Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Quyền được xét xử công bằng của bị cáo tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự ở việt nam thực trạng và kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.27 KB, 5 trang )

THỰC TIỄN PHÁP LUẬT

QUYỂN DƯỢC XÉT xử CỐNG BẰNG CỦA BỊ CÁO
TẠI PHIÊN TỊA XÉT xử vụ ÁN HÌNH sự ồ VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ
Võ Quốc Tuấn

TS. Chánh án Tịa án TP. Nha Trang, tình Khánh Hịa
Thơng tin bài viết:

Tóm tắt:

Từ khóa: Quyền được xét xử
cơng bằng, bị cáo, phiên tịa, vụ
án hình sự.

Quyền được xét xử cơng bằng của người bị buộc tội trong đó có bị cáo là một
ttong những quyền hiến định. Tuy nhiên, quy định của pháp luật về quyền
được xét xử công bằng của bị cáo tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự cịn có
những bất cập, hạn chế. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích thực
trạng quy định của pháp luật về quyền được xét xử cơng bằng của bị cáo tại
phiên tịa xét xử vụ án hình sự và đề xuất kiến nghị hồn thiện.

Lịch sử bài viết:

Nhận bài
Biên tập
Duyệt bài

: 29/12/2021
: 16/01/2022
: 18/01/2022



Article Infomation:

Abstract:

Keywords: Right to a fair trial;
defendants; trial; criminal case.

The right to a faứ trial of the accused persons, including the defendants is one
of those under the Constitution. However, the legal provisions on the right
to a fair trial of the accused persons at the trial of criminal cases still appear
shortcomings and inconsistency. Within the scope of this article, the author
provides an analysis of the current status of the law on the right to a fair trial
of the accused persons at the trial of a criminal case and also proposes a
number of recommendations for further improvements.

Article History:
Received
Edited
Approved

: 29 Dec. 2021
: 16 Jan. 2022
: 18 Jan. 2022

1. Khái niệm quyền được xét xử công bằng
của bị cáo tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự
Quyền được xét xử cơng bằng được ghi nhận
trong các văn kiện pháp lý quốc tế. Điều 10
Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 quy

định rằng, mọi người đều được hưởng quyền
bình đẳng hồn tồn trong việc xem xét cơng
khai và cơng bằng bởi một Tịa án “có năng
lực, độc lập và không thiên vị”1. 1Khoản 1 Điều
14 Cơng ước quốc tế về các quyền dân sự và
chính trị năm 1966 quy định: “mọi người đều
có quyền được xét xử cơng bàng và cơng khai
bởi một tịa án có thẩm quyền, độc lập, khơng

thiên vị và được lập ra trên cơ sở pháp luật để
quyết định về lời buộc tội người đó trong các
vụ án hình sự (VAHS), hoặc để xác định quyền
và nghĩa vụ của người đó trong các vụ kiện dân
sự”. Quyền xét xử công bằng trở thành nguyên
tắc được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật
Việt Nam. Tuy chưa được giải thích rõ ràng
nhưng xét xử công bằng được hiểu là “xét xử
không thiên vị, tư thù, tư ốn thì phán quyết
của Tịa án mới được coi là nhân danh công
lý”2. Đồng thời, mọi sự phân biệt đối xử, kỳ thị,
thiếu khách quan, không vô tư của người tiến
hành tố tụng được coi là những hành vi vi phạm

1 />2 Phạm Văn Hùng (2014/ Hiến pháp năm 2013 với chế định bào đảm quyền con người về tư pháp hình sự,
in trong sách “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - nên tảng chính trị - pháp lý cho cơng
cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong thời kỳ mới, Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội, tr.186 - 187.
-------------------------------- ỵ

NGHIÊN CỨU


Số 04 (452) - T2/2022

LẬP PHÁP

47


THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
pháp luật. Tại phiên tịa hình sự các thành viên
của Hội đồng xét xử không được biểu hiện cảm
tình hoặc có bất kỳ định kiến nào khác để làm
sai lệch kết quả xét xử; không được phát biểu
hay đưa ra bất cứ bình luận nào có thể làm ảnh
hưởng tới vụ việc mình đang giải quyết.
Xét xử cơng bằng là một ngun tắc mới
trong pháp luật hình sự Việt Nam nhưng nội
dung của nguyên tắc được thể hiện bởi nhiều
nguyên tắc khác nhau3. Bộ luật Tố tụng hình sự
(BLTTHS) năm 2015 quy định nhiều nguyên
tắc trong hoạt động tố tụng đều chứa đựng tinh
thần xét xử công bằng, bảo đảm quyền con
người4. Như vậy, có thể khẳng định quyền được
xét xử công bằng là một tập hợp các quyền về
mặt tố tụng, bao gồm: quyền được bào chữa,
được suy đốn vơ tội, quyền được xét xừ bởi
một tịa án độc lập, cơng khai, quyền kháng
cáo, quyền được bồi thường trong trường hợp
xét xử oan sai, quyền không bị áp dụng các quy
định của pháp luật có hiệu lực hồi tố, quyền
không bị xét xử hai lần về cùng một tội phạm...

Trong Nhà nước pháp quyền, việc luật hóa mối
quan hệ giữa bị cáo với các cơ quan tiến hành
tố tụng, người tiến hành tố tụng và các chủ thể
khác thông qua việc quy định về các quyền của
bị cáo tại phiên tịa, trong đó có quyền được đối
xử công bằng là yêu cầu bắt buộc. Mặt khác,
bảo đảm quyền được xét xử công bằng của bị
cáo được coi là nguyên tắc hoạt động của các
cơ quan tố tụng thì cần phải quy định nội dung
quyền năng của bị cáo cũng như trách nhiệm
của Nhà nước tại phiên tịa xét xử VAHS.
Từ những phân tích trên có thể đi đến kết luận
rằng pháp luật về quyền được xét xử cơng bằng
của bị cáo tại phiên tịa xét xử VAHS là tổng thể
các quy phạm pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ,
thống nhất điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa bị
cáo và các cơ quan tiến hành tổ tụng, người tiến
hành tố tụng và các chủ thể khác, được thể hiện
trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ

quan nhà nước có thấm quyền ban hành nhằm
góp phần bảo đảm phiên tịa hình sự được xét xử
khách quan, vô tư và không thiên vị.
Khái niệm trên cho thấy, pháp luật về quyền
được xét xử công bằng của bị cáo tại phiên tịa
xét xử VAHS có cấu trúc chặt chẽ về nội dung
lẫn hình thức, về nội dung, pháp luật trong lĩnh
vực này điều chỉnh chủ yếu là mối quan hệ giữa
bị cáo và Nhà nước tại phiên tòa xét xử VAHS
(đại diện là Tòa án, Viện kiểm sát), các chủ thể

khác (mối quan hệ giữa bị cáo với người bào
chừa, với người tham gia tố tụng), bao gồm các
nhóm chế định quy định nội dung các quyền
được xét xử công bằng của bị cáo, các nguyên
tắc trong xét xử VAHS, trách nhiệm của cơ
quan, người tiến hành tố tụng... về hình thức,
quy định về quyền được xét xử cơng bằng của
bị cáo tại phiên tịa xét xử VAHS được thể hiện
trong các văn bản quy phạm pháp luật với các
cấp độ hiệu lực pháp lý khác nhau từ Hiến pháp
đến các đạo luật và các văn bản dưới luật.
2. Thực trạng pháp luật về quyền đưực xét
xử cơng bằng của bị cáo tại phiên tịa xét xử
vụ án hình sự ờ Việt Nam hiện nay
2.1. Những kết quả đạt được
Trước năm 2013, quyền được xét xử công
bằng của bị cáo tại phiên tòa xét xử VAHS chưa
được pháp luật trực tiếp ghi nhận. Đến Hiến
pháp năm 2013 quyền này mới được quy định
tại khoản 2 Điều 31: “Người bị buộc tội phải
được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật
định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử
kín theo quy định của luật thì việc tun án phải
được cơng khai”. Ngồi ra, các khoản khác của
Điều 31 và một số điều khác của Hiến pháp như
Điều 102, Điều 103 quy định một số quyền tố
tụng của người bị buộc tội chứa đựng nội dung
quyền được xét xử cơng bằng. Cụ thể hóa quy
định trên đây của Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ
chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định: “Tòa

án nhân dân xét xử kịp thời trong thời hạn luật

3 Xem: Nguyễn Trần Như Khuê (2017), Nguyên tắc xét xử kịp thời, công bằng, cơng khai theo Điều 25 của
BLTTHS năm 2015, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3/2017, tr. 63 - 66.
4 Hoàng Anh Tuyên (2019), Bào đảm quyển được xét xứ cơng bằng trong BLTTHS năm 2015, Tạp chí khoa
học kiểm sát, số 6 năm 2019, ư.3 - 12.
Ị. Q

NGHIÊN CỨU

Ị---------------------------------

LẬP PHÁPJ SỐ 04 (452) - T2/2022


THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
định, bảo đảm công bằng” (Điều 11). BLTTHS
năm 2015 quy định: “Tòa án xét xử kịp thời
trong thời hạn luật định, bảo đảm công bằng...”
(Điều 25). So với Điều 50 BLTTHS năm 2003,
Điều 61 BLTTHS năm 2015 quy định bị cáo có
một số quyền mới như quyền được “trình bày
ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan
và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng kiểm tra, đánh giá”. Quy định này có ý
nghĩa giúp bị cáo cung cấp thêm những chứng
cứ gỡ tội, chứng minh bị cáo không phạm tội
hoặc chứng minh những tình tiết giảm nhẹ hình
phạt cho bị cáo. Bị cáo có quyền được “trình
bày lời khai,..., khơng buộc phải đưa ra lời khai

chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình
có tội”. Bị cáo có quyền “đề nghị chủ tọa phiên
tịa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên
tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên
tịa”. Bị cáo có quyền được “xem biên bản phiên
tịa, yêu cầu ghi nhũng sửa đổi, bổ sung vào biên
bản phiên tịa”. Pháp luật về quyền được xét xử
cơng bằng của bị cáo tại phiên tòa xét xử VAHS
được thể hiện thơng qua các ngun tắc trong
tố tụng hình sự, được quy định trong BLTTHS
năm 2015 (từ Điều 4 đến Điều 12, Điều 18, Điều
19, Điều 29 đến Điều 31, Điều 58, Điều 74).
Quy định về quyền được xét xử cơng bằng cịn
được thể hiện qua các quy định về trách nhiệm,
nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng, về chứng
cứ và quá trình đánh giá chứng cứ, chứng minh
trong tố tụng hình sự, về các biện pháp ngăn
chặn trong tố tụng hình sự, về các quy định về
trình tự, thủ tục tiến hành phiên tòa, về khiếu nại
tố cáo trong tố tụng hình sự được ghi nhận tại
BLTTHS năm 2015, Luật Tổ chức Tòa án nhân
dân năm 2014, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân
dân năm 2014, Luật về Trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước năm 2017.... Tóm lại, pháp luật
hình sự “đang hướng tới những quy định bảo
đảm dân chủ, minh bạch, khách quan hon trong

hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, chống bức
cung, nhục hình; bảo đảm nguyên tắc tranh tụng
trong xét xử; bảo đảm nguyên tắc suy đốn vơ

tội và quyền bào chữa.. .”5 qua đó góp phần bảo
đảm quyền được xét xử cơng bằng của bị cáo tại
phiên tòa xét xử VAHS.
2.2. Những bất cập, hạn chế và nguyên nhăn
Bên cạnh những kết quả đạt được trên đây,
pháp luật về quyền được xét xừ cơng bàng của
bị cáo có những bất cập, hạn chế:
Một là, một số quy định trong BLHS năm
2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017
(BLHS năm 2015) có tính chất định tính cần
phải có hướng dẫn cụ thể, chi tiết mới áp dụng
thống nhất như quy định “hậu quả nghiêm
trọng”, “gây hậu quả nghiêm trọng”, “rất
nghiêm trọng”, “số lượng lớn”, “rất lớn”, “đặc
biệt lớn”, “do chuyển biến của tinh hình mà
người phạm tội khơng cịn nguy hiểm cho xã
hội nữa” thì được miễn trách nhiệm hình sự
(Điều 29)... Bên cạnh đó, quy định BLTTHS
năm 2015 về căn cứ khơng khởi tố tụ án hình sự
chưa đề cập các trường hợp miễn trách nhiệm
được quy định tại Điều 29 dẫn đến những cách
hiểu khác nhau.
Hai là, địa vị pháp lý của người bào chữa
cho người bị buộc tội nói chung và bị cáo nói
riêng, quyền bào chừa của bị cáo chưa hoàn
toàn được độc lập với các chủ thể khác thể
hiện thơng qua các quy định về trình tự xét
hỏi và xét hỏi bị cáo (Điều 307, Điều 309 cùa
BLTTHS năm 2015). Một số quy định về quyền
của người bào chữa cịn mang nặng tính hình

thức (được quy định tại khoản 1 Điều 73 của
BLTTHS năm 2015) hoặc khó khăn thực hiện
vì quy định “những gi có thật nhưng khơng
được thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTHS
quy định thì khơng có giá trị pháp lý và khơng
được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án”
(khoản 2 Điều 87 của BLTTHS nam 2015)6.

5 Ban cán sự Đảng Chính Phủ: Báo cáo số: 1182 - BC/BCSĐCP ngày 13/11/2019 Tống kết Nghị quyết số
48-NQ/TW ngày 24/5/2005 cùa Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thong pháp luật Việt
Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Hà Nội. 2019, ư.16.
6 Xem; Võ Quốc Tuấn (2021), Báo đàm quyển bình đẳng cùa bị cáo trong xét xử sơ thâm vụ án hình sự cùa
Tịa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 03+04 (427+428), tháng 2/2021.
--------------------------------ỵ

NGHIỀN ciru

Số 04 (452) - T2/2022\_LẠP PHÁP

rQ


THỰC TIẼN PHÁP LUẬT
Những bất cập trên đây làm hạn chế khả năng
thụ hưởng quyền được xét xử công bằng của bị
cáo trong phiên tịa hình sự.
Ba là, hiện nay, mơ hình tố tụng ở nước ta
là mơ hình tố tụng thẩm vấn, xét hỏi có “cài đặt
những yếu tố tranh tụng... dồn toàn bộ gánh
nặng chứng minh lên cơ quan nhà nước thể

hiện là các cơ quan tiến hành tố tụng”7. Do vậy,
trong hoạt động tố tụng hình sự nói chung và
xét xử VAHS nói riêng ln “đề cao vai trò và
nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng
đã vơ tình bỏ qn tính cơng bằng”8. Pháp luật
vẫn chưa phân định rõ ràng thủ tục tranh tụng
và xét hỏi tại phiên tòa xét xử VAHS mặc dù
khoản 5 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 đã ghi
nhận “nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được
bảo đảm”. Việc phân định chức chức nâng của
các cơ quan tố tụng, nhiệm vụ của những người
tiến hành tố tụng trong xét xử cũng chưa thật sự
rõ ràng, một chủ thể có thể cùng lúc thực hiện
hai nhiệm vụ (tại phiên tòa, Kiểm sát viên đồng
thời thực hiện nhiệm vụ buộc tội và giám sát
hoạt động tư pháp) trong khi vai trò của người
bào chữa chưa thực sự được đề cao, ngang
bằng với bên buộc tội. Điều đó làm cho hoạt
động tranh luận ở nhiều phiên tịa chưa thực sự
có chiều sâu.
Bốn là, so với BLTTHS năm 2003, BLTTHS
năm 2015 đã bổ sung nhiều quy định mới nhàm
khẳng định vai trò của người bào chừa, đồng
thời giúp cho người bị buộc tội có vị trí cơng
bằng trong q trình tranh tụng, trong q trình
chứng minh sự vơ tội hoặc làm giảm trách
nhiệm hình sự cho mình. Tuy nhiên, trên thực
tế, việc thực hiện quyền này cịn có nhiều hạn

chế dẫn đến việc người bị buộc tội chưa được

bảo đảm quyền được xét xử công bằng9. Quyền
được nhận các quyết định tố tụng như nhận cáo
trạng, nhận quyết định đưa ra xét xử, được biết
mình bị truy tố về tội gì... sẽ góp phần bảo đảm
quyền được xét xử công bằng của bị cáo. Tuy
nhiên, trong thực tế ở một số phiên tịa hình sự,
“bị cáo không được giao cáo trạng, nhận quyết
định đưa vụ án ra xét xử hoặc nhận được cáo
trạng, quyết định đưa vụ án ra xét xừ nhưng
không đảm bảo thời hạn luật định và khi bị cáo
yêu cầu hoãn phiên tịa để đảm bảo quyền của
bị cáo thì Điều 297 BLTTHS năm 2015 chưa
có quy định cụ thể về nội dung này”1011
. BLTTHS
năm 2015 quy định cụ thể về thời gian nghị
án, nhưng chưa quy định và chưa có biện pháp
giám sát hoạt động nghị án của Hội đồng xét
xừ (HĐXX). Pháp luật cũng chưa có cơ chế
bảo đảm sự độc lập hoàn toàn cho HĐXX nghị
án (Điều 326). Điều này đã làm hạn chế phần
nào bầu khơng khí dân chủ cũng như sự bảo
đảm cho bị cáo thực hiện quyền bào chữa của
mình. Một khi quan hệ tố tụng thiếu bình đăng,
hay quan hệ tố tụng hình sự bị hành chính hóa11
thì quyền được xét xử cơng bằng của bị cáo
cũng khó được thực thi trên thực tế.
Năm là, một số quy định của pháp luật về
bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội
nói chung và bị cáo nói riêng chưa thống nhất.
Một số quy định của pháp luật về chứng cứ, các

nguyên tắc đánh giá, sừ dụng và loại trừ chứng
cứ; chủ thể thu thập chứng cứ chưa thực sự
hướng đến việc bảo vệ tối đa quyền của người
bị buộc tội, quyền của người bào chữa. Nhiều
quy định về thủ tục liên quan đến quyền của

7 Đinh Thế Hưng (2020), về tố tụng công bằng trong tố tụng hình sự Việt Nam, tạp chí Luật sư Việt Nam điện
tử, nguồn: , ngày 28/3/2020.
8 />9 Nguyễn Trần Như Khuê (2020), Bảo đảm xét xử công bằng cho người bị buộc tội thông qua quy định quyền
bào chữa cùa người bị buộc tội, Tạp chí khoa học kiểm sát, số chuyên đề số 3, năm 2020, tt.43-47.
10 Lê Đinh Nghĩa (2021), Một số bất cập thực hiện ngun tắc tranh tụng trong BLTTHS năm 2015, tạp chí
Tịa án nhân dân điện tử, nguồn: , ngày 20/5/2021.
11 Trần Ngọc Đường (2014), Những điềm mới trong Hiến pháp năm 2013 về cải cách tư pháp trong sách:
trong sách Bình luận khoa học Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013, Nxb. Lao động, Hà
Nội. 2014, tt.488.
Efl
□u

NGHIẺN Cứu

,---------------------------------

LẬP PHÁP J SỐ 04 (452) - T2/2022


THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
người bị buộc tội còn phiền hà, phức tạp. Thực
tiễn cho thấy “hồ sơ VAHS cịn có xu hướng
nặng về buộc tội và tại phiên tòa Kiểm sát viên
còn tập trung vào bảo vệ cáo trạng, dẫn tới

ngun tắc suy đốn vơ tội và quyền bào chữa
của bị can, bị cáo trong một số trường hợp khó
bảo đàm, tôn trọng thực sự”12.
Những bất cập, hạn chế ưên đây có nhiều
ngun nhân. Bảo đảm quyền được xét xử
cơng bằng của bị cáo cần được đặt trong tổng
thể của việc đổi mới mơ hình tố tụng và phải
được thực hiện đồng bộ với các quyền tố tụng
khác và tiến hành đồng thời với việc hoàn thiện
pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ
quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
và các thiết thế có liên quan đến hoạt động
xét xử; tuy nhiên, việc thể chế hóa những chủ
trương của Đảng về cải cách tư pháp bảo đảm
quyền của bị cáo nói chung và quyền được xét
xử cơng bằng của bị cáo tại phiên tịa xét xử
VAHS chưa bảo đảm tính đồng bộ, hệ thống.
Việc cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về
quyền được xét xử cơng bằng nói chung và
quyền được xét xử cơng bằng của bị cáo tại
phiên tịa xét xử VAHS chưa được quan tâm
đúng mức. Hoạt động tổng kết, đánh giá thực
tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về bảo
đảm quyền xét xử công bằng trong tố tụng hình
sự chưa được tiến hành thường xun để có
những kiến nghị lập pháp phù hợp.
3. Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định
của pháp luật về quyền được xét xử cơng
bằng của bị cáo tại phiên tịa xét xử vụ án
hình sự ờ Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu chủ trương
cải cách tư pháp của Đảng, kịp thời thể chế
hóa bằng pháp luật quyền được xét xử cơng
bằng của người bị buộc tội, trong đó có quyền
được xét xử công bằng bị cáo thông qua việc
sửa đổi, bổ sung các quy định phần các tội
phạm của BLHS hiện hành theo hướng quy
định cụ thể, rõ ràng các dấu hiệu định tội, định

khung hình phạt để đảm bảo các dấu hiệu đó
được hiểu chính xác và được áp dụng thống
nhất. Cơ quan có thẩm quyền cần ban hành
văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất các
quy định mang tính định tính liên quan đến
quyền được xét xử công bằng của bị cáo trong
BLHS năm 2015.
Thứ hai, tiếp tục nghiên cứu hồn thiện
pháp luật hình sự trên cơ sở cụ thể hóa quy
định của Hiến pháp về quyền được xét xử cơng
băng nói chung và quyền được xét xử cơng
bằng của bị cáo trong tố tụng hình sự. Tiếp tục
ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng
dẫn các quy định của BLTTHS hiện hành liên
quan đến quyền được xét xử cơng băng cùa bị
cáo trong phiên tịa hình sự như ngun tắc suy
đốn vơ tội, ngun tắc tranh tụng tại phiên
tòa, nguyên tắc xét xử kịp thời, công bằng,
công khai. Ban hành quy định hướng dẫn thực
hiện quyền bào chữa của người bị buộc tội và
quy định về quyền và nghĩa vụ cùa người bào

chữa trong tố tụng hình sự; rà sốt, cải cắt bỏ
những thủ tục gây khó khăn liên quan đến việc
cấp giấy chứng nhận bào chữa.
Thứ ba, ban hành văn bản quy phạm pháp
luật hướng dẫn thực hiện thống nhất quy định
của BLTTHS năm 2015 về trình tự thực hiện
hoạt động xét hỏi, hoạt động tranh luận tại
phiên tịa hình sự; phân biệt hoạt động xét hỏi
và tranh luận tại phiên tịa hình sự. Quy chế
hóa trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng,
người tiến hành tố tụng, quy định rõ nhiệm
vụ của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Hội
đồng xét xử, Kiểm sát viên trong việc bảo đảm
quyền được xét xử công bằng của bị cáo tại
phiên tòa xét xử VAHS.
Thứ tư, đẩy mạnh hoạt động tổng kết, đánh
giá thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật
về bảo đảm quyền xét xử cơng bằng trong tố
tụng hình sự trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm
của các quốc gia có mơ hình tố tụng tiến bộ để
có những kiến nghị lập pháp phù hợp ■

12 ủy ban Thường vụ Quốc hội (2015), Báo cáo kết quả giám sát về "Tinh hình oan, sai, sai trong việc áp dụng pháp
luật về hình sự, TTHS và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan, sai trong hoạt động TTHS theo quy định của
pháp luật ” của Quốc hội khóa xin., tr. 15.
-------------------------------- ỵ

NGHIÊN Cứu

Số 04 (452) - T2/2Ũ22


LẬP PHÁP

51



×