Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Hoàn thiện quy định pháp luật về kháng nghị giám đốc thẩm vụ án dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 10 trang )

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐÔI
.

-7

.?

HOẰN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KHẮNG NGHỊ GIÁM Đốc THẤM vụ ẤN DÂN sự
BÙI HỮU TỒN
*

Tóm tắt: Kháng nghị giảm đốc thẩm là quyết định có thể làm thay đổi bản chất của vụ án, tác
động trực tiếp đển việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cũng như ảnh hưởng đến
quyền và nghĩa vụ của những đương sự liền quan trong vụ án. Bài viết phân tích các quy định của
pháp luật hiện hành về kháng nghị giám đốc thẩm trong tổ tụng dân sự, thực tiễn áp dụng kháng nghị
giám đốc thẩm và kiến nghị giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về vấn để trên.
Từ khóa: Giảm đốc thẩm; kháng nghị giám đốc thấm; tồ ản nhãn dân; vụ án dân sự

Nhận bài: 09/10/2021

Hoàn thành biên tập: 30/5/2022

Duyệt đăng: 30/5/2022

REFINING LEGAL PROVISIONS ON CASSATION APPEAL IN CIVIL CASES

Abstract: A cassation appeal is a decision that can change the nature of a case, directly affectting
the enforcement of legally effective judgments and decisions, as well as the rights and obligations of
the invovledparties. This paper analyzes the current provisions on cassation appeal in civil proceedings,
the practical application of cassation appeal, and proposes some solutions to refine the provisions on
cassation appeal.


Keywords: Cassation; cassation appeal; people’s courts; civil cases

Received: Oct 9th, 2021; Editing completed: May 3Ơh, 2022; Acceptedfor publication: May 3(f, 2022

iều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định:

Đ

“Toà án nhân dân là cơ quan xét xử
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tồ án nhân

dân có nhiệm vụ bảo vệ cơng lí, bảo vệ
quyền con người, quyển công dân, bảo vệ
chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân”. Khoản 6 Điều 103 Hiến
pháp năm 2013 khẳng định: “Chế độ xẻt xử
sơ thấm, phúc thấm được đảm bảo Đây là
nguyên tắc xuyên suốt của hệ thống tư pháp
của bất kì quốc gia nào và đã được hiến pháp
hầu hết các quốc gia ghi nhận.
Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
của toà án phải được các đương sự, cơ quan
* Tiến sĩ, Học viện Ngân hàng
E-mail:

94

hữu quan có trách nhiệm thi hành. Tuy nhiên,

thực tế q trình xét xử của tồ án, nhiều vụ
án, trong đó có những vụ án đã qua hai cấp
xét xử và bản án, quyết định của tồ án đã có
hiệu lực pháp luật nhưng vẫn phát hiện có
những sai lầm trong quá trình giải quyết làm
tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự. Do đó, cần thiết phải xây dựng cơ
chế để kiểm tra, giám đốc việc xét xử của tồ
án nhằm khắc phục tình trạng nêu trên.
Giám đốc thẩm dân sự là thủ tục tố tụng
đặc biệt mà tồ án có thẩm quyền xét lại bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của
tồ án bị kháng nghị do phát hiện có vi phạm
pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết
vụ việc dân sự. Mặc dù đã có quy định của
pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm nhưng
trong thực tế số vụ việc có sai sót được xem
xét theo thủ tục giám đốc thẩm là không nhiều,
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 5/2022


NGHIÊN CỨU - TRA o ĐỎI

CÓ những vụ kéo dài rất lâu, giải quyết chưa
chính xác và triệt để gây bức xúc trong nhân dàn.
1. Một số nội dung của pháp luật về
kháng nghị giám đốc thẩm dân sự
7.7. Căn cứ, điều kiện kháng nghị giảm
đốc thẩm dân sự
Theo quy định tại Điều 326 Bộ luật Tố

tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015, căn cứ,
điều kiện đế kháng nghị giám đốc thẩm dân
sự bao gồm một trong các căn cứ sau:
Thứ nhất, kết luận trong bản án, quyết
định không phù hợp với những tình tiết
khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền,
lợi ích hợp pháp của đương sự1.
Điều này có nghĩa là tồ án đã giải quyết
vụ án khơng đúng với bản chất của sự việc.
Khi giải quyết vụ án, địi hỏi tồ án phải có
đánh giá tồn diện và khách quan, nhận thức
đúng đắn, xem xét một cách thận trọng, đánh
giá đầy đủ các mặt, các mối liên hệ của các
tình tiết trong vụ án. Chính do những kết
luận giải quyết vụ án khơng phù hợp với
những tình tiết khách quan dẫn đến việc toà
án ra phán quyết không đúng, là căn cứ tiến
hành giám đốc thẩm vụ án đó. Các căn cứ cụ
thể trên thực tế tương đối đa dạng, như: do
toà án chưa thu thập đầy đủ chứng cứ, chưa
nghiên cứu đầy đủ và toàn diện những chứng
cứ để có kết luận tồn diện hay do tồ án dựa
vào cả những tình tiết, sự kiện chưa được
chứng minh làm rõ để ra bản án, quyết
định... Tuy nhiên, dù những người tiến hành
tố tụng cố ý hay vơ ý thì việc kết luận khơng
đúng đã dần đến việc giải quyết vụ án không
đúng đắn nên cần thiết phải kháng nghị bản
án, quyết định đó theo thủ tục giám đốc thẩm
nhằm sửa chữa, khắc phục những sai lầm này.

1 Điểm a khoản 1 Điều 326 Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2015.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 5/2022

Thứ hai, có vi phạm nghiêm trọng thủ
tục tố tụng làm cho đương sự không thực
hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình,
dần đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ
khơng được bảo vệ theo đúng quy định của
pháp luật2.

Quá trình giải quyết vụ án dân sự trải
qua nhiều giai đoạn tố tụng khác nhau: khởi
kiện, thụ lí, chuẩn bị xét xử, xét xử sơ thẩm,
xét xử phúc thẩm... Toàn bộ hoạt động của
toà án nhân dân (TAND), viện kiểm sát nhân
dân (VKSND), các đương sự, những người
tham gia tố tụng khác được tiến hành trong
quá trình tố tụng đều phải tuân thủ những
quy định pháp luật một cách nghiêm ngặt,
chính xác nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ

án được khách quan, tồn diện và hợp pháp.
Q trình giải quyết vụ án dân sự có vi phạm
nghiêm trọng thủ tục tố tụng được hiểu là
các trường hợp toà án đã ra bản án, quyết
định có hiệu lực pháp luật nhưng đã vi phạm
nghiêm trọng các quy định của pháp luật về
trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự. Mọi

vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng đều có
thê dẫn đến việc giải quyết vụ án không
đúng, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp
của đương sự. Vì vậy, nếu có vi phạm trong
thủ tục tổ tụng thì bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật phải được xem xét lại.
Tuy nhiên, có những trường họp có vi
phạm thủ tục nhưng không nghiêm họng, không
ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của đương sự

thì cũng khơng phải là căn cứ kháng nghị
giám đốc thẩm. Hiện nay, vẫn chưa có hướng
dẫn cụ thể việc xác định vi phạm nghiêm
trọng thủ tục tố tụng dân sự hay vi phạm
không nghiêm trọng thủ tục tố tụng dân sự.
2 Điểm b khoản 1 Điều 326 Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2015.

95


NGHIÊN cứư - TRA o ĐƠI

Thứ ba, có sai lầm trong việc áp dụng
pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định
không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích
họp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi
ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền,
lợi ích hợp pháp của người thứ ba3.
Sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng

pháp luật là việc trong quá trình giải quyết

định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp

vụ án tồ án đã áp dụng sai các quy định của
pháp luật như: không áp dụng điều luật trong
trường hợp cần phải áp dụng, áp dụng điều

này hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan
của Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng
VKSND tối cao. Thực tế cho thấy việc Chánh
án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối

luật trong trường hợp không được áp dụng,
áp dụng văn bản pháp luật không đúng,
không cịn hiệu lực hoặc áp dụng khơng đúng
nội dung, tinh thần của điều luật... Trong đó,
phổ biến nhất là việc tồ án áp dụng sai điều
luật hoặc khơng đúng nội dung quy định của
điều luật vào việc giải quyết vụ án. Sai lầm
nghiêm trọng này đã ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền lợi của đương sự, vì vậy cần phải
kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
1.2. Chủ thể có thẩm quyền kháng nghị
giám đốc thẩm
So với BLTTDS năm 2004, thẩm quyền
kháng nghị có sự thay đổi do có sự thay đổi
về mơ hình tổ chức tồ án và viện kiểm sát
theo Luật Tổ chức TAND năm 2014 và Luật
Tổ chức VKSND năm 2014. Trên cơ sở kế

thừa quy định tại Điều 285 BLTTDS năm
2004, Điều 331 BLTTDS năm 2015 đã được
sửa đổi, bổ sung cho phù họp hơn. Theo đó,
người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ
tục giám đốc thẩm bao gồm:
- Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng
VKSND tối cao có thẩm quyền kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết
3 Điểm c khoản 1 Điều 326 Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2015.

96

cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
của tồ án khác khi xét thấy cần thiết, trừ
quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng
Thẩm phán TAND tối cao.
Tuy nhiên, do pháp luật chưa quy định rõ
trong trường hợp nào là cần thiết, nên trên
thực tế quy định này khó thực hiện và việc

cao thực hiện việc kháng nghị đôi với bản
án, quyết định có hiệu lực pháp luật của các
tồ án khác là rất ít.
- Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng
VKSND cấp cao có quyền kháng nghị theo
thủ tục giám đổc thẩm bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh,
TAND cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền
theo lãnh thổ, cụ thể tại Nghị quyết số

957/NQ-UBTVQH13 ngày 28/5/2015 của
ủy ban thường vụ Quốc hội về thành lập
TAND cấp cao. Tuy nhiên, trong quá trình
thực hiện cần phân biệt giữa chủ thể có thẩm
quyền kháng nghị giám đốc thẩm và chủ thể
có quyền đề nghị thơng báo, kiến nghị việc
xem xét kháng nghị giám đốc thẩm theo quy
định tại Điều 327 BLTTDS năm 2015.
về vấn đề chủ thể có thẩm quyền kháng

nghị, với quy định của pháp luật hiện hành
thì Chánh án TAND tổi cao và Chánh án
TAND cấp cao khi thực hiện kháng nghị sau
đó lại tiến hành xét xử vụ việc đã kháng nghị

sẽ không đảm bảo khách quan của hoạt động
xét xử. Tuy nhiên, BLTTDS năm 2015 đã
quy định rất rõ thành phần tham gia phiên
giám đốc thẩm và điều này đã khắc phục
được vấn đề trên.
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 5/2022


NGHIÊN CỪU- TRÁO ĐÓI

1.3. Thời hạn kháng nghị giám đổc thẩm
Quy định về thời hạn kháng nghị giám
đốc thẩm của BLTTDS năm 2015 cơ bản vẫn
giữ nguyên các quy định tại Điều 288 BLTTDS
năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011. Quy

định này là sự kết hợp một cách hài hoà hai
yếu tố là tạo điều kiện cho đương sự có thể
bảo vệ quyền, lợi ích của mình và bảo đảm
tính ổn định của bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật. Do đó, người có thẩm quyền
kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm sẽ có
thời hạn nhất định để thực hiện quyền kháng
nghị, hết khoảng thời gian đó mà khơng kháng
nghị thì khơng cịn quyền kháng nghị. Theo
quy định tại Điều 334 BLTTDS năm 2015,
các chủ thể có quyền kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm chỉ được tiến hành việc kháng
nghị trong thời hạn ba năm kể từ ngày bản án,
quyết định của tồ án có hiệu lực pháp luật.
Tuy nhiên, để đáp ứng tốt hơn u cầu về bảo
vệ quyền tiếp cận cơng lí của công dân, khoản
2 Điều 334 BLTTDS năm 2015 đã quy định
thời hạn kháng nghị có thể được kéo dài thêm
hai năm kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị
nếu thoả mãn các điều kiện sau:
Một là, đương sự đã có đơn đề nghị theo
quy định tại khoản 1 Điều 328 BLTTDS
năm 2015 và sau khi hết thời hạn kháng nghị
quy định tại khoản 1 Điều này đương sự vẫn
tiếp tục có đơn đề nghị;
Hai là, bản án, quyết định của tồ án đã
có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật
theo quy định tại khoản 1 Điều 326 BLTTDS
năm 2015, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền,


lợi ích hợp pháp của đương sự, của người
thứ ba, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi
ích của Nhà nước và phải kháng nghị để
khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật đó.
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 5/2022

Quy định này của BLTTDS đã phá bỏ sự
cứng nhắc về thời hạn kháng nghị. Tuy
nhiên, để tránh tình trạng thời hạn kéo dài vơ
lí, gây mất ổn định đối với bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật, các cơ quan có
thẩm quyền cần hướng dẫn cụ thể hơn về

việc xem xét kéo dài thời hạn kháng nghị,
như đơn đề nghị được gửi sau khi hết thời
hạn kháng nghị có cần phải đáp ứng điều
kiện gì khơng; giải thích rõ như thế nào là
"bản án, quyết định của tồ án có vỉ phạm
pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều
326 BLTTDS, xâm phạm nghiêm trọng đến
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của
người thứ ba, xâm phạm đến lợi ích của
cộng đổng, lợi ích của Nhà nước và phải
khảng nghị để khắc phục sai lầm trong bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó ”,
việc “xâm phạm lợi ích của Nhà nước” có
cần phải tn thủ điều kiện “xâm phạm
nghiêm trọng” hay khơng...
Ngồi ra, quy định thời gian kháng nghị

giám đốc thẩm nêu trên cũng để lại nhiều hệ
lụy, nhất là đối với công tác thi hành án.
Trong một số trường hợp, người phải thi
hành án cổ tình trì hỗn, khơng chấp hành
bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, từ
đó gây khơng ít khó khăn cho cơ quan thi
hành án. Việc quy định thời hạn kháng nghị
giám đốc thẩm quá dài cũng sẽ ảnh hưởng
rất nhiều đến việc khắc phục hậu quả đối với
những bản án đã tổ chức thi hành xong, như
trong trường hợp người được thi hành án
nhận được tài sản hoặc cơ quan thi hành án
tổ chức thi hành án bằng hình thức bán đấu

giá tài sản và người thứ ba mua được tài sản
trong trường hợp này. Tuy nhiên, bản án sau
đó bị kháng nghị giám đốc thẩm hủy án thì
việc xử lý tài sản đã thi hành án là điều
97


NGHIÊN cứu - TRA o ĐƠI

khơng dễ dàng, mà người bị thiệt hại nhiều
nhất vẫn là người phải thi hành bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật4.
2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về
kháng nghị giám đốc thẩm dân sự
2.1. Những kết quả đạt được trong thực
tiễn thực hiện các quy định về giảm đốc thầm

dân sự
Công tác giải quyết đơn đề nghị kháng
nghị và xét xử giám đốc thẩm thời gian qua
đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tiễn và yêu cầu
của công cuộc cải cách tư pháp, góp phần
khơng nhỏ trong việc bảo vệ pháp chế xã hội
chủ nghĩa, bảo vệ cơng lí, bảo đảm quyền và

lợi ích hợp pháp của đương sự, những người
có liên quan, củng cố lòng tin của nhân dân
vào Nhà nước. Trong những năm gần đây, xét
xừ giám đốc thẩm đã giúp khắc phục, sửa
chữa những sai lầm, vi phạm của các bản án
dân sự đã có hiệu lực pháp luật của toà án cấp
dưới, chất lượng giải quyết đơn đề nghị giám
đốc thẩm và xét xử giám đốc thẩm ngày càng
được nâng cao. Từ năm 2015 đến năm 2019,
tổng số đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm
mà TAND tối cao và các TAND cấp cao phải
giải quyết là 65.910 đơn (trong đó đơn giám
đốc thẩm vụ án dân sự là 43.849 đơn); đã giải
quyết được 26.854 đơn (dân sự là 17.697
đơn); đạt tỉ lệ 40,74% (dân sự đạt tỷ lệ
40,36%). Trong tổng số đơn đã giải quyết, toà

án trả lời cho các đương sự là khơng có căn
cứ kháng nghị 24.159 đơn (dân sự là 15.892
đơn), bằng 89,96% (dân sự bằng 89,8%);
kháng nghị theo thủ tục giám đốc thâm, tái
thẩm 2.695 đơn (kháng nghị theo thủ tục

giám đốc thẩm vụ án dân sự là 1.805 đơn),
4 Thạch Phước Bình, Bùi Thị Loan (2020), “Kháng
nghị giám đốc thấm trong tố tụng dân sự”, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp số 13 (413), tháng 7/2020.

98

bằng 10,03% (dân sự bằng 10,19%)5. Năm
2019, tổng số đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái
thẩm mà TAND tối cao và các TAND cấp
cao phải giải quyết là 18.112 đơn (dân sự là
11.956 đơn); đã giải quyết được 9.198 đơn

(dân sự là 5.738 đơn), đạt tỉ lệ 51% (dân sự
đạt tỉ lệ 47,99%). Trong tổng số đơn đã giải
quyết, tồ án trả lời cho các đương sự là
khơng có căn cứ kháng nghị 8.707 đơn (dân
sự 5.432đơn); kháng nghị theo thủ tục giám
đốc thẩm, tái thẩm 491 đon (dân sự 306
đơn)6. Năm 2020, tổng số đơn đề nghị giám
đốc thẩm, tái thẩm mà TAND tối cao và các
TAND cấp cao phải giải quyết là 13.909
đơn/vụ; đã giải quyết được 5.203 đơn/vụ, đạt
tỉ lệ 37,4% thấp hơn 22,6% so với chỉ tiêu đề
ra (60%)7. Năm 2021, tổng số đơn đề nghị
giám đốc thẩm, tái thẩm mà TAND tối cao và
các TAND cấp cao phải giải quyết là 14.371
đơn/vụ; đã giải quyết được 7.969 đơn/vụ, đạt
tỉ lệ 55,5%. Trong đó, TAND tối cao giải
quyết được 2.302/3.186 đơn/vụ, đạt 72,3%;

các TAND cấp cao giải quyết được
5.667.11.185 đơn/vụ, đạt 50,7%. Trong tổng
số 7.969 đơn/vụ đã giải quyết, Tòa án trả lời
cho đương sự là khơng có căn cứ kháng nghị
7.512 đơn/vụ; kháng nghị theo thủ tục giám
đốc thẩm, tái thẩm 457 đơn/vụ8.
Con số nêu trên cho thấy, tình trạng gia
tăng đơn đề nghị giám đốc thẩm và tỉ lệ đơn
được chấp nhận kháng nghị cịn thấp. Một
5 Văn phịng Tồ án nhân dân tối cao, Báo cáo tổng
hợp thực tiễn thi hành pháp luật về thủ tục giám
đốc thẩm, tái thấm tại các tòa án, ngày 16/12/2019.
6 TAND tối cao, Báo cáo Tổng kết công tác năm
2019 vả nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2020.
7 TAND tối cao, Báo cáo Tổng kết công tác năm
2020 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2021.
8 TAND tối cao, Báo cáo Tổng kết công tác năm
2021 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2022.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 5/2022


NGHIÊN CỨU - TRA o ĐÓI

trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng
này là quy định của BLTTDS năm 2015 về
căn cứ kháng nghị chưa rõ. Như đã đề cập ở
trên, một trong những căn cứ kháng nghị là
“có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng”.
Tuy nhiên, cho đến nay, cơ quan có thẩm

quyền chưa ban hành văn bản giải thích cụ thể
thế nào là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
2.2. Những hạn che, vướng mắc trong

thực tiễn thực hiện pháp luật về kháng nghị
giám đốc thẩm dân sự
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn
còn một sổ hạn chế, tồn tại trong thủ tục giải
quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm thuộc
thẩm quyền xem xét, giải quyết của TAND
tối cao và các TAND cấp cao chưa được
khắc phục triệt để, cụ thể:
Thứ nhất, về căn cứ, điều kiện để kháng
nghị giám đốc thẩm
Trên thực tế, việc áp dụng quy định tại
Điều 326 BLTTDS năm 2015 về căn cứ,
điều kiện để kháng nghị giám đốc thẩm còn
vướng mắc vì điều luật quy định cịn chung
chung, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể thế
nào là “có vi phạm nghiêm trong thủ tục tố
tụng...”, thế nào là “có sai lầm nghiêm trọng
trong việc áp dụng pháp luật...”, the nào
được coi là căn cứ để kháng nghị theo thủ
tục giám đốc thẩm, dẫn đến việc đánh giá
“mức độ nghiêm trọng”, “sai lầm nghiêm
trọng” đối với các vụ án còn có nhiều quan
điểm khác nhau. Điều này dẫn đến sự không
thống nhất trong việc xem xét, quyết định

kháng nghị. Bên cạnh đó, đối với các vụ án

có đầy đủ các căn cứ, điều kiện để kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nhưng đối
tượng là tài sản khơng cịn, các chứng cứ của
vụ án không thể thu thập được ở tồ án cấp
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 5/2022

sơ thẩm theo định hướng của quyết định
giám đốc thẩm... thì có cần thiết phải kháng

nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hay khơng?
Ví dụ: Vụ án “Tranh chấp hợp đồng vay
tài sản” giữa nguyên đơn là Công ti Bảo
hiểm ML và bị đơn là P.T.B.N. Nội dung vụ

án như sau: Ngày 16/7/2014, bà P.T.B.N kí
hợp đồng vay Cơng ti TNHH ML (sau đây
gọi tắt là Công ti) số tiền 90.000.OOOđ, thời

hạn trả ngày 15/12/2014, vay tiền mặt, lãi
suất 2,5%/tháng, tiền lãi trả ngày 15 hàng
tháng. Quá trình thực hiện hợp đồng bà N.

thừa nhận có kí vay và đã trả 30.000.000đ
tiền gốc và 8.000.000đ tiền lãi.
Bản án sơ thẩm số 113/DSST ngày
21/9/2016 của TAND thành phố Buôn Ma
Thuột và bản án dân sự phúc thẩm số
186/DSPT ngày 38/11/2016 của TAND tỉnh
Đắk Lắk đã chấp nhận đơn khởi kiện của
Công ti, buộc bà N. phải trả gốc và lãi đã


vay theo thỏa thuận.
Quyết định giám

đốc

thẩm

số

64/2019/DS-GĐT ngày 30/10/2019 của
TAND cấp cao Đà Nằng đã hủy bản án sơ
thẩm và bản án dân sự phúc thẩm để giải
quyết lại với lí do: Cơng ti khơng xuất trinh
được giấy chi tiền, điều này không phù hợp
với nội dung hợp đồng kí kết là “đã vay tiền
mặt”, bà N. thừa nhận đã kí vay và đã trả dần
gốc 30.000.000đ và tiền lãi 8.000.000đ

(nhận định này phủ nhận nội dung hợp đồng
đã kí). Cấp sơ thẩm và phúc thẩm chưa thu
thập tài liệu chứng cứ là báo cáo tài chính
các năm 2013, 2014 của Cơng ti9.
Bà N. cho rằng khoản nợ 90.000.000đ là

9 Quyết định giám đốc thẩm số 64/2019/DS-GĐT
ngày 30/10/2019 của TAND cấp cao Đà Nang.

99



NGHIÊN CỨU - TRA o ĐƠI

nợ của các đại lí bảo hiểm do bà quản lí,

05 năm kể từ ngày bản án, quyết định có

Cơng ti khơng thừa nhận nhưng bà N. cũng
không cung cấp được chứng cứ là nợ của đại
lí cụ thể nào, do ai làm chủ, mặc dù toà án đã
yêu cầu xuất trinh.
Toà án sơ thẩm và phúc thẩm không
đồng ý với quyết định hủy án của cấp giám
đốc thẩm vì cho rằng nghĩa vụ chứng minh
là của đương sự, hết thời hạn chuẩn bị xét
xử, toà án sơ thẩm và phúc thẩm xét xử theo
tài liệu chứng cứ các bên đương sự cung cấp
và yêu cầu xác minh. Việc vay tiền mặt đã
thể hiện trong nội dung của hợp đồng (mỗi
bên giữ 01 bản), vì vậy bản án bị hủy trả về
cấp sơ thẩm cũng không thể thu thập chứng

hiệu lực pháp luật, người được thi hành án,
người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ
quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra
quyết định thi hành án. Tại khoản 2 Điều

cứ gì thêm và khơng thê xử khác được.
Ngồi ra, Luật Tổ chức TAND, Luật Tổ
chức VKSND và Bộ luật Tố tụng hình sự


năm 2015 khơng quy định trách nhiệm của
VKSND tỉnh, TAND tỉnh và những người có
trách nhiệm của các cơ quan này phải có
nghĩa vụ phát hiện kịp thời và phải báo cáo cơ
quan có thẩm quyền kháng nghị giám đốc
thẩm những trường hợp đủ căn cứ kháng
nghị, cũng không quy định TAND có thấm
quyền phải kịp thời phát hiện và kháng nghị
những bản án, quyết định có đủ căn cứ
kháng nghị nên khơng có cơ sở để quy trách
nhiệm xác đáng đối với hậu quả của việc
không phát hiện, không kháng nghị cũng
như để phục vụ tổng kết công tác phát hiện
vi phạm, kháng nghị và xét xử giám đốc thẩm.
Thứ hai, về thời hạn kháng nghị giám
đốc thẩm
Quy định về thời hạn kháng nghị giám
đốc thẩm chưa tương thích với quy định tại
Điều 30 Luật Thi hành án dân sự năm 2008
được sửa đổi, bổ sung năm 2014. Theo Điều
30 Luật Thi hành án dân sự, trong thời hạn

100

327 BLTTDS năm 2015 thì tồ án, viện
kiểm sát hoặc cơ quan tổ chức, cá nhân khác
(trong đó được hiểu là có cả cơ quan thi

hành án) phát hiện có vi phạm pháp luật

trong bản án, quyết định của toà án đã có
hiệu lực phải thơng báo cho người có thẩm
quyền kháng nghị được quy định tại Điều

331 BLTTDS năm 2015. Thời hạn kháng
nghị giám đốc thẩm là 03 năm kể từ ngày
bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Đặt
trường hợp sau 03 năm kể từ ngày có bản án,
quyết định của toà án, đương sự mới đề nghị
thi hành án, khi được đề nghị, cơ quan thi
hành án mới phát hiện bản án, tun khơng
rõ ràng, có sai lầm nghiêm trọng trong việc
áp dụng pháp luật là căn cứ giám đốc thẩm
và không thể thi hành án thì lại hết thời hạn
kháng nghị.
Ví dụ: Tại bản án số 195/2016/DSPT

ngày 11/9/2016 của TAND tỉnh Kiên Giang,
tuyên buộc bị đơn giao trả cho nguyên đơn
phần đất diện tích 178m2. Đến tháng
12/2019, nguyên đơn có đơn yêu cầu Chi
cục Thi hành án huyện Gò Quao thi hành
bản án nêu trên. Khi nhận được yêu cầu,

ngày 15/12/2019, Chi cục Thi hành án huyện
Gò Quao ra quyết định thi hành án số
422/QĐ-THA thì phát hiện trên phần đất
buộc thi hành án có cây trồng lâu năm nhưng
bản án không đề cập và đương sự khơng
thoả thuận được giá bồi hồn.

Như vậy, với quy định của Luật Thi
hành án dân sự thì khi có u cầu thi hành án
thì cơ quan tổ chức thi hành án mới phát
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 5/2022


NGHIÊN cúv - TRA o ĐÕI

hiện ra những điểm bất cập, sai lầm của bản
án, quyết định đó trong khi khơng có tình tiết
mới làm căn cứ tái thẩm1011
.
Thứ ba, về điều kiện kéo dài thời hạn
kháng nghị giám đốc thẩm

pháp luật đó thì người có thẩm quyền kháng

Theo quy định tại Điều 334 BLTTDS

Quan điếm thứ hai, ngoài điều kiện nêu
tại quan điểm thứ nhất, đương sự phải có
đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc
thẩm trong thời hạn 01 năm theo khoản 1
Điều 327 BLTTDS thì người có thẩm quyền
kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm áp
dụng khoản 2 Điều 334 BLTTDS để kháng
nghị bản án, quyết định của tồ án đã có hiệu
lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm
(vần như quy định tại điểm a khoản 2 Điều
288 BLTTDS năm 2004 trước đây)12.

Tác giả đồng tình với quan điểm thứ hai,
bởi lẽ quy định về thời hạn kháng nghị giám
đốc thẩm là sự kết hợp giữa hai yêu cầu là
tạo điều kiện cho đương sự bảo vệ quyền, lợi
ích họp pháp của họ và bảo đảm tính ổn định
của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật trên cơ sở xác định hợp lí mốc tính thời

năm 2015, thời hạn kháng nghị của các chủ
thể có quyền kháng nghị là 03 năm kể từ khi
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Tuy nhiên, trường hợp đã hết thời hạn kháng
nghị nhưng có những điều kiện theo quy
định tại khoản 2 Điều 334 BLTTDS thì thời
hạn kháng nghị được kéo dài thêm 02 năm,
kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị. Quy
định này đã phá bỏ sự cứng nhắc về thời hạn
kháng nghị, nhằm tạo cơ chế tốt hơn quyền
tiếp cận cơng lí của cơng dân. Tuy nhiên,
hiện nay TAND tối cao chưa có văn bản
hướng dẫn áp dụng thống nhất trong việc

xem xét kéo dài thời hạn kháng nghị nên việc
áp dụng quy định này đang có hai quan điểm
khác nhau.
Quan điểm thứ nhất, chỉ cần đương sự có
đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều

328 BLTTDS và có cơ sở xác định bản án,
quyết định của tồ án đã có hiệu lực pháp

luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại
khoản 1 Điều 326 của Bộ luật này, xâm
phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp

pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm
phạm lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà
nước và phải kháng nghị để khắc phục sai
lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực

10 Ngơ Tiến Hùng, “Bất cập trong quy định của
BLTTDS về thời hạn nộp đơn đề nghị xét lại bản
án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật
theo thủ tục giám đốc thẩm”, Tạp chí Tồ án nhản
dãn, số 20/2018, tr. 19.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 5/2022

nghị theo thủ tục giám đốc thẩm áp dụng
khoản 2 Điều 334 BLTTDS để kháng nghị
bản án, quyết định của tồ án đã có hiệu lực
pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm11.

hạn kháng nghị và độ dài của thời gian có
thể thực hiện quyền kháng nghị của người có
thẩm quyền kháng nghị. Đe đáp ứng tốt hơn
u cầu về bảo đảm quyền tiếp cận cơng lí

của công dân, các nhà làm luật quy định tại
khoản 2 Điều 334 BLTTDS năm 2015 thời
hạn kháng nghị giám đốc thẩm có thể kéo

dài thêm 02 năm, kể từ ngày hết thời hạn
kháng nghị. Tuy nhiên, cần xác định để được

11 TAND cấp cao Thành phố Đà Nằng, “Tham luận
về công tác giám đốc thẩm, tái thẩm”, Hội nghị
chuyên đề về công tác giám đốc tham, tái thẩm,
TAND tối cao tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh,
ngày 16/12/2019, tr. 71- 72.
12 TAND cấp cao Thành phố Đà Nằng, tlđd, tr. 71 - 72.

101


NGHIÊN CỨU - TRA o ĐÓI

kéo dài thời hạn kháng nghị đương sự phải
đáp ứng cả hai điều kiện: đã có đơn đề nghị
xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc
thẩm trong thời hạn 01 năm theo khoản 1
Điều 327 BLTTDS năm 2015 và sau khi hết
thời hạn kháng nghị (03 năm) đương sự vẫn
tiếp tục có đơn đề nghị xem xét kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm và có cơ sở xác
định bản án, quyết định của tồ án đã có hiệu
lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy
định tại khoản 1 Điều 326 BLTTDS năm 2015.
Đây là hai điều kiện cần và đủ để thời hạn
kháng nghị giám đốc thẩm có thể kéo dài

thêm 02 năm.

3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về
kháng nghị giám đốc thẩm dân sự
Thứ nhất, về căn cứ, điều kiện kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
TAND tối cao cần ban hành văn bản
hướng dẫn cụ thể căn cứ kháng nghị giám đốc

thẩm tại Điều 326 BLTTDS năm 2015 về
việc đánh giá “mức độ nghiêm trọng” nhằm

đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật của các
toà án được thống nhất theo hướng: 1) “Vi
phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” là vi
phạm các nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân
sự như xác định không đúng hoặc không đầy
đủ tư cách tham gia tố tụng của người tham
gia tố tụng hoặc bỏ sót người tham gia tố tụng
dẫn đến họ không thực hiện được các quyền,

nghĩa vụ tố tụng của mình; khơng đưa người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
vào tham gia tố tụng dẫn đến xâm phạm
nghiêm trọng quyền, lợi ích họp pháp của họ;
nhập hoặc tách vụ án không đúng quy định tại
Điều 42 BLTTDS năm 2015; không cấp, tống
đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự,
những người tham gia tố tụng khác theo đúng
102

quy định của pháp luật dẫn đến xâm phạm

nghiêm trọng quyền, lợi ích hợp pháp của họ;

khơng có người phiên dịch trong trường hợp
người tham gia tố tụng dùng tiếng nói và chữ
viết của dân tộc mình hoặc người tham gia tố
tụng khuyết tật nghe, nói; khơng từ chối tiến
hành, tham gia tố tụng hoặc thay đổi người
tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng
trong trường hợp quy định tại các điều 52, 53,
54, 60, khoản 2 Điều 80, khoản 2 Điều 82
BLTTDS; việc thu thập tài liệu, chứng cứ để
chứng minh đối với vụ án không đúng trình
tự, thủ tục quy định của BLTTDS hoặc vi
phạm về thẩm quyền của toà án và các trường
hợp khác mà pháp luật có quy định. 2) “Sai
lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp
luật” là toà án đã áp dụng sai các quy định về
dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương
mại, lao động dẫn đến việc quyết định không
đúng về quyền lợi của đương sự.
Đồng thời, đối với các vụ án có đầy đủ

các căn cứ phải kháng nghị theo thủ tục giám
đốc thẩm nhưng đối tượng là tài sản khơng
cịn, các chứng cứ của vụ án khơng thể thu
thập được ở tồ án cấp sơ thẩm thì khơng
nên kháng nghị.
Ngồi ra, sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức
TAND năm 2014, Luật Tổ chức VKSND
năm 2014 về nghĩa vụ phát hiện kịp thời sai

lầm của bản án, quyết định giải quyết vụ án
có hiệu lực pháp luật, nghĩa vụ báo cáo đề

nghị kháng nghị, nghĩa vụ kháng nghị theo
thủ tục giám đốc thẩm để ràng buộc nghĩa vụ
của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến
hành tố tụng.
Thứ hai, về thời hạn kháng nghị giám
đốc thẩm
TAND tối cao cần có văn bản hướng dẫn
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 5/2022


NGHIÊN cứu - TRA o ĐĨI

thống nhất thụ lí đối với các kiến nghị của cơ
quan thi hành án, toà án địa phương về các
bản án, quyết định đã có hiệu lực, hết thời
hạn kháng nghị giám đốc thẩm nhưng vẫn
còn trong thời hạn 05 năm đương sự yêu cầu
thi hành án. Việc quy định như vậy sẽ tạo sự
đồng bộ giữa BLTTDS và Luật Thi hành án
dân sự về thời hạn là 05 năm, đảm bảo
quyền lợi của đương sự trong trường hợp vụ
án đã hết thời hạn kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm, cơ quan thi hành án mới có
kiến nghị xem xét lại bản án theo thủ tục
giám đốc thẩm vì lí do bản án tun khơng
rõ ràng, có sai lầm nghiêm trọng trong việc
áp dụng pháp luật dẫn đến không thi hành

được bản án trong khi khơng có tình tiết mới
làm căn cứ tái thẩm.
Thứ ba, về điều kiện kéo dài thời hạn
kháng nghị giám đốc thẩm
TAND tối cao cần sớm có văn bản hướng
dẫn cụ thể, thống nhất áp dụng khoản 2
Điều 334 BLTTDS năm 2015 và kiến nghị
sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 334 BLTTDS
năm 2015 theo hướng: Trường hợp đã hết thời
hạn kháng nghị theo quy định tại khoản 1
Điều này nhưng có đủ các điều kiện sau đây

sự có đơn gửi TAND cấp cao để TAND tối
cao có căn cứ xem xét việc đương sự đã có
đơn đề nghị gửi toà án trong thời hạn 01 năm
theo quy định tại khoản 1 Điều 327 BLTTDS
hay không. Đồng thời, trong công tác phối
hợp liên ngành, TAND tối cao cần đề nghị
VKSND tối cao: đối với các vụ án có thơng
báo về việc không kháng nghị của VKSND
cấp cao, tại thông báo cần nêu rõ ngày đương
sự có đơn đề nghị gửi VKSND cấp cao nhằm

xác định việc đương sự gửi đơn có đảm bảo
thời hạn như bản án đã ban hành và có thuộc
trường hợp được kéo dài thời hạn 05 năm
hay khơng, giúp cho việc thụ lí được thuận
lợi, hạn chế sai sót có thể xảy ra.
Đồng thời, cũng cần có những hướng
dần cụ thể hơn thế nào là “xâm phạm nghiêm

trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương
sự, của người thứ ba”, việc “xâm phạm đến
lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà nước” có
cần phải tn thủ điều kiện “xâm phạm
nghiêm trọng” hay không để đảm bảo cho
việc áp dụng pháp luật được thống nhất./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thạch Phước Bình, Bùi Thị Loan, “Kháng
nghị giám đốc thâm trong tố tụng dân sự”,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 13 (413),

thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm
02 năm, kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị:
“a. Đương sự có đơn đề nghị trong thời
hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định
của toà án có hiệu lực pháp luật; đơn đề nghị
có đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 1
Điều 328 BLTTDS; sau khi hết thời hạn 03
năm và trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày
bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật,
đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị”.

tháng 7/2020.
2. Ngô Tiến Hùng, “Bất cập trong quy định
của BLTTDS về thời hạn nộp đơn đề nghị
xét lại bản án, quyết định của tồ án đã có
hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc
thẩm”, Tạp chỉ Toà án nhân dân, số 20/2018.
3. TAND cấp cao Thành phố Đã Nằng, “Tham

luận về công tác giám đốc thẩm, tái thẩm”,

Đe việc thụ lí được thuận lợi, ưong thơng
báo về việc không kháng nghị của các TAND
cấp cao gửi đương sự cần nêu rõ ngày đương

Hội nghị chuyên đề về công tác giám đốc
thẩm, tái thẩm, TAND tối cao, Thành phố
Hồ Chí Minh, ngày 16/12/2019.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 5/2022

103



×