Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý của lao động nữ phi chính thức thành phố đà lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (957.54 KB, 7 trang )

NGHIÊN CỨU TRAO Dồl

TIẾP CẬN DỊCH VỤ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CỦA LAO ĐỘNG NỪ
PHI CHÍNH THÚC THÀNH PHỐ DÀ LẠT

VŨ MỘNGĐÓA
NGUYỄN THỊ MINH HIÉN
Trường Đại học Đà Lạt

Nhận bài ngày 19/01/2022. Sửa chữa xong 26/01/2022. Duyệt đăng 10/02/2022.

Abstract
The purpose of this article is to clarify the status of informal female workers accessing legal help services in
Da Lat City. The results show that informal female workers have limited access to legal help services, which is due
to the complicated access procedure, the fear of contact or the long distance and costly travel. Research results
also show that there is a correlation between the level of access and the level of satisfaction in accessing services.
In general, the more forms of access, the higher the satisfaction with the service. The desire of female informal
workers is to have access to free legal aid services, not to have to travel many times, and to receive timely and
appropriate information and guidance.

Keywords: Informal female workers, legal help services, Da Lat City.
1. Đặt vấn đề

Hiện cả nước có 55,4 triệu người lao động, trong đó lao động phi chính thức chiếm khoảng 56%.
Thách thức đặt ra hiện nay chính là lực lượng lao động phi chính thức đóng góp quan trọng vào
phát triển kinh tế xã hội đất nước nhưng cũng lại là nhóm chịu nhiều tổn thương, rủi ro và ít được
thụ hưởng chính sách nhất. Điểu này được thể hiện rõ thông qua tác động của dịch Covid-19 thời
gian qua [10].

Đà Lạt là thành phố thu hút lao động từ các tỉnh ngoài vể với khối lượng lớn. Hiện nay thành phố
có khoảng gần 8500 lao động nữ phi chính thức [3]. Phẩn lớn họ khơng có việc làm ổn định, khơng


có hợp đồng lao động, nhận một mức lương hay ngày công không đảm bảo. Họ khơng có thời gian
và sự hiểu biết để tham gia các chương trình hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, giới thiệu việc làm hoặc vay
vốn sản xuất kinh doanh. Họ đang chịu nhiều hình thức bất bình đẳng giới trong việc làm, tuyển
dụng. Lao động nữ làm việc ở khu vực phi chính thức thường sống và làm việc ở những khu vực
khơng an tồn. Họ cũng dê bị lạm dụng về bạo lực hoặc tình dục ở nơi làm việc hay ở nơi trọ. Nơi
ở của họ thường trong điều kiện chật chội không hợp vệ sinh. Họ cũng là những người dễ bị tổn
thương về mặt xã hội, dễ bị lừa gạt, quỵt nợ tiến công, sa vào các ổ buôn bán người và là nạn nhân
của xâm hại tình dục nơi lao động. Khi gặp các tình huống khủng hoảng, phụ nữ khơng có điểu kiện
tiếp cận với các cơ quan hỗ trợ về an ninh, trợ giúp pháp lý hay vể chăm sóc sức khỏe [2].
Thực trạng trên cho thấy lao động nữ phi chính thức cần được tiếp cận các dịch vụ xã hội trong
đó có dịch vụ hỗ trợ pháp lý. Dịch vụ hỗ trợ pháp lý đối với lao động nữ cũng là một phần rất quan
trọng để giúp họ đảm bảo cuộc sống. Hoạt động trợ giúp pháp lý được thực hiện từ năm 1997 thông
qua Quyết định số 734/QĐ-TTg ngày 6/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ vể việc thành lập tổ chức
trợ giúp pháp lý cho người nghèo và người có cơng (trong đó có đối tượng lao động nữ phi chính
thức) [9]. Mục đích giúp cho lao động nữ phi chính thức nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật,
chính sách, giúp họ nhận ra được quyền, lợi ích và trách nhiệm của họ đối với bản thân, cộng đổng
Email:

Thảng
y 02/2022

@XÃ HỘI 117


NGHIÊN CỨU TRAO Đổi

và xã hội. Tiếp cận dịch vụ tư vấn pháp lý được nhìn nhận thơng qua việc lao động nữ có được tuyên
truyền, phổ biến và tham gia các lớp tập huấn, giảng dạy về các vấn để liên quan đến luật pháp, khả
năng cũng như phương tiện cung cấp thông tin vể pháp lý đối với họ, những vấn để về pháp luật
mà phụ nữcó nhu cầu cần trợ giúp, những đánh giá của lao động nữ phi chính thức vể tác động của

việc trợ giúp pháp lý đến lợi ích của họ.

Mục đích của bài báo là làm rõ thực trạng tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý của lao động nữ phi
chính thức trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu kết hợp các phương pháp định lượng và định tính. Đối với phương pháp định lượng,
phương pháp điểu tra xã hội được sửdụng để thu thập dữ liệu đối với 368 khách thể nghiên cứu chính
là lao động nữ phi chính thức trên địa bàn thành phố Đà Lạt.vể phương pháp định tính, nghiên cứu sử
dụng phương pháp phỏng vấn sâu (PVS), quan sát, thảo luận nhóm tập trung nhằm thu thập, và phân
tích các thơng tin hồi cố. Nghiên cứu tiến hành 40 cuộc PVS bán cấu trúc, trong đó 25 cuộc PVS trên
các đối tượng lao động nữ phi chính thức, 10 cuộc PVS đối với cán bộ lao động xã hội và cán bộ phụ
nữ phường và 5 cuộc PVS đối với các bộ lao động xã hội cấp tỉnh và cấp thành phố.
Ngoài ra, nghiên cứu cịn tham khảo các tư liệu có sẵn, các tài liệu thứ cấp là các nghiên cứu, ấn
phẩm liên quan đến chủ đề từ sách, báo, Internet... thuộc các lĩnh vực công tác xã hội, an sinh xã
hội và xã hội học; Các báo cáo phát triển kinh tế xã hội của các phường, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm
Đồng cũng là nguồn tư liệu hữu ích cho nghiên cứu này.

3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Để đánh giá được việc thực trạng tiếp cận dịch vụ pháp lý của lao động nữ phi chính thức, báo
cáo tập trung phân tích các khía cạnh bao gồm mức độ tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý, những nội
dung được trợ giúp, những khó khăn trong q trình tiếp cận dịch vụ và những mong muốn để xuất
đối với việc tiếp cận dịch vụ này.
3.1. Mức độ tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý

Đối với mức độ tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý, nghiên cứu đã sử dụng thang đo năm bậc để
đánh giá từ mức độ thấp nhất là không biết đến dịch vụ cho đến mức độ cao nhất là biết và sử dụng
dịch vụ. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 1.
Mức độ tiếp cận

1. Hồn tồn
khơng biết

Các nội dung

2. Có biết,
nhưng chưa
đầy đủ

N

%

N

3. Biết rất rõ

%

N

%

4. Biết nhưng
khơng sử
dụng
N

5. Biết và đỉ
sừ dụng


%

N

Điểm
TB

Thứ
bậc

%

1. CLB pháp luật

131

41,1

106

33,2

25

7,8

53

16,6


4

1,3

2,04

7

2. CLB trợ giúp pháp lý

125

38,7

115

35,6

22

6,8

57

17,6

4

1,2


2,07

6

3. Trung tâm trợ giúp pháp lý

123

38,4

113

35,3

22

6,9

59

18,4

3

0,9

2,08

5


4. Trợ giúp pháp lý lưu động

139

42,9

99

30,6

22

6,8

61

18,8

3

0,9

2,04

7

5. Văn phòng luật sư

92


28,7

113

35,2

48

15

64

19,9

4

1,2

2,30

2

6. Trung tâm tư vấn pháp luật

108

33,5

110


34,2

30

9,3

68

21,1

6

1,9

2,24

3

7. Cơng ty luật

116

36,3

106

33,1

27


8,4

61

19,1

10

3,1

2,20

4

8. Tổ hịa giãi cơ sờ

67

21

104

32,6

53

16,6

85


26,6

10

3,1

2,58

1

Bảng 1: Mức độ tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý

(Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2020)

Kết quả khảo sát cho thấy số lao động nữ phi chính thức tiếp cận các dịch vụ: tổ hòa giải cơ sở,
văn phịng luật sư, cơng ty luật và trung tâm tư vấn pháp luật cao hơn (với điểm trung bình lần lượt

118

®XÃ HƠI

Tháng Oa/2O22


TRAO nổ I

|là: ĐTB=2,58; 2,30; 2,20 và 2,24) so với các tổ chức câu lạc bộ pháp luật, câu lạc bộ trợ giúp pháp lý,
trợ giúp pháp lý lưu động...
Xem xét một cách chi tiết, kết quả cho thấy những người hồn tồn khơng biết hoặc biết nhưng

chưa đẩy đủ đến các dịch vụ trợ giúp pháp lý còn chiếm tỉ lệ rất cao. Cả hai nhóm này đạt tỉ lệ dao động
từ 53,6% đến 74,3%, trong đó những tổ chức câu lạc bộ pháp luật, câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, trung
tâm trợ giúp pháp lý không được biết đến hoặc là biết nhưng không đầy đủ bởi lao động nữ phi chính
thức chiếm tỉ lệ cao nhất (74,3%; 73,7%; 73,5%). Con số thấp nhất là những người biết vể tổ hịa giải cơ
sở, cơng ty luật hoặc là trung tâm tư vấn pháp luật với tỉ lệ lẩn lượt là 53,6%; 39,4% và 37,7%.

Như vậy, thực trạng trên cho thấy nhìn chung lao động nữ phi chính thức tiếp cận với các dịch
vụ trợ giúp pháp lý còn khá thấp. Điểu này liên quan đến một số những khó khăn mà chúng tơi sẽ
phân tích ở phẩn dưới đây.

3.2. Những nội dung cụ thể được trợ giúp pháp lý
Kết quả khảo sát cho thấy, đa số lao động nữ phi chính thức đã tiếp cận và sử dụng các dịch vụ
như vấn đề khai sinh, khai tử (75%), đăng ký kết hôn (65,8%), đăng ký hộ khẩu (65,1%) và sử dụng
đất,nhà ở 47,7%) (xem biểu đổ 1)..
10. Thừa kế Lb

9. Hình sự I
8. Khiếu nại, tổ cáo
7. Bảo vệ quyền bà mẹ, trẻ em Lb
6. Bạo lực gia đình

L

5. Ly hơn "L
4. Đăng kỷ kết hổn ÌMHMBhbb bb^b mhm b»

^b

3. Đãng kỷ hộ khẩu


2. Sừ dụng đất, nhà ờ HHHHbbbmbb1. Vấn để khai sinh, khai tử



0

50

100

150

200

250

300

Biểu đồ 1: Những nội dung lao động nữphi chinh thức được trợ giúp pháp lý

(Nguồn: Ket quả khảo sát năm 2020)

Từ nghiên cứu này cho thấy thực trạng hiện nay vấn để về giấy tờ thủ tục liên quan đến việc
khai sinh cho các thành viên trong gia đình đặc biệt là con cái là vấn đề mà được nhiều người quan
tâm vì nó có liên quan nhiểu đến cơng việc và vấn để học hành của con em nữ lao động phi chính
thức. Bên cạnh đó, vấn đề đăng ký hộ khẩu và đăng kí kết hơn cũng là những dịch vụ rất cần thiết
và quan trọng đối với họ. Một số lao động nữ quan tâm đến việc trợ giúp về vấn để bạo lực gia
đình. Theo các nghiên cứu hiện nay cho thấy vấn để bạo lực gia đình, trong đó bạo lực đối với phụ
nữ nói chung là một vấn đề bức xúc. Đối với lao động nữ phi chính thức, vấn đề bạo lực gia đình

cũng rất quan trọng. Báo cáo Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019
cho thấy, cứ 03 phụ nữ thì có gần 02 phụ nữ (gẩn 63%) bị một hoặc hơn một hình thức bạo lực thể
xác, tình dục, tinh thẩn và bạo lực kinh tế cũng như kiểm soát hành vi do chồng gây ra trong cuộc
đời và gẩn 32% phụ nữ bị bạo lực hiện thời (trong 12 tháng qua). Trừ bạo lực tình dục, tỷ lệ bạo lực
đối với phụ nữ do chồng gây ra năm 2019 thấp hơn so với năm 2010. Ví dụ, phụ nữ bị chồng bạo
lực thể xác trong đời năm 2019 (26,1%) ít hơn so với năm 2010 (31,5%). Điều này rõ ràng hơn với
nhóm phụ nữ trẻ. Tuy nhiên, tỷ lệ phụ nữ bị chồng bạo lực tình dục trong đời năm 2019 (13,3%)
cao hơn so với năm 2010 (9,9%). Điều này đặc biệt đúng ở nhóm phụ nữ trẻ ở độ tuổi từ 18 - 24
(13,9% năm 2019 so với 5,3% năm 2010) [7]. Mặc dù điều này phản ánh sự gia tăng của tình trạng

TMng 02/2022

119


NGHKN CỨU TRAO ĐỔI
bạo lực nhưng cũng có thể là kết quả của sự thay đổi xã hội mà ở đó phụ nữ cởi mở hơn khi nói
vể chủ để tình dục và bạo lực tình dục.Trong tương lai cần có nghiên cứu và phân tích sâu hơn để
xác định được đúng xu hướng này.
Con số được khảo sát trong đề tài đối với lao động nữ phi chính thức thể hiện còn khá khiêm
tốn so với thực tế bạo lực gia đình hiện nay ở Việt Nam nói chung. Điểu này có thể do nhiều
nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là phụ nữ khơng dám nói ra vấn đề của mình, ngồi
ra, cũng có nhiều lao động nữ phi chính thức khơng biết tìm đến dịch vụ trợ giúp pháp lý để được
giải quyết. Khảo sát tại thành phố Thanh Hóa với 200 phụ nữ nghèo, kết quả cho thấy đã có sự
thay đổi trong nhận thức và tiếp cận các thủ tục pháp lý của phụ nữ nghèo. Tuy nhiên, sự thay đổi
này còn khiêm tốn, chưa mang lại hiệu quả đối với việc cải thiện kiến thức và sử dụng pháp lý của
phụ nữ nghèo. Điều này được thể hiện thông qua kết quả khảo sát sự hiểu biết của phụ nữ nghèo
về các cơ quan liên quan trong hệ thống trợ giúp pháp lý cũng như những hoạt động của dịch vụ
này. Kết quả khảo sát cho thấy: Đa số phụ nữ nghèo ở thành phố Thanh Hóa chưa nghe và khơng
biết đến hoạt động trợ giúp pháp lý. Có 50,5% phụ nữ nghèo biết đến tổ hòa giải cơ sở, 7,0% biết

đến câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, 6,5% biết đến trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, 1,0% biết
đến chi nhánh trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và 1,0% biết đến trợ giúp pháp lý lưu động.
Kết quả này cho thấy những hạn chế trong việc tiếp cận với dịch vụ trợ giúp pháp lý của phụ nữ
nghèo (ĐoànThị Hà, 2014)[1 ].

3.3. Mức độ hài lòng của lao động nữ phi chính thức với các tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý
Kết quả khảo sát cho thấy, lao động nữ phi chính thức thể hiện sự hài lịng cao nhất đối với hình
thức Tổ hịa giải cơ sở. Hịa giải ở cơ sở (cơsở là thơn, tổ dân phố) là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp
đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm
pháp luật theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở (xem bảng 2).
Mức độ hài lịng
1. Rất
khơng
hài lịng

Các CO’ quan tổ chức tư vấn
hỗ trợ pháp lý

N

%

2. Khơng
hài lịng

N

%

3. Bình

thường
N

4. Hài lòng

5. Rất
hài lòng

%

N

%

N

%

Điểm TB

Thứ
bậc

1. CLB pháp luật

2

2,3

5


5,7

73

83

6

6,8

2

2,3

3,01

7

2. CLB trợ giúp pháp lý

0

0

6

7,2

69


83,1

7

8,4

1

1,2

3,04

6

3. Trung tâm ttợ giúp pháp lý

0

0

6

7,1

73

85,9

5


5,9

1

1,2

3,01

7

4. Trợ giúp pháp lý lưu động

1

1,1

5

5,6

73

82

8

9

2


2,2

3,06

5

5. Văn phòng luật sư

5

6,1

63

76,8

11

13,4

2

2,4

3,10

4

1


1,2

6. Trung tâm tư vấn pháp luật

1

1,2

1

1,2

64

77,1

14

16,9

3

3,6

3,20

2

7. Cơng ty luật


0

0

4

4,9

65

80,2

9

11,1

3

3,7

3,14

3

0

0

2


2,3

61

70,9

17

19,8

6

7

3,31

1

8. Tổ hịa giải cơ sở

Bảng 2: Mức độ hài lịng với các tơ chức cung cấp dịch vụ pháp lý
(Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2020)

Theo Điều 16 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013, Hòa giải ở cơ sở được tiến hành khi có một trong
các căn cứ sau đây: một bên hoặc các bên yêu cầu hòa giải; hòa giải viên chứng kiến hoặc biết vụ,
việc thuộc phạm vi hòa giải; theo phân cơng của tổ trưởng tổ hịa giải hoặc đề nghị của cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan. Như vậy, có thể nói, tổ hịa giải cơ sở là một hình thức trợ giúp nhanh
và thuận tiện được nhiều người biết đến. Do đó, nhiểu người có thể dễ dàng tiếp cận và giải quyết
được vấn đề của mình.

Hình thức trung tâm tư vấn pháp luật được thể hiện ở mức độ hài lòng thứ hai. Hot ng ca

, GIO DUC -.

120

âIahS"đ02780đ


NGHlêN cứu TRAO ĐỔI
trung tâm tư vấn pháp luật được quy định tại Khoản 1 Điểu 7 Nghị định 77/2008/NĐ-CP về tư vấn
pháp luật, theo đó: Trung tâm tư vấn pháp luật được thực hiện tư vấn pháp luật; được cử luật sư
làm việc theo hợp đổng cho Trung tâm tham gia tố tụng để bào chữa, đại diện, bảo vệ quyển, lợi
ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cẩu tư vấn pháp luật đối với vụ việc mà Trung tâm thực
hiện tư vấn pháp luật; được thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật vể trợ giúp
pháp lý [6].

Ngoài ra hoạt động của trung tâm tư vấn pháp lý còn được hướng dẫn tại Điều 3 Thơng tư
01/2010/TT-BTP, theo đó: Hoạt động tư vấn pháp luật của Trung tâm tư vấn pháp luật quy định tại
khoản 1 Điều 7 Nghị định số 77/2008/NĐ-CP bao gổm: Hướng dẫn, giải đáp pháp luật; Tư vấn, cung
cấp ý kiến pháp lý; Soạn thảo đơn, hợp đổng, di chúc và các giấy tờ khác; Cung cấp văn bản pháp
luật, thơng tin pháp luật; Đại diện ngồi tố tụng cho người được tư vấn pháp luật để thực hiện các
cơng việc có liên quan đến pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Tiếp đó là các hình
thức cũng khá phổ biến và được người dân biết đến như cơng ty luật, văn phịng luật SƯ. Như vậy,
kết quả cho thấy có sự tương quan giữa mức độ hài lòng và mức độ tiếp cận các tổ chức cung cấp
dịch vụ trợ giúp pháp lý. Đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ ít được biết đến thì mức độ hài lịng
cũng thấp hơn. Điều này có thể thấy rằng, muốn nâng cao sự hài lòng của lao động nữ đối với các
dịch vụ trợ giúp pháp lý, các tổ chức cung cấp dịch vụ phải hỗ trợ họ tiếp cận được dịch vụ một cách
nhanh chóng, kịp thời.


3.4. Những khó khăn của lao động nữ phi chính thức trong q trình tiếp cận dịch vụ hỗ trợ
pháp lý
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, những khó khăn lớn nhất hiện nay là do thủ tục phức tạp. Thực tế
cho thấy khi giải quyết những vấn để liên quan đến pháp lý thường phải đòi hỏi các giấy tờ thủ tục
tương đối phức tạp. Chẳng hạn như khi muốn sang nhượng đất đai hoặc tài sản thì địi hỏi rất nhiều
giấy tờ liên quan như sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, giấy đăng ký kết hôn (nếu đã kết hôn), và
một số các giấy tờ khác liên quan. Có lẽ vì thế mà lao động nữ cảm thấy khó khăn trong việc tiếp cận
dịch vụ (xem biểu đồ 2).


_____

1. Không biết
dịch vụ ở đâu
16%

4. Đường đi _/
xa
11%

Biểu đồ 2: Những khó khăn của lao động nữ phi chinh thức trong quá trình tiếp cận dịch vụ

(Nguồn: kết quả khảo sát năm 2020)

Khi hỏi về Những khó khăn của lao động nữ phi chính thức trong quá trình tiếp cận dịch vụ, một
lao động nữ phi chính thức cho biết:"nhiều lúc cũng rất cần giải quyết những vấn đề cá nhân liên quan
đến hộ khẩu, nhà đất. Nhưng khi được yêu cẩu vể các giấy tờ thủ tục thì tơi lợi cảm thấy e ngại vì mình
khơng biết phải chuẩn bị những giấy tờ gì" (PVS lao động nữ PCT, 46 tuổi), Khó khăn lớn thứ hai là do
tâm lý ngại tiếp xúc của lao động nữ phi chính thức. Nhiều lao động nữ do tâm lý ngại tiếp xúc nên
khơng muốn tìm đến sự trợ giúp này. Điểu này có thể xuất phát từ yếu tố tâm lý như mặc cảm, tự ti


Thárm
/PniíTÍ OIAO EMC
Tháng np
02/2022
ráộj

121


NGHlêN CỨU TAAO ĐỔI
về bản thân hoặc do bản thân khơng có kỹ năng giao tiếp với người khác nên khơng dám tiếp xúc.
Ngồi ra, ngun nhân do "tốn kém tiền bạc" hoặc do "đi lại xa xôi" cũng làm cho họ khó khăn trong
việc tiếp cận dịch vụ này. Kết quả khảo sát cho thấy, phẩn lớn lao động nữ có mức thu nhập ở mức
trung bình hoặc thấp, do đó, họ cũng lo ngại khi phải chi trả những khoản tiền nhất định cho việc sử
dụng dịch vụ này. Như vậy cẩn có những chính sách hỗ trợ đặc biệt ưu tiên cho đối tượng này như
miễn phí hoặc giảm chi phí mức thấp nhất nhằm đáp ứng được nhu cẩu của họ. Bên cạnh đó, nhiều
lao động nữ cũng cảm thấy khó khăn đi lại trong việc tiếp cận dịch vụ. Vì vậy, dịch vụ hỗ trợ lưu động
cũng rất cẩn thiết cho đối tượng này. Có thể là hình thức hỗ trợ trực tiếp hoặc có thể thông qua trực
tuyến hoặc điện thoại để thuận tiện trong việc tiếp cận nhằm đáp ứng nhu cẩu của họ.
Khi so sánh với kết quả nghiên cứu về đánh giá tiếp cận và sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý của
phụ nữ dân tộc thiểu số do Viện nghiên cứu kinh tế xã hội và môi trường (2010) [8] cho thấy, chưa
có thói quen sử dụng dịch vụ pháp lý và thiếu tin tưởng vào hệ thống công lý: Theo một cuộc
khảo sát gần đây vể quyển tiếp cận cơng lý tại Việt Nam, chỉ có 6% số người được phỏng vấn đã
tiếp cận tòa án, 4% đã từng có liên hệ với các trung tâm tư vấn pháp luật, và 6% đã sử dụng dịch
vụ luật sư. Cuộc điều tra cũng cho thấy, người nghèo và những người sống ở các vùng nơng thơn
và miển núi có trình độ nhận thức thấp hơn nhiều và giới hạn truy cập thông tin pháp lý và cơ sở
pháp lý và họ thường là nhóm ít có thói quen sử dụng dịch vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào.
Bên cạnh đó, cịn những vấn đề như năng lực của cán bộ cung cấp dịch vụ pháp lý, năng lực thực
thi luật, đặc biệt là Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng, chống bạo lực gia đĩnh: rất nhiều báo cáo

đã nêu lên vấn đề nhận thức vể giới và hai luật của cán bộ và người dân ở nhiều vùng, chưa có
đủ các chế tài để xử lý các vụ vi phạm luật phức tạp. Việc thiếu hiểu biết vể luật từ phía người dân
làm cho họ khơng nhận thức được quyền vì vậy cũng sẽ khó tìm đến dịch vụ ngay cả khi quyền
của họ bị vi phạm, về phía chính quyền và những người cung cấp dịch vụ, kiến thức hạn chế có
thể làm họ khơng đưa ra được các hỗ trợ làm cho phụ nữ hài lòng, hạn chế việc họ sẽ quay lại sử
dụng dịch vụ khi cần trong tương lai.

3.5. Những mong muốn được trợ giúp pháp lý của lao động nữphi chính thức
Kết quả khảo sát cho thấy, nhu cẩu cao nhất là các dịch vụ miễn phí, khơng phải trả tiền chiếm
vị trí cao nhất (xem bảng 3).
Mức độ quan trọng
Các nội dung

1. Không
quan trọng

2. Quan trọng

3. Rất
quan trọng

N

%

N

%

N


%

Điểm TB

1. Các dịch vụ miễn phí, khơng phải trà tiền

41

12,8

182

56,7

98

30,5

3,68

2. Đi lại thuận tiện, không mất quá nhiều thời gian

39

12

177

54,6


108

33,3

3,64

3. Cán bộ ở đó thân thiện, tơn trọng

35

10,6

180

54,5

115

34,8

2,95

4. Chi phài trà một khoản phí hợp lý, khơng q cao

20

6,1

184


56,4

122

37,4

2,53

5. Các thơng tin, hướng dẫn phù hợp tục lệ địa phương

14

4,4

206

64,8

98

30,8

3,39

6. Không mất nhiều thời gian chờ đợi

6

1,9


217

68,2

95

29,9

3,11

7. Không phải đi lại nhiều lần

11

3,5

195

61,3

111

34,9

3,67

110

35.3


135

43,3

65

20,8

2,20

8. Có cán bộ đến tận nơi để phục vụ

Bảng 3: Những mong muốn được trợ giúp pháp lý của lao động nữ phi chính thức

(Nguồn: Ket quả khảo sát năm 2020)

Như đã phân tích ở trên, lao động nữ phi chính thức là nhóm người có mức thu nhập không ổn
định, thường bấp bênh chủ yếu ở mức trung bình hoặc dưới trung bình. Đặc biệt do tình hình dịch
bệnh Covid-19 hiện nay, nhiều người khơng có việc làm và khơng có thu nhập, gặp nhiều khó khăn

122

GIÁODUC-.

7.T* Tháng 02/2022
©XÃ HỘI


NGHIÊN cứu TRRO ĐỔI


về kinh tế. Họ đang được hưởng trợ cấp từ nhà nước để đảm bảo cuộc sống. Do đó, mong muốn lớn
nhất của họ là được tiếp cận miễn phí để giải quyết vấn đề của bản thân và gia đình. "Việc thành lập
trung tâm hỗ trợ pháp lý cũng cần được quan tâm hơn, vì trong nhiều trường hợp phụ nữ bị bạo hành
có nơi tạm lánh, tuy nhiên hiện nay chưa có trường hợp nào được hỗ trợ. Thường thì khi có mâu thuẫn
trong gia đình, có cán bộ tư pháp, hội phụ nữ... đến và giải quyết. Nhà nước cần quan tâm thành lập các
cơ quan chuyên môn giúp họ trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp lý cho các đối tượng là phụ nữ trong lĩnh vực
phi chính thức và họ khơng cấn trả phí" (PVS, Nữ 41 tuổi, Cán bộ phụ nữ phường ỉ 1).

Bên cạnh đó, do khơng có phương tiện hoặc do phải đi làm nên họ khơng có điểu kiện đi lại xa
để tiếp cận dịch vụ này cho nên họ cũng mong muốn các dịch vụ này phải thuận tiện đi lại, khơng
phải đi xa. Ngồi ra, việc người dân mong muốn không phải đi lại nhiều lẩn bởi vì nó liên quan đến
thời gian và cơng việc của họ. Họ muốn được giúp đỡ ngay để khỏi mất thời gian công sức đi lại. Nhu
cẩu tiếp theo là được hướng dẫn, cung cấp thông tin đầy đủ, phù hợp với tục lệ địa phương cũng là
yếu tố quan trọng.

4. Kết luận

Kết quả phân tích trên cho thấy lao động nữ phi chính thức tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý ở
mức độ còn hạn chế chủ yếu ở một số hình thức như: tổ hịa giải cơ sở, văn phịng luật sư, cơng ty
luậtvà trung tâm tư vấn pháp luật. Những khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ này là do thủ tục tiếp
cận phức tạp, do tâm lý ngại tiếp xúc hoặc do đi lại xa xôi và tốn kém tiền bạc. Kết quả nghiên cứu
cho thấy có sự tương quan giữa mức độ tiếp cận và mức độ hài lòng trong việc tiếp cận dịch vụ. Nhìn
chung, những hình thức tiếp cận càng nhiểu thì mức độ hài lịng đối với dịch vụ càng cao. Mong
muốn của lao động nữ phi chính thức là được tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí, khơng phải
đi lại nhiều lần và được hướng dẫn thông tin kịp thời và phù hợp.

Tài liệu tham khảo
[1 ] Đoàn Thị Hà (2014), riếp cận và sử dụng các dịch vụ an sinh xã hội của phụ nữ nghèo ở thành phố Thanh Hóa, tình Thanh Hóa, Luận
văn Thạc sỹ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.


[2] Nguyễn Thị Hóng Thanh (2020), Lâm Đồng: Nâng quyền cho nữ lao động di cư trong thị trường phi chính thức tại TP. Đà Lạt, Hội
Liên hiệp Phụ nữViệt Nam.
[3] Báo cáo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Đà Lạt (2018).
[4] Bộ Tư pháp (2010), Thông tư01/2010/TT-BTP Quy định chi tiết và hướng dấn thi hành một số điều của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP
về tư vấn pháp luật: Điều 3.
[5] Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013.
[6] Chính phủ (2008), Nghị định 77/2008/NĐ-CP về tư ván pháp luật: Khoán 1 Điều 7.
[7] Oxfam (2015), Báo cáo tóm tát rào cán pháp luật và thực tiên đổi với người lao động di cư trong tiếp cận an sinh xã hội (Chương trình
quyền lao động của Oxfam tại Việt Nam}, NXB Hóng Đức, Hà Nội, tr. 17.
[8] Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (2010), Đánh giá tiếp cận và sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý của phụ nữ dân tộc
thiéusó.
[9] Thủ tướng Chính phù (1997), Quyết định số 734/QĐ-TTg ngày 06/9/1997 thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối
tượng chính sách.

[10] Hà Nam (2020), Lao động phi chinh thức chịu tác động nặng nềtừdịchCovid-19. Nguổn: ngày truy cập 20/12/2021.

Thângoa^oaa

123



×