QUY TẮC TÓ TỤNG TRỌNG TÀI TRựC TUYẾN: KINH
NGHIỆM CỦA HIỆP HỘI TRỌNG TÀI QUÀNG CHÂU, HIỆP
HỘI TRỌNG TÀI NGA VÀ ĐÈ XUẤT ĐĨI VỚI VIỆT NAM
Hà Cơng Anh Bảo
*
1
**
Iran Thanh Tâm
Tóm tắt: Hiệp hội trọng tài Quảng Châu (GZAC) và Hiệp hội trọng tài Nga (RAA)
là những tổ chức trọng tài thương mại đi đầu trong việc áp dụng cơ chế trọng tài trực
tun dựa hồn tồn vào cơng nghệ. Bài viết này giới thiệu một sổ diêm đặc trưng trong
các quy tắc tố tụng trọng tài trực tuyến của hai trung tâm này, đồng thời đánh giả về
pháp luật giải quyết tranh chấp trọng tài trực tuyến, cũng như việc áp dụng trọng tài
trực tuyến tại các trung tâm trọng tài ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm
thủc đấy trọng tài trực tuyến tại Việt Nam.
Abstract: The Guangzhou Arbitration Commission (GZAC) and the Russian
Arbitration Association (RAA) are among the pioneering commercial arbitration
institutions employing a wholly technology-based online arbitration mechanism. This
article seeks to review fundamental features of the online arbitration rules of these two
institutions. It further examines the legal framework governing online arbitration and its
application by Vietnamese arbitration institutions, thereby makes suggestions to
promote the development of online arbitration in Viet Nam.
1. Sự phát triển của trọng tài trực
tuyến trên thế giới
Sự xuất hiện của công nghiệp 4.0 trong
những năm gần đây, với các công nghệ nổi
bật như điện tốn đám mây (cloud), trí tuệ
nhân tạo (AI) hay dữ liệu lớn (Big data), đã
và đang tạo ra quá trình chuyển đổi số trên
mọi lĩnh vực, bao gồm cả việc giải quyết
các tranh chấp trực tuyến (Online Dispute
Resolution - ODR) như trọng tài trực tuyến
(online arbitration)1.
Một cách tổng quát, trọng tài trực tuyến
là một hình thức kết hợp giữa trọng tài
truyền thống và công nghệ thông tin2. Dựa
vào vai trị của cơng nghệ thơng tin trong tố
tụng trọng tài mà trọng tài trực tuyến
thường được chia làm hai loại: (1) Trọng tài
trực tuyến được hỗ trợ bởi công nghệ
(technology-assisted arbitration) và (2)
Trọng tài trực tuyến dựa hồn tồn vào cơng
nghệ (technology-based arbitration). Đối
với trọng tài trực tuyến được hỗ trợ bởi
* TS., Trường Đại học Ngoại thương.
** ThS. NCS., Đại học La Trobe, Giảng viên Trường
Đại học Ngoại thương - Cơ sở 2 tại Tp. Hồ Chí
Minh.
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa
học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) trong đề
tài mã số 505.01-2020.02.
1 Trọng tài trực tuyển còn được biết đến với tên gọi:
Trọng tài điện tử (e-arbitration), trọng tài mạng
(cybitration). Xem Hermann Gerold, Some Legal EFlections on Online Arbitration trong sách cùa
Briner, Robert et al, Law of International Business
and Dispute Settlement in the 21st Century, tr. 267.
2 Julia Homie, 2009, Cross-border internet dispute
resolution, Cambridge University Press, tr. 74.
74
QUY TẤC TĨ TỤNG...
cơng nghệ, vai trị của cơng nghệ thường chỉ
giới hạn là kênh giao tiếp và trao đổi thông
tin, và do vậy không tạo ra nhiều sự khác
biệt so với trọng tài truyền thống. Đối với
trọng tài trực tuyến dựa hồn tồn vào cơng
nghệ, cơng nghệ là nền tảng cho sự vận
hành tố tụng trọng tài, và do vậy loại hình
này thực sự tạo ra một cơ chế riêng mang
đến những điểm khác biệt với trọng tài
truyền thong.
Cơ chế giải quyết tranh chấp (GQTC)
bằng trọng tài trực tuyến được hỗ trợ bởi
công nghệ đã và đang phát triển trên phạm
vi tồn cầu. Tại châu Âu, có thể kể đến hệ
thống ODR Europe - một mơ hình của Hy
Lạp hướng đến việc cung cấp các dịch vụ
GQTC trực tuyến, bao gồm trọng tài trực
tuyến và hòa giải trực tuyến cho các tranh
chấp thương mại và tranh chấp của người
tiêu dùng3. Ngồi ra, cịn có thể kể đến sự
phát triển của hệ thống eJust của Thụy Sĩ và
hệ thống e-court của Hà Lan. Ỏ khu vực
Bắc Mỹ, có thể kể đến hệ thống ARS
(Arbitration Resolution Services - Dịch vụ
GQTC bằng trọng tài) hay hệ thống Modria
tại Mỹ và hệ thống CyberJustice ở Canada.
Khu vực Nam Mỹ có trọng tài mạng của
Peru (Peruvian Cyber Tribunal) và ODR
LatinoAmerica của Argentina. Tại châu Á,
trọng tài trực tuyến được hỗ trợ bởi công
nghệ phát triển mạnh mẽ tại Trung Quốc.
Cụ thể, ủy ban trọng tài kinh tế và thương
mại quốc tế Trung Quốc (CIETAC) đã
thành lập Trung tâm giải quyết tranh chấp
tên miền từ năm 2001. Hội đồng trọng tài
Bắc Kinh (BAC) đã phát triển hệ thống nộp
hồ sơ trực tuyến. Hội đồng trọng tài Thâm
3 Xem mơ hình giải quyết tranh chấp trực tuyến của
Hy Lạp tại: truy cập
ngày 26/11/2020.
Quyến (SZAC) - một trong năm trung tâm
trọng tài hàng đầu của Trung Quốc cũng đã
vận hành nền tảng dịch vụ bảo tồn chứng cứ
điện tử và trọng tài trực tuyến - Arbicloud
(Cloud arbitration platform).
Riêng đổi với trọng tài trực tuyến dựa
hoàn toàn vào cơng nghệ, có thể kể đến sự
phát triển của mơ hình này tại Hiệp hội
trọng tài Quảng Châu (GZAC) và Hiệp hội
trọng tài Nga (RAA). Theo đó, GZAC đã
ban hành Quy tắc tố tụng trọng tài trực
tuyến vào ngày 23/6/2015, có hiệu lực vào
ngày 1/10/20154. Trong năm 2015, đã có
hơn 2000 vụ tranh chấp trực tuyến và nhiều
vụ việc trong đó đã được xét xử hồn tồn
trực tuyến5. Quy tắc tố tụng trọng tài trực
tuyến của GZAC bao gồm: Quy tắc tố tụng
trọng tài trực tuyến chung và ba quy tắc
trọng tài riêng biệt cho ba loại tranh chấp:
Tranh chấp về mua hàng trực tuyến với giá
trị nhỏ, tranh chấp về cho vay trực tuyến và
tranh chấp về thẻ tín dụng. Hiệp hội trọng
tài Nga (RAA) cũng đã tạo ra một hệ thống
trọng tài trực tuyến để thúc đẩy việc giải
quyết các tranh chấp thương mại phát sinh
trong và ngồi hợp đồng thơng qua nền tảng
cơng nghệ. RAA đã ban hành Quy tắc tố
tụng trọng tài trực tuyến có hiệu lực từ ngày
1/10/20156. Phần tiếp theo sẽ giới thiệu một
số điểm đặc trưng trong quy tắc tố tụng
trọng tài trực tuyến của GZAC và RAA.
4 Xem toàn văn tiếng Anh của Quy tắc này tại:
/>5 Song Lianbin et al, Annual Review on Commercial
Arbitration in
China, Commercial Dispute
Resolution in: China: An Annual Review and
Preview (Wolters Kluwer Law & Business 2016) 56. Đốn trước 30/12/2016, GZAC đà xử lý 11.621 vụ
trọng tài trực tuyến toàn bộ.
6 Xem toàn văn tiếng Anh của Quy tắc này tại:
a/arbitraj
_block_0 l_20_fm.pdf.
75
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT SÔ 3/2022
2. Quy tắc tố tụng trọng tài trực
tuyến của Hiệp hội trọng tài Quảng Châu
và Hiệp hội trọng tài Nga
Quy tắc tố tụng trọng tài trực tuyến của
GZAC và RAA tồn tại những điểm đặc thù
so với các quy tắc tố tụng trọng tài truyền
thống. Những điểm đặc thù này tập trung ở
sáu vấn đề chính: (1) Hình thức của thỏa
thuận trọng tài trực tuyến, (2) Mất quyền
phản đối do hạn chế về công nghệ, (3) Nộp
và gửi các chứng từ điện tử, (4) Phiên họp
giải quyết tranh chấp trực tuyến, (5) Địa
điểm trọng tài trực tuyến, (6) Phán quyết
trọng tài trực tuyến.
2.1. Hình thức của thỏa thuận trọng
tài trực tuyến
Quy tắc trọng tài trực tuyến của GZAC
quy định cụ thể về hình thức của thỏa thuận
trọng tài trực tuyến tại Điều 5. Quy định tại
Điều này ghi nhận hình thức của thỏa thuận
trọng tài dưới dạng văn bản giấy hoặc điện
tử, cũng như thỏa thuận trọng tài được ký
trước hoặc sau khi tranh chấp phát sinh.
Ngồi ra, quy định này cịn cho phép các
bên ký kết một điều khoản trọng tài được
kết họp trong Điều khoản và Điều kiện trên
website. Trong bối cảnh thương mại điện tử
và mua hàng trực tuyến ngày càng phát
triển, việc ghi nhận hình thức thỏa thuận
trọng tài ký kết thông qua website tại Điều 5
là hết sức cần thiết.
Không giống với Quy tắc của GZAC,
Quy tắc trọng tài trực tuyến của RAA khơng
có quy định riêng về hình thức của thỏa
thuận trọng tài trực tuyến. Như vậy, hình
thức của thỏa thuận trọng tài trực tuyến sẽ
phải tuân thủ theo các quy định về hình thức
của thỏa thuận trọng tài truyền thống được
quy định tại Điều 7 Luật về Trọng tài
thương mại quốc tế của Liên bang Nga. Cụ
76
thể, khoản 3 và khoản 4 Điều 7 của Luật
này quy định:
“3. Thỏa thuận trọng tài được xem là ký
kết dưới hình thức văn bản nếu thỏa thuận
đó được ký kết dưới hình thức cho phép ghi
lại thơng tin có trong thỏa thuận hoặc
quyền truy cập vào thông tin trong những
lần tiếp sau.
4. Thỏa thuận trọng tài sẽ được coi là ký
kết dưới dạng văn bản của một thông điệp
điện tử, nếu thơng tin trong đó có thế truy
cập được đế sử dụng tiếp theo và nếu thỏa
thuận trọng tài đã được ký kết phù hợp với
các quy định của luật áp dụng cho các hợp
đông được ký kết bằng cách trao đối các tài
liệu bằng sử dụng phương tiện điện tử”.
Như vậy, có thể thấy, mặc dù khơng có
quy định riêng về hình thức thỏa thuận
trọng tài trực tuyến, nhưng các quy định về
hình thức thỏa thuận trọng tài truyền thống
cũng đã cơng nhận các hình thức tương
đương văn bản như thông điệp điện tử, đảm
bảo cơ sở pháp lý cho việc ký kết các thỏa
thuận trọng tài trực tuyến.
2.2. Mất quyền phản đổi do hạn chế về
công nghệ
Điều 6 Quy tắc tố tụng của GZAC quy
định: “Neu các bên đã ký kết thỏa thuận
trọng tài trực tuyến, các bên được coi là có
đủ trang thiết bị và khả năng kỹ thuật tham
gia vào trọng tài trực tuyến phù hợp với quy
tắc này (bao gồm nhưng không giới hạn ở
việc gửi và nhận email, sử dụng điện thoại
và tham gia phiên xử trực tuyến) ”. Với quy
định này, các bên được cho là mất quyền
phản đối tính họp lệ của tố tụng trọng tài
cũng như yêu cầu hủy phán quyết trọng tài
dựa trên sự thiếu thốn về cơ sở công nghệ
và kiến thức của họ.
Ị
Ị
ị
QUY TẲC TÓ TỤNG...
Liên quan đến việc nộp tài liệu, khoản 1
Điều 8 của Quy tắc GZAC quy định các bên
sẽ phải gửi tài liệu của mình qua nền tảng
trọng tài trực tuyến. Các tài liệu này có thể
được truy cập vào bất kỳ thời điểm nào và
có thế được chuyển tiếp bởi Trung tâm
trọng tài đến một bên khác. Trong khi đó,
Điều 1.2.7 của Quy tắc RAA cũng quy định
việc gửi tài liệu qua nền tảng trọng tài trực
tuyến (hệ thống RAA), nhưng quy định khắt
khe hon khi chỉ công nhận các tài liệu đã
được chứng thực (authentication), việc quy
định về chứng thực này sẽ là một rào cản
đối với việc phát triển ODR.
Liên quan đến việc gửi tài liệu cho các
bên, Điều 1.3.2 Quy tắc RAA quy định:
“Thông báo và các tài liệu khác được gửi
đến địa chỉ email được xác định bởi các bên
trong thỏa thuận trọng tài sẽ được coi là đã
được gửi đi phù hợp với mục đích của
Trọng tài trực tuyến và sẽ được coi là nhận
được vào ngày mà các tài liệu này được
gửi”. Cũng theo quy tắc này, các bên có
nghĩa vụ kiểm tra email một cách thường
xuyên1011
. Khoản 1 Điều 10 Quy tắc GZAC
cũng có quy định tưong tự, đó là ngày gửi
thành công các bản fax, e-mail và tin nhắn
điện thoại di động được hiển thị trên nền
tảng trọng tài trực tuyến chính là ngày gửi.
Trong trường hợp có sự mâu thuẫn về thời
điểm gửi đi giữa hệ thống của GZAC và hệ
thống của người nhận, thì thời điểm của hệ
thống của người nhận sẽ được ưu tiên áp
2.3.
Nộp và gửi các chứng từ điện tử dụng với điều kiện cung cấp đủ bằng
chứng11. Ngồi ra, nếu một bên khơng đưa
ra bất kỳ phương tiện liên lạc nào hoặc
7 Jie Zheng, The recent development of online
trường hợp khơng thể tìm thấy bất kỳ
arbitration rules in China, Information &
Communications Technology Law, 2017, tr. 140.
phương tiện liên lạc nào bởi bên kia hoặc
8 Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 18 Luật
bởi GZAC, GZAC sẽ tạo một địa chỉ email
Mầu UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tế.
Điều 1.6 Quy tắc tố tụng trọng tài trực
tuyến của RAA quy định: “Neu bất kỳ bên
nào trong trọng tài trực tuyến không tiến
hành phản đổi ngay lập tức liên quan đến
bất kỳ sự không tuân thủ các Quy tắc này
hoặc với bất kỳ yêu câu nào được đặt ra
trong thỏa thuận trọng tài hoặc trong quy
định của luật tố tụng, bên đó sẽ được coi là
đã từ bỏ quyền của mình đê nêu ra một
phản đổi, trừ khi bên đó có thê chứng minh
có lý do hợp lý cho việc khơng phản đối
trong các trường họp cụ thê
Có thể thấy, RAA khơng có quy định về
mất quyền phản đối do những hạn chế về
công nghệ - vốn là yếu tố thiết yếu đối với
sự vận hành thỏa thuận trọng tài trực tuyến.
Thay vào đó, RAA quy định chung về mất
quyền phản đối. So với RAA, quy định của
GZAC được đánh giá là nhằm tăng mức độ
chắc chắn và hiệu quả của hình thức trọng
tài trực tuyến7. Tuy nhiên, xét từ góc độ đối
xử bình đẳng (equal treatment)8 - một
nguyên tắc quan trọng trong tố tụng trọng
tài, một số học giả cho rằng, để đảm bảo sự
bình đẳng giữa các bên trong tố tụng trọng
tài trực tuyến thì địi hỏi cơng nghệ được sử
dụng là cơng nghệ mang tính chất phổ biến
và các bên đều có thể được tiếp cận9. Điều
này cho thấy, mặc dù mất quyền phản đối
về công nghệ được quy định trong quy tắc
của các trung tâm, nhưng cần phải được
xem xét trong các trường hợp cụ thể.
9 Gabrielle Kaufmann-Kohler và T. Schultz, Online
Dispute Resolution: Challenges for Contemporary
Justice, Kluwer Law International, 2004, p. 209.
10 Xem Điều 1.2.11 Quy tắc RAA.
11 Xem Điều 10.1 Quy tắc GZAC.
77
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬTSĨ 3/2022
thơng qua nền tảng trọng tài trực tuyến cho
bên đó làm địa chỉ email được chỉ định của
họ. Sau khi GZAC đã thông báo cho các
bên về địa chỉ email và mật khẩu được chỉ
định bằng cách gửi bưu điện, bất kỳ tài liệu
nào gửi đến địa chỉ email chỉ định sẽ được
coi là đã được chuyển cho các bên.
2.4. Phiên họp giải quyết tranh chấp
trực tuyến (online hearing)
Khác với phiên họp GQTC truyền
thống, phiên họp GQTC trực tuyến chỉ dựa
trên các tài liệu, chứng cứ hiện có, mà
khơng cần thiết phải có sự tham dự của các
bên. Việc tổ chức phiên họp có sự hiện diện
các bên chỉ được đặt ra khi Hội đồng trọng
tài nhận thấy cần thiết.
Cụ thể, Điều 24 Quy tắc GZAC quy định:
"(1) Hội đông trọng tài sẽ tiến hành các
phiên xét xử băng văn bản vê các vụ việc
trọng tài trực tuyến. Hội đồng trọng tài có
thể đưa ra danh sách các câu hỏi cho các
bên thông qua nền tảng trọng tài trực tuyến
của Trung tâm trọng tài và các bên sẽ đưa
ra giải thích thơng qua nền tảng trọng tài
trực tuyến của Trung tâm trong vòng năm
ngày kê từ ngày nhận được danh sách các
vấn đề.
(2) Khi Hội đồng trọng tài xét thấy cần
thiết, Hội đồng trọng tài có thể xét xử vụ
việc thơng qua video trực tuyến,
teleconference,... nhưng phải đảm bảo rằng
tẩt cả các bên được đoi xử công bằng”.
Tương tự, Điều 4.4.2 và 4.4.3 Quy tắc
RAA quy định:
‘‘Trọng tài trực tuyến sẽ được tiến hành
mà không cần phiên xét xử dựa trên các tài
liệu do các bên đệ trình. Neu cần thiết,
trọng tài có thể cho phép phiên điều trần
được tô chức qua video hoặc telephone
conference. Trong các trường hợp ngoại lệ,
trọng tài cũng có thê yêu cầu các bên tham
78
gia trọng tài trực tuyến phái cỏ mặt tại
phiên họp xét xử”.
2.5. Địa điểm trọng tài trực tuyến (Seat
of online arbitration)
Đối với trọng tài trực tuyến, các phiên
họp trực tuyến được tiến hành dựa trên việc
xem xét hồ sơ, chứng từ mà khơng có sự
hiện diện của các bên. Trong trường hợp
yêu cầu sự tham dự của các bên, phiên họp
trực tuyến thường được tổ chức thông qua
các phương tiện điện tử như video
conference hay tele-conference. Do vậy,
một địa điểm trọng tài thông thường không
cần được yêu cầu xác định rõ giữa các bên
để thực hiện các phiên họp xét xử trực
tuyến. Tuy nhiên, trong thực tiễn, địa điểm
trọng tài thường được ghi nhận như một
khái niệm pháp lý hơn là một khái niệm về
địa lý. Cụ thể, địa điểm trọng tài thường
quyết định luật tố tụng áp dụng cho trọng tài
cũng như quyết định mức độ can thiệp của
các Tịa án quốc gia12. Ngồi ra, địa điểm
trọng tài thường được sử dụng đế xác định
“quốc tịch” của phán quyết, là cơ sở để xác
định luật áp dụng đổi với việc thực thi phán
quyết13. Trong Công ước New York năm
1958, địa điểm trọng tài có thể gián tiếp
quyết định luật áp dụng đối với hiệu lực của
thỏa thuận trọng tài trong trường hợp khơng
có thỏa thuận rõ ràng14. Ngồi ra, Cơng ước
New York năm 1958 quy định Tịa án quốc
gia có quyền từ chối khơng cơng nhận và
cho thi hành phán quyết nếu phán quyết
chưa có hiệu lực ràng buộc đối với các bên,
12 United Nations Conference on Trade and
Development, Dispute Settlement - International
Commercial Arbitration, tr.50, />stem/files/official-document/edmmisc232add39_en.p
df.
13 United Nations Conference on Trade and
Development, sdd, tr.51.
14 Xem Điều v.l.(a) Công ước New York năm 1958.
QUY TẮC TƠ TỤNG...
hoặc bị huỷ hay hỗn bởi cơ quan có thẩm
quyền của nước hoặc theo luật của nước nơi
phán quyết được lập15. Do vậy, việc xác
định địa điểm trọng tài là cần thiết dù đó là
hình thức trọng tài trực tuyến.
Theo Điều 7 Quy tắc GZAC, địa điểm
trọng tài do các bên thỏa thuận. Trong
trường hợp các bên khơng có thỏa thuận thì
địa điểm của GZAC (thành phố Quảng
Châu) sẽ là địa điểm trọng tài. GZAC cũng
có thể chọn các địa điểm khác làm địa điểm
trọng tài dựa trên các yếu tố của tranh chấp.
Phán quyết trọng tài trực tuyến sẽ được coi
là ban hành tại nơi phân xừ.
Tương tự, Điều 1.4 Quy tắc RAA cho
phép các bên thỏa thuận về địa điểm trọng
tài. Trong trường hợp không thỏa thuận, thì
địa điểm trọng tài là Moscow, Nga.
2.6.
Phán quyết trọng tài trực tuyến
Theo Điều 27 Quy tắc GZAC, phán
quyết trọng tài được cơng bố bởi ủy ban
trọng tài có chữ ký điện tử của các trọng tài
viên và GZAC. Phán quyết trọng tài sẽ được
gửi đến địa chỉ email được chỉ định của các
bên. Ngoài ra, phán quyết dưới dạng bản
cứng cũng có thể được GZAC phát hành
theo yêu cầu của các bên.
Theo Điều 5.1.4 và Điều 5.1.5 Quy tắc
RAA, phán quyết trọng tài sẽ được ký bởi
trọng tài viên và được RAA chấp thuận.
Phán quyết trọng tài có thể được ký và
chấp thuận bằng chữ ký điện tử. RAA sẽ
chuyển phán quyết trọng tài tới các bên
dưới dạng bản sao điện từ bằng cách tải lên
hệ thống RAA. RAA cũng sẽ chuyển bản
gốc phán quyết dưới dạng bản cứng cho
các bên hoặc theo yêu cầu của một bên,
giao phán quyết cho đại diện của bên có ký
xác nhận bàn giao.
15 Xem Điều v.l.(e) Công ước New York năm 1958.
3.
Trọng tài trực tuyến tại Việt Nam
3.1. Pháp luật về giải quyết tranh chấp
trọng tài trực tuyến tại Việt Nam
Dù Việt Nam chưa có quy định trực tiếp
về trọng tài trực tuyến, nhưng các nền tảng
cho việc phát triển cơ chế trọng tài trực
tuyến tại Việt Nam đã và đang tồn tại trong
pháp luật hiện hành.
Hình thức trực tuyến của thỏa thuận
trọng tài được thừa nhận: Theo Điều 5 Luật
Trọng tài thương mại năm 2010, các tranh
chấp chỉ được giải quyết bằng trọng tài nếu
các bên có thỏa thuận trọng tài. Điều 16
Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy
định thỏa thuận trọng tài có thể được xác
lập dưới hình thức điều khoản trọng tài
trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa
thuận riêng. Thỏa thuận trọng tài phải được
xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức
thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập
dưới dạng văn bản:
- Thỏa thuận được xác lập qua trao đổi
giữa các bên bang telegram, fax, telex, thư
điện tử và các hình thức khác theo quy định
của pháp luật;
- Thỏa thuận được xác lập thông qua trao
đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
- Thỏa thuận được luật sư, công chứng
viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép
lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
- Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu
đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận
trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ
công ty và những tài liệu tương tự khác;
- Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo
vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thỏa
thuận do một bên đưa ra và bên kia khơng
phủ nhận.
Như vậy, có thể thấy rằng nếu thỏa
thuận được xác lập qua các hình thức trực
tuyến như telegram, telex, thư điện tử thì
79
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬTSĨ 3/2022
cũng sẽ được cơng nhận là một thỏa thuận
trọng tài hợp pháp: Tại Trung tâm Trọng tài
Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã từng thụ lý và
xử lý trường họp các bên có thỏa thuận
trọng tài với chữ ký điện tử. Điều này thề
hiện rằng, pháp luật Việt Nam thừa nhận giá
trị phap lý của các thông điệp dừ liệu điện
tử là tương đương văn bản và quy định cụ
thê về chừ ký điện tử nhằm xác nhận người
ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp
thuận cùa người đó với nội dung thơng điệp
dừ liệu được ký. Đây là yếu tố quan trọng
đê từ đó xây dựng cơ chế của trọng tài trực
tuyến, khi việc nộp tài liệu, chứng cứ của
phương thức này đều thông qua phương tiện
điện tử.
Địa điêm ra phán quyêt trọng tài trực
tuyến: Giống như các quốc gia khác, tại Việt
Nam theo yêu cầu về nội dung của một phán
quyết trọng tài phải có ghi địa điểm ra phán
quyết, điều này cũng đóng vai trị quan trọng
trong q trình xác định quốc tịch của phán
quyết trọng tài cũng như ảnh hưởng đến việc
công nhận và cho thi hành phán quyết sau
này. Dù đã có quy định về sự lựa chọn địa
điểm GQTC là nơi Hội đồng trọng tài tiến
hành GQTC theo sự thỏa thuận lựa chọn của
các bên hoặc do Hội đồng trọng tài quyết
định nếu các bên khơng có thỏa thuận,
nhung pháp luật Việt Nam chưa quy định rõ
về mối liên hệ giữa địa điểm GQTC và địa
điểm ra phán quyết của trọng tài, mà chỉ đưa
ra trường hợp địa điểm GQTC được tiến
hành trên lãnh thổ Việt Nam thì phán quyết
phải được coi là tuyên tại Việt Nam và
không phụ thuộc vào nơi Hội đồng trọng tài
tiến hành phiên họp để ra phán quyết đó16.
Sự thiếu vắng quy định minh thị về vấn đề
này không chỉ là rào cản cho sự phát triển
16 Quy định tại khoán 8 Điều 3 Luật Trọng tài
thương mại năm 2010.
80
của trọng tài trực tuyến mà ngay cả trọng tài
thông thường cũng gặp vướng mắc.
Hình thức phán quyết trọng tài trực
tuyến: Yêu cầu phán quyết phải được lập
bằng văn bản và có chừ ký của trọng tài17.
Vấn đề này đối với trọng tài trực tuyến có
thê được giải quyết bằng hai cách. Thứ nhất,
một phán quyết trực tuyến vẫn có thế đáp
ứng yêu cầu trên nếu giữ được tính tồn vẹn
và có chữ ký điện tử của trọng tài viên, với
nền tảng pháp lý là sự công nhận của một số
luật Việt Nam đối với thông điệp dữ liệu.
Luật Thương mại năm 2005 quy định, trong
hoạt động thương mại, các thông điệp dừ
liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỳ
thuật theo quy định của pháp luật có giá trị
pháp lý tương đương văn bản. Hay, Luật
Giao dịch điện từ năm 2005 khẳng định
rằng, một thông điệp dữ liệu không thể bị
phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì đó là một dữ
liệu điện tử. Thứ hai, nếu những cơ sở và lý
lẽ trên vần khơng đủ thuyết phục một Tịa
án cơng nhận và cho thi hành một phán
quyết trọng tài, các bên chỉ có thể in phán
quyết ra, xin chữ ký và xác nhận của trọng
tài viên, mặc dù phương pháp này làm
phương hại đến tính tiện lợi của trọng tài
trực tuyến.
Việc cơng nhận và cho thi hành phán
quyêt trọng tài trực tuyến: Đối với công
nhận và thi hành phán quyết trọng tài, hiện
tại phán quyết trọng tài được thi hành theo
quy định của pháp luật về thi hành án dân
sự18. Nếu là phán quyết trọng tài nước
ngồi thi sẽ được cơng nhận và cho thi hành
theo nguyên tắc áp dụng tư pháp của Việt
Nam, cụ thể là theo quy định tại Điều 424,
17 Quy định tại Điều 61 Luật Trọng tài thương mại
Việt Nam năm 2010.
18 Quy định tại Điều 67 Luật Trọng tài thương mại
năm 2010.
QUY TẤC TƠ TỤNG...
Ị
I
ị'
I
ỉ
í
I
,425 và 427 Bộ luật Tố tụng dân sự năm
12015. Tuy nhiên, sẽ có một số khó khăn
trong việc xác định các vấn đề pháp lý liên
quan đến quốc tịch của phán quyết của Hội
đồng trọng tài trực tuyến nước ngoài hoặc
giá trị chừ ký điện tử của Hội đồng trọng tài
trực tuyến nước ngoài do pháp luật Việt
Nam khơng quy định rõ. Bên cạnh đó, Việt
Nam cịn là thành viên Cơng ước New
York năm 1958 từ năm 1995, phán quyết
của trọng tài nước ngồi có thể được Tịa
án Việt Nam cơng nhận và cho thi hành
theo quy định tại Công ước này, mặc dù
Công ước cũng khơng có các quy định rõ
ràng đối với trọng tài trực tuyến.
Thừa nhận giá trị pháp lý của chữ kỷ
điện tử: Theo Luật Giao dịch điện tư năm
2005, chữ ký điện tủ’ là chữ ký được tạo ra
dưới dạng từ, chữ viết, chữ số, ký hiệu, âm
thanh hoặc dưới dạng khác bằng phương
tiện điện tử, gắn liền hoặc kết họp một cách
logic với thơng điệp dữ liệu, có khà năng
xác nhận người ký thông điệp dừ liệu và xác
nhận sự đồng ý cua người đó với nội dung
thơng điệp dữ liệu được ký19. Cũng theo
Luật Giao dịch điện tử nãm 2005, chừ ký
điện từ của một cá nhân được gắn vào thơng
điệp dừ liệu sẽ có giá trị pháp lý tương
đương với chữ ký của cá nhân đó được gắn
với một tài liệu bằng văn bản20 nếu:
- Phương pháp tạo chữ ký điện từ cho
phép xác minh được người ký và chứng tỏ
được sự chấp thuận của người ký đối với
nội dung của thông điệp dữ liệu; và
- Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù
hợp với mục đích mà theo đó thơng điệp dữ
liệu được tạo ra và gửi đi.
19 Quy định tại khoán 1 Điều 21 Luật Giao dịch điện
tử nãm 2005.
20 Quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Giao dịch điện
tử năm 2005.
Như vậy, ví dụ nếu người dùng là cá
nhân của trang web thương mại điện tử
(TMĐT), có thể được xác minh bằng tên
người dùng, mật khẩu và các phương tiện
xác minh khác (ví dụ: Mã One Time
Password - OTP), nhấp vào nút xác nhận
đơn đặt hàng trực tuyến thỉ hành động đó có
thể được coi là tạo và gắn chữ ký điện tử
vào đơn đặt hàng trực tuyến của người dùng
cá nhân. Tuy nhiên, về chữ ký điện tử, hiện
nay Việt Nam đang thiếu các quy định
hướng dẫn cụ thể, khi mà các quy định chủ
yếu tập trung vào chừ ký số, mà chưa quan
tâm đến các loại chữ ký điện tử khác. Trong
khi đó, các yêu cầu và chi phi cho chừ ký số
không phù hợp với người dùng là cá nhân.
Thúc đẩy việc sử dụng giai quyết các
tranh chấp trực tuyến bằng trọng tài: Nghị
định số 52/2013/NĐ-CP về TMĐT nham
quản lý hoạt động TMĐT đã có các điều
khoản về GQTC trực tuyến bằng trọng tài.
Nghị định quy định cụ thể về trách nhiệm
của các bên trong giao dịch TMĐT và liệt
kê các phương thức có thể lựa chọn để
GQTC phát sinh từ hoạt động này. Cự thể,
Điều 76 Nghị định quy định việc GQTC
TMĐT có thể thơng qua trọng tài theo các
thủ tục, quy định hiện hành về GQTC. Điều
này cho thấy xu hướng sử dụng trọng tài
cho các tranh chấp TMĐT sẽ gia tăng.
Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù Việt
Nam chưa có các quy định trực tiếp liên
quan đến GQTC bằng trọng tài trực tuyến,
nhưng đã có được nền tảng pháp lý cơ bản
để có thể triển khai dịch vụ này. Vì vậy, khả
năng áp dụng trọng tài trực tuyến tại Việt
Nam là hồn tồn có thể thực hiện được.
3.2. Ảp dụng trọng tài trực tuyến tại
các trung tâm trọng tài ở Việt Nam và một
số đề xuất
Trong thời gian qua, đã có một số trung
tâm trọng tài tại Việt Nam bước đầu triển
81
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT SƠ 3/2022
khai ODR thơng qua nền tảng sử dụng
phương
thức
họp
trực
tuyến
(teleconference/video-conference) để GQTC.
Ví dụ như VIAC, phiên họp GQTC sẽ có
nhiều thành phần tham dự, khơng chỉ các
bên, mà cịn có luật sư, thậm chí cả các
trọng tài viên cũng có thể là người nước
ngồi. Việc giải quyết thơng qua phương
thức điện tử có ý nghĩa lớn trong bối cảnh
xã hội bị tác động bởi đại dịch Covid-19,
góp phần hạn chế tiếp xúc đơng người, khắc
phục khó khăn về mặt di chuyển. Ngoài ra,
điều này sẽ thúc đẩy VIAC phát triển trọng
tài trực tuyến mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Đáng chú ý, vào tháng 06/2020, Trung
tâm Trọng tài quốc tế Hà Nội (HIAC) đã
chính thức khởi động hệ thống ODR của
mình trên website www.hiac.vn. Đây là hệ
thống ODR đầu tiên được đưa vào vận hành
ở Việt Nam, cũng là hệ thống GQTC từ
khâu hình thành ý tường, tạo dựng quy
trình, đen thiết kế và vận hành hệ thống đều
do các chuyên gia và kỹ thuật viên Việt
Nam thực hiện.
Ket hợp với lợi thế của các phương thức
GQTC ngoài tố tụng, hệ thống ODR của
HIAC cho phép các tổ chức, cá nhân có thể
tiếp cận hệ thống GQTC từ bẩt kỳ địa điểm
và thời gian nào khi truy cập vào hệ thống
Internet, đảm bảo quá trình GQTC diễn ra
nhanh chóng, thuận tiện với mức chi phí
thấp nhất. Với ưu điểm nhanh chóng, thuận
tiện và chi phí thấp, các tranh chấp có thể
được xem xét giải quyết bởi hệ thống ODR
của HIAC không phụ thuộc vào giá trị tranh
chấp lớn hay nhỏ.
Đe góp phần thúc đẩy sự phát triển của
phương thức ODR ở Việt Nam, HIAC dự
kiến kết nổi hệ thống ODR của mình với
các sàn giao dịch TMĐT để hồ ượ các bên
tham gia giao dịch trên sàn; hợp tác với các
82
tổ chức ODR nước ngoài để GQTC TMĐT
xuyên biên giới; hợp tác với các tổ chức
trọng tài/hòa giải trong nước để cung cấp
giải pháp hệ thống ODR và hợp tác với các
tổ chức khác để mở rộng hệ thống chi nhánh
của HIAC hoặc cung cấp nền tảng cho các
tổ chức muốn hoạt động tự chủ.
HIAC cũng tiếp cận như GZAC với các
vại tranh chấp giá trị nhỏ, cụ thể21:
- Các tranh chấp TMĐT giá trị nhỏ
(dưới 30 triệu);
- Các tranh chấp tiêu dùng giá trị nhỏ
(dưới 30 triệu);
- Các tranh chấp thương mại xuyên biên
giới (theo sự lựa chọn hình thức của các bên);
- Các tranh chấp kinh tế, thương mại
khác tại Việt Nam (giá trị dưới 30 triệu hoặc
không giới hạn giá trị nếu các bên đều có
chữ ký số).
Bên cạnh đó, đối với phương thức trọng
tài trực tuyến, HIAC đã có những điều khoản
liên quan tại quy tắc tố tụng trọng tài của
riêng mình để đảm bào điều chỉnh hợp lý
nhất trong các tranh chấp phát sinh từ
TMĐT. Cụ thể, HIAC “chính thức hóa” hình
thức trọng tài trực tuyến là một phương thức
GQTC bên cạnh trọng tài truyền thống22.
Các bên hồn tồn có thể thỏa thuận lựa
chọn hình thức trọng tài trực tuyến để tham
gia tố tụng trọng tài23. Phiên họp giải quyết
vụ tranh chấp cũng có thể tiến hành bằng
hình thức trực tuyến thơng qua trang chủ của
HIAC khi các bên có thỏa thuận24.
21 Xem tại website: www.hiac.vn.
22 Quy định tại khoản 2 Điều 1 Quy tắc tố tụng trọng
tài HIAC.
23 Quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy tắc tố tụng trọng
tài HIAC.
24 Quy định tại khoản 1 Điều 26 Quy tắc tổ tụng
trọng tài HIAC.
QUY TẮC TƠ TỤNG...
Ngồi ra, HIAC cịn khuyến nghị các
bên sử dụng điều khoản trọng tài mẫu khi
có mong muốn sử dụng trọng tài trực tuyến
để GQTC như sau: “Mọi tranh chấp phát
sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ
được giải quyết bằng trọng tài tại Trung
tâm Trọng tài quốc tế Hà Nội (HIAC) theo
Quy tắc tố tụng trọng tài của HIAC. Các
bên đồng ỷ rằng quá trình giải quyết tranh
chap có thể sử dụng các phưomg thức điện
tử trên nền tảng giải quyết tranh chấp của
HIAC. HIAC cỏ trách nhiệm đảm bảo tỉnh
xác thực của hệ thống này”. Việc đưa điêu
khoản mẫu như vậy có ý nghĩa rất lớn đối
với sự phát triển ODR ở Việt Nam, trong
bối cảnh chúng ta chưa có các quy định
minh thị về vấn đề này. Đặc biệt, việc
HIAC đưa ra quy định về sự đồng ý của các
bên khi áp dụng nền tảng GQTC của HIAC
thể hiện sự tôn trọng quyền tự định đoạt
(Party Autonomy) của các bên.
Các bên khi có nhu cầu sử dụng trọng
tài trực tuyến để GQTC thì họ sẽ phải thực
hiện các thủ tục theo hướng dẫn đăng tải hệ
thống do HIAC xây dựng. Quá trình này
bao gồm các bước như sau:
- Bước 1: Tạo tài khoản và đăng nhập
vào hệ thống;
- Bước 2: Chọn phương thức trọng tài
trực tuyến;
- Bước 3: Điền đầy đủ thông tin của
bên yêu cầu (bên khởi kiện) và bên được
yêu cầu (bên bị khởi kiện), lúc này bên yêu
cầu sẽ phải đăng tải ảnh xác minh nhân
thân của mình;
- Bước 4: Điền thông tin tranh chấp và
yêu cầu giải quyết tranh chấp;
- Bước 5: Đăng tải chứng cứ, bằng
chứng (nếu có);
Bước 6: Chọn trọng tài viên;
- Bước 7: Thanh toán và xác nhận thanh
tốn.
Sau đó, các bên sẽ chờ để thực hiện các
thủ tục trọng tài tiếp theo theo hướng dẫn và
yêu cầu của HIAC.
Do mới được triển khai, nên cho đến
tháng 9/2020 vẫn chưa có số liệu về thực tiễn
áp dụng trọng tài trực tuyến của HIAC. Tuy
nhiên, bước đi về ODR mà HIAC đã thực
hiện trong thời gian qua cho thấy, một xu
hướng mới về GQTC sẽ được hình thành ở
các trung tâm trọng tài, đó là trọng tài trực
tuyến. Bước đi này của HIAC sẽ tạo ra lợi
thế cạnh tranh cho họ trong thị trường GQTC
bằng trọng tài thương mại ở Việt Nam.
Từ kinh nghiệm của HIAC và qua việc
phân tích các quy tắc tố tụng trọng tài trực
tuyến của GZAC và RAA, nhóm tác giả cho
rằng, các trung tâm trọng tài tại Việt Nam
cần chủ động nắm bắt xu hướng GQTC trực
tuyến, cụ thể như sau:
Thứ nhất, các trung tâm trọng tài cần
chú trọng đầu tư phát triển nền tảng cơng
nghệ, hướng đến việc phát triển hình thức
trọng tài trực tuyến dựa hồn tồn vào cơng
nghệ (technology-based arbitration).
Thứ hai, bên cạnh nền tảng công nghệ vốn là yếu tố cơ bản quyết định sự phát triển
của trọng tài trực tuyến, các trung tâm họng
tài cần nghiên cứu phát triển quy tắc tố tụng
họng tài trực tuyến cũng như soạn thảo các
điều khoản mẫu về trọng tài trực tuyến. Việc
xây dựng quy tắc tố tụng trọng tài trực tuyến
cần lưu ý đến một số nội dung, có thể tạo ra
sự khác biệt đối với quy tắc tố tụng họng tài
truyền thống, bao gồm: Hình thức của thỏa
thuận trọng tài trực tuyến, mất quyền phản
đối do hạn chế về công nghệ, nộp và gửi các
chứng từ điện tử, phiên họp GQTC trực
tuyến, địa điểm trọng tài trực tuyến và phán
quyết trọng tài trực tuyến.
83
NHÀ NƯỚC VÀ PHẢPLUẬTSĨ 3/2022
Bên cạnh đó, để thúc đẩy sự phát triển
của trọng tài trực tuyến, ngoài việc chủ
động, tích cực của các trung tâm trọng tài,
cần phải có sự sửa đổi, bổ sung một số quy
định pháp luật Việt Nam hiện hành:
Một là, cần đưa khái niệm trọng tài trực
tuyến vào Luật Trọng tài thương mại để tạo
cơ sở pháp lý rõ ràng cho trọng tài trực
tuyến. Hiện tại, khơng có bất kỳ quy định
nào cấm các trung tâm trọng tài trực tuyến,
nhưng vì khơng có quy định cụ thể về vấn
đề này nên các trung tâm trọng tài chưa
mạnh dạn triển khai và sự tiếp cận của các
bên liên quan tranh chấp về vấn đề này bị
hạn chế.
Hai là, cần bổ sung quy định trong
thương mại điện tử cho phép các bên ký kết
một điều khoản trọng tài trực truyen được
kết hợp trong Điều khoản và Điều kiện trên
website. Đồng thời, cũng bổ sung quy định
về mất quyền phản đối đối với sự lựa chọn
trọng tài trực tuyến trong trường hợp đã lựa
chọn, trừ khi bên đó chứng minh có lý do
hợp lý cho việc khơng phản đối trong các
trường hợp cụ thể.
Ba là, cần ban hành quy định về vấn đề
chứng thực tài liệu là dừ liệu điện tử trong
GQTC trọng tài trực tuyến. Dù có quy định
về thừa nhận giá trị của dữ liệu điện từ,
nhưng hiện nay chưa có quy định bắt buộc
việc chứng thực dữ liệu điện từ. Do đó, sẽ
làm cho các cơ quan GQTC gặp khó khăn
trong việc có nên yêu cầu phải chứng thực
các tài liệu là dữ liệu điện tử hay khơng?
Theo quan điểm của nhóm tác giả, chúng ta
cần tiếp cận theo hướng khơng bắt buộc, trừ
khi có sự nghi ngờ từ phía các bên hoặc Hội
đồng trọng tài thì mới phải tiến hành chứng
thực tài liệu nhằm tiết kiệm chi phí cũng
như tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
của trọng tài trực tuyến.
Cuối cùng, cần ban hành quy định về
mối quan hệ giữa địa điểm GQTC và địa
điểm ra phán quyết trọng tài, trong đó cần
làm rõ cách xác định địa điểm ra phán quyết
nếu thực hiện trong môi trường trực tuyến.
(Tiêp theo trang 28 - Triến khai nghiên cứu xã hội học...)
Kết luận
Với cách tiếp cận hình phạt từ một hiện
tượng xã hội, nhiều lĩnh vực tri thức của hình
phạt được mở ra cả về lý luận và thực tiễn.
Điều này cho phép các nghiên cứu về hình
phạt trở nên sống động hơn khi làm rõ sự tác
động, vận hành của hình phạt trong đời sống
xã hội. Các kết quả nghiên cứu sẽ có tính
ứng dụng cao, góp phần hồn thiện chính
sách, các quy định của hình phạt và thực tiễn
xây dựng, áp dụng và thi hành hình phạt ở
Việt Nam hiện nay. về phương diện nghiên
84
cứu, có thể triển khai xã hội học hình phạt
với hai cách tiếp cận: Thứ nhất, nghiên cứu
những nội dung thuộc đối tượng nghiên cúu
của xã hội học đã được trình bày ở phần trên
của bài viết; thứ hai, sử dụng cách tiếp cận
xã hội học hình phạt trong các nghiên cứu về
hình phạt thực định. Tác giả cho rằng, cần ưu
tiên triển khai cách tiếp cận thứ nhất để xây
dựng hệ thống lý luận hoàn thiện về xã hội
học hình phạt làm nền tảng để ứng dụng các
phương pháp nghiên cứu này vào các nghiên
cứu hình phạt thực định sau này.