Hoàn thiện quy
định pháp luật xử
lý tài sản bảo đảm
Nhóm 2
Cơ sở pháp lý xử lý tài sản bảo đảm tại Việt Nam
-
Bộ luật dân sự năm 2015
-
Nghị định 163/2012/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm
-
Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định 163/2012/NĐ-CP
-
Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 13/11/2012 của Thủ
tướng Chính phủ
- Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-
NHNN (Thông tư 16) hướng dẫn một số vấn đề về
xử lý tài sản bảo đảm
Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN hướng dẫn
1. Thu hồi tài sản thế chấp là hàng hóa luân
chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh.
2. Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất,
tài sản gắn liền với đất trong trường hợp
hợp đồng thế chấp đã được đăng ký trước
khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi
theo quy định của pháp luật
3. Xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ
Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN hướng dẫn
4. Xử lý TSBĐ là tài sản hình thành trong tương
lai
4.1 TSBĐ là tài sản hình thành trong tương lai
thuộc đối tượng đăng ký quyền sở hữu,
quyền lưu hành tài sản
4.2 TSBĐ hình thành trong tương lai là các loại
tài sản không thuộc đối tượng phải đăng ký
quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lưu
hành tài sản
Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN hướng dẫn
5. Bán TSBĐ không qua đấu giá
6. Nhận chính TSBĐ thay cho việc thực hiện
nghĩa vụ
7. Thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử
dụng tài sản sau khi xử lý TSBĐ
Những bất cập gặp phải hiện nay trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm
1. Thực trạng quá trình xử lý tài sản bảo đảm
- Phải tuân thủ rất nhiều thủ tục pháp lý khác
nhau, vừa chồng chéo, vừa không đồng bộ.
Chậm trễ xử lý tài sản bảo đảm
Chất lượng tài sản ngày càng giảm,
Nợ xấu của tổ chức tín dụng không giảm
mà có nguy cơ tăng lên.
Chi phí để xử lý nợ cao
1. Thực trạng quá trình xử lý tài sản bảo đảm
- Một số nội dung về nguyên tắc xử lý tài sản
đảm bảo tiền vay,
- Thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản,
- Thủ tục xử lý tài sản đảm bảo là quyền đòi
nợ đang gặp vướng bởi các quy định pháp
lý khác nhau.
2. Những vấn đề bất cập trong pháp luật về xử lý giao dịch bảo đảm
1. Chứng minh được bên có nghĩa vụ đã vi
phạm nghĩa vụ tới mức độ phải xử lý tài sản
bảo đảm để thu hồi nợ hay chưa?
- Thời điểm phải tiến hành xử lý tài sản bảo
đảm?
- Cách thức xác định vi phạm nào dẫn đến
việc xử lý tài sản bảo đảm?
2. Những vấn đề bất cập trong pháp luật về xử lý giao dịch bảo đảm
Theo Điều 6, Luật Công chứng năm 2006
Tình huống dẫn đến việc phải xử lý tài sản và
phương thức xử lý tài sản bảo đảm được ghi
nhận trong hợp đồng thế chấp đã được công
chứng
Giấy tờ, tài liệu nào chứng minh thời điểm
phải xử lý tài sản bảo đảm?
Các bên có quyền, lợi ích mâu thuẫn với
nhau lại tạo lập các giấy tờ này!
2. Những vấn đề bất cập trong pháp luật về xử lý giao dịch bảo đảm
2. Thu giữ được tài sản bảo đảm trên thực tế
để phục vụ cho công tác xử lý
- Không phải lúc nào bên nhận bảo đảm cũng
là bên nắm giữ “quyền chiếm hữu”
- Nhưng để có thể xử lý tài sản bảo, điều tiên
quyết là bên nhận bảo đảm phải nắm giữ trên
thực tế “quyền chiếm hữu” tài sản bảo đảm!!!
2. Những vấn đề bất cập trong pháp luật về xử lý giao dịch bảo đảm
2. Thu giữ được tài sản bảo đảm trên thực tế
để phục vụ cho công tác xử lý
Cưỡng chế tài sản phải có bản án, có quyết
định của tòa án:
Chủ nợ muốn cưỡng chế phải kiện ra tòa
Vấn đề nan giải cả về thời gian và chuẩn
bị hồ sơ, tài liệu
Tòa xử xong chờ bản án có hiệu lực
chờ cơ quan thi hành án!
2. Những vấn đề bất cập trong pháp luật về xử lý giao dịch bảo đảm
Đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
tham gia vào quá trình thu giữ tài sản bảo đảm
trong một số trường hợp cần thiết
(Khoản 5, Điều 63, Nghị định số 163/2006/NĐ-
CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch
bảo đảm đã được sửa đổi, bổ sung một số điều
theo Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày
22/2/2012 của Chính phủ)
Nhưng vai trò của chính quyền địa phương
cũng chỉ ở mức độ vô cùng khiêm tốn!!!
Kinh nghiệm một số nước và giải pháp cho pháp luật xử
lý tài sản bảo đảm tại Việt Nam
1. Giải quyết vấn đề bằng lý thuyết vật quyền
Vật quyền bảo đảm là một khái niệm ghi nhận
quyền trực tiếp của chủ nợ có bảo đảm đối với
giá trị kinh tế của tài sản chứ không phải đối với
bản thể vật lý của tài sản như quyền sở hữu
Nợ có bảo đảm không trả chủ nợ có bảo
đảm có quyền thực hiện những tác động pháp lý
cần thiết (kê biên, bán đấu giá công khai,…)
bật ra giá trị kinh tế này để thu hồi nợ
Chỉ có quyền đối với giá trị kinh tế của tài sản
Các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ bằng tài sản
phải được đăng ký mới phát sinh hiệu lực
1. Giải quyết vấn đề bằng lý thuyết vật quyền
Chế định bảo đảm nghĩa vụ
(Chương “Những quy định chung” của Phần
“Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự” - Bộ luật
Dân sự năm 2005)
Chủ nợ có bảo đảm, trong trường hợp cần
thiết, có thể thu hồi nợ mà không cần sự hợp
tác của người mắc nợ
Nhưng do các quy định liên quan trong BLDS
quá sơ sài thực thi gặp khó khăn
1.1 Giải pháp của luật thực định Việt Nam
Tài sản chỉ được chuyển nhượng dưới sự kiểm
soát chặt chẽ của chủ nợ có bảo đảm:
(Theo khoản 4 Điều 348 và khoản 3 Điều 349
BLDS, người thế chấp không được bán, trao đổi,
tặng cho tài sản thế chấp, nếu không được sự
đồng ý của người nhận thế chấp)
Vi phạm người thế chấp bị coi là vi phạm
nghĩa vụ, thậm chí còn có thể bị quy trách
nhiệm hình sự về hành vi lạm dụng tín nhiệm
hoặc lừa đảo và chịu những chế tài nặng nề
1.1 Giải pháp của luật thực định Việt Nam
Người nhận thế chấp có chức năng “cảnh sát”
đối với người thế chấp liên quan đến việc sử
dụng, định đoạt tài sản
Canh giữ, giám sát hành vi của chủ sở hữu đối
với tài sản trong thời gian thế chấp
Người thế chấp sẽ không chuyển nhượng tài
sản thế chấp để tránh rắc rối
Tài sản thế chấp bị loại trên thực tế ra khỏi
lưu thông trong thời gian thế chấp và bị đóng
băng
Lượng hàng hoá dịch chuyển trong giao lưu
dân sự càng giảm sút
1.2 Hướng cải cách cho Việt Nam
Không nên coi xác lập quan hệ bảo đảm nghĩa
vụ là thiết lập sự hạn chế đối với các quyền của
chủ sở hữu.
Chủ sở hữu giữ nguyên các quyền đối với tài
sản, đặc biệt là quyền định đoạt.
Giá trị kinh tế của tài sản không bị giảm sút
bất thường trong thời gian biện pháp bảo đảm
có hiệu lực
Sử dụng, khai thác bình thường, bao gồm cho
thuê ngắn hạn, cũng như việc bán, tặng cho,
trao đổi, góp vốn vào công ty…
1.2 Hướng cải cách cho Việt Nam
Khi tài sản thế chấp được tự do lưu thông, việc
cảnh báo người giao dịch được thực hiện thông
qua hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm:
Biện pháp bảo đảm phải được đăng ký mới có
hiệu lực ràng buộc đối với người thứ ba
2. Xử lý tài sản bảo đảm mà không cần sự hợp tác của người bảo đảm
Giải pháp trong luật các nước:
Chủ nợ có quyền xúc tiến thủ tục kê biên và bán
tài sản của người mắc nợ, bao gồm tài sản bảo
đảm, rồi ưu tiên nhận tiền thanh toán từ tiền bán
tài sản
Pháp: Chứng thư công chứng có hiệu lực bắt
buộc thi hành như một bản án (Điều 2416, BLDS
Pháp)
căn cứ cưỡng chế việc trả nợ mà không
cần kiện ra toà án
2. Xử lý tài sản bảo đảm mà không cần sự hợp tác của người bảo đảm
Giải pháp trong luật các nước:
Chủ nợ có bảo đảm quyền thu giữ tài sản được
thực hiện dựa vào sức mạnh của tư nhân chứ
không phải dựa vào công lực
Trong luật của Anh và Mỹ: quyền self-help, cho
phép thu giữ tài sản bằng mọi cách không trái
luật
đầy rủi ro
2. Xử lý tài sản bảo đảm mà không cần sự hợp tác của người bảo đảm
Giải pháp của luật thực định Việt Nam:
- “Người nhận thế chấp có quyền yêu cầu người
thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp
giao tài sản đó cho mình để xử lý”
(Khoản 5 Điều 351 BLDS)
- Biện pháp thu giữ tài sản
(Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006
(Điều 63)
Gần giống quyền self-help
2. Xử lý tài sản bảo đảm mà không cần sự hợp tác của người bảo đảm
Giải pháp của luật thực định Việt Nam:
Vai trò công lực?
Chỉ khi gây mất trật tự hoặc có dấu hiệu rõ ràng
chuẩn bị gây mất trật tự, thì công lực mới có căn
cứ pháp lý để ra tay với tư cách người chịu trách
nhiệm gìn giữ, bảo đảm trật tự công cộng.