Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Các bài giảng chuyên đề về lịch sử các nước Tây Âu và Hoa Kỳ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 138 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LỊCH SỬ



LÊ PHỤNG HOÀNG
















(TẬP I )
















TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ - 2002




MỤC LỤC

Bài 1: Sự ra đời của chế độ Đại nghị ở Anh 04
A - Mục đích 06
I - Những nền móng đầu tiên của chế độ đại nghị 06
II - Sự ra đời của nền móng Tư bản chủ nghĩa trong các thế kỷ XIV và
XV 11
III – Vương quốc Anh chuyển sang chế độ tư bản trong thế kỷ XVI [Từ
Henri VII (1485-1509) đến Elizabeth I (1558-1603)] 18
IV - Nước Anh trong thế kỷ XVII (1603-1704) và cách mạng dân chủ
(1640-1689) 27
B - Tài li
ệu tham khảo 39
Bài 2
: Cải cách tôn giáo ở các nước Tây Âu trong thế kỷ XVI 40
A - Mục đích 40
B - Dẫn nhập 40
1. Vị trí của Giáo hội công giáo Roma (cho đến đầu thế kỷ XVI) 40

2. Các nguyên nhân của cải cách tôn giáo 42
I> Cuộc vận động cải cách của Luther (1483-1546) và đạo
Lutherarism ở Đức 48
II> Cuộc vận động cải cách của Zwingli và Calvm ở Thụy Sĩ. Đạo
Calvinism 52
III> Cuộc cải cách của Giáo hội công giáo La Mã 57
C - Tài liệu tham khảo 66
Bài 3
: Quan điểm về đường lối Quốc phòng của Pháp trong
khoảng thời gian giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới 67
A - Mục đích 67
B – Tài liệu tham khảo 78
Bài 4
: Quan hệ giữa Đảng Cộng sản Đức (KPD) và Đảng xã hội
dân chủ Đức (SPD) và thắng lợi của Đảng công nhân quốc gia
XGCN Đức (NSDAP) 79
A - Mục đích
I. Tình trạng chia rẽ trong hàng ngũ Đảng xã hội dân chủ Đức (SPD)
trước cách mạng tháng 11-1918 79
II. Quan hệ giữa KPD và SPD trong cap trào cách mạng 1918 – 1923
81
III. Mầm móng trong thực tế và lý luận đưa đến thắng lợi của Đảng
công nhân quốc gia XHCN Đức (NSDAP) (1924 - 1929) 86
IV. Chế độ Weimar h
ấp hối 94
B – Tài liệu tham khảo 106
Bài 5
: Chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc từ năm 1941
đến năm 1949 107
A - Mục đích 107

B - Dẫn nhập 107
I> Chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trong thời gian chiến
tranh Thái Bình Dương (1941 – 1945) 109
II> Chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc từ sau chiến tranh Thái
Bình Dương (1945 – 1949) 118
C – Tài liệu tham khảo 137

BÀI I

SỰ RA ĐỜI CỦA CHẾ ĐỘ ĐẠI NGHỊ Ở ANH


A.MỤC ĐÍCH



Hình thức tổ chức phổ quát nhất của bộ máy nhà nước trên thế giới
ngày nay là chế độ đại nghị (parliamentarism). Ra đời ở nước Anh, chế
độ này đã có mặt ở nhiều nước tại cả 5 châu lục thuộc những nền văn
hóa khác nhau, theo những đường lối đối ngoại và đối nội không giống
nhau, có trình độ phát triển không đồng đều, có số dân chênh lệch
đáng kể:
Ấn Độ và Thụy Điển, Australia và Campuchia, Canada và Thái
Lan, Nhật và Israel
Tính phổ quát trên là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài
với biết bao thử thách. Chúng đã góp phần tạo ra diện mạo ngày nay
của chế độ đại nghị.
Tìm hiểu sự ra đời, cũng là quá trình hình thành của chế độ đại nghị
cần được xem là một nội dung quan trọng của bộ môn Lịch sử các
nước Tây Âu và Hoa Kỳ đang được gi

ảng dạy ở Khoa Lịch sử - Đại học
Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh. Chuyên đề “Sự ra đời của chế độ đại nghị ở
Anh” được biên soạn nhằm phục vụ yêu cầu vừa kể.






DẪN NHẬP

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ ANH
CHO ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XII


Khoảng giữa thế kỷ V s.CN, quyền lực của Đế chế Tây La Mã ở
Anh
bị sụp đổ, khi đảo này bị những bộ tộc Angle, Saxon và Jute thuộc tộc
German xâm nhập. Trên những vùng đất vừa mới đến định cư, họ đã
dựng lên nhiều tiểu vương quốc.
Giống như tình hình ở phần lãnh thổ lục địa của Đế chế Tây La Mã,
những tiểu vương quốc German trên đảo Anh (Bristish Isles) đã
thường xuyên gây chiến và thôn tính lãnh thổ của nhau. Kết quả là lúc
tiểu vương quốc này, khi tiểu vương quốc khác nổi lên chiếm ưu thế.
Họ còn phải chiến đấu chống lại những người Viking (Nordman - người
phương Bắc) phát xuất từ bán đảo Scandinavia (chủ yếu từ Đan Mạch)
tràn vào cướp phá. Vào thế kỷ XI, Wessex trở thành vương quốc mạnh
nhất và thống nhất được phần lớn miền nam đảo Anh. Thành quả này
phần lớn thuộc về công lao của vua Alfred vĩ đại (871 - 899). Không
chỉ là một nhà quân sự tài ba, ông còn nổi tiếng là nhà cai trị kiệt xuất.

Ông đã cải tiến hệ thống hành chính địa phươ
ng, ban hành nhiều điều
luật. Vương quốc Anh (Kingdom of England) đã ra đời từ đó.
Dòng họ Alfred cai trị đến năm 1016 (đời vua Ethelred) thì bị người
Đan Mạch đánh bại và cướp ngôi. Vương quốc Anh và Đan Mạch được
kết hợp thành một đế chế thuộc quyền cai trị của vua Đan Mạch
Canute (1017 - 1035). Đây là ông vua có tài, nhưng hai người con kế
vị lại là những bạo chúa và bị ngườ
i dân oán ghét. Năm 1042, khi
người con thứ hai qua đời, dân Vương quốc Anh đã nổi dậy và đưa
Edward the Confessor, con của Ethelred, lên ngôi. Năm 1066, Edward
qua đời không có con nối dõi. William, Công tước xứ Normandy (Duke
of Normandy) và cũng là bà con của Edward the Confessor, đã dựa vào
mối quan hệ thân thuộc với dòng họ Alfred để đòi được trao quyền kế
vị. Nhưng triều đình Anh đã chọn Harold, một quý tộc trong nước có
thế lực, lên thay.
Ngay trong năm 1066, William đã cầm đầu một
đạo quân từ
Normandy vượt biển đổ bộ lên đảo Anh. Tại trận Hastings, Harold bị
đánh bại và bị giết. Trở thành vua Vương quốc Anh cho đến khi qua
đời (1087) và được gọi là The Conqueror (Người chinh phục), William
là một ông vua có thế lực đủ mạnh để lần lượt dập tắt tất cả các cuộc
nổi dậy chống đối tuy mãnh liệt, nhưng rời rạc của quý tộc bản xứ.
Nhữ
ng chiến lợi phẩm to lớn thu được từ các cuộc hành quân trấn áp
thắng lợi đã cho phép William the Conqueror mua chuộc và tạo ra một
giới quý tộc nhỏ người Britain trung thành với mình. Rút kinh nghiệm
từ quá trình cai trị Normandy và những gì được chứng kiến ở Pháp dưới
chế độ phong kiến (feudalism), William cho phép các lãnh chúa phong
kiến được xây dựng các lâu đài kiên cố, nhưng giải tán các lãnh địa

quá lớn. Những lãnh địa lớn nào còn được phép duy trì đều gồm nhữ
ng
phần đất bị phân cách về địa lý. Kết quả là bản đồ Vương quốc Anh thế
kỷ XII và cả XIII cho thấy lãnh địa của những gia đình đại quý tộc đều
nằm rải rác ở những vùng khác nhau, còn nhà vua trở thành địa chủ
lớn nhất trong nước. Ông làm chủ đến 1420 trang viên và nhiều nông
trại. Cùng với những người thân gần gũi nhất, William kiểm soát
khoảng 1/4 lợi tức quốc gia (kho
ảng 85.000 sterling), tương đương với
thu nhập của Giáo hội ; còn 170 quý tộc lớn nhỏ chia nhau 2/5 lợi tức.
Năm 1086, William còn buộc tất cả các quý tộc - bất kể tước danh
và nguồn gốc - trong vương quốc phải tòng phục và tuyên thệ trung
thành với cá nhân ông. Khi ban cấp lãnh địa cho các kỵ sĩ Normandy
theo ông, William đã giữ lại quyền thu thuế và xét xử. Việc tiếp tục
duy trì chế độ dân quân (mọi người dân đều có nghĩa vụ
binh dịch đối
với vua) đã cho phép William the Conqueror bớt sự lệ thuộc về mặt
quân sự vào các quý tộc lớn.
Trong tư cách là một nhà chinh phục, William đã xem Vương quốc
Anh là vật thuộc quyền sở hữu của mình. Ông muốn áp đặt lên đất
nước này một quyền lực tương tự như quyền lực của một lãnh chúa lớn
trên phần lãnh địa của mình. Ông tìm cách tăng nguồn thu nhập cá
nhân bằng lệnh kiểm kê t
ất cả nguồn lợi có thể thu thuế được trên
toàn lãnh thổ. Kết quả của công việc kiểm kê được đúc kết thành bộ
Domesday Book (được thực hiện trong khoảng thời gian 1080 - 1086),
mà ngày nay trở thành nguồn tư liệu quý để tìm hiểu tình hình đất
nước trong thế kỷ XI.
Tuy chưa thống nhất được toàn bộ đảo Anh, nhưng việc làm kể trên
của William the Conqueror đã bước đầu đẩy Vương quố

c Anh hướng
đến một chế độ quân chủ (monarchy) mạnh.
I. NHỮNG NỀN MÓNG ĐẦU TIÊN CỦA CHẾ ĐỘ ĐẠI NGHỊ.
1. Henry II (1154 - 1189) cải tiến hệ thống pháp luật.
Năm 1154, Henry II thuộc dòng dõi William the Conqueror trở thành
vua Vương quốc Anh. Một triều đại mới bắt đầu - triều Plantagenet
(1154 - 1399). Đây là thời kỳ hình thành và phát triển của hai định
chế mới tạo nền móng cho chế độ đại nghị (parliamentarism), đó là:
bộ luật chung (common law), và hệ thống bồi thẩm đoàn (jury
system).
Là một ông vua vừa có tài, vừa giàu nghị lực, Henry II đã kế tụ
c
xuất sắc sự nghiệp của William the Conqueror theo hướng củng cố và
tăng cường quyền lực của nhà vua quân chủ. Henry II cho áp dụng
trên toàn lãnh thổ vương quốc bộ luật của triều đình. Do tính đồng bộ
của nó, luật của nhà vua vừa dễ vận dụng, vừa có hiệu quả hơn các bộ
luật khác cùng thời. Dần dần, nó trở thành bộ luật chung cho cả Vương
quốc.
Henry II đặt thành chế độ thường trực một thông lệ đã có từ trước:
phái các quan tòa thường xuyên đi kiểm tra công việc cai trị của các
quan chức địa phương (sheriff). Được gọi là những quan tòa lưu động
(traveling judges), họ đã vận dụng lệ địa phương và luật nhà vua để
phát triển bộ luật chung thành luật thống nhất dùng cho cả Vương
quốc. Do luôn di chuyển từ nơi này sang nơi khác, họ không bị
chi phối
bởi sức ép của (hay quan hệ bè bạn với) giới chức địa phương. Từ năm
1166, mỗi quan tòa hàng năm có lộ trình (circuit) riêng của mình.
Thông lệ này vẫn còn là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tư
pháp ngày nay ở Anh và Hoa Kỳ.
Hệ thống bồi thẩm đoàn cũng được phát triển dưới triều Henry II.

Những bồi thẩm đoàn đầu tiên chỉ đơn giản gồ
m những người được
triệu đến quan tòa triều đình để cung cấp những lời cáo giác ai đó,
nhưng họ không được trao quyền phán xử xem người đó có tội hay
không. Ngày nay, bồi thẩm đoàn sơ khai vừa kể trở thành đại bồi thẩm
đoàn (grand jury) có chức năng quyết định xem đã có đủ chứng cứ để
truy tố bị cáo (accused person). Khoảng một thế kỷ sau Henry II, xuất
hiện một loại bồi thẩm đoàn khác: đó là tiểu bồi thẩm đoàn (petty
jury), hay bồi thẩm đoàn xử án (trial jury) với chức năng nghe xử án
và quyết định xem bị cáo có tội hay không.
Henry II phải đương đầu với rất nhiều khó khăn phát sinh từ
sự
chống đối của không chỉ giới quý tộc bởi xu hướng chuyên chế lộ rõ
trong các cải cách của ông, mà cả từ phía Giáo hội, vì Giáo hội cũng có
hệ thống tòa án riêng của mình. Nhưng nhà vua cho rằng tòa án của
Giáo hội quá lỏng lẻo, do vậy muốn đặt nó dưới quyền kiểm soát của
các khâm sai triều đình. Tổng giám mục Thomas Becket, phụ trách địa
phận Canterbury, vốn được xem là người đứng đầu tổ ch
ức Giáo hội ở
Anh, đã kịch liệt chống lại nỗ lực vừa kể của Henry II. Việc Becket bị
một số thuộc hạ trung thành của nhà vua giết chết đã làm bùng lên
một làn sóng chống đối dữ dội đến mức Henry II đã phải lên tiếng xin
lỗi công khai.
2. Đặc điểm của quý tộc Anh.
Tuy phải mất một thời gian dài nữa hệ thống pháp chế củ
a nhà vua
mới thực sự được tuân thủ trong cả nước, nhưng so với tình trạng hỗn
loạn cát cứ còn đang ngự trị trên phần lớn lãnh thổ Tây Âu, “quyền lực
và thái hòa của nhà vua” đã mang lại trật tự an bình cho Vương quốc
Anh nói chung, cho những vùng quê vây quanh London nói riêng. Các

tòa lâu đài quân sự kiên cố không còn lý do để tồn tại và đã được thay
bằng các “trang thự”(manor), mà phần xây dựng chính là một đại sảnh
dùng để tiếp tân; các k
ỵ sĩ không còn được huy động vào những hoạt
động quân sự: các cuộc chiến tranh của vua ở lục địa và vùng đất
Thánh thì quá xa xôi và kéo dài quá lâu, giới kỵ sĩ có thể trả một
khoản tiền nào đó để nhà vua tự tuyển mộ lấy một đạo quân đánh
thuê vững mạnh ( mầm mống của đạo quân thường trực sau này.

Trong bối cảnh trên, quyền lợi của giới quý tộc Anh là hướ
ng vào
những hoạt động hòa bình hơn, mang tính kinh tế hơn. Khác với giới
quý tộc Pháp, họ không bán hoặc cho thuê đất phần của mình, mà giữ
lại đất, trực tiếp trông coi công việc đồng áng của nông dân, tự tìm nơi
tiêu thụ sản phẩm thu hoạch được. Do đó, thay vì là nạn nhân của
những thay đổi kinh tế, họ trở thành những kẻ hưởng thụ chúng.
Đa phần đất canh tác của Vương quốc Anh tậ
p trung trong lưu vực
các sông Thames và Severn, trong lúc phần còn lại gồm chủ yếu là
rừng và bụi cây. Còn trung tâm của đất nước là các cao nguyên rộng
lớn không thể được dùng để canh tác vào thời đó. Tuy nhiên, trên
những triền đồi mọc đầy cỏ, thường xuyên bị gió biển hoành hành của
dãy Pennine, các tu sĩ dòng Cistersiens nhận ra rằng chăn cừu là
nguồn sinh lợi chắc chắn. Các tu viện trở thành người sở hữu các bầy
cừu lớn và việ
c bán lông của chúng đã mang lại những nguồn lợi kếch
sù. Phát triển trong suốt thế kỷ XII, ngành chăn nuôi cừu đã lan lên
các cao nguyên miền trung tâm hay tràn xuống các đầm lầy Đông
Nam, cuốn hút sự tham gia tích cực của giới quý tộc. Bước sang thế kỷ
XIII, có thể nói toàn bộ nông thôn Anh đã được lôi vào hoạt động chăn

nuôi cừu. Nhiều quý tộc sở hữu những đàn gia súc rất lớn: năm 1259,
trên đất của giám mục địa phận Winchester có một bầy cừu đông đế
n
29.000 con, năm 1303 Bá tước Lincoln sở hữu một bầy gia súc đến
13.000 con bò.
Tách khỏi nông nghiệp, chăn nuôi cần một thị trường tiêu thụ lớn.
May mắn rằng nền công nghiệp dệt len đang phát triển phồn thịnh ở
xứ Flandre rất cần len của Anh. Hoàn cảnh sinh hoạt kinh tế như vậy
đã khiến quý tộc Anh rất quan tâm đến những vấn đề thương mại.
Quan niệm cho rằng th
ương mại là một việc làm “nhơ nhuốc” là hoàn
toàn xa lạ với giới quý tộc Anh.
Vì những lẽ trên, quý tộc Anh không phải là một đẳng cấp khép kín:
nó gần gũi với những giai cấp xã hội khác, và gắn chặt với những sinh
hoạt đời thường trong nước. Đặc điểm này của quý tộc Anh giúp hiểu
được những diễn biến trong sinh hoạt chính trị ở Vương quốc Anh.
Những thay đổi v
ề kinh tế cũng cho thấy nông nghiệp đã thoát khỏi
tình trạng độc canh, và bản thân nông nghiệp cũng không còn là
nguồn lợi tức duy nhất. Nền thương mại phát triển còn tạo ra một tầng
lớp thương nhân quan trọng, tập trung ở những vùng quanh London.
3. Các thiết chế quân chủ bị khủng hoảng - Đại Hiến chương (1215).
Trong thế kỷ XIII, chế độ quân chủ với các thiết chế mà Henry II đã
dầy công xây đắp bị rơi vào tình trạng khủng hoảng. Có ba nguyên
nhân chính:
( Vua Richard - Tim sư tử (The Lion Hearted, 1189 - 1199), con của
Henry II, rất lơ là trong công việc cai trị. Là một chiến binh dũng cảm,
ông đã trải qua phần lớn khoảng thời gian 10 năm cầm quyền trong
các hoạt động chinh chiến bên ngoài lãnh thổ Vương quốc. Ông chỉ
quay về Anh có hai lần ngắn ng

ủi (bản thân nhà vua không biết tiếng
Anh). Trong thời gian ông vắng mặt, giới quý tộc địa phương đã tự tổ
chức việc cai trị lãnh địa của mình và trở thành những quan chức với
quyền lực vững chắc.
( Kế vị Richard là người em John Lackland (1199 - 1216). Là một
người lươn lẹo và hung bạo, John mau chóng bị nhân dân và giới quý
tộc căm ghét. Đã thế, John lại thường xuyên ép giới quý tộc đóng góp
tài chính cho những cu
ộc xung đột diễn ra không ngớt giữa ông và vua
Pháp Philippe Auguste nhằm giành miền Normandy. Ông còn gây
chuyện với cả Giáo hoàng Innocent III.
Lo sợ bị mất ngai vàng sau khi bị rút phép thông công, John đã phải
nhịn nhục và chấp nhận điều kiện của người chiến thắng: Vương quốc
Anh trở thành chư hầu của Tòa Thánh (1213). Năm sau, uy tín đã bị
sút giảm sẵn của John còn bị bồi thêm một đòn rất nặng khác: đạo
quân của ông bị vua Pháp đánh bại ở trận Bouvines. Hậu quả là
Normandy bị rơi vào tay vua Pháp.
Sau những thất bại liên tiếp vừa kể, John không còn bao nhiêu uy
tín trong mắt người dân và giới quý tộc trong nước. Ngay trong năm
1215, giới quý tộc đã liên kết với giới thương nhân London và các giáo
sĩ gây sức ép buộc nhà vua phải chấp nhận các yêu sách của họ được
trình bày trong một văn kiện mang tên Đại Hiến chương (Magna Carta)
gồm 61 điề
u.
Được thông qua ngày 15-6, văn kiện buộc nhà vua cam kết: “Chính
tôi sẽ không bán, khước từ hay trì hoãn quyền và công lý đối với bất
kỳ ai”. Nhà vua cũng hứa sẽ chấm dứt việc tước đoạt tài sản của các
chư hầu hay buộc họ cung cấp những khoản đóng góp lớn lao. Đại
Hiến chương xác định rằng nhà vua không thể thu ngoài định mức, mà
những luật lệ trước đây quy đị

nh, “trừ trường hợp được sự ủy thuận
của hội đồng chung Vương quốc chúng tôi” (1). Điều 39 nêu rõ:
“Không một người tự do nào sẽ bị bắt, bị giam hay bị tước đoạt của
cải, hay bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, hay bị lưu đày hay bị gây thiệt
hại bằng bất kỳ cách gì. Chúng tôi sẽ không đưa ra bản án chống lại
người đó, chúng tôi không phái bất k
ỳ ai đến bắt người đó, trừ trường
hợp đã qua sự phán xử hợp pháp của những người đồng đẳng hay
chiếu theo luật pháp của đất nước”.
Đáng chú ý là điều 41: “Tất cả các thương nhân được tự do và an
toàn ra, vào, cư trú và đi ngang qua London, bằng đường bộ lẫn đường
thủy, để mua và bán, mà không bị thu thêm thuế, phù hợp với các lề
thói cũ, ngoại trừ trong thờ
i chiến và trong trường hợp các thương
nhân là người của quốc gia lâm chiến ”. Nội dung này cho thấy vị thế
của thương nhân trong xã hội Anh vào thế kỷ XIII đã rất quan trọng và
giữa họ và quý tộc đã hình thành một mối liên kết vững chắc.
Để đảm bảo việc Đại Hiến chương được tuân thủ, giới quý tộc đã cử
ra một hội đồng gồm 25 người đạ
i diện cho họ quan sát mọi hoạt động
của nhà vua.
Xét theo nội dung của nó, Đại Hiến chương ngay tại thời điểm ra đời
không thể được xem là một văn kiện mang tính cách mạng, vì thực ra
nó chỉ nhắc lại những quyền mà quý tộc Anh đã được hưởng từ lâu.
Nhưng một số từ được dùng trong văn kiện như “sự phán xử hợp
pháp”, “đại đa số ng
ười dân”, “tự do” có ý nghĩa thật vô cùng to lớn.
“Tầm quan trọng của Đại Hiến chương không phát xuất từ những gì
mà các con người của năm 1215 muốn đặt vào đó, mà từ ảnh hưởng
nó tạo ra trong đầu óc của các thế hệ sau”, nhà sử học nổi tiếng người

Anh Travelyan nhận xét.
Là thành tựu của cuộc đấu tranh chung của ba giới được ưu đãi nhất
trong xã hội Anh vào thế kỷ XIII - quý t
ộc Anh, giáo sĩ và thương
nhân, Magna Carta đến lượt nó đã đặt nền tảng cho tiến trình liên kết
ba giới này thành một khối.

4. Triều Vua Edward I (1272 - 1307) - Nguồn gốc của Nghị viện.
Là một ông vua có tài, Edward I muốn thống nhất toàn bộ đảo Anh
vào dưới quyền cai trị của ông. Năm 1284, ông đã khuất phục xứ
Wales và chỉ định con trai mình làm thân vương xứ này. Nhưng việc
chinh phục Scotland là công việc khó khăn hơn rất nhiều. Nó đòi hỏi
những khoản chi hết sức lớn, mà các sắc thuế cũ không đủ sức đáp
ứng. Phải bổ sung thêm những khoản thuế mới.
Các vua Vươ
ng quốc Anh từ sau Đại Hiến chương không cai trị đơn
độc. Họ được sự trợ giúp của một nhóm cố vấn được gọi là “Đại Hội
đồng” (Great Council), mà thành viên là giới giáo sĩ cao cấp và quý tộc
phong kiến. Năm 1295, Edward đã triệu tập các vị này đến gặp ông.
Đồng thời, ông cho gọi thêm từ mỗi hạt (shire) hai kị sĩ (knight) và từ
mỗi thành thị tự do (borough) hai thị dân (burgess). Để cho nhanh,
công việc này đượ
c thực hiện bằng con đường bầu cử ().
Được mở rộng như vậy, hội đồng chung từ nay được gọi là “Nghị
viện” (Parliament). Chỉ một thời gian ngắn sau khi ra đời, Nghị viện đã
tách ra thành hai thành phần riêng biệt: Viện Nguyên lão (House of
Lords) gồm toàn quý tộc và Viện Thứ dân (House of Commons) gồm
các đại biểu kị sĩ và thị dân. Xét theo phương thức tuyển chọn và thể
thức bỏ phiếu, Việ
n Thứ dân có thể được xem là sự khởi đầu của một

cơ quan đại nghị (representative body) vì các thành viên của nó được
bầu chọn qua con đường bỏ phiếu. Do vậy, họ không chỉ đại diện cho
chính mình, mà còn cho cả giới họ và tất nhiên khi bỏ phiếu cho những
vấn đề được mang ra thảo luận ở Nghị viện, họ phải tuân thủ quyền lợi
của giới họ().
Lúc đầu, Edward I tri
ệu tập Nghị viện nhằm kiếm thêm tiền cho
những cuộc chinh chiến rất tốn kém ở Wales và Scotland(), nhưng
Nghị viện có chủ ý riêng của mình. Các thành viên của nó đề ra ý
tưởng hãm quyết định chuẩn chi cho đến khi nhà vua chịu sửa chữa
các sai lầm mà họ đã lưu ý. Sáng kiến này được gọi là “sửa chữa
những bất bình”. Nghị viện sẽ chuyển những đòi hỏi của thầ
n dân()
lên nhà vua dưới dạng các văn bản được gọi là “bills”. Chúng sẽ trở
thành đạo luật, quy chế, sau khi được nhà vua đồng ý. Với chức năng
mới này, Nghị viện đã trở thành cơ quan lập pháp (legislative) hay làm
luật (law making).
Như vậy, đã dần dà hình thành một phong cách trị nước mới: cai trị
phù hợp với nhu cầu của các địa phương bằng cách dựa vào nguyện
vọng của số đông; m
ột sức mạnh mới ra đời: dư luận quần chúng.
Nghị viện còn là phương tiện tốt để kiểm tra hoạt động của các quan
chức địa phương và truyền đạt mệnh lệnh của nhà vua đến những
vùng đất xa xôi nhất. Còn nhà vua gắn bó với nhân dân qua Nghị viện.
Tuy nhiên, để Nghị viện trở thành một thực thể có quyền lực thực
sự, còn phải đợi thêm một biến cố trọng đại khác: Cách mạng vinh
quang (1688 - 1689).
II. SỰ RA ĐỜI CỦA MẦM MỐNG TƯ BẢN CHỦ NGHĨA TRONG CÁC THẾ
KỶ XIV VÀ XV.
1. Chế độ trang viên (manorial system) bị sụp đổ.

Những thập niên đầu tiên của thế kỷ XIV được đánh dấu bằng một
bước ngoặt trong lịch sử của chế độ trang viên. Nền kinh tế dựa trên
chế độ này đã không còn mang lại hiệu quả kinh tế cao vì người nông
nô bị bóc lột nặng nề bởi chế độ lao dịch, thường xuyên bị tách rời khỏi
công việc s
ản xuất trên phần đất nhỏ của họ để phục dịch địa chủ,
nông nô đã ngày càng ít có hứng thú thúc đẩy sản xuất. Lợi tức của
địa chủ do đó đã bị đe dọa. Ngoài ra, đầu thế kỷ XIV, giá nông phẩm
bị sụt giảm thình lình, giá thuê mướn nhân công lại tăng lên do mức
tăng dân số bị giảm đáng kể từ cuối thế kỷ XIII. Do việc khai thác
không còn hiệu quả cao như trước, phần đất của địa chủ bị thu hẹp lại
nhiều.
Việc đất trang viên bị thu hẹp đã khiến tô lao dịch không còn cần
thiết. Địa chủ Anh đòi trả bằng tiền. Việc chuyển từ tô lao dịch và hiện
vật sang tô tiền diễn ra ngay trong thế kỷ XIV, nhưng không đồng bộ
trong cả Vương quốc, mà chỉ chủ yếu trong các trang viên nhỏ
.
Chuyển biến này diễn ra trong bối cảnh chăn nuôi cừu đã trở thành
một trong những ngành chính của công nghiệp. Các lãnh chúa và giáo
sĩ lớn sở hữu hàng chục ngàn acre. Đất canh tác bị giảm sút. Nhận
thấy lợi tức đất phần của họ bị giảm, nhiều địa chủ đã phân chúng
thành những thửa nhỏ đem cho thuê, như vậy có lợi hơn. Ngoài ra,
cũng trở thành bình thường việc có nhi
ều nông dân muốn dùng tiền
xin miễn các nghĩa vụ mà họ phải thực hiện đối với lãnh chúa. Số tiền
thu được lãnh chúa đã dùng để thuê mướn các lao động tự do, không
bị ràng buộc bởi các cam kết phong kiến. Từ đó hình thành một tầng
lớp lao động nông nghiệp tự do. Số này sẽ không ngần ngại đòi tiền
công cao khi có cơ hội thuận tiện.
Trong những điều kiện như

trên, một sự thay đổi các hình thức bóc
lột phong kiến đã gần kề. Giữa lúc đó, ở Anh đã xảy ra một biến cố
lớn: dịch Hắc tử (Black Death) ; đó là tên gọi bệnh dịch hạch truyền từ
lục địa châu Âu sang vào tháng 8-1348. Đợt dịch thứ hai diễn ra từ
năm 1361 đến 1362 và đợt thứ ba vào năm 1369. Những trận dịch này
đã cướp đi ít nhất 1/3 dân số và
đã đặt nền kinh tế trang viên trước
một vấn đề nghiêm trọng: nhân công thiếu hụt trầm trọng và tiền
công lao động đắt hơn năm 1347 rất nhiều. Giới chủ đất đã phản ứng
bằng cách ép buộc các nông nô sống ngoài khu vực trang viên phải
vào làm cho trang viên và cấm họ không được làm thêm các ngành
nghề thủ công hay những ngành nghề phụ khác. Nông nô đã đối phó
lại bằng cách từ chối đi lao dịch cho đị
a chủ, không vào sống trong
trang viên
Nhưng phản ứng đáng được đề cập nhất là họ đòi nhà vua ra luật ấn
định giá thuê lao động mà người chủ phải trả. Đáp ứng yêu cầu của
họ, trong các năm 1349, 1351 và 1361, nhà vua đã lần lượt ra các chỉ
dụ, được gọi chung là quy chế về người lao động (Statues of
Labourers), nêu rõ những người dưới 60 tuổi không có phương tiện
sinh sống (không có đất, không buôn bán, không có nghề), dù là nông
nô hay người tự do, phải làm thuê cho bấ
t kỳ ai thuê mướn theo mức
tiền công của một năm trước khi xảy ra bệnh dịch, tức năm 1347.
Người chủ nào trả tiền công cao hơn sẽ bị phạt. Người làm công nào
không tuân thủ quy định sẽ bị cùm chân, bắt giam và nếu bỏ không
làm cho chủ trước khi hết thời hạn làm thuê sẽ bị đặt ngoài vòng pháp
luật. Bên cạnh đó, lương thực phải được bán “với giá hợp lý”.
Chế
độ khủng bố nhằm vào người lao động kể trên đã gây ra nỗi

căm phẫn nơi họ, đã khiến giới làm công ở nông thôn và thành thị xích
lại gần nhau. Họ kéo nhau đi thành từng đoàn lớn trên các lộ chính với
quyết tâm buộc những người thuê họ phải thỏa mãn những đòi hỏi của
họ. Đối với giới chủ nhân, các quy định về người làm công đã gây ra
hai hậu qu
ả trái ngược nhau. Một mặt, chúng đã tạo ra mối đoàn kết
giữa các chủ nhân thành thị và giới chủ nhân nông thôn, nhưng đồng
thời lại tạo ra mâu thuẫn giữa hai giới này. Các quy định cho phép chủ
đất giữ lại những nông nô nào vốn là của họ, nhưng lại cho chủ nhân
thành thị được quyền tiếp tục thuê mướn những nông nô nào mà họ đã
thuê mướn trước khi các chủ đất đòi trả
lại. Nội dung đầy mâu thuẫn
này của các Quy định cho thấy chế độ trang viên không còn phù hợp
với cấu trúc kinh tế mới của Anh nữa.
2. Giáo hội bị phê phán mạnh mẽ.
Không chỉ bị lung lay trong sinh hoạt thực tại, nền tảng của chế độ
phong kiến còn bị phê phán mạnh mẽ trong lĩnh vực tư tưởng. Định
chế phong kiến đầu tiên bị tiến công hóa ra là Giáo hội. Sự giàu có và
nhữ
ng tai tiếng, thói tham lam, lề thói sinh hoạt vô đạo đức và sự ngu
dốt của giới giáo sĩ, tham vọng đòi nắm cả thế quyền và sự can dự
thường xuyên của Giáo hội vào cuộc sống trần tục đã khiến nhiều tầng
lớp xã hội cùng lên tiếng đòi những cải cách trong Giáo hội. Đó là chưa
kể việc các giáo hoàng di chuyển từ Roma sang Avignon ở Pháp (1309
- 1376) và Đại phân ly (1378 - 1417), tức thời kỳ xuấ
t hiện các giáo
hoàng kỳnh chống lẫn nhau, đã làm sút giảm niềm kính trọng của
không ít người Anh đối với cá nhân và quyền lợi của giáo hoàng.
Thêm vào đó, những thất bại của Anh sau khi cuộc Chiến tranh
trăm năm khởi phát trở lại vào năm 1369 và việc tăng thuế đã khiến

giới quý tộc và tư sản công khai dòm ngó số của cải to lớn của nhà
thờ, vốn do một số ít giáo sĩ ki
ểm soát.
John Wycliffe (1320 - 1384), giáo sư thần học Đại học Oxford, là
người đề xướng và cổ vũ phong trào cải cách tôn giáo, và trong 10
năm cuối đời đã trở nên nổi tiếng như là người báo hiệu và thúc đẩy
phong trào cải cách tôn giáo ở lục địa châu Âu.
Wycliff tiến công vào tham vọng của Giáo hội muốn kiểm soát
quyền lực thế tục, sự giàu có vật chất quá mức của Giáo hội, những
thói xấu của giáo sĩ, vào tệ nhũng lạm thần quyền đang lan tràn trong
khắp hàng ngũ giáo sĩ. Ông cho rằng quyền lực của nhà vua phải cao
hơn quyền lực của giáo hoàng, giáo sĩ phải trả lại của cải vật chất cho
người thườ
ng. Wycliff còn bạo dạn chống các học thuyết về sức mạnh
siêu nhiên của Giáo hội, về ân sủng cho phép giáo sĩ được “cứu rỗi”
linh hồn của tín đồ khỏi những khổ ải nơi địa ngục và dành cho tín đồ
một chốn nơi thiên đường. Ông cho rằng Giáo hội không thể mang lại
sự cứu rỗi được vì bản thân giáo sĩ chưa hẳn đã biết mình có được cứu
rỗ
i hay không, rằng ngay cả giáo hoàng cũng không biết mình là một
thành viên của Giáo hội, hay chỉ là hiện thân của ma quỷ. Jesus Christ,
bằng sự hy sinh của mình, cũng chỉ cứu vớt được một phần nhân loại,
trong khi phần kia phải chịu sự chi phối của quỷ Satan. Do đó, người
ta không nên đặt quá nhiều kỳ vọng vào vai trò cứu rỗi linh hồn của
Giáo hội ; những lễ cầu hồn là không cần thiết, việc mua chuộ
c tội lỗi
là vô ích. Wycliff đòi quay về với tín ngưỡng thuần khiết của giáo hội
nguyên thủy. Ông đòi đặt trọn niềm tin vào Kinh thánh, coi những lời
diễn dịch đều là tà đạo. Ông tuyên bố nội dung Kinh Thánh đã rõ ràng
đến mức có thể phổ biến thẳng cho tín đồ, không cần qua trung gian

các giáo sĩ. “Tất cả các tín đồ, - ông viết -, đặc biệt là các lãnh chúa
thế tục, phải biết và bảo vệ Kinh Thánh.”. Từ đó, ông đặ
t ra nhu cầu
dịch Kinh Thánh sang tiếng Anh.
Lập trường của John Wycliff đã nhận được sự tán thành của nhiều
quý tộc, nhà vua và tầng lớp tư sản. Họ bảo vệ ông khỏi bị xử tử bởi
tòa án Giáo hội.
3. Cuộc nổi dậy của nông nô (1381).
Một biến cố khác đã góp phần không nhỏ vào việc làm suy yếu nền
tảng của chế độ phong kiến. Đó là cuộc n
ổi dậy của nông dân vào
năm 1381.
“Quy chế về người lao động” đã gây ra nhiều chống đối của nông
dân. Thêm vào đó, cuộc Chiến tranh Trăm năm giờ đây mang lại
những thất bại liên tiếp cho người Anh. Chiến tranh đã trở thành một
gánh nặng quá mức đối với người dân. Để có tiền trang trải chiến phí,
năm 1374 nhà vua đã đặt ra các sắc thuế mới, trong đó có thuế thân
(poll - tax). S
ự việc đã làm tăng thêm nỗi bất mãn nơi người dân. Thuế
này sau đó đã được áp dụng liên tiếp trong các năm 1379 và 1380.
Cuối tháng 5-1381, một quan chức thuế của nhà vua đã đến Brent-
Wood (Essex) đòi dân các làng bên đóng thuế thân, dù họ đã trưng
đầy đủ giấy tờ cho thấy họ đã đóng rồi. Kết quả là quan chức này bị
dân làng vũ trang giết hại. Đó là màn khởi đầu cho cuộc nổ
i dậy lớn
nhất của nông dân trong lịch sử nước Anh. Cuộc nổi dậy mau chóng
lan ra nhiều nơi trong hạt Essex và được nông dân các hạt khác noi
theo. Giới quý tộc chủ nhân các trang viên, tu viện, quan chức thu
thuế và quan tòa nhà vua sau đó trở thành đối tượng của phong trào.
Ở Essex, các biến cố diễn ra dồn dập: ngày 2-6, nông dân nổi dậy

đã vây kín một quan tòa từ London đến và chỉ thả sau khi ông này
cam kết không truy tố bất kỳ ai tham gia nổi dậy. Ngày 7-6, họ giải
cứu John Ball, người mau chóng trở thành lãnh tụ nổi tiếng của phong
trào. Ông nguyên là một tu sĩ đấu tranh trong suốt 20 năm liền cho
những ý tưởng dân chủ trong đạo Công giáo, chống lại cả nhà vua lẫn
Giáo hội. Ông chỉ im tiếng khi nhà vua quyết định
đã đến lúc nhốt ông
vào ngục.
Còn ở Kent, phong trào được lãnh đạo bởi Wat Tyler. Ông đã cầm
đầu những người nổi dậy kéo đến Canterbury, giáo khu chính ở Anh
quốc. Họ đã thải hồi vị tổng giám mục Sudbury, vì ông này bị coi là kẻ
phản bội, cướp phá dinh thự của ông. Rất nhiều giấy tờ đã bị thiêu
hủy. Trên đường vòng về Maidstone, những người khởi nghĩa đã đốt
phá các trang viên. Mộ
t số lớn quý tộc đã hoảng sợ bỏ trốn vào rừng.
Mục tiêu của đoàn người nổi dậy giờ đây là London. Ngày 13-6, một
ngày trước khi những người nổi dậy đến London, John Ball đã lên tiếng
thuyết giảng trước họ. Bài giảng của ông phát xuất từ nhận xét rất nổi
tiếng: “Khi Adam cày ruộng và Eva dệt vải, lúc ấy ai là người quý
tộc?”. Theo ông, mọi người sinh ra đều bình
đẳng. Chế độ nông nô và
nô lệ là sản phẩm của những kẻ xấu, không xứng đáng với Chúa và
cần phải bị phá bỏ.
Những người khởi nghĩa đến kinh đô từ hai hướng khác nhau: từ
Essex phía Bắc và từ Kent phía nam. Các quan cai trị nhận thấy tốt
nhất là không nên cản họ. Cầu rút vừa hạ xuống, từng đoàn người như
thác lũ tràn vào trong thành. Họ phá tan hoang dinh thự của chú vua,
John de Gaunt, vì cho rằng ông là tác giả của thuế thân. Tuy nhiên, họ
không hề động đến số của cải kếch sù được tích lũy ở đây. Kế đó, họ
đốt phá các nhà tù Newgate và Fleet, nơi giam giữ các nông dân và

thợ thủ công vi phạm “Quy chế về người lao động”.
Ngày 14-6, Vua Richard II, một thiếu niên yếu ớt mới 15 tuổi, đã
buộc phải tiếp họ tại Mile End, ngoại ô London. Wat Tyler đã thay mặt
họ yêu cầu nhà vua giao những kẻ
phản bội (tức những kẻ áp bức mà
những người khởi nghĩa căm ghét nhất) và chấp thuận yêu sách của
họ. Những yêu sách này được biết dưới tên gọi “Cương lĩnh Mile End”.
Có thể tóm lại các yêu sách như sau: 1) Hủy bỏ chế độ nông nô và các
chế độ lao dịch; 2) Ân xá cho những người tham gia khởi nghĩa; 3)
Ban hành một chế độ tô tiền không cao quá. Nhà vua chấp thuận mọi
điều, kể cả
việc giao nộp những quan chức bị những người khởi nghĩa
căm ghét. Một bản văn đã được soạn ngay tại chỗ, trong đó có câu:
“Đã thỏa thuận rằng, Trẫm, bằng thiện ý đặc biệt của mình, chấp
thuận quyền tự do cho mọi thần dân của Trẫm ở hạt , Trẫm tha cho
họ tội bội phản về những tội ác củ
a họ và đảm bảo cho hòa bình và sự
yên ổn”.
Thỏa mãn với Cương lĩnh Mile End, những người khởi nghĩa đã đồng
ý rời kinh đô quay về nhà. Nhưng một nhóm nhỏ khác, đa phần là
nông dân không ruộng đất xứ Kent muốn hơn thế nữa. Vẫn do Wat
Tyler lãnh đạo, họ ở lại London hai ngày sau để gặp kỳ được nhà vua.
Theo nhiều sử gia ghi lại, có không ít kẻ vô lại đã gia nhập nhóm người
này và đã phạm không ít tội ác man rợ.
Cảm nhận được sự chán ghét của dân London, giới quý tộc ở đây
quyết định phản công. Ngày 16-6, tại chợ Smithfield, nằm ở phía ngoài
trường thành London, đã diễn ra m
ột cuộc gặp gỡ thứ hai giữa giới quý
tộc do nhà vua cầm đầu và những người khởi nghĩa. Thay mặt những
người này, Wat Tyler đã đưa ra một yêu sách, được biết dưới tên gọi

“Cương lĩnh Smithfield” với nội dung như sau: 1) Trưng thu ruộng đất
của nhà thờ và chia cho những giáo dân nghèo nhất; 2) Giảm số giám
mục xuống còn một; 3) Xóa bỏ giai cấp tiện dân và mọi sự khác biệt
về
đẳng cấp giữa các thân dân của vua; không ai, ngoại trừ Vua, được
là lãnh chúa của người khác; 4) Huỷ bỏ mọi quy chế thù nghịch giữa
Giáo hội và người lao động.
Trong lúc hai bên đang thương lượng, Wat Tyler đã bị Thị trưởng
London đâm chết. Tuy nhiên, nhà vua theo lời khuyên của các cận
thần, đã chấp thuận toàn bộ yêu cầu của những người khởi nghĩa.
Nhưng khi họ giải tán và quay về quê hương, giới quý t
ộc bắt đầu
phản công. Các quan tòa đi cùng với từng toán lính đến các địa phương
săn lùng và giết hại tất cả những ai tham gia cuộc nổi dậy. Mãi đến
tháng 11-1381, lệnh ân xá mới được ban hành, nhưng sau đó không
lâu Quy chế về người Lao động cũng được nới lỏng đáng kể.
Tuy thất bại, cuộc khởi nghĩa năm 1381 của nhân dân đã mang lại
nhiều kết quả tích cự
c. Nó thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển từ tô lao
dịch hiện vật sang tô tiền và thủ tiêu nền kinh tế trang viên. Đến đầu
thế kỷ XV, phần lớn tá điền Anh đã trở thành người tự do.
4. Sự ra đời của gentry.
Một trong những sự kiện quan trọng nhất trong thế kỷ XV là sự xuất
hiện của tầng lớp quý tộc mới - gentry. Gốc tích của tầng lớp này là
giới quý t
ộc vừa và nhỏ. các thị dân giàu có hoặc khá giả (thương
nhân, chủ công xưởng, quan chức thừa tiền mua thêm ruộng đất để
kinh doanh). Như vậy, gentry vừa là địa chủ, vừa là nhà kinh doanh
hoặc quan chức phong kiến Sự ra đời của gentry gắn liền với sự tăng
trưởng nhanh về kinh tế của Anh trong thế kỷ XV. Trong nông nghiệp,

ngành chăn nuôi đặc biệt phát triển mạnh mẽ, nhất là chăn nuôi cừu.
Với sản phẩm thu hoạch được, ngành này đã trở thành nguồn cung cấp
nguyên liệu cho ngành dệt dạ đang trên đà tăng tiến nhanh chóng. Đó
là lý do đã khiến chăn nuôi cừu trở thành ngành kinh tế sinh lợi nhiều
nhất.
Sự phát triển thịnh vượng về kinh tế trên đã dẫn đến những thay
đổi cơ bản về xã hội. Ở nông thôn, một bộ phận nông dân trở nên giàu
có đã mua đấ
t của nông dân nghèo và thuê thêm đất của quý tộc. Ở
thành thị, một số thợ cả làm ăn khấm khá đã giao xưởng thợ lại cho
thợ phụ và những thợ học nghề chăm sóc, còn bản thân họ biến thành
thương nhân. Giới này chiếm một vị trí ngày càng quan trọng trong
nền nội thương. Để mở rộng hoạt động ngoại thương, giới thương nhân
đã cộng tác với nhau để thành lập các công ty. Mặt hàng buôn bán chủ
yếu của họ là len và dạ. Ngoại thương và thương nhân mau chóng trở
thành những nhân tố chính chi phối chính sách đối ngoại
ở Anh, đặc
biệt là trong quan hệ với Pháp.
Trong lúc đó, nguồn thu nhập của giới quý tộc địa chủ phong kiến bị
sụt giảm đáng kể vì nhiều nguyên nhân: sự tan rã của các trang viên,
sự ra đời và phát triển của tô tiền, kết quả không hay của Chiến tranh
Trăm năm đã tước đi của quý tộc địa chủ không ít lãnh địa ở Pháp. Để
bù đắp vào sự sụt giảm vừ
a nêu, giới quý tộc địa chủ phong kiến tìm
đủ cách kiểm soát các nguồn thu công quỹ, vốn dĩ không thể là cái gì
khác hơn ngoài một trong những hình thức tô phong kiến. Để đạt được
mục tiêu này, cần trở thành cận thần của vua, hoặc giành lấy một số
quyền hạn nào đó. Đó là nguyên nhân tại sao trong thế kỷ XV đã xảy
ra nhiều cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến khác nhau,
nhưng không phả

i để chống lại ưu thế của vương quyền, mà là để
giành giật các chế độ ưu đãi phát sinh từ đó. Kết quả là năm 1399,
Richard II bị hạ bệ. Triều đại Plantagenet đến đây là kết thúc. Bá tước
xứ Lanscaster lên kế vị với vương hiệu là Henry IV (1399 - 1413), mở
ra triều đại mới trong lịch sử Anh - triều Lanscaster.
Chính dưới triều Henry IV và Henry V (1413 - 1422), Anh đã đẩy
mạnh cu
ộc chiến tranh chống Pháp và đã giành được một thắng lợi
quân sự lớn ở Azincourt (1415). Năm 1420, ưu thế của Anh trên lãnh
thổ Pháp được khẳng định bằng Hiệp ước Troyes. Henry V đã lấy con
gái của vua Pháp Charles VI nửa điên nửa tỉnh với ý đồ kiểm soát phần
lớn Vương quốc Pháp và hi vọng con trai của ông và công chúa Pháp
sẽ là người kế thừa cả hai vương quốc.
Năm 1422, cả Henry V và Charles VI đề
u nối tiếp nhau qua đời. Kế
vị họ ở ngôi vua của cả hai vương quốc là Henry VI (1422 - 1461) lúc
này chỉ mới 9 tháng tuổi. Quyền lực do vậy tập trung trong tay John
xứ Lanscaster, tức Công tước Bedford, đảm trách công việc cai trị ở
Pháp, và Humphrey xứ Gloucester coi sóc công việc cai trị ở Anh.
Nhưng từ năm 1429, vị thế của Anh ở Pháp bị suy yếu dần trước
phong trào kháng chiến sôi nổi của nhân dân Pháp được khích lệ bởi
t
ấm gương yêu nước đầy quả cảm của nữ anh hùng Jeanne d’Arc. Năm
1450, Anh bị đẩy lui khỏi miền Normandie. Ba năm sau, sự hiện diện
của Anh trên lãnh thổ Pháp bị thu gọn trong phạm vi Calais. Chiến
tranh Trăm năm coi như được kết thúc ở đây().
Nhưng đối với nước Anh, sự biến này lại trở thành màn giáo đầu cho
một cuộc nội chiến dai dẳng và khốc hại.
5. Nội chiến “Hai bông hồng”
Việc Henry VI lên cầm quyền khi còn quá nhỏ đã trở thành cơ hội để

các tập đoàn phong kiến trong nước hoành hành trở lại, nhất là khi
Henry VI lại không có khả năng cai trị. Mạnh nhất trong số họ là dòng
họ xứ York, vốn thuộc phổ hệ vua Edward III.
Nguyên do là từ năm 1216 đã hình thành thông lệ là ngai vàng luôn
luôn được truyền cho người con trai lớn nhất của nhà vua. Nếu theo
thông lệ này, thì sau khi Richard II bị hạ
bệ, quyền ưu tiên thừa kế
phải thuộc về Edmund, một quý tộc của dòng York, vì ông này thuộc
dòng dõi con trai thứ ba của Edward III, trong lúc Henry IV lại là con
trai của John of Gaut (con trai thứ tư của Edward III). Cho là bị tước
mất quyền thừa kế hợp pháp, Richard, Công tước xứ York, đã dựa vào
sự ủng hộ của các vùng phát triển - Nam và Đông Nam, nơi ưu thế
kinh tế thuộc về tầng lớp tư sản và gentry đang lên,
để dấy binh chống
lại vua Henry VI, mà uy tín đã bị sụt giảm nhiều sau thất bại của Anh
trong Chiến tranh Trăm năm.
Năm 1455, nội chiến bùng nổ giữa hai dòng họ. Lịch sử Anh gọi là
“Chiến tranh Hai bông hồng”, vì gia huy của dòng Lanscaster là bông
hồng đỏ, còn của dòng York là bông hồng trắng. Nhiều lãnh chúa có
thế lực nhất đã tham gia nội chiến, không phải vì các nguyên tắc chính
trị, mà chỉ vì muốn củng cố địa v
ị của họ trong triều và làm giàu bằng
số của cải tước đoạt được của đối phương hay của dân thường. Họ sẵn
sàng bỏ phe này theo phe kia nếu phần chiến lợi phẩm được chia nhiều
hơn.
Được sự trợ giúp của Richard Neville (Bá tước xứ Warwick), Edward,
con trai của Richard (ông này tử trận năm 1460), năm 1461 đã đánh
bại phe Lanscaster và bắt sống nhà vua. Chiến tích của Edward đã làm
Nghị
viện sợ đến nỗi họ phải đồng thanh bầu ông làm vua, tức Edward

IV (1461 - 1483).
Chính sách cai trị của tân vương mang những dấu hiệu đầu tiên của
chủ nghĩa trọng thương (mercantilism). Ông cố đạt được một cán cân
ngoại thương thặng dư. Nhiều biện pháp đã được mang ra thực hiện để
khuyến khích công nghiệp dệt dạ và hoạt động hàng hải.
Khi Edward IV qua đời, ngai vàng đã lọt vào tay em ông - Richard
III (1483 - 1485), thay vì con trai ông - Edward V - lúc
đó mới 12 tuổi.
Là một tay phiêu lưu, Richard III sẵn sàng làm mọi chuyện để bảo vệ
quyền lực. Lo ngại cho sinh mạng và của cải của mình, các quý tộc đã
liên kết với nhau dưới quyền Henry Tudor, em rể của Edward IV và là
người thuộc dòng Lanscaster về phía mẹ. Một trận chiến quyết định
giữa hai phe đã diễn ra ngày 22-8-1485 ở Bosworth. Richard III bị
đánh bại và bị giết chết. Ngai vàng lọt vào tay Henry VII Tudor. Ông
đã tìm cách hòa giải hai dòng h
ọ thù địch bằng cách cưới cô con gái
thừa kế dòng York (tức con gái của Edward IV) và đặt ra gia huy mới
gồm cả bông hồng đỏ và bông hồng trắng.
Thế kỷ XV là một thời kỳ đầy những biến động và đổi thay. Đất
nước bị tàn phá bởi nội chiến và bệnh dịch, dân số không tăng cho đến
cuối thế kỷ. Quyền lực của nhà vua bị suy yếu đã khiến luật pháp
không được tôn trọng, đất nước rơi vào cảnh rối ren. Các thế lực phong
kiến cát cứ nổi dậy. Hoạt động xuất kh
ẩu len một thời phồn thịnh nay
bị sút giảm nhiều, nhưng dần dần được thay bằng vải len, sản phẩm
của nền kinh tế trang trại mới. Các chủ đất đã đáp ứng nhu cầu tăng
lên về len bằng cách rào đất và nuôi nhiều cừu hơn, và do đó đã làm
đảo lộn sinh hoạt kinh tế cổ truyền ở nông thôn, tạo nền tảng cho sự
tăng trưở
ng. Tất cả những gì nước Anh cần giờ đây là một vị vua có uy

tín, đủ năng lực để phục hồi quyền lực trung ương và vãn hồi trật tự,
mang lại sự ổn định cho đất nước.
III. VƯƠNG QUỐC ANH CHUYỂN SANG CHẾ ĐỘ TƯ BẢN TRONG THẾ
KỶ XVI [TỪ HENRI VII (1485 -1509) ĐẾN ELIZABETH I (1558 -
1603)]


Phổ hệ dòng họ Tudor

Henry VII (1485-1509)

Henry VIII Margaret
(1509 - 1547)
Jacques V

Edward VI Maria Tudor Elizabeth I Maria
Stuart
(1547 - 1553) (1553 - 1558) (1558 - 1603)
James I (1603 -1625)
Thế kỷ XVI đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của nước Anh từ
chế độ phong kiến sang chế độ tư bản. Sự chuyển biến này diễn ra
trước hết trong lĩnh vực kinh tế và xã hội. Nó sẽ cung cấp đầy đủ
những tiền đề vật chất cho cuộc cách m
ạng tư sản sắp đến.
Nước Anh của triều Tudor không thể so sánh với các nước khác như
Pháp, Tây Ban Nha hoặc Ý, cả về diện tích (vào khoảng 15 vạn km2)
lẫn dân số (từ 3,5 đến 4 triệu người so với 10 triệu ở Tây Ban Nha, 15
triệu ở Pháp)(), cả về sự giàu có lẫn quy mô của các thành thị (ngoại
trừ London). Nhưng tại sao lại chính nước Anh mới trở thành quê
hương của chủ nghĩa tư

bản, tại sao Anh lại tiến khá nhanh chóng để
trở thành nước dẫn đầu ở Tây Âu và cả thế giới? Để trả lời những câu
hỏi này cần phân tích các đặc điểm của tình hình phát triển xã hội và
kinh tế, đặc biệt là sự tiến triển xã hội - kinh tế ở nông thôn. Thực vậy,
nông thôn Anh, khác với lệ thường, đã phản ứng không kém nhạy bén
so với thành thị trước những chấ
n động mà nó nhận được, và thậm chí
trong nhiều khía cạnh còn tiến trước cả thành thị. Chính nông thôn đã
thúc đẩy tiến bộ kinh tế.
1. Những thay đổi lớn lao trong lĩnh vực kinh tế.
So về mức độ đồng bộ, đà phát triển xã hội - kinh tế ở thành thị và
nông thôn diễn ra ở Anh cao hơn so với các nước Tây Âu khác. Anh
cũng là nơi có sự luân chuyển lao động và thay đổi sở hữu ruộng đất
diễn ra với nhịp độ nhanh h
ơn rất nhiều, chế độ tư hữu ở Anh thích
ứng với các nhu cầu của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sớm
hơn, có hệ thống hơn và quy mô hơn. Thêm vào đó là vị trí địa lý hết
sức thuận lợi của Anh, vốn khi xưa nằm ở một góc riêng biệt, tách rời
các đường thương mại chính ở châu Âu, giờ đây, sau khi châu Mỹ được
phát hiện, đã nằm ngay trên một trong những con đường mậu dịch
chính trên Đại Tây dương. Có thể nói đây là các nguyên nhân giải thích
sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Anh trong thế kỷ XVI, đặc
biệt là nửa sau thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVII dưới triều Elizabeth I.
Sự phát triển của công nghiệp diễn ra chủ yếu trong các công xưởng
tư bản chủ nghĩa sản xuất các mặt hàng dành cho xuất khẩ
u (chẳng
hạn như dạ), hoặc đòi hỏi nhiều vốn đầu tư (khai khoáng). Công
nghiệp dệt dạ phát triển thịnh vượng ngay từ thế kỷ XIV và XV. Sự
tăng trưởng có được là nhờ phần lớn ngành công nghiệp này đã
chuyển về vùng quê, nơi sẵn có nguồn cung cấp nguyên liệu (lông

cừu) và nhất là nhân công nông thôn dôi ra từ tình trạng phân hóa
giàu nghèo trong nông dân. Sự việc công nghiệp dệt dạ tiêu thụ
nguyên liệ
u được sản xuất ngay trong nước đã cho phép nó ảnh hưởng
sâu sắc đến sự tiến triển của nông nghiệp. Công nghiệp dệt dạ phát
triển tập trung ở miền Tây Nam, Đông và Đông Bắc, ở xứ Yorkshire.
Trong thế kỷ XVI, Anh đã đánh bật xứ Flandre không chỉ trong lĩnh vực
sản xuất mà cả trong lĩnh vực tiêu thụ. Năm 1354, Anh xuất khẩu hơn
5.000 súc dạ, năm 1509 đạ
t con số 80.000 và 120.000 vào năm 1547.
Trong công nghiệp dệt dạ, công trường thủ công dạng phân tán còn
chiếm ưu thế. Hàng ngàn thợ thủ công nông thôn vẫn còn làm việc tại
nhà, nhưng lao động của họ giờ đây bị lệ thuộc vào một nhóm nhỏ các
nhà tư bản từ khâu cung cấp nguyên liệu đến khâu tiêu thụ thành
phẩm. Tình hình này diễn ra thấy rõ ở miền Đông và Tây Nam đất
nước.
Công nghiệp dệt dạ ở Anh đ
ã trở thành nhân tố hàng đầu trong sự
phát triển đi lên của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đã góp phần quyết
định làm thay đổi hẳn bộ mặt của nông thôn Anh và do vậy đã khiến
nơi đây trở thành vườn ươm của công trường thủ công tư bản chủ
nghĩa.
Công trường thủ công tư bản chủ nghĩa đạt được những bước tiến
mau lẹ trong thế
kỷ XVI. Việc khai thác các mỏ ngày càng đi sâu vào
lòng đất. Điều này đòi hỏi phải huy động nhiều thợ (cả trăm người) và
nhiều vốn đầu tư, mà chỉ các nhà kinh doanh tư bản chủ nghĩa mới đủ
sức cung ứng.
Ngoài hai ngành trên, trong thế kỷ XVI còn xuất hiện thêm nhiều
ngành công nghiệp mới : đăng ten, lụa, giấy, thuốc súng, đường, in

ấn
Sự gia tăng hàng hóa cả về sản lượng và chủng loại không thể
không tác động đến thị trường trong nước và ngoài nước. Vai trò chính
yếu trong lưu chuyển hàng hóa trong nước giờ đây n
ằm trong tay
những người thu mua và các thương nhân lớn. Các nhà sản xuất nhỏ,
nhất là thợ thủ công giờ đây không còn đủ sức đảm nhận việc tiêu thụ
sản phẩm.
Ngoại thương với một thị trường được mở rộng không ngừng nhờ
những cuộc phát kiến địa lý hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của các
thương nhân tư bản chủ nghĩa. Ở Anh từ nử
a sau thế kỷ XVI, đặc biệt
là dưới thời Nữ hoàng Elizabeth I đã lần lượt xuất hiện nhiều công ty
chuyên buôn bán với vùng này hoặc vùng khác. Tên gọi của các công
ty cho thấy vùng hoạt động của chúng: Công ty Moskva (1554) hoạt
động ở vùng biển Baltique, Công ty Levant (1579) buôn bán với vùng
biển Địa Trung Hải, Công ty Guinea (1588) buôn bán với Tây Phi và
Công ty Đông Ấn lừng danh (1600) được độc quyền buôn bán với
những xứ nằm từ mũi Hảo Vọng đến eo biển Magellan.
Có thể nói ngoại thương là một trong hai nguồn chính tích lũy tư
bản nguyên thủy của tư sản Anh. Để có một ý niệm về tỉ suất lợi
nhuận mà ngoại thương mang lại cho giai cấp tư sản Anh, xin dẫn ra
đây vài số liệu về giá mua và bán một số mặt hàng trên thị trường Anh
cuối thế kỷ XVI.
Đơn vị đo lường : 1 livre()
MẶT HÀNG GIÁ MUA
(pence)
GIÁ BÁN
(pence)
Tiêu

Quả nhục đậu
khấu
Chàm
Củ đinh
hương
Tơ sống
3
3
13
9
7
shilling
20
78
60
72
20
shilling
Nguồn tích lũy thứ hai là các hoạt động cướp biển của những nhà
hàng hải Anh, trong đó nổi tiếng nhất là Francis Drake, John Hawkins,
Walter Raleigh nhằm vào các đoàn tàu Tây Ban Nha chở các kim khí
quý từ Tân lục địa về.
Mặc dù nền công nghiệp với các công trường thủ công đã đạt được
nhiều tiến bộ đáng kể, Anh trong thế kỷ XVI vẫn là một nước nông
nghiệp. Thị dân chỉ chiếm khoảng 10% dân số. Chỉ vài thành ph

(London, Bristol, York, Norwich) mới xứng đáng với tên gọi này. Nhưng
Anh vẫn được coi là nước dẫn đầu về sự phát triển tư bản chủ nghĩa,
đó là nhờ vào những thay đổi to lớn đang diễn ra ở nông thôn.
Những thay đổi vừa nêu được biết đến dưới tên gọi “rào đất”

(enclosure) do giá nông phẩm và nguyên liệu tăng lên, việc khai thác
ruộng đất trên qui mô lớn để có nhiều hàng hóa (đặc biệt là nuôi cừu)
trở thành công việc sinh lợi cao. Để khai thác sự thuận lợi mà
điều kiện
kinh tế mang lại, chủ đất (landlord) có hai cách : tự trở thành người
chăn nuôi bằng cách biến đất canh tác thành đồng cỏ, hoặc giao đất
cho những người khá giả, các trại chủ sẵn sàng trả tiền thuê cao, thay
đổi theo giá lúa mì. Như vậy, nếu trong những thế kỷ trước lợi tức của
chủ đất là do tô mang lại, thì trong thế kỷ XVI chính bản thân đất mới
là nguồn lợi tức có giá tr
ị do chỗ nó cho phép người ta phát triển nền
sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong sự đổi thay này, tá điền trở thành
vật cản. Phải gạt họ ra khỏi các mảnh đất mà họ đang canh tác hoặc
sử dụng, nhưng không có quyền sở hữu riêng.
Để làm được chuyện này, chủ đất có nhiều cách. Cách tốt nhất là
“rào đất” bắt đầu được sử dụng nhiều từ
nửa sau thế kỷ XV. Chủ đất
chiếm đoạt làm của riêng các đất chung mà nông dân quanh vùng
trước đây thường sử dụng tập thể (đất rừng, đồng cỏ ). Chủ đất còn
tiến công cả vào những cánh đồng mở (open fields) : họ rào kín mọi
đất canh tác mà họ có thể vơ vét được. Như vậy, nông dân, nhất là
nông dân nghèo bị tước mất mọi phần đất sử dụng chung mà họ có
thể
dựa vào đó để bổ sung thêm nguồn thu nhập vốn đã rất thấp của
họ. Một cách làm khác là nâng cao quá mức số tô mà tá điền phải
đóng, để rồi cuối cùng họ đành phải từ bỏ mảnh đất mà họ đang lĩnh
canh.
Dưới tác động của “rào đất”, quang cảnh đồng quê Anh thay đổi
mau chóng : các cánh đồng giờ đây mọc đầy những lùm cây làm hàng
rào. Hàng trăm làng mạc b

ị biến mất. Từng đoàn nông dân mất ruộng
hoặc tìm đến các công trường thủ công dệt dạ xin làm thuê, hoặc lần
hồi đi về các thành thị để trở thành những người ăn xin, không nhà
không cửa.
2. Cải cách tôn giáo của Henry VIII.
Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản không thể không tác động đến thể
chế phong kiến ở Anh. Henry VII (1485-1509), người sáng lập triều
Tudor, khởi đầu thời k
ỳ cai trị của ông bằng cách tiêu diệt các tàn dư
của đại quý tộc phong kiến, vốn đã bị tàn hại nhiều trong cuộc nội
chiến kéo dài suốt 30 năm. Trong việc này, ông được sự ủng hộ của
thương nhân, các chủ công trường thủ công dệt dạ, các công ty, giới
quý tộc tư sản hóa và ngay cả của những người dân thường. Vì lúc
này, mọi người không mong muốn gì hơn là trật tự và hòa bình để an
tâm phát triển kinh tế, điều mà họ bị tước đoạt bấy lâu nay. Henry VII
đã tịch thu đất đai và các nguồn thu nhập của đại quý tộc phong kiến,
tuyên bố pháo là vũ khí độc quyền của Nhà vua, lập ra Viện Sao (Star
Chamber) hoạt động theo quy chế của Tòa án Đại hình đặc biệt (phạm
nhân bị xét xử không cần đến bồi thẩm đoàn, thẩm vấn đi liền với tra
tấn), khẳng định quyền lực của vua ở các vùng phiá Bắc và xứ Wales.
Nhà vua tạo ra một tầng lớp quan chức quý tộc bằng cách ban phát
phần lớn các nguồn thu nhập của hoàng triều để giúp Vua cai trị đất
nước đang bước đầu đi vào con đường phát triển tư bản chủ nghĩa.
Đại
quý tộc phong kiến dần dần bị thay bởi giới này. Sự tan rã của đại quý
tộc phong kiến được đánh giá là đã tạo thuận lợi để nước Anh bước
sang thời đại mới.
Để bảo vệ quyền lợi của mình và thực hiện các đường lối đối nội và
đối ngoại, Henry VII xem việc tăng cường hạm đội là điều quan trọng.
Được nhà vua tạo thu

ận lợi trong việc kinh doanh, các thương nhân đã
không ngần ngại yểm trợ tài chính bằng cách cho mượn, tặng hoặc
mua quyền miễn thuế. Nhờ vậy, Vua duy trì được một quyền tự trị
nhất định về tài chính đối với Nghị viện. Trong suốt 24 năm cầm
quyền, Henry VII chỉ triệu tập Nghị viện có bảy lần, trong đó có hai lần
trong 13 năm tại vị cuối cùng. Là một v
ị vua cần kiệm, ông đã để lại
cho người kế vị một khoản tiền đáng kể trong ngân sách là 2 triệu
livres.
Henry VIII (1509-1547) là mẫu người ngược lại với tiên đế. Sống xa
hoa và lãng phí, ông đã mau chóng tiêu sạch số tiền trong ngân quỹ.
Bị lôi vào những cuộc chiến tranh vì thích can dự vào châu Âu, Henry
VIII đã khiến tài chính trở thành mối bận tâm chính trong chính sách
đối nội của ông. Và đây là một trong những nguyên nhân đẩy nước
Anh tham gia vào một biến c
ố đang diễn ra trên phần lớn lục địa châu
Âu : Phong trào Cải cách tôn giáo.
Mọi sự bắt đầu từ một vụ việc cá nhân. Năm 1526, Henry VIII, viện
cớ Hoàng hậu không có con trai, yêu cầu Giáo hoàng cho phép hủy bỏ
cuộc hôn lễ giữa ông và Catherine xứ Aragon. Nhưng đang chờ kết quả
của cuộc tranh giành ảnh hưởng ở Ý giữa Vua Pháp François I và
Hoàng đế Carlos Quinto của Tây Ban Nha, Giáo hoàng Clément VII đã
lần lữa không trả lời, vì Catherine là cô của Hoàng đế
. Năm 1527, Giáo
hoàng coi như bị Carlos Quinto cầm tù sau khi Roma bị quân của
Hoàng đế đánh phá. Tất nhiên trong hoàn cảnh như vậy, Giáo hoàng
đã chống lại cuộc li hôn. Henry VIII quyết định đoạn giao với Roma.
Thực ra, bản thân sự việc này không đủ để giải thích việc Henry VIII
sẽ phát động cuộc cải cách tôn giáo, nhất là khi Henry VIII từng được
đào tạo trong một trường đạo và khi phong trào cải cách phát sinh ở

Đức, ông đã cuồng nhiệt bảo v
ệ Giáo hội Công giáo La Mã. Ông đã viết
- hay đúng hơn là kí tên - vào một bản hịch nhan đề De septem
sacrementis (1521) được soạn ra chống lại Luther. Như vậy, nguyên
nhân nằm ở chỗ khác.
Trong cuộc chiến tranh ở Ý, Anh đã liên kết với Tây Ban Nha. Nhưng
sau khi quân Pháp bị đánh bại ở Pavie (1525), dòng Habsburg đã
giành được ưu thế ở Ý và đã trở nên rõ ràng rằng Anh không còn giữ
vai trò người điều giải trong các vấn đề ở châu Âu. Lúc đó, chính sách
đối ngoại của Anh hoàn toàn thay đổi: Henry VIII quay sang ủng hộ
Pháp và trong vấn đề tôn giáo trở thành người ủng hộ phong trào cải
cách. Trong sự thay đổi này, những tính toán trong lĩnh vực đối nội giữ
vai trò không nhỏ. Sự giàu có của Giáo hội trở nên rất hấp dẫn đối với
ngân sách trống rỗng của Nhà vua. Tất nhiên không loại trừ mưu toan
của Vua muốn tăng cường quyền lực của mình bằng cách nắm quyền
kiểm soát Giáo hội trong nước.
Từ năm 1529 đến năm 1536, Nghị viện được triệu tập để phê chuẩn
các hoạt động cải cách tôn giáo do Nhà vua đề xướng. Đầu tiên Quốc
hôị chuẩn thuận cho Vua li dị Catherine để lấy người khác, bất chấp sự
phản đối quyết liệt của Giáo hoàng. Năm 1534, Vua ban hành Sắc luật
về quyền tối cao, trong đó ghi rõ: “Chúng tôi thừa nhận Đức vua là
ng
ười lãnh đạo Giáo hội”. Hàng ngũ giáo sĩ do Vua bổ nhiệm, giáo lý,
lễ nghi tôn giáo vẫn được giữ nguyên, hàng ngũ giám mục vẫn được
hưởng quyền miễn trừ.
Giờ đây đến lượt mục đích vật chất của cuộc cải cách. Năm 1536,
một ủy ban đã được thành lập với nhiệm vụ tìm lý do để giải quyết số
tài sản của Giáo hội. Nhiệm vụ
không phải là khó thực hiện do lối
sống không được phù hợp lắm với giáo lý của các giáo sĩ. Ngay trong

năm 1536, có 376 tu viện nhỏ bị đóng cửa. Năm 1539, toàn bộ tu viện
đều bị cấm hoạt động. Ruộng đất của Giáo hội mang lại số hoa lợi
hàng năm tới 136.000 livres. Còn tài sản bị thu hồi được ước tính vào
khoảng 1 triệu - 1,5 triệu livres.
Thực ra, Nhà vua không được hưởng gì nhiều từ nhữ
ng của cải thu
được của Giáo hội. Bằng những thủ thuật không minh bạch, giới quý
tộc trong triều và giai cấp tư sản đã chiếm đoạt phần lớn và trở nên
giàu có hơn. Cái được của Nhà vua là quyền lực được tăng cường, cơ
sở xã hội của chế độ phong kiến chuyên chế được mở rộng: cả quý tộc
lẫn tư sản đều
ủng hộ cuộc cải cách tôn giáo mà Nhà vua đang tiến
hành, vì họ sợ sự phản công của Giáo hội.
Sự lo lắng trên không phải là không có cơ sở, vì tuy đưa Giáo hội
Anh tách khỏi ảnh hưởng của Giáo hoàng, Henry VIII vẫn trung thành
với giáo lý Công giáo La Mã qua Sắc lệnh sáu điều, mà ông công bố
năm 1539 buộc mọi người phải tuân thủ toàn bộ nội dung giáo lý cũ,
ngoại trừ, tất nhiên, quyền lực tối thượng củ
a Giáo hoàng. Nói tóm lại,
Henry VIII đã lập nên một tôn giáo mới, tức Anh giáo. Tôn giáo mới bị
cả người Tin Lành lẫn cả người Công giáo tấn công. Henry VIII phản
ứng rất mạnh đưa lên giàn hỏa cả người Tin Lành và cả người Công
giáo còn trung thành với Tòa thánh.
Sự đoạn tuyệt lưng chừng trên đã khiến các triều vua sau không có
chính sách tôn giáo nhất quán. Năm 1549, Vua Edward VI (1547-
1553) ban hành Sách cầu nguyện (Prayer Book) được soạn bằng tiếng
Anh theo các ý tưởng của Calvin, năm 1553 công bố Đạ
o luật 42 điều
bãi bỏ lễ Misa, cho phép giáo sĩ được lập gia đình.
Người kế vị Edward qua đời khi chưa đến tuổi trưởng thành là Maria

Tudor (1553-1558). Là một tín đồ Công giáo nhiệt tình, bà xem việc
phục hồi vị thế của đạo Công giáo La Mã là mục tiêu quan trọng nhất
trong cả chính sách đối nội lẫn đối ngoại. Chỉ nhận được sự ủng hộ của
giới quý tộc vùng Tây Bắc lạc hậu, chính sách này đã gây lo lắng cho
giới quý tộc tư sản hóa và giai cấp tư sả
n đang lên, vì chỉ một nhúm
nhỏ quý tộc mới không dự phần vào việc cướp bóc tài sản của Giáo
hội. Và vì nó còn khiến Maria Tudor tìm cách liên minh với Vua Tây
Ban Nha, mà không lâu sau sẽ trở thành chồng của bà. Đây là chính
sách đối ngoại đi ngược lại quyền lợi của quý tộc tư sản hóa và giai cấp
tư sản Anh. Xem thường mọi phản ứng, Hoàng hậu sẵn sàng đưa lên
giàn hỏa bất kỳ ai chống đối, trong đó có Cranmer, T
ổng giám mục
Canterbury ( giáo phận chính ở Anh. Bà thật xứng với biệt danh
“Maria Khát máu” mà người đời trao tặng. Mặc dù vậy, ngôi vị của
Maria Tudor vẫn bị lung lay do sức chống đối ngày càng mạnh. Nỗi bất
mãn âm ỉ của giới quý tộc mới và tư sản có nguy cơ bùng nổ. Cái chết
của bà cho phép tình hình lắng dịu trở lại.
3. Thời đại của Elizabeth I.
Người kế vị là Elizabeth I (1558-1603), con gái của Henry VIII và
người v
ợ sau. Được xem là một trong những thời kỳ vĩ đại nhất trong
lịch sử Anh, triều đại kéo dài gần nửa thế kỷ của bà đánh dấu một giai
đoạn quan trọng trên bước đường Anh vươn lên thành cường quốc thế
giới.
Theo miêu tả của người đương thời, bà là một phụ nữ cao to và cân
đối, đẹp và biết cách làm đẹp. Sinh ra trong thời Phục hưng, có học
thức cao, bà biế
t cách dung hòa giữa sự duyên dáng và tính thích làm
đẹp của phụ nữ với tham vọng lạnh lùng và không kiêng sợ của nhà

lãnh đạo. Tính khí bà đầy những mâu thuẫn : vừa cần kiệm lại vừa
hoang phí, kín đáo, đa nghi nhưng lại thích được vây quanh bởi những
sủng thần, chuyên chế nhưng dễ phạm những bất cẩn. Đặc biệt là bà
rất kiêu ngạo, không bao giờ muốn từ bỏ dù là rất ít, quyền lực của
mình. Bà khước từ cả việc lập gia đình để giữ nguyên quyền lực của
mình. Tính khí của Elizabeth đã đẩy bà đến chỗ cai trị như một nữ
hoàng chuyên chế với sự giúp sức của “Hội đồng riêng”. Về nguyên
tắc, các quyền lực của bà vẫn bị giới hạn bởi sự tồn tại của Nghị viện,
mà giờ đây đã được phân biệt rõ thành hai vi
ện: Viện Nguyên lão và
Viện Thứ dân. Với hoạt động ngày càng có quy củ hơn, Nghị viện
không phải lúc nào cũng tỏ ra dễ lèo lái. Tuy nhiên, do giành được uy
tín cao trong lĩnh vực đối ngoại và có một chính sách phát triển kinh tế
có hiệu quả cộng với một chính sách tài chính chặt chẽ và tiết kiệm,
dự phần trực tiếp vào các hoạt động thương mại (nghĩa là bỏ tiền vào
các chuyến đi của Công ty Đông Ấ
n hay Công ty Levant), tăng thuế,
chính phủ của Elizabeth I nắm được trong tay những nguồn tài chính
dồi dào. Nhờ vậy, Nữ hoàng đã hạn chế được đến mức tối đa việc triệu
tập Nghị viện (13 lần trong 45 năm cầm quyền). Hơn nữa, bà còn biết
cách tạo cho mình những người ủng hộ kiên định bằng cách ban cho
họ chế độ độc quyền, tức chế độ ưu đãi dành cho các công ty hay
những cá nhân quyền được khai thác hay buôn bán một sản phẩm ở
một vùng nào đó. Tuy nhiên, bà vẫn cần đến sự ủng hộ của Nghị viện
trong chế độ tôn giáo.
Thực vậy, tôn giáo tiếp tục là một vấn đề gay cấn trong số các vấn
đề
đối nội. Nguyên nhân nằm ở chỗ cuộc hôn nhân giữa Henry VIII và
người vợ sau (tức mẹ của Elizabeth I) không được Giáo hoàng công
nhận. Những người Công giáo đã dựa vào đó để phủ nhận quyền kế vị

của Elizabeth I vì cho rằng bà không phải là con chính thức. Do đó, sẽ
không phải là xa sự thật nếu giải thích việc bà gắn bó với Phong trào
Cải cách tôn giáo là do yêu cầu chính trị, chứ không đơn thuần chỉ vì lý
do tín ngưỡng. Tên c
ủa Elizabeth gắn liền với một giai đoạn mới của
cuộc cải cách - giai đoạn xác lập các tín điều Anh giáo.
Vừa lên ngôi, Elizabeth khẳng định sự đoạn tuyệt với Roma và đưa
Giáo hội Anh quay về với Anh giáo. Sắc luật về quyền tối cao khẳng
định bà là nhà lãnh đạo tối cao của Anh cả trong lĩnh vực tinh thần
cũng như thế tục. Năm 1559, Nghị việ
n thông qua Đạo luật về sự đồng
nhất đe dọa phạt và giam cầm bất kỳ ai từ chối tuân theo những quy
định của Sách cầu nguyện chung (Common Prayer Book), trong đó xác
định rõ các nghi thức hành lễ của Anh giáo. Quan trọng nhất là năm
1571, tín điều của Anh giáo đã được xác lập rõ ràng trong văn kiện
Tuyên bố 39 điều. Theo đó, Anh giáo phủ nhận quyền lực của Giáo
hoàng, sự tôn thờ các thánh và quy chế
độc thân của giáo sĩ. Tuy
nhiên, nó giữ nguyên hệ thống thứ bậc trong giáo phẩm với người
đứng đầu giờ đây là vua Anh, và các nghi lễ. Nói cách khác, cuộc cải
cách không được tiến hành trọn vẹn. Do đó, Anh giáo nhanh chóng bị
tiến công từ hai phía : Giáo hội Công giáo La Mã và những giáo phái
“không chính thống” chủ trương tách rời hoàn toàn khỏi Công giáo,
đặc biệt là giáo phái “Thanh giáo” (Puritanism) của giới quý tộc mới và
tư sản. Nhưng lúc này nguy cơ đè nặng lên nước Anh là mối đ
e dọa
phát xuất từ bên ngoài.
Đó là nguy cơ nảy sinh từ nước Tây Ban Nha dưới triều Vua Félipe
II, đối thủ nguy hiểm của Anh trong lĩnh vực thương mại - hàng hải.
Nước Anh không thể vươn lên hàng cường quốc lớn trước khi phá tan

sự độc quyền thương mại và thuộc địa của Tây Ban Nha. Chừng nào
mà việc mở cửa hoạt động mậu dịch còn là điều kiện hàng đầu để Anh
c
ủng cố nền kinh tế và chính trị của mình, thì chừng đó đối với giai cấp
tư sản nước này, Tây Ban Nha còn là kẻ thù tôn giáo và dân tộc. Trong
nỗ lực cạnh tranh với Tây Ban Nha, giai cấp tư sản Anh đã quy tụ
quanh Nữ hoàng Elizabeth, bất chấp xu hướng chuyên chế trong chế
độ cai trị của bà. Bản thân Elizabeth phải thường xuyên phải đối phó
với mưu đồ và mánh khóe mà Giáo hoàng, Félipe II và các tín đồ Cơ
đốc Anh đã tạo dựng lên
để chống lại bà. Họ ủng hộ những kẻ tranh
giành ngôi vua với bà, chẳng hạn như Hoàng hậu Scotland Maria

×