Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Nội dung, phương pháp giáo dục quyến con người tại đại học sư phạm hà nội thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1020.07 KB, 11 trang )

THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM

NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
QUYỂN CON NGƯỜI TẠI ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI
- THỰC TRÀNG VÀ GIẢI PHÁP
• TS. Trần Thị Thu Hun
*
Tóm tất: Bài viết đánh giá ưu điếm, hạn chế vể nội dung, phương pháp giáo dục
quyền con người tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, phân tích các nguyên nhân của
những hạn chế, từ đó đề xuất một sổ giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục
quyền con người tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói riêng và các trường sư phạm
trên tồn quốc nói chung.
Từ khóa: Giảo dục quyền con người, nội dung giáo dục quyền con người, phương
pháp giảo dục quyền con người, Đại học Sư phạm Hà Nội.
Abstract: The article evaluates the advantages and limitations of the content
and methods of human rights education at Hanoi National University of Education,
analyzes the causes of these limitations, and then proposes some solutions to
enhance the effectiveness of human rights education at Hanoi National University
of Education in particular and pedagogical schools nationwide in general.
Keywords: Human rights education, content of human rights education, methods
of human rights education, Hanoi National University of Education.
Ngày nhận; 16/12/2021 Ngày phản biện, đánh giả: 30/12/2021 Ngày duyệt: 22/02/2022

1. Thực trạng nội dung, phương Nam. Với tông sô cán bộ giảng viên,
pháp giáo dục quyền con người tại giáo viên, nhân viên của nhà trường là
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
1.069 người, ngoài tập trung đào tạo đại
a) Khái quát tình hình giảo dục học và sau đại học, các trung tâm nghiên
quyền con người tại Trường Đại học Sư cứu và viện nghiên cứu, trường Đại học
phạm Hà Nội
Sư phạm Hà Nội cịn có 4 trường phổ


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thông thực nghiệp trực thuộc, gồm:
là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại Trường Mầm non Búp sen xanh; Trường
học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học Tiểu học Nguyễn Tất Thành; Trường
giáo dục đa ngành chất lượng cao, là THCS và THPT Nguyễn Tất Thành;
một trong những trường đại học trọng Trường THPT chuyên Sư phạm.
điểm của hệ thống giáo dục đại học Việt
Với truyền thống 70 năm ra đời
(*) Khoa Lý luận chính trị - Giáo dục công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Email:

PHÁP LUẬT VỀ QUYỂN CON NGUỜI


SỐ 2 (23) - 2022
và phát triên, Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội đã 11L<ôn tiên phong trong việc
ủng hộ và thực hiện tốt các chính sách
đổi mới tồn diện của Bộ Giáo dục và
Đào tạo cũng như của toàn ngành giáo
dục. Với triết lý giáo dục “Đào tạo nhà
giáo xuất sắc có tinh thần nhãn văn, tư
duy hiện đại, hành động tích cực vì sự
phát triến cộng đồng”, Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội đã góp phần khơng
nhỏ để quyền con người được thực hiện
trong thực tè, từ việc ban hành các
chính sách tun sinh đảm bảo sự cơng
khai, minh }ạch, cơng bằng và bình
đẳng về cơ hội cho tất cả mọi người;
xây dựng chư<ơng trình mơn học và nội
dung dạy học đảm bảo tính khoa học,

tiến bộ, nhân văn (có một số khoa có
những mơn học chun sâu vể giáo dục
quyền con n3ười như khoa Lý luận
chính trị - Giáo dục công dân, Khoa
Công tác xã hội, Khoa Giáo dục đặc
biệt, Khoa Gịáo dục mầm non, Khoa
Giáo dục tiểu học, Khoa Quốc phịng
an ninh); hìn|]h thức và phương pháp
dạy học mang tính dân chủ, cơng bằng,
lấy người họo làm trung tâm; cơ chế
tuyển dụng gịảng viên và chuyên viên
giáo dục của nhà trường cũng được
công khai, minh bạch và dân chủ; đội
ngũ giảng V iên và nhân viên nhà
trường không ngừng được cung cấp
các cơ hội nâ:ng cao nghiệp vụ, hoàn
toàn được đản bảo quyền tiếp cận các
cơ hội học tập, nâng cao nghiệp vụ của
bản thân và iếp cận các nguôn lực
khác của nhà trường một cách cơng

bằng và bình đẳng.
về nội dung giảng dạy giáo dục
quyền con người
Thứ nhất, nội dung đào tạo đại
học và sau đại học gắn với nội dung
giáo dục quyền con người
Ở cấp đào tạo này, nhà trường có
24 khoa - chủ yếu đào tạo theo các môn
học phục vụ việc cung cấp giáo viên

cho phố thông, giảng viên cho các
trường đại học hoặc làm việc tại các
trung tâm nghiên cứu, với 39 mã ngành
(đào tạo cừ nhân sư phạm và cử nhân
ngồi sư phạm). Khảo sát khung chương
trình các mơn học của tất cả các mã
ngành ở các khoa trong trường cho thấy,
nhìn chung, trong khung chương trình
các mơn học của các khoa trong trường
đều có những mơn học liên quan trực
tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung giáo
dục quyền con người. Đặc biệt, một số
môn học được triển khai dạy chung cho
sinh viên toàn trường như: Giáo dục
pháp luật (Trong chương trình mơn học
này đặc biệt cịn có chun đề: Các điều
ước quốc tế về quyền con người và việc
thực hiện ở Việt Nam. Mục đích giảng
dạy cho các bạn sinh viên của tất cả các
khoa về quyền con người và việc thực
hiện quyền con người trong thực tiễn ở
Việt Nam); Tâm lý học giáo dục; Giáo
dục học; Nghệ thuật học đại cương; Lý
luận dạy học và Phương pháp dạy học;
Nhân học đại cương; Nhập môn khoa
học xã hội và nhân văn.
Trong đó, các khoa có mã ngành
đào tạo thể hiện nội dung giáo dục

VIETNAM JOU1 INAL OF HUMAN RIGHTS LAW


87


THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM

quyền con người rõ nét nhất, thậm chí
là trực tiếp giảng dạy về quyền con
người và quyền trẻ em, gồm một số môn
học tại một số khoa điển hình như Khoa

STT

1

Lý luận chính trị - Giáo dục công dân;
Khoa Công tác xã hội; Khoa Giáo dục
đặc biệt; Khoa Giáo dục mầm non;
Khoa Giáo dục tiểu học. Cụ thể:

Các khoa có mơn học thể hiện rõ nét nội dung
giáo dục quyền con người
Các môn thể hiện nội dung giáo dục
Các khoa
quyền con ngưịi
Khoa Lý luận chính trị 1.1 .Pháp luật về quyền con người và quyền trẻ em
- Giáo dục cơng dân
1.2.Chun đề Bình đẳng giới và giáo dục gia đình
1.3.Hiến pháp và định chế chính trị ở Việt Nam


1.4. Pháp luật học đại cương
1.5. Giáo dục pháp luật 1
1.6. Giáo dục pháp luật 2
1.7. Dân chủ và pháp quyền

2

Khoa Công tác xã hội

2.1. Nhập môn công tác xã hội
2.2. An sinh xã hội
2.3. Chính sách xã hội
2.4. Giới và phát triển

2.5. Công bằng xã hội và tiến bộ xã hội
2.6. Công tác xã hội với người khuyết tật và nạn
nhân chiên tranh
2.7...........
Thứ hai, nội dung đào tạo của
các trường phố thông (từ mầm non đến
THPT) thuộc Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội gắn với nội dung giáo dục
quyền con người
Các trường phổ thông trực thuộc
trường Đại học Sư phạm Hà Nội luôn là
lực lượng tiên phong trong đối mới
giáo dục. Chương trình giáo dục phổ
thơng tổng thể (chương trình các mơn
học từ lớp 1 đến lớp 12) đã được Bộ


88

Giáo dục và Đào tạo xây dựng và triển
khai - là một bước ngoặt lớn trong
những nồ lực của Đảng, Nhà nước và
toàn xã hội trong đổi mới giáo dục của
Việt Nam. Trong đó, mục tiêu hướng
tới mang tính thực tiễn cao: các nhà
giáo dục khi xây dựng chương trình
hay khi bắt tay vào viết sách giáo khoa,
đào tạo đội ngũ giáo viên để tiếp cận
theo hướng mới, chuyển từ tiếp cận nội
dung sang tiếp cận năng lực thì ln
PHÁP LUẬT VỂ QUYẾN CON NGƯỜI


sô 2 (23) - 2022
trăn trở với câu hỏi sau: học sinh của
chúng ta (chính con em chúng ta) sau
khi học xong chương trình phổ thơng
thì họ sẽ là ai? Họ sẽ làm được gì? Họ
sẽ muốn trở thành người như thế nào?
Họ có khả năng hoạch định và xây dựng
chính cuộc đ'ời của họ khơng?
Với tâm niệm đó, mơn Giáo dục
công dân ở phổ thông đã được định
hướng về mặt nội dung rẩt rõ ràng,
tường minh với 3 mạch nội dung chính:
giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật và
kinh tế, giác dục kĩ năng sống. Từ các

mạch nội du:ng này, giáo viên sẽ phải
triển khai cá|c đơn vị kiến thức đó theo
hướng tổ chức hoạt động, lấy người
học làm trur g tâm, học sinh phải được
tự trải nghiệm tri thức trong chính từng
mơn học của mình, được đắm mình
trong những 1tình huống giả định để đưa
ra nhận xét hoặc cách giải quyết tình
huống đó, th <ơng qua sản phẩm là ngơn
ngữ nói (thuyết trình, hùng biện, tranh
luận), ngơn ngữ viết (viết bài luận, viết
thư, viết lời bình, viết thơng điệp), sản
phẩm hoạt động của học sinh cịn có thế
được biểu đạt qua các loại hình nghệ
thuật (thơ, nhạc, họa, thiết kế thời
trang, thiết kế và tổ chức sự kiện, kịch
hoặc sân khí. u hóa...)
Nội dựng giáo dục qun con
người đã được trực tiếp thể hiện trong
mạch nội dung về pháp luật và kinh
tế1, cụ thể:
- Lớp z : Quyền và bổn phận của
trẻ em.
: Quyền
trẻ em.
Lớp
6

- Lớp 7: Quyền và nghĩa vụ cơng
dân trong gia đình.

- Lớp 8: Quyền và nghĩa vụ lao
động của công dân.
- Lớp 9: Quyền tự do kinh doanh
và nghĩa vụ đóng thuế.
- Lớp 11: Quyền bình đẳng của
cơng dân; Một số quyền dân chủ cơ
bản của công dân; Một số quyền tự do
cơ bản của công dân.
- Lớp 12: Một số quyền và nghĩa
vụ của công dân về kinh tế; Quyền và
nghĩa vụ của cơng dân về văn hóa và
xã hội.
Thứ ba, bồi dưỡng và tập huấn
giáo viên phổ thông
Song song với đào tạo hệ cử nhân
chính quy, trường Đại học Sư phạm Hà
Nội thường xun có các chương trình
bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ giáo
viên. Trước đây, việc nâng cao trình
độ chuyên môn của giáo viên phố
thông thường diễn ra theo đơn đặt
hàng của các Sở Giáo dục ở các địa
phương hoặc trực tiếp là đơn đặt hàng
của các trường cụ thể. Việc bồi dưỡng
này diễn ra lẻ tẻ và tự phát. Nhưng sau
khi chương trình giáo dục phổ thơng
tổng thể ra đời thì giáo viên cả nước
được tham gia bồi dưỡng và tập huấn
một cách có hệ thống. Trong gần 02
năm triển khai bồi dưỡng cho giáo

viên tiểu học, Trung học cơ sở và
THPT (được sự trợ giúp của Chương
trình Etep - sự liên kết của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Ngân hàng Thế giới,
Đại học Giáo dục của Hồng

VIETNAM JOI JRNAL OF HUMAN RIGHTS LAW

89


THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM

Kông),Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội đảm trách bồi dưỡng cho giáo viên
sư phạm chủ chốt và cán bộ quản lý
phổ thông cốt cán (đã triển khai bồi
dưỡng khoảng 1000 giáo viên của miền
Bắc). Chương trình tập huấn được triển
khai mạnh mẽ (qua cả 2 kênh: tập huấn
trực tiếp và trực tuyến). Điều này cho
thấy quyền con người thật sự được đề
cao trong giáo dục, một lần nữa các nhà
giáo dục phải thật sự hướng tới tổ chức
hoạt động dạy và học trong đó người
học phải là trung tâm của hoạt động được tôn trọng, được lắng nghe, được
thấu hiểu, được thể hiện quan điểm và
chính kiến cá nhân.
Thứ tư, hoạt động nghiên cứu
của các trung tâm, các viện trực thuộc

trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trường có 10 trung tâm, 02 viện
nghiên cứu, 01 nhà xuất bản; 01 tạp
chí khoa học. Ngồi ra, Phịng Khoa
học của trường cũng đã phát huy tích
cực vai trị của mình trong việc triển
khai các nghiên cứu khoa học của sinh
viên, của giảng viên cấp trường và
thực hiện các đề tài cấp Bộ, các đề tài
phi chính phủ... Trong đó có nhiều đề
tài nghiên cứu có giá trị cao, liên quan
trực tiếp hoặc gián tiếp tới nội dung
giáo dục quyền con người như: Xây
dựng trường học an toàn, trường học
thân thiện; Xây dựng mơ hình giáo dục
bảo vệ mơi trường ở cấp THCS; Xây
dựng văn hóa nhà trường; Vai trị của
xã hội cơng dân đối với q trình dân
chủ hóa ở Việt Nam...
90

về phương pháp giáo dục quyền
con người
Thứ nhất, việc dạy và học về
quyền được tích hợp trong từng mơn
học hoặc tích hợp liên mơn
Giảng viên đào tạo ở bậc đại học
của trường cũng như đội ngũ giáo
viên của khối pho thông trực thuộc
trường luôn cố gắng sử dụng linh hoạt

các phương pháp dạy học (Phương
pháp thuyết trình, đàm thoại, làm
mẫu, thực nghiệm, thảo luận, nghiên
cứu trường hợp, xử lý tình huống, dạy
học trực quan, đóng vai, trị chơi, dạy
học dự án...) và kĩ thuật dạy học (động
não, kĩ thuật phòng tranh, hỏi bằng
phiếu, hỏi bang bảng kiểm, kĩ thuật
321, kĩ thuật bể cá, khăn trải bàn, tia
chớp, kĩ thuật 0 bi, sơ đồ tư duy, tranh
biện...) khác nhau.
Quyền con người thường được
các nhà giáo dục sử dụng thông qua
việc đưa ví dụ minh họa vào bài học,
các tình huống học tập cần nghiên cứu,
các bài tập dự án cần triển khai sau khi
kết thúc buổi học. Ví dụ, đối với bậc
mầm non, tiểu học, việc sử dụng
phương pháp kể chuyện, đặc biệt sừ
dụng truyện cổ tích vào dạy học sẽ có
tác động mạnh mẽ vào cảm xúc của
trẻ. Các nhân vật trong câu chuyện sẽ
giúp trẻ phân định thiện ác, tốt xấu.
Cụ thể hơn, như truyện ‘‘Cây tre trăm
đốt” là một điển hình về giáo dục
quyền con người. Ai cũng có quyền
được sống, được hưởng hạnh phúc, dù
giàu hay nghèo cũng bình đắng với
PHÁP LUẬT VẾ QUYỀN CON NGUỜI



sô 2 (23) - 2022
nhau, và tôn trọng những thỏa thuận,
những giao 1'1ớc với nhau.
Thứ hai, việc dạy và học về quyển
được lồng ghép vào các hoạt trải
nghiệm ở trường phổ thơng
Hiện nay trong chương trình giáo
dục phổ thơng, hoạt động trải nghiệm
được xem là một trong những hoạt động
giáo dục cần hiết và bắt buộc ở các cấp
học. Bản chất của hoạt động trải nghiệm
là người học sẽ sử dụng tri thức vốn có
của mình troig tất cả các môn học để
tham gia vào các hoạt động, xử lý các
tình huống mà giáo viên đã thiết kế.
Qua quá trìnhI tự mình trải nghiệm (trải
nghiệm cá nhíân, trải nghiệm nhóm, và
trải nghiệm trong tập thể lớn hơn) sẽ
giúp các em tự chiêm nghiệm và tích
lũy những tri thức mà các em cảm thấy
mới mẻ hoặc lĩần
I
thiết cho cá nhân mình
thơng qua cấic hình thức trải nghiệm
như: sinh hoạLt dưới cờ, sinh hoạt lớp,
sinh hoạt theo» chủ đề.
Thứ ba, việc
1
dạy và học về quyền

được thể hiệìn thơng qua hoạt động
trực tiếp của học sinh, sinh viên vào
các tổ chức, câu lạc bộ khác nhau
Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt
ngoại khóa cùa những nhóm học sinh,
sinh viên cùn g sở thích, nhu câu, năng
khiếu,... dưới sự định hướng của những
nhà giáo dục. Mục đích của những hoạt
động này là nhằm tạo mơi trường giao
lưu thân thiệi^, tích cực giữa học sinh,
sinh viên với nhau; giữa học sinh, sinh
viên với giáo ựiên; nhà trường với cộng
đồng; tạo cơ hội để học sinh, sinh viên

chia sẻ kiến thức, hiểu biết của mình,
qua đó phát triển các kĩ năng của học
sinh, sinh viên. Các loại hình câu lạc bộ
gồm: Câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật;
Câu lạc bộ thể dục thể thao; Câu lạc bộ
học thuật; Câu lạc bộ võ thuật; Câu lạc
bộ hoạt động thực tế; Câu lạc bộ trò
chơi dân gian...
b) Đánh giá ưu điểm, hạn chế về
nội dung, phương pháp giáo dục quyền
con người tại Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội và nguyên nhân
Ưu diêm
Một là, việc dạy và học về quyền
con người đã được chú trọng và đưa
vào những mơn học chính thức cho

sinh viên tồn trường như mơn Giáo
dục pháp luật hoặc được thể hiện rõ
nét trong chương trình đào tạo của một
số khoa như: Giáo dục cơng dân, Giáo
dục chính trị, Giáo dục đặc biệt, Giáo
dục mầm non, Giáo dục tiểu học, Công
tác xã hội.
Hai là, nội dung giáo dục quyền
con người đã được tích hợp lồng ghép
linh hoạt trong hầu hết các môn đang
giảng dạy của nhà trường thơng qua
các ví dụ minh họa, trường hợp nghiên
cứu hoặc tình huống có vấn đề trong
dạy học. Ngồi ra, nội dung này còn
thường xuyên được đưa vào trong q
trình xây dựng nội dung dạy học tích
hợp liên mơn hoặc lồng ghép trong các
hoạt động trải nghiệm, hoạt động câu
lạc bộ của trường.
Ba là, việc sử dụng linh hoạt các
phương pháp, kỹ năng dạy học của đội

VIETNAM JOU RNAL OF HUMAN RIGHTS LAW

91


THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM

ngũ giảng viên của trường theo hướng

phát triển năng lực của sinh viên đã
giúp cho việc dạy và học về quyền con
người không chỉ dừng lại ở lý thuyết,
sách vở mà đã thể hiện việc giảng viên
trao quyền cho sinh viên, tham gia hành
động thể hiện quyền của mình trong
chính từng tiết học hoặc trong các hoạt
động hằng ngày của sinh viên tại
trường. Sinh viên được trải nghiệm các
quyền của mình trong thực tiễn, qua đó
giúp họ cảm thấy tự tin trong việc sừ
dụng ngôn ngữ quyền đế giải quyết các
bất đồng và giải quyết các tình huống
phức tạp trong cuộc sống.
Bốn là, khơng gian làm việc và
học tập tại Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội là một không gian mở. Từ Ban
Giám hiệu nhà trường, các phòng, ban
của trường, các trung tâm nghiên cứu,
viện nghiên cứu, đến các khoa giảng
dạy trực tiếp... đều cởi mở hợp tác
trên cơ sở tơn trọng quyền bình đẳng,
tơn trọng nhân phẩm, danh dự của
nhau, không phân biệt đối xử giữa lãnh
đạo với giảng viên, nhân viên nhà
trường, giữa giảng viên và sinh viên.
Thực sự trường đã trở thành một cộng
đồng trường học thân thiện, tôn trọng
và bảo vệ quyền của nhau.
Năm là, bước đầu sinh viên sư

phạm đã hiểu được quyền của mình,
bên cạnh đó cịn chủ động tham gia hoạt
động từ thiện và tham gia hỗ trợ thực
hiện các quyền của người khác, đặc biệt
là đối với trẻ em yếu thế trong xã hội.
Cụ thể sinh viên Đại học Sư phạm Hà
92

Nội đã thành lập và duy trì hoạt động
động của câu lạc bộ dạy học tình nguyện
cho làng trẻ SOS, tham gia hiến máu
nhân đạo, tham gia thanh niên tình
nguyện... Các em cịn sớm ý thức được
việc bảo vệ quyền con người của mình
cũng chính là bảo vệ môi trường sống
luôn xanh, sạch, đẹp - chia sẻ với nhau
về cách tiêu dùng thông minh, giảm
thiểu sử dụng đồ nhựa khó phân hủy
hoặc nên sử dụng các đồ tái chế hoặc
biến những đồ nhựa dùng một lần thành
các đồ dùng học tập, thành các mơ hình
trực quan để dạy học, hoặc những vật
trang trí xinh xắn, bắt mắt.
Hạn chế và nguyên nhãn
Mặc dù việc giáo dục quyền con
người ở Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội bước đầu đã thực hiện được việc
giảng dạy và tạo ra một môi trường
đảm bảo quyền con người được tôn
trọng và bảo vệ, song vẫn chưa thật sự

tương xứng với nhiệm vụ trọng trách
của trường trước xã hội, vẫn còn một
số hạn chế nhất định.
Thứ nhất, hiện nay môn Giáo dục
pháp luật dạy cho sinh viên tồn
trường đã có nội dung về quyền con
người nhưng trên thực tế thời lượng (5
tiết) dành cho chun đề này cịn q
ít. Bên cạnh đó, trong 24 khoa của
trường mới chỉ có khoa Lí luận Chính
trị - Giáo dục công dân với mã ngành
Giáo dục công dân là có mơn học
“Pháp luật về quyền con người và
quyền trẻ em”, với thời lượng giảng
dạy cũng chỉ 30 tiết.
PHÁP LUẬT VỀ QUYẾN CON NGUỜI


SỐ 2 (23) - 2022
Thứ hai, tài liệu giáo trình về
quyền con người còn rất hạn chế. Kho
học liệu về quyền con người mới chỉ
dừng lại ở câc quyển sách in các công
ước quốc tế hoặc điều luật về quyền trẻ
em mà chưa thực sự được viết dưới dạng
một nội dung nghiên cứu và giảng dạy,
có hệ thống câu hỏi gợi mở để giảng
viên và sinh viên đều có thể tự nghiên
cứu. Kho học liệu trực tuyên cũng còn
nhiều hạn chè chủ yếu là kho học liệu

của nước ngoài của các trường học hoặc
các tổ chức phi chính phủ. Điều này làm
cho việc phô cập nội dung giáo dục
quyền con ngịrời cũng bị hạn chế.
Thứ ba, vì thực tê giáo trình, tài
liệu của nội dung quyền con người cịn
hạn chế nên việc sử dụng các phương
pháp dạy học tối ưu phù hợp nhất với
nội dung dạy học này vẫn chưa được
quan tâm đú ng mức. Phương pháp
đước sử dụn Ị chủ yếu là trích luật,
trích các điề 1 khoản trong công ước
làm cho việc giảng dạy nội dung này
trở nên khơ c ứng, chưa tạo được tính
hấp dẫn cho n gười học.
Thứ tư, ?ác giảng viên giảng dạy
nội dung này chưa được đào tạo chuyên
sâu, hầu hết là các giảng viên được
đào tạo từ Khoa Luật, Khoa Chính trị,
Khoa Triết học, hoặc các giảng viên
đang giảng dạ;.y các môn lý luận chính
trị tại các trườ:ng đại học... Do vậy, các
thầy cô đang dạy nội dung quyền con
người bằng n liệt huyết của bản thân,
bàng sự tìm tịi mày mị và bằng ý
muốn chủ quan của cá nhân đế xây

dựng chương trình mơn học và tự tổ
chức cách thức giảng dạy. Điều đó
cũng là một rào cản trong việc tìm

kiếm những giảng viên kế cận hoặc
tìm cách khai thác sâu trong các nội
dung về quyền con người.
Thứ năm, các nguồn kinh phí của
Nhà nước và nhà trường đầu tư cho
việc tổ chức giảng dạy, tuyên truyền,
giáo dục quyền con người còn hạn chế
nên việc tổ chức các hội thảo, thực
hiện các dự án nghiên cứu về nội dung
này còn gặp nhiều khó khăn.
2. Giải pháp xác định nội dung,
phương pháp giáo dục quyền con
người tại Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội
a) Giải pháp xác định nội dung
giáo dục quyền con người
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về ỷ
nghĩa của việc giáo dục quyền con người
Giảng viên cần xác định lợi ích
của việc giáo dục quyền con người,
quyền trẻ em cho bản thân trẻ ở các
cấp học. Việc học và hiểu về quyền
con người ngay từ các cấp học thấp
như mầm non, tiểu học sẽ hình thành
cho các em thói quen biết tự bảo vệ
mình, biết bày tỏ quan điểm, ý kiến
của mình khi cần thiết, thậm chí biết
lên án, đấu tranh phê phán những cái
xấu, cái tiêu cực trong xã hội, biết
giúp đỡ và hỗ trợ người khác bảo vệ

quyền của họ. Các thế hệ mầm non đó
chính là nền tảng để triền khai các giá
trị dân chủ, phát triển xã hội công dân
trong tương lai.

VIETNAM JOU] INAL OF HUMAN RIGHTS LAW

93


THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM

Vì thế, với tư cách là các nhà
giáo dục, sinh viên sư phạm phải thật
sự nhận thức được tầm quan trọng của
việc giáo dục quyền con người cho
học sinh của họ càng sớm càng tốt, dù
ở cấp học nào; cần tạo điều kiện cho
học sinh của họ tham gia vào các môi
trường tôn trọng quyền (trường học,
cộng đồng) - nơi ý kiến và quyết định
của các em được ghi nhận và tôn trọng;
hỗ trợ các em hiểu về mơi trường quốc
gia và tồn cầu, trang bị kiến thức và
kĩ năng để có thể hành động bảo vệ
quyền của chính mình ở các cấp độ
khác nhau.
Giảng viên cũng cần nhận thức
đúng đẳn lợi ích của việc giáo dục
quyền con người, quyền trẻ em cho

giáo viên và các nhà giáo dục. Bản
thân các nhà giáo dục, các nhà nghiên
cứu ở Việt Nam về quyền con người
cần có nhiều cuộc hội thảo để trao đổi,
thảo luận để xây dựng khung chương
trình phổ qt và có tính hệ thống đối
với từng cấp học từ mầm non đến đại
học. Điều đó sẽ khắc phục được những
khác biệt trong quan điểm và tư tưởng
về quyền con ngưởi từ trước đến nay;
tránh tình trạng dạy chồng chéo giữa
các cấp học; tránh việc giáo dục một
cách tự phát, rời rạc, khơng có tính
liên tục và thường xuyên.
Thứ hai, bản thân các giảng viên
cần tự học tập và trang bị cho mình
những tri thức, kĩ năng đầy đủ về quyền
con người, các kĩ năng cần thiết đê bảo
vệ quyền con người khi bị xâm phạm

94

Khi chưa thể trơng chờ một
chương trình tổng thể về giáo dục
quyền con người trong hệ thống giáo
dục quốc dân thì mồi nhà giáo dục
đồng thời phải nhanh chóng lấp đầy tri
thức về quyền con người cũng như
cách thức đấu tranh, bảo vệ quyền con
người. Từ đó mới có đủ sự thơng tuệ,

hiểu biết rõ nét tường minh, thuyết
phục chính mình trước khi đi giảng
giải và thuyết phục cho người khác.
Hơn nữa, tri thức và kĩ năng về bảo vệ
quyền con người mà mồi thầy cơ tích
lũy được chính là cơ sở nền để định
hướng cho trị, thậm chí giảng dạy
theo phương pháp noi gương.
Việc hiểu càng rõ các nội dung
về quyền con người càng giúp các thầy
cô dễ dàng trong việc tìm các ví dụ
minh họa gắn với thực tiễn, gần gũi
trong đời sống thực của người học. Lý
luận gắn liền với thực tiễn là bài học
sống động nhất. Muốn có bài học như
vậy buộc nhà giáo dục phải có hiểu
biết đa chiều về cùng một vấn đề, phải
nhìn thấy những nội dung nghiên cứu
đó cùng những tình huống rất đời
thường, có như vậy nhà giáo dục mới
thực sự đưa những kiến thức sng
thành những kiến thức bổ ích cần thiết
cho cuộc sống của mồi người học.
Thứ ba, hĩnh thành các nhóm nghiên
cứu đế thường xun trao đơi, chia sẻ học
hỏi lẫn nhau giữa các giáo viên
Việc hình thành các nhóm nghiên
cứu là một việc làm cần thiết đối với
bất cứ thầy cô đang giảng dạy và nghiên
PHÁP LUẬT VỂ QUYỂN CON NGUỜI



SÓ 2 (23) - 2022
cứu lĩnh vực nào. Bởi các nhóm nghiên
cứu này sẽ hộ trợ và tương tác với nhau
để tạo ra nh ững sản phẩm nghiên cứu
hữu ích. Một người nghiên cứu độc lập
đôi khi dễ bị bế tắc trong chính suy
nghĩ của mì ih nhưng có nhiều người
cùng nghiên cứu một vấn đề thì chắc
chắn vấn đề đó sẽ được xem xét một
cách tồn diện. Quyền con người, giáo
dục quyền con người lại là một vấn đề
mới mẻ nên càng cần những nhóm
nghiên cứu, để hỗ trợ và tương tác tranh
luận thường xuyên, đảm bảo vấn đề
chênh lệch trong nghiên cứu, góc nhìn
trái ngược về học thuật sẽ được giải
quyết và xích lại gần nhau để tìm tiếng
nói đồng thuạn.
b) Giải pháp xác định phương
pháp giáo dục quyển con người tại
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Một là, khuyến khích và phát
triến năng lực tự học, tự nghiên cứu
của sinh viên, học viên
Việc hộc sẽ chỉ hiệu quả nếu
giảng viên yê U cầu sinh viên tìm hiếu
trước nội dung khi tham gia lớp học.
Yêu cầu này từ trước đến giờ bất cứ

thầy cô nào ƠIũng làm nhưng ngày nay
nhiệm vụ này cần được cụ thể hóa hơn
bằng cách: giáo viên phải giao nhiệm
vụ cụ thể và yêu cầu có sản phẩm cụ
thể. Với thời đại cơng nghiệp 4.0 buộc
giáo viên va sinh viên cũng phải
chuyển mình theo công nghệ sô. Vậy
giáo viên cần tận dụng mạng xã hội để
giao nhiệm VIụ cụ thể, thậm chí giới
thiệu các ng;jồn truy cập thơng tin

chính thống để sinh viên dề dàng tìm
kiếm và chuẩn bị đầy đủ trước khi
tham gia buổi học.
Hai là, giảng viên cần tạo ra môi
trường học tập cởi mở, tôn trọng thể
hiện và biêu đạt ỷ kiến cá nhân, tránh áp
đặt ý muốn của mình lên người khác
Bản thân giảng viên phải làm
gương cho sinh viên trong q trình
dạy học của mình: (1) ln lắng nghe,
tơn trọng và kiên trì nghe hết các ý
kiến của người học, (2) không được
thể hiện thái độ thiên vị, phân biệt đối
xử giữa các sinh viên giỏi, ngoan và
các sinh viên kém, yếu. Việc của giảng
viên là không được bỏ lại ai phía sau,
mồi người học là một cơng trình
nghiên cứu độc lập của nhà giáo dục,
nếu từ bỏ trường hợp nào tức là nhà

giáo dục đó đã chấp nhận đầu hàng và
thất bại, (3) công bằng trong đánh giá
và nhận xét các kết quả phấn đấu của
học trò, (4) luôn thể hiện việc giải
quyết mâu thuẫn của bản thân thầy cơ
bằng cách thương lượng, thỏa thuận để
đạt mục đích của mình thay bằng dùng
quyền lực đế bắt người khác phải phục
tùng mình. Mơi trường học thân thiện,
cởi mở, bình bang, dân chủ, công bằng,
tôn trọng quyền của nhau luôn là một
mơi trường học lý tưởng và ở đó rất
cần những người thầy lý tưởng.
Ba là, giảng viên nên sử dụng
các phương pháp dạy học mang tỉnh
tương tác cao
Các phương pháp dạy học mang
tính tương tác cao như: thảo luận,

VIETNAM JOU] INAL OF HUMAN RIGHTS LAW

//

95


THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM

tranh biện, dạy học dự án, nêu và giải
quyết vấn đề, sơ đồ tư duy, hoặc sử

dụng phương pháp trực quan, đóng
vai... có như vậy sinh viên, học viên
mới có thể lĩnh hội tri thức mới về
quyền con người, nhận diện, phân biệt
được các hành vi biểu hiện các quyền
cơ bản của mình, biết phê phán, lên án
với những hành vi vi phạm quyền con
người, quyền trẻ em. Thông qua hoạt
động, thông qua những trải nghiệm
mạnh mẽ về cảm xúc sẽ làm cho người
học có ấn tượng sâu sắc về những cái
mình đã trải qua và những tri thức đó
sẽ thẩm thấu một cách tự nhiên vào
trong trí óc của người học.
Bốn là, khuyến khích sinh viên,
học viên tham gia vào đánh giá quả
trình học tập của bản thân để tìm hiểu
mục tiêu cần cải thiện và cách đạt
được chúng
Việc kiểm tra đánh giá ngày nay
cần phải thay đổi rất nhiều, thay vì cho
điểm và so sánh điểm của người học
với nhau thì ngày nay giảng viên cần
có các cách kiểm tra đánh giá thường
xuyên cả q trình và đánh giá định kì.
Khuyến khích người học tham gia
đánh giá lần nhau trong q trình làm
việc nhóm, khuyến khích người học có
nhật kí để ghi lại những tiến bộ hoặc
những khó khăn của bản thân. Việc

học tập và rèn luyện các kĩ năng bảo
vệ quyền con người không phải là một
sớm một chiều mà thành công. Điều
này đòi hỏi sự nỗ lực rất nhiều của
người học, nhưng bên cạnh đó khơng

96

Vi

thể thiếu vai trị định hướng, hỗ trợ
của giảng viên trong quá trình chinh
phục những tri thức mới.B
Tài liệu tham khảo
1. Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nghị Quyết

29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng XHCN và hội nhập quốc tế, ngày 4 tháng 11

năm 2013.
2. Vũ Ngọc Bình, Sách bỏ túi về nhân quyển,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chưomg trình giáo
dục phố thơng - chương trình tơng thê 2018 (Ban
hành kèm thơng tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26
tháng 12 năm 2018).
4. Hệ thống các văn kiện quốc tế về nhân quyền
(tiếng Anh, tại website Văn phòng Cao uỷ Liên hợp

quốc về nhân quyền, ).
5. Khoa Luật đại học Quốc gia Hà Nội, Luật
nhân quyền quốc tế - Những vấn đề cơ bản, NXB
Lao động xã hội, 2010.
6. Chu Hồng Thanh, Vũ Công Giao, Tường
Duy Kiên, Pháp luật quốc gia và quốc tế về bảo vệ

quyền của các nhóm xã hội dễ bị tốn thương, NXB
Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2007.
7. UNICEF Hà Nội và Trung tâm nghiên cứu
nhân quyền thuộc Học viện CTQG Hồ Chí Minh,
Tài liệu tập huấn về quyền trẻ em, 2002.

PHÁP LUẬT VỂ QUYỀN CON NGUỜI



×