Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Chuyển giao quyền yêu cầu theo pháp luật việt nam và nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 13 trang )

CHUYỂN GIAO QUYỀN YÊU CẦU

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ NHẶT BẢN
Liên Đăng Phước Hải*
Tóm tắt: Chuyên giao quyền yêu cầu là một chế định quan trọng được ghi nhận
trong nhiều Bộ luật Dân sự trên thế giới. Tại Việt Nam, các quy định về chuyên giao
quyền yêu cầu được quy định trong Bộ luật Dân sự vần còn nhiều bất cập, chưa thê giải
quyết được các vướng mắc phát sinh trên thực tế. Trong bài viết này, tác giả sẽ làm rõ
một số lý thuyết liên quan đến chuyến giao quyền u cầu, từ góc nhìn so sảnh với pháp
luật Nhật Bản, qua đó đề xuất các giải pháp đê hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
Abstract: Assignment of claims is regarded as an important institution in civil
codes of many countries. In Viet Nam, the rules governing the assignment of claims
under the Civil Code are incomplete to deal with several issues in practice. In this
article, the author will first clarify some theoretical issues concerning the assignment of
claims. Thereby, the author will review the theories of the assignment of claims in Viet
Nam and Japan, and from the comparison law perspective, thereby it makes proposals
for the Vietnamese law.
1. Một số vấn đề chung về chuyển
giao quyền yêu cầu
1.1. Quan niệm về chuyển giao quyền
u cầu

Quyền u cầu, điển hình là quyền địi
nợ dần trở thành một tài sản chiếm tỷ trọng
lớn trong sản nghiệp của cơng ty. Khơng nói
q khi cho rằng, quan hệ kinh doanh ngày
nay sẽ rất khó phát triển nếu khơng có sự
chuyển giao các quyền u cầu thanh tốn
của các cơng ty, thương nhân. Vì vậy, các
quy định pháp luật về chuyển giao quyền
yêu cầu ngày càng được chú trọng và hoàn


thiện trong dân luật của nhiều quốc gia1.
I________________________
* ThS., Khoa Luật, Trượng Đại học Kinh tế - Luật,
Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh.
1 Đe tương thích với sự phát triển của xã hội, Bộ luật
Dân sự Nhật Bàn năm 1896 được sửa đổi vào năm
2017 và có hiệu lực vào ngày 1/4/2020, trong đó, có
bồ sung những quy định quan trọng Hên quan đến
ýiệc chuyển giao quyền yêu cầu, như minh thị khả
Hăng chuyển giao quyền yêu cầu hình thành trong
tựơng lai, hay trao thêm cho bên có nghĩa vụ các

Trên thực tế, phạm vi quyền yêu cầu khá đa
dạng và rộng rãi; nó có thể là quyền yêu cầu
chuyển giao một tài sản, quyền yêu cầu
thanh toán theo hợp đồng, hay từ các chứng
từ có giá trị thanh tốn theo lệnh chi như thẻ
tiết kiệm, vận đơn, séc.
Bộ luật Dân sự (BLDS) Việt Nam năm
2015 và BLDS Nhật Bản chỉ quan tâm, ghi
nhận khả năng và các hệ quả pháp lý liên
quan đến việc chuyển giao quyền yêu cầu,
thay vì xây dựng một định nghĩa về quyền
yêu cầu. Tại Việt Nam, BLDS cho phép bên
có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể
chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người
thế quyền theo thỏa thuận*
2. Ở Nhật Bản,
trước đây, quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ
được coi là quan hệ riêng chỉ giữa chủ nợ cụ

thể và người mắc nợ cụ thể nên không thể
chuyển giao. Dần dần, do nghĩa vụ ngày
biện pháp tự vệ tương thích với bên nhận chuyển
giao trong một số trường hợp.
2 Xem khoản 1 Điều 365 BLDS Việt Nam.

43


NHÀ NƯỚC VÀ PHẢPLUẶTSÓ 1/2022

càng trở thành một quyền về tài sản có giá
trị, nên tính chuyển giao được thừa nhận3.
Đặc biệt, BLDS Nhật Bản phân biệt việc
chuyển giao quyền yêu cầu thành 3 loại, bao
gồm: Chuyên giao quyền yêu cầu có ghi
tên, chuyển giao quyền yêu cầu theo lệnh
chi trả và chuyển giao quyền yêu cầu theo
chứng từ có giá trị thanh tốn khơng ghi tên.
Tùy thuộc vào bản chất quyền yêu cầu, mà
pháp luật có những quy định điều chinh cụ
thể, trong đó, BLDS Nhật Bản chủ yếu quy
định liên quan đến việc chuyển giao quyền
yêu cầu có ghi tên4. Theo BLDS Nhật Bản,
các bên có thể tự do chuyển giao một quyền
yêu cầu, trừ khi bản thân của quyền u cầu
đó khơng cho phép chuyển giao5.
Dưới góc độ pháp luật tài sản, có thê
thấy, bản chất của quyền yêu cầu là một
3 Xaca Vacaxum, Tori Aritdumi, Bình luận khoa học

Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Nxb. Chính ơị quốc gia,
Hà Nội, nàm 1995, tr. 439.
4 về bản chất, quyền yêu cầu có ghi tên là quyền yêu
cầu mà theo đó, tên chủ nợ được xác định cụ thể.
Các quy chế pháp lý về việc chuyển giao đươc quv
định trong BLDS Nhật Bán. Đôi với quyên yẻu câu
theo lệnh chi trả, đây là quyền yêu cầu thê hiện ờ
dạng chứng từ có giá trị thanh tốn và kèm theo lệnh
chi trả cho một người nhất định. Các quy định về
chuyển giao quyền yêu cầu này được quy định chù
yếu trong Bộ luật Thưcmg mại và các văn ban luật
khác. Riêng đối với quyền yêu cầu theo chứng từ có
giá trị thanh tốn khơng ghi tên, đây là chứng từ có
giá trị thanh tốn khơng ghi tên chủ nợ và được chi
trả cho người đang chiếm giữ. Việc chuyển giao các
quyền yêu cầu này sẽ tuân theo các quy định chung
về chuyển giao động sản theo BLDS Nhật Bàn (Xem
thêm Xaca Vacaxum, Tori Aritdumi, tlđd, tr. 439 451). Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ chỉ phân
tích việc chuyển giao quyền yêu cầu có ghi tên theo
BLDS Nhật Bán.
5 Điều 466 (1) BLDS Nhật Bản quy định như sau: “A
claim may be assigned: provided, however, that this
does not apply if its nature does not permit the
assignment”. Xem bản dịch tiếng Anh của BLDS
Nhật Bản tại
p/law/detail/?vm=2&re=02&lvm=02&id=3494, truy
cập ngày 30/3/2021.

44


quyền tài sản, đây là một trong bốn loại tài
sản được quy định trong BLDS Việt Nam6.
Do đó, có thế hiếu, quyền yêu cầu hình
thành trong tương lai vần có thể chuyển
giao, dù pháp luật khơng quy định một cách
trực tiếp7. Trong khi, pháp luật Nhật Bản
the hiện minh thị khả năng chuyển giao
quyền yêu cầu, kê cả các quyền hình thành
trong tương lai8.
về tơng quan, chuyển giao quyền yêu
cầu là việc bên có quyền yêu cầu trong quan
hệ nghĩa vụ thỏa thuận chuyên giao quyền
yêu cầu này cho một người thứ ba (gọi là
bên nhận chuyên giao, hay bên thế quyền)
thay mình u cầu bên có nghĩa vụ thực
hiện nghĩa vụ.
1.2. Đặc điểm của chuyển giao quyền
yêu cầu

Có sự thay đổi bên có quyền: Việc
chuyển giao quyền yêu cầu tạo nên một mối
quan hệ pháp lý giữa ba bên: Bên chuyển
giao, bên nhận chuyển giao và bên có nghĩa
vụ; trong đó, sự chuyển giao làm cho người
được chuyên giao trơ thanh ben co quyèn
yêu cầu, bên chuyển giao thốt khoi quan hệ
nghĩa vụ, trong khi tình trạng của bên có
nghĩa vụ khơng có sự thay đỏi.
Trên thực te, cần phân biệt giữa việc
chuyến giao quyền yêu cầu với việc chuyển

6 Theo Điều 115 của BLDS Việt Nam, quyền tài sản
là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài
sàn đối với đối tượng quyền sớ hữu trí tuệ, quyền sử
dụng đất và các quyền tài sản khác.
7 Theo Điều 105 của BLDS Việt Nam, tài sản bao
gồm bất động sản và động sàn. Bất động sản và động
sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành
trong tương lai.
Thơng tư số 08/2018ATT-BTC của Bộ Tư pháp ban
hành ngày 20/6/2018 cũng có đề cập đến việc đăng
ký hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ, bao gồm
quyền địi nợ hiện có hoặc quyền địi nợ hình thành
trong tương lai (điếm c khoản 2 Điều 5).
8 Điều 466-6 BLDS Nhật Bản.


CHUYỂN GIAO QUYỀN YÊU CẢU...

giao hợp đồng. Sự khác nhau có thế dễ dàng
nhận thấy, việc chuyển giao họp đồng sẽ
dẫn đến việc thay thế một bên trong quan hệ
hợp đồng. Như một hệ quả, việc chuyến
giao họp đồng sẽ dẫn đến việc chuyến giao
toàn bộ các quan hệ pháp lý phát sinh từ
hợp đồng đó9, bao gồm các quyền và các
nghĩa vụ trong hợp đồng. Ví dụ, việc mua
bán và sáp nhập công ty sẽ dẫn đến việc
chuyển giao hợp đồng lao động giữa người
sử dụng lao động với người lao động.
Khơng cần sự đồng ý của bên có nghĩa

vụ: Có nhận định họp lý cho rằng, việc

chuyển giao quyền u cầu khơng ảnh
hưởng đến lợi ích của bên có nghĩa vụ bởi
lẽ khi thực hiện nghĩa vụ với bất kì ai nhận
chuyển giao quyền thì người này vẫn phải
thực hiện nghĩa vụ đó1011
. Do vậy, sự đồng ý
của bên có nghĩa vụ khơng phải là một điều
kiện cần thiết cho việc chuyển giao quyền
yêu cầu.
Tư pháp sử tại Nhật Bản ghi nhận, ở
thời kỳ Edo, đã xuất hiện các nguyên tắc tự
do chuyển giao quyền yêu cầu; theo đó, việc
chuyển giao khơng cần có sự đồng ỷ của
bên có nghĩa vụ mà chỉ cần có sự chuyến
Ị giao cơng cụ làm phát sinh quyền địi nợ11.
Đến năm 1876, Hội đồng nhà nước
(Dajokan) ban hành một sắc lệnh; theo đó,
ị9 Ngơ Quốc Chiến, Bộ luật Dân sự cần bổ sung quy
định về chuyển giao hợp đồng, Tạp chí Nghiên cứu
lập pháp, số 2-3(234-235), xem tại:
phap.vn/Pages/TinTuc/206974/Bo-luat-Dan-su-canbo-sung-quy-dinh-ve-chuyen-giao-hop-dong.html,
truy cập ngày 5/4/2021.
“° Nguyễn Vãn Cừ, Trần Thị Huệ (Đơng chủ biên),
Sình luận Bộ luật Dãn sự 2015, Nxb. Công an nhân
Ịiân, năm 2017, tr. 561-562.
11 Edo hay còn gọi là thời kỳ Tokugawa là một giai
đoạn trong lịch sử Nhật Bản từ năm 1603 đên năm
1868. Thời kỳ này được đánh dấu bởi sự thông trị

qua Mạc phủ Tokugawa và mở đầu cho thời kỳ cận
đại tại Nhật Bản.

nếu chủ nợ chuyển giao một quyền yêu cầu
cho người thứ ba, chủ nợ cần viết lại hợp
đồng và thông báo đến con nợ, nếu không
sẽ bị vô hiệu12. So với BLDS Nhật Bản hiện
hành, quy định này được đánh giá là giới
hạn quyền tự do chuyển giao quyền yêu cầu
của chủ nợ, bởi lẽ, chỉ cần bên chuyến giao
không sửa lại họp đồng, hệ quả tất yếu là
bên nhận chuyển giao quyền yêu cầu bị mất
đi quyền đòi nợ13. BLDS Việt Nam cũng có
cách tiếp cận tương tự, hiệu lực của việc
chuyển giao quyền u cầu sẽ khơng bị ảnh
hưởng, dù có hay khơng sự đồng ý của bên
có nghĩa vụ14.
Tính pháp lý của quyền yêu cầu:

Quyền yêu cầu là một loại tài sản. Như vậy,
có thể hình dung việc chuyển giao quyền
u cầu tương tự như một sự chuyển giao
tài sản. Trong hợp đồng mua bán tài sản,
bên bán có nghĩa vụ phải bảo đảm giá trị
pháp lý của tài sản. Tương tự, bên chuyển
giao phải bảo đảm về tính pháp lý của
quyền yêu cầu (ví dụ, bảo đảm hợp đồng
phát sinh quyền yêu cầu được chuyển giao
không bị vô hiệu, hủy bỏ, chấm dứt thực
hiện nghĩa vụ15); như một nguyên tắc

chung, khi có các căn cứ nói trên thì chủ nợ
cũ có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho chủ
nợ mới16.
Cũng cần lưu ý, khi chuyển giao quyền
yêu cầu, người chuyển giao quyền yêu cầu
12 Wilhelm Rohl, History Of Law In Japan Since
1868, Brill Academic Publishers, năm 2005, tr. 241242.
13 Wilhelm Rohl, tldd, tr. 242.
14 Khoản 2 Điều 365 BLDS Việt Nam quy định rằng,
việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự
đồng ý của bên có nghĩa vụ.
15 Nguyễn Ngọc Điện (Chủ biên), Giáo trình Luật
Dân sự, Tập 2, Nxb. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí
Minh, năm 2014, tr. 145.
16 Xaca Vacaxum, Tori Aritdumi, tlđd, tr. 443.

45


NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT SƠ 1/2022

thốt khỏi quan hệ nghĩa vụ ban đầu.
Trường hợp nếu khơng có thỏa thuận, sẽ
không chịu trách nhiệm về khả năng thực
hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ17. Nói
cách khác, vấn đề trách nhiệm của chủ nợ
trước về việc chuyển giao quyền yêu cầu
đối với nghĩa vụ đã chấm dứt hoặc nghĩa
vụ không có giá trị kinh tế do người mắc
nợ khơng có khả năng thanh toán18.

Trường họp bên chuyển giao quyền yêu
cầu có bảo đảm về khả năng thanh tốn,
bên chuyển giao sẽ có trách nhiệm tương
tự như trách nhiệm của người bán trong
hợp đồng mua bán19.
Tính chất bảo đảm nghĩa vụ: Trong
quan hệ pháp luật nghĩa vụ, thòa thuận
chuyển giao quyền yêu cầu, ở một phạm vi
nhất định, có thể được xem là một hình thức
của việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Đê
làm rõ điều này, hãy xem xét một ví dụ:
Bên A vay tiền của bên B. Bên A dùng các
quyền địi nợ từ cơng ty X chuyển giao cho
bên B theo thỏa thuận như sau: Trường họp
bên A trả nợ đúng hạn, bên A sẽ không bị
mất quyền địi nợ, và ngược lại, bên B có
quyền địi nợ trực tiếp từ công ty X. Trong
trường hợp này, hệ quả khi bên bảo đảm là
bên A không thực hiện được nghĩa vụ, thì
bên có quyền là bên B (bên nhận bảo đảm)
sẽ trở thành bên có quyền yêu cầu. Qua đó,
dễ thấy thỏa thuận chuyển giao quyền yêu

17 Điều 367 BLDS Việt Nam.
18 Xaca Vacaxum, Tori Aritdumi, tlđd, tr. 442.
19 Xem Điều 569 của BLDS Nhật Bản và Điều 367
của BLDS Việt Nam.
Ngoài ra, Điều 450 BLDS Việt Nam cũng quy định
rằng, trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và
bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh tốn của

người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách
nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ
khơng trà.

46

Cầu cũng có tính chất của một biện pháp bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ20.
Nhật Bản ghi nhận việc chuyển giao
quyền yêu cầu được công nhận là một biện
pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thông qua
thực tiễn xét xử (joto tango). Đây là một
hình thức của thỏa thuận thế chấp, trong đó,
bên có nghĩa vụ phải chuyển giao quyền sở
hữu của yêu cầu cho bên có quyền trong
thời hạn bảo đảm, trong khi bên có nghĩa vụ
vẫn trực tiếp nắm giữ và sừ dụng tài sản bảo
đảm đến khi trả hết nợ. Quyền sở hữu sẽ
được chuyển lại sau khi bên có nghĩa vụ
thực hiện thanh tốn. Đen hạn mà bên có
nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ, bên có
quyền trở thành bên thế quyền của các
quyền yêu cầu21. Quan trọng, sự chuyển
giao có thể tạo ra hiệu lực với người thứ ba
ngồi bên có nghĩa vụ thơng qua sự cơng
bố, dưới hình thức đưa ra thơng báo được
cơng chứng cho bên có nghĩa vụ hoặc là
đăng ký tại cơ quan công quyền. Ưu điểm
cùa bên nhận chuyển giao, so với các biện
pháp bảo đảm được ghi nhận theo BLDS

Nhật Bản, là tránh được thủ tục xử lý tài sản
bảo đàm rườm rà, cũng như giành quyền ưu

20 Xem thêm Trưcmg Nhật Quang, Pháp luật về hợp
đông - Những vấn đê pháp lý cơ bán, Nxb. Dân trí,
năm 2020, tr. 482-483.
21 Xem thêm Frank G. Bennett Jr, Getting Property
Right: ‘‘Informal" Mortgages In The Japanese
Courts, 18 Pacific Rim Law & Policy Journal
Association, so 18, năm 2009, tr. 465, có thể xem tại:
. com/sol3/papers.cfm?abstract_id=
1541102, truy cập ngày 8/4/2020.
Kỹ thuật này có nguồn gốc từ Luật cổ La Mã trước
đây, gọi là fiducia cum creditore. Theo đó, người vay
nợ chuyên quyên sở hữu tài sàn cho chủ nợ; khi nợ
được trả đủ, thì chủ nợ chuyển lại quyền sờ hữu tài
sản cho người vay nợ. Xem Nguyễn Ngọc Điện, Một
số suy nghĩ về bào đàm thực hiện nghĩa vụ trong
Luật Dãn sự Việt Nam, Nxb. Trẻ, năm 2000, tr. 17.


CHUYỂN GIAO QUYỀN YÊU CÀU...

tiên cao hon so với các chủ nợ khác22. Cách
tiếp cận của Nhật Bàn giống với pháp luật
quốc tế, theo đó, việc xác lập quyền trên
một quyền yêu cầu như một biện pháp bảo
đảm nợ hoặc nghĩa vụ khác cũng xem như
là chuyển giao23. Tại Việt Nam, pháp luật
chi công nhận các biện pháp bảo đảm thực

hiện nghĩa vụ theo luật định. Với phạm vi
áp dụng một cách chật hẹp, thực tế xét xử
có xu hướng tuyên các giao dịch chuyển
giao quyền sở hữu nhằm bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ vơ hiệu do giả tạo24. Vì vậy, việc
chuyển giao quyền yêu cầu không được
xem là một biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ theo BLDS Việt Nam.
2. Nguyên tắc của chuyển giao quyền
yêu cầu
Nguyên tắc tự do ý chí là nền tảng của
pháp luật hợp đồng. Pháp luật tôn trọng sự
22 Hiroshi Oda, Japanese Law, 3ed, Oxford
University Express, năm 2009, tr. 177.
23 Điều 2 Công ước Liên hợp quốc về việc chuyến
giao khoản phải thu trong thương mại quốc tế năm
2001 (United Nations Convention on the Assignment
of Receivables in International Trade) quy định như
sau: “The creation of rights in receivables as security
for indebtedness or other obligation is deemed to be
a transfer". Xem tại: />ViewDetails.aspx?src=TREATY&mtdsg_no=X-17&
chapter=10, truy cập ngày 4/3/2021.
24 BLDS Việt Nam chi liệt kê 09 biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ bao gồm cầm cố tài sản, thế chấp
I tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở
hữu, bảo lãnh, tín chấp và cầm giữ tài sản (Điều
Ị 292). Từ kỳ thuật lập pháp có thể thấy, BLDS chi liệt
1 kê ra các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, chứ
không có khoảng trống cho các biện pháp bảo đảm
theo thỏa thuận của các bên. Do đó, có cơ sở để hiểu

rằng, việc chuyển giao quyền sờ hữu đê bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ không được xem là một biện pháp
bão đảm thực hiện nghĩa vụ. Thực tế xét xử, những
giao dịch chuyển quyền sở hữu thường được xem là
các giao dịch giả cách, do đó, có xu hướng bị tun
hiệu bời Tịa án (ví dụ xem Bàn án sơ
J36/2018/DS-PT của Tịa án nhân dân tình Hậu Giang
ban hành ngày 10/4/2018).

tự do thỏa thuận về việc chuyển giao quyền
yêu cầu. Tuy nhiên, nếu sự chuyển giao
quyền yêu cầu có khả năng gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến một bên, hoặc đến trật tự
xã hội, đạo đức thì quyền yêu cầu về
nguyên tắc sẽ không thể chuyển giao. Giả
dụ một người muốn sử dụng tiền lưoug hưu,
hoặc một khoản trợ cấp bồi thường do sức
khỏe bị xâm phạm, đây là những quyền tài
sàn gắn liền với nhân thân của người có
quyền, nếu như cho phép việc chuyển giao
thì vơ hình trung khơng bảo đảm được lợi
ích của những người có quyền mà pháp luật
mong muốn bảo vệ.
Tại Việt Nam, Điều 365 BLDS quy
định bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa
vụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho
người thế quyền theo thỏa thuận. Một số
ngoại lệ cũng được đưa ra như quyền yêu
cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại
do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe,

danh dự, nhân phẩm, uy tín; và các quyền
dân sự khác theo quy định pháp luật có liên
quan25, cũng như quyền yêu cầu mà các bên
đã thỏa thuận trước đó về việc khơng thê
chuyển giao. Nhìn chung, mọi quyền khơng
thuộc trường hợp hạn chế đều có thể chuyến
giao, kể cả đối với quyền yêu cầu bồi
thường cho nạn nhân chiến tranh, trợ cấp
thất nghiệp, trợ cấp hưu trí, thậm chí quyền
yêu cầu bồi thường thiệt hại cũng có thể
chuyển giao26. Tuy nhiên, pháp luật Việt
Nam dường như chỉ liệt kê một số quyền
mà các bên không thể chuyển giao, chứ
chưa đề cập đến khả năng các quyền không
25 Tướng Duy Lượng, Chuyến giao quyền yêu cầu và
chuyển giao nghĩa vụ dãn sự, Tạp chí Kiềm sát, số
16, năm 2018, tr. 4.
26 Đỗ Văn Đại, Giải quyết tranh chấp hợp đồng Những điều doanh nhân cần biết, Nxb. Tri thức, năm
2019, tr. 121.

47


NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT SÔ 1/2022

thể chuyển giao do bản chất của nghĩa vụ
được yêu cầu thực hiện.
Cũng cần lưu ý, pháp luật Việt Nam
không cấm các bên thỏa thuận chuyến giao
quyền yêu cầu hình thành trong tương lai.

Tuy nhiên, việc thiếu các quy định cụ the
liên quan, như việc mô tả, đăng ký quyền
yêu cầu, dẫn đến trên thực tế việc chuyển
giao quyền yêu cầu hình thành trong tương
lai hầu như không phổ biến.
Theo pháp luật Nhật Bản, quyền yêu
cầu có thể được chuyển giao, trừ một số
trường hợp ngoại lệ, theo đó bản chất của
quyền yêu cầu đó khơng cho phép. Do đó,
về ngun tắc, khơng chỉ các quyền phát
sinh từ hợp đồng, kể cả các quyền yêu cầu
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hoặc
dựa trên các cơ sở pháp định khác vẫn có
thể chuyển giao27. Bản chất của quyền u
cầu khơng thể chuyển giao có thể hiểu là
đặc thù của nghĩa vụ không cho phép như
vậy, ví dụ như việc dạy học tại nhà, sáng tạo
tác phẩm nghệ thuật... Ngồi ra, khơng thể
chuyển giao các quyền yêu cầu, trong đó,
người mắc nợ chỉ có thể có nghĩa vụ đối với
chủ nợ cụ thể, bởi vì việc thay đổi chủ nợ
dẫn đến sự thay đổi về nội dung của nghĩa
vụ. Hay nói cách khác, những quyền u
cầu này nếu được thay đơi người có quyền
u cầu sẽ dần đến việc thực hiện hợp đồng
thay đổi. Lấy một ví dụ quyền yêu cầu vẽ
một bức tranh chân dung của người có
quyền, quyền này sẽ thay đổi khi bên có
27 Dưới góc độ kỹ thuật lập pháp, các nhà lập pháp
Nhật Bản đặt quy định liên quan đến chuyển giao

quyền yêu cầu vào vị trí phần chung về nghĩa vụ,
chứ không phài là hợp đồng trong BLDS. Do đó, có
thê hiêu, quyền yêu cầu tại Nhật Bản bao gồm nhiều
quyền yêu cầu khác, chứ không chi là quyền phát
sinh trên cơ sở hợp đồng. Xem Hiroo Sono, Luke
Nottage, Andrew Pardieck, Kenji Saigusa, Contract
Law in Japan, Wolters Kluwer, năm 2019, mục 273.

48

quyền thay đổi, do đó đây là quyền không
thê chuyển giao được; hoặc quyền của
người sử dụng lao động đối với người lao
động. Những trường hợp này, việc chuyển
quyền yêu cầu phải có sự đồng ý của người
có nghĩa vụ28. Ngoài ra, như một kỹ thuật
lập pháp thường thấy, pháp luật cũng quy
định các trường hợp cụ thể mà theo đó,
quyền u cầu khơng thể chuyển giao theo
quy định pháp luật29. Ví dụ, tiền hưu trí theo
Điều 11 cùa Luật Hưu trí và các văn bản
khác30. Khả năng chuyển giao quyền yêu
cầu hình thành trong tương lai được thừa
nhận qua án lệ của Tòa án tối cao Nhật
Bản31, và hiện nay đã được BLDS thể hiện
một cách minh thị. Thực tiễn xét xử, các
bên có thể chuyển giao cả các quyền yêu
cầu hình thành trong tương lai với điều kiện
là các bên trong hợp đồng có thể xác định
được quyền yêu cầu này, cũng như phân

biệt với các quyền yêu cầu khác cùa bên
chuyên giao32*. Đe chuyên giao một quyền
yêu cầu, các bên cần phải xác định được
quyền yêu cầu, thông qua cơ sở phát sinh
(hợp đồng) và thời điểm phát sinh hoặc số
tiền. Đối với quyền yêu cầu hình thành
trong tương lai, các bên phải xác định được
thời hạn bắt đầu và chấm dứt, mà theo đó
28 Vi dụ, trường hợp chuyến giao hợp đồng thuê theo
Điều 612(1) BLDS Nhật Bản. hoặc chuyển giao họp
đồng chuyên giao người lao động theo Điều 625 (1)
BLDS Nhật Bản.
29 Hiroo Sono, Luke Nottage, Andrew Pardieck,
Kenji Saigusa, tlđd, mục 276.
30 Xaca Vacaxum, Tori Aritdumi, tlđd, tr. 440.
31 Phán quyết của Tòa án tối cao Nhật Bản ban hành
ngày 29/1/1999. Tham khảo bản án tại
/>8, truy cập ngày 8/4/2021.
32 Xem phán quyết của Tòa án cấp cao Osaka, Nhật
Bản ban hành ngày 21/4/2000. Tham khảo bản án tại
/>truy cập ngày 8/4/2021.


CHUYÊN GIAO QUYỀN YÊU CẨU...

quyền yêu cầu hình thành trong tưong lai sẽ
được chuyển giao33. Cũng theo Tòa án tối
cao Nhật Bản, trường hợp sự chuyển giao
quyền yêu cầu hình thành trong tưong lai
trái với trật tự công (như gây ảnh hường đến

các chủ nợ khác), việc chuyển giao sê
không có hiệu lực34.
3. về thỏa thuận cấm chuyển giao
quyền yêu cầu
Việc chuyển giao quyền yêu cầu trong
nhiều trường hợp tạo ra các rủi ro cho bên
có nghĩa vụ. Bởi lẽ, việc thực hiện hợp đồng
đã khơng cịn được thực hiện đúng như dự
định ban đầu của các bên trong hợp đồng.
Giả dụ trường hợp bên nhận chuyển giao là
các công ty đối thủ, hay các cơng ty có liên
quan đến cơng ty đối thủ (ví dụ như cơng ty
mẹ, cơng ty liên kết) hoặc có trường hợp
bên nhận chuyển giao quyền là các công ty
chuyên đi thu mua các khoản nợ giá rẻ để
mua bán lại với giá cao35. Trong hai trường
hợp trên, khi vi phạm hợp đồng, bên có
nghĩa vụ thường sẽ khơng dễ dàng đàm
phán với bên có quyền hay dễ dàng bị kiểm
sốt bởi bên có quyền. Do đó, để tránh
trường hợp này, các bên có xu hướng quy
định về vấn đề cấm chuyển giao quyền và
nghĩa vụ trong hop đồng. Trong đó, phổ
biến nhất là quyền yêu cầu thanh toán.
i
Theo pháp luật Việt Nam, việc chuyển
giao sẽ bị hạn chế nếu bên có quyền và bên
có nghĩa vụ có thỏa thuận hoặc pháp luật có
Ịquy định về việc không được chuyển giao
quyền yêu cầu36. Như vậy, Việt Nam tiếp

bận theo nguyên tắc chung về việc tôn trọng
33 Phán quyết của Tòa án tối cao Nhật Bản ban hành
ngày 29/1/1999.
34 Phán quyết của Tòa án tối cao Nhật Bản ban hành
rigày 29/1/1999.
35 Xem Trương Nhật Quang, tlđd, tr. 468.
34 Xem điểm b khoản 1 Điều 356 BLDS Việt Nam.

quyền tự do thỏa thuận của các bên trong
hợp đồng, từ đó cơng nhận hiệu lực của thỏa
thuận về việc không chuyển giao quyền yêu
cầu trong hợp đồng37. Theo cách này, bên
có nghĩa vụ trong quan hệ hợp đồng sẽ được
bảo vệ trong trường hợp các bên đã có thỏa
thuận về việc hạn chế chuyển giao từ trước.
Tuy nhiên, trong trường hợp có thỏa thuận
cấm chuyển giao việc chuyển giao họp đồng
sẽ dần đến các hệ quả gì, đây là điều mà
BLDS Việt Nam, cũng trên thực tế xét xử
còn chưa thể hiện rõ38.
Tại Nhật Bản, trước khi sửa đổi, BLDS
công nhận sự thỏa thuận về việc hạn chế
việc chuyển giao của các bên. Theo đó,
trường họp giữa chủ nợ và con nợ có thỏa
thuận về việc khơng chuyển giao quyền yêu
cầu, nếu quyền yêu cầu được chuyển giao
trái với thỏa thuận của các bên thì sẽ khơng
có hiệu lực. Tuy nhiên, ngoại lệ sẽ được áp
dụng đối với trường hợp bên nhận chuyển
giao là người thứ ba ngay tình (khơng biết

việc hạn chế hoặc khơng cần phải biết). Đối
với một số loại tài sản, điển hình như thẻ
tiết kiệm, trong bản án ngày 19/7/1973, Tòa
án tối cao Nhật Bản đã xem việc cấm
chuyển giao quyền yêu cầu là một nguyên
tắc chung, kể cả khi sổ tiết kiệm không ghi
điều đó, do người thứ ba vì cẩu thả mà
khơng biết quy định này thì được coi là
khơng ngay tình và do đó khơng thể thực
hiện u cầu được chuyển giao39.

37 Harry c. Sigman, Eva-Maria, Cross-border
Security Over Receivables, Otto Schmidt/De Gruyter
european law publishers, năm 2007, tr. 24.
38 Dưới góc độ học thuật, có tác già cho rang, việc
chuyển giao quyền trong trường hợp có thỏa thuận
giữa hai bên sẽ làm cho giao dịch bị vô hiệu. Xem
Tưởng Duy Lượng, tlđd, tr. 4.
39 Xaca Vacaxum, Tori Aritdumi, tlđd, tr. 440.

49


NHÀ NƯỚC VÀ PHẢPLVẶTSÓ 1/2022

Hiện nay, theo BLDS sửa đổi và có hiệu
lực vào năm 2020, một quyền yêu cầu có
thể được chuyển giao, trừ trường hợp nếu
bản chất của quyền u cầu đó khơng cho
phép việc chuyển giao40. Thậm chí, nếu một

bên trong quyền yêu cầu thể hiện ý định
cấm hoặc hạn chế việc chuyển giao quyền
yêu cầu này, hiệu lực của giao dịch chuyển
giao quyền yêu cầu sẽ khơng bị ành
hưởng41. Do vậy, trường hợp các bên khơng
có thịa thuận về điều khoản hạn chế chuyển
giao thì bên có quyền có quyền tự do
chuyên giao. Trường hợp một quyền u
cầu có thể hiện ý chí hạn chế chuyển giao
được chuyển giao, người chuyển giao phải
chịu trách nhiệm đối với bên có nghĩa vụ về
việc vi phạm hợp đồng, nhưng việc chuyển
giao sẽ vẫn có hiệu lực bất kể điều khoản
cấm chuyển giao42. Thậm chí trong trường
hợp bên nhận chuyển giao biết hoặc không
biết do bất cẩn về sự tồn tại của điều khoản
hạn chế chuyển giao, hợp đồng vẫn có giá
trị. Tuy nhiên, trường hợp này sẽ làm phát
sinh một số quyền tự vệ nhất định của bên
có nghĩa vụ. Theo đó, nếu như bên nhận
chuyên giao biết điều khoản hoặc khơng
biết do bất cẩn thì bên có nghĩa vụ có quyền
lựa chọn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên có
quyền ban đầu (bên chuyển giao) hay bên
có quyền sau đó (bên nhận chuyển giao)43.
Trong trường hợp bên có nghĩa vụ thực hiện
quyền này cho bên có quyền ban đầu, bên
nhận chuyển giao sẽ đối mặt với rủi ro tín
dụng của người chuyển giao. Ngồi ra, nếu
quyền u cầu là một quyền thanh tốn, bên

có nghĩa vụ có thể tiêu trừ nghĩa vụ bằng

cách: Ký quỹ khoản tiền tương ứng với
khoản tiền của quyền yêu cầu vào một cơ sở
lưu ký có thấm quyền ở nơi thực hiện nghĩa
vụ44. Khi ký quỳ thì bên có nghĩa vụ phải
thơng báo bên chuyển giao và bên nhận
chuyến giao ngay lập tức. Bên có nghĩa vụ
có thể ký quỳ ở một cơ quan có thẩm quyền,
trong trường hợp này người nhận chuyên
giao sẽ có quyền từ cơ quan có thẩm quyền
như là một chủ nợ mới, bên chuyển giao sẽ
mất quyền này45. Các biện pháp tự vệ sẽ
không được trao cho bên có nghĩa vụ, nếu
bên nhận chuyển giao là người thứ ba ngay
tình; trường hợp này thì bên có nghĩa vụ
phải thanh tốn cho bên có quyền46.
4. Hiệu lực của thỏa thuận chuyển
giao quyền yêu cầu
Theo pháp luật Việt Nam, thỏa thuận
chuyến giao quyền yêu cầu không phải lập
thành vãn bản hay thực hiện công chứng,
chứng thực. Sự đồng ý của bên có nghĩa vụ
khơng phải là một điều kiện để việc chuyển
giao có hiệu lực47. Tuy nhiên, yêu cầu thơng
báo cho bên có nghĩa vụ biết về việc chuyển
giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác, là một điều tất yếu. Theo pháp
luật Việt Nam, trường hợp bên có nghĩa vụ
khơng được thơng báo bằng văn bản về việc

chuyển giao quyền yêu cầu và người thế
quyền không chứng minh về tính xác thực
của việc chuyển giao quyền u cầu thì bên
có nghĩa vụ có quyền từ chối việc thực hiện
nghĩa vụ đối với người thế quyền48. Cách
tiếp cận của nhà lập pháp có thể dề dàng lý
giải, theo đó, khi nghĩa vụ đã được chuyển
giao cho người thứ ba, bên có nghĩa vụ

40 Xem Điệu 466 (1), BLDS Nhật Bản.
41 Xem Điều 466 (2), BLDS Nhạt Bản.
42 Hiroo Sono, Luke Nottage, Andrew Pardieck,
Kenji Saigusa, tlđd, mục 278.
43 Xem Điều 466 (3) BLDS Nhật Bàn.

44 Xem Điều 466-2 (1) BLDS Nhật Bản.
45 Xem Điều 466-2 (2) và (3) BLDS Nhật Bản.
46 Xem Điều 466 (3) BLDS Nhật Bản.
47 Xem khoản 2 Điều 365 BLDS Việt Nam.
48 Xem khoản 2 Điều 365 Điều 369 BLDS Việt Nam.

50


CHUYÊN GIAO QUYỀN YÊU CẦU...

thông thường sẽ không biết được người
chuyển giao sau đó, mà chỉ thực hiện nghĩa
vụ đối với bên có quyền. Vì vậy, trường hợp
bên có nghĩa vụ do không được thông báo

về việc chuyển giao quyền yêu cầu mà đã
thực hiện nghĩa vụ đối với người chuyển
giao quyền u cầu thì người thế quyền
khơng được u cầu bên có nghĩa vụ phải
thực hiện nghĩa vụ đối với mình49. Trên
thực tế, tồn tại khơng ít tranh cãi xoay
quanh việc liệu rằng thơng báo có phải là
một điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận
chuyển giao quyền yêu cầu hay khơng?
Nhìn chung, quan điểm được nhiều ý kiến
đồng ý là việc thơng báo khơng phải một
điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận chuyển
giao quyền yêu cầu50. Tác giả cho rằng,
quan điểm này là hợp lý và phù hợp với
thông lệ quốc tế. về nguyên tắc, một khi
hợp đồng được giao kết hợp pháp, nó đã
ràng buộc trách nhiệm pháp lý giữa các bên
giao kết, việc thông báo chỉ là nghĩa vụ của
bên chuyển giao theo hợp đồng51, chứ
không thể làm vô hiệu thỏa thuận chuyển
giao quyền yêu cầu. Dĩ nhiên, việc không
thông báo khiến cho thỏa thuận chuyển giao
quyền u cầu khơng ràng buộc bên có
nghĩa vụ trong trường hợp này; bởi vì bên
có nghĩa vụ khơng thể biết được bên nhận
chuyển giao là ai để thực hiện nghĩa vụ khi
đến hạn. Do đó, như một lẽ thông thường,
Ịhọ sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên có
quyền ban đầu, nếu bên thế quyền khơng
chứng minh được sự chuyển giao52.


Tại Nhật Bản, việc chuyển giao quyền
yêu cầu có hiệu lực kể từ ngày chuyển giao,
ngồi ra, việc chuyển giao quyền yêu cầu
không cần tuân theo một hình thức nhất
định. Cần lưu ý, việc khơng thơng báo chỉ
làm bên nhận chuyển giao khơng thể u
cầu bên có nghĩa vụ trả nợ, chứ khơng làm
mất quyền địi nợ được chuyển giao. Đe
việc chuyển giao có hiệu lực với bên có
nghĩa vụ, BLDS Nhật Bản quy định việc
chuyến giao quyền yêu cầu, bao gồm việc
chuyển giao quyền yêu cầu trong tương lai,
sẽ khơng có giá trị với bên có nghĩa vụ hoặc
các bên thứ ba khác, trừ khi, bên có quyền
(bên chuyển giao) thơng báo về việc chuyến
giao cho bên có nghĩa vụ hoặc là bên có
nghĩa vụ đã chấp nhận việc chuyển giao53.
Việc pháp luật Nhật Bản chỉ cho phép
bên chuyển giao quyền yêu cầu đưa ra
thông báo có thể gặp nhiều bất cập trên thực
tế. Bởi lẽ, bên chuyển giao quyền yêu cầu
nhiều trường hợp không muốn thơng báo
việc chuyển giao cho bên có nghĩa vụ (có
thể sợ đối tác nghi ngờ khả năng tài chính
của mình); mặt khác, bên nhận chuyển giao
cũng không thể gửi thông báo cho bên có
nghĩa vụ. Kết quả là bên chuyển giao có thể
tự mình nhận việc thực hiện quyền u cầu
từ bên có nghĩa vụ, sau khi đã chuyển giao

quyền yêu cầu54. Để khắc phục hạn chế này,
tại nhiều quốc gia, quyền thông báo được
trao cho cả bên chuyển giao và bên nhận
chuyển giao55. Việt Nam cũng có cách tiếp
cận tương tự, theo đó, bên chuyển giao có

49 Xem khoản 2 Điều 369 BLDS Việt Nam.
50 Xem Tường Duy Lượng, tlđd, tr. 6; Nguyễn Ngọc
Điện (Chủ biên), Giáo trình Luật Dân sự, Tập 2,
tlHd, tr. 146.
5,1 Xem khoản 2 Điều 365 BLDS Việt Nam.
52 Khoản 1 Điều 369 BLDS Việt Nam.

53 Xem Điều 467 (1) BLDS Nhật Bản.
54 Woo-Jung J, The Assignment of Receivables under
the Chinese Contract Law and Some Suggestions,
Peking University Journal of Legal Studies, so 3,
năm 2012, tr. 119.
55 Xem Điều 1691 BLDS Pháp, Điều 409.1 BLDS
Đức.

51


NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT SƠ 1/2022

nghĩa vụ phải thơng báo cho bên có nghĩa
vụ về việc chuyên giao. Tuy nhiên, điểm
sáng trong cách tiếp cận của pháp luật Việt
Nam là đề cao sự tự do cùa hai bên khi vần

cho phép bên nhận chuyển quyền yêu cầu
thông báo cho bên có nghĩa vụ nếu như có
sự thỏa thuận56.
5. Hiệu lực đối vói ngưịi thứ ba ngồi
người có nghĩa vụ
Thơng thường, một hợp đồng chì thiết
lập mối liên quan pháp lý giữa những
người giao kết hợp đồng và các người thừa
kế hay thế quyền của họ57. Tuy nhiên, một
thỏa thuận chuyển giao quyền yêu cầu giữa
các bên có thể ảnh hưởng đến các bên khác
ngoài các đưomg sự tham gia xác lập hợp
đồng (như bên có nghĩa vụ, các bên nhận
chuyển giao khác, hoặc với các chủ nợ của
bên chuyển giao trong trường hợp phá sản),
làm cho thỏa thuận chuyển giao quyền yêu
cầu có những đặc điểm riêng biệt. Do đó,
vấn đề xác định hiệu lực của thỏa thuận
chuyến giao đối với các bên thứ ba là cần
thiết trong giao dịch chuyển giao quyền
yêu cầu.
Khác với việc bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ, việc chuyển giao quyền yêu cầu pháp
luật không đặt ra vấn đề làm phát sinh hiệu
lực đối kháng với người thứ ba theo pháp
luật Việt Nam58*. Do vậy, khó khản sẽ nảy
56 Khoản 2 Điều 365 BLDS Việt Nam quy định rằng,
người chuyên giao quyền yêu cầu phải thơng báo
bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ biết về việc
chuyên giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa

thuận khác.
57 Vũ Văn Mầu, Việt Nam Dãn Luật lược kháo
(Quyên II): Nghĩa vụ và khế ước, Bộ Quốc gia Giáo
dục xuất bản, Sài Gòn, năm 1963, tr. 280.
58 Theo Điều 297 BLDS Việt Nam, biện pháp bào
đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ
khi đăng ký biện pháp bào đảm hoặc bên nhận bảo
đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bào đảm. Tuy

52

sinh một khi trên thực tế có khả năng xây ra
trường hợp một quyền yêu cầu được chuyển
giao cho nhiều bên. Giả sử có khả năng
quyền yêu cầu đã được chuyển giao trước
đó, tuy nhiên bên chuyển giao khơng muốn
thơng báo cho bên nhận chuyển giao và tiếp
tục chuyến giao cho bên thứ hai, sau đó việc
chuyên giao đi kèm với việc thơng báo.
Trường hợp này, bên có nghĩa vụ sẽ thanh
tốn cho bên thứ hai sau khi bên chuyển
giao thông báo, thay vì bên nhận chuyển
giao đầu tiên. Trong trường hợp này, liệu
rằng bên có nghĩa vụ có phải thanh tốn lại
cho bên chuyển giao đầu tiên hay không,
pháp luật Việt Nam dường như vần chưa dự
liệu đê trả lời câu hỏi này.
Theo pháp luật Nhật Bản, để hoàn thiện
giao dịch bảo đảm đối với các bên thứ ba
ngồi bên có nghĩa vụ, bên chuyển giao

phải đảm bảo rằng thông báo về việc
chuyên giao phải được công chứng, chứng
thực bởi tổ chức cơng chứng có đề ngày
thơng báo về việc chuyển giao quyền u
cầu59. Ví dụ: Ơng A sử dụng quyền yêu cầu
đối với người mắc nợ B để chuyển giao cho
c vào ngày 1/2, sau đó, ơng A tiếp tục sử
dụng quyền yêu cầu này để chuyển giao cho
D vào ngày 5/2. Tuy nhiên, ông A thỏa
thuận với người mắc nợ B và D rằng: Việc
chuyên giao quyền yêu cầu cùa ơng A cho
D đã thực hiện trước đó vào ngày 1/1 và lập
giấy tờ giả về việc thông báo trong cùng
ngày đó. Điều này dẫn đến trên thực tế,
quyền yêu cầu của c sẽ bị hủy. Vì vậy, đe
tránh trường hợp này, pháp luật tiếp cận
nhiên, quy định này chì áp dụng đối với các biện
pháp bào đàm thực hiện nghĩa vụ, việc chuyến giao
quyền yêu cầu, cũng như nhiều giao dịch khác (ví dụ
như thỏa thuận mua bán có quyền chuộc lại tài sản)
dường như chưa được đề cập trong BLDS.
59 Điều 467 (2) BLDS Nhật Bàn.


CHUYÊN GIAO QUYỀN YÊU CẢU...

theo hướng yêu cầu có văn bản được công
chứng, chứng thực về ngày thông báo việc
chuyển giao quyền yêu cầu nhằm ngăn chặn
hiệu lực trờ lại của việc thơng báo đó60.

Để xác định thứ tự ưu tiên thanh tốn,
tiếp tục phân tích ví dụ trên. Trường hợp
một giao dịch chuyên giao quyền yêu cầu
cho D được thể hiện bằng văn bản có cơng
chứng, chứng thực thì sẽ được ưu tiên hcm
so với c, dù cho c là người nhận chuyển
giao quyền yêu cầu trước đó. Nguyên tắc
này cũng có ngoại lệ đối với trường họp
nghĩa vụ đã chấm dứt do c được thông báo
trước về việc chuyển giao quyền yêu cầu
cho D (bản án Tòa án tối cao ngày 22-121914)61. Thực tiền xét xử công nhận, trường
hợp cả hai lần chuyển giao đều đã công
chứng, thứ tự ưu tiên thanh toán sẽ dựa theo
thứ tự thời gian người mắc nợ nhận được
thơng báo, thay vì thứ tự xác lập việc
chuyển giao62. Thực tiễn xét xử tại Nhật
Bản giải quyết trường hợp này phù họp hom
so với việc xác định ngày chuyển giao
quyền được yêu cầu. Bởi lẽ, trên thực tế,
nếu lựa chọn giải pháp dựa trên ngày thực
hiện họp đồng để xác định quyền ưu tiên,
bên có nghĩa vụ phải chịu thêm nghĩa vụ
nữa, đó là việc: Liệu rằng cịn họp đồng
chuyển giao nào trước đó nữa hay khơng.
Do đó, cách tiếp cận của Tịa án tối cao
Nhật Bản trong trường hợp này là họp lý
nhằm bảo vệ bên có nghĩa vụ, một khi việc
chuyển giao xuất phát từ bên có quyền (bên
chuyển giao).
Ngồi ra, để làm phát sinh hiệu lực với

người thứ ba, pháp luật Nhật Bản còn cho
60 Xaca Vacaxum, Tori Aritdumi, tlđd, tr. 444.
6I Xaca Vacaxum, Tori Aritdumi, tlđd, tr. 444-445.
62 Xem Phán quyết của Tòa án tối cao Nhật Bản ngày
7/3/1974.

phép thực hiện việc công bố thông qua việc
đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Theo
đó, nếu bên chuyển giao là một công ty
được thành lập theo pháp luật Nhật Bản.
pháp luật cho phép có thể hồn thiện việc
chuyển giao bằng cách đăng ký quyền yêu
cầu, mà không cần thông báo hoặc sự đồng
ý từ bên có nghĩa vụ theo Luật về hoàn
thiện việc chuyển giao động sản và quyền
yêu cầu (Act on Special Provisions of the
Civil Code regarding Perfection on Transfer
of Movables and Claims)63. Liên quan đến
việc đăng ký chuyển giao quyền yêu cầu,
các thông tin phải được cung cấp cho việc
đăng ký bao gồm: (i) Tên thương mại hoặc
tên khác của người chuyển giao và trụ sở
chính; nếu trụ sở chính của người chuyển
giao hoặc người nhận chuyển giao nằm ở
nước ngồi, thì là cơ sở/văn phịng kinh
doanh hoặc các văn phòng khác ở Nhật
Bản; số đăng kỷ và ngày đăng ký; (ii)
Nguyên nhân đăng ký (liên quan đến đăng
ký của việc chuyến giao quyền yêu cầu và
ngày theo đó); (iii) số tiền của quyền yêu

cầu; (iv) Các vấn đề cần thiết đê xác định
quyền yêu cầu; (v) Thời hạn đăng ký của
việc chuyển giao quyền yêu cầu64. Việc
đăng ký này không bắt các bên phải đăng ký
thông tin của bên có nghĩa vụ, do vậy, cùng
áp dụng cho việc đăng ký các quyền yêu
cầu hình thành trong tương lai.
6. Một số kiến nghị cho pháp luật
Việt Nam
Thứ nhất, xác định lại bản chất của
quyền yêu cầu có thể được chuyển giao.
63 Điều 4 (1), Luật về Hoàn thiện việc chuyển giao
động sản và quyền yêu cầu. Xem tại http://www.
japaneselawtranslation.go.jp/law/detail_main?re=01
&vm=02&id=3464, truy cập ngày 8/4/2021.
64 Điều 7 (2) và 8 (2), Luật về Hoàn thiện việc
chuyển giao động sản và quyền yêu cầu.

53


NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬTSÓ 1/2022

So với pháp luật Nhật Bản, việc xác
định các trường hợp ngoại lệ, mà theo đó
quyền u cầu khơng thể chuyển giao theo
pháp luật Việt Nam dường như chưa đầy
đủ. Bởi lẽ, trên thực tế, ngoài những quyền
yêu cầu bị hạn chế chuyển giao được liệt kê
trong BLDS, cịn có các trường hợp việc

chuyển giao quyền yêu cầu sẽ ảnh hưởng,
hoặc tạo ra rủi ro cho bên có nghĩa vụ khi
thực hiện, hoặc một số quyền u cầu mang
tính chất cá nhân. Do đó, theo ý kiến của tác
giả, việc bô sung thêm các quy định này là
cần thiết. Đối với các trường hợp này, sự
chuyển giao quyền yêu can phải có sự đồng
ý của bên có nghĩa vụ.
Thứ hai, thỏa thuận hạn chế chuyển
giao quyền yêu cầu không tạo sự ràng buộc
bên nhận chuyển giao.
Việc công nhận hiệu lực của thỏa thuận
hạn chế chuyển giao quyền yêu cầu sẽ gặp
một số bất cập sau: Một là, các doanh
nghiệp lớn thường áp đặt điều khoản hạn
chế chuyển giao quyền khi giao kết hợp
đồng như một chính sách của cơng ty. Điều
này sẽ khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ
khó tiếp cận các khoản tài chính thơng qua
hoạt động chuyển giao, hay thậm chí sử
dụng các quyền yêu cầu làm tài sản bảo
đảm65. Việc sửa đổi quy định hiện hành liên
quan đến chế định chuyển giao quyền yêu
cầu, từ thực tiễn tại Nhật Bản cho thấy, sẽ
giúp tăng khả năng tiếp cận tín dụng của
doanh nghiệp nhỏ. Hai là, cách tiếp cận
hiện hành ở Việt Nam sẽ gặp phải một số
65 về bản chất, nếu bên có nghĩa vụ khơng trả được
nợ đúng hạn. Bên có quyền sẽ có quyền trực tiếp địi
nợ phát sinh từ hợp đồng của bên có nghĩa vụ (khoản

2 Điều 54 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP). Do vậy,
việc thỏa thuận hạn chế chuyển giao quyền yêu cầu
cũng đã gián tiếp làm mất khả năng sừ dụng quyền
yêu cầu để bảo đàm nghĩa vụ trên thực tế.

54

Vấn đề liên quan đến việc chuyển giao các
quyền yêu cầu hình thành trong tưong lai.
Cụ thể, khó khăn sẽ nảy sinh nếu một bên
chuyển giao các quyền yêu cầu hình thành
trong tưorng lai; tuy nhiên, khi các khoản
phải thu được hình thành trên thực tế, bên
chuyên giao và bên có nghĩa vụ lại thoa
thuận về việc cấm chuyển giao. Trong
trường hợp này, pháp luật sẽ xử lý như thế
nào? Ba là, quy định này tạo thêm nghĩa vụ
và rủi ro cho bên nhận chuyển giao trong
việc không thể yêu cầu thực hiện quyền yêu
cầu, nếu như xuất hiện thỏa thuận hạn chế
chuyển giao trong một số hợp đồng66. Để
tránh điều này, bên nhận chuyển giao lại
phải kiểm tra từng hợp đồng để tránh rủi ro,
khó khăn sẽ phát sinh nếu như thỏa thuận
chuyển giao bao gồm nhiều quyền yêu cầu
(như quyền đòi nợ từ người vay của cơng ty
tài chính). Điều này vơ tình làm gia tăng chi
phí giao dịch. Theo ý kiến của tác giả, pháp
luật nên tiếp cận theo hướng: Điều khoản
cấm chuyên giao quyền u cầu sê khơng có

giá trị với bên thứ ba; hay nói cách khác, sẽ
khơng làm cho việc chuyển giao quyền yêu
cầu bị vô hiệu, kể cả đối với quyền yêu cầu
hình thành trong tưomg lai. Tuy nhiên, do
việc làm trái với thỏa thuận giữa hai bên,
bên chuyển giao sẽ được xem như là vi
phạm hợp đồng và phải chịu các biện pháp
khắc phục theo quy định pháp luật67.
Thứ ba, bổ sung thêm các quy định về
chuyển giao quyền yêu cầu hình thành trong
tưong lai.
Khả năng sử dụng quyền yêu cầu hình
thành trong tưcmg lai để chuyển giao được
66 Harry c. Sigman, Eva-Maria, tlđd, tr. 24.
67 Cách tiếp cận này giống với Nhật Bản và cũng phù
hợp theo Điêu 9 Công ước Liên hợp quốc về việc
chuyên giao khoản phải thu trong thương mại quốc
tế năm 2001.


CHUYỀN GIAO QUYÈN YÊU CÀU...

thừa nhận thông qua xét xử tại Nhật Bản
nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Đây cũng
là một tài sản quan trọng của nhiều doanh
nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy
mơ nhỏ và vừa, có thể tận dụng đê tiếp cận
nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất,
kinh doanh. Như đã đề cập, BLDS Việt
Nam vần chưa có các chì dẫn về việc

chuyển giao đối với các quyền yêu cầu hình
thành trong tưcmg lai, cụ thề là liên quan
đến việc mô tâ quyền yêu cầu hình thành
trong tương lai hay dự liệu các tranh chấp
có thể xảy ra. Từ kinh nghiệm lập pháp
cũng như thực tiễn xét xử của Nhật Bản, tác
giả cho rằng, căn cứ để các bên có thể xác
định được quyền yêu cầu hình thành trong
tương lai bao gồm: Cơ sở làm phát sinh
quyền yêu cầu (như hợp đồng); ngày bắt
đầu và kết thúc của quyền yêu cầu sẽ được
chuyển giao (nếu chuyên giao một nhóm
quyền yêu cầu); và số tiền sẽ phát sinh từ
quyền yêu cầu. Mờ rộng hơn, việc xác định
này cũng có thể áp dụng kể ca trong thế
chấp các quyền yêu cầu hình thành trong
tương lai.
Thứ tư, cần thiết xây dựng các quy định
liên quan đến hiệu lực đổi với bên thứ ba
khác ngồi bên có nghĩa vụ.
Việc một hoặc một số quyền yêu cầu
được một bên chuyển giao cho nhiều bên là
khả năng có thể xảy ra trong thực tế, đặc
biệt đối với các quyền u cầu hình thành
(trong tương lai. Vì lẽ đó, pháp luật Nhật
Bản đã quy định minh thị về hiệu lực với
Các bên thứ ba khác ngồi bên có nghĩa vụ
trong BLDS, cũng như giải quyết thông qua
thực tế xét xử. Tại Việt Nam, BLDS quy
định quyền sở hữu, quyền khác đối với tài

sản là động sản không phải đăng ký, trừ
trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có

quy định khác68. Liên quan đến quyền yêu
cầu là quyền đòi nợ, Thơng tư số
08/2018/TT-BTC của Bộ Tư pháp cũng có
quy định cho phép các bên đăng ký hợp
đồng theo yêu cầu, trong đó có hợp đồng
chuyển giao quyền địi nợ, bao gồm quyền
địi nợ hiện có hoặc quyền địi nợ hình
thành trong tương lai (điểm c khoản 2 Điều
5). Tuy nhiên, quy định này không làm rõ
liệu việc đăng ký việc chuyển giao có làm
phát sinh hiệu lực đối với người thứ ba hay
khơng? Hay nói cách khác, pháp luật chưa
đề cập việc chuyển giao có giúp bên nhận
chuyến giao có quyền ưu tiên thanh tốn so
với các bên thứ ba khác hay không? Việc
thiếu các quy định dẫn đến trên thực tế nếu
nảy sinh tranh chấp thì sự lúng túng trong
xét xử là điều không thể tránh khỏi. Theo
tác giả, đối với việc phát sinh hiệu lực đối
với bên thứ ba khác ngồi bên có nghĩa vụ,
giải pháp phù hợp cho pháp luật Việt Nam
đó là quy định về việc đăng ký việc chuyển
giao quyền yêu cầu, kể cả quyền yêu cầu
phát sinh ở hiện tại hoặc tương lai, sẽ làm
phát sinh hiệu lực đối với người thứ ba khác
ngồi bên có nghĩa vụ. Cũng có thể xem xét
ngoại lệ dựa trên thực tiền xét xử tại Nhật

Bản đối với trường hợp bên chuyển giao
đầu tiên đã được thực hiện quyền yêu cầu
và đà được thanh toán trước khi bên nhận
chuyển giao sau đó đăng ký việc chuyển
giao. Việc đăng ký chuyển giao quyền yêu
cầu là một kênh thông báo cho các chủ thể
khác trong xã hội biết về thực trạng của tài
sản mà các chủ thê có dự định giao dịch.
Trường hợp cả hai giao dịch đều được đăng
ký, thứ tự ưu tiên thanh toán sẽ xác định
theo thứ tự thơng báo, thay vì thứ tự xác lập
giao dịch hợp đồng.
68 Khoản 2 Điều 106 BLDS Việt Nam.

55



×