Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tìm hiểu rào cản tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản của phụ nữ di cư và các mô hình can thiệp pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.16 KB, 7 trang )

18 Tạp chí Y tế Công cộng, 8.2012, Số 25 (25)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tìm hiểu rào cản tiếp cận dòch vụ chăm sóc
sức khỏe sinh sản của phụ nữ di cư và các
mô hình can thiệp
Vũ Thò Hoàng Lan (*)
Nghiên cứu này nhằm phân tích rào cản văn hóa xã hội và chính sách trong tiếp cận dòch vụ chăm
sóc sức khỏe sinh sản của người di cư và rà soát các mô hình can thiệp chăm sóc sức khỏe sinh sản
(CSSKSS) cho phụ nữ di cư và đưa ra các khuyến nghò về mô hình can thiệp hiệu quả và phù hợp hơn
với phụ nữ di cư. Nghiên cứu áp dụng phương pháp tổng quan tài liệu các nghiên cứu trong vòng 20
năm để tìm hiểu các rào cản văn hóa, xã hội, chính sách trong việc tiếp cận dòch vụ chăm sóc sức
khỏe cũng như phỏng vấn sâu các cán bộ thực hiện các chương trình can thiệp CSSKSS cho người di
cư. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các rào cản tiếp cận dòch vụ SKSS bao gồm thiếu khuôn khổ pháp lý
bảo vệ người di cư, bảo hiểm y tế, thái độ của chính quyền với người di cư, tình trạng cư trú lưu động,
thời gian làm việc dài, thu nhập thấp, chi phí khám chữa bệnh cao, thiếu hiểu biết về SKSS/SKTD.
Các mô hình can thiệp hiện tại chưa giải quyết được các rào cản một cách toàn diện, tính bền vững
của mô hình còn thấp. Khuyến nghò: Di cư là một mắt xích còn thiếu trong các chính sách phát triển
của Việt Nam. Mặc dù xu hướng di cư trong nước ngày càng tăng nhưng cho đến nay Việt Nam vẫn
chưa thực sự có các chính sách, giải pháp phù hợp cho vấn đề di cư trong nước. Các nhà hoạch đònh
chính sách cần coi người di cư là một nhóm cần ưu tiên cho các can thiệp về chăm sóc sức khỏe và
CSSKSS.
Từ khóa: Phụ nữ di cư, sức khỏe sinh sản, mô hình can thiệp, rào cản tiếp cận dòch vụ
A review of barriers in accessing reproductive
health services and current intervention
models for female migrants
Vu Thi Hoang Lan (*)
This study aims to identify social/cultural/structural barriers in accessing reproductive health
services among female migrants as well as to review current intervention models in order to make
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 8.2012, Số 25 (25) 19
recommendations for future interventions. The study has a literature review and employs in-depth


interview to collect information about social/cultural barriers in accessing reproductive health
services among female migrants in Vietnam. Results indicated that significant barriers in accessing
reproductive health services were: lack of legal status/social protection, health insurance, attitudes
of local authorities towards migrants, long working time, mobility status, high medical cost, low
income, and lack of knowledge about sexual and reproductive health. Current intervention models
have not yet addressed these barriers effectively and the sustainability of those models is low.
Recommendations: Migration is a missing link in the current development of policies. Despite the
increasing trend of internal migration in Vietnam, the government has so far kept a distance from
voluntary internal migration and related issues. As the trend of internal migration increases
significantly over time and the reported risks associated with migration process, the Government
should recognize migrants as a priority group for their sexual and reproductive health interventions.
Key words: Female migrants, sexual and reproductive health, intervention models, barriers in
accessing services
Tác giả:
(*) TS. Vũ Thò Hoàng Lan, Bộ môn Dòch tễ - Thống kê. Đại học Y tế Công cộng, 138 Giảng Võ, Hà Nội.
1. Đặt vấn đề
Trong vòng 20 năm trở lại đây, những thay đổi
trong nền kinh tế thò trường ở Việt Nam đã làm cho
tỷ lệ di cư trong nước tăng lên đáng kể, đặc biệt là
tỷ lệ phụ nữ trẻ di cư ngày càng cao. Số liệu điều
tra dân số năm 2009 cho thấy hiện tượng "nữ giới
hóa lực lượng di cư" trở nên rất rõ ràng. Ở hầu hết
các loại hình di cư, phụ nữ đều chiếm hơn một nửa
số người di cư [7]. Xu hướng nữ giới hóa lực lượng
di cư xảy ra do sự giảm sút công việc nông nghiệp
và sự gia tăng các cơ hội làm việc cho phụ nữ ở các
khu vực đô thò và khu công nghiệp [1].
Tình trạng di cư của phụ nữ dẫn đến việc thay
đổi môi trường sống cũng như các quan niệm truyền
thống, do vậy làm họ dễ tổn thương hơn với bệnh

tật và hành vi nguy cơ. Các nghiên cứu trước đây
cho thấy phụ nữ di cư là đối tượng dễ bò tổn thương
với các vấn đề về sức khỏe sinh sản như các bệnh
lây truyền qua đường tình dục (trong đó có HIV),
mang thai ngoài ý muốn và phá thai không an toàn.
Nguy cơ với các vấn đề sức khỏe sinh sản tăng,
những tình trạng di biến động lại làm cho phụ nữ di
cư bò loại ra khỏi các dòch vụ chăm sóc sức khỏe
sinh sản [7,8].
Y văn trên thế giới đã chỉ ra rằng, việc tiếp cận
và sử dụng dòch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản chòu
ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa, xã hội và chính
sách [8]. Cho đến nay, vấn đề này chưa nhận được
nhiều sự quan tâm ở Việt Nam. Để đáp ứng với nhu
cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ di cư,
một số mô hình can thiệp chăm sóc sức khỏe sinh
sản đã được xây dựng tại môt số tỉnh, tuy nhiên tính
bền vững của các mô hình này còn chưa cao và các
mô hình này chưa nghiên cứu, áp dụng triệt để ảnh
hưởng của các yếu tố văn hóa xã hội và chính sách
để loại bỏ các rào cản trong tiếp cận dòch vụ
CSSKSS của phụ nữ di cư.
Nghiên cứu này nhằm (1) phân tích rào cản văn
hóa xã hội và chính sách trong tiếp cận dòch vụ
chăm sóc sức khỏe sinh sản của người di cư và (2)
rà soát các mô hình can thiệp CSSKSS cho phụ nữ
di cư và đưa ra các khuyến nghò về mô hình can
thiệp hiệu quả và phù hợp hơn với phụ nữ di cư.
20 Tạp chí Y tế Công cộng, 8.2012, Số 25 (25)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |

2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu gồm hai giai đoạn. Giai đoạn một
là phân tích tổng quan tài liệu trong vòng 20 năm
qua để tìm hiểu các rào cản văn hóa, xã hội, chính
sách trong việc tiếp cận dòch vụ chăm sóc sức khỏe
sinh sản của phụ nữ di cư tại Việt Nam. Tổng quan
tài liệu sử dụng nhiều phương pháp đa dạng để tìm
kiếm các nghiên cứu và các biện pháp can thiệp phù
hợp, như tìm kiếm cơ sở dữ liệu điện tử, thu thập tài
liệu trực tiếp.
Tài liệu chính thức: Tìm kiếm tài liệu trên
Internet sử dụng cơ sở dữ liệu điện tử PubMed và
tìm kiếm trên "Google Scholar". Các từ khóa sau
đây được sử dụng trong quá trình tìm kiếm:
- Người di cư/Việt Nam/sức khỏe tình dục sinh
sản/yếu tố văn hóa-xã hội
- Người di cư/Việt Nam/HIV/AIDS/yếu tố văn
hóa-xã hội
- Người di cư/Việt Nam/can thiệp về sức khỏe
tình dục và sinh sản
- Người di cư/Việt Nam/dòch vụ chăm sóc sức
khỏe
Phương pháp tìm kiếm này chỉ có thể tìm được
rất ít nguồn trên PubMed vì vậy phạm vi đã được
mở rộng bằng việc tìm kiếm:
- Tổng hợp những yếu tố văn hóa-xã hội và sức
khỏe tình dục và sinh sản của người di cư, đặc biệt
tập trung vào những nghiên cứu được thực hiện ở
châu Á, Đông Nam Á
- Tổng hợp các yếu tố văn hóa-xã hội và sức

khỏe tình dục và sinh sản dân cư Việt Nam nói
chung, đặc biệt tập trung vào những nghiên cứu ở
nhóm dân cư nông thôn (bởi đa số người di cư trong
nước chuyển từ khu vực nông thôn ra thành thò)
- Tổng hợp tài liệu về khả năng tiếp cận và độ
bao phủ của các dòch vụ chăm sóc sức khỏe cho
người di cư tại Việt Nam
Nghiên cứu cũng thu thập các tài liệu chưa xuất
bản chính thức liên quan đến các chủ đề trên bao
gồm các báo cáo, luận văn, luận án, tài liệu hội
nghò, phương tiện truyền thông phổ biến, chuyên
khảo, các tài liệu đang trong quá trình thực hiện, các
tài liệu chuyên biệt và các nguồn dữ liệu gốc được
tìm kiếm từ nguồn điện tử và bản in.
Giai đoạn hai là rà soát các mô hình can thiệp
CSSKSS cho phụ nữ di cư đã tiến hành ở Việt Nam
và phân tích tính phù hợp của các mô hình này trong
việc giải quyết các rào cản đã tìm ra ở giai đoạn 1.
Ở giai đoạn 2, nhà nghiên cứu tiến hành phỏng vấn
sâu các cán bộ phụ trách các chương trình can thiệp
CSSKSS cho phụ nữ di cư trong giai đoạn từ năm
2005-2010 để thu thập các thông tin về mô hình can
thiệp. Mỗi chương trình can thiệp, nghiên cứu
phỏng vấn 2 đối tượng, cán bộ quản lý và cán bộ
chương trình (tổng cộng 16 cuộc PVS). Nghiên cứu
cũng thu thập các tài liệu về mô hình can thiệp như
báo cáo, tài liệu thông tin, giáo dục truyền thông.
Các thông tin từ PVS và rà soát tài liệu báo cáo được
sử dụng để phân tích điểm mạnh/điểm yếu của mô
hình can thiệp trong việc cải thiện các rào cản tiếp

cận dòch vụ CSSKSS của phụ nữ di cư.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Rào cản tiếp cận dòch vụ CSSKSS
Dựa vào kết quả rà soát y văn của các nghiên
cứu đã tiến hành tại Việt Nam và tham khảo các
nghiên cứu trên thế giới về lónh vực CSSKSS cho
phụ nữ di cư, nhóm nghiên cứu đã đưa ra Sơ đồ 1
tổng kết các rào cản tiếp cận dòch vụ SKSS ở phụ
nữ di cư.
Thiếu khuôn khổ pháp lý hợp lý và hiệu quả với
phụ nữ di cư: Tất cả các tài liệu chính sách và chiến
lược liên quan đến sức khỏe sinh sản chưa coi người
di cư trong nước là đối tượng dễ bò tổn thương và cần
được bảo vệ mà họ lại là nhóm người có nguy cơ
cao. Chiến lược Quốc gia về HIV/AIDS xác đònh
người di cư là nhóm nguy cơ cao về lây nhiễm HIV
[2]. Chiến lược Sức khỏe Sinh sản năm 2001-2010
không đề cập đến người di cư, mặc dù hầu hết người
di cư trong nước đều còn trẻ và dễ bò tổn thương với
nhiều nguy cơ xã hội và sức khỏe [9]. Dự thảo
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 8.2012, Số 25 (25) 21
Chiến lược Dân số và Sức khỏe Sinh sản năm 2011-
2010 có nhắc đến dân số di cư nhưng không đưa ra
quy đònh cụ thể nào [10].
Không có bảo hiểm y tế: Do tình trạng đăng ký
tạm thời, nhiều người di cư không có bảo hiểm y tế.
Một nghiên cứu năm 2007 được thực hiện ở Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng cho thấy chỉ
36% người di cư được hỏi có hợp đồng lao động,

38% người di cư làm việc không nhận được sự hỗ
trợ từ người sử dụng lao động, chỉ 12% được phép
nghỉ phép khi cần, và 99% không có bảo hiểm xã
hội hoặc không có bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp[7].
Thái độ của chính quyền đòa phương với người
di cư: Dòch vụ chương trình tại đòa phương thường
chỉ dành cho những người đăng ký ở đòa phương đó,
người di cư có rất ít khả năng tiếp cận với các thông
tin và chương trình về sức khỏe tình dục và sinh sản
[8,12]. Bên cạnh đó người di cư thường bò gắn với
các tệ nạn xã hội, ví dụ như tội phạm, cờ bạc và mại
dâm. Do đó, người dân và chính quyền đòa phương
đối xử với họ với sự mất lòng tin và khó chòu [4].
Thành kiến này cũng có thể cản trở họ tìm kiếm sự
hỗ trợ từ chính quyền đòa phương hay của các nhân
viên y tế khi cần thiết.
Chi phí chữa bệnh cao: Theo kết quả điều tra di
cư năm 2004 của Chính phủ, trong số những người
làm giúp việc gia đình được điều trò tại các cơ sở y
tế khi ốm đau, 84% phải trả tiền dòch vụ và thuốc
men từ tiền túi của họ. Chỉ 12% người được gia đình
chủ trả tiền điều trò. Không có người nào có bảo
hiểm y tế [7]. Với thu nhập thấp, tăng cường sử
dụng các dòch vụ phải chi trả tiền là trở ngại lớn đối
với người di cư trong việc tiếp cận các dòch vụ y tế
một cách kòp thời. Ví dụ, nhiều người di cư ở các
thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh cho biết chi phí khám, chữa bệnh gấp đôi thu
nhập hàng tháng của họ [4].
Tình trạng lưu động: Khi đến nơi cư trú mới

người di cư thường không biết về hệ thống chăm sóc
y tế đòa phương và đòa điểm cơ sở y tế, do đó họ
thường trì hoãn việc tìm kiếm các dòch vụ y tế. Họ
thường sống lưu động nên các chương trình đòa
phương khó tiếp cận. Nghiên cứu năm 2009 của tác
giả Trương Hiền Anh cho thấy người di cư ở một đòa
điểm càng lâu thì càng có nhiều khả năng nhận
được thông tin về chăm sóc sức khỏe sinh sản và tìm
kiếm các dòch vụ chăm sóc sức khỏe [8].
Giờ làm việc dài: Hầu hết những người được hỏi
cho biết họ dùng thời gian rảnh rỗi để ngủ bởi vì họ
quá mệt mỏi sau những giờ làm việc dài. Các công
nhân cho biết họ chỉ sử dụng dòch vụ chăm sóc sức
khỏe khi có tình trạng sức khỏe hoặc mắc một bệnh
rất nghiêm trọng, vì những việc này mất nhiều thời
gian và tiền bạc. Một khó khăn nữa là tất cả các dòch
vụ y tế công chỉ làm việc trong giờ hành chính. Nếu
người di cư cần đến các cơ sở y tế, họ buộc phải sử
dụng các dòch vụ tư nhân với chi phí cao hơn (và họ
sẽ trì hoãn tìm kiếm dòch vụ này). Một số nhà máy
có phòng khám sức khỏe riêng. Tuy nhiên nhiều
phụ nữ không sử dụng phòng khám này vì cán bộ y
tế dường như cố gắng để họ quay lại làm việc càng
sớm càng tốt, ngay cả khi họ vẫn còn quá yếu để
làm việc [3]. Những phụ nữ di cư làm giúp việc gia
đình, thời gian làm việc thậm chí còn dài hơn do làm
việc tự phát và tự điều chỉnh; những người này chỉ
có thể được nghỉ ngơi khi họ thực sự bò bệnh hoặc
khi họ về quê trong một dòp đặc biệt [6].
Sự kỳ thò, lo sợ mất thể diện: Do các bệnh lây

truyền qua đường tình dục và HIV vẫn bò quy kết
với các tệ nạn xã hội và những thành kiến về tình
dục vẫn tồn tại ở Việt Nam nên phụ nữ mắc những
bệnh này thường không muốn đi khám hoặc điều trò
kòp thời. Đối với những phụ nữ di cư, nỗi lo sợ mất
thể diện thậm chí còn lớn hơn, do mạng lưới xã hội
của họ tương đối nhỏ và thường gắn kết trực tiếp về
làng quê của họ, dẫn đến việc họ cảm thấy e ngại
sử dụng các dòch vụ y tế công và buộc phải sử dụng
các dòch vụ y tế tư nhân. Do truyền thống và giá trò
văn hóa, phụ nữ di cư cảm thấy không thoải mái khi
tiếp cận với các biện pháp phòng tránh thai, quan
hệ tình dục an toàn như bao cao su, một nghiên cứu
tại Hà Nội đã chỉ ra rằng trên 44% người được hỏi
coi việc phụ nữ mua bao cao su là "không bình
thường" và 54% không muốn đi mua bao cao su [8].
Thích điều trò Đông y hơn Tây y: Phụ nữ di cư
phần lớn là ở nông thôn chuyển ra vùng đô thò, với
họ khái niệm về "cân bằng âm dương" rất quan
trọng, họ thích sử dụng các phương pháp điều trò
Đông y vì cho rằng Đông y là điều trò tự nhiên trong
khi điều trò Tây y thường phức tạp, chỉ giúp giảm
triệu chứng và có tác dụng phụ. Niềm tin này là một
trong các lý do làm họ chậm trễ đến các cơ sở y tế
khi mắc bệnh.
Thiếu kiến thức và thông tin về sức khỏe tình dục
và SKSS: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ tự
chữa bệnh cao của người di cư là do họ thiếu thông
tin và không có kiến thức về sức khỏe tình dục và
sinh sản [4,5,8]. Như kết quả Điều tra di cư năm

22 Tạp chí Y tế Công cộng, 8.2012, Số 25 (25)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
2004 của Chính phủ cho thấy, kiến thức của phụ nữ
di cư về các nguyên nhân gây bệnh lây truyền qua
đường tình dục còn hạn chế và nhận thức về sức
khỏe tình dục và sinh sản nói chung còn kém [7].
Nghiên cứu của tác giả Trương Hiền Anh năm 2009
cho thấy kiến thức về sức khỏe tình dục và sức khỏe
sinh sản là yếu tố quan trọng quyết đònh việc thực
hành vệ sinh và sử dụng bao cao su của phụ nữ di
cư [8].
3.2. Rà soát các mô hình can thiệp CSSKSS
Nghiên cứu rà soát 9 dự án can thiệp về vấn đề
sức khỏe sinh sản cho người di cư. Các mô hình can
thiệp này có thể chia thành 3 nhóm: can thiệp cho
người lao động trong khu công nghiệp, nhóm dự án
người lao động "tự do", và nhóm dự án người di cư
có nguy cơ cao.
3.2.1. Các dự án can thiệp với người lao động di
cư trong các khu công nghiệp
Các biện pháp can thiệp với nhóm này tương
đối thuận lợi bởi: i) đa số người lao động sống
trong cùng một khu vực hoặc trong cùng một khu
tập thể, do đó việc tiếp cận với họ dễ dàng hơn so
với các nhóm di cư khác và ii) đa số các khu công
nghiệp đều có tổ chức công đoàn và các cơ sở dòch
vụ y tế, do đó việc cung cấp thông tin và dòch vụ
dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, cũng có một số khó khăn nhất đònh,
đó là: i) người di cư có lòch làm việc cố đònh với giờ

lao động dài. Họ không muốn tham gia các hoạt
động trong thời gian làm việc vì sẽ bò giảm năng
suất lao động và thu nhập. Trong các nhà máy có
nhiều ca làm việc khác nhau, do đó rất khó để thu
xếp thời gian phù hợp cho hoạt động thông tin, giáo
dục và truyền thông hoặc các hoạt động truyền
thông thay đổi hành vi; ii) đôi lúc các nhà máy
không có đủ chỗ ở cho tất cả người lao động và một
số người phải thuê phòng trọ ở các khu dân cư;
những người sống bên ngoài khu vực nhà máy ít
được tiếp cận với các báo cáo truyền thông và các
tài liệu thông tin, giáo dục và truyền thông hơn là
những người sống trong khu nhà ở của nhà máy; iii)
khó có thể thiết lập và duy trì mạng lưới tình nguyện
viên giáo dục đồng đẳng trong số những người di cư
để có thể giúp duy trì những can thiệp này bởi họ
thường quá mệt mỏi sau những giờ làm việc dài;
công việc tình nguyện chỉ khiến ngày của họ thêm
dài hơn; iv) khó có được sự hợp tác lâu dài từ những
người sử dụng lao động; họ không chào đón các
hoạt động dự án trong nhà máy của họ, đặc biệt là
trong giờ làm việc.
3.2.2. Các biện pháp can thiệp dành cho người
di cư tự do
Phụ nữ di cư tự do không phải là một nhóm đồng
nhất, nhưng có thể được chia ra thành các nhóm nhỏ
theo ngành nghề như: người lao động sống bên
ngoài, người lao động sống cùng gia đình chủ nhà,
người thu mua đồng nát, và người chăm sóc tư trong
các bệnh viện. Mỗi nhóm nhỏ đòi hỏi một phương

pháp can thiệp khác nhau. Người di cư tự do thường
có ít cơ hội tiếp cận với các dòch vụ chăm sóc sức
khỏe sinh sản hơn bởi họ thường không có bảo hiểm
y tế, do vậy học cần được cung cấp các dòch vụ với
chi phí hợp lý. Hầu hết các dự án kết hợp với các
trung tâm y tế quận/huyệân để cung cấp các dòch vụ
miễn phí. Mặc dù cách tiếp cận này dường như có
vẻ kinh tế nhưng nó lại có một số giới hạn vì người
di cư thường chỉ đến các trung tâm y tế khi họ bò ốm
nặng. Nếu các hoạt động truyền thông không đủ
mạnh để nâng cao nhận thức của họ về tầm quan
trọng của việc kiểm tra SKSS thường xuyên, họ sẽ
không đến các trung tâm y tế.
3.2.3. Các biện pháp can thiệp dành cho người
di cư nguy cơ cao
Người di cư nguy cơ cao gồm gái mại dâm và
thanh thiếu niên đường phố. Các can thiệp cho
Bảng 1. Can thiệp cho người lao động trong khu
công nghiệp
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 8.2012, Số 25 (25) 23
nhóm đối tượng người di cư có nguy cơ cao này nhận
được sự ưu tiên hơn về mặt hỗ trợ tài chính từ các
nguồn tài trợ quốc tế như chương trình Cứu trợ khẩn
cấp về phòng chống HIV/AIDS của Tổng thống
Hoa Kỳ (PEPFAR) hay Quỹ Toàn cầu (Global fund)
[12]. Vì đònh hướng của các nguồn tài trợ này là
dành cho lónh vực HIV/AIDS, các biện pháp can
thiệp cho nhóm người di cư có nguy cơ cao thường
chỉ tập trung vào HIV/AIDS, mà bỏ qua các vấn đề

về SKSS/SKTD khác [5,12]. Hai thách thức lớn đối
với các can thiệp dành cho gái mại dâm là tình trạng
pháp lý của họ và thái độ kỳ thò và phân biệt đối xử.
Mại dâm ở Việt Nam là bất hợp pháp theo Pháp
lệnh Phòng chống mại dâm năm 2003 và Nghò đònh
số 178/2004/NĐ-CP quy đònh chi tiết thi hành một
số điều của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm [11].
Do hoạt động mại dâm là bất hợp pháp ở Việt Nam,
nếu bò bắt gặp, gái mại dâm sẽ bò bắt và bò chuyển
vào các trung tâm cải tạo [11], việc tiếp cận đối
tượng can thiệp của các dự án này thường khó khăn
hơn so với các nhóm khác [12].
4. Bàn luận
Các mô hình can thiệp CSSKSS cho người di cư
cần xem xét giải quyết toàn diện các rào cản trong
tiếp cận dòch vụ CSSKSS đã đề cập trong phạm vi
nghiên cứu này. Một số khuyến nghò cụ thể cho các
mô hình can thiệp trong tương lai như sau: (1) Hiện
mới chỉ có các biện pháp can thiệp ở nơi đến của
người di cư. Biện pháp tiếp cận này thường gặp một
số trở ngại do tính chất di động cao của người di cư
cũng như thời gian làm việc bận rộân của họ. Cần có
các biện pháp can thiệp tại các đòa phương có tỷ lệ
xuất cư lớn, trước khi họ tiến hành di cư để cung cấp
thông tin và giáo dục họ về tầm quan trọng của việc
chăm sóc sức khỏe tình dục và sinh sản, tiếp cận với
các dòch vụ và tăng cường kỹ năng sống; (2) Việc
Bảng 2. Can thiệp cho người di cư lao động tư do
Bảng 3. Các mô hình can thiệp cho nhóm nguy cơ cao
24 Tạp chí Y tế Công cộng, 8.2012, Số 25 (25)

| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
phối hợp với các cơ sở y tế nhà nước để cung cấp
các dòch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người
di cư là rất cần thiết. Tuy nhiên người di cư tỏ ra
miễn cưỡng khi sử dụng những dòch vụ này do thái
độ của cán bộ y tế chưa phù hợp và nỗ lo sợ về bảo
mật của các thông tin nhạy cảm, các dự án tương lai
cần tác động những điểm này. (3) Tất cả các mô
hình can thiệp hiện tại đều chỉ hướng đến đối tượng
người di cư và những người có mối quan hệ gần gũi
nhất với họ, ví dụ như chủ nhà trọ hoặc người sử
dụng lao động. Người di cư vẫn bò cả người dân và
chính quyền đòa phương coi là gắn với tệ nạn xã hội,
nên họ thường bò cô lập, cần có sự tham gia của
cộng đồng trong tất cả các biện pháp can thiệp; (5)
Cần có sự tham gia của chủ lao động tư nhân và các
công ty lớn trong khu công nghiệp trong các chiến
dòch nâng cao nhận thức và chống kỳ thò và khuyến
khích họ cung cấp các dòch vụ thân thiện hơn với
khách hàng tại các cơ sở y tế tại chỗ.
Chúng tôi khuyến nghò
Hiện nay, di cư là một mắt xích còn thiếu trong
các chính sách phát triển của Việt Nam. Mặc dù xu
hướng di cư trong nước ngày càng tăng nhưng cho
đến nay Việt Nam vẫn chưa thực sự có các chính
sách, giải pháp phù hợp cho vấn đề di cư trong nước.
Để duy trì các biện pháp can thiệp về sức khỏe sinh
sản cho người di cư, các kế hoạch và chương trình
thông tin, dòch vụ cho người di cư cần được kết hợp
vào trong kế hoạch sức khỏe, giáo dục và phát triển

của xã, huyện và tỉnh. Các nhà hoạch đònh chính
sách cần coi người di cư là một nhóm cần ưu tiên cho
các can thiệp về chăm sóc sức khỏe và CSSKSS.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Đặng Nguyên Anh, Cecilia Tacoli, and Hoang Xuan
Thanh. Di cư ở Việt Nam: Tổng kết thông tin về các xu
hướng và mô hình hiện tại và các tác động chính sách. Tài
liệu chuẩn bò cho Hội nghò khu vực về Di cư, Phát triển và
những lựa chọn chính sách hỗ trợ người nghèo ở Châu Á,
Dhake, Bangladesh, 22-24/6/2003.
2. Bộ Y tế. Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến
năm 2010 và tầm nhìn 2020. Quyết đònh 36/2004/QĐ-TTG.
3. Đỗ Thò Như Tâm (2006). Tính chất dễ bò tổn thương của
người lao động nữ di cư làm việc trong các nhà máy với
HIV/AIDS ở Việt Nam. Bản tin về người lao động Châu Á,
47.
4. Liên hợp quốc Việt Nam (2010). Báo cáo Di cư trong
nước: Cơ hội và Thách thức đối với sự phát triển kinh tế-xã
hội ở Việt Nam.
5. Nguyễn Ngọc Hường and Khuất Thu Hồng (2010). Đời
sống tình dục "con lắc" của người di cư. Nghiên cứu đònh tính
trong nhóm người di cư tại Hà nội và TP HCM. Nhà xuất bản
Thế giới.
6. Nguyễn Thò Minh Nguyệt (2010). Người giúp việc gia
đình di cư và không di cư tại Hà Nội: Sự phân biệt công việc
gia đình. Báo cáo phân tích chính sách của trường đại học
UMEA, 22.
7. Tổng Cục Thống Kê. Báo cáo điều tra di cư năm 2004.,
Nhà xuất bản thế giới.

8. Trương Hiền Anh. Báo cáo về sức khỏe sinh sản của lao
động nữ di cư tại Hà Nội: Hiện trạng và những tác động
chính sách. Hội thảo về Di cư, Phát triển và Giảm đói nghèo
(2009).
9. Ủy ban quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình. Chiến
lược dân số Việt Nam 2001-2010.
10. Ủy ban quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình. Chiến
lược Dân số và Sức khỏe Sinh sản năm 2011-2010.
11. Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam. Nghò
đònh số 178/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy đònh chi tiết thi
hành một số điều của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm.
12. Viện phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh sáng - Light.
Tổng kết các biện pháp can thiệp chăm sóc sức khỏe sinh
sản cho người di cư tại Việt Nam trong giai đoạn 2000-2008.
2009.

×