt động xúc
tiến quốc gia; hình thành những tập đồn, tổng cơng ty du lịch có tiềm lực mạnh,
thương hiệu nổi bật.
2.2.2. Chiến lược phát triển của tỉnh Kiên Giang đến năm 2025
Quy hoạch vùng tỉnh Kiên Giang xác định mục tiêu đáp ứng nhu cầu phát
triển bền vững, tồn diện có xem xét các vấn đề liên quan đến cung cấp các dịch
vụ, cơ sở hạ tầng đầu mối và giải quyết tốt các hoạt động của vùng. Tạo lập không
gian phát triển theo hướng khai thác hiệu quả tiềm lực kinh tế, kiểm sốt chặt chẽ
chất lượng mơi trường. Tổ chức hài hịa không gian phát triển đô thị, khu dân cư,
công nghiệp, du lịch, hạ tầng xã hội – kỹ thuật, phân bổ hợp lý các vùng kinh tế.
Tỉnh Kiên Giang có tính chất là địa phương cửa ngỏ thơng thương quốc tế của

vùng ĐBSCL; phát triển nông – lâm nghiệp; là vùng phát triển năng lượng quan
trọng của quốc gia; phát triển đa dạng du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái biển,
ven biển; là địa phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phịng của
cả nước.
Tồn tỉnh phát triển không gian theo 4 phân vùng lãnh thổ.
Vùng Tứ giác Long Xuyên (bao gồm: TP. Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, huyện
Kiên Lương, Hòn Đất và một phần huyện Tân Hiệp, Châu Thành) là vùng đô
thị - công nghiệp – du lịch – thương mại dịch vụ và một phần sản xuất nông
nghiệp. TP. Rạch Giá là đơ thị trung tâm, tạo động lực phát triển tồn vùng.
Vùng Tây sông Hậu (bao gồm các huyện: một phần Tân Hiệp, Châu Thành
và tồn bộ Gị Quao, Giồng Riềng) phát triển nông nghiệp, chuyên canh
nông sản giá trị kinh tế cao.
Vùng U Minh Thượng (bao gồm các huyện: An Minh, An Biên, U Minh
Thượng và Vĩnh Thuận) phát triển đa dạng nông – lâm – thuỷ sản.
Vùng hải đảo gồm hai huyện Phú Quốc và Kiên Hải phát triển tồn diện
kinh tế biển với du lịch, ni trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản. Xây
dựng đảo Phú Quốc trờ thành thành phố du lịch biển – đảo tầm cỡ quốc gia
và khu vực Đông Nam Á.

15


2.2.3. Hiện trạng du lịch của tỉnh
Kiên Giang là một tỉnh giàu tiềm năng về du lịch, với nhiều thắng cảnh và di
tích lịch sử như:
2.2.3.1. Thắng cảnh Hà Tiên
Vị trí: Hà Tiên là một thị xã biên
giới, tỉnh Kiên Giang, cách thành phố
Rạch Giá 90km đường bộ.
Đặc điểm:Thị xã Hà Tiên được

hình thành cách đây gần 300 năm mà tên
tuổi của nó được gắn liền với dịng họ
Mạc. Hà Tiên là nơi hội tụ của nhiều
danh lam thắng cảnh, thiên nhiên hoang
sơ đầy quyến rũ: có hang sâu, động hiểm, nhiều đảo đá trên biển; có sơng, hồ,
chùa, lăng tẩm và nhiều bãi tắm đẹp.
Thơ mộng Đông Hồ
Thị xã Hà Tiên sầm uất và nên thơ nằm giữa các núi pháo đài (Kim Dữ), núi
Lăng (Bình San), núi Ngũ Hổ và Đơng Hồ. Muốn ngắm tồn cảnh Hà Tiên khơng
gì thú bằng trèo lên tận đỉnh núi Tơ Châu, một quả núi nho nhỏ, xinh xắn nằm phía
trước thị xã.
Đứng từ đỉnh, du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh quan Đơng Hồ, một hồ
nước có chiều dài 3km và rộng 2km, ở ngay cửa sông Giang Thành. Đông Hồ đẹp
nhất vào những đêm gió mát trăng thanh, do đó họ Mạc (Mạc Cửu) mới đặt tên là
“Đông Hồ ấn nguyệt” tức Đơng Hồ in bóng trăng.
Ngày xưa, gần núi Tơ Châu có một đảo nhỏ gọi là Tiểu Kim Dữ, nay đã dính
vào địa đầu núi này. Đối diện với Tiểu Kim Dữ là Đại Kim Dữ ở bên mé chợ Hà
Tiên, họ Mạc đặt tên là “Kim Dữ lan đào” (hịn đảo vàng chắn sóng gió).
Lăng họ Mạc
Từ mé Kim Dữ đi về hướng tây vài km là đến núi Lăng tức Bình San. Họ Mạc
đặt tên là “Bình san điệp th”. Trên núi Lăng có lăng mộ họ Mạc, hiện nay cịn
khoảng hơn 40 ngơi, có bia đá. Ngôi mộ Mạc Cửu quy mô hơn cả, chiếm địa thế
cao nhất. Trước lăng có tượng Mạc Cửu mặc nhung phục, tay cầm kiếm đứng trên
một bệ cao oai phong lẫm liệt. Dưới chân núi Lăng có đền thờ họ Mạc, lúc nào
cũng mở cửa để khách thập phương đến chiêm bái.
Từ lăng tẩm họ Mạc, du khách có thể đến thăm chùa Phù Dung gần đó. Chùa
do Mạc Thiên Tích xây để cho bà vợ thứ tu hành. Cịn một ngơi chùa khác mang
tên Tam Bảo do Mạc Cửu xây để cho mẹ già tu niệm cùng với hai quả đại hồng
chung ngân vang, được họ Mạc đặt tên là “Tiêu tự thần chung”.
Những khối đá kỳ hình dị dạng

Từ chợ Hà Tiên đi về hướng biên giới chừng 3km là Thạch Động. Động đá
này cao 98m, hình dáng tương tự như chiếc mũ lơng của lính ngự lâm Hồng gia
Anh Quốc, trơng vừa đẹp vừa lạ mắt. Đi thêm chừng 2km nữa thì đến núi Đá
16


Dựng. Đây là ngọn núi đá vôi cao 83m, đỉnh bằng phẳng, bên trong có nhiều hang
động đầy thạch nhũ óng ánh trông như ngọc châu. Họ Mạc đặt tên là “Châu nham
lạc lộ” (châu nham là núi như châu ngọc, lạc lộ là bãi chim cò thường đến ngủ).
Nếu đi dọc bờ biển, cách thị xã 4km là Mũi Nai, cao 100m, trên đỉnh có ngọn hải
đăng xây từ thế kỷ 19. Từ xa trông Mũi Nai nhô ra biển chẳng khác nào đầu chú
nai đang ngơ ngác nhìn sóng nước. Đẹp nhất và nổi tiếng nhất phải kể đến hịn Phụ
Tử, xưa nay là hình ảnh biểu trưng cho non nước Hà Tiên thơ mộng và quyến rũ.
Hòn Phụ Tử gồm hai trụ đá, một cao lớn, một thấp bé nhơ lên từ biển trơng như
hình tượng cha con quấn quýt lấy nhau, dầm mưa dãi nắng từ bao vạn kỷ giữa mặt
nước trong xanh... Thật là kỳ thú và đầy ấn tượng nếu các du khách đến với Hà
Tiên.
2.2.3.2. Đảo Phú Quốc:
Vị trí: Đảo Phú Quốc hay còn gọi là Đảo ngọc, nằm trong vịnh Thái Lan thuộc
huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Thị trấn Dương Ðông, thủ phủ của đảo cách
thành phố Rạch Giá 120km và cách Hà Tiên 45km.
Đặc điểm: Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất Việt Nam, là hòn đảo lớn nhất trong số
22 hòn đảo của huyện đảo Phú Quốc, tài nguyên
thiên nhiên phong phú, giàu tiềm năng du lịch.
Huyện đảo Phú Quốc bao gồm 22 hịn đảo
lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất có diện
tích 573km², dài 50km, nơi rộng nhất (ở phía bắc
đảo) 25km. Địa hình Phú Quốc rất độc đáo chạy
dài từ Nam đến Bắc Đảo chập chùng 99 ngọn núi
đồi lớn nhỏ. Dân cư sinh sống trên đảo lên đến

trên 45.000 người. Ở đây ngoài đồi núi, cịn có đồng bằng, rừng tự nhiên rộng
37.000ha với nhiều gỗ q và chim mng.
Phú Quốc được mệnh danh là hịn đảo ngọc bởi sự giàu có của thiên nhiên
và tiềm năng du lịch phong phú, một vùng đất lạ với những cánh rừng nguyên sinh
(có nhiều loại gỗ qúi) tập trung ở khu vực phía đơng bắc đảo. Viền quanh đảo có
nhiều bãi tắm đẹp như bãi Trường, bãi Kem, ghềnh Dầu, rạch Tràm, rạch Vẹm. Du
khách có thể tắm biển, tắm suối, tắm sông rồi leo núi, vào hang, lên rừng nơi có thể
quan sát cuộc sống của các loài động vật hoang dã.
Ðặc sản nổi tiếng của đảo là nước mắm Phú Quốc, hương vị ngọt thơm được
chế biến từ loại cá cơm đặc biệt, có độ đạm cao (40º), hàng năm sản xuất được
khoảng 6 triệu lít. Ngồi khơi biển Phú Quốc có rất nhiều các loại tơm, cua, cá,...
Phú Quốc có tới 2.000 tàu đánh cá, sản lượng đánh bắt khoảng 35.000 tấn cá hàng
năm.
Phú Quốc có các cảng An Thới, cảng Hịn Thơm, nơi cập bến của tàu bè
trong nước và quốc tế để trao đổi hàng hoá. Ðảo Phú Quốc là nơi có nhiều di tích
lịch sử như khu căn cứ của người anh hùng Nguyễn Trung Trực, những kỷ vật của
vua Gia Long trong những năm trôi dạt ra đảo (cuối thế kỷ 18), nhà tù Phú Quốc...
Từ Tp. Hồ Chí Minh đi máy bay hết 40 phút ra đến Phú Quốc, hoặc đi tàu biển từ
thị xã Hà Tiên ra Phú Quốc hết 8 giờ
17


2.2.3.3. Hịn Tre
Vị trí: Hịn Tre là trung tâm hành chính của huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, cách
thành phố Rạch Giá 30km về phía tây. Từ bến cảng Rạch Giá đến Hòn Tre mất độ
2 giờ ngồi tàu.
Đặc điểm: Hịn Tre có chiều dài 3,5km, nơi rộng nhất chừng 2km. Đỉnh cao nhất
395m. Cư dân trên đảo sinh sống bằng nghề làm vườn, đánh bắt và chế biến hải
sản.
Từ Rạch Giá nhìn ra biển, Hịn Tre có dáng tựa con rùa khổng lồ bơi trên

biển, nên đảo cịn có tên là Hịn Rùa. Có
người cho rằng đúng tên phải là Hịn Tre bởi
đảo có vị trí án ngữ dơng bão, che chắn cho
Rạch Giá. Hịn Tre có nhiều cảnh đẹp như bãi
Chén, động Dừa, Đuôi Hà Bá... Bãi Chén
nằm ở phía tây bắc của đảo, là một vịnh nhỏ
sóng êm, có chiều dài khoảng 2km. Đặc điểm
của bãi Chén là ven bờ có rất nhiều tảng đá to
trịn như cái bát (chén) úp khổng lồ. Đến bãi
Chén du khách thích ngồi trên những cái chén đá đó câu cá, ngắm cảnh, nghỉ ngơi
sau những giây phút bơi đùa thỏa thích. Đây là bãi tắm sạch đẹp nhất của Hịn Tre,
cảnh vật vẫn giữ được nét hoang sơ, dưới là biển, trên bờ cây rừng tỏa bóng mát
Từ trung tâm thị trấn Hòn Tre đi tàu ven theo đảo độ 20 phút thì tới bãi
Chén; ngồi trên tàu ngắm cảnh thiên nhiên, vừa lai rai những món đặc sản của biển
thật tuyệt vời. Nếu đi đường bộ phải băng qua núi mất độ 45 phút, mệt hơn nhưng
lại có những thú vị khác; trên núi vườn trái cây bạt ngàn, nào là mãng cầu, xồi,
thanh long, mít… Du khách có thể vào tận vườn thưởng thức, chủ vuờn hiếu khách
nên thường vừa bán vừa tặng. Lạ một điều, trái cây ở đây lại ngon ngọt hơn trong
đất liền rất nhiều.
Động Dừa là một vịnh nhỏ với rất nhiều dừa mọc ven biển, có một làng chài
ở đây nên ghe tàu thường ghé lại để tiếp tế lương thực và nghỉ ngơi sau những giờ
vất vả giữa biển khơi. Động Dừa cũng có bãi tắm đẹp với nhiều ghềnh đá nhấp nhơ
trên sóng biển. Đến đây du khách có thể vào thăm làng chài, xem cảnh sinh hoạt
thường ngày của người dân.
Đi Hà Bá chỉ dành cho người có can đảm chơi đùa, lặn hụp xuống biển để
cạy hàu bám vào ghềnh đá, rồi vắt chanh, ăn sống tại chỗ.
Đến đây leo lên đỉnh đầu rùa, nơi có những tán cây cổ thụ lớn; ngồi ngắm
cảnh thiên nhiên bốn bề, sau đó thám hiểm các hang động tìm dấu vết di chỉ của
người tiền sử.
Du khách đến Hòn Tre được thưởng thức những món ăn thật hấp dẫn, lạ

miệng, chẳng hạn như cồi của một loại hàu có tên là Biện Mai. Con hàu được
người dân đảo chế biến thành nhiều kiểu: ăn sống, nấu cháo, lăn bột chiên dòn
dùng chung với các loại rau thiên nhiên mọc trên đảo. Dưới lớp cát biển có loại cà
xỉu cũng được người dân đảo chế biến thành nhiều món ăn ngon.
18


Từ Hòn Tre cũng rất tiện lợi để tổ chức các tour du lịch liên kết giữa đất liền và
các hịn đảo chung quanh.
2.2.3.4. Suối tranh
Vị trí: Suối Tranh nằm trên dãy Hàm Ninh, phía đơng
bắc đảo Phú Quốc, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Đặc điểm: Suối Tranh tạo nên từ nhiều dòng suối nhỏ,
len lỏi qua rừng cây khe núi.
Có dịp đến đảo Phú Quốc, ngồi việc đắm mình ở những
bờ biển trong xanh với những bãi cát trắng vàng chạy tít
tắp tuyệt đẹp hay tham quan các điểm di tích lịch sử... du
khách hãy đến điểm du lịch sinh thái Suối Tranh, một
tuyệt tác của thiên nhiên ban tặng cho hịn đảo này.
Từ thị trấn Dương Đơng theo tuyến đường Dương Đông - Hàm Ninh khoảng
10km, du khách đã đến được Suối Tranh. Nằm ở phía đơng bắc đảo có dãy Hàm
Ninh xanh thẳm, từ trong khe núi, nhiều dòng suối nhỏ len lỏi qua rừng cây, gộp
đá để rồi hồ mình vào dịng chính tạo nên dịng Suối Tranh chảy hiền hồ, có
đoạn chảy qua các ghềnh đá tạo nên những con thác nhỏ với màn nước mềm mại,
trắng xoá trong màu xanh mượt mà của cỏ cây hoa lá... Khung cảnh tựa như bức
tranh thiên nhiên tuyệt đẹp (người ta gọi là Suối Tranh).
Đến với Suối Tranh, du khách có thể tắm suối, đắm mình ở những bờ biển
trong vắt, mát lạnh; ngả mình trên những tảng đá bằng phẳng nghe tiếng suối chảy
róc rách, tiếng chim kêu trong bầu khơng khí thoảng hương hoa rừng bên suối. Du
khách có thể cắm trại, câu và nướng cá, thưởng thức tại chỗ rất thú vị. Ở gần suối

Tranh cịn có nhiều hang động huyền hoặc, kỳ bí. Hang Dơi nằm trên núi cao
chừng 200m, sâu đến 50m, có nhiều thạch nhũ đẹp, lạ mắt.
2.2.3.5. Thắng cảnh Thạch Động
Vị trí: Nằm kề quốc lộ 17, cách thị xã Hà
Tiên 3km.
Đặc điểm: Thạch Động là một tảng đá xanh
khổng lồ cao 80m hình mũ lơng của kỵ mã
ngự lâm qn mọc trơ trọi giữa một vùng
tồn đất.
Thạch Động cịn được gọi là Thạch
Động Thôn Vân (động đá nuốt mây) vì động
ở độ cao 50m. Vào lúc sáng tinh mơ những tảng mây trắng xốp nhẹ như bông là là
bay qua đỉnh động rồi bị cản. Mây dừng lại rồi từ từ tỏa quanh cửa động gây ấn
tượng như miệng động đang nuốt mây.
Nhìn từ phía nam, những vồ đá gồ ghề của Thạch Động trông giống như mặt
mũi của một vị tướng đội mũ lông nên người Pháp đặt tên là “Bonnet à Poil”.
Thạch Động có cả đường xe hơi lên tới bậc thang vào động. Động khá rộng, những
giọt nước mưa theo tháng năm xâm thực đá, len lách chảy xuống hịa tan với chất
vơi tạo thành những thạch nhũ rất độc đáo.
19


Đứng trước cửa động nhìn lên đỉnh Thạch Động trơng giống một con đại
bàng đang tung cánh rất oai phong. Xung quanh Thạch Động có những hịn đá nhơ
ra giống như đầu của chim đại bàng.
Phía trong động có cất một chùa phật. Sang cửa tây - nam có điện Bà Chúa
Xứ. Phía đơng, đứng ở vách đá nhìn lên có cửa hang thấu đến đỉnh nên khi ánh
sáng mặt trời rọi xuống người xưa gọi là đường lên trời. Trong hang động có một
miệng hang, nhìn vào thăm thẳm khơng biết thơng đến đâu. Có biết bao người hiếu
kỳ đã xuống đó đều khơng trở lên được. Sau đó có người lấy trái dừa khơ khắc chữ

lăn dấu ném xuống hang thì ít lâu sau phát hiện trái dừa đó trơi trên mặt biển. Điều
đó có nghĩa là hang thơng ra đến biển. Hiện giờ thì miệng hang đã bị lấp để tránh
tai nạn.
2.2.3.6. Hịn phụ tử
Vị trí: Huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang
Đặc điểm: Từ lâu, hòn Phụ Tử được xem là
biểu tượng cho cảnh đẹp Kiên Giang. Đó là
hai trụ đá cao nghiêng nghiêng cùng một
chiều tượng trưng cho hình hai cha con quấn
qt bên nhau trơng ra biển cả.
Theo truyền thuyết, xưa kia ở vùng
biển này có con thuồng luồng rất hung dữ,
hay đánh đắm thuyền bè để ăn thịt ngư dân. Bên chân ngọn An Hải Sơn, cạnh chùa
Hang, có hai cha con làm nghề chài lưới. Quá bất bình trước tình cảnh này, người
cha quyết lòng tiêu diệt con ác thú trừ hại cho bà con. Sau khi tính hết kế, cuối
cùng ơng thấy chỉ cịn cách hy sinh thân mình mới mong giết được con thuồng
luồng này. Thế là ông liền tẩm thuốc độc vào mình, nằm sát mé biển để dụ con ác
thú. Thấy mồi ngon, con thuồng luồng đến cắn đứt đầu ơng, trúng độc rồi chết.
Người con đi tìm cha, bắt gặp xác cha cụt đầu liền ơm lấy khóc thương thảm thiết.
Không ngờ chất độc từ người cha thấm qua khiến người con trúng độc rồi chết.
Trời nổi giông bão, mưa suốt mấy ngày liền. Và nơi hai cha con nằm mọc lên hai
hòn đá lớn và nhỏ. Hòn to là cha và hòn nhỏ là con, người ta gọi là hòn Phụ Tử.
Hai bên hòn Phụ Tử là hai hịn đảo có hình dáng giống như một con thỏ quỳ
hai chân sau để giỡn với sóng biển và một con rùa. Thiên nhiên đã tạo nên một
cảnh quan thật kỳ lạ, khéo léo. Chắc chắn rằng ai đã đến hịn Phụ Tử thì khơng thể
qn được cảnh non nước hữu tình này.
Ngồi ra Kiên Giang cịn có rất nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử
như: Thắng cảnh Nam Phố, tao đàn chiêu anh các, ...
2.2.4. Cơ sở hạ tầng của thị xã Hà Tiên
Giao thông vận tải:

Hệ thống giao thông đường bộ: trên địa bàn thị xã Hà Tiên hiện có 23,5 km
đường quốc lộ; 9,04 km tỉnh lộ; 26,13 km đường nội ô thị xã và 27,5 km đường
giao thông nông thôn.
20


Hệ thống giao thơng thủy: Thị xã hiện có các tuyến giao thông thủy từ Đông Hồ
đi Kiên Lương dài 10 km và Đông Hồ đi Phú Mỹ dài 5,5 km.
Hệ thống bến xe, bến tàu: Thị xã Hà Tiên hiện có 1 bến xe có diện tích 3.453
m2 và bến tàu có diện tích 512 m2. Hàng ngày các cảng sông, cảng biển, bến xe đã
vận chuyển hàng trăm tấn hàng hóa và khoảng 2.000 khách.
Cấp điện:
Thị xã hiện có 121 trạm biến áp, trong đó có 01 trạm biến áp Tô Châu với dung
lượng 4 MVA và 120 trạm biến thế 0,4 KV với dung lượng 2.377 KVA, đảm bảo
nhu cầu cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất của đô thị.
Cấp nước:
Hệ thống cấp nước tập trung hiện có 1 cơ sở Trạm xử lý nước (tại Ao Sen) có
cơng suất cấp nước 600 m3/ngày. Nguồn nước sử dụng từ các hồ chứa có tổng
dung tích 210.00 m3, gồm hồ Tam Phu Nhân 120.000 m3, hồ Tô Châu 30.000 m3
và 3 Ao Sen 60.000 m3.
Y tế - Giáo dục:
Y tế: tồn thị xã hiện có 1 bệnh viện tại trung tâm Thị xã quy mô 60 giường
bệnh, 4 trạm y tế xã - phường gồm phường Đông Hồ và 3 xã Tiên Hải, Mỹ Đức,
Thuận Yên. Năm 2000 thị xã có 70 cán bộ y tế, trong đó có 13 bác sĩ, 1 dược sĩ, 51
cán bộ ngành y dược và 5 cán bộ khác. Các chương trình y tế được thực hiện trên
diện rộng và đạt nhiều hiệu quả.
Giáo dục: Năm 2000 - 2001 trên địa bàn thị xã Hà Tiên có 13 trường, gồm 1
trường mầm non và 12 trường thuộc ngành giáo dục phổ thông (7 trường tiểu học,
3 trường Trung học cơ sở, 1 trường Trung học phổ thông, 1 trung tâm giáo dục kỹ
thuật hướng nghiệp). Đến nay, các xã phường đều có trường tiểu học và đã đầu tư

hồn thành Trường Phổ thông trung học Thị xã, chia tách trường cấp II và cấp III
đi vào hoạt động năm học 2000 - 2001.
Thơng tin liên lạc:
Mạng lưới Bưu chính viễn thơng luôn phát triển qua các năm, công nghệ
chuyển mạch đảm bảo cung cấp dịch vụ cơ bản với chất lượng tốt.
2.2.5. Nhu cầu thị trường du lịch
Theo các chuyên gia du lịch, du khách trên thế giới đang chuyển dần sang khu
vực Đơng Á - Thái Bình Dương và Đơng Nam Á với xu hướng yêu thích du lịch
sinh thái, nghỉ dưỡng biển và du lịch trải nghiệm. Chính vì thế, du lịch biển nói
chung, du lịch sinh thái cộng đồng ven biển nói riêng đang đứng trước những cơ
hội phát triển.
Mặt khác, việc phát triển các sinh kế bền vững, thân thiện với môi trường cho
cộng đồng dân cư sinh sống trong khu vực các khu bảo tồn biển (KBTB), vườn
quốc gia (VQG) ven biển là nỗ lực giảm sức ép của việc phụ thuộc quá mức vào
nguồn lợi biển của các cư dân ven biển, đặc biệt trong thời kỳ thế giới đang phải
đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng về biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu với tài nguyên ven biển

21


2.3. Mục tiêu của dự án
Với ý tưởng ban đầu là xây dựng một khu phức hợp gồm du lịch sinh thái
rừng, biển; khu dân cư; trường học; trung tâm y tế; trung tâm thương mại, trung
tâm thể dục thể thao... Khi dự án hoàn thành sẽ đem lại cho Hà Tiên một diện mạo
mới, sẽ trở thành một điểm du lịch tiềm năng nằm trong khu vực tứ giác Long
Xuyên và góp phần xây dựng thương hiệu du lịch vùng tứ giác Long Xuyên trở
nên phồn thịnh hơn.
Mục đích của việc xây dựng đề án là nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn
hóa; phát huy tiềm năng, lợi thế của Hà Tiên trong việc xây dựng Hà Tiên trở

thành một điểm du lịch có nét văn hóa đặc trưng: Thân thiện, văn minh, môi
trường sạch đẹp, đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an tồn xã hội.
Phấn đấu đạt các tiêu chí đơ thị loại IV vào năm 2010 và tiêu chí đơ thị loại
III vào năm 2015.

22


CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN
3.1. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư
Chủ đầu tư sẽ phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang tiến hành đền bù, giải
phóng mặt bằng và tái định cư cho người dân thuộc khu đất của dự án theo đúng
tiến độ và đúng quy định hiện hành.
Trước khi tiến hành giải phóng mặt bằng cần phải lên phương án chi tiết và
được UBND tỉnh thơng qua.
Chính sách tái định cư: Dự kiến bố trí khu tái định cư Bình San và khu dân
cư, nhà ở xã hội vành đai tỉnh lộ 28.
3.2. Phương án quy hoạch
3.2.1. Quy hoạch cơ cấu tổng mặt bằng và phân khu chức năng.
- Diện tích khu đất 154,5200 ha. Phần khai thác trong khu quy hoạch Dịch
vụ đô thị và du lịch biển là 72,05 ha, 35,70 ha mặt biển và 46.76 ha. Mục đích của
dự án là xây dựng một khu Du lịch – Thương mại – Dịch vụ với đầy đủ các điều
kiện về tiện nghi sinh họat, đạt yêu cầu về vệ sinh môi trường, thỏa mãn đầy đủ các
yêu cầu nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, ăn uống, các nhu cầu về dịch vụ du lịch
thương mại khác. Tổ chức hệ thống giao thông đối nội, đối ngoại với hệ thống kỹ
thuật hạ tầng hồn chỉnh, từ đó phân khu chức năng sử dụng các khu đất hợp lý,
giải pháp quy hoạch kiến trúc và xây dựng mới, có sắc thái riêng nhưng vẫn hòa
quyện với quy hoạch kiến trúc cảnh quan tồn khu. Tiêu chí của khu du lịch này
phải thể hiện được nhiều điểm mới, hấp dẫn du khách, có định hướng tồn tại và
phát triển lâu dài, hạn chế những nhược điểm phát sinh trong quá trình họat động.

- Dựa theo tính chất sử dụng và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ta chia làm 08
loại đất cơ bản sau đây:
+ Đất xây dựng các cơng trình cơng cộng: Đây là phần đất nằm ở khu vực
tiếp giáp với các mặt đường chính bao quanh bán đảo, sử dụng cho việc xây dựng
các cơng trình cơng cộng, bao gồm: Khu lễ tân, nhà hàng, ăn uống ngoài trời,
khách sạn, và các cơng trình dịch vụ thương mại du lịch khác.
+ Đất sân bãi cây xanh, thể dục thể thao mang mục đích phúc lợi xã hội
và tâm linh: Bao gồm quảng trường, tượng, tượng đài, biểu tượng kết hợp công
viên cây xanh phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí. Ngồi ra cây xanh tạo bóng mát và
vi khí hậu kết hợp trong các hạng mục cơng trình, sân bãi để xe.
+ Đất xây dựng công viên kinh doanh phức hợp giải trí du lịch: Là trọng
tâm chính của tồn bộ khu dịch vụ đơ thị, chiếm tỷ lệ diện tích 31,58%, bao gồm
các chức năng cơ bản như : phục vụ vui chơi ngồi trời, các trị chơi kỹ thuật cao
trong nhà, ngồi trời, các trị chơi dân gian, khu ẩm thực dân gian các miền, khu
phố mua sắm, vườn thú, khu phục dựng các di tích danh thắng của Hà Tiên, cáp
treo du lịch, các nhà hàng hiện đại, trung tâm tiệc cưới, công viên nước, hồ tắm
nước mặn, vườn hoa cây cảnh, các tiểu cảnh và cây xanh theo chủ đề, tác phẩm
phục dựng Hòn Phụ Tử, hồ nước cảnh quan và điều hoà nước ngọt trung tâm, thủy
cung, văn phịng hành chính quản trị và nhà lưu trú cho cán bộ công nhân viên.
23


+ Đất xây dựng trung tâm thương mại và phố chợ: Nằm tiếp giáp tỉnh lộ
28, bao gồm 1 trung tâm thương mại 2 tầng, diện tích chiếm đất 5022m2 và 337
căn nhà phố 3 tầng, diện tích đất 5m x 20m, được thiết kế theo tiêu chuẩn hiện
hành về khu phố thương mại, trong đó các cơng trình cơng cộng và nhà dân được
thiết kế nhằm mục đích vừa ở vừa kinh doanh.
+ Đất xây dựng biệt thự đô thị và cao ốc căn hộ : Nằm tiếp giáp với
đường nối ra biển, bao gồm 106 căn biệt thự, diện tích đất trung bình mỗi căn
300m2, chung cư với mật độ xây dựng khoảng 45% và tầng cao xây dựng từ 1- 9

tầng, công viên, bãi đỗ xe, hồ bơi, 2 sân tennis.
+ Đất xây dựng các khu nhà nghỉ: Đây là phần đất được dùng để xây dựng
các cơng trình: Nhà nghỉ dạng biệt thự vườn, nhà nghỉ nhỏ dạng bungalow, khách
sạn mini. Vị trí ở phía nam khu quy hoạch, dọc theo đường ven biển.
+ Đất giao thông : Phần đất này dùng để xây dựng mạng lưới giao thơng
cho tồn khu trong đó có giao thơng cơ giới và giao thông đi bộ.
- Dựa theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, phương án quy hoạch, các loại đất trên
được phân chia tỷ lệ theo bảng sau:

STT
1
2
3
4
5
6

TÊN LOẠI ĐẤT
Đất xây dựng nhà ở
Đất cơng trình cơng cộng
Đất du lịch nghỉ dưỡng
Đất công viên cây xanh
Đất khác (Hồ điều tiết)
Đất giao thơng
TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT

DIỆN TÍCH (m²)
95,901.10
48,529.60
227,520.50

34,241.20
48,812.30
265,519.30
720,524.00

TỶ LỆ
13.31%
6.74%
31.58%
4.75%
6.77%
36.85%
100%

3.2.2. Chi tiết quy hoạch
Phương án đề xuất dựa trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng, vị trí khu đất, hiện
trạng các khu vực xung quanh khu đất. Thông qua các bản đồ quy hoạch định
hướng khơng gian cho tồn vùng, qua khảo sát thực địa.
Khu đất có vị trí thuận lợi về giao thông (các mặt đều tiếp giáp đường giao
thông), do đó rất tốt trong việc khai thác tối đa các loại dịch vụ của khu du lịch. Vị
trí khu đất khá cao so với mặt biển tạo đựơc tầm nhìn đẹp cho các cơng trình (ba
phía nhìn ra biển).
Trên cơ sở hiện trạng và mạng lưới giao thông thị xã hiện hữu, quan điểm chủ
đạo là quy hoạch xây dựng các khu dịch vụ, thương mại nằm ở vị trí dễ tiếp cận
nhất (tỉnh lộ 28, đường ven biển), ở khu trung tâm sẽ được xây dựng công viên cây
xanh và nhiều dịch vụ khác bao gồm: hồ bơi, sân tennis, nhà hàng fastfood, chòi
nghỉ, khách sạn 4 sao, bến tàu biển du lịch, bãi cát nhân tạo … Xây dựng những
24



×