Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phân biệt tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người với một số tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người trong bộ luật hình sự năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.42 KB, 5 trang )

NGHIÊN cứu TRRO Pổl

J?

PHÂN BIỆT TỘI MUA BẤN, CHIẾM ĐOẠT Mố HOẶC BỌ PHẬN
C0 THỂ NGUỠI Với MỘT sti TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, sửc
KHỎE CỦA CON NGŨl TRONG BỘ LUẬT HÌNH sự nÃm 2015

THÁI DỖN THÀNH
Khoa Luật, Học viện cành sát nhân dân

Nhận bời ngày 15/01/2022. Sửa chữa xong 21/01/2022. Duyệt đáng 27/01/2022.

Abstract
The issue of trading, obtaining human tissues or organs, especially trading in human kidneys, lungs, livers, etc.
is getting more complicated, leading to negative effects to human life as well as social order and safety. Therefore,
the supplementation of the provision on Crime of trading, appropriating human tissues or organs at Article 154 of
the 2015 Criminal Code (amended and supplemented in 2017) has created a legal basis for competent authorities
to handle this kind ofcrime. However, under the Criminal Code, there are other offenses against human life and
health that might lead to mistake when determining crimes. The article focuses on analyzing a number of specific
cases in order to correctly identify the offense of trading and appropriating human tissues or organs.

Keywords: Human organs, appropriation, tissue, trade.
1. Đặt vấn đề
Thực tiễn công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ
phận cơ thể người trong thời gian qua đã đạt nhiều kết quả cao. Theo thống kê của Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao, giai đoạn từ năm 2018 đến tháng 12/2021, trên địa bàn cả nước đã điều tra, khám
phá 20 vụ mua bán mô hoặc bộ phận cơ thể người, bắt giữ 34 đối tượng phạm tội. Trong đó, năm
2018 điều tra, khám phá 03 vụ, bắt giữ 02 đối tượng; năm 2019 điểu tra, khám phá 06 vụ, bắt giữ
10 đối tượng; năm 2020 điều tra, khám phá 05 vụ, bắt giữ 10 đối tượng; năm 2021 điều tra, khám
phá 06 vụ, bắt giữ 12 đối tượng. Tuy nhiên việc định tội trong một số trường hợp cịn gặp nhiều khó


khăn do dấu hiệu chiếm đoạt bộ phận cơ thể người xuất hiện ở một số tội xâm phạm tính mạng, sức
khoẻ con người trong Chương XIV Bộ luật Hình sự năm 2015. Vì vậy để giúp các Cơ quan tiến hành
tố tụng xác định tội danh được chính xác góp phẩn làm tốt cơng tác đấu tranh loại tội phạm này thì
việc nhận diện các hành vi phạm tội và phân biệt Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể
người với một số tội danh khác trong nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của con người
trong Bộ luật Hình sự (BLHS) là cần thiết.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm
Việc nhận diện Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người được quy định tại Điều
154 Bộ luật Hình sự năm 2015, trước hết cần làm rõ một số vấn đề sau:

2.1.1. về khách thể của tội phạm
+ Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người xâm phạm đến quyền được bảo vệ
tính mạng, sức khoẻ, sự an toàn của con người, xâm phạm vào sự phát triển bình thường về thể chất,
tâm sinh lý của con người.

+ Đối tượng tác động của tội phạm:
Email:

ThângOe/BOEE


NGHIÊN CỨU TRAO oổl

Đối tượng tác động của tội phạm này là mô hoặc bộ phận cơ thể của người khác.

Theo quy định tại Điều 3 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006,
"Mô" là tập hợp các tế bào cùng một loại hay nhiều loại khác nhau để thực hiện các chức năng nhất

định của cơ thể người (Ví dụ: Mơ biểu bì, mơ thần kinh, mơ cơ...); "Bộ phận cơ thể người" là một
phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý
nhất định (Ví dụ như: nội tạng, giác mạc, tay, chân...).
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số quan điểm khác nhau vể việc xác định đối tượng tác động
của tội phạm này là mô hoặc bộ phận cơ thể người đã được tách rời khỏi cơ thể hay chưa. Theo tác
giả, trong trường hợp này, việc xác định đối tượng tác động của tội phạm không cần phải làm rõ mô
hoặc bộ phận cơ thể người đã tách rời hay chưa, mà chỉ cẩn xem xét hành vi của người phạm tội có
mục đích mua bán hoặc chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác hay không.

2.1.2. vể mặt khách quan của tội phạm
+ Hành vi khách quan của tội phạm

Người phạm tội có thể thực hiện một trong các hành vi hoặc thực hiện tất cả các hành vi được mô
tả trong cấu thành tội phạm cơ bản được quy định tại Khoản 1 Điều 154 Bộ luật Hình sự năm 2015
"1. Người nào mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác, thì bị phạt tù từ 03 nám đến 07
năm...". Theo đó, hành vi khách quan được thể hiện dưới hai dạng sau:

* Hành vi mua bán mô hoặc bộ phận cơ thể người: không trực tiếp tác động lên cơ thể nạn nhân
mà hoàn toàn dựa vào mục đích lợi nhuận và đối tượng của hành vi mua bán đó là mơ hoặc bộ phận
cơ thể người.
* Hành vi chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người: có thể trực tiếp tác động lên cơ thể nạn nhân để
chiếm đoạt hoặc chiếm đoạt từ người khác và khơng phài mọi trường hợp chiếm đoạt đểu vì mục đích
lợi nhuận.
Tuy nhiên, hiện nay tình hình mua bán mô hoặc bộ phận cơ thể người thường xảy ra với nhiều
thủ đoạn tinh vi, khó phát hiện vì người mua và người bán núp bóng dưới hình thức "cho, tặng và
nhận". Vì vậy trong cơng tác đấu tranh tội phạm, cơ quan điểu tra cẩn phải chú ý để chứng minh
được vấn đề là có hành vi mua bán.
Ngồi ra, việc xác định hành vi của "người bán" mô hoặc bộ phận cơ thể người cũng cẩn chú
ý trường hợp người bán mô hoặc bộ phận cơ thể của mình cho người khác thì khơng phạm tội
này vì tại điều luật quy định rất rõ "Người nào mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người

khác..."

+ Về hậu quả của tội phạm: hậu quả của tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu
thành tội phạm, người phạm tội chỉ cần thực hiện một trong các hành vi khách quan thì tội phạm
được coi là đã hoàn thành.

2.1.3. vể mặt chủ quan của tội phạm
+ Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp tức người phạm tội nhận thức được
hành vi phạm tội là nguy hiểm cho xã hội ở mức độ nào và hậu quả do hành vi nguy hiểm đó gây ra
và mong muốn thực hiện được hành vi, gây ra hậu quả đó.
Trong trường hợp hành vi của người chiếm đoạt, mua bán mô hoặc bộ phận cơ thể người khác
nhưng khơng biết đó là hàng giả thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự vì ý thức của người phạm tội
là nhằm mục đích mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. Việc đối tượng mua phải
hàng giả là nằm ngoài ý thức chủ quan của họ.

+ Động cơ phạm tội là đa dạng và không phải là dấu hiệu bắt buộc trong xác định tội danh
+ Mục đích của tội phạm là mua bán, chiếm đoạt được mô hoặc bộ phận cơ thể người khác
Trong một số trường hợp cẩn phân biệt rõ mục đích của hành vi tác động vào cơ thể nạn nhân là

166


NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

để chiếm đoạt bộ phận cơ thể hay tác động vào nạn nhân để cố ý gây thương tích hoặc giết người
bởi đây là căn cứ quan trọng để xác định tội danh.
2.

1.4. vể chủ thể của tội phạm


Chủ thể của tội phạm phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

2.2. Phân biệt Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thểngười với một số tội xâm phạm
tính mạng, sức khoẻ của con người trong Bộ luật Hình sự
Trong Chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người có
một số tội phạm xuất hiện dấu hiệu pháp lý gây khó khăn cho việc định tội danh trong một số
trường hợp cụ thể. Trong trường hợp nào xác định một Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận
cơ thể người với tình tiết định khung hình phạt "gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác", "gây chết người"; trường hợp nào xác định hai tội danh độc lập cũng nhưxác định đổng
thời nhiều tội danh. Để làm rõ vấn đề trên, tác giả đưa ra một số vấn đề sau:
2.2.1. Phân biệt Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người và Tội giết người vơi tình tiết
định khung hình phạt là "để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân" (điểm h Khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự
năm 2015)

Trong cấu thành tội phạm của Tội giết người có quy định dấu hiệu định khung hình phạt đó là
"để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân"1. Vậy trường hợp nào sẽ xử lý về một tội theo Điểu 123 (Tội giết
người với tình tiết định khung hình phạt "để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân") hay cả hai tội (Điều
123 và Điều 154).Tác giả cho rằng, điểm quan trọng để xác định tội danh trong trường hợp này cần
dựa trên mục đích của người phạm tội, nguyên nhân nạn nhân chết cũng như kỹ thuật lập pháp.

- Do điểm h Khoản 1 Điều 123 có quy định "để" lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân, vì vậy ý thức lấy
bộ phận cơ thể của nạn nhân phải xuất hiện trước khi người phạm tội thực hiện hành vi giết người
và phương thức thủ đoạn giết người là tác động vào những vị trí trọng yếu của nạn nhân chứ khơng
phải do trong q trình lấy bộ phận cơ thể nạn nhân dẫn đến nạn nhân chết. Trong trường hợp này
truy cứu trách nhiệm hình sự vểTội giết người với tình tiết định khung hình phạt "để lấy bộ phận cơ
thể của nạn nhân" (điểm h Khoản 1 Điểu 123 Bộ luật Hình sự năm 2015)2.

- Nếu người phạm tội thực hiện hành vi giết người (phương thức thủ đoạn giết người là tác
động vào những vị trí trọng yếu của nạn nhân chứ khơng phải do trong quá trình lấy bộ phận cơ
thể nạn nhân dẫn đến nạn nhân chết), sau đó nảy sinh ý định lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân để

thay thế, để cho, bán cho người khác dùng vào việc thay thế bộ phận đó. Trường hợp này truy cứu
trách nhiệm về hai tội là Tội giết người (Điểu 123) và Tội mua bán, chiếm đoạt bộ phận cơ thể người
(Điểu 154).
- Nếu người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể quyết định đến sự
sống của nạn nhân (tim, buồng gan... những bộ phận này sau khi được tách ra khỏi cơ thể, nạn
nhân chắc chắn sẽ chết). Trường hợp này có hai nhận định, (1) Truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội
mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người với tình tiết định khung hình phạt "gây chết
người" (điểm d Khoản 3 Điều 154 Bộ luật Hình sự năm 2015) vì người phạm tội đang thực hiện hành
vi chiếm đoạt bộ phận cơ thể người, và mục đích của người phạm tội là chiếm đoạt các bộ phận
đó. (2) Truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người (Điều 123) vì người phạm tội nhận thức được
việc tách các bộ phận cơ thể (Tim, buông gan...) ra sẽ dẫn đến cái chết của nạn nhân tuy nhiên
mong muốn chiếm đoạt bộ phận đó và bỏ mặc cho hậu quả cái chết của nạn nhân xảy ra. Tuy nhiên,
trường hợp này sẽ thu hút về Tội giết người theoquy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị quyết số 02/2019/
NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 150 về Tội
1) Điểm h Khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015.
2) Trường hợp này, việc lấy bộ phận cơ thể người phải vì mục đích thay thế hoặc để bán cho người khác dùng vào việc thay thế bộ phận đó
mà khơng vì căm tức, trà thù. Nếu vì căm tức, trả thù thì áp dụng tình tiết định khung hình phạt “thực hiện tội phạm một cách mam rợ” quy
định tại điểm i khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015.

_______ G1ÁGDUC

Tháng 02/2022

167


Lnghicn cứu TAAO ĐỔI
mua bán người và Điều 151 vềTội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự năm 2015: "Truy
cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp người phạm tội đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân: Người
phạm tội đã lấy bộ phận cơ thể quyết định đến sự sống của nạn nhân, làm nạn nhân chết thì bị truy

cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự
năm 2015".

2.2.2. Phân biệt Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người với tình tiết định khung hình
phạt là "gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác" và Tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (Điểu 134 Bộ luật Hình sự nám 2015)
Trong cấu thành tội phạm hình phạt của Tội mua bán, chiếm đoạt mơ hoặc bộ phận cơ thể người
(Điều 154 Bộ luật Hình sự năm 2015) có quỵ định dấu hiệu định khung hình phạt "gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60% (điểm e
khoản 2); 61 % trở lên (điểm b khoản 3)"3. Vậy trong trường hợp nào thì xác định tội danh theo Điều
154, Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 hay cả hai tội danh. Tác giả cho rằng để xác định tội danh
trong trường hợp này cần xem xét mục đích của người phạm tội; các yếu tố chủ quan và khách
quan dẫn đến tổn thương cơ thể của người khác; điểu kiện, hồn cảnh xảy ra; cơng cụ, phương tiện;
cường độ tấn công..., cụ thể:

-Trường hợp người phạm tội trước, trong và sau khi thực hiện hành vi mua bán, chiếm đoạt mơ
hoặc bộ phận cơ thể người mà có hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người
khác thì cẩn xem xem tính chất của tội phạm để xác định tội danh, cụ thể:
+ Trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể dẫn đến tổn
thương cơ thể của nạn nhân thì căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể để xem xét áp dụng tình tiết tại
điểm e khoản 2 hay điểm b khoản 3 Điều 154 BLHS năm 2015.
+ Trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể
người khác dẫn đến tổn thương cơ thể cho người khác mà khơng phải nạn nhân thì cẩn xác định
hành vi gây tổn thương cơ thể cho người khác phải là tiền để để thực hiện hành vi mua bán, chiếm
đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. Trường hợp này, theo tác giả có thể xác định 2 trường hợp: (1)
Xem xét bóc tách hai hành vi độc lập đó là mua bán, chiếm đoạt mơ hoặc bộ phận cơ thể người và
hành vi cố ý gây thương tích cho người khác để xem xét hai tội danh độc lập nếu đủ dấu hiệu cấu
thành tội phạm là Điều 154 và Điều 134 BLHS năm 2015. (2) Xem xét xác định tội mua bán, chiếm
đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người với tình tiết định khung hình phạt (điểm e khoản 2 hay điểm b
khoản 3 Điều 154 BLHS năm 2015). Xét dưới góc độ lý luận Luật Hình sự, việc truy cứu trách nhiệm

hình sự ở cả hai trường hợp đểu đúng. Tuy nhiên, theo tác giả, cần xác định trách nhiệm hình sự ở
trường hợp (2) đó là Tội mua bán, chiếm đoạt mơ hoặc bộ phận cơ thể người với tình tiết định khung
hình phạt được quy định tại điểm e khoản 2 hay điểm b khoản 3 Điều 154 BLHS năm 2015 là hợp
lý. Điểu này đúng theo tinh thẩn của những điều luật khác (Điều 169: Tội cướp tài sản, Điều 171: Tội
cướp giật tài sản với tình tiết định khung hình phạt "gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ
của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ...").
2.2.3. Phân biệt Tội mua bán, chiếm đoạt mơ hoặc bộ phận cơ thể người với tình tiết định khung hình
phạt là "gây chết người" và Tội giết người (Điểu 123 Bộ luật Hình sự năm 2015)

Trong cấu thành tội phạm hình phạt của Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người
(Điểu 154 Bộ luật Hình sự năm 2015) có quy định dấu hiệu định khung hình phạt "gây chết người
3) Điểm e Khồn 2 Điều 154 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định “gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ cùa người khác” mà
khơng quy định "gãy thương tích hoặc gãy tẩn hại cho sức khoẻ của nạn nhãn ", nên trong quá trinh thực hiện hành vi phạm tội, người
phạm tội chì cần gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ cùa người khác (có thể cho nạn nhân hoặc không phải nạn nhân; Trường
hợp không phài nạn nhân: Trường hợp người phạm tội đã lấy được mô hoặc bộ phận cơ thể của nạn nhân đang vận chuyển đến bệnh viện
để ghép tạng, nhưng bị phát hiện nên đã chống trả gây thương tích cho người đuổi bắt hoặc người được ghép mơ, tạng).

G1ÁGDUC-.

168 **'"Sĩ.
I
02/2022
©XÃ
HƠI Thána
u vt/cvcc


NGHIÊN CỨU TRRO DỔI

J


(điểm d khoản 3)"4. Vậy trong trường hợp nào thì xác định tội danh theo Điều 154, Điều 123 Bộ luật
Hình sự năm 2015.Tác giả cho rằng để xác định tội danh trong trường hợp này cẩn xem xét mục đích
của người phạm tội cụ thể:

- Nếu nạn nhân không đổng ý bán mô hoặc bộ phận cơ thể người mà người phạm tội vẫn cố ý
lấy mô, bộ phận cơ thể người dẫn đến nạn nhân chết thì cần xem xem tính chất của tội phạm để
xác định tội danh, cụ thể: (1) Người phạm tội khơng có chun mơn trong lĩnh vực y tế (tách mô
hoặc bộ phận cơ thể người), điều kiện để tách mô hoặc bộ phận cơ thể của nạn nhân không đảm
bảo nhưng vẫn thực hiện thì xem xét tội giết người (Điểu 123 Bộ luật Hình sự năm 2015) vì tính chất
hành vi trên là nguy hiểm hơn nhiều so với tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người,
đặc biệt người phạm tội đã nhận thức được hành vi là nguy hiểm và hậu quả có thể xảy ra là nạn
nhân chết nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả đó xảy ra. (2) Người phạm tội có chun mơn trong
lĩnh vực y tế (tách mô hoặc bộ phận cơ thể người), đảm bảo các điểu kiện để thực hiện việc tách mô
hoặc bộ phận cơ thể người thì xem xét một số yếu tố khác như nguyên nhân dẫn đến nạn nhân chết
là do khách quan, ý thức của người phạm tội là không mong muốn hậu quả xảy ra thông qua các
kỹ thuật y tế..., từ đó xem xét tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154 Bộ
luật Hình sự năm 2015).
-Trường hợp người phạm tội trước, trong và sau khi thực hiện hành vi mua bán, chiếm đoạt
mơ hoặc bộ phận cơ thể người mà có hành vi dẫn đến chết người, hành vi này nhằm mục đích
mua bán, chiếm đoạt mơ hoặc bộ phận cơ thể người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự vể tội
danh theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 154 (Trừ trường hợp hành vi lấy mô hoặc bộ phận cơ
thể quyết định đến sự sống của nạn nhân dẫn đến nạn nhân chết thì truy cứu trách nhiệm hình
sự về Tội giết người).

- Trường hợp người phạm tội đã lấy được mô hoặc bộ phận cơ thể của nạn nhân, đang trên
đường vận chuyển đến địa điểm bán, địa điểm để ghép nhưng bị phát hiện nên đã có hành vi chống
trả dẫn đến chết người.Trường hợp này cần xem xét về nguyên nhân dẫn đến chết người, điều kiện
xảy ra, nhận thức của người phạm tội, công cụ người phạm tội thực hiện..., cụ thể: (1) Nếu nguyên
nhân dẫn đến chết người do người phạm tội gây ra; người phạm tội nhận thức được những hành vi

chống trả, công cụ phương tiện chống trả là nguy hiểm, dẫn đến hậu quả chết người. Trường hợp
này truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội danh tại Điều 154 và Điểu 123. (2) Nếu nguyên nhân dẫn
đến chết người là do khách quan, nằm ngoài ý muốn chủ quan của người phạm tội.Trường hợp này
xem xét tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người với tình tiết định khung hình phạt
"gây chết người (điểm d khoản 3 Điểu 154).
3. Kết luận
Với những phân tích, lập luận trên đây của tác giả liên quan đến Tội mua bán, chiếm đoạt mô
hoặc bộ phận cơ thể người quy định tại Điểu 154 Bộ luật Hình sự năm 2015 theo hướng phân biệt,
nhận diện với một số tội xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người
trong Bộ luật Hình sự năm 2015 có các tình tiết định khung hình phạt có liên quan. Tác giả hi vọng
sẽ là kết quả có giá trị tham khảo cho cơ quan chức năng, cơ sở nghiên cứu, cán bộ thực tiễn, góp
phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, chống tội phạm này trong thời gian tới.

Tài liệu tham khảo
[1 ] Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bồ sung năm 2017.
[2] Hội đóng Thẩm phánTồ án nhân dân tói cao (2019), Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP hướng dân áp dụng Điều ỉ50 về Tội mua
bán người và Điều 151 về Tội mua bán người dưới 16 tuồi cùa Bộ luật Hình sự.

4) Điểm d khoản 3 quy định "gây chết người ” chứ khòng quy định ‘Tàm nạn nhân chết”, ‘Tàm chết người” với quy định trên đã mở rộng
phạm vi hậy q của tình tiết này khơng chi là người bị lấy mô, bộ phận cơ thể người; người được ghép mơ, bộ phận cơ thể người mà cịn
cả những người khác có liên quan.

Tháng
05/2032
y VFC/CWCC.

HỘI

169




×