BÀI THU HOẠCH CHÍNH TRỊ HÈ
NĂM 2011
Họ và tên: Nguyen van A
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THCS THỊ TRẤN LẤP VÒ
Câu hỏi viết thu hoạch
- Qua học tập các chuyên đề đồng chí tâm đắc vấn đề gì nhất, tại sao?
- Với cương vị công tác của mình, đồng chí cần làm gì để các Nghị quyết của Đảng
thật sự đi vào cuộc sống?
BÀI LÀM
Qua học tập chính trị hè năm 2011 nghe báo cáo 4 chuyên đề bản thân tâm đắc nhất
chuyên đề 4 “ PHONG TRÀO THI ĐUA XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN,
HỌC SINH TÍCH CỰC” Đây là một mô hình được Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động và
được lực lượng giáo viên trong cả nước nhiệt tình ủng hộ vì cải thiện, linh hoạt các hoạt
động thường ngày của nhà trường nhằm làm cho các hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng,
vui tươi, nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.
Chuyên đề này nhằm giúp chúng ta hiểu được mục tiêu, yêu cầu, nội dung của mô
hình trường học thân thiện đề góp phần vào “phong trào thi đua xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”
Mục tiêu: Huy động sức mạnh tổng hợp trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi
trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả phù hợp với điều kiện địa phương và đáp ứng
yêu cầu xã hội. Khắc phục tình trạng thụ động phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo của
học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả. Nâng cao
chất lượng giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn, thân thiện thu hút học sinh đến
trường.
Nh3m đáp 7ng yêu c8u: Tập trung nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém
về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh đến trường an toàn thân
thiện vui vẻ. Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động
giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo.
Phát huy sự chủ động sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo
dục trong điều kiện hội nhập quốc tế. Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt
động đa dạng và phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền
thống lịch sử cách mạng cho học sinh. Phong trào thi đua phải đảm bảo tính tự giác, không
gây áp lực quá tải trong công việc của nhà trường, sát với điều kiện ở cơ sở. Nội dung của
phong trào là do cơ sở tự chọn, phù hợp với điều kiện của nhà trường, làm cho chất lượng
giáo dục được nâng lên và có dấu ấn của địa phương một cách mạnh mẽ.
Bộ GDĐT phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” với năm nội dung:
1. Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn
2. Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh mỗi địa
phương, giúp các em tự tin trong học tập
3. Rèn luyện kỹ năng sống
4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh
5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn
hóa, cách mạng ở địa phương
1
Vai trò các chủ thể giáo dục tham gia phong trào thi đua “ Xây dựng THTT, HSTC” :
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
Vai trò cán bộ quản lý giáo dục:
Vai trò công đoàn nhà trường:
Vai trò giáo viên: Trong nhà trường thầy cô là người trực tiếp tác động đến đối tượng
dạy học, có vai trò quan trọng và quyết định chất lượng giáo dục.
+ Mỗi thầy cô giáo phải tích cực, chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy, trao đổi
kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Xây dựng mối quan hệ thân thiện,
đoàn kết trong tập thể sư phạm, giúp đỡ, chia sẻ với đồng nghiệp.
+ Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy cô với học sinh. Đây là “khâu then
chốt” phải được giáo viên và các bộ phận khác trong nhà trường thể hiện và hoạt động theo
phương châm: “Tất cả vì học sinh thân yêu”, từ đó sẽ có tác động ngược trở lại là trò sẽ quý
mến, kính trọng thầy cô và làm theo điều thầy cô dạy dỗ.
+ Xác định trách nhiệm dạy chữ (giáo dưỡng) - dạy người (giáo dục); xác định giáo
dục vừa truyền thụ kiến thức vừa hình thành và phát triển nhân cách- rèn luyện kỹ năng
sống cho học sinh.
* Là giáo viên, bản thân tôi sẽ phấn đấu góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” sẽ vận động sức mạnh tổng hợp của xã hội
cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, tạo môi trường giáo dục khuyến khích trẻ em đi học,
học tập tích cực và dạy học hiệu quả, thực hiện giáo dục toàn diện, đặc biệt giáo dục nhân
cách văn hoá Việt Nam; giáo dục học sinh biết chính các em là thế hệ phải biết gìn giữ và
phát huy giá trị lịch sử Việt Nam cho cộng đồng xã hội.
Nêu cao tính thân thiện của bản thân đối với học sinh; coi trọng mối quan hệ thân
thiện giữa con người với môi trường và cộng đồng, giữa con người với con người; chú trọng
tính tính cực của chủ thể học sinh, đồng thời coi trọng việc góp phần bảo tồn, phát triển văn
hoá dân tộc; tôn trọng và giữ gìn các giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống cách mạng.
Góp phần xây dựng nhà trường là một môi trường sư phạm lành mạnh, thân thiện, an
toàn, trách nhiệm tạo cơ sở vững chắc cho việc thu hút học sinh khao khát đến trường và tổ
chức dạy học hiệu quả nâng cao chất lượng dạy – học,
Lập được kế hoạch cá nhân, tham gia thực hiện phong trào thi đua xây dựng THTT,
HSTC trường, phối hợp với tổ chuyên môn, đồng nghiệp, lớp chủ nhiệm, …
Tin tưởng và ý thức được tầm quan trọng phong trào thi đua xây dựng THTT, HSTC
trong nhà trường.
Quyết tâm phấn đấu xây dựng môi trường giáo dục thân thiện để giáo dục nhân cách
học sinh; sáng tạo xây dựng các mô hình tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao của phong trào
đặt biệt nội dung dạy học hiệu quả.
Với cương vị công tác của mình, đồng chí c8n làm gì để các Nghị quyết của
Đảng thật sự đi vào cuộc sống ?
Bản thân luôn ủng hộ và đồng tình với chủ trương của Bộ GD&ĐT về phong trào thi
đua “THTT, HSTC” trong ngành giáo dục, tích hợp các nội dung xây dựng trường học thân
thiện học sinh tích cực thông qua các bài dạy trên lớp, hoạt động ngoại khóa, giao lưu để
giáo dục cho học sinh hiểu rõ hơn về phong trào này. Các em tích cực học tập, chủ động , tự
tin, mạnh dạn hơn, tích cực tham gia các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống, hoạt động vui
chơi tập thể, cần quan tâm đến bạn bè, giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn.
2
Mỗi thầy cô giáo phải tích cực chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy, trao đổi
kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Xây dựng mối quan hệ thân thiện,
đoàn kết, giúp đỡ và chia sẽ với đồng nghiệp.
Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy cô với học sinh, để các em thật sự yên
tâm khi đón nhận tri thức, kiến thức và giáo dục nhân cách sống theo phương châm “ Tất cả
vì học sinh thân yêu”
Xác định trách nhiệm mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó về dạy chữ, dạy
người.
Cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là phấn đấu
hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng trong mỗi trường học
môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn, tạo cơ sở vững chắc cho việc nâng cao chất lượng
giáo dục. Cuộc vận động này sẽ là một quá trình đi từ nhận thức đến thực tiễn nên không tự
nhiên mà có, mà là kết quả của quá trình phấn đấu gian khổ, phối hợp nhiều lực lượng,
trong đó thầy và trò là lực lượng nòng cốt, trở thành hiện thực sau một quá trình tự hoàn
thiện, phát huy các yếu tố thân thiện đã có, khắc phục yếu kém, bổ sung mọi thiếu hụt để đạt
chuẩn quốc gia, từng bước thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”. Trường học
thân thiện là trường học phát huy được những giá trị truyền thống của phong trào “Dạy tốt,
học tốt”, mọi thành viên đều tự giác thực hiện khẩu hiệu “Kỷ cương – Tình thương – Trách
nhiệm”, trò phải chăm ngoan học giỏi, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và
sáng tạo”.
Đón nhận mô hình và đi vào cuộc vận động này, chúng ta cần xác định đây không
phải là một khái niệm hoàn toàn mới mà trên thực tế, có nhiều điển hình tiên tiến đã và đang
phấn đấu thực hiện. Trong xu thế hội nhập, việc xây dựng và thực hiện mô hình trường học
thân thiện cần kết hợp từ lý luận và thực tiễn trong nước cũng như tiếp thu có chọn lọc kinh
nghiệm của thế giới.
Thị trấn Lấp Vò, ngày 22 tháng 07 năm 2011
Người viết
Lê Thanh B3ng
3