Tải bản đầy đủ (.docx) (136 trang)

Nghiên cứu các mô hình gọi vốn khởi nghiệp và một số đề xuất đối với các công ty khởi nghiệp của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGHIÊN CỨU CÁC MƠ HÌNH GỌI VỐN KHỞI NGHIỆP VÀ MỘT SỐ
ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY KHỞI NGHIỆP CỦA VIỆT NAM

NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHAN ĐÌNH ĐỨC

HÀ NỘI, NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGHIÊN CỨU CÁC MƠ HÌNH GỌI VỐN KHỞI NGHIỆP VÀ MỘT SỐ
ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY KHỞI NGHIỆP CỦA VIỆT NAM

Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101

Họ và tên học viên: Phan Đình Đức
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thu Hằng

HÀ NỘI, NĂM 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi xin
cam đoan rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự
trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

i

năm 2021


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại Thương cùng các
thầy cô đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi hồn thành chương trình học tập và hồn
thành luận văn của mình.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thu Hằng, người đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng
Tác giả

năm 2021


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ ii
DANH MỤC VIẾT TẮT.......................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH.................................................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG................................................................................................ viii
TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN.............................................. ix
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................... 10
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ các mơ hình HUY ĐỘNG VỐN KHỞI
NGHIỆP............................................................................................................................. 24
1.1.

Khái niệm chung................................................................................. 24
1.1.1. Khái niệm huy động vốn........................................................................ 24
1.1.2. Vai trò huy động vốn.............................................................................. 25
1.1.3. Khái niệm về startup và mơ hình gọi vốn.............................................. 26

1.2.

Một số mơ hình gọi vốn khởi nghiệp trên thế giới............................30
1.2.1. Huy động vốn đầu tư mạo hiểm............................................................. 30
1.2.2. Huy động vốn từ cộng đồng................................................................... 31
1.2.3. Huy động vốn từ nhà đầu tư thiên thần.................................................. 34
1.2.4. Huy động từ nhà đầu tư và doanh nghiệp.............................................. 36
1.2.5. Huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng..........39
1.3. Một số Kinh nghiệm quốc tế vê huy động vốn khởi nghiệp cho doanh
nghiệp khởi nghiệp................................................................................................ 40
1.3.1. Kinh nghiệm Trung Quốc...................................................................... 40
1.3.2. Kinh nghiệm của Đức............................................................................ 41
1.3.3. Kinh nghiệm Hàn Quốc......................................................................... 42



1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp khởi ngiệp của Việt Nam.........45
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC MƠ HÌNH GỌI VỐN
KHỞI NGHIỆP.................................................................................................................. 47
2.1. Thực trạng hoạt động của các mơ hình gọi vốn khởi nghiệp trên thế giới .47
2.1.1. Hoạt động của các mơ hình gọi vốn khởi nghiệp trên thế giới...............47
2.1.2. Hoạt động hỗ trợ cho gọi vốn khởi nghiệp tại một số quốc gia trên thế giới
...........................................................................................................................59
2.2. Thực trạng huy động vốn và hoạt động của các mơ hình gọi vốn khởi
nghiệp tại Việt Nam và các nước trong khu vực................................................. 64
2.2.1. Khái quát chung về thực trạng khởi nghiệp tại Việt Nam......................64
2.2.2. Thực trạng huy động vốn và hoạt động của các mơ hình gọi vốn khởi
nghiệp tại Việt Nam......................................................................................... 75
2.2.3. Thực trạng huy động vốn và hoạt động của các mơ hình gọi vốn khởi
nghiệp tại các nước trong khu vực................................................................... 90
2.2.4. Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ Asean vào Việt Nam............96
2.3. Đánh giá của chuyên gia và doanh nghiệp khởi ngiệp vê mơ hình gọi vốn
khởi nghiệp............................................................................................................. 97
2.3.1. Mẫu nghiên cứu..................................................................................... 97
2.3.2. Kết quả đánh giá.................................................................................... 98
2.4. Đánh giá chung vê mơ hình gọi vốn khởi nghiệp cho công ty khởi nghiệp
Việt Nam............................................................................................................... 100
2.4.1. Một số thành tựu đã đạt được............................................................... 100
2.4.2 Một số hạn chế còn tồn tại.................................................................... 101
2.4.3 Nguyên nhân hạn chế............................................................................ 104
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC HUY ĐỘNG VỐN
CHO CÁC CÔNG TY KHỞI NGHIỆP VIỆT NAM.................................................... 106


3.1. Xu hướng và bối cảnh khởi nghiệp.............................................................. 106
3.1.1. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến doanh nghiệp Việt

Nam 106
3.1.2. Xu hướng............................................................................................. 107
3.2. Giải pháp liên quan đến nhà nước.............................................................. 108
3.1.2 Nguồn tín dụng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp..............................108
3.1.3 Thành lập Hiệp hội đầu tư mạo hiểm.................................................... 110
3.1.4 Cải cách hơn nữa mơi trường tài chính ở Việt Nam..............................112
3.1.5 Các hoạt động vinh danh nhà đầu tư thiên thần và hỗ trợ doanh nghiệp
khởi nghiệp.................................................................................................... 114
3.1.6 Cho thuê tài chính................................................................................. 115
3.2 Giải pháp liên quan đến doanh nghiệp khởi nghiệp................................... 117
3.2.1. Hoàn thiện bản kế hoạch kinh doanh................................................... 117
3.2.2. Nâng cao năng lực quản trị của chủ doanh nghiệp...............................121
3.2.3. Tạo mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp lớn.................................... 122
3.2.4. Nâng cao hiểu biết về quy trình cho vay của các ngân hàng thương mại
và các tổ chức tài chính khác......................................................................... 123
3.2.5. Tích cực tham gia các hiệp hội ngành hàng, câu lạc bộ doanh nghiệp.123
Kết luận................................................................................................................... 125
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 129
PHỤ LỤC 1............................................................................................................. 132
PHỤ LỤC 2............................................................................................................. 135


DANH MỤC VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Viết đầy đủ

1.


BC

Báo cáo

2.

CNTT

Công nghệ thông tin

3.

CP

Cổ phẩn

4.

DN

Doanh nghiệp

5.

DNKN

Doanh nghiệp khởi nghiệp

6.


DNKNST

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

7.

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

8.

ĐTMH

Đầu tư mạo hiểm

9.

KH&CN

Khoa học và cơng nghệ

10.

NHNN

Ngân hàng nhà nước

11.


TCTD

Tổ chức tín dụng

12.

TSCĐ

Tài sản cố định

13.

VC

Venture capital

14.

VCĐ

Vốn cố định

15.

VCSH

Vốn chủ sở hữu



DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Đầu tư thiên thần vào startup tồn thế giới 2010 - 2019......................48
Hình 2.2: Các lĩnh vực đầu tư nhiêu nhất của nhà đầu tư thiên thần tại Mỹ......49
Hình 2.3: Tỷ lệ startup thuộc các lĩnh vực được đầu tư bởi các nhà đầu tư thiên
thần châu Âu năm 2019........................................................................................... 50
Hình 2.4: Giá trị huy động vốn cộng đồng trên tồn thế giới...............................52
Hình 2.5: Các dự án Kickstarter tiêu biểu đã gọi vốn thành cơng tính đến hết
năm 2020 (dựa trên tổng số tiên huy động được).................................................. 54
Hình 2.6: Phân bổ các khoản đầu tư vào các cơng ty đầu tư mạo hiểm giai đoạn
2014-2019.................................................................................................................. 58
Hình 2.7: Thời gian thực hiện thủ tục ra nhập thị trường....................................73
Hình 2.8: Tình hình đăng ký thành lập doanh nghiệp mới, 2007- 2018...............74
Hình 2.9: Tình hình vốn trong doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, 2007-2018
.....................................................................................................................................

75

Hình 2.10. Lượng vốn Tín dụng cho doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam........77
Hình 2.11: Tỷ lệ đầu tư vốn vào khu công nghiệp lớn vào Trung Quốc từ năm 2011
- 2019 .......................................................................................................................... 94


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Thống kê vê đầu tư thiên thần tại châu Âu giai đoạn 2014 – 2018......49
Bảng 2.2: Các yếu tố công khai thông tin trên sàn Konex.................................... 93
Bảng 2.3. Đánh giá của doanh nghiệp vê các mô hình gọi vốn khởi nghiệp........98
Bảng 2.4. Đánh giá của chuyên gia vê các mơ hình gọi vốn khởi nghiệp.............99



TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Luận văn tập trung nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về các mơ hình gọi vốn cho
doanh nghiệp khởi nghiệp, đồng thời đưa ra một số đề xuất và giải pháp trong việc
huy động vốn hỗ trợ cho các công ty khởi nghiệp Việt Nam.
Nghiên cứu này giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quan, khái qt nhất về bức
tranh hoạt động của các mơ hình gọi vốn trên thế giới và tại Việt Nam. Luận văn đã
đưa ra khái niệm, quan điểm, tổng hợp, phân tích về các mơ hình gọi vốn khởi
nghiệp và tập trung theo hướng tiếp cận hoạt động trên thực tế của các mơ hình tại
Việt Nam. Qua đó, rút ra nhận xét về điểm mạnh và những mặt hạn chế cùng
nguyên nhân để từ đó đưa ra một số đề xuất với nhà nước, các quỹ hỗ trợ đầu tư và
các doanh nghiệp khởi nghiệp nhằm giúp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể
phát triển bền vững, góp phần phát triển kinh tế đất nước.


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đê tài
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (KNST) là một bộ phận quan trọng trong nền
kinh tế. Hiện nay ở nước ta, với sự phát triển mạnh mẽ của loại hình doanh nghiệp này thì
rào cản về vốn vẫn cịn là một trong những vấn đề lớn cần được quan tâm tháo gỡ.
Bên cạnh đó, trong điều kiện kinh tế tri thức hiện nay, có nhiều Doanh nghiệp (DN) mới
khởi sự kinh doanh với số lượng ngày càng lớn. Họ là những tổ chức, những cá nhân còn rất
trẻ và năng động đang mong muốn biến một phát hiện công nghệ, một ý tưởng độc đáo, mới
mẻ thành một sản phẩm thành công trên thị trường nhưng do tiềm lực tài chính có hạn, họ
cần có sự góp vốn của các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư cùng các mơ hình gọi vốn. Từ phía
Doanh nghiệp với tư cách là người nhận vốn, họ gặp rất nhiều khó khăn. Thứ nhất, rào cản
từ việc tiếp cận vốn thông thường đến từ việc ý tưởng kinh doanh dễ bị cho là cóp nhặt từ
một mơ hình kinh doanh đã thành cơng của nước khác, nhưng chưa được đánh giá, phân
tích và ứng dụng đầy đủ cho môi trường kinh doanh. Số lượng các quỹ, mơ hình gọi vốn tại
Việt Nam và tỷ lệ gọi vốn thành cơng từ các quỹ, mơ hình này hiện đang chiếm tỷ lệ nhỏ
nếu so sánh với sự phát triển như vũ bão của các doanh nghiệp khởi nghiệp. Nguyên nhân

chủ yếu là do việc thiếu thông tin và thiếu sự kết nối, vận hành bài bản giữa các quỹ đầu tư,
mơ hình gọi vốn và các doanh nghiệp khởi nghiệp. Việc có một nghiên cứu hệ thống và chi
tiết về các mơ hình gọi vốn, cách chúng vận hành, những ưu nhược điểm và khả năng tiếp
cận nguồn vốn từ các mơ hình này là điều vơ cùng cần thiết lúc này đối với các doanh
nghiệp khởi nghiệp – đa phần còn khá non trẻ tại Việt Nam.
Hiện nay, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp
đang hoạt động, đóng góp khoảng 45% GDP, 31% tổng thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu
lao động. Trong xu thế gia tăng nhanh chóng của khu vực doanh nghiệp tư nhân, có một làn
sóng đang vươn lên mạnh mẽ, đó chính là sự ra đời của các doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc
biệt là doanh nghiệp KNST. Doanh nghiệp KNST (hay còn gọi là startup) được định hình
như những doanh nghiệp đặc biệt, với mục

10


đích biến ý tưởng thành giá trị có ích cho hoạt động và đời sống xã hội, gắn với khoa học công nghệ. Đây là một cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt, vì ở đó chứa đựng những sản
phẩm, dịch vụ mới, cách tiếp cận thị trường mới, thậm chí là chưa từng có, xun biên giới,
đa quốc gia. Vì đặc điểm riêng biệt này nên các doanh nghiệp KNST thường dễ dàng thu
hút được đầu tư trong và ngoài nước để phát triển nhanh. Theo số liệu thống kê, đến nay số
doanh nghiệp KNST đã tăng lên tới con số 25.000. Xu hướng khởi nghiệp có sự tập trung rõ
nét, với khoảng 50% ở lĩnh vực công nghệ hoặc có ứng dụng cơng nghệ, 20% khởi nghiệp ở
lĩnh vực thương mại hay dịch vụ, tiếp theo là lĩnh vực nơng nghiệp khoảng 16%, cịn lại là
giáo dục, dược phẩm, chăm sóc sức khỏe và các lĩnh vực khác. Có thể thấy, làn sóng khởi
nghiệp cơng nghệ vẫn đang tiếp tục chiếm ưu thế, nổi bật nhất là xu hướng IOT (Internet of
Things), ứng dụng công nghệ vào kinh doanh truyền thống, vào ngành bán lẻ, dịch vụ và
nông nghiệp sạch…, hay xu hướng mới như fintech (công nghệ ngành tài chính).
Để cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập, bắt buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải huy
động và quản lý nguồn vốn hiệu quả ngay từ ban đầu. Theo số liệu của Văn Phòng Hệ sinh
thái Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trong năm 2020, tổng giá trị các thương vụ đầu tư vào
startup Việt Nam đạt 290,43 triệu USD; số lượng thương vụ đầu tư đạt 56 thương vụ. Trong

đó, các lĩnh vực thu hút được nhiều vốn đầu tư lần lượt là: Cơng nghệ tài chính (12 thương
vụ, tổng cộng 61,2 triệu USD); thương mại điện tử (8 thương vụ, tổng cộng 143,85 triệu
USD); HR-Quản trị nguồn nhân lực (6 thương vụ, tổng cộng 36,88 triệu USD)... Số lượng
quỹ đầu tư cho KNST đang có xu hướng gia tăng sự hiện diện tại Việt Nam, như các quỹ
nước ngoài CyberAgent, 500 Startups, Golden Gate Venture… và các quỹ thuộc ngân hàng,
công ty quản lý quỹ như VCBF...
Theo số liệu của Văn phòng Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái hiện có
khoảng gần 100 quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động, trong đó có khoảng 20 quỹ nội. Quỹ nội
và quỹ ngoại đang có xu hướng kết hợp nguồn lực với nhau để cùng đầu tư cho start-up
Việt. Cơ hội vẫn có nhưng không phải start-up nào cũng biết cách chớp lấy thời cơ để gọi
vốn thành công. Trước thời điểm đại dịch Covid -19, tại hội thảo “Cơ chế tài chính hỗ trợ
khởi nghiệp sáng tạo” năm 2020, các chuyên gia nhận


định, có đến 80% cơng ty khởi nghiệp tại Việt Nam thất bại do khơng đủ nguồn vốn để sống
sót. Với các quỹ đầu tư ngoại, start-up Việt gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn do
vẫn tồn tại trở ngại về tiếng Anh. Khi khơng có sự giao tiếp căn bản đủ để hai bên thấu hiểu
nhau, việc các nhà đầu tư ngoại xuống tiền thực sự khó khăn. Một lý do khác khiến việc gọi
vốn trở thành thách thức với start-up Việt Nam là do vấn đề tầm nhìn và khả năng của nhà
sáng lập. Các start-up Việt Nam mặc dù có ý tưởng rất tốt ở giai đoạn đầu, tuy nhiên đến
giai đoạn hợp tác lại nảy sinh ra nhiều vấn đề với nhà đầu tư. Do đó mà các Doanh nghiệp
khởi nghiệp cần lựa chọn mơ hình gọi vốn khởi nghiệp một cách hiệu quả phù hợp với
doanh nghiệp mình.
Với mong muốn nâng cao hiệu quả cho các Doanh nghiệp khởi nghiệp
(DNKN) trong việc thu hút vốn đầu tư từ các mơ hình gọi vốn trong và ngồi nước,
góp phần mang đến giải pháp cho Doanh nghiệp làm thế nào để tự tạo điều kiện
thuận lợi cho Doanh nghiệp của mình có tiềm năng tiếp cận các nguồn vốn đầu tư,
tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu các mơ hình gọi vốn khởi nghiệp và
một số đề xuất đối với các công ty khởi nghiệp của Việt Nam” làm hướng nghiên
cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Tổng quan nghiên cứu
Cho đến thời điểm nghiên cứu này thực hiện, đã có một số cơng trình nghiên cứu có đề cập
đến mơ hình gọi vốn khởi nghiệp cho doanh nghiệp của Việt Nam ở nhiều cấp độ nghiên
cứu khác nhau. Cụ thể:
Trần Tiến Cường (2015), ‟Quản lý kinh tế: Lý luận và Kinh nghiệm quốc tế - Ứng dụng vào
Việt Nam”, Sách giáo trình, Đại học Kinh tế quốc dân. Trong cuốn sách này tác giả đưa ra
lý luận về quản lý kinh tế của các nước trên thế giới và việc áp dụng kinh nghiệm quản lý
tài chính cho các doanh nghiệp tại Việt Nam từ đó tác giả đưa ra các mơ hình gọi vốn cho
các doanh nghiệp Việt Nam. Nội dung chủ yếu là tổng hợp các kinh nghiệm quốc tế trong
việc sử dụng các phương pháp huy động vốn hiện đại của các tập đồn lớn từ đó áp dụng
cho kinh tế tư nhân tại Việt Nam, phân tích cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp
tư nhân khi phát triển theo hướng Tập đoàn kinh tế, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp về
huy động vốn trên cơ sở các Tổng công ty ở Việt Nam. Tuy nhiên trong cuốn sách của tác
giả không nêu


rõ là áp dụng cho doanh nghiệp cụ thể nào ở Việt Nam hay trong lĩnh vực cụ thể nào và
chưa nêu ra các mơ hình huy động vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Nguyễn Văn Công (2016), “Quản lý tài chính trong doanh nghiệp”, Sách giáo trình, Đại
học Kinh tế Quốc dân. Trong cuốn sách này tác giả đưa ra các nguyên tắc quản lý tài chính
doanh nghiệp, các phương pháp huy động vốn trong doanh nghiệp: phát hành trái phiếu cổ
phiếu; Huy động từ cổ đông; huy động vốn từ công ty liên kết và huy động vốn từ vay ngân
hàng. Đặc biệt trong cuốn sách này đưa ra lý luận về qui trình huy động vốn cho doanh
nghiệp, gồm: công tác lập kế hoạch; công tác chọn kênh huy động, công tác kiểm tra giám
sát huy động vốn. Tác giả cũng đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác huy động vốn
trong doanh nghiệp đó là: Hình thức quản lý và đặc điểm doanh nghiệp; đặc điểm kinh tế và
lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, chính sách quản lý và cơ cấu tổ chức, qui mô doanh
nghiệp cùng với các nhân tố khách quan là: mơi trường kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội,
khoa học kỹ thuật, môi trường cạnh tranh trong ngành. Tuy nhiên trong cuốn sách này
không đưa ra các giải pháp cho doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam và giải pháp chỉ áp

dụng chung chứ không tách bạch cho từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể.
Nguyễn Văn Long (2016) trong đề tài “Hoàn thiện huy động vốn tại các tập đoàn liên
doanh nước ngoài trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế Tp.
Hồ Chí Minh. Trong nghiên cứu tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận về huy động vốn của doanh
nghiệp, bao gồm có khái niệm, vai trị và ý nghĩa của huy động vốn. Mặt khác luận văn
cũng đã đưa ra các phương pháp và chỉ tiêu đánh giá huy động vốn của các doanh nghiệp.
Luận văn cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong trong quản lý và sử dụng các nguồn lực
tài chính. Những tồn tại đó được thể hiện ở nhiều mặt ở cả cấp vĩ mơ và vi mơ. Từ đó tác
giả phân tích thực trạng huy động vốn tại các tập đoàn liên doanh nước ngoài trong giai
đoạn 2016 – 2018 và đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn cho các doanh
nghiệp này. Tuy nhiên trong nghiên cứu của tác giả chưa đề cập đến việc huy động vốn đối
với các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Trong nghiên cứu “Mở rộng và nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa” của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2009),


các tác giả đã chỉ ra rằng thiếu vốn và khó tiếp cận nguồn vốn là một trong những cản trở
lớn nhất trong quá trình phát triển của loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện
nay. Theo nghiên cứu này, tình trạng thiếu vốn và khó tiếp cận nguồn vốn của các doanh
nghiệp xuất phát từ cả hai phía, bản thân doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung phân tích những rào cản đối với các doanh nghiệp
trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng mà khơng đề cập đến các nguồn vốn cũng như
những kênh cung ứng vốn khác mà trong thực tế, doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận để
giải quyết những khó khăn về nguồn vốn của mình. Tuy nhiên trong nghiên cứu cịn hạn chế
là chưa đưa ra các mơ hình gọi vốn cho doanh nghiệp và nghiên cứu đã quá cũ từ năm 2009.
Tác giả Nguyễn Minh Hằng (2017) “Thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp nhỏ
và vừa Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân. Trong
nghiên cứu tác giả đã nêu ra những hình thức huy động vốn cơ bản của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa hiện nay, tác giả cũng đã đưa ra một vài nhận định về hình thức huy động vốn
mang lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa như:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa nên chọn hình thức huy động vốn hiệu quả là tín dụng từ nhà
cung cấp, thuê mua tài chính và vay vốn ngân hàng.
Đối với Doanh nghiệp vừa và lớn, mô hình huy động vốn là phát hành cổ phiếu và trái
phiếu để đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp trong ngành đang ở
trong giai đoạn suy thối trong chu kỳ kinh doanh thì khơng nên huy động vốn thơng qua
việc vay nợ vì sẽ làm tăng rủi ro phá sản của doanh nghiệp.
Đối với các dự án đầu tư mới và nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể sử dụng nguồn vốn
giữ lại của mình. Với các dự án lớn hơn, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể đi vay vốn ngân
hàng và đối với những kế hoạch lớn như xây dựng nhà xưởng mới, sáp nhập thì cơng ty có
thể huy động vốn qua việc phát hành cổ phiếu. Tuy nhiên, khi Doanh nghiệp nhỏ và vừa khi
bắt đầu chiến dịch săn tìm vốn cho dự án của mình, phải lưu ý điểm cốt yếu là: việc phân
tích lợi nhuận - rủi ro, và khả năng chấp nhận rủi ro của chính doanh nghiệp nhỏ và vừa để
lựa chọn hình thức huy động vốn thích hợp. Nếu dự án lợi nhuận thấp, phương án vay ngân
hàng có thể là một ý tốt. Ngược


lại, nếu lợi nhuận cao thì nên nghĩ tới huy động cổ đơng, bán trả trước, hoặc tìm tới những
quỹ đầu tư mạo hiểm. Còn trong trường hợp lý tưởng, nếu doanh nghiệp nhỏ và vừa có một
dự án lợi nhuận cao, và hầu như khơng có rủi ro, việc huy động vốn sẽ thuận lợi hơn rất
nhiều. Tuy nhiên trong nghiên cứu còn hạn chế là chưa đưa ra các mơ hình gọi vốn tối ưu
cho doanh nghiệp khởi nghiệp và giải pháp cụ thể cho từng mơ hình gọi vốn.
Tác giả Trần Văn Nam (2018), “Những giải pháp để mở rộng các kênh huy động vốn của
doanh nghiệp”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học bách khoa Hà Nội. Trong nghiên cứu của
mình tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để đánh giá các tác
động đến kênh huy động vốn của doanh nghiệp Việt Nam. Tác giả đã khảo sát 300 mẫu
nghiên cứu và đánh giá sự tác động của các yếu tố tới kênh huy động vốn của doanh nghiệp,
tác giả cũng đưa ra phương pháp dự báo về nhu cầu sử dụng vốn để có kế hoạch mở rộng
huy động vốn đối với các doanh nghiệp. Tác giả đã đưa ra được những hình thức huy động
vốn chủ yếu của doanh nghiệp nhằm huy động đủ số vốn mà Doanh nghiệp sẽ cần trong
thời gian tới để mở rộng thị trường hoạt động. Tác giả đưa ra các giải pháp nhằm mở rộng

các kênh huy động vốn của doanh nghiệp Việt Nam đó là: Huy động vốn từ nguồn vay tín
dụng thương mại bằng cách cố gắng tăng vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu để có đủ điều kiện
vay nhiều hơn các khoản tín dụng thương mại; làm tăng tài sản của doanh nghiệp ngày một
lớn, để có thể tiếp cận được các khoản vay từ ngân hàng; và muốn huy động vốn thành cơng
thì doanh nghiệp phải nâng cao uy tín của chính mình. Tác giả đưa ra một vài giải pháp tiếp
cận các kênh huy động vốn mà doanh nghiệp chưa khác thác: mở rộng hội đồng cổ đơng;
lựa chọn những cổ đơng mới có đủ điều kiện để tham gia vào hội đồng cổ đơng, những
người có tiềm lực về vốn và kinh nghiệm trong kinh doanh; lựa chọn thời điểm thích hợp để
kêu gọi nhà đầu tư; tiến hành sản xuất kinh doanh sao cho hiệu quả và ổn định, giải pháp về
phát hành cổ phiếu và trái phiếu lên sàn chuyển khoản, đây có thể coi là giải pháp tối ưu đối
với các doanh nghiệp vừa và lớn của Việt Nam, các doanh nghiệp có uy tín và tiềm năng
phát triển trong tương lai. Tuy nhiên trong nghiên cứu còn hạn chế là chưa đưa ra các mơ
hình gọi vốn cho các


doanh nghiệp khởi nghiệp và chưa đánh giá được yếu tố vĩ mơ tác động đến mơ hình gọi
vốn.
Nguyễn Thị Minh (2017), “Các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp Việt Nam”,
Luận văn thạc sĩ, Đại học Ngoại Thương Hà Nội. Nghiên cứu của tác giả tập trung đề cập
đến vai trò, tầm quan trọng của vốn đối với Doanh nghiệp, thực trạng về vốn của Doanh
nghiệp Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay và những cách thức huy động vốn để
phát triển Doanh nghiệp. Trên cơ sở hệ thống hóa, tác giả trình bày những cơ sở lí luận về
vốn chung và các cách thức huy động vốn theo truyền thống: (1) huy động vốn chủ sở hữu:
chủ yếu là huy động từ: Vốn góp ban đầu; Lợi nhuận không chia; Phát hành cổ phiếu mới.
(2) huy động nợ: chủ yếu là huy động từ: Tín dụng thương mại; Tín dụng ngân hàng; Tín
dụng thuê mua; Phát hành trái phiếu. Tác giả chưa đưa ra được những phương thức mới,
hiệu quả hơn những cách thức mà từ trước đến nay các Doanh nghiệp đã và đang làm.
Nghiên cứu của Trương Quang Thông (2016) trong đề tài “Tài trợ tín dụng ngân hàng
cho các doanh nghiệp Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí
Minh. Trong nghiên cứu của tác giả thực nghiệm tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, đã

khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh, qua đó gợi ý chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống thơng qua chính sách tài trợ
tiếp cận vốn tín dụng từ hệ thống ngân hàng thương mại.
Hỗ trợ về vốn và tiếp cận nguồn vốn là một trong những nhóm giải pháp quan trọng được
đề xuất nhằm phát triển DNNVV của Việt Nam đến năm 2020 trong nghiên cứu “Phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương”
(2017) do nhóm tác giả Nguyễn Anh Khoa, Trần Thị Lan và Nguyễn Minh Hiền nghiên
cứu. Theo nghiên cứu này, để các DNNVV Việt Nam phát triển cần đầu tư đổi mới trang
thiết bị - công nghệ, mở rộng liên kết và xúc tiến thị trường, nhưng thiếu vốn và không
được hỗ trợ tiếp cận vốn đã ngăn cản tiến trình nâng cao năng lực cạnh tranh của các
DNNVV của Việt Nam. Tuy vậy, nghiên cứu chỉ tập trung phân tích thực trạng và các nhân
tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chưa làm rõ nguyên nhân cũng như nhưng chính sách
hỗ trợ cụ thể để giúp hệ thống doanh nghiệp này giải quyết bài toán về vốn.


Nhóm tác giả Tống Quốc Tuấn, Phạm Văn Tùng, Anousith Phoutthavong, Đại học kinh tế
Quốc dân, 2013. Đề tài “Nhu cầu tài trợ vốn, những thuận lợi và khó khăn khi huy động vốn
của Công ty cổ phần ACC-244”. Ở đề tài này tác giả khái quát được nhu cầu về vốn của các
Doanh nghiệp khởi nghiệp, vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân. Đồng thời tác giả nêu
lên thực trạng tài chính và các hình thức huy động vốn của Doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện
nay nói chung và của cơng ty cổ phần ACC- 244 nói riêng. Nêu lên những thuận lợi và khó
khăn của Doanh nghiệp trong quá trình huy động vốn cho Doanh nghiệp của mình. Tuy
nhiên, các hình thức mà các tác giả đưa ra ở đây khơng mới, khơng có sự sáng tạo hoặc đột
phá trong cách thức mà Doanh nghiệp cần có để huy động vốn một cách hiệu quả hơn trong
bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay.
Tác giả Dan Senor và Saul Singer với cuốn sách “Quốc gia khởi nghiệp” đã làm sáng tỏ
câu hỏi mà bấy lâu nay mọi người vẫn thắc mắc và ngỡ ngàng về Israel, một quốc gia chỉ có
7,1 triệu dân, mới được hơn 60 năm tuổi, bị bao vây bởi quân thù và chiến tranh triền miên
nhiều thập kỉ, ngay từ những ngày mới thành lập nhà nước, là một quốc gia khơng có tài
ngun thiên nhiên, lại có thể cho ra đời nhiều công ty khởi nghiệp hơn cả các quốc gia

thanh bình, ổn định về kinh tế, chính trị - xã hội khác trên thế giới như Nhật Bản, Hàn
Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Canada, thậm chí cả là cả nước Anh. Ở Israel, trung bình có một
cơng ty khởi nghiệp/2.000 dân. Các tác giả đã cho người đọc biết đến Isaren với tinh thần
doanh nhân và sự cải tiến vượt bậc trong công nghệ, sự biến đổi thần kì với mơi trường phát
triển kinh doanh hồn tồn mới của các Doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao.
Trung tâm khởi nghiệp quốc gia Israel cho biết: 3 yếu tố trực tiếp dẫn đến khởi nghiệp
thành cơng là chính sách của chính phủ, sự năng động của cơng dân (trong đó có dân nhập
cư) và sự đóng góp của mơi trường qn đội. Yếu tố đóng góp sâu sắc, căn cơ nhất chính là
do nền giáo dục, do quá trình tạo dựng “gien cơ bản” cho tinh thần khởi nghiệp trong mỗi
công dân nước này.
Luận án tiến sỹ của Nguyễn Minh Tuấn (2017) về đề tài “Phát triển dịch vụ
ngân hàng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam”. Trong nghiên
cứu của mình tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng với


việc khảo sát 300 mẫu nghiên cứu để đánh giá xem các yếu tố ảnh hưởng đến việc gọi vốn
của doanh nghiệp khởi nghiệp và sự hỗ trợ vốn từ ngân hàng. Tác giả cũng đã phân tích
thực trạng dịch vụ hỗ trợ vốn các ngân hàng đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt
Nam, từ đó đánh giá các tồn tại hạn chế và nguyên nhân và đưa ra những giải pháp hồn
thiện và đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng thương mại tạo điều kiện giúp phát triển các
doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam.
Tác giả Ottavia (2011) cùng cộng sự của mình trong nghiên cứu “SME loan
decivion making process the declining role of human captital” đã xác nhận có hai ảnh
hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn của công ty khi khởi nghiệp, bao gồm năng lực của
doanh nghiệp và đặc tính của các tổ chức cung cấp vốn bên ngồi. Các đặc tính này ảnh
hưởng đến khả năng vay của doanh nghiệp khởi nghiệp như thế chấp tài sản, quy mô công
ty, kinh nghiệm kinh doanh của cơng ty.
3. Khoảng trống nghiên cứu
Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã đánh giá và đưa ra các phương thức huy động vốn và
góp phần nhận diện những khó khăn về nguồn vốn trong q trình phát triển các doanh

nghiệp tại Việt Nam cũng như tại một số địa phương, đề xuất những giải pháp, kiến nghị về
mặt kỹ thuật (dịch vụ cung ứng vốn từ các ngân hàng thương mại) cũng như chính sách (các
giải pháp hỗ trợ) giúp hệ thống doanh nghiệp thuận lợi hơn trong huy động vốn. Tuy nhiên,
theo nghiên cứu của tác giả thì hiện tại chưa có cơng trình nghiên cứu nào dưới dạng luận
văn thạc sỹ và luận án tiến sỹ nghiên cứu về vấn đề gọi vốn khởi nghiệp cho các doanh
nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam. Do đó, đề tài “Nghiên cứu các mơ hình gọi vốn khởi
nghiệp và một số đề xuất đối với các công ty khởi nghiệp của Việt Nam” của tác giả không
bị trùng lặp với nghiên cứu trước và có tính khoa học thực tiễn.
4. Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu chung

Đề xuất một số kiến nghị với nhà nước và giải pháp đối với doanh nghiệp nhằm thúc đẩy và
tăng tỷ lệ huy động vốn thành công của các công ty khởi nghiệp Việt Nam




Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về huy động vốn của doanh nghiệp.

Phân tích, đánh giá thực trạng các mơ hình gọi vốn của cơng ty khởi nghiệp giai đoạn 20162020, rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế để từ đó làm rõ vấn đề tài
chính cần được giải quyết.
Đề xuất một số kiến nghị với nhà nước và giải pháp đối với doanh nghiệp nhằm hoàn thiện
gọi vốn khởi nghiệp cho Công ty khởi nghiệp của Việt Nam đến năm 2025.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu


Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động của các mơ hình gọi vốn khởi nghiệp hiện
nay tại Việt Nam.


Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Đề tài giới hạn tại phạm vi lãnh thổ Việt Nam, tập trung nghiên cứu
chủ yếu tại địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Do ở Việt Nam hiện nay,
các mơ hình gọi vốn và doanh nghiệp khởi nghiệp hiện chủ yếu tập trung ở các thành phố
lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, nên trong chừng mực nhất định, những dữ liệu chung trên
vẫn phản ánh được bức tranh chung tại Việt Nam.
Về thời gian: Đề tài tập trung phân tích số liệu thị trường trong giai đoạn 2016
– 2020.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn sẽ thực hiện từng bước các nhiệm vụ
sau:
Nhiệm vụ thứ nhất: Hệ thống hóa lý thuyết về các mơ hình gọi vốn hiện tại ở Việt Nam bao
gồm các khái niệm, đặc trưng, quy trình hoạt động từ các tài liệu hàn lâm đáng tin cậy.
Nhiệm vụ thứ hai: Tìm hiểu thực trạng hoạt động của các mơ hình gọi vốn khởi nghiệp tại
Việt Nam và một số nước trong khu vực, sau đó tiến hành phân tích một số đặc điểm nổi bật
và rút ra điểm mạnh, điểm thiếu sót của các mơ hình này.


Nhiệm vụ thứ ba: Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp, cách thức để các doanh nghiệp
khởi nghiệp tại Việt Nam lựa chọn được mơ hình huy động vốn phù hợp và gia tăng tỷ lệ
huy động vốn thành cơng.
7. Quy trình và phương pháp nghiên cứu
7.1. Quy trình nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu được thực hiên theo quy trình sau:

Nghiên cứu các tài liệu, cơng trình khoa học, luận văn, tiểu luận, sách, báo… viết về vấn đề
gọi vốn, mơ hình gọi vốn, nói chung và lĩnh vực khởi nghiệp nói riêng. Xây dựng bảng hỏi,
điều tra, phỏng vấn các các doanh nghiệp khởi nghiệp,
các chuyên gia giàu kinh nghiệm trên địa bàn Hà Nội nhằm thống kê dữ liệu, thu thập thơng
tin tình hình về cách thức hoạt động và hiệu quả của các mơ hình và cách thức huy động
vốn của doanh nghiệp trong giai đoạn khởi sự kinh doanh. Tìm ra những điểm mạnh và
điểm yếu của các mơ hình, rút ra những bài học hữu dụng cho các doanh nghiệp và các kiến
nghị hồn thiện cho các mơ hình.


7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, dữ liệu:


Thông tin thứ cấp

Tác giả thu thập qua sách báo, giáo trình, khóa luận, tra cứu trên internet, và các nghiên
cứu, các báo cáo phân tích của các chuyên gia đăng trên các tạp chí tài


chính, kinh doanh, ngân hàng… Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp khởi nghiệp và các quỹ, mơ hình đầu tư.


Thơng tin sơ cấp

Thơng tin thu được từ kết quả nghiên cứu định tính, tác giả tập trung lập danh mục các yếu
tố khách quan ảnh hưởng đến q trình hoạt động của các mơ hình, quỹ gọi vốn và huy
động vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp, kết hợp tham khảo ý kiến các chuyên gia. Tác
giả lập bảng câu hỏi theo dạng có sẵn để phỏng vấn các chủ quỹ đầu tư, chủ doanh nghiệp

khởi nghiệp.
7.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu


Phương pháp phân tích – tổng hợp

Phương pháp phân tích tổng hợp là nghiên cứu các tài liệu, lí luận khác nhau về vấn đề hoạt
động của các mơ hình, quỹ gọi vốn và ảnh hưởng của nó tới các doanh nghiệp khởi nghiệp
để tìm hiểu sâu sắc hơn về bản chất hoạt động, cách thức tìm kiếm, đánh giá hoạt động và
quyết định đầu tư của các mơ hình này đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp. Liên kết từng
mặt, từng bộ phận thơng tin đã được phân tích tạo ra một hệ thống lí thuyết đầy đủ và chặt
chẽ về vấn đề hoạt động của các mơ hình gọi vốn vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp.


Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh nhằm đưa ra những nhận định về điểm mạnh – yếu của các mơ hình
gọi vốn, cách thức vận hành và ra quyết định cũng như sự phù hợp của các quỹ và mơ hình
này với các giai đoạn gọi vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp trong những năm gần đây.


Phương pháp phân tích số liệu

Nguồn dữ liệu: là nguồn dữ liệu thứ cấp
Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu từ bên trong của một số quỹ, công ty và mơ hình đầu tư
hoạt động trong lĩnh vực khởi nghiệp, tập trung chủ yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh; qua các báo cáo tổng hợp, báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh… Nguồn dữ liệu từ bên ngoài, cụ thể là các



bài viết được đăng trên các tạp chí, các báo cáo, giáo trình, sách, luận án, luận văn, đề tài
nghiên cứu, các website liên quan…
8. Bố cục của đê tài
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về các mơ hình huy động vốn khởi nghiệp
Chương 2: Thực trạng hoạt động của các mơ hình gọi vốn khởi nghiệp
Chương 3: Một số đề xuất và giải pháp trong việc huy động vốn cho các công ty khởi
nghiệp Việt Nam trong thời gian tới


×