Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.26 KB, 3 trang )
Chứng rối loạn hành vi đập phá ở trẻ
Chúng ta hãy dành sự chú ý một chút đến các mức độ khác
nhau của chứng rối loạn hành vi và ảnh hưởng tiêu cực của nó
đến trẻ nhỏ.
Khi trẻ cư xử không đúng mực, hầu hết các vị phụ huynh đều cho là
con mình hư đốn, sau đó la mắng và đưa ra hình thức trừng phạt
dành cho chúng. Thông thường cha mẹ rất ít khi và thậm chí là
không ngồi lại trò chuyện với trẻ và tìm hiểu lý do tại sao trẻ lại cư xử
như vậy, điều này sẽ dẫn tới việc cả hai bên đều cảm thấy mình bị
tổn thương.
Tuy nhiên, trẻ có thể bị những vấn đề liên quan đến hành vi mà vượt
ra ngoài tầm kiểm soát của chúng. Trong trường hợp này, cha mẹ
cần phải phân biệt được trong trường hợp nào mà trẻ không phải cố
tình hư; đúng hơn là, trẻ đang chịu một chứng rối loạn mà làm cho
chúng biểu lộ hành vi tiêu cực.
Cả cha mẹ và con cái sau đó có thể ngồi lại bàn bạc để tìm ra
phương hướng vượt qua chứng rối loạn này và hỗ trợ lẫn nhau. Với
việc hiểu biết, hỗ trợ và hướng dẫn chính xác từ cha mẹ, trẻ sẽ cảm
thấy an tâm hơn và sẽ cải thiện dần hành vi của chúng.
Một vài ví dụ của các chứng rối loạn hành vi đập phá của trẻ:
• Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHA)
Chứng rối loạn này được mô tả bằng những triệu chứng như là lơ
đễnh, tính hiếu động thái quá-bốc đồng hoặc hiếu động thái quá. Nó
sẽ ảnh hưởng đến khả năng của trẻ trong việc tập trung, ngồi yên,
giữ yên lặng, và xem xét những hậu quả của những hành động bốc
đồng mà chúng gây ra.
• Chứng rối loạn về đạo đức
Chứng rối loạn này được mô tả bằng tính hung hăng đối với người
và con vật, hủy hoại tài sản, lừa lọc, trộm cắp và các trường hợp vi
phạm pháp luật nghiêm trọng khác. Chứng rối loạn này bắt đầu ở 2
độ tuổi - thời thơ ấu và độ tuổi thanh thiếu niên; và mức độ của nó có