Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tăng cường đấu tranh với tội phạm về ma túy hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.78 KB, 4 trang )

Nghiên cứu-Trao đổi

TĂNG CƯỜNG ĐẤU TRAN H
VỚI TỘI PHẠM VÉ MA TÚY HIỆN NAY
LÊ VĂN QUYỀN
*

Trên cơsởnhận định tội phạm về ma túy vói những hành vinguyhiếm choxãhội,xâm phạm
trật tự, an tồn xâ hội và tính mạng, sức khỏe con người và sựphát triển bình thường của nịi
giống dân tộc, bài viết phân tích, đánh giá thực trạng tội phạm về ma túy ở Vỉệt Nam hiện
nay, chỉ ra nguyên nhân của thực trạng, từ đó đề xuất giải pháp nhàm nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước đối với tội phạm về ma túy ở Việt Nam.
Từ khóa: Tội phạm về ma túy; quản lý nhà nước; hiệu quả quản lý; giải pháp.
Based on identifying drug-related crimes and the acts dangerous to society, infringing upon
social order and safety, human life and health, and the normal development of a race of a
nation, the paper analyzed and assessed the current situation of drug-related crimes in Viet
Nam at present. It pointed out the causes of the situation and proposed solutions to improve
the effectiveness of the state management of drug-related crimes in Viet Nam.
Keywords: Drug-related crimes; state management; effectiveness ofmanagement; solutions.
NGÀY NHẬN: 12/01/2022

NGÀYPHẢN BIỆN, ĐÁNH GIÁ: 15/02/2022

1. Tội phạm vê' ma túy và thực ttạng tội
phạm vê' ma túy ở Việt Nam hiện nay

Theo khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự
năm 2015, tội phạm là hành vi nguy hiểm
cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình
sự, do người có năng lực trách nhiệm hình
sự hoặc pháp nhân thưong mại thực hiện


một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ
quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ
kinh tế, nền văn hóa, quốc phịng - an ninh,
trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích họp
pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con
người, quyền, lợi ích họp pháp của cơng
dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật
tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

70

NGÀY DUYỆT: 16/3/2022

Tội phạm về ma túy là những hành vi
nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực
trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố
ý, xâm phạm chế độ thống nhất quản lý của
Nhà nước đối với các chất ma túy và các loại
thuốc gây nghiện, xâm phạm trật tự, an
tồn xã hội và tính mạng, sức khỏe con
người và sự phát triển bình thường của nịi
giống dân tộc.
Trước tình hình tội phạm ma túy, tệ nạn
nghiện ma túy liên tục gia tăng và diễn biến
phức tạp, Luật Phòng, chống ma túỵ(PCMT)
đã được ban hành ngày 09/12/2000. Luật
gồm 8 chưong và 56 điều (sửa đổi, bổ sung
* ThS, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về
ma túy - Cơng an tỉnh Cao Băng

Tạp chí Quản lý nhà nước - số 314 (3/2022)


Nghiên cứu - Trao đổi

lăm 2008) và các văn bản hướng dẫn thi
hành đã tạo hành lang pháp lý cho cơng tác
nhịng, chống tội phạm về ma túy, góp phần
quan trọng trong cuộc đấu tranh PCMT, bảo
đảm trật tự, an toàn xã hội.
Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh của
nền kinh tế thị trường trong thời kỳ hội
nhập, đời sống văn hóa - xã hội phát triển đa
dạng nên một số quan hệ xã hội mới liên
quan đến PCMT mói xuất hiện nhưng chưa
có quy định điều chỉnh để phù họp với thực
iễn, do đó, ngày 30/3/2021, tại kỳ họp thứ
11 Quốc hội khóa XIV đã thơng qua Luật
PCMT, có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2022. Luật PCMT năm 2021 đã sửa
đổi, bổ sung nhiều điểm mói rất quan trọng,
được kỳ vọng sẽ khơi thông nhiều điểm
‘nghẽn” của các quy định cũ, góp phần
lâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh PCMT
vốn dĩ đầy khó khăn, phức tạp.
Thực hiện LuậtPCMT, các cơ quan chức
năng đã chỉ đạo lực lượng chuyên trách tăng
cường nám tình hình, tổ chức đấu tranh
nạnh mẽ trên các tuyến, địa bàn trọng
điểm, tập trung vào tuyến Tây Bác, Bác miền

Trung và Tây Nam, các cảng hàng không Nội
3ài, Tân Sơn Nhất, các thành phố lớn (Hà
Nội, Hải Phịng, TP. Hồ Chí Minh...); đẩy
nạnh cơng tác phối họp, nhất là phối họp
với các địa phương và các lực lượng chức
lăng của các nước có chung đường biên giói
dể triển khai các hoạt động khảo sát, phối
lọp kiểm tra, ngăn chặn từ xa..., qua đó,
ihiều tổ chức, đường dây mua bán, vận
:huyển ma túy lớn trong nước và xuyên
Ipiốc gia được phát hiện, bát giữ, thu giữ
ượng ma túy lớn. Đồng thời, chỉ đạo công
in các tỉnh, thành phố mở các đợt cao điểm
ấn công trấn áp tội phạm ma túy; tổ chức
riệt xóa các điểm, tụ điểm ma túy phức tạp.
Từ năm 2000 - 2018, cơ quan chuyên
:rách phịng, chống tội phạm về ma túy
;huộc Cơng an nhân dân, Bộ đội Biên
Tạp chí Quản lý nhà nước - số 314 (3/2022)

phòng, lực lượng Cảnh sát biển, Hải quan đã
phát hiện, điều tra bát giữ 306.713
vụ/478.200 đối tượng phạm tội về ma túy;
thu giữ 9.697,79 kg heroine; 3.540,79 kg
thuốc phiện; trên 4.327,4 kg cần sa, khoảng
4.736,27 kg ma túy tổng họp; 5.719.982 viên
ma túy tổng họp và nhiều loại ma túy khác
cùng nhiều vũ khí, phương tiện, tài sản có
liên quan. Đề nghị truy tố 241.879 vụ với
316.439 bị can; Tòa án nhân dân các cấp đã

thụ lý xét xử 217.456 vụ án vói 283.588 bị cáo
phạm tội về ma túy, chất lượng truy tố, xét
xử các vụ án về ma túy của ngành Kiểm sát,
Tòa án các cấp được nâng lên, cơ bản bảo
đảm đúng người đúng tội1.
Trong năm 2021, lực lượng Cảnh sát điều
tra tội phạm về ma túy đã phát hiện, triệt
phá nhiều đường dây mua bán, vận chuyển
ma túy lớn, hoạt động liên tuyến, liên tỉnh
và xuyên quốc gia; phối họp với các lực
lượng chức năng phát hiện, bát giữ 26.193
vụ, 38.270 đối tượng; thu giữ hơn 680 kg
heroin; hơn 2,7 tấn và 2,3 triệu viên ma túy
tổng họp; hơn 990 kg cần sa; hơn 140 kg
thuốc phiện, 274 khẩu súng, hàng trăm viên
đạn, hơn 23 tỷ đồng cùng nhiều vật chứng
có liên quan2.
Mặc dù kết quả đấu tranh vói tội phạm
ma túy những năm qua là rất lớn nhưng tình
hình tội phạm và tệ nạn ma túy vẫn tiếp tục
diễn biến phức tạp, là một nguy cơ an ninh
phi truyền thống mang tính xuyên quốc gia.
Ma túy thẩm lậu từ nước ngoài vào trong
nước rất lớn, song chưa ngăn chặn được
ngay từ khu vực biên giói. Nước ta đứng
trước nguy cơ trở thành địa bàn trung
chuyển ma túy quốc tế. Nguyên nhân chủ
yếu do:
Một là, một số quy định của Luật PCMT
chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ vói

quy định của Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố
tụng hình sựvề chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn công tác đấu tranh chống tội phạm ma

71


Nghiên cứu - Trao đổi

túy của lực lượng phòng, chống tội phạm
ma túy của Bộ Tư lệnh - Bộ đội Biên phịng;
về các hành vi có liên quan đến PCMT.
Nhiều quy định khơng cịn phù họp làm hạn
chế hiệu lực và hiệu quả của công tác PCMT.
Hai là, việc xuất, nhập khẩu, quản lý, sử
dụng mẫu vật phục vụ tập huấn, huấn luyện
nghiệp vụ chưa đáp ứng được yêu cầu do
kinh phí bảo đảm cho việc nhập khẩu mâu
ma túy khơng có. Nhu cầu sử dụng mãu ma
túy trong tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ
các cơ quan chuyên trách ngày càng cao nên
kinh phí chưa được bảo đảm để đáp ứng
được nhu cầu.
Ba là, hiệu quả hoạt động kiểm soát, đấu
tranh ngăn chặn ma túy thẩm lậu qua biên
giói, đường biển, đường hàng không vào Việt
Nam tuy đã được nâng lên nhưng chưa tương
xứng vói thực trạng tình hình; tỷ lệ bát giữ các
đối tượng cầm đầu (chủ đầu nậu về ma túy)
còn rất hạn chế. Nhiều đối tượng phạm tội

trốn truy nã qua biên giới chưa bát được.
Bốn là, công tác nám, quản lý địa bàn,
đối tượng hoạt động về ma túy còn hạn chế,
tỷ lệ phát hiện và triệt xóa các cơ sở sản xuất,
chiết xuất, chế ép, tiêu thụ ma túy (nhất là
địa bàn nội địa) thấp; nhiều điểm nóng (địa
bàn trung chuyển ma túy) về ma túy chưa
được triệt xóa.
Năm là, cơng tác phối họp giữa lực lượng
cơng an, hải quan, biên phịng, cảnh sát
biển trong đấu tranh PCMT còn thiếu chặt
chẽ, nội dung phối họp chưa cụ thể và đồng
bộ nên hiệu quả họp tác chưa cao. Việc phối
họp giữa các lực lượng chức năng đấu tranh
chống tội phạm ma túy của các tỉnh giáp
biên vói lực lượng của các nước Lào, Campu-chia, Trung Quốc còn nhiều bất cập.
Sáu là, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ
phục vụ cho công tác phát hiện ma túy,
thông tin liên lạc và giám định ma túy, cồng
tác đấu tranh chống tội phạm ma túy của
các lực lượng còn thiếu.

72

Bảy là, nguồn nhân lực thực hiện cơng
tác đấu tranh phịng, chống tội phạm ma túy
của các cơ quan ở trung ương và địa phương
còn thiếu về số lượng. Một bộ phận cán bộ,
chiến sĩ, công chức nhận thức về công tác
đấu tranh PCMT chưa đầy đủ và chưa tương

xứng vói nhiệm vụ được giao; cán bộ chuyên
trách PCMT một số đơn vị còn yếu về kỹ
năng quản lý, kỹ năng nghiệp vụ thu thập xử
lý thông tin, phát hiện, điều tra xác minh các
đối tượng có nghi vấn. Cơng tác đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực làm công tác quản lý
nhà nước và đấu tranh chưa được chú trọng
đúng mức. Chế độ, chính sách cho đội ngũ
cán bộ, chiến sĩ, công chức thực hiện nhiệm
vụ đấu tranh PCMT chưa đáp ứng với thực
tế, chưa thực sự tạo động lực cho họ yên tâm
thực thi nhiệm vụ.

2. Giải pháp nhằm tăng cường phòng,
chống tội phạm về ma túy hiện nay

Để phát huy sức mạnh tổng họp của cả hệ
thống chính trị, toàn dân; tăng cường chỉ đạo
làm chuyển biến nhận thức về nhiệm vụ và
trách nhiệm, nâng cao hiệu quả phối họp
giữa các bộ, ngành, địa phương trong PCMT,
nhất là vai trò của người đứng đầu. Triển khai
đồng bộ các giải pháp, lấy phịng ngừa là
chính, đấu tranh ngăn chặn ma túy từ xa, từ
sớm là quan trọng để giải quyết tổng thể cả
về giảm cung, giảm cầu và giảm tác hại của
ma túy, theo đúng quan điểm, phương châm
là PCMT như phòng, chống dịch Covid-19,
đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương cần:
Thứ nhất, tập trung triển khai thực hiện

có hiệu quả Luật PCMT năm 2021, cùng với
đó là các văn bản quy định chi tiết thi hành
Luật, Quyết định số 1452/QĐ-TTg ngày
31/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình PCMT giai đoạn 2021 2025 và các văn bản chỉ đạo có liên quan.
Thứ hai, tập trung nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước về PCMT cụ thể: (1) Tăng
cường hiệu lực, hiệu quả trong chỉ đạo, điều
Tạp chí Quản lý nhà nước - số 314 (3/2022)


Nghiên cứu - Trao đổi

hành và quản lý nhà nước về công tác
PCMT; (2) Nâng cao hiệu quả công tác tuyên
truyền, giáo dục PCMT; (3) Đổi mới, nâng
cao hiệu quả công tác quản lý người sử dụng
trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy,
công tác cai nghiện và quản lý sau cai; (4)
Nâng cao hiệu quả họp tác quốc tế về PCMT.
Thứ ba, chú trọng giải pháp nâng cao
năng lực, hiệu quả phòng, chống tội phạm
ma túy của các lực lượng chun trách.
Trong đó, cần nắm, phâq tích, dự báo và
đánh giá đúng tình hình tội phạm về ma túy,
nhất là khu vực biên giới; xác định rõ vai trị
chủ trì, chủ cơng, nịng cốt của lực lượng
cơng an, tham mưu trực tiếp cho cấp ủy,
chính quyền, phối họp chặt chẽ, đồng bộ
các lực lượng trong phòng ngừa, đấu tranh

với tội phạm về ma túy, nhất là các biện
pháp phòng, ngừa xã hội và phòng ngừa
nghiệp vụ.
Thứ tư, tập trung triệt phá các băng
nhóm, tổ chức, đường dây tội phạm về ma
túy, nhất là các tổ chức, đường dây hoạt
động xuyên quốc gia, các băng nhóm tội
phạm có vũ trang vận chuyển trái phép ma
túy qua biên giới; tổ chức đấu tranh đồng
bộ, liên hoàn trên các địa bàn trọng điểm,
bắt giữ cả đường dây, đối tượng cầm đầu,
truy nguyên nguồn gốc ma túy. Phát hiện và
kịp thời đấu tranh ngăn chặn hoạt động lợi
dụng xuất, nhập khẩu để vận chuyển trái
phép chất ma túy qua cửa khẩu, cảng biển.
Ngăn chặn không để tội phạm ma túy lợi
dụng Việt Nam làm địa bàn sản xuất, tàng
trữ, trung chuyển ma túy quốc tế; làm tốt
công tác vận động đầu thú và bát giữ đối
tượng truy nã phạm tội về ma túy. Tiến hành
theo đúng quy định của pháp luật trong các
hoạt động điều tra, thu thập tài liệu, chứng
cứ phục vụ cơng tác truy tố, xét xử kịp thịi,
đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội
ohạm, không để xảy ra oan sai.
Thứ năm, nâng cao hiệu quả phối họp
dấu tranh giữa các lực lượng chuyên trách
Tạp chí Quản lý nhà nước - Sô 314 (3/2022)

PCMT từ trung ương đến địa phương. Kịp

thời rút kinh nghiệm việc thực hiện các kế
hoạch phối họp nhàm bổ sung các nội dung,
biện pháp phù họp để triển khai có hiệu quả
các kế hoạch này. Tăng cường công tác quản
lý nhà nước trong PCMT và kiểm soát ma túy,
phối họp quản lý, giám sát chặt chẽ không để
tội phạm ma túy lợi dụng hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu, sản xuất - kinh doanh các
loại tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng
thần, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền
chất để sản xuất, điều chế ma túy.
Thứ sáu, thường xuyên kiểm tra, giám
sát các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện
về an ninh trật tự, nhàm phát hiện, ngăn
chặn, xử lý nghiêm minh hành vi mua bán,
tổ chức, chứa chấp sử dụng trái phép ma
túy. Kịp thời phát hiện, triệt phá diện tích
trổng và tái trồng cây có chứa chất ma túy.
Thứ bảy, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng
các thành tựu của khoa học - công nghệ và kỹ
thuật hiện đại phục vụ công tác PCMT; sửa
chữa nâng cấp, bổ sung các phương tiện,
thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thông tin liên lạc
cần thiết, hiện đại để phục vụ công tác, chiến
đấu..., bảo đảm an toàn, hiệu quả cho các lực
lượng chuyên trách PCMTŨ
Chú thích:
1. Bộ Cơng an. Dự thảo báo cáo tổng kết 10
năm thi hành Luật Phòng, chống ma túy (2008 2018). Hà Nội, 2019.
2. Lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma

túy quyết tâm hoàn thành xuất sác nhiệm vụ
công tác năm 2022. ,
ngày 13/01/2022.
Tài liệu tham khảo:
1. Điều 8 Bộ luật Hình sựnăm 2015.
2. Điều 44 Luật Phòng, chống tham nhũng
năm 2021.
3. Luật Phòng, chống ma túy năm 2021.
4. Quyết định số 1452/QĐ-TTg ngày
31/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
chưong trình phịng, chống ma túy giai đoạn
2021 -2025.



×