Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền về lối đi qua và kiến nghị hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.73 KB, 7 trang )

THỰC TIẾN - KINH NGHIỆM

THUC TIỀN GIÀI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỂN
VỀ LĨI ĐI QUA VÀ KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN
BÙI AI GIƠN
*

Do vị trí tự nhiên hoặc sự phân chia trong quá trình chuyển
dịch quyền sử dụng, nhiều trường hợp bất động sản bị vây bọc bởi
các bất động sản của nhiều chủ sử dụng khác nhau. Chủ sử dụng bất
động sản đó gặp nhiều khó khăn trong việc khai thác quyền tài sản
của mình nếu khơng có sự điều chỉnh của pháp luật. Tuy nhiên, vấn
đề này còn nhiều vướng mắc, cần được hướng dẫn cụ thể.

Từ khóa: Quyền về lối đi qua; bất động sản liền kề; bất động sản bị vây
bọc; quyền địa dịch.
Nhận bài: 25/10/2021; biên tập xong: 17/11/2021; duyệt bài: 22/11/2021.

1. Thực tiễn xét xử các tranh chấp
quyền về lối đi qua
Thứ nhất, về khái niệm bất động sản
liền kề. Trong thực tế, bất động sản bị vây
bọc không chỉ cần đến sự nhượng quyền
của bất động sản có chung ranh giới sử
dụng, mà cịn cả những bất động sản khác
nằm nối tiếp với bất động sản liền kề. Do
đó, để bất động sản bị vây bọc có thể đi ra
đường cơng cộng cần có một lối đi. Lối đi
này có thể đi qua nhiều bất động sản của
nhiều chủ sử dụng khác nhau, sẽ có
những bất động sản không nằm liền kề,


nhưng vẫn bị hạn chế quyền về lối đi. Bởi
lẽ, nếu quyền về lối đi chỉ được áp dụng

trên bất động sản liền kề thì sẽ gây khó
khăn, dẫn đến việc áp dụng pháp luật
khơng thống nhất.
Ví dụ: “Đất của ơng T nằm phía ngồi
và giáp đường cơng cộng, đất của ơng H
nằm phía trong và cách đất ông T một con

kênh. Trước đây ông T cho ông H đi qua
đất của mình để ra đường công cộng
nhưng nay không cho đi qua nữa. Ông H
yêu cầu tạo lập lối đi. vấn đề đặt ra là ơng
H có quyền mở lối đi qua đất ông T hay
không khi đất của ông cách đất ông T một
* Thạc sĩ, Tòa án nhân dân huyện Xuyên Mộc,
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tạp chí
số 09/2022

VkIÊM sát

45


THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM

con kênh? Trong vụ án này, phán quyêt

của Tòa sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi
kiện của ơng H, buộc ơng T mở lối đi cho
mình. Tuy nhiên, Tòa phúc thẩm tuyên
ngược lại quyết định này khi cho rằng đất
ông H và đất ông T không liền kề nhau vì
cịn cách nhau một con kênh, nên ông T
không có nghĩa vụ mở lối đi cho ông H”1.
Bên cạnh đó, khơng ít bản án khởi kiện
mờ lối đi nhưng không phải tất cả các
nguyên đơn và bị đơn đều có bất động sản
liền kề; tuy nhiên, khi xét xử, Tòa án mặc
nhiên xem như đủ điều kiện để cho phép
mở lối đi.
Ví dụ: “Đất của bà N nằm phía ngồi
sát đường cơng cộng. Đồng ngun đơn
gồm 11 hộ ở phía trong. Từ trước đến
nay, các hộ vẫn sử dụng lối đi có một
phần diện tích ngang qua đất nhà bà N.
Nay bà N rào lại không cho đi. Các hộ
yêu cầu bà N mở lối đi. Trong tranh chấp
này, có 11 hộ yêu cầu tạo lập lối đi nhưng
không đồng nghĩa các hộ đều liền kề với
đất của bà N. Vì nằm dọc theo con đường
có nhiều hộ nguyên đơn; đất của gia đình
chị A nằm ngay đầu đường giáp với hộ bà
N. Có những hộ yêu cầu tạo lập lối đi
nhưng không liền kề, đây chỉ là những
bất động sản xung quanh. Tuy nhiên, Tòa
án vẫn chấp nhận yêu cầu của các đồng
nguyên đơn”1

2.
Như vậy, từ thực tiền xét xử, Tòa án đã
mở rộng thêm nội hàm cách hiếu về yếu tố
“liền kề”. Đó là, ngồi bất động sản liền

kề, trong quá trình sử dụng, bât động sản
bị vây bọc còn tác động lên những bất
động sản xung quanh, làm ảnh hưởng đến
quyền tạo lập lối đi.
Thứ hai, quy định về lối đi thuận tiện
và họp lý. Điều 254 Bộ luật Dân sự
(BLDS) năm 2015 quy định về việc mở

lối đi sao cho thuận tiện và họp lý nhưng
lại chưa hướng dẫn cụ thể. Lối đi thuận
tiện được mở để phục vụ cho nhu cầu sinh
hoạt hằng ngày hay cả nhu cầu sinh hoạt
hằng ngày và nhu cầu sản xuất, kinh
doanh? Vì chưa có vãn bản hướng dẫn về
xác định tính thuận tiện và hợp lý của lối
đi nên việc này phụ thuộc vào quan diêm
chủ quan của Thẩm phán.
Tác giả đồng tình ý kiến cho rằng, tính
thuận tiện và hợp lý được thể hiện ở chỗ
phải bảo đảm cho chủ sử dụng bất động
sản bị vây bọc có thể khai thác, sử dụng
bất động sản có hiệu quả nhất. Tuy nhiên,
chủ sử dụng bất động sản bị vây bọc
không thể tự mở lối đi theo ý của mình,
mà cần có sự đồng ý của chủ sử dụng bất

động sản liền kề. Phải kết họp và bảo đảm
quyền lợi của các bên, nếu nghiêng về một
phía có thể làm trầm trọng hơn tình trạng
của bên kia3.
Lối đi có thể được hiểu là lối đi cho
người sử dụng (không phải là các phương
tiện giao thông vận tải, gia súc) và chỉ
đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt thông
thường (không phải hoạt động sản xuất

nông nghiệp, thương mại). Đe đưa ra
1. Xem Bàn án số 454/2007/DS-PT ngày 14/06/2007
của Tòa án nhân dân tinh Tiền Giang.
2. Xem Quyết định số 466/2012/DS-GĐT ngày
21/09/2012 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.

Tạp chí

46

KIỂM SẤT

Sơ 09/2022

3. Xem Trần Thị Huệ, “Quyền sử dụng hạn ché bất
động sản liền kề và vấn để tranh chấp ranh giới”, Nxb.
Tư pháp, năm 2011, tr.63.


THỤC TIỀN - KINH NGHIỆM


phán quyết, Thẩm phán cần xem xét kỹ
lưỡng các điều kiện thuận tiện và hợp lý,
để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại
cho chủ sừ dụng bất động sản chịu hưởng
quyền. Việc mở lối đi phải tính đến vị trí
địa lý và đặc điểm của vị trí đó, lợi ích
của các bất động sản bị vây bọc và khả
năng gây thiệt hại cho bất động sản vây
bọc. Lối đi phải đảm bảo các yếu tố như

bên trái hay bên phải, phía ngồi hay phía
trong, đi thẳng hay đi vòng, chiều dài,
chiều rộng, chiều cao.
Bên cạnh đó, khi giải quyết tranh chấp
về tính thuận tiện và hợp lý, giữa các Tịa
án cũng khơng có sự thống nhất về giới
hạn tối thiểu và tối đa của chiều rộng lối
đi cần mở. Giới hạn chiều dài, chiều rộng,
chiều cao được tự thỏa thuận, bảo đảm
thuận tiện cho các bên.
Vỉ dụ: “Nguyên đơn yêu cầu lối đi có
chiều ngang l,5m (dài hết thửa 526) là
chưa phù hợp. Đối với lối đi ở nông thôn,
chiều ngang Olm đã đảm bảo điều kiện đi
lại và ít gây thiệt hại cho việc sử dụng đất
của bị đơn. Vì vậy, cần sửa một phần bản
án sơ thẩm, chấp nhận một phần yêu cầu
khởi kiện của nguyên đơn về mở lối đi có
chiều ngang Olm”4.

Thứ ba, về trường hợp lối đi không đủ.
Điều 254 BLDS năm 2015 quy định trong
trường hợp chủ sử dụng bất động sản bị
vây bọc bởi các bất động sản của các chủ
sử dụng khác mà không đủ lối đi ra đường
4. Xem Bản án số 167/2019/DS-PT ngày 09/5/2019
của Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre, truy
cập ngày 24/10/2021.

công cộng CÓ quyền yêu cầu chủ sử dụng
bất động sản vây bọc dành cho mình một
lối đi hợp lý. Trường hợp này có thể hiểu
là chủ sử dụng bất động sản bị vây bọc
thực tế đã có lối đi nhưng lối đi này không
đủ hoặc không đảm bảo về không gian,
diện tích. Tuy nhiên, căn cứ hay tiêu chí
nào để xác định lối đi là khơng đủ?
Ví dụ: “Ơng A cho rằng lối đi có chiều
ngang 4-4,5m, nhưng bà L đã lấn chiếm
thu hẹp lối đi, hiện chiều ngang chỉ còn
khoảng hơn 02m nên đã ảnh hưởng đến
quyền sử dụng lối đi. Bị đơn thừa nhận lối
đi vào đất của ông A đi ngang qua phần
đất của bà, lối đi có kích thước khoảng
02m nối từ đường cái liên thơn vào đất
của ơng A và lối đi này hình thành từ năm
1972, nên bà chi đồng ý để lối đi có chiều
rộng là 02m. Việc ơng A u cầu để lối đi
có chiều rộng 4-4,5m là khơng có căn cứ
và bị đơn không đồng ý. Như vậy, các bên

đương sự đều thừa nhận trên thực tế có lối

đi chung giữa hộ ông A và bà L và đây là
lối đi duy nhất vào đất của ông A”5.
Thực tiễn cho thấy, căn cứ và tiêu chí
để Thẩm phán xác định lối đi không đủ
cũng là một vấn đề phức tạp và cần có
hướng dẫn. Việc đánh giá lối đi khơng đủ
chủ yếu dựa vào lời khai của chủ sử dụng
bất động sản bị vây bọc, khi cho rằng lối
đi hiện tại khơng đảm bảo về diện tích,
thuận tiện. Bởi lẽ, tùy theo vị trí, địa điểm,
địa thế tự nhiên của bất động sản mà nhu
cầu về lối đi cũng khác nhau. Ví dụ: Một lối
đi trên đất của gia đình ơng A đã hình
5. Xem Bản án số 73/2018/DS-PT ngày 03/5/2018
của Tịa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk.

Tạp chí
Số 09/2022 V-KIẺM SÁT

47


THỰC TIẾN - KINH NGHIỆM

thành từ lâu để đi từ đường cơng cộng vào
nhà của gia đình ơng B. Tuy nhiên, qua
quá trình sử dụng đất, những gia đình
khác chuyển đến sinh sống gần nhà ơng B,

nên gia đình ơng B và các hộ gia đình
xung quanh nhận thấy con đường đất cũ là
không đủ, không đáp ứng được nhu cầu đi
lại của các hộ dân phía trong. Bên cạnh
đó, các bất động sản tại đơ thị thì hẹp, cịn
ở khu vực nơng thơn thì rộng và thưa hon,
nên nhu cầu về diện tích sử dụng lối đi
cũng khác nhau. Vì vậy, Thẩm phán khi ra
phán quyết phải cân nhắc nhằm đảm bảo
cân bằng lợi ích và hài hịa trong mối quan
hệ giữa các chủ thể.
Thứ tư, về vấn đề đền bù. Đen bù được
hiểu không phải là điều kiện mở lối đi mà
chỉ là hệ quả của việc mở lối đi. Việc chủ
sử dụng bất động sản hưởng quyền đền bù
cho chủ sử dụng bất động sản chịu hưởng
quyền mang ý nghĩa hồ trợ vật chất vì
quyền sử dụng bất động sản bị hạn chế.
Tuy nhiên, Điều 254 BLDS năm 2015
không quy định về phương thức, mức đền
bù, thời hạn đền bù và trường hợp nếu
khơng đền bù thì giải quyết như thế nào,
có những chế tài gì hay khơng? Vì luật
khơng quy định cụ thể về thời hạn đền bù
nên các bên hiểu là có thể đền bù trước
hoặc sau khi mở lối đi. Giả sử trường hợp
bên có bất động sản hưởng quyền đền bù
cho bên có bất động sản chịu hưởng quyền
trước khi mở lối đi, nhưng sau khi nhận
tiền đền bù thì bên có bất động sản chịu

hưởng quyền lại không mở lối đi như đã
thỏa thuận thì giải quyết như thế nào?
Thực tiễn xét xử cho thấy, Tòa án tuyên
chủ sừ dụng bất động sản liền kề phải
Tạp chí

48

KIỂM SÁ I

Số 09/2022

dành cho người có bất động sản bị bao bọc
bởi bất động sản khác lối đi hợp lý, nhưng
về phần đền bù thì không đề cập đến hoặc
tuyên phải đền bù nhưng về mức đền bù
còn nhiều ý kiến khác nhau6. Việc chủ sử
dụng bất động sản hưởng quyền đền bù
cho chủ sử dụng bất động sản chịu hưởng
quyền mang ý nghĩa hồ trợ vật chất, bởi
quyền sử dụng bất động sản bị hạn chế,
mà khơng phải các bên chuyển nhượng
cho nhau.
Ví dụ: “Do hiểu Điều 254 BLDS năm
2015 (Quyền về lối đi qua) không đầy đủ,
dẫn tới phần quyết định của bản án sơ
thẩm tuyên: Bà Q, ông L được quyền sử
dụng 108,9m2 đất và có nghĩa vụ thanh
tốn giá trị quyền sừ dụng đất và cây trồng
trên đất cho bà V với tổng số tiền là

65.752.400 đồng. Bà V đến cơ quan có
thẩm quyền để điều chỉnh giảm diện tích
đất 108,9m2 trong Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất số BM 512359 cấp ngày
07/01/2013. Quyết định như vậy là khơng
chính xác, khơng phù hợp với quy định
của pháp luật. Bà Q, ông L chỉ được đi
trên lối đi có diện tích 108,9m2 và phải trả
một khoản tiền đền bù cho bà V, còn cây
trồng trên đất vẫn thuộc quyền sở hữu của
bà V và diện tích đất 108,9m2 vẫn thuộc
quyền sử dụng của bà V, nên cần giữ
nguyên diện tích đất trong giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất của bà V. Do đó,
6. Xem Trần Duy Binh, “Một so vướng mắc trong
thực tiễn áp dụng Bộ luật Dân sự 2005 và kiến nghị hoàn
thiện ”, />mot-so-vuong-mac-trong-thuc-tien-p-dung-bo-luat-dnsu-nam-2005-v-kien-nghi-hoan-thien), truy cập ngày
24/10/2021.


THỰC TIỀN - KINH NGHIỆM

cần sửa bản án sơ thẩm. Thẩm phán xét xử
sơ thẩm vụ án cần rút kinh nghiệm”7.
Hiện nay, tồn tại hai loại giá đất: Theo
bảng giá của ủy ban nhân dân (UBND)
cấp tỉnh và giá thị trường, khi Tòa án tiến
hành định giá phần đất của các bên tranh
chấp. Hai loại giá này có sự chênh lệch rất
rõ rệt. Thông thường, chủ sử dụng bất

động sản chịu hưởng quyền sẽ yêu cầu
được áp dụng giá thị trường, còn chủ sử
dụng bất động sản hưởng quyền muốn áp
dụng bảng giá của UBND cấp tỉnh. Từ đó,
dẫn đến mâu thuẫn về lợi ích phát sinh,
các bên khó có thể đi đến thỏa thuận thống
nhất về mức đền bù. Có ý kiến cho rằng,
quy định cụ thể khung giá áp dụng trong
việc đền bù đối với trường hợp thực hiện
quyền đối với bất động sản liền kề là
khung giá thị trường địa phương do một
cơ quan có chức năng thẩm định tại thời
điểm tranh chấp là phù hợp. Trong khi đó,
thực tiễn xét xử có xu hướng áp dụng giá
đất do Nhà nước quy định để tính giá trị
đền bù phần đất mở lối đi.
về bản chất, chủ sử dụng bất động sản
liền kề chỉ cung cấp quyền khai thác hạn
chế mà khơng trao quyền sử dụng, họ có
khả năng lấy lại toàn quyền sử dụng tài
sản khi quyền đối với bất động sản liền kề
chấm dứt. Mặt khác, việc đền bù mang ý
nghĩa hỗ trợ vật chất cho chủ sử dụng bất
động sản chịu hưởng quyền khi không thể
khai thác, sử dụng triệt để bất động sản
7 . Xem Bản án số 86/2018/DS-PT ngày 28/9/2018 của
Tòa án nhân dân tinh Bà Rịa - Vũng Tàu, truy cập ngày 24/10/2021.

của mình, nên khoản tiền này khơng thể
hiểu là trao đổi ngang giá như trường hợp

chủ sử dụng bất động sản chịu hưởng
quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đối
với phần diện tích dành cho lối đi qua8.
Thứ năm, về thay đổi việc thực hiện
quyền. Thực tế cho thấy, không ít trường
hợp chủ sử dụng bất động sản chịu hưởng
quyền có nhu cầu thay đổi về cơ sở hạ tầng
đối với diện tích của bất động sản chịu
hưởng quyền để phục vụ cho hoạt động
kinh doanh, chia thừa kế, tặng cho hoặc
chuyển nhượng cho những chủ sử dụng
khác. Tuy nhiên, quy định tại Điều 249
BLDS năm 2015 gây ra cách hiểu chủ sử
dụng bất động sản chịu hưởng quyền có thể
thay đổi tùy ý, mặc dù việc thay đổi đó là
không cần thiết, gây bất lợi cho chủ sử
dụng bất động sản hưởng quyền. Như vậy,
trong trường họp nếu sự thay đổi đó là
khơng họp lý thì bên có bất động sản chịu
hưởng quyền có được thay đổi hay khơng?
Hơn nữa, Điều 249 BLDS năm 2015 quy
định chủ sử dụng bất động sản chịu hưởng
quyền phải thông báo cho chủ sử dụng bất
động sản hưởng quyền trong một thời hạn
hợp lý nhưng lại không hướng dẫn cụ thể
bao lâu là thời hạn hợp lý?
Bên cạnh đó, pháp luật cần quy định rõ
quyền về lối đi qua bất động sản liền kề
trong trường họp phân chia bất động sản
8. Xem Nguyễn Thanh Thư, “Mối liên hệ của quyền

về lối đi qua bất động sản liền kể và các chế định khác
theo quy định của BLDS năm 2015 ”, Kỷ yếu Hội thảo
khoa học “Quy định về tài sản trong BLDS năm 2015 và
ảnh hưởng của nó đến các quy định khác trong pháp luật
Việt Nam”, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh, năm 2017, tr.45.

Tạp chí

Sơ 09/2022

VkIẺM sát

49


THỰC TIÊN - KINH NGHIỆM

thành nhiều phần do mua bán, thừa kế...
Khi đó, bất động sản bị vây bọc có lối đi
được xác lập trong phạm vi bất động sản
liền kề có cùng nguồn gốc hay với cả các
bất động sản liền kề khác? Quy định tại
khoản 3 Điều 254 BLDS năm 2015 chỉ
phù hợp trong trường hợp bất động sản bị
phân chia (bất động sản gốc) sau khi phân
chia còn quỳ đất để tạo lập lối đi. Trường
hợp ngược lại, bất động sản sau khi phân
chia khơng cịn quỹ đất để tạo lập lối đi,
hay nói cách khác, nếu lối đi được tạo lập

trên chính bất động sản gổc thì khơng thể
khai thác và sử dụng cơng năng của nó do
quá nhỏ. Pháp luật hiện hành chỉ quy định
các bất động sản có cùng nguồn gốc phải
có nghĩa vụ dành lối đi cho bất động sản
phía trong khi phân chia mà không quy
định nghĩa vụ này đối với các bất động
sản liền kề khác9. Trường hợp bất động
sản được phân chia do thừa kế, tặng cho,
mua bán... cho nhiều chủ sử dụng khác
nhau thì họ phải dành một lối đi cho người
phía trong. Chẳng hạn, tại bản án nhận
định như sau: “Qua xem xét thẩm định
thực tế cũng xác định, thửa đất anh M, anh
N sử dụng có lối đi mặt trước giáp với ngõ

xóm. Do vậy, khi anh M, anh N có sự
phân chia thừa đất (chia ngang thửa đất)

phải có sự thỏa thuận với nhau, người
được sử dụng đất ở bên ngoài phải dành
lối đi cho người được sử dụng đất ở bên
trong mới đúng với thực tế. Đối với biên
9. Xem Th.s Nguyễn Thanh Thư - Nguyễn Tấn
Hoàng Hải, “Quyền lối đi qua bất động sàn liền kề trong
BLDS 2015", truy cập ngày 24/10/2021.

Tạp chí

50


KIẾM SẤT

Số 09/2022

bản giao quyền sử dụng đất do bà Nguyễn
Thị L là mẹ đẻ của anh N, anh M lập ngày
10/4/2012 là chưa có giá trị pháp lý, khi
chia đất không dành lối đi cho người ở

bên trong là không đúng quy định tại
khoản 3 Điều 254 BLDS năm 2015”10.
2. Một số đề xuất, kiến nghị
Thứ nhất, cần quy định thế nào là “bất
động sản bị vây bọc”; “lối đi thuận tiện, hợp
lý” và “lối đi không đủ”; “thay đổi hiện
trạng lối đi” để tạo cơ sở pháp lý cho Tòa án
khi giải quyết tranh chấp liên quan đến
quyền về lối đi qua. Trong đó, cần quy định
cụ thể thể nào là “lối đi thuận tiện, hợp lý”
và “lối đi không đủ”, tạo cơ sở đề các bên
thỏa thuận được với nhau về giới hạn chiều
dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi, hạn chế
phát sinh tranh chấp hoặc nếu có tranh chấp
xảy ra thì Thẩm phán cũng có đủ căn cứ
pháp lý để xác định theo yêu cầu của đương
sự, tránh áp đặt theo ý chí chủ quan. Đồng
thời, cần quy định cụ thể căn cứ xác định lối
đi không đủ cho từng khu vực thành thị,
nông thôn, đồng bằng, miền núi.

Thứ hai, cần quy định mức và thời hạn
đền bù nếu một bên không thực hiện việc
đền bù. về mức đền bù, hiện nay tồn tại
hai loại giá là giá đất theo bảng giá của
UBND cấp tỉnh và giá thị trường. Theo
tác giả, nên quy định cụ thể mức đền bù

căn cứ vào giá thị trường. Bởi lẽ, chủ sử
dụng của bất động sản chịu hưởng quyền
khi mở lối đi cho chủ sử dụng bất động
sản hưởng quyền qua bất động sản của
mình sẽ dẫn đến quyền sử dụng, khai thác
10. Bản án số 130/2019/DS-PT ngày 30/5/2019 của
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.


THỰC TIẺN - KINH NGHIỆM

bất động sản của họ bị ảnh hưởng. Vì vậy,
nếu áp dụng giá theo bảng giá của UBND
cấp tỉnh sẽ không đảm bảo được quyền và
lợi ích hợp pháp của chủ sử dụng bất động
sản chịu hưởng quyền, về thời hạn đền
bù, theo tác giả, nên quy định sau khi mở
lối đi thì chủ sử dụng bất động sản hưởng
quyền sẽ đền bù cho chủ sử dụng bất động
sản chịu hưởng quyền, tránh tình trạng
đền bù trước nhưng sau đó lối đi lại khơng

được mở.

Thứ ba, cần quy định cụ thể thời hạn
hợp lý mà chủ sử dụng bất động sản chịu
hưởng quyền phải thông báo cho chủ sử
dụng bất động sản hưởng quyền trong

VƯỚNG MẮC TRONG...
ITìếp theo trang 44)

giá trị tương đương thay kết luận giám
định. Cơ quan điều tra chuyển gói niêm
phong đến gửi kho bạc, khi giao gói niêm
phong cho cơ quan THADS thì kèm theo
biên bản làm việc với ngân hàng nêu trên.
Cơ quan THADS nhận gói niêm phong
cùng biên bản làm việc (thay cho kết luận

giám định). Như vậy, biên bản làm việc
với ngân hàng xác định loại tiền, số tiền
giả và tiền thật trong số tiền vật chứng,

đảm bảo nhanh gọn và là căn cứ pháp lý
để Tòa án ra bản án quyết định xử lý vật
chứng đúng quy định và cơ quan THADS
giao nhận vật chứng trong thi hành án

trường hợp có thay đổi về việc thực hiện
quyền. Điều này nhằm nâng cao trách
nhiệm của bên có bất động sản chịu
hưởng quyền và tạo điều kiện thuận lợi
cho bên có bất động sản hưởng quyền tìm

cách thức thay thế, đảm bảo việc thực
hiện quyền được liên tục. Mặt khác, cũng
cần quy định rõ trường hợp bất động sản
được phân chia do thừa kế, tặng cho,
chuyển nhượng... cho nhiều chủ sử dụng
khác nhau, nếu diện tích của các bất động
sản được phân chia quá nhỏ, không thể
khai thác và sử dụng để mở lối đi thì có
thể u cầu mở lối đi qua các bất động
sản liền kề khác.n

chặt chẽ. Hiện tại, một số CQĐT đã thực
hiện theo cách này và từng bước thống
nhất thực hiện chung.
Thực hiện đúng quy định pháp luật
nhưng phải linh hoạt, phù hợp với thực tế,
các cơ quan trung ương cũng cần thống
nhất hướng dẫn cũng như nghiên cứu sửa
đổi BLTTHS năm 2015. Vật chứng nào
cần thiết phải giám định hoặc bắt buộc
giám định thì thực hiện theo Điều 205,
206 BLTTHS năm 2015, không cần thiết
phải nêu việc phải giám định trong Điều
90 BLTTHS nam 2015.
Như vậy, cần sửa đổi Điều 90 BLTTHS

năm 2015 như sau:
“... b) Vật chứng là tiền, vàng, bạc,
kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất
cháy, chất độc, chất phóng xạ, vũ khí qn

dụng phải được cơ quan chun mơn phân
loại ngay sau khi thu thập”.n
Tạp chí

Sơ 09/2022

VkIỂM sát

51



×