Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bai thu hoach chinh tri he 2011 (de 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.32 KB, 2 trang )

BAI THU HOACH CHINH TRI HÈ 2011 (De 2)
Hãy phân tích phương hướng phát triển đào tạo của Việt Nam trong nhiệm kì 2011 - 2016
theo tinh thần báo cáo chính trị tại Đại hội tồn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam ?
Anh (chị) có đề xuất gì để đổi mới căn bản tồn diện sự nghiệp Giáo dục nước nhà hiện nay
và trong thời gian tới ?
Bài Làm
Ở bất cứ quốc gia nào, giáo dục và đào tạo Giáo dục và Đào tạocũng luôn được coi là vấn
đề then chốt và là “quốc sách hàng đầu”. Vai trò của GD & ĐT trong việc đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển nhiều mặt của nền kinh
tế - xã hội là điều không thể phủ nhận.
Đúng vậy, trong xu thế hội nhập, đòn bẩy giúp cho nhiều quốc gia có những bước tiến
nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc chính là ở GD & ĐT. Thấy rõ vai trị và tầm quan trọng đó, trong
nhiều kì đại hội gần đây, Đảng ta đã xây dựng định hướng phát triển GD & ĐT, coi đây là lĩnh vực
then chốt, tạo điều kiện cho GD & ĐT thực hiện sứ mệnh đi trước, đón đầu. Quan điểm của Đảng
về đường lối phát triển giáo dục và đào tạo thể hiện ở Nghị quyết Trung ương 2 Khoá VIII; Nghị
quyết của Hội nghị lần thứ 6, lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX; Văn kiện Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X. Từ các văn kiện đó, đường hướng phát triển GD &ĐT được
chỉ đạo như sau:
- Coi GD & ĐT là quốc sách hàng đầu cùng với khoa học và công nghệ là yếu tố quyết
định góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.
- GD & ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, với khoa học cơng nghệ và
củng cố quốc phịng an ninh. Xây dựng con người có đầy đủ phẩm chất để xây dựng và bảo vệ đất
nước.
- GD & ĐT là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội.
Đại hội Đảng lần thứ XI trên cơ sở kế thừa những tư tưởng chỉ đạo có tầm chiến lược của
các kì đại hội trước đó đã tiếp tục quan tâm đến GD &ĐT, với tinh thần chỉ đạo quyết liệt yêu cầu:
Phải Đổi mới và phát triển toàn diện, mạnh mẽ GD & ĐT.Nhìn lại chặng đường đã qua của nền
GD & ĐT của nước nhà, không phải khơng có những quan ngại. Chúng ta đã tự hào với những kết
quả nổi trội trong các kì thi học sinh giỏi quốc tế, chúng ta đã làm một phép “quy đồng” chất
lượng GD & ĐT của cả nước. Tuy nhiên, theo đánh giá của UNESCO về chỉ số phát triển giáo dục
cho mọi người, vị trí Việt Nam trong bảng xếp hạng các nước là khá thấp. Còn theo Diễn đàn Kinh


tế Thế giới (WEF) đánh giá, một trong ba "vùng lõm" của Việt Nam là đào tạo và giáo dục đại học.
Đây quả thật là những khuyến cáo rất đáng quan tâm.
Đại hội Đảng lần thứ XI với tinh thần đổi mới mạnh mẽ, toàn diện GD &ĐT với những
định hướng khá cụ thể: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển
nhanh giáo dục và đào tạo.
Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi quan tâm đến quan điểm “Đổi mới căn bản, toàn diện
nền GD & ĐT của Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội
nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lý là khâu then chốt” .
Tinh thần của quan điểm về sự đổi mới căn bản, toàn diện là tinh thần đã được tổ chức
UNESCO xác định trong khi xây dựng 4 trụ cột căn bản của q trình GD & ĐT. Theo đó Học để
biết (Learning to know), Học để làm (Learning to do), Học để tự khẳng định (Learning to be) và
Học để cùng chung sống (Learning to live together).
Nền giáo dục truyền thống của chúng ta gần như chỉ chú trọng đến hai vấn đề: Học để biết
và học để làm. Chính vì vậy thành quả của GD &ĐT nước nhà không tránh khỏi khập khiễng, phiến
diện. Chưa một trường đại học nào của Việt Nam được xếp thứ hạng về chất lượng trên thế giới.
Những cuộc thi quốc tế có giải cao phần lớn do khả năng của cá nhân thầy và trò, phần nữa do cơ
chế bồi dưỡng “gà chọi” là vấn đề vốn rất thịnh hành ở nước ta. Chính vì vậy quan điểm đổi mới
căn bản, tồn diện quyết định cho những thay đổi lớn lao cho nền GD & ĐT nước ta. Nó tránh
được căn bệnh thành tích, chú ý “điểm” mà thiếu “diện”. Nó địi hỏi hội nhập một cách triệt để,


bản chất với nền giáo dục tiên tiến của nhân loại. Trong xu thế quản lý chất lượng toàn diện, GD &
ĐT cũng phải xác định hạt nhân của sự phát triển. Theo đó trong định hướng phát triển “Phát triển
giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng
chuẩn hố, hiện đại hố, xã hội hố, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế
quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt.” Đây là một
quan điểm đúng đắn thể hiện sự đổi mới, bám sát vào thực tiễn. GD & ĐT không tách rời với xu thế
phát triển chung. Cũng như vậy, công tác GD & ĐT phải thể hiện tính hiệu quả. Một định hướng
quá chung chung, mang tính dàn trải sẽ khiến cơng tác GD & ĐT có nguy cơ bị cào bằng, dễ chỉ

được nhìn nhận ở phương diện bề nổi mà thiếu chiều sâu. Tuy nhiên điều quan trọng khơng chỉ
dừng lại ở định hướng. Q trình tổ chức thực hiện theo đúng sự chỉ đạo để không chệch đường
lối, khơng máy móc, cứng nhắc lại là u cầu thuộc về cả hệ thống chính trị, mà trước tiên là bộ
máy quản lý nhà nước. Theo đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục phải gắn liền với hiệu quả, đầu ra
của hoạt động giáo dục. Hệ thống hành lang pháp lý phải đảm bảo sự chặt chẽ và có hiệu lực. Hệ
thống các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng phải theo những chuẩn mực quốc tế trên cơ sở
phù hợp với điều kiện Việt Nam. Chính sách giáo dục cần phải bám sát thực tế, bám sát đối tượng
và có tác động tích cực góp phần làm chuyển đổi chất lượng giáo dục. Công tác thanh tra, kiểm tra
các hoạt động giáo dục đòi hỏi phải tích cực, có tác dụng điều chỉnh, đưa hoạt động GD & ĐT đi
vào khuôn khổ. Đây là điều cần thiết trong bối cảnh chúng ta đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động giáo
dục.
Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên với định hướng
là vấn đề then chốt cũng cho thấy yêu cầu cao đối với các nhân tố quan trọng có tầm quyết định
đến sự đổi mới chất lượng của nền giáo dục nước ta. Thực tế sự tụt hậu của nền GD & ĐT khơng
tách khỏi trình độ và kỹ năng quản lý của các nhà quản lý, và của cả ở chất lượng của đội ngũ giáo
viên. Mặc dù ngành GD & ĐT cũng đã nỗ lực với những biện pháp khá mạnh tay, tuy nhiên sự
thiếu đồng bộ và chưa thực sự kiên quyết cũng là một trong những nguyên nhân khiến chưa có sự
chuyển biến tích cực. Trong bối cảnh đó, định hướng của Đại hội XI sẽ trở thành đòn bẩy thúc đẩy
sự chuyển biến thực sự, bền vững cho nền GD & ĐT Việt Nam.
Tựu trung lại có thể nói rằng, những quan điểm định hướng phát triển giáo dục thể hiện
trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI đã chứng tỏ tầm nhìn trong một giai đoạn mới, đặt hoạt
động GD & ĐT gắn liền với xu thế phát triển chung của nhân loại và của quốc gia. Đó là nền tảng
tư tưởng vững chắc để nền GD & ĐT Việt Nam có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu”
như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.



×