Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

2 bàn về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự ‘ người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1002.94 KB, 9 trang )

BÀN VÈ TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH sự
‘ NGƯỜI PHẠM TỘI THÀNH KHẨN KHAI BÁO, ĂN NĂN
HỐI CẢI”
Thải Chí Bình*
Tóm tắt: Bài viết phân tích về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hỉnh sự “người phạm
tội thành khân khai bảo, ăn nản hổi cải’’ tại điếm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự
năm 2015, được sửa đôi, bô sung năm 2017 trên cơ sở đánh giả quy định của pháp luật
hình sự, hướng dân của Tịa án nhản dán tối cao, Viện kiêm sát nhân dãn toi cao, các
cơng trình nghiên cứu có liên quan đến tình tiết giảm nhẹ này; một so vấn đề cần nhận
thức thống nhất khi áp dụng tình tiết giảm nhẹ “người phạm tội thành khẩn khai bảo, ăn
năn hối cải ” (điều kiện áp dụng, mức độ giảm nhẹ); qua đó, kiến nghị hồn thiện quy
định pháp luật hình sự và đề xuất giải pháp nhăm áp dụng thong nhất tại các cơ quan
tiên hành tổ tụng trong thực tiễn đối với tình tiết giảm nhẹ này.

Abstract: The article analyzes the extenuating circumstances for criminal
responsibility of “offenders with cooperative attitudes, contrition ” under point s, clause
1, Article 51 of the 2015 Criminal Code, as amended and supplemented in 2017, on the
basis of assessing the provisions of the criminal law, the guidance of the Supreme
People's Court, the Supreme People's Procuracy, and research works related to
extenuating circumstances; a number of issues need to be uniformly recognized when
applying the extenuating circumstances to “offenders with cooperative attitudes,
contrition ” (applicable conditions, mitigating extent). Thereby, it makes proposals to
improve the criminal laws and solutions for a uniform application by the proceeding­
conducting agencies in practice with regard to extenuating circumstances.
ình tiết giảm nhẹ (TTGN) trách
nhiệm hình sự là tình tiết của vụ án
hình sự có ý nghĩa làm giảm mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, phản
ánh khả năng cải tạo tốt hoặc hoàn cành đặc
biệt cùa người phạm tội đáng được khoan
hồng và giá trị của chúng chưa được ghi


trong chế tài của từng tội phạm cụ thể. Theo
quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự năm
2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017
(BLHS năm 2015), TTGN trách nhiệm hình
sự là một trong những cãn cứ mà Tòa án
phải xem xét khi quyết định hình phạt. Các

TTGN trách nhiệm hình sự được quy định
chi tiết, cụ thể tại Điều 51 BLHS năm 2015.
Một số tình tiết được các văn bản dưới luật
hướng dẫn. Tuy nhiên, đối với các tình tiết
chưa có sự hướng dần cụ thể thì trong thực
tiễn cịn có nhiều cách hiểu, vận dụng khác
nhau, trong đó có TTGN “người phạm tội
thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”1 tại
điểm s khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015.
Đây là TTGN được áp dụng nhiều trong
thực tiền, hầu hết các bản án hình sự đều áp
dụng TTGN này, với tần suất xuất hiện
trong các bản án nhiều hơn các TTGN1

ThS., Tòa án nhân dân huyện Chợ Mới, tỉnh An
Giang.

1 Sau đây được gọi tắt là TTGN “thành khẩn khai
báo, ăn năn hối cài”.

T

26



BÀN VÊ TÌNH TIÉT...

khác2. Thậm chí, do được áp dụng phổ biến
nên có quan điểm đề nghị loại TTGN
“thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” khỏi
các TTGN tại khoản 1 Điều 51 BLHS năm
20153. Mặc dù được áp dụng nhiều, nhưng
cách hiểu, sự vận dụng TTGN này trong
thực tiễn vẫn chưa có sự thống nhất. Từ đó,
địi hỏi có sự nghiên cứu, đánh giá quy định
pháp luật, cách hiểu về TTGN “thành khẩn
khai báo, ăn năn hối cải”, thực tiễn áp dụng,
qua đó, đề xuất giải pháp hồn thiện.
1. về số lượng tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự thuộc tình tiết
“thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”
Từ khi Bộ luật Hình sự đầu tiên được
ban hành cho đến nay, “người phạm tội
thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” đều
được quy định là một trong những TTGN
trách nhiệm hình sự4. Đồng thời, Tịa án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao ban hành nhiều văn bản hướng dẫn liên
quan đến TTGN này vào các thời điểm khác
nhau. Tuy nhiên, việc hướng dẫn TTGN
“người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn
năn hối cải” là một hay hai TTGN chưa có
sự thống nhất, mặc dù quy định trong các

Bộ luật Hình sự khơng có sự thay đổi.
2 Theo thống kê trong số 125 bản án hình sự sơ thẩm,
phúc thẩm được khảo sát, TTGN này được áp dụng
trong 117 bản án, chiếm tỷ lệ 93,6%, trong khi đó,
TTGN được áp dụng nhiều xếp thứ hai chi đạt
12,8%; xem: Chu Thanh Hà, Các TTGN trách nhiệm
hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội, Luận
văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội, năm 2015, tr.72-73.
' 3 Xem: Nguyễn Ngọc Kiện, Các TTGN trách nhiệm
hình sự quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự năm
2015, tại địa chi:
/User/ThongT in_ChiTiet.aspx?MaTT= 10420176104
5610428&MaMT=23, truy cập ngày 10/4/2017.
4 Xem: Điểm h khoản 1 Điều 38 Bộ luật Hình sự
Ị năm 1985, điểm p khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự
năm 1999 và điểm s khoản 1 Điều 51 BLHS năm
2015.

Theo mục 23 Phần I Cơng văn số
16/1999/KHXX ngày 01/02/1999 của Tồ
án nhân dân tối cao về việc giải đáp một số
vấn đề về hình sự, dân sự, kinh tế, lao động,
hành chính và tố tụng (sau đây được viết tắt
là Công văn số 16/1999), đối với trường
hợp người phạm tội thật thà khai báo về
những hành vi mà họ đã thực hiện, nhưng
do không hiểu biết pháp luật nên cho rằng
hành vi của mình là hợp pháp, khơng thừa
nhận là đã phạm tội, nhưng sau khi được cơ

quan tiến hành tố tụng phân tích giải thích,
họ biết được tội lồi và ăn năn hối cải, thì khi
xét xử, Tồ án cần cho họ được hưởng
TTGN “thật thà khai báo, ăn năn hối cải”.
Đối với những trường hợp tuy khai nhận
đầy đủ những hành vi mà họ đã thực hiện,
nhưng quanh co không nhận tội và mặc dù
đã được cơ quan tiến hành tố tụng phân tích
giải thích nhưng vẫn tỏ ra ngoan cố, khơng
chịu ăn năn hối cải, thì khi xét xừ, Tồ án
không áp dụng TTGN này với họ. Với
hướng dẫn này, khơng có sự phân biệt giữa
hai tình tiết “thành khẩn khai báo” và “ăn
năn hối cải”.
Tuy nhiên, theo mục 5 Phan I Cơng văn
số 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002 của
Tịa án nhân dân tối cao về việc giải đáp các
vấn đề nghiệp vụ (sau đây được gọi tắt là
Công văn số 81/2002), TTGN “thành khẩn
khai báo, ăn năn hối cải” lại được hiểu là
hai TTGN với việc tập trung hướng dẫn áp
dụng TTGN “thành khẩn khai báo”. Theo
đó, sau khi cơ quan tiến hành tố tụng đã
chứng minh được đầy đủ hành vi phạm tội
bị bắt quả tang mà người phạm tội mới thừa
nhận sự việc phạm tội của họ đúng như cơ
quan tiến hành tố tụng đã chứng minh thì
khơng được áp dụng TTGN “thành khẩn
khai báo”. Đồng thời, theo tiểu mục
6.2.1.15 Sổ tay Thẩm phán, các TTGN


27


NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT SÔ 1/2022

“thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” được
hướng dẫn là hai TTGN với cách xác định
riêng biệt.
Tương tự, trong các văn bản hướng dẫn
của Viện kiểm sát nhân dân tối cao vào các
thời điểm khác nhau, việc xác định TTGN
“thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” là một
hay hai TTGN cũng không thống nhất. Theo
Công văn số 994/VKSTC-V3 ngày
09/4/2012, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
hướng dẫn, tình tiết “thành khẩn khai báo,
ăn năn hối cải” là hai TTGN, chứ không
phải là một TTGN. Tuy nhiên, theo Công
văn số 1394/VKSTC-V7 ngày 10/4/2018,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao lại hướng
dẫn, cần hiểu người phạm tội chỉ cần thỏa
mãn một trong hai điều kiện “thành khẩn
khai báo” hoặc “ăn năn hối cải” hoặc có cả
hai điều kiện này thì cũng chỉ được áp dụng
một TTGN trách nhiệm hình sự.
Bên cạnh hướng dần chưa có sự thống
nhất của Tịa án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, cách hiểu về
TTGN “thành khẩn khai báo, ăn năn hối

cải” tại các giáo trình luật, cơng trình
nghiên cứu về pháp luật hình sự cũng chưa
có sự thống nhất. Có tác giả cho rằng,
TTGN “thành khẩn khai báo, ăn năn hối
cải” là một TTGN5, nhưng cũng có tác giả
cho rằng, TTGN “thành khẩn khai báo, ăn
năn hối cải” gồm hai TTGN là “thành khẩn
khai báo” và TTGN “ăn năn hối cải”6*.
5 Xem: Nguyễn Ngọc Hòa, Bình luận khoa học Bộ
luật Hình sự năm 2015, được sửa đối, bổ sung năm
2017 (Phần chung), Hà Nội, 2017, Nxb. Tư pháp,
tr.261; Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật
Hình sự Việt Nam — Phần chung, Hà Nội, 2019, Nxb.
Công an nhân dân, tr.329.
6 Xem: Đinh Văn Quế, Bình luận Bộ luật Hình sự
năm 2015, Phần thứ nhất - Những quy định chung
(bình luận chuyên sâu), Hà Nội, 2017, Nxb. Thông
tin và Truyền thông, tr.261-264; Viện Khoa học pháp

28

Chính vì lẽ đó, trong thực tiễn, chưa có
sự áp dụng thống nhất giữa Tòa án với
Viện kiểm sát7. Hơn nữa, tại các phiên tòa,
khi người phạm tội chỉ thành khẩn khai báo
hành vi phạm tội của mình, kiểm sát viên
tham gia phiên tòa đề xuất Tòa án áp dụng
TTGN “thành khẩn khai báo, ăn năn hối
cải”8. Đồng thời, trong nhiều bản án hình
sự sơ thẩm, khi người phạm tội chỉ thành

khấn khai báo thì Hội đồng xét xử sơ thẩm
áp dụng TTGN “thành khẩn khai báo, ăn
năn hối cải” là một TTGN khi quyết định
hình phạt9.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu các hướng
dẫn của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm
sát nhân dân tối cao và quan điểm của các
học giả pháp lý hiện nay thì hướng dẫn,
quan điểm xác định TTGN “thành khẩn
lý, Bộ Tư pháp, Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự
Việt Nam năm 1999, tập I, Phần chung (từ Điều 1
đến Điều 77), Hà Nội, 2004, Nxb. Chính trị quốc gia;
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, Giáo trình
Luật Hình sự Việt Nam - Phần chung, Tp. Hồ Chí
Minh, 2015, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt
Nam, tr.329; Trường Đại học cần Thơ, Giáo trình
Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), cần Thơ,
2008, tr.251-252.
7 Xem: Nhan Nam, Thành khản khai báo và ăn năn
hối cài là hai hay một?, tại địa chỉ: />phap-luat/thanh-khan-khai-bao-va-an-nan-hoi-cai-lahai-hay-mot-703777.html, truy cập ngày 23/5/2017.
8 Xem: Phát biêu của đại diện Viện kiêm sát nhân
dân giữ quyền công tố tại phiên tịa trong Bản án
hình sự sơ thẩm số 03/2020/HS-ST ngày 17/01/2020
của Tòa án nhân dân huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang;
Bản án hình sự sơ thẩm số 15/2019/HS-ST ngày
26/3/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Long
Xuyên, tinh An Giang; Bản án hình sự sơ thẩm số
28/2017/HS-ST ngày 14/6/2017 của Tòa án nhân dân
thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.
9 Xem: Bản án hình sự sơ thẩm số 59/2020/HS-ST

ngày 07/9/2020 của Tòa án nhân dân quận Hải Châu,
thành phố Đà Nằng; Bản án hình sự sơ thẩm số
73/2020/HS-ST ngày 29/9/2020 cùa Tòa án nhân dân
huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương; Bản án hình sự sơ
thẩm số 136/2020/HS-ST ngày 15/9/2020 của Tòa án
nhân dân huyện Gia Lâm, thành phố Hà Hội.


BÀN VÈ TÌNH TỈÉT...



I

I

I

khai báo, ăn năn hối cải” là hai TTGN được
xem là phù họp với các lý do sau:
Một là, về ngữ nghĩa, theo Từ điển
tiếng Việt, “thành khẩn” là hết sức thành
thật trong tự phê bình và tiếp thu phê bình1011
.
Khai báo là khai với cơ quan có thẩm quyền
những việc có liên quan đến mình hay
những việc mình biết". Ăn năn là cảm thấy
đau xót, day dứt trong lịng về lồi lầm của
mình12. Hối cải là hối hận về tội lồi của
mình và tỏ ra muốn sửa chữa13. Như vậy,

thành khẩn khai báo được hiểu là thành thật
khai với cơ quan có thẩm quyền những việc
có liên quan đến mình hay những việc mình
biết với sự cầu thị; ăn năn hối cải là cảm
thấy đau xót, day dứt, hối hận trong lòng về
tội lỗi, sai trái của bản thân và tỏ ra muốn
sữa chừa.
Hai là, nghiên cứu quy định của BLHS
năm 2015, tình tiết “thành khẩn khai báo, ăn
năn hối cải” không chỉ được quy định tại
Điều 51 với vai trò là một trong các TTGN
Ị trách nhiệm hình sự, mà cịn được quy định
tại một số chế định khác với sự tồn tại biệt
lập. Theo khoản 4 Điều 110 BLHS năm
2015, “người đã nhận làm gián điệp, nhưng
1 không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự
I thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, thì được miễn trách
nhiệm hình sự về tội này”. Đồng thời, điểm
ị d khoản 1 Điều 3 BLHS năm 2015 quy định
về nguyên tắc xử lý của Bộ luật Hình sự có
tách tình tiết này với nội dung, “khoan hồng
I
10 Xem: Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng
ÍNxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2010, tr.l 171.
11 Xem: Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng
Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2010, tr.633.
12 Xem: Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng
'ịNxb. Từ điến Bách khoa, Hà Nội, 2010, tr.32.
13 Xem: Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng

ịNxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2010. tr. 595.

Việt,
Việt,
Việt,
Việt,

đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn
khai báo, tố giác đồng phạm, lập cơng
chuộc tội, tích cực họp tác với cơ quan có
trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm
hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn
năn hối cải, tự nguyện sửa chừa hoặc bồi
thường thiệt hại gây ra”. Cho nên, thiết nghĩ
“thành khẩn khai báo”, “ăn năn hối cải” là
hai tình tiết khác nhau.
Ba là, một số TTGN khác được quy
định tại khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015
có cấu trúc quy định tương tự tại điểm s
khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015 được
hướng dẫn và hiểu là nhiều TTGN được quy
định trong cùng một điểm như TTGN
“người phạm tội tự nguyện sửa chừa, bồi
thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả”,
“người phạm tội là người có thành tích xuất
sắc trong sân xuất, chiến đấu, học tập hoặc
cơng tác”...
Vì vậy, cần phải hiếu điểm s khoản 1
Điều 51 BLHS năm 2015 quy định hai
TTGN khác nhau trong cùng một điểm,

nhưng với mức độ, phạm vi khác nhau.
2. Một số vấn đề cần nhận thức thống
nhất khi áp dụng tình tiết giảm nhẹ
“thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”
Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về
điều kiện áp dụng TTGN “thành khẩn khai
báo, ăn năn hối cải” mà thông thường, việc
áp dụng chù yếu dựa vào nội hàm của các
cụm từ “thành khẩn khai báo”, “ăn năn hối
cải” rồi đối chiếu vào nội dung vụ án để áp
dụng. Nhìn chung, theo cách hiểu thống
nhất hiện nay, “thành khẩn khai báo” được
hiểu là trường họp người phạm tội đã khai
đầy đủ và đúng sự thật tất cả những gì liên
quan đến hành vi phạm tội mà họ đã thực
hiện trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
“Ăn năn hối cải” được hiểu là trường họp
người phạm tội thể hiện sự cắn rứt, dày vò

29


NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT SÔ 1/2022

lương tâm về tội lỗi cùa mình khơng chỉ
bằng lời nói, mà cịn phái bằng những hành
động, việc làm cụ thể đê chứng minh cho
việc mình muốn sửa chữa, cải tạo thành
người tốt; bù đắp những tổn thất, thiệt hại
do hành vi phạm tội của mình gây ra14. Với

cách hiểu này, việc áp dụng TTGN “thành
khẩn khai báo, ăn năn hối cải” cần có sự
thống nhất về cách hiểu, áp dụng liên quan
đến các khía cạnh sau:
2.1. Đoi với tình tiết giảm nhẹ “thành
khẩn khai báo ”

- về điều kiện áp dụng: Hiện nay, việc
xem xét có áp dụng TTGN “thành khân khai
báo” cho người phạm tội hay không được
dựa vào: (1) Nội dung được khai báo và (2)
Nhận thức về tội phạm, thời điểm nhận tội
của người phạm tội.
về nội dung được khai báo, hiện nay,
tồn tại 03 nhóm quan điểm khác nhau về
nội dung khai báo cùa người phạm tội.
Nhóm quan điêm thứ nhất cho răng, đê
được hưởng TTGN “thành khẩn khai báo”,
người phạm tội phải khai báo đầy đủ và
đúng sự thật diễn biến việc phạm tội15.
Nhóm quan điểm thứ hai cho răng, người
phạm tội phải không khai báo gian dổi một
điều gì có liên quan đến tội phạm, người
phạm tội16. Nhóm quan điếm thứ ba cho
14 Xem: Tiểu mục 6.2.1.15 sổ tay Thẩm phán; Đinh
Văn Quế, tlđd; Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp,
Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự Việt Nam năm
1999, lập I, Phần chung (từ Điều 1 đến Điều 77), Hà
Nội, 2004, Nxb. Chính trị quốc gia; Trường Đại học
Luật Tp. Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Hình sự Việt

Nam - Phần chung, Tp. Hồ Chí Minh, 2015, Nxb.
Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr.329; Trường
Đại học Cần Thơ, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam
(Phần chung), cần Thơ, 2008, tr.251-252.
15 Xem: Mục 5 Phần I Công văn số 81/2002; tiểu
mục 6.2.1.15 sổ tay Thẩm phán.
16 Xem: Đinh Văn Quế, tlđd; mục 23 Phần I Công
vãn số 16/1999.

30

rằng, chỉ cần người phạm tội tự nguyện
khai báo và thấy được lồi của mình là có
thể được áp dụng TTGN này17.
Tác giả thống nhất với quan điểm thứ
ba. Bởi lẽ, trên thực tế, khi người phạm tội
thành khẩn khai báo về hành vi phạm tội
phù hợp với tài liệu, chứng cứ khác thì
thơng thường Tịa án áp dụng TTGN “thành
khẩn khai báo” đối với họ mà không nhất
thiết họ phải “khai báo đầy đủ và đúng sự
thật diễn biến việc phạm tội” hay phải “khai
báo khơng gian dối một điều gì có liên quan
đến tội phạm, người phạm tội”. Bên cạnh
đó, theo Điều 85 Bộ luật Tố tụng hình sự
năm 2015, các vấn đề cần phải chứng minh
trong vụ án hình sự có phạm vi rất rộng,
nhưng đây là trách nhiệm của cơ quan,
người có thẩm quyền tiến hành tố tụng18.
Hơn nữa, người phạm tội có trình độ khơng

giống nhau. Có thế do nhận thức hạn chế
mà họ khơng thể biết hành vi mà mình đã
khai báo trên thực tế có phạm tội hay
khơng. Vì vậy, không thể đặt ra việc người
phạm tội phải khai báo đầy đủ các thông tin
về những vấn đề cần phải chứng minh trong
vụ án thì người phạm tội mới được hưởng
TTGN này.
17 Xem: Trần Thị Quang Vinh, Các TTGN trách
nhiệm hình sự trong Luật Hình sự Việt Nam. Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.129-132.
18 Theo đó, khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình
sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải
chứng minh: (1) Có hành vi phạm tội xảy ra hay
khơng, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác
của hành vi phạm tội; (2) Ai là người thực hiện hành
vi phạm tội; có lồi hay khơng có lồi, do cố ý hay vơ
ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay khơng; mục
đích, động cơ phạm tội; (3) Những TTGN, tăng nặng
trách nhiệm hình sự cùa bị can, bị cáo và đặc diêm
vê nhân thân của bị can, bị cáo; (4) Tính chất và mức
độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; (5) Nguyên
nhân và điêu kiện phạm tội; (6) Những tình tiết khác
liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn
trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.


BÀN VÈ TÌNH TIẾT...

Đối với nhận thức về tội phạm và thời

điêm nhận tội của người phạm tội, hiện nay
cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Quan
I diêm thứ nhât cho răng, người phạm tội thật
' thà khai báo về những hành vi mà họ đã
I thực hiện, không thừa nhận phạm tội, nhưng
Ị sau khi được giải thích, người phạm tội biết
I lỗi thì vần được áp dụng TTGN này; còn
I trường hợp họ vân tỏ ra ngoan cố thì khơng
áp dụngx<). Riêng đối với trường hợp phạm
tội quả tang, sau khi bị bắt, người phạm tội
Ị quanh co, chối tội hoặc khai báo không
đúng sự thật của vụ án và chì sau khi cơ
quan tiến hành tố tụng đã chứng minh được
đầy đủ hành vi phạm tội, họ mới nhận sự
I việc phạm tội thì khơng áp dụng TTGN
I này*20. Với quan điểm này, sau khi cơ quan
tiến hành tố tụng đã chứng minh được đầy
Ị đủ hành vi phạm tội thì người phạm tội mới
thừa nhận việc phạm tội thì khơng được áp
dụng TTGN “thành khẩn khai báo”.
Quan điểm thứ hai cho rằng, việc xác
định giá trị giảm nhẹ của TTGN “thành
khẩn khai báo” chỉ ở một giai đoạn tố tụng
nhất định và người phạm tội phải và thấy
I được lồi của mình. Do sự thành khẩn khai
báo ở giai đoạn tố tụng nào cũng có tác
dụng tích cực nhất định cho q trình điều
tra, truy tố, xét xử nên không nhất thiết
người phạm tội phải thừa nhận hành vi
phạm tội trong suốt quá trình giải quyết vụ

án thì mới được hưởng TTGN “thành khẩn
khai báo”21.

về vấn đề này, tác giả thống nhất với
quan điểm thứ hai. Bởi lẽ, sự thành khẩn
khai báo ở bất kỳ giai đoạn tố tụng nào cũng
có ý nghĩa nhất định, gắn với việc cơ quan,
người có thẩm quyền tiến hành tố tụng làm
rõ các vấn đề cần phải chứng minh trong vụ
án. Hơn nữa, diễn biến tâm lý của người
phạm tội thường có sự dao động vào các
thời điểm khác nhau và trong suốt quá trình
điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội
cũng chịu sự tác động của nhiều yếu tố bên
ngồi nên lời khai của họ có sự khác biệt.
Do đó, khơng cần ràng buộc người phạm tội
phải thừa nhận hành vi phạm tội của mình
trong suốt quá trình giải quyết vụ án mà chỉ
cần sự thừa nhận của họ có ý nghĩa đối với
việc giải quyết vụ án thì có thể áp dụng
TTGN “thành khẩn khai báo” đối với họ22.
- về mức độ giảm nhẹ, nhìn chung, các
quan điểm hiện nay và thực tiễn áp dụng chỉ
ra rằng, mức độ giảm nhẹ của TTGN “thành
khẩn khai báo” phụ thuộc vào: (1) Thời
điểm thành khẩn khai báo, (2) Ý nghĩa thiết
thực của sự thành khan đối với việc làm rõ
các vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án
hình sự và ảnh hưởng của nội dung khai báo
đến quá trình thực hiện các hoạt động tố

tụng23. Theo đó, người phạm tội khai nhận
hành vi phạm tội ngay từ đầu (khi tội phạm
bị phát hiện hoặc bị bắt giữ), khai báo càng
sớm thì mức độ giảm nhẹ sẽ cao hơn so với
trường hợp sau khi đã bị cơ quan, người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng chứng minh

I9 Xem: Mục 23 Phần I Công văn số 16/1999; Đinh
Văn Quế, tlđd.
20 Xem: Mục 5 Phần I Công văn số 81/2002; tiểu
mục 6.2.1.15 sổ tay Thẩm phán.
21 Xem: Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Còng
trinh nghiên cừu khoa học cấp bộ đề tài “Bình luận
khoa học Bộ luật Hình sự 1999 (Phần chung), Hà
Nội, 2001, tr.114.

22 Chẳng hạn, ở giai đoạn điều tra, người phạm tội
thừa nhận hành vi phạm tội, nhưng đến giai đoạn xét
xử sơ thẩm họ không thừa nhận hành vi phạm tội của
mình. Tuy nhiên, việc thừa nhận hành vi phạm tội
của họ phù hợp với tài liệu, chứng cứ khác có trong
hồ sơ vụ án, được thẩm tra, tranh tụng tại phiên tịa
vẫn có giá trị để buộc tội đối với người phạm tội.
23 Xem: Tiểu mục 6.2.1.15 sổ tay Thẩm phán; Đinh
Văn Quế, tlđd, tr.262.

i

'l


31


NHÀ NƯỚC VÀ PHẢPLUẬTSÓ ỉ/2022

đầy đủ hành vi phạm tội thì người phạm tội
mới khai báo, thừa nhận hành vi phạm tội.
Đồng thời, lời khai báo của người phạm tội
có ý nghĩa làm rõ càng nhiều vấn đề cần
chứng minh trong vụ án hình sự giúp rút
ngắn thời gian giải quyết vụ án thì mức độ
giảm nhẹ càng cao.
2.2. Đối với tình tiết giảm nhẹ “ăn năn
hối cải”

- về điều kiện áp dụng: Do chưa có quy
định về điều kiện áp dụng TTGN “ăn năn
hối cải" nên trong thực tiền, cơ quan, người
có thẩm quyền tiến hành tố tụng thường dựa
vào những biểu hiện của người phạm tội
(yếu tổ chủ quan, yếu tố khách quan) để
quyết định có áp dụng TTGN này hay
không. Hiện nay, tồn tại một số quan điểm
khác nhau về điều kiện áp dụng TTGN “ăn
năn hối cải”.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, “ăn năn
hối cải” bao gồm các biểu hiện về nội tâm
và hành động cụ thể: (1) Người phạm tội thể
hiện sự cắn rứt, dày vị lương tâm về tội lỗi
của mình; (2) Những hành động, việc làm

cụ thê đê chứng minh cho việc mình muôn
sửa chữa, cải tạo thành người tốt; bù đắp
những tôn thất, thiệt hại do hành vi phạm tội
của mình gây ra24. Quan điểm thứ hai cho
rằng, “ăn năn hối cải” gồm các biểu hiện
của người phạm tội: (1) Cảm thấy bị cắn
rứt, giày vò lương tâm về những việc làm
của mình; hối hận và muốn sửa chừa lỗi
lầm; (2) Các hành động tích cực: (i) Chấp
hành pháp luật, (ii) Gương mẫu trong mọi
lĩnh vực sinh hoạt của đời sống xã hội, (iii)
Tích cực khắc phục hậu quả, sửa chữa
những sai lam do mình gây ra25. Quan điểm
thứ ba cho rằng, “ăn năn hối cải” được biểu
24 Xem: Tiểu mục 6.2.1.15 sổ tay Thẩm phán.
25 Xem: Đinh Văn Quế, tlđd, tr.262.

32

hiện qua thái độ hối hận về việc đã thực
hiện tội phạm; thái độ tự nguyện nhìn nhận
tội lồi, sẵn sàng chấp nhận sự trừng phạt của
pháp luật và thể hiện mong muốn được sửa
chừa lồi lầm thông qua quyết tâm chấp hành
nghiêm chinh pháp luật, trở thành người
lương thiện26.
Như vậy, các quan điểm về biểu hiện
của TTGN “ăn năn hối cải” chưa có sự
thống nhất, có quan điểm chỉ tập trung vào
biểu hiện cùa yếu tố chủ quan (thái độ, nội

tâm của người phạm tội), có quan điểm kết
họp giữa biểu hiện của yếu tố chủ quan và
yếu tố khách quan (biểu hiện bằng hoạt
động cụ thể bên ngoài), đồng thời, chưa có
sự thống nhất về biểu hiện của yếu tố khách
quan. Chính vì chưa có quy định về biểu
hiện của TTGN “ăn năn hối cải” nên TTGN
này hiếm khi được áp dụng trên thực tế27*
hoặc nếu có áp dụng thì ghép vào TTGN
“thành khẩn khai báo” để được áp dụng
chung một TTGN “thành khẩn khai báo, ăn
năn hối cải”.
về vấn đề này, tác giả cho rằng, ăn năn
hối cải là cảm thấy đau xót, day dứt, hối hận
trong lịng về tội lồi, sai trái của bản thân và
tỏ ra muốn sửa chữa. Tuy nhiên, nếu chỉ
dựa vào biêu hiện của yếu tố chủ quan để
đánh giá xem người phạm tội có được
hưởng TTGN “ăn năn hối cải” hay khơng sẽ
dề rơi vào tình trạng giả vờ ăn năn hối cải
của người phạm tội hoặc giả vờ, đánh lừa
dư luận, sự quan tâm, đánh giá cùa cơ quan,
26 Xem: Trần Thị Quang Vinh, tlđd.
27 Theo Bản án hình sự sơ thẩm số 78/2010/HS-ST
ngày 14/10/2020 của Tòa án nhân dân thị xã c (nay
là thành phô C), tỉnh A, Hội đồng xét xử sơ thẩm đã
mạnh dạn áp dụng TTGN “ăn năn hối cài” bên cạnh
TTGN “thành khân khai báo” với tư cách là 02
TTGN độc lập thuộc điểm p khoản 1 Điều 46 Bộ luật
Hình sự năm 1999 (nay là TTGN tại điểm s khoản 1

Điều 51 BLHS năm 2015).


BÀN VÈ TÌNH TIẾT...

người có thẩm quyền tiến hành tố tụng để
tiếp tục phạm tội28. Cho nên, cùng với đánh
1 giá biểu hiện về thái độ, nội tâm của người
Ị phạm tội, cơ quan, người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng cần đánh giá các biểu hiện
Ị của yếu tổ khách quan (biểu hiện bên ngồi
của sự đau xót, day dứt, hối hận trong lòng).
Đồng thời, biểu hiện của yếu tố khách
quan có phạm vi rất rộng, có thể là những
hành vi thuộc TTGN khác được quy định tại
khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015 như:
I Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm
giảm bớt tác hại của tội phạm (điểm a);
người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi
thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả
(điểm b); người phạm tội tự thủ (điểm r);
người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan
có trách nhiệm trong việc phát hiện tội
phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án
I (điểm t); người phạm tội đã lập công chuộc
tội (điểm u) và thậm chí là TTGN “thành
khẩn khai báo”. Đồng thời, có cả một sổ
TTGN thuộc khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình
sự như: (i) BỊ hại (hoặc người đại diện hợp
pháp của bị hại) xin giảm nhẹ hình phạt,

miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm
tội; (ii) Người phạm tội đầu thú; (iii) Cộng
I đồng dân cư, chính quyền địa phương xin
giảm nhẹ cho người phạm tội... Cho nên, để
tránh áp dụng tùy nghi, cần có sự quy định
giới hạn tối thiểu số lượng biểu hiện của
yếu tố khách quan khi áp dụng TTGN “ăn
năn hối cải” cho người phạm tội. Đồng thời,
cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng phải đánh giá tổng hợp giữa yếu tố chủ
I quan (nội tâm của người phạm tội) và yếu tố
khách quan (hành động cụ thể của người
phạm tội). Trong đó, việc làm rõ yếu tố
khách quan có tính quyết định đê kiếm
1 —
28 Xem: Đinh Văn Quế, tlđd, tr.262.

chứng về sự “ăn năn hối cải” của người
phạm tội.
- về mức độ giảm nhẹ, để xác minh
mức độ giảm nhẹ của TTGN “ăn năn hổi
cải” cần dựa vào số lượng, mức độ, phạm vi
biểu hiện của sự “ăn năn hối cải”29. Theo
đó, biểu hiện của yếu tố khách quan, yếu tố
chủ quan càng nhiều, mức độ biểu hiện của
từng yếu tố càng sâu sắc, rõ ràng, phạm vi
ảnh hưởng, vai trò cùa từng biểu hiện càng
rộng, tác động lớn đến việc phát hiện, xử lý
tội phạm, khắc phục nhanh chóng hậu quả
do tội phạm gây ra, làm xoa dịu sự bức xúc

của dư luận sẽ được xem xét giảm nhẹ ở
mức độ cao.
3. Một số giải pháp hồn thiện
Với phân tích, đánh giá về quy định,
quan điểm áp dụng TTGN “thành khẩn khai
báo, ăn năn hối cải” hiện nay, để khắc phục
việc tồn tại nhiều cách hiêu khác nhau về số
lượng TTGN tại điểm s khoản 1 Điều 51
BLHS năm 2015 và có cách hiểu thống nhất
về nội dung và cách thức áp dụng TTGN
này trên thực tiễn, phát huy giá trị của
TTGN “thành khẩn khai báo, ăn năn hối
cải”, nhất là TTGN “ăn năn hối cải” trong
việc giảm nhẹ hình phạt cho người phạm tội
trong quá trình quyết định hình phạt, kiến
nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao cần ban hành văn bản liên
tịch hướng dẫn các nội dung:
Một là, hướng dần thống nhất tình tiết
“thành khẩn khai báo, ăn năn hổi cải” bao
gồm hai TTGN “thành khẩn khai báo” và
“ăn năn hối cải”.
Hai là, cần hướng dẫn điều kiện áp
dụng và mức độ giảm nhẹ đối với TTGN
“thành khẩn khai báo” và TTGN “ăn năn
hối cải”.
29 Xem: Tiểu mục 6.2.1.15 sổ tay Thẩm phán; Đinh
Văn Quế, tlđd, tr.262.

33



NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT SƠ 1/2022

- Theo đó, TTGN “thành khẩn khai
báo” được áp dụng khi người phạm tội tự
nguyện khai báo về sự việc phạm tội, hành
vi phạm tội hoặc cả hai ở bất cứ giai đoạn
tố tụng nào; có thể trước hoặc sau khi hành
vi phạm tội, tội phạm đã được cơ quan,
người có thâm quyền tiến hành tố tụng
chứng minh.
về mức độ giảm nhẹ của TTGN “thành
khẩn khai báo” phụ thuộc thời điểm thành
khẩn khai báo, ý nghĩa thiết thực cua sự
thành khẩn đối với việc làm rõ các vấn đề
cần phải chứng minh trong vụ án hình sự và
tầm ảnh hưởng đến quá trình, kết quà thực
hiện các hoạt động tố tụng.
- TTGN “ăn năn hối cải” được áp dụng
khi người phạm tội có các biểu hiện cua yếu
tố chủ quan và các biểu hiện của yếu tố
khách quan. Theo đó, các biểu hiện của yếu
tố chủ quan là thái độ, nội tâm của người
phạm tội như: Sự cắn rứt, giày vò lương tâm
về tội lồi của mình; hối hận về hành vi mà
mình đã thực hiện; tự nguyện nhìn nhận tội
lồi, sẵn sàng chấp nhận sự trừng phạt của
pháp luật; thể hiện mong muốn trở thành
người lương thiện... Các biểu hiện của yếu

tố khách quan là hoạt động cụ thể bên
ngoài, phản chiếu của yếu tố chủ quan và là
cơ sở đánh giá yếu tố chù quan như: Chấp
hành pháp luật; các TTGN khác mà Bộ luật
Hình sự quy định (người phạm tội đã ngăn
chặn hoặc làm giảm bớt tác hại cùa tội
phạm; người phạm tội tự nguyện sửa chữa,
bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu
quả; người phạm tội tự thú, đầu thú; người
phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có
trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm
hoặc trong quá trình giải quyết vụ án; người
phạm tội đã lập công chuộc tội; người phạm
tội thành khẩn khai báo; bị hại hoặc người

34

đại diện hợp pháp của bị hại xin giảm nhẹ
hình phạt, miễn trách nhiệm hình sự cho
người phạm tội; cộng đồng dân cư, chính
quyền địa phương xin giảm nhẹ cho người
phạm tội...). Đồng thời, người phạm tội
phải có ít nhất bốn biểu hiện của yếu tố
khách quan phản ánh sự àn năn hối cải của
người phạm tội.
Mức độ giảm nhẹ của TTGN “ăn năn
hối cải” phụ thuộc vào số lượng biêu hiện
cùa yếu tố khách quan, yếu tố chù quan,
mức độ biểu hiện của từng yếu tố (sự sâu
sắc, rõ ràng, phạm vi ảnh hưởng, vai trò và

sự tác động của từng yếu tố) đối với sự phát
hiện, xử lý tội phạm, khắc phục nhanh
chóng hậu quả do tội phạm gây ra.
Ba là, cần hướng dần cách thức áp dụng
thống nhất tại các cơ quan tiến hành tố tụng
trong thực tiễn.
Đối với Viện kiểm sát, khi ban hành cáo
trạng và khi luận tội, cần có sự phân biệt
rạch rịi gữa hai TTGN này. Theo đó, nếu
người phạm tội chỉ có đủ điều kiện áp dụng
TTGN “thành khẩn khai báo” thì chỉ đề
nghị áp dụng TTGN “thành khẩn khai báo”,
tránh đề xuất áp dụng chung chung “thành
khấn khai báo, ăn năn hối cải”. Trường hợp
người phạm tội có đủ điều kiện áp dụng cả
hai TTGN thì cần nêu rõ đề nghị áp dụng
TTGN “thành khẩn khai báo” và TTGN “ăn
năn hối cải”.
Tương tự, đối với Tòa án, khi ban
hành bản án, hội đồng xét xừ cần nêu việc
áp dụng từng TTGN. Nếu người phạm tội
chỉ đủ điều kiện áp dụng TTGN nào thì
nhận định và áp dụng TTGN đó cho người
phạm tội. Trong trường hợp áp dụng hai
TTGN thì phần quyết định phải thể hiện
“điểm s (02 TTGN) khoản 1 Điều 51
BLHS năm 2015”.




×