Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Những điểm mới về doanh nghiệp tư nhân trong luật doanh nghiệp năm 2020 và những vấn đề đặt ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 14 trang )

NGHIÊN cửư - TRA o ĐÓI

NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ DOANH NGHIỆP ĩư NHÂN
TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2020 VÀ NHỮNG VẤN ĐỂ ĐẶT RA
CAO THANH HUYỀN *

Tóm tắt: Doanh nghiệp tir nhân là một trong những loại hình doanh nghiệp thuộc thành phần kinh

tế tư nhân, có vai trị quan trọng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Loại hình doanh nghiệp này
được ghi nhận lần đầu tiên trong Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990, tiếp tục được kế thừa và hoàn
thiện trong các Luật Doanh nghiệp ban hành năm 1999, 2005, 2014 và mới đây nhất là Luật Doanh
nghiệp năm 2020. So với các Luật trước đây, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung một số
quy định về doanh nghiệp tư nhân, góp phần hồn thiện khn khố pháp lí về loại hình doanh nghiệp
này. Tuy nhiên, bên cạnh những thay đơi tích cực, quy định về doanh nghiệp tư nhân trong Luật Doanh
nghiệp năm 2020 vẫn còn tồn tại một so hạn chế, bất cập, làm ánh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thực
thi pháp luật trên thực tế. Bài viết phản tích những điếm mới nối bật về doanh nghiệp tư nhân trong Luật
Doanh nghiệp năm 2020, chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trong các quy định điều chỉnh loại hình
doanh nghiệp này, trên cơ sở đỏ, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện Luật Doanh nghiệp năm
2020 về doanh nghiệp tư nhăn.
Từ khoá: Doanh nghiệp tư nhăn; Luật Doanh nghiệp năm 2020; điếm mới
Nhận bài: 01/10/2021
Hoàn thành biên tập: 25/02/2022
Duyệt đăng: 25/02/2022
NEW POINTS ON SOLE PROPRIETORSHIP IN THE 2020 LAW ON ENTERPRISES, AS
WELL AS ISSUES RAISED
Abstract: The sole proprietorship is one of the types of enterprises belonging to the private sector,
playing an essential role in the market economy in Vietnam. This type of enterprise was recognizedfor the
first time in the 1990 Law on Sole Proprietorship. Legal provisions on sole proprietorship continued to be
inherited and improved under the Laws on Enterprises, which were promulgated in 1999, 2005, 2014, and
most recently the the 2020 Law on Enterprises. Compared with previous Laws, the 2020 Law on Enterprises
has amended and supplemented several regulations on sole proprietorship, contributing to refining the legal


framework for this type of enterprise. However, besides these positive points, the regulations on sole
proprietorship under the 2020 Law on Enterprises still have some limitations and shortcomings, which can
significantly affect the effectiveness of the law’s enforcement in practice. The following article analyzes the
new highlights ofsole proprietorship under the 2020 Law on Enterprises, pointing out the limitations in the
regulations governing this type of enterprise. On that basis, the article makes some recommendations to
improve the provision on sole proprietorship under the 2020 Law on Enterprises.
Keywords: Sole proprietorship; the 2020 Law on Enterprises; new point
Received: Oct 1st, 2021; Editing completed: Feb 25th, 2022; Acceptedfor publication: Feb 25th, 2022

Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân (DNTN)
vJlà một trong những loại hình doanh
nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân. Sự
* Thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội
E-mail:

66

ra đời của DNTN gắn liền với q trình
chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hố tập
trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị
trường có sự quản lí của Nhà nước, theo định
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 2/2022


NGHIÊN CỨU - TRÂ o ĐÔI

hướng xã hội chủ nghĩa. Loại hình DNTN
lần đầu tiên được ghi nhận trong Luật DNTN
của Quốc hội số 48-LCT/HĐNN8 ngày


21/12/1990 (Luật DNTN năm 1990). Sau
gần 10 năm có hiệu lực thi hành, Luật DNTN
năm 1990 đã được thay thế bởi Luật Doanh
nghiệp (LDN) năm 1999. Sau đó, các quy
định về DNTN tiếp tục được kế thừa và hoàn
thiện trong LDN năm 2005, LDN năm 2014
và mới đây nhất là LDN năm 2020. LDN
năm 2020 có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/01/2021 đã tiếp tục kế thừa, phát huy kết
quả và tác động tốt của những cải cách các
LDN trước đó trong việc hiện thực hoá các
quyền tự do kinh doanh; bảo đảm thể chế
hoá đầy đủ nội dung trong các Nghị quyết
của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân, cải
thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng
lực cạnh tranh quốc gia; tiếp tục cắt giảm chi
phí khơng cần thiết cho doanh nghiệp.
Nhìn chung, so với các loại hình doanh
nghiệp khác, các quy định pháp luật về
DNTN không thay đổi quá nhiều sau các lần
sửa đổi LDN. Cụ thể, các quy định của LDN
về DNTN tập trung điều chỉnh một số vấn đề
pháp lí cơ bản như sau: 1) Định nghĩa về
DNTN; quyền huy động vốn; quyền góp vốn
và thành lập doanh nghiệp của chủ DNTN
và DNTN; 2) vốn đầu tư của chủ DNTN; 3)

Quản lí DNTN; 4) Cho thuê DNTN; 5) Bán
DNTN. Riêng trong LDN năm 2020, để đảm

bảo tính thống nhất giữa các quy định pháp
luật điều chỉnh hoạt động của các doanh
nghiệp một chủ sở hữu; mở rộng quyền tự do
lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh của
chủ DNTN; đồng thời, cụ thể hoá chủ trương
giảm thiểu thủ tục hành chính, cắt giảm chi
phí khơng cần thiết cho DNTN, một số quy
định trong Chương VII: Doanh nghiệp tư
nhân đã được sửa đổi, bổ sung.
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 2/2022

1. Những điểm mói của Luật Doanh
nghiệp năm 2020 về doanh nghiệp tư nhân
Thứ nhất, LDN năm 2020 đà sửa đổi quy
định chủ DNTN không được trở thành thành
viên công ti hợp danh.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 183
LDN năm 2014: DNTN là doanh nghiệp do
một cá nhân làm chủ và chủ DNTN phải tự
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Với chế độ trách nhiệm tài sản này, sẽ rất rủi
ro cho các chủ nợ của DNTN và chỉnh chủ
DNTN đó, nếu cùng một lúc, chủ DNTN
thành lập nhiều DNTN hay lựa chọn kinh
doanh dưới các hình thức cũng yêu cầu nhà
đầu tư phải chịu trách nhiệm vô hạn về tài
sản. Vì vậy, kể từ LDN năm 2005 đến LDN
năm 2020, pháp luật luôn đặt ra những quy
định hạn chế quyền tự do lựa chọn hình thức

tổ chức kinh doanh của chủ DNTN.
Khoản 3 Điều 183 LDN năm 2014 quy
định: Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập
một DNTN. Chủ DNTN không được đồng
thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ti
hợp danh. Qua thực tiễn thi hành LDN năm
2014 cho thấy việc sử dụng cụm từ “thành
viên công ti hợp danh” tại khoản 3 Điều 183
đã gây ra nhiều tranh cãi trong quá trình áp
dụng, bởi vì trong LDN năm 2014 khơng có
loại thành viên này, mà chỉ có “thành viên
hợp danh” và “thành viên góp vốn” của cơng
ti họp danh. Vì vậy, quy định này dẫn đến
hai cách hiểu khác nhau trên thực tế: 1) Cách
hiểu thứ nhất, quy định này chỉ cấm chủ
DNTN đồng thời là thành viên hợp danh,
xuất phát từ đặc điếm chung về chế độ trách
nhiệm tài sản của hai chủ thể này1; 2) Cách
1 Theo điểm b khoản 1 Điều 172 LDN năm 2014:
Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn
bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của cơng ti.

67


NGHIÊN CỨU - TRAOĐĨI

hiểu thứ hai, quy định này khơng cho phép
chủ DNTN được đồng thời là thành viên hợp
danh và thành viên góp vốn. Có thể thấy,

khác với thành viên hợp danh, thành viên
góp vốn trong cơng ti hợp danh chỉ phải chịu
trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn
cam kết góp. Do đó, nếu chủ DNTN trở thành
thành viên góp vốn trong cơng ti hợp danh thì
chủ DNTN vẫn đảm bảo được khả năng thực
hiện nghĩa vụ tài sản đối với DNTN. Không
chỉ vậy, theo quy định tại điểm d khoản 1
Điều 182 LDN năm 2014, thành viên góp vốn
có thể chuyển nhượng phần vốn góp của
mình cho người khác, bao gồm cả các chủ nợ.
Lúc này, phần vốn góp có thể trở thành một
loại tài sản được chủ DNTN sử dụng để trả
nợ cho các chủ nợ của DNTN, nếu các chủ nợ
đồng ý tiếp nhận. Như vậy, nếu LDN năm
2014 cấm chủ DNTN được đồng thời là thành
viên góp vốn là hồn tồn khơng hợp lí.
Đồng thời, cách hiểu này cũng có phần mâu
thuẫn với việc LDN năm 2014 khơng cấm
chủ DNTN được góp vốn; nhận chuyển
nhượng cổ phần, phần vốn góp của cổ đơng,
thành viên trong công ti cổ phần và công ti
trách nhiệm hữu hạn (TNHH).
Để khắc phục sự không rõ ràng này của
LDN năm 2014, tại khoản 3 Điều 188 LDN
năm 2020 đã quy định: Mồi cá nhân chỉ được
quyền thành lập một DNTN. Chủ DNTN
không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh,
thành viên hợp danh của công ti hợp danh.
Quy định này hoàn toàn phù hợp với đặc

điểm chung về chế độ trách nhiệm tài sản
của chủ DNTN và thành viên hợp danh trong
cơng ti hợp danh, góp phần hạn chế rủi ro
trong kinh doanh cho các chủ thể này; đồng
thời, bảo vệ quyền và lợi ích kinh tế của các
tổ chức, cá nhân có quan hệ cho vay với
DNTN và cơng ti hợp danh. Bên cạnh đó,

68

quy định này cũng bảo đảm quyền tự do kinh
doanh của chủ DNTN trong trường hợp chủ
DNTN lựa chọn trở thành thành viên góp
vốn trong cơng ti hợp danh hay cổ đơng
cơng ti cổ phần, thành viên công ti TNHH.
Thứ hai, LDN năm 2020 bổ sung quy
định về thực hiện quyền của chủ DNTN trong
một số trường hợp đặc biệt.
DNTN là loại hình doanh nghiệp duy
nhất trong LDN khơng có tư cách pháp
nhân2. Vì vậy, DNTN khơng có khả năng tự
nhân danh chính mình tham gia vào các quan
hệ pháp luật một cách độc lập, giống các
pháp nhân khác như công ti hợp danh, công
ti cổ phần, hay công ti TNHH. Việc được
pháp luật công nhận là một pháp nhân cũng
mang lại cho các cơng ti một tư cách pháp lí
độc lập với tư cách pháp lí của các cổ đơng,
thành viên cơng ti. Đây là yếu tố hết sức
quan trọng, quyết định đến tính độc lập về

đời sống pháp lí của các cơng ti. Trên thực
tế, hoạt động của pháp nhân có thể kéo dài,
thậm chí rất dài. Pháp nhân khơng bị ảnh
hưởng bởi những biến cố xảy ra đối với
thành viên của pháp nhân3. Ngược lại, vì

khơng có tư cách pháp nhân nên tư cách
pháp lí của DNTN phụ thuộc hồn tồn vào
tư cách pháp lí của chủ DNTN. Sự tồn tại
của DNTN theo đó cũng phụ thuộc hồn tồn
vào sự tồn tại của chủ doanh nghiệp. Pháp
2 Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 36 LDN
năm 2014, chủ DNTN không phải thực hiện thủ tục
chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn sang cho
DNTN. Theo đó, tài sản được sử dụng để đầu tư
vào DNTN vẫn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh
nghiệp. Vì vậy, DNTN khơng có tài sản độc lập với
chủ DNTN nên không thỏa mãn điều kiện để được
công nhận là một pháp nhân theo quy định tại
khoản 1 Điều 74 BLDS năm 2015.
3 Lê Việt Anh, “về tư cách pháp nhân của công ti
hợp danh”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 113,
tháng 01/2008, tr. 4.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 2/2022


NGHIÊN cứu- TRAO ĐÔI

luật của một số quốc gia trên thế giới đều quy

định khi chủ DNTN chết thì DNTN đương
nhiên chấm dứt sự tồn tại4. LDN năm 2014
mặc dù đã có các quy định nêu bật quyền của
chủ DNTN đổi với DNTN nhưng lại hoàn
toàn thiếu vắng những điều luật xác định cách
thức giải quyết trong một số trường hợp đặc
biệt mà chủ DNTN không thể thực hiện được
quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình. Ví
dụ: chủ DNTN chết, bị tuyên bố là đã chết;
mất tích; bị hạn chế hoặc mất năng lực hành
vi dân sự; bị tạm giam, bị kết án tù,... về vấn
đề này, theo quan điểm của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư được nêu trong Bản thuyết minh chi
tiết về dự án LDN (sửa đổi) kèm theo Báo
cáo số 7900/BC-BKHĐT ngày 25/10/2019,
chủ DNTN có địa vị pháp lí tương tự như chủ
sở hữu cơng ti TNHH một thành viên, chì
khác về chế độ trách nhiệm tài sản. Tuy
nhiên, LDN năm 2014 khơng có quy định
tương tự như đối với chủ sở hữu công ty
TNHH một thành viên tại Điều 54. Bên cạnh
đó, thực tế đã xảy ra nhiều trường họp chủ
DNTN bị tạm giam, bị kết án tù,... nhưng
không rõ cách thức thực hiện quyền của chủ
DNTN trong những trường họp này5.
Để khắc phục hạn chế nêu trên cùa LDN
2014, LDN năm 2020 đã bổ sung quy định tại
Điều 193 về việc thực hiện quyền của chủ DNTN
trong một số trường họp đặc biệt, bao gồm:
1) Trường hợp chủ DNTN bị tạm giam,

đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành
biện pháp xử lí hành chính tại cơ sở cai
nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc thì
4 Singapore Sole Proprietorship Registration,
/>incorporation/other-business-entity-types/singaporesole-proprietorship-registration, truy cập 09/9/2021.
5 Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bản thuyết minh chi tiết về
dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) (kèm theo Báo
cảo sổ 7900/BC-BKHDTngày 25/10/2019), tr. 55.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỔ 2/2022

uỷ quyền cho người khác thực hiện quyền và
nghĩa vụ của mình.
2) Trường hợp chủ DNTN chết thì người
thừa kế hoặc một trong những người thừa kế

theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ
DNTN theo thoả thuận giữa những người
thừa kế. Trường họp những người thừa kế
không thoả thuận được thì đăng kí chuyển
đổi thành cơng ti hoặc giải thể DNTN đó.
3) Trường hợp chủ DNTN chết mà
khơng có người thừa kế, người thừa kế từ
chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa
kế thì tài sản của chủ DNTN được xử lí theo
quy định của pháp luật về dân sự.
4) Trường hợp chủ DNTN bị hạn chế
hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì
quyền và nghĩa vụ của chủ DNTN được thực

hiện thông qua người đại diện.
5) Trường hợp chủ DNTN bị toà án cấm
hành nghề hoặc làm công việc nhất định
thuộc phạm vi ngành, nghề kinh doanh của
doanh nghiệp thì chủ DNTN tạm ngừng,
chấm dứt kinh doanh ngành, nghề có liên
quan theo quyết định của tồ án hoặc chuyển
nhượng DNTN cho cá nhân, tổ chức khác.
Thứ ba, LDN năm 2020 bổ sung quy
định cho phép DNTN được chuyển đổi loại
hình doanh nghiệp thành cơng ti cổ phần,
cơng ti hợp danh.
Theo quy định tại Điều 199 LDN năm
2014: DNTN được chuyển đổi thành công ti
TNHH (bao gồm công ti TNHH hai thành
viên trở lên và công ti TNHH một thành
viên) khi đáp ứng năm điều kiện quy định tại
khoản 1 Điều 199 và thực hiện thủ tục
chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy
định tại khoản 2, khoản 3 Điều này. Tuy
nhiên, trong quá trình thi hành LDN năm
2014, liên quan đến quy định chuyển đổi loại
69


NGHIÊN cứu- TRAO ĐƠI

hình doanh nghiệp đối với DNTN, phát sinh
hai vấn đề bất cập như sau: 1) LDN năm
2014 chỉ cho phép DNTN được chuyển đổi


thành công ti TNHH, mà không xây dựng cơ
chế chuyển đổi DNTN thành công ti cổ
phần. Trong khi đó, chế độ trách nhiệm hữu
hạn về tài sản không chỉ được đặt ra đối với
thành viên công ti TNHH mà cổ đông công
ti cổ phần cũng được hưởng chế độ trách
nhiệm tài sản này. Sự thiếu sót này của LDN
năm 2014 trên thực tế đã hạn chế một cách
không cần thiết quyền tự do lựa chọn hình
thức tổ chức kinh doanh của DNTN; gây tốn
kém thời gian, phát sinh thêm chi phí khơng
cần thiết cho chủ DNTN khi có nhu cầu thực
sự muốn chuyển đổi thành công ti cổ phần.
Cụ thể, chủ DNTN sẽ phải thực hiện thêm
một thủ tục hành chính “trung gian” chuyển đổi thành cơng ti TNHH trước, sau
đó mới chuyển đổi từ công ti TNHH thành
công ti cổ phần6. 2) LDN năm 2014 không
cho phép DNTN được chuyển đổi thành
công ti hợp danh. Trên thực tế, khi có nhu
cầu thay đổi loại hình doanh nghiệp, khơng
phải trường hợp nào chủ DNTN cũng hướng
đến chế độ TNHH về tài sản. Đôi khi mục
đích thực sự của chủ DNTN chỉ là tìm kiếm
đối tác nhằm san sẻ việc quản lí, điều hành
hay rủi ro trong kinh doanh của doanh
nghiệp; trong khi vẫn giữ lại trách nhiệm vô
hạn về tài sản và quyền quản lí, điều hành
đối với doanh nghiệp. Trong trường hợp này,
loại hình cơng ti hợp danh sẽ là lựa chọn phù

hợp nhất đối với chủ DNTN. Tuy nhiên, vì
LDN năm 2014 khơng cho phép bất kì loại
hình doanh nghiệp nào được chuyển đổi
thành công ti hợp danh, nên nếu muốn
6 Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bản thuyết minh chi tiết về
dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) (kèm theo Báo
cáo số 7900/BC-BKHDTngày 25/10/2019), tr. 68.

70

chuyển đổi thành công ti họp danh, chủ
DNTN cũng không thể lựa chọn cơ chế
chuyển đổi “trung gian” như đối với trường
hợp muốn chuyển đổi thành công ti cổ phần.
Để khắc phục những bất cập trong quy
định về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
đối với DNTN, Điều 205 LDN năm 2020 đã
bổ sung quy định về điều kiện và thủ tục cho
phép chuyển đổi DNTN thành cơng ti cổ
phần, cơng ti hợp danh. Theo đó, DNTN có
thể chuyển đổi thành cơng ti trách nhiệm
hữu hạn, cơng ti cổ phần hoặc công ti hợp
danh theo quyết định của chủ DNTN nếu
đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: 1) Doanh
nghiệp được chuyển đổi phải có đủ các điều
kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 LDN
năm 2020 về điều kiện để được cấp giấy
chứng nhận đăng kí doanh nghiệp; 2) Chủ
DNTN cam kết bằng văn bản chịu trách
nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình

đổi với tất cả khoản nợ chưa thanh tốn và
cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn; 3)
Chủ DNTN có thoả thuận bằng văn bản với
các bên của hợp đồng chưa thanh lí về việc
cơng ti được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục
thực hiện các hợp đồng đó; 4) Chủ DNTN
cam kết bằng văn bản hoặc có thoả thuận
bằng văn bản với các thành viên góp vốn
khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động
hiện có cùa DNTN. Công ti được chuyển đổi
đương nhiên kế thừa quyền, nghĩa vụ của
DNTN kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận
đăng kí doanh nghiệp. Chủ DNTN chịu trách
nhiệm cá nhân bằng tồn bộ tài sản của mình
đối với tất cả khoản nợ phát sinh trước ngày
công ti được chuyển đổi được cấp giấy chứng
nhận đăng kí doanh nghiệp. Có thể nói, việc
LDN năm 2020 cho phép DNTN được chuyển
đổi thành các loại hình doanh nghiệp khác,
thay vì chỉ cho phép chuyển đổi thành cơng
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 2/2022


NGHIÊN CỨU - TRA o ĐÔI

ti TNHH như trước đây hoàn toàn phù hợp
với quy định tại khoản 2 Điều 7 LDN năm
2020 về quyền tự chủ lựa chọn hình thức tổ
chức kinh doanh của doanh nghiệp, đồng
thời đáp ứng được nhu cầu thực tế của các

chủ DNTN trong quá trình kinh doanh.
2. Một số hạn chế, bất cập của Luật
Doanh nghiệp năm 2020 về doanh nghiệp
tư nhân
Thứ nhất, việc đặt tên loại hình doanh
nghiệp là DNTN dễ gây nhầm lẫn và chưa
phản ánh đúng bản chất thực sự của loại hình
doanh nghiệp này.
Trong Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ
VI của Đảng năm 1986, Đảng ta đã bước đầu
thừa nhận sự tồn tại của “các thành phần
kỉnh tế khác” bên cạnh kinh tế quốc doanh
và kinh tế tập thể. Trên cơ sở đó, một trong
những nhiệm vụ được Đại hội đưa ra nhằm
thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
giai đoạn 1986 - 1990 là: “Sử dụng kinh tế tư
bản tư nhân (tư sản nhỏ) trong một so ngành,
nghề, đi đôi với cải tạo họ từng bước bằng
nhiều hình thức kinh tế tư bản nhà nước” .
Để thực hiện nhiệm vụ này, Quốc hội khoá
VIII, kì họp thứ 8 đã thơng qua Luật DNTN
và Luật Công ti ngày 21/12/1990. Như vậy,
xét về mặt lịch sử, khái niệm “doanh nghiệp
tư nhân” xuất hiện lần đầu tiên trong Luật
DNTN năm 1990 để chỉ đơn vị kinh doanh
có mức vốn không thấp hơn vốn pháp định,
do một cá nhân làm chủ (sở hữu tư nhân) và
tự chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của
mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp
(Điều 2 Luật DNTN năm 1990). Đến ngày*

7 Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
của Đảng, />ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lanthu-vi/nghi-quyet-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lanthu-vi-cua-dang-1493, truy cập 09/9/2021.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 2/2022

12/6/1999, LDN năm 1999 được Quốc hội
thông qua, thay thế Luật Công ti năm 1990
và Luật DNTN năm 1990, trong đó DNTN
được xác định là một loại hình doanh nghiệp
với hai đặc trưng cơ bản: do một cá nhân
làm chủ, chủ DNTN tự chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt
động của doanh nghiệp. Sau này, LDN năm
2005, LDN năm 2014 và mới đây nhất là
LDN năm 2020 vẫn giữ nguyên khái niệm
về DNTN như LDN năm 1999.
Như vậy, xuất phát từ những đặc trưng
pháp lí của DNTN được quy định trong các
văn bản LDN từ trước đến nay, trong tên
DNTN, thuật ngữ “tư nhân” sẽ tương ứng
với “cá nhân” - chủ DNTN. Bên cạnh đó,
nếu xuất phát từ lịch sử hình thành DNTN,
có thể hiểu: thuật ngữ “tư nhân” trong tên
loại hình doanh nghiệp hày được sử dụng để
chỉ một hình thức tổ chức kinh doanh thuộc
thành phần kinh tế tư nhân, làm căn cứ phân
biệt với các hình thức tổ chức kinh doanh
thuộc thành phần kinh tế quốc doanh (kinh tế
nhà nước) và kinh tế tập thể. Tuy nhiên, nếu
hiểu theo cách này thì các loại hình doanh

nghiệp khác như cơng ti hợp danh, công ti cổ
phần, công ti TNHH, mặc dù không có chữ
“tư nhân” trong tên nhưng vẫn được xác
định là các doanh nghiệp thuộc thành phần
kinh tế tư nhân, trừ trường hợp cơng ti cổ
phần, cơng ti TNHH có cổ phần, phần vốn
góp của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều
lệ (điểm b khoản 1 Điều 88 LDN năm 2020).
Trên thực tế hiện nay, xuất phát từ tên gọi

của DNTN chưa thực sự phản ánh đúng bản
chất pháp lí của loại hình doanh nghiệp này
nên vẫn có rất nhiều trường hợp sử dụng
thuật ngữ “doanh nghiệp tư nhân” để chỉ tất
cả các loại hình doanh nghiệp thuộc sở hữu
tư nhân, thay vì để chỉ một loại hình doanh
71


NGHIÊN CỨU - TRA o ĐÓI

nghiệp với những đặc trưng cơ bản như đã
ưình bày ở trên8.
Thứ hai, sự hiện diện của DNTN trong
LDN với tư cách là một loại hình doanh
nghiệp giống như cơng ti cổ phần, cơng ti
hợp danh, cơng ti trách nhiệm hữu hạn là
khơng hợp lí và chưa phù họp với bản chất
pháp lí của loại hình doanh nghiệp này.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 LDN

năm 2020, chỉ có thành viên cơng ti TNHH,
cơng ti hợp danh và cổ đông công ti cổ phần
mới phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp
vốn cho cơng ti theo quy định. Như vậy, khi
thành lập doanh nghiệp, chủ DNTN không
phải chuyển quyền sở hữu tài sản được sử
dụng để đầu tư kinh doanh cho DNTN. Tại
Điều 189 LDN năm 2020 cũng quy định vốn
đầu tư của chủ DNTN do chủ doanh nghiệp
tự đăng kí. Tồn bộ vốn và tài sản, kể cả vốn
vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp phải
được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo

cáo tài chính của doanh nghiệp. Quy định
này phù họp với pháp luật về kế toán, là cơ
sở để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tài
chính đối với nhà nước, đồng thời là căn cứ
quan trọng để đánh giá tình hình tài chính
của doanh nghiệp. Như vậy, có thể hiểu, tài
sản được chủ DNTN đầu tư vào hoạt động
kinh doanh dưới hình thức DNTN khơng độc
lập với khối tài sản cịn lại thuộc sở hữu của
chủ DNTN. Chính sự khơng độc lập về tài
sản dẫn đến DNTN khơng có khả năng tự
chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, do
8 Ví dụ: Trong báo cáo của Bộ Ke hoạch và Đầu tư tại
Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp năm 2019,
Việt Nam có khoảng 17.000 DNTN quy mơ lớn và
21.000 doanh nghiệp quy mô vừa, Nguyễn Hải Biên,

Giải pháp phát triển doanh nghiệp tư nhăn, https://tai
chinhdoanhnghiep.net.vn/giai-phap-phat-trien-doanhnghiep-tu-nhan-dl4251.html, truy cập 09/9/2021.

72

đó khơng thoả mãn điều kiện để được công
nhận là một pháp nhân theo khoản 1 Điều 74
Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015. Việc
không phải là pháp nhân khiến cho DNTN
không thể thực hiện được các quyền và
nghĩa vụ của doanh nghiệp được quy định tại
Điều 7, Điều 8 LDN năm 2020 như: quyền
tự chủ kinh doanh; quyền chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp;
hay thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo
quy định của pháp luật... Thay vào đó, tất cả
những quyền và nghĩa vụ này sẽ do chủ
DNTN thực hiện. Đặt trong mối tương quan
so sánh với các loại hình doanh nghiệp khác,
có thể kết luận: về bản chất, DNTN là cá
nhân kinh doanh dưới hình thức doanh
nghiệp. Vì vậy, sự hiện diện của DNTN
trong LDN với tư cách là một loại hình
doanh nghiệp giống như công ti cổ phần,
công ti họp danh, công ti trách nhiệm hữu
hạn là khơng hợp lí và chưa phù hợp với bản
chất pháp lí của loại hình doanh nghiệp này.
Đồng thời, việc LDN ghi nhận DNTN là một
loại hình doanh nghiệp cũng kéo theo sự bất
họp lí của một số quy định trong các văn bản

pháp luật có liên quan. Ví dụ, khoản 2 Điều
75 BLDS năm 2015 quy định: ‘‘Pháp nhân
thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tố
chức kinh tế khác”. Với quy định này, BLDS
năm 2015 đã xác định tất cả các loại hình
doanh nghiệp đều là pháp nhân thương mại,
bao gồm cả DNTN. Trong khi đó, căn cứ
theo khoản 1 Điều 74 BLDS năm 2015,
DNTN không thoả mãn điều kiện để được
công nhận là một pháp nhân9.
9 Khoản 1 Điều 74 BLDS năm 2015 quy định: "Một
tổ chức được cơng nhận là pháp nhân khi có đủ các
điều kiện sau đây: được thành lập theo quy định của
Bộ luật này, luật khác có liên quan; có cơ cấu tố
chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; có
tài sản độc lập với cả nhân, pháp nhân khác và phải

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 2/2022


NGHIÊN CỨU - I RA o ĐĨI

Thứ ba, khơng cần thiết phải quy định về
việc hạn chế quyền góp vốn thành lập hoặc
mua cổ phần, phần vốn góp của DNTN tại
khoản 4 Điều 188 LDN năm 2020.
Xuất phát từ đặc trưng về tư cách pháp lí
của DNTN, khoản 4 Điều 188 LDN năm
2020 quy định: DNTN khơng được quyền
góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần

vốn góp trong cơng ti hợp danh, công ti
TNHH hoặc công ti cổ phần. Quy định này
hồn tồn khơng cần thiết, bởi hai lí do sau:
1) Tại điểm đ khoản 2 Điều 17 LDN năm
2020 đã quy định “tổ chức khơng có tư cách
pháp nhãn” khơng có quyền thành lập và
quản lí doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong khi
đó, DNTN được xác định là tổ chức khơng có
tư cách pháp nhân, vì vậy DNTN đưong
nhiên khơng được góp vốn thành lập cơng ti
do thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản

lí doanh nghiệp. 2) Neu giữ lại quy định tại
khoản 4 Điều 188 LDN như hiện nay thì quy
định này chưa đề cập cụ thể DNTN có bị cấm
nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp
của cổ đơng, thành viên cơng ti hay khơng. Vì
vậy, việc áp dụng quy định này có thể gây ra
sự nhầm lẫn trên thực tế, đó là: mặc dù
DNTN khơng được góp vốn thành lập, mua
cổ phần, phần vốn góp của cơng ti nhưng vẫn
có quyền nhận chuyển nhượng cổ phần, phần
vốn góp của cổ đơng, thành viên cơng ti10*
.
Trong khi đó, do khơng có tài sản độc lập nên
DNTN không thể thực hiện được các giao
dịch mua bán, chuyển nhượng cổ phần, phần
vốn góp với cơng ti hay các thành viên, cổ
đông của công ti.


Thứ tư, quy định chủ DNTN là người đại
diện theo pháp luật của DNTN chưa tương
thích với quy định về đại diện trong BLDS
năm 2015.
Theo quy định của BLDS năm 2015,
quan hệ đại diện chỉ được xác lập giữa cá
nhân và pháp nhân, không được xác lập giữa
cá nhân hoặc pháp nhân với các tổ chức
khơng có tư cách pháp nhân khác (khoản 1
Điều 134). Cá nhân, pháp nhân có thể xác
lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua
người đại diện theo pháp luật hoặc người đại
diện theo uỷ quyền. Đối với các tổ chức
khơng có tư cách pháp nhân, khoản 1 Điều
101 BLDS năm 2015 quy định: Trường hợp
tổ chức không có tư cách pháp nhân tham gia
quan hệ dân sự thì thành viên của tổ chức đó
sẽ là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao
dịch dân sự hoặc uỷ quyền cho người đại diện
tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Nói cách khác, thành viên của tổ chức khơng
có tư cách pháp nhân sẽ tham gia quan hệ dân
sự với tư cách cá nhân chứ không phải người
đại diện cho tổ chức đó. Trong khi đó, DNTN
là tổ chức khơng có tư cách pháp nhân. Bản
chất của DNTN là cá nhân kinh doanh. Vì
vậy, hành vi của DNTN chính là hành vi của
chủ DNTN. Nói cách khác, chủ DNTN hành
động thông qua DNTN, chứ không phải
DNTN hành động thông qua người đại diện

là chủ DNTN11. Như vậy, xuất phát từ bản
chất của DNTN và các quy định của BLDS
năm 2015, có thể thấy, quy định tại khoản 3
Điều 190 LDN năm 2020 về người đại diện
theo pháp luật của DNTN chưa đảm bảo tính
tương thích với quy định về đại diện trong

BLDS năm 2015.
chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; nhân danh
mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập
10 Trương Thanh Đức, Luận giải về Luật Doanh nghiệp
năm 2014, Nxb.Chính trị quốc gia-Sự thật, 2019, tr. 148.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 2/2022

11 Ngơ Huy Cương, “Vài bình luận và pháp luật doanh
nghiệp tư nhân”, Tạp chi Khoa học Đại học Quốc
gia Hà Nội, Luật học, 26/2010, tr. 30.

73


NGHIÊN CỨU - TRA o ĐÔI

Thứ năm, quy định về việc thành lập
DNTN của nhà đầu tư là cá nhân có quốc

tịch nước ngồi trong LDN năm 2020 và
Luật Đầu tư (LĐT) năm 2020 chưa đảm bảo
sự thống nhất và rõ ràng

Hiện nay, LDN năm 2020 và LĐT năm
2020 đều khơng cấm nhà đầu tư là cá nhân
có quốc tịch nước ngoài được thành lập DNTN
- một tổ chức kinh tế theo LĐT năm 2020
(khoản 21 Điều 3). Cụ thể, theo quy định tại
khoản 1 Điều 22 LĐT năm 2020, nhà đầu tư
nước ngoài được đầu tư kinh doanh tại Việt
Nam dưới hình thức thành lập tổ chức kinh
tế. Tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài
thành lập được xác định là tổ chức kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm hai trường
hợp theo khoản 22 Điều 3 LĐT năm 2020: tổ
chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là
thành viên hoặc tổ chức kinh tế có nhà đầu
tư nước ngồi là cổ đơng. Với quy định này,
DNTN không được xác định là tổ chức kinh
tế có vốn đầu tư nước ngồi.
Bên cạnh đó, theo điểm c khoản 1 Điều
22 LĐT năm 2020, trước khi thành lập tổ
chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có
dự án đầu tư, thực hiện thủ tục đăng kí đầu
tư tại cơ quan đăng kí đầu tư. Sau khi được
cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư, nhà đầu

tư nước ngoài sẽ thực hiện thủ tục thành lập
tổ chức kinh tế. Trong hồ sơ đăng kí thành
lập tổ chức kinh tế phải có giấy chứng nhận
đăng kí đầu tư. Tuy nhiên, khi rà soát các
điều 19, 20, 21, 22 LDN năm 2020 về hồ sơ
đăng kí doanh nghiệp, chỉ duy nhất hồ sơ

đăng kí DNTN khơng u cầu về việc nộp
giấy chứng nhận đăng kí đầu tư. Theo khoản
2 Điều 9 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về
đăng kí doanh nghiệp: Cơ quan đăng kí kinh
doanh khơng được u cầu người thành lập
doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp nộp thêm
74

hồ sơ hoặc giấy tờ khác ngoài các giấy tờ
trong hồ sơ đăng kí doanh nghiệp theo quy
định tại LDN và Nghị định này. Do đó, nếu
nhà đầu tư nước ngồi đăng kí thành lập
DNTN, cơ quan đăng kí kinh doanh sẽ khơng
được u cầu người này nộp Giấy chứng nhận
đăng kí đầu tư kèm theo bộ hồ sơ đăng kí
doanh nghiệp. Có thể thấy, quy định tại Điều

19 LDN năm 2020 rõ ràng đang tạo ra sự
thiếu thống nhất giữa các quy định về hồ sơ
đăng kí doanh nghiệp LDN, đồng thời khơng
đảm bảo sự tương thích với quy định tại điểm
c khoản 1 Điều 22 LĐT năm 2020. Điều này
có thể ảnh hưởng không nhỏ đến quyền thành
lập DNTN của nhà đầu tư nước ngồi, đồng
thời khiến cho q trình xét duyệt hồ sơ đăng
kí DNTN trở nên khó khăn trên thực tế.
Thứ sáu, LDN năm 2020 chưa quy định
rõ ràng về việc bán DNTN.
Theo quy định của LDN năm 2020, chủ
DNTN có quyền bán DNTN của mình cho

cá nhân, tổ chức khác. Người mua DNTN
phải đăng kí thay đổi chủ DNTN theo quy
định. Quy định này nêu bật quyền của chủ
DNTN với tư cách là chủ sở hữu duy nhất
của DNTN12 nhưng chưa xác định rõ những
đối tượng có quyền mua DNTN. Khi thực
hiện thủ tục đăng kí thay đổi chủ DNTN,
người mua DNTN có bắt buộc trở thành chủ
DNTN đó hay khơng? Nếu người mua thuộc
đối tượng bị cấm thành lập, quản lí doanh
nghiệp theo khoản 2 Điều 17 LDN năm 2020
hoặc hiện đang là chủ một DNTN, chủ hộ
kinh doanh, thành viên hợp danh trong công
ti hợp danh thì người đó có được quyền mua
DNTN hay khơng? Những vấn đề này vẫn
chưa được làm rõ trong LDN hiện hành.

12 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương
mại Việt Nam, tập 1, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2020, tr. 84.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 2/2022


NGHIÊN CỨU - TRA o ĐÔI

Sau khi bán DNTN, chủ DNTN khơng
được giải phóng khỏi trách nhiệm đối với các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của DNTN
phát sinh trước ngày chuyển giao doanh


nghiệp, trừ trường họp chủ DNTN, người
mua và chủ nợ của DNTN có thoả thuận
khác. Trước đây, theo quy định tại khoản 1
Điều 145 LDN năm 2005, để bán DNTN, chủ
DNTN phải thông báo bằng văn bản cho cơ

quan đăng kí kinh doanh. Trong thơng báo
phải nêu rõ tổng số nợ chưa thanh toán của
doanh nghiệp; tên, địa chỉ, số nợ và thời hạn
thanh toán cho từng chủ nợ; họp đồng lao
động và các hợp đồng khác đã kí mà chưa
thực hiện xong và cách thức giải quyết các
họp đồng đó. Đây là quy định tương đối cụ
thể và chặt chẽ đế đảm bảo quyền lợi cho các
chủ nợ, người mua DNTN, người lao động và
những tổ chức, cá nhân có phát sinh giao dịch
với chủ DNTN. Tuy nhiên, kể từ LDN năm

2014, những quy định này đã bị lược bỏ.
Không chỉ thế, tại Điều 54 Nghị định số

Ol/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính
phủ về đăng kí doanh nghiệp thì việc đăng kí
thay đổi chủ DNTN trong trường họp bán,
tặng cho doanh nghiệp, chủ DNTN chết hoàn
toàn khơng u cầu hồ sơ đăng kí thay đổi

phải nêu rõ những nội dung như khoản 1
Điều 145 LDN năm 2005 quy định. Có thể
thấy, việc LDN năm 2020 và Nghị định số

01/2021/NĐ-CP lược bỏ quy định về nghĩa

vụ thông báo của chủ DNTN như trên sẽ
khiến cho các chủ nợ, người mua và các tổ
chức, cá nhân đã xác lập hợp đồng với chủ
DNTN rơi vào tình thế bị động khi giao dịch
mua bán DNTN đã được pháp luật công nhận.
Thứ bảy, một số nội dung liên quan đến
quy định thực hiện quyền của chủ DNTN
trong một số trường họp đặc biệt chưa họp lí
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 2/2022

Một là, khoản 2 Điều 193 LDN năm 2020
mới chỉ đề cập trường hợp những người thừa
kế không thoả thuận được ai là chủ DNTN thì
đăng kí chuyển đổi DNTN thành cơng ti hoặc
giải the DNTN đó. Vậy trong trường hợp
những người thừa kế thuộc đối tượng bị cấm

thành lập và quản lí doanh nghiệp, DNTN
theo khoản 2 Điều 17 và khoản 3 Điều 188
LDN năm 2020 thì sẽ xử lí như thế nào?
Những người thừa kế có được quyền bán
DNTN hay không? Những câu hỏi này chưa
được LDN năm 2020 giải quyết cụ thể.
Hai là, khoản 3 Điều 193 LDN năm 2020
không đề cập cách thức thực hiện quyền của
chủ DNTN đối với DNTN trong trường hợp
chủ DNTN chết mà khơng có người thừa kế,
người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị

truất quyền thừa kế, mà chỉ quy định tài sản

của chủ DNTN được xử lí theo quy định của
pháp luật về dân sự. Tuy nhiên, kể cả trong
trường họp toàn bộ tài sản của chủ DNTN
(bao gồm cả tài sản đầu tư vào DNTN) đã được
xử lí theo quy định về xử lí tài sản khơng xác
định được chủ sở hữu13, với tư cách là một
loại hình doanh nghiệp, DNTN cũng khơng
thể đương nhiên chấm dứt tồn tại trong
trường họp này mà cần thông qua thủ tục giải
thể doanh nghiệp theo quy định của LDN
hiện hành. Chỉ khi đó, các vấn đề liên quan
đến tư cách pháp lí của DNTN, cũng như
quyền, nghĩa vụ của chủ DNTN đối với chủ
nợ, người lao động và các bên liên quan mới
được đảm bảo giải quyết một cách triệt để.
Ba là, khoản 5 Điều 193 LDN năm 2020
quy định về việc chủ DNTN có thể chuyển
nhượng DNTN cho cá nhân, tổ chức khác
trong trường họp chủ DNTN bị toà án cấm
hành nghề hoặc làm công việc nhất định
13 Điều 228 BLDS năm 2015.

75


NGHIÊN cứu- TRAO ĐÓI

thuộc phạm vi ngành, nghề kinh doanh của

doanh nghiệp. Tuy nhiên, LDN năm 2020 và
Nghị định số 01/2021/NĐ-CP hoàn toàn

ơ đa số các quốc gia, pháp luật khơng
quy định hoặc có rất ít quy định về hình thức
kinh doanh này. Ở Mỹ hay Anh, các cá nhân

không quy định cơ sở pháp lí cho việc
chuyển nhượng DNTN hay thủ tục chuyển
nhượng DNTN? Có thể hiểu, Ban soạn thảo
LDN năm 2020 đang muốn đề cập việc bán
DNTN cho cá nhân, tổ chức khác nhưng rõ
ràng, việc sử dụng thuật ngữ thiếu tính thống
nhất sẽ khiến q trình áp dụng luật gặp
nhiều khó khăn trên thực tế.
3. Kiến nghị hoàn thiện Luật Doanh
nghiệp năm 2020 về doanh nghiệp tư nhân
Thứ nhất, nghiên cứu thay đổi tên loại
hình DNTN
Đe phản ánh đúng đặc trưng pháp lí của
loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm
chủ và chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản
trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp,
đồng thời đề tránh nhầm lẫn với khái niệm

kinh doanh dưới hình thức DNTN khơng
phải thực hiện bất cứ thủ tục đăng kí thành

“doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân”, LDN
năm 2020 nên thay đổi tên loại hình DNTN

thành doanh nghiệp cá nhân hoặc doanh
nghiệp cá thể. Pháp luật của nhiều quốc gia
như Trung Quốc, Singapore, Mỳ hay Anh..
cũng sử dụng những tên gọi tương tự để chỉ
hình thức tổ chức kinh doanh có các đặc
điểm tương tự như DNTN ở Việt Nam, như:
doanh nghiệp sở hữu duy nhất/đơn nhất (sole
proprietorship), doanh nghiệp sở hữu cá
nhân/cá thể (individual proprietorship), thương
nhân duy nhất/đơn nhất (sole trader)14.
Thứ hai, nghiên cứu lược bỏ các quy
định về DNTN trong LDN hiện hành hoặc
xây dựng luật riêng về DNTN
14 Huy Nam, Các hình thái doanh nghiệp: proprietorship,
partnership, limited liability, corporation..., https://the
saigontimes.vn/cac-hinh-thai-doanh-nghiep-proprietor
ship-partnership-limited-liability-corporation/, truy cập
09/9/2021.

76

lập nào, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp
muốn đăng kí tên thương mại (DBA) cho
doanh nghiệp của mình1516
. Ở Singapore, mọi
vấn đề liên quan đến điều kiện, thủ tục thành
lập, hoạt động của doanh nghiệp cá nhân
được hướng dẫn trên website của Cơ quan
quản lí doanh nghiệp và kế tốn Singapore
(ACRA) chứ khơng được quy định trong các

văn bản pháp luật cụ thể1". Trong khi đó, để
phân biệt DNTN với các loại hình công ti,
Trung Quốc ban hành đạo luật riêng về
doanh nghiệp sở hữu cá nhân (Individual
Proprietorship Enterprises Law)17...
Theo như phân tích ở mục 2, bản chất
của DNTN là cá nhân kinh doanh, không
phải tổ chức kinh doanh. Căn cứ theo quy
định tại Điều 101 BLDS năm 2015, chủ
DNTN có tư cách pháp lí độc lập với DNTN
trong mối quan hệ với bên thứ ba hoặc cơ
quan có thẩm quyền. Với tư cách là cá nhân
kinh doanh, chủ DNTN có tồn quyền quản
lí, điều hành hoạt động kinh doanh của
mình; đồng thời, tự chịu trách nhiệm bàng
tồn bộ tài sản của mình đối với các khoản
nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh. Tất
cả những vấn đề pháp lí phát sinh trong quá
trình thực hiện hoạt động kinh doanh của
15 Choose a business structure, iness
portal.ca.gov/business-assistance/choose-a-busi
ness-structure/, truy cập 09/9/2021.
16 Starting sole proprietorships, a.
gov.sg/how-to-guides/starting-sole-proprietorships/
what-is-a-sole-proprietorship, truy cập 09/9/2021.
17 Individual
proprietorship
enterprises
law,
/>truy cập 09/9/2021.


TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 2/2022


NGHIÊN CỨU - TRAO ĐĨI

chủ DNTN hồn tồn có thể áp dụng quy
định của BLDS năm 2015 và các văn bản
pháp luật có liên quan để điều chỉnh, giống
như đối với các cá nhân kinh doanh khác. Vì
vậy, LDN năm 2020 khơng nên xác định
DNTN là một loại hình doanh nghiệp giống
như công ti cổ phần, công ti trách nhiệm hữu
hạn hay cơng ti họp danh. Thay vào đó, trên
cơ sở học hỏi kinh nghiệm nước ngoài, các
nhà làm luật có thể cân nhắc giữa hai phương
án: 1) Lược bỏ các quy định về DNTN khỏi
LDN hiện hành. Các vấn đề pháp lí liên quan
đến hoạt động đầu tư kinh doanh của chủ

DNTN sẽ áp dụng quy định của BLDS năm
2015, LĐT năm 2020 và các văn bản pháp
luật trong lĩnh vực chuyên ngành; 2) Xây
dựng luật riêng về DNTN giống như Trung
Quốc, trong đó thiết kế những quy định đặc
thù điều chỉnh việc thành lập, tổ chức, hoạt
động, giải thể, phá sản của DNTN.
Thứ ba, lược bỏ quy định tại khoản 4
Điều 188 LDN năm 2020
Vì DNTN khơng có tư cách pháp nhân,

khơng có quyền sở hữu đối với tài sản mà
chủ DNTN đầu tư vào doanh nghiệp nên
khoản 4 Điều 188 LDN năm 2020 không cho
phép DNTN được góp vốn thành lập hoặc
mua cổ phần, phần vốn góp trong công ti
hợp danh, công ti cổ phần, công ti TNHH.
Tuy nhiên, liên quan đến việc cấm tổ chức
khơng có tư cách pháp nhân góp vốn thành
lập và quản lí doanh nghiệp, LDN năm 2020
đã có quy định cụ thể tại điểm đ khoản 2
Điều 17 LDN năm 2020. Bên cạnh đó, một
tổ chức khơng có tư cách pháp nhân như
DNTN cũng khơng có quyền sở hữu tài sản
nên theo quy định tại khoản 2 Điều 34 LDN
năm 2020, DNTN không thể sử dụng tài sản
mà chủ DNTN đầu tư vào DNTN để góp
vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của các
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 2/2022

doanh nghiệp khác. Ngồi ra, như đã phân
tích, việc giữ lại quy định tại khoản 4 Điều
188 LDN năm 2020 có thể gây ra sự hiểu lầm
là: mặc dù DNTN khơng được góp vốn thành
lập, mua cổ phần, phần vốn góp của cơng ti
nhưng vẫn có quyền nhận chuyển nhượng cổ
phần, phần vốn góp của cổ đông, thành viên
công ti do điều khoản này không đề cập việc
nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp.
Vì vậy, để đảm bảo tính thống nhất giữa các
quy định trong LDN, quy định tại khoản 4

Điều 188 LDN 2020 nên được lược bỏ.
Thứ tư, sửa đổi quy định tại khoản 3
Điều 190 LDN năm 2020 về người đại diện
theo pháp luật của DNTN
Quy định về người đại diện theo pháp
luật của DNTN tại khoản 3 Điều 190 LDN
năm 2020 cần được sửa đổi để đảm bảo sự
phù hợp với quy định của BLDS năm
201518. Cụ thể, LDN năm 2020 nên quy định
chủ DNTN là người thực hiện các quyền và
nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của DNTN;
yêu cầu giải quyết việc dân sự; nguyên đơn,
bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan trước trọng tài hoặc toà án trong
các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp;
thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác của
doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
Thứ năm, LDN năm 2020 và LĐT năm
2020 cần quy định cụ thể, thống nhất về
quyền thành lập DNTN của nhà đầu tư là cá
nhân cỏ quốc tịch nước ngoài
LDN năm 2020, LĐT năm 2020 và các
văn bản pháp luật có liên quan cần quy định
cụ thể về việc có hay khơng cho phép nhà đầu
tư là cá nhân nước ngoài được quyền thành lập
DNTN tại Việt Nam. Có thể thấy, việc cho
phép một nhà đầu tư nước ngoài thành lập
18 Điều 101 và Điều 134 BLDS năm 2015.

77



NGHIÊN cứư - TRA o ĐÔI

DNTN sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho các chủ
nợ của doanh nghiệp, về nguyên tắc, trong
trường hợp vốn đầu tư vào DNTN không đủ
để thanh toán hết các khoản nợ phát sinh
trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp,
chủ DNTN phải chịu trách nhiệm trả nốt nợ
bằng tồn bộ tài sản khơng được sử dụng để
đầu tư vào DNTN. Neu DNTN này do nhà
đầu tư nước ngồi thành lập thì sẽ rất khó để
xác định được khối tài sản của chủ DNTN,
ngoài sổ vốn đầu tư đã được ghi chép vào sổ
sách kế tốn của DNTN, đặc biệt là tài sản ở
nước ngồi. Vì vậy, trong trường hợp pháp
luật cho phép nhà đầu tư nước ngồi thành lập
DNTN ở Việt Nam thì các nhà làm luật có thể
nghiên cứu học tập kinh nghiệm của Malaysia
và Singapore về quy định chỉ cho phép những
cá nhân nước ngồi thường trú tại quốc gia đó
mới được thực hiện quyền này19. Đồng thời,
bổ sung quy định về việc mở tài khoản vốn
đầu tư trực tiếp và quy định về các biện pháp
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tài sản của nhà
đầu tư nước ngoài khi thành lập DNTN. Bên
cạnh đó, để đảm bảo sự phù họp với LĐT
năm 2020, LDN năm 2020 cũng cần bổ sung
giấy chứng nhận đăng kí đầu tư vào hồ sơ

đăng ki DNTN để cơ quan đăng kí kinh
doanh có đủ cơ sở cấp giấy chứng nhận đăng
kí doanh nghiệp đối với nhà đầu tư là cá nhân
nước ngoài thường trú tại Việt Nam.
Thứ sáu, quy định cụ thể hơn về việc bán
DNĨN tại Điều 192 LDN năm 2020
LDN năm 2020 cần bổ sung quy định cụ
thể về những đối tượng có quyền mua
19 What is sole proprietorship, Who can set up a sole
proprietorship in Singapore, .
sg/how-to-guides/starting-sole-proprietorships/whocan-set-up-a-sole-proprietorship-or-partnership-insingapore, truy cập 09/9/2021.

78

DNTN. Trong trường họp LDN năm 2020
cho phép những đối tượng bị cấm thành lập,
quản lí doanh nghiệp theo khoản 2 Điều 17,
và đối tượng không được trở thành chủ DNTN
theo khoản 3 Điều 188 mua DNTN, cần quy
định phương hướng giải quyết như giải thể

DNTN, bán DNTN cho người không thuộc
đối tượng luật cấm hay chuyển đổi DNTN
thành loại hình doanh nghiệp khác. Có thể
thấy, LDN hiện hành ở Việt Nam vẫn chưa
làm rõ được bản chất của quan hệ cho thuê,
bán DNTN. Ỏ một số quốc gia trên thế giới
như Mỹ hay Singapore, pháp luật không quy
định về việc bán DNTN, mà chỉ quy định về
việc bán các tài sản kinh doanh của chủ

DNTN trong quá trình hoạt động của doanh
nghiệp. Sau khi bán toàn bộ những tài sản
này, DNTN sẽ chấm dứt sự tồn tại20. Như
vậy, nếu nhìn nhận DNTN dưới góc độ là một
“tập hợp tài sản” thuộc sở hữu của chú
DNTN thi giao dịch mua bán DNTN về bản
chất cũng được coi là một giao dịch mua bán
tài sản. Khi đó, để tham gia giao dịch này,
người mua chỉ cần thoả mãn điều kiện về chủ
thể theo khoản 1 Điều 117 BLDS năm 2015.
Bên cạnh đó, LDN cần bổ sung quy định
về cách thức giải quyết các khoản nợ và các
hợp đồng được xác lập trước thời điểm
chuyển giao doanh nghiệp cho người mua.
Đồng thời, hồ sơ đăng kí thay đổi chủ
DNTN trong trường hợp bán DNTN cần bổ

sung các thông tin như quy định tại khoản 1
Điều 145 LDN năm 2005 hoặc cam kết của
chủ DNTN về việc chịu trách nhiệm thanh
20 Transfer Business Ownership in California, https://www.
upcounsel.com/transfer-busmess-ownership-califomia;
Singapore Sole Proprietorship Registration, https://www.
guidemesmgapore.com/business-guides/mcorporation/
other-business-entity-types/singapore-sole-proprietor
ship-registration, truy cập 09/9/2021.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 2/2022



NGHIÊN cứu- TRAO ĐƠI

tốn các khoản nợ phát sinh trước thời điểm
bán DNTN để tránh phát sinh tranh chấp
giữa người mua DNTN với các chủ nợ cũ
của DNTN. Bên cạnh đó, LDN năm 2020
cũng cần quy định chủ DNTN, người mua
DNTN phải tuân thủ quy định của pháp luật
dân sự về chuyển giao quyền và nghĩa vụ
trong các hợp đồng mà chủ DNTN cũ đã xác
lập và vẫn đang còn hiệu lực.
Thứ bảy, sửa đổi, bổ sung các quy định
về việc thực hiện quyền của chủ DNTN
trong một số trường hợp đặc biệt để đảm bảo
tính thống nhất giữa các quy định trong
LDN, và khả năng bao quát các vấn đề pháp
lí có thể phát sinh trên thực tế
Khoản 2 Điều 193 LDN năm 2020 cần
được bổ sung quy định về việc thực hiện
quyền của chủ DNTN khi chủ DNTN chết
nhưng những người thừa kế cùa chủ DNTN
thuộc đối tượng bị cấm thành lập, quản li
doanh nghiệp theo khoản 2 Điều 17 và đối
tượng không được trở thành chủ DNTN theo
khoản 3 Điều 188. Có thể thấy, mặc dù
thuộc đối tượng không được trở thành chủ
DNTN nhưng người thừa kế của chu DNTN
vẫn được xác lập quyền sở hữu hợp pháp đối
với tài sản thừa kế theo quy định pháp luật.
Vì vậy, những người thừa kế của chủ DNTN

vẫn có quyền trong việc định đoạt DNTN với tư cách là một di sản thừa kế. Việc định
đoạt DNTN có thể thực hiện thông qua thủ
tục giải thể doanh nghiệp, bán doanh nghiệp

cho nhà đau tư khác trong trường hợp những
người thừa kế thuộc đối tượng bị cấm thành
lập, quản lí doanh nghiệp hoặc đăng kí
chuyển đổi DNTN thành cơng ti trong
trường hợp những người thừa kế thuộc đối
tượng bị cấm trở thành chủ DNTN.
Đối với quy định tại khoản 3 Điều 193,
LDN năm 2020 cần bổ sung quy định về
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 2/2022

việc giải thể để chấm dứt sự tồn tại của
DNTN và giải quyết quyền lợi cho chù nợ,
người lao động, các tổ chức, cá nhân có quan
hệ giao dịch với chủ DNTN trong trường
hợp chủ DNTN chết mà khơng có người
thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế
hoặc bị truất quyền thừa kế.
Ngoài ra, để đảm bảo sự thống nhất về
mặt thuật ngừ, khoản 5 Điều 193 LDN năm
2020 nên sửa quy định cho phép chủ DNTN
chuyển nhượng DNTN cho cá nhân, tổ chức

khác thành cho phép chủ DNTN bán DNTN
cho cá nhân, tổ chức khác, trong trường họp
chủ DNTN bị toà án cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định thuộc phạm vi ngành,

nghề kinh doanh của doanh nghiệp./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bản thuyết minh
chi tiết về dự án Luật Doanh nghiệp (sửa
đổi) (Kèm theo Báo cáo số 7900/BCBKHĐT ngày 25 thảng 10 năm 2019)',
2. Lê Việt Anh, “về tư cách pháp nhân của
công ti hợp danh”, Tạp chí Nghiên cứu
lập pháp, số 113, tháng 01/2008.

3. Trương Thanh Đức, Luận giải Luật Doanh
nghiệp năm 2014, Nxb. Chính trị quốc giaSự thật, 2019.
4. Ngơ Huy Cương, “Vài bình luận và pháp
luật doanh nghiệp tư nhân”, Tạp chí Khoa
học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học,
26/2010.
5. Huy Nam, Các hình thải doanh nghiệp:
proprietorship, partnership, limited liability,
corporation..., />cac-hinh-thai-doanh-nghiep-proprietorshippartnership-limited-liability-corporation/
6. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình
Luật Thưorng mại Việt Nam, tập 1, Nxb.
Tư pháp, Hà Nội, 2020.
79



×