Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

Đánh giá tác động môi trường đường vào bãi chôn lấp dự án nuôi trồng thủy sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 179 trang )

Dự án xây dựng vùng chuyển đổi khu nuôi trồng thủy sản tập trung tại hai
xã Hưng Đạo và Lê Lợi – Huyện Chí linh – Tỉnh Hải Dương

Cơ quan tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Đất và Môi trường
Trường ĐH Nông Nghiệp HN
Điện thoại: 04 – 8276 - 440
1

MỞ ĐẦU

1. Xuất xứ của dự án.
Huyện Chí Linh nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hải Dương, với tổng diện
tích tự nhiên là 12233ha, trong đó đất nông nghiệp là 8551 ha, trong những
năm qua, mặc dù có nhiều khó khăn, nhưng Đảng bộ và nhân dân đã cố gắng
tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng phát triển kinh tế xã hội toàn diện. Đời
sống nhân dân không ngừng được cải thiện.
Cũng như các huyện thuần nông khác của tỉnh, nông nghiệp vẫn là ngành
sản xuất chính, mang lại thu nhập chủ yếu cho nhân dân trong huyện. Do địa
hình vùng núi chia nhỏ vùng sản xuất nông nghiệp nên việc đầu tư công trình
thủy lợi phục vụ nông nghiệp rất tốn kém, nhưng hiệu quả lại rất thấp. Các
ngành khác như tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ chậm phát triển,
đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
Trong nhiều năm trở lại đây, bằng sự cố gắng của Đảng bộ và nhân dân
trong huyện, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã có những
chuyển biến tích cực. Toàn huyện đã chuyển được 487 ha ruộng cấy lúa hiệu
quả thấp sang lập vườn, trồng cây ăn quả, xây dựng chuồng trại chăn nuôi,
đào ao nuôi trồng thủy sản và gần 400 ha ruộng cấy lúa sang trồng các loại
cây ngắn ngày có giá trị kinh tế cao ở những địa điểm thích hợp. Những diện
tích đưa vào chuyển đổi bước đầu đã thu được những kết quả đáng mừng, tạo
sự chuyển biến tích cực trong đời sống nhân dân. Tuy nhiên diện tích chuyển
đổi còn manh mún, chưa được thực hiện trên diện rộng, nên những kết quả đã


đạt được còn chưa tương xứng với tiềm năng trong huyện. Đời sống nhân dân
còn nhiều khó khăn. Trong những năm tới nếu không có những chủ trương,
giải pháp hữu hiệu sẽ có nguy cơ tụt hậu so với huyện khác trong tỉnh. Vì vậy
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Dự án xây dựng vùng chuyển đổi khu nuôi trồng thủy sản tập trung tại hai
xã Hưng Đạo và Lê Lợi – Huyện Chí linh – Tỉnh Hải Dương

Cơ quan tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Đất và Môi trường
Trường ĐH Nông Nghiệp HN
Điện thoại: 04 – 8276 - 440
2

huyện đã tập trung lãnh đạo, xác định rõ hướng đi có trọng tâm, trọng điểm,
trên cơ sở huy động, khai thác mọi tiềm năng, lợi thế của mình bằng cách phát
triển lĩnh vực kinh tế khác nhau, trong đó có chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản
xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hàng hóa, hàng hóa xuất khẩu.
Bước đầu tiến hành dự án điểm xây dựng vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng
vật nuôi thủy sản tập trung trên một diện rộng, để rút kinh nghiệm cho những
bước đi tiếp theo.
Hai xã Hưng Đạo và Lê Lợi nằm ở phía Tây – Bắc huyện Chí Linh, đây là
khu vực khó khăn nhất huyện về công tác thủy lợi và nông nghiệp. Với tổng
diện tích tự nhiên là 4092,1 ha, trong đó diện tích sản xuất nông nghiệp là
2366,94 ha, diện tích trồng lúa là 1104,2 ha. Diện tích trồng lúa hiện tại trong
khu vực ngoài một phần nhỏ diện tích trên các triền cao thuộc xã Lê Lợi còn
lại phần lớn tập trung ở các triền trũng ven Ngòi Mơ và các khu đồng trũng
trong các vùng nhỏ ven sông Thương thuộc xã Hưng Đạo.
Đây là 2 xã nghèo của huyện. Đất chật người đông, là nơi có lực lượng lao
động rất dồi dào, tiềm năng đất đai có thể khai thác không nhỏ. Công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại phát triển chậm. Nền kinh tế chủ

yếu là kinh tế nông nghiệp. Về hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống
đường giao thông đã được cải tạo và nâng cấp hơn trước, phần nào đáp ứng
được nhu cầu sản xuất, đời sống văn hóa, du lịch và hàng hóa lưu thông trên
thị trường. Mặc dù vị trí địa lý khá thuận lợi có đường bộ liên tỉnh đường 17,
18 và đường thủy có sông Thương chảy qua phía tây hai xã, tạo thành mạng
lưới giao thông, thông suốt giữa hai xã và các vùng lân cận. Nhưng trong thời
gian dài nền kinh tế – xã hội chậm phát triển, tỉ lệ hộ nghèo cao, bình quân
thu nhập 3,6 triệu đồng/năm/người, hệ số quay vòng ruộng đất rất thấp do đặc
điểm địa hình lòng chảo, việc quy hoạch bố trí công trình thủy lợi để tưới tiêu
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Dự án xây dựng vùng chuyển đổi khu nuôi trồng thủy sản tập trung tại hai
xã Hưng Đạo và Lê Lợi – Huyện Chí linh – Tỉnh Hải Dương

Cơ quan tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Đất và Môi trường
Trường ĐH Nông Nghiệp HN
Điện thoại: 04 – 8276 - 440
3

chủ động rất khó khăn và tốn kém. Những chân ruộng thấp trũng chỉ cấy được
một vụ, năng suất không cao. Việc khai thác tiền năng của đất thấp và sử
dụng đất không hợp lý, chưa áp dụng được tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào khi
khai thác đất mà bao đời nay chỉ độc canh cây lúa, với năng suất vụ chiêm chỉ
đạt 27,2 tạ/ha, vụ mùa phải bỏ hoang để giữ nước, để đảm bảo ổn định bờ
vùng và nuôi trồng thủy sản tự nhiên.
Qua khảo sát và điều tra cho thấy: Vùng đất thấp trũng này có tiềm năng
lớn về khai thác thủy sản, nâng giá trị kinh tế của một héc ta lên gấp ba, bốn
lần so với cấy lúa.
Vùng thực hiện dự án điểm nằm trên địa bàn thuộc hai xã Hưng Đạo (vùng
A) và xã Lê Lợi (vùng B) ở ven đê hữu sông Thương và Ngòi Mơ. Diện tích

khu vực thực hiện dự án là 139,63 ha cấy lúa một vụ có hiệu quả thấp và 59,2
ha mặt nước sang đào ao nuôi trồng thủy sản tập trung.
2. Giới thiệu chung về dự án
2.1. Chủ đầu tư: UBND huyện Chí Linh
2.2. Địa điểm xây dựng dự án: Tại hai xã Lê Lợi và Hưng Đạo – Huyện Chí
Linh – Tỉnh Hải Dương
2.3. Thời gian thực hiện và kinh phí của dự án
* Thời gian thực hiện:
Thời gian thi công dự án dự tính tiền hành trong 2 năm, từ năm 2008 – 2009
Năm 2008: Thi công các hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu, hoàn thành cơ
bản nội dung quy hoạch tổng thể bao gồm:
- Vốn ngân sách: xây dựng trạm bơm + khu đầu mối, đắp hoàn chỉnh đê sông
Thương, đắp bờ bao đến cao trình +4.00 và cao thế, trạm biến áp, thiết bị điện.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Dự án xây dựng vùng chuyển đổi khu nuôi trồng thủy sản tập trung tại hai
xã Hưng Đạo và Lê Lợi – Huyện Chí linh – Tỉnh Hải Dương

Cơ quan tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Đất và Môi trường
Trường ĐH Nông Nghiệp HN
Điện thoại: 04 – 8276 - 440
4

- Vốn vay: xây dựng hệ thống kênh cấp, kênh thải và công trình trên kênh
thải, kênh cấp, cải tạo đường giao thông nội bộ.
- Vốn dân đóng góp: đào ao, đắp bờ ngăn ao, để lấy đất đắp bờ bao, đê bao.
Năm 2009: xây dựng tiếp các hạng mục còn lại của phần vốn ngân sách, vốn
vay với lãi suất thấp và vốn tự có của dân để hoàn thiện toàn bộ công trình
đưa vào hoạt động.
* Kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí khái toán cho đầu tư xây dựng cơ bản của cả 2 khu được
nêu ra trong bảng 1.0
Bảng 1.0. Tổng hợp vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Đơn vị: đồng
TT

Hạng mục đầu tư
Vùng A
kinh phí
Vùng B
kinh phí
Tổng
Kinh phí
1 Vốn xây lắp 41.880.324.338

19.698.913.466

61.579.237.804

2 Vốn thiết bị 656.143.469 545.770.918 1.201.914.387

3 Vốn thiết kế cơ bản khác 2.794.103.235 1.847.803.887

4.641.907.122

4 Vốn dự phòng 2.266.528.552 1.079.624.413

3.346.452.965

5 Vốn đền bù 1.500.000.000 500.000.000 2.000.000.000



Tổng cộng 49.097.099.594

23.172.112.684

72.269.212.278

Như vậy tổng kinh phí xây dựng: 72.269.212.278 đ
2.4. Các căn cứ pháp lý của dự án
− Căn cứ vào chủ trương phát triển toàn diện nông nghiệp, nông thôn theo
hướng sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chương trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của Đảng và Nhà nước.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Dự án xây dựng vùng chuyển đổi khu nuôi trồng thủy sản tập trung tại hai
xã Hưng Đạo và Lê Lợi – Huyện Chí linh – Tỉnh Hải Dương

Cơ quan tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Đất và Môi trường
Trường ĐH Nông Nghiệp HN
Điện thoại: 04 – 8276 - 440
5

− Căn cứ Quyết định số 224/1999/QĐ-TTG ngày 08/12/1999 của Thủ
Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nuôi
trồng thủy sản đến năm 2010, định hướng 2020.
− Căn cứ thông tư số 10/2006/TT-BTS ngày 12/4/2006 của Bộ trưởng Bộ
thủy sản hướng dẫn thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy
sản đến năm 2010, định hướng 2020.
− Căn cứ nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIV về

việc thực hiện chương trình mục tiêu, phát triển KT-XH. Trong đó xây
dựng đề án: “Phát triển CN-TS theo hướng tập trung, nâng cao chất
lượng, quy mô, đảm bảo vệ sinh môi trường tỉnh Hải Dương giai
đoạn 2006-2010”.
2.5. Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của huyện Chí Linh
– Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện Chí
Linh giai đoạn 1996-2010.
– Căn cứ vào định hướng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của huyện
Chí Linh giai đoạn 1996-2010 đã được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt.
– Căn cứ vào định hướng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của hai xã
Hưng Đạo và Lê Lợi.
– Căn cứ vào quy hoạch được phê duyệt tại QĐ số 3664/QĐ-UBND ngày
16/10/2007 của ủy ban nhân dân huyện Chí Linh.
– Căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ huyện ủy Chí Linh.
– Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện Chí Linh.
– Căn cứ vào nghị quyết đại hội Đảng bộ, nghị quyết của hội đồng nhân
dân hai xã Hưng Đạo và Lê Lợi.
– Căn cứ vào thực tế sản xuất cho hiệu quả thấp trên một số diện tích đất
canh tác của hai xã Hưng Đạo và Lê Lợi.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Dự án xây dựng vùng chuyển đổi khu nuôi trồng thủy sản tập trung tại hai
xã Hưng Đạo và Lê Lợi – Huyện Chí linh – Tỉnh Hải Dương

Cơ quan tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Đất và Môi trường
Trường ĐH Nông Nghiệp HN
Điện thoại: 04 – 8276 - 440
6

– Căn cứ đặc điểm tự nhiên kinh tế – xã hội của hai xã Hưng Đạo và Lê Lợi.

– Tài liệu khảo sát địa hình: Bình đồ cao độ toàn bộ vùng dự án tỷ lệ
1/1000
– Tài liệu thu thập thống kê nhiều năm: Tại khu vực thực hiện dự án như
điều kiện khí tượng thủy văn, khí hậu và các yếu tố có thể ảnh hưởng
tới việc phát triển vườn cây, rau màu và nghề nuôi thủy sản.
– Tài liệu khảo sát môi trường nước và chất đất như: Tài liệu thí nghiệm
về môi trường nước mặt, nước ngầm, chất đất để đánh giá khả năng
phát triển cây, con, vật nuôi tại khu vực dự án qua bao đời nay khai
thác và dưới tác động của tiến bộ khoa học kĩ thuật áp dụng vào sản
xuất trong những năm vừa qua. Cũng như một số diện tích đã chuyển
đổi sang lập vườn, nuôi thủy sản… đều cho hiệu quả tốt.
– Báo cáo điều tra thu thập tài liệu khí hậu, môi trường, kinh tế xã hội, cơ
sở hạ tầng khu dự án.
Cơ sở của việc thực hiện Đánh giá tác động môi trường
Cơ sở pháp lý
− Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và Chủ tịch nước ký sắc
lệnh ban hành ngày 12/12/2005.
− Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc
" Quy định chi tiết và hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường”.
− Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 về Sửa đổi bổ sung một
số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính
phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Bảo vệ môi trường.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Dự án xây dựng vùng chuyển đổi khu nuôi trồng thủy sản tập trung tại hai
xã Hưng Đạo và Lê Lợi – Huyện Chí linh – Tỉnh Hải Dương


Cơ quan tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Đất và Môi trường
Trường ĐH Nông Nghiệp HN
Điện thoại: 04 – 8276 - 440
7

− Quyết định số 35/2002-QĐ-BKHCN-MT ngày 25/6/2002 của
BKHCN&MT về việc công bố danh mục Tiêu chuẩn Việt Nam về môi
trường bắt buộc.
− Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về
Môi trường.
− Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại.
Cơ sở kỹ thuật
Để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án các tài liệu sau
được sử dụng làm cơ sở kỹ thuật:
− Báo cáo "Nghiên cứu khả thi Dự án xây dựng vùng chuyển đổi khu
nuôi trồng thủy sản tập trung tại hai xã Hưng Đạo và Lê Lợi –
Huyện Chí linh – Tỉnh Hải Dương”
− Các tài liệu thống kê về điều kiện địa lý, khí tượng thủy văn, tình hình
kinh tế xã hội tịa khu vực triển khai dự án tại hai xã Lê Lợi và Hưng
Đạo Huyện Chí linh – Tỉnh Hải dương.
− Các số liệu đo đạc, phân tích các thành phần môi trường tại khu vực
Dự án nuôi trồng thủy sản tập trung tại hai xã Lê Lợi và Hưng Đạo
được thực hiện bởi Phòng phân tích Môi trường – Trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội.
− Các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường hiện hành
− Các tài liệu kỹ thuật về công nghệ xử lý và giảm thiểu chất ô nhiễm
trong và ngoài nước.


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Dự án xây dựng vùng chuyển đổi khu nuôi trồng thủy sản tập trung tại hai
xã Hưng Đạo và Lê Lợi – Huyện Chí linh – Tỉnh Hải Dương

Cơ quan tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Đất và Môi trường
Trường ĐH Nông Nghiệp HN
Điện thoại: 04 – 8276 - 440
8

Tổ chức thực hiện
Báo cáo ĐTM của Dự án xây dựng vùng chuyển đổi khu nuôi trồng
thủy sản tập trung tại hai xã Hưng Đạo và Lê Lợi – Huyện Chí linh – Tỉnh
Hải Dương do UBND huyện Chí Linh chủ trì thực hiện với sự tư vấn của
Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Đất và Môi trường.
Giám đốc trung tâm: Ông Nguyễn Xuân Thành.
Điện thoại: 04-8276-440
Địa chỉ: Trung tâm Kỹ Thuật Tài nguyên Đất và Môi trường – Trường
Đại học Nông nghiệp Hà nội.
Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án:
STT

Họ và tên Trình độ chuyên môn Lĩnh vực
1 Đỗ Nguyên Hải
TS Phó trưởng bộ môn
Khoa học đất
Phân tích tác động tới tài
nguyên đất
2 Trịnh Quang Huy


TS – Phó trưởng bộ môn
Công nghệ môi trường
Phân tích, dự báo tác
động và xử lý môi trường

3 Đinh Tiến Dũng Chuyên viên Phân tích môi trường
4 Nguyễn Hải Ninh Chuyên viên Phân tích môi trường
5 Hoàng Văn Trình Chuyên viên Phân tích hệ thống
6 Nguyễn Thu Hà Chuyên viên Đa dạng sinh học


Trong quá trình lập báo cáo còn có sự phối hợp chặt chẽ của:
− Phòng Nông nghiệp – UBND huyện Chí Linh – Tỉnh Hải Dương
− Các chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá tác động môi trường
− Các cán bộ phòng Nông nghiệp.
− Ban Quản lý Dự án.
Báo cáo được trình bày trong 9 chương, có các bảng biểu và hình minh họa
thu được từ thực tế địa phương thực hiện dự án.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Dự án xây dựng vùng chuyển đổi khu nuôi trồng thủy sản tập trung tại hai
xã Hưng Đạo và Lê Lợi – Huyện Chí linh – Tỉnh Hải Dương

Cơ quan tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Đất và Môi trường
Trường ĐH Nông Nghiệp HN
Điện thoại: 04 – 8276 - 440
9

Chương 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1. Tên dự án:
DỰ ÁN XÂY DỰNG VÙNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẬP
TRUNG TẠI HAI XÃ HƯNG ĐẠO VÀ LÊ LỢI HUYỆN CHÍ LINH
1.2. Vị trí địa lý của dự án
Khu vực dự án thuộc liên xã Hưng Đạo – Lê Lợi huyện Chí Linh tỉnh
Hải Dương, được giới hạn bởi:
+ Vùng A (xã Hưng Đạo)
• Phía Bắc giáp thôn Dược Sơn xã Hưng Đạo
• Phía Nam và Tây giáp sông Thương
• Phía Đông giáp kênh thải nhiệt điện Phả Lại thuộc thị trấn Phả Lại.
+ Vùng B (xã Lê Lợi)
• Phía Nam giáp thôn An Lĩnh xã Lê Lợi
• Phía Tây giáp xóm Cung Bảy thôn An Lĩnh xã Lê Lợi
• Phía Đông và Bắc là thôn Thanh Tân xã Lê Lợi
1.3. Nội dung chủ yếu của dự án
1.3.1. Mục tiêu của dự án
• Xây dựng cơ sở hạ tầng vùng chuyên canh nuôi thủy sản theo hướng
tập trung quy mô lớn tại liên xã Hưng Đạo – Lê Lợi huyện Chí Linh với diện
tích 198.83 ha đang sử dụng hiệu quả thấp và bỏ hoang hóa trở thành vùng
chuyên canh nuôi thủy sản tập trung theo hình thức thâm canh, bán thâm canh
với các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, kết hợp ao, vườn để nâng cao
hiệu quả sử dụng đất.
• Giải quyết công ăn việc làm và làm tăng thu nhập cho nông dân, tăng
giá trị thu nhập trên 1ha vùng chuyển đổi. Tạo tiền đề cho việc chuyển đổi cơ
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Dự án xây dựng vùng chuyển đổi khu nuôi trồng thủy sản tập trung tại hai
xã Hưng Đạo và Lê Lợi – Huyện Chí linh – Tỉnh Hải Dương

Cơ quan tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Đất và Môi trường

Trường ĐH Nông Nghiệp HN
Điện thoại: 04 – 8276 - 440
10
cấu nghề nghiệp, tư duy sản xuất hàng hóa cho người dân, khai thác hết tiềm
năng to lớn của diện tích vùng đất trũng mà bao đời nay chỉ độc canh cây lúa
và bỏ hoang.
• Tạo mô hình VAC tập trung, bố trí cây trồng, vật nuôi hợp lý, nuôi thủy
sản thâm canh, bán thâm canh với các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế
cao. Thúc đẩy phong trào nuôi thủy sản, trồng cây rau màu, theo hướng cao
sản. Đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái cho việc phát triển bền vững
nguồn lợi thủy sản trong toàn huyện và các vùng lân cận. Góp phần thực hiện
chương trình quốc gia về phát triển nuôi trồng thủy sản của nhà nước. Giải
quyết việc làm cho người lao động và thực hiện chương trình xóa bỏ các hộ
nghèo cho người dân hai xã Hưng Đạo và Lê Lợi nói riêng và nhân dân huyện
Chí Linh nói chung. Rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện để làm
dự án điểm cho các vùng chuyển đổi tiếp theo.
1.3.2. Phương án quy hoạch vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng và nuôi trồng
thủy sản tập trung
2.1. Quy hoạch sử dụng đất
Toàn bộ khu dự án rộng 198.83 ha hiện nay đã được nhân dân đắp bờ
vùng, đê bao ngăn lũ để cấy lúa một vụ kết hợp nuôi trồng thủy sản tự nhiên
vừa để giữ ổn định cho bờ bao, vừa làm ao nuôi cá kết hợp trồng cây có giá trị
thương phẩm cao. Tuy có hiệu quả nhưng rất thấp, do điều kiện kinh phí dân
tự bỏ ra có hạn và chưa có quy hoạch chi tiết nên còn manh mún, khai thác tự
nhiên, cần phải tác động để phù hợp với quy mô nuôi trồng thủy sản tập
trung. Với mục tiêu quy hoạch xây dựng vùng chuyên canh nuôi thủy sản tập
trung, phương án quy hoạch là: phân ra 2 vùng chính là vùng A (xã Hưng
Đạo) và vùng B (xã Lê Lợi). Do đặc điểm 2 xã nằm kề nhau nhưng vùng xây
dụng dự án lại cách xa nhau một quả đồi.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software

For evaluation only.
Dự án xây dựng vùng chuyển đổi khu nuôi trồng thủy sản tập trung tại hai
xã Hưng Đạo và Lê Lợi – Huyện Chí linh – Tỉnh Hải Dương

Cơ quan tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Đất và Môi trường
Trường ĐH Nông Nghiệp HN
Điện thoại: 04 – 8276 - 440
11
Với phương án quy hoạch đã được phê duyệt như sau:
Tổng diện tích vùng chuyển đổi: 198.83 ha
Trong đó:
• Ao nuôi = 122.0289 ha, chiếm 61.37% 137.78 ha
• Ao thải = 1.5889ha, chiếm 0.8%
• Ao cấp = 1.992 ha chiếm 1%
• Vườn = 22.504 ha chiếm 11.32%
Còn lại 50.721 ha là các công trình phụ trợ, chiếm 25.51%
Số lượng ao:
• xã Hưng Đạo có 136 ao nuôi, 1 ao thải, 2 ao cấp
• xã Lê Lợi có 70 ao nuôi, 1 ao thải, 1 ao cấp.
Chi tiết cơ cấu diện tích đất xây dựng các hạng mục chính được trình
bày trong bảng 1.1 và 1.2.
Bảng 1.1. Cơ cấu diện tích đất xây dựng tại xã Hưng Đạo
TT Hạng mục Tỷ lệ (%)

Diện tích (m2)

1 Diện tích ao nuôi (136 ao) 64,11 883.794,00
2 Diện tích ao cấp (2 ao) 0,92 12.629,00
3 Diện tích ao thải (1ao) 0,64 8.831,00
4 Diện tích đê bao + bờ ao 9,67 133.290,00

5 Diện tích vườn 10,91 150.410,00
6 Diện tích kênh thải 5,13 70.704,00
7 Diện tích kênh cấp 0,78 10.702,00
8 Diện tích bờ kênh thải 2,61 35.993,00
9 Diện tích bờ kênh cấp 0,51 6.982,00
10
Diện tích đường giao thông nội
bộ
1,06 14.666,00
11 Diện tích bờ ngăn ao 3,64 50.160,00
12 Diện tích khu quản lý 0.04 500,00
Tổng 100,00 1.378.661,00
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Dự án xây dựng vùng chuyển đổi khu nuôi trồng thủy sản tập trung tại hai
xã Hưng Đạo và Lê Lợi – Huyện Chí linh – Tỉnh Hải Dương

Cơ quan tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Đất và Môi trường
Trường ĐH Nông Nghiệp HN
Điện thoại: 04 – 8276 - 440
12
Bảng 1.2. Cơ cấu diện tích đất xây dựng tại xã Lê lợi

TT Hạng mục Tỷ lệ (%) Diện tích (m2)
1 Diện tích ao nuôi (70 ao) 55,20 336.495,00
2 Diện tích ao cấp (1 ao) 1,16 7.058,00
3 Diện tích ao thải (1ao) 1,20 7.291,00
4 Diện tích đê bao + bờ ao 11,16 68.021,55
5 Diện tích vườn 12,24 74.631,50
6 Diện tích kênh thải 8,99 54,777,50

7 Diện tích kênh cấp 0,83 5.039,65
8 Diện tích bờ kênh thải 3,51 21.416,00
9 Diện tích bờ kênh cấp 0,54 3.265,00
10 Diện tích đường giao thông nội bộ 0,42 2.560,00
11 Diện tích bờ ngăn ao 4,69 28.590,00
12 Diện tích khu quản lý 0,08 500,00
Tổng 100,00 609.645,20
Sơ đồ quy hoạch tổng thể
2.2. Các phương án kết cấu và các thông số kỹ thuật chủ yếu của các hạng
mục công trình
2.2.1. Về hệ thống ao
a. Ao nuôi
Trên cơ sở địa hình từng vùng, đối tượng nuôi, bố trí hệ thống cấp và
thoát nước tiện lợi, hợp lý, nhưng chiếm diện tích ít nhất, bảo đảm ao nào
cũng có kênh cấp và kênh thoát đi qua và đi lại chăm sóc, thu hoạch tiện lợi.
Từng vùng bố trí hệ thống ao nuôi có diện tích tương đối đều nhau và diện
tích ao >3000 m
2
(tùy theo địa hình có hình dáng kích thước khác nhau,
nhưng bảo đảm diện tích ao phải lớn hơn 3000 m
2
), góc ao lượn tròn (kích
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Dự án xây dựng vùng chuyển đổi khu nuôi trồng thủy sản tập trung tại hai
xã Hưng Đạo và Lê Lợi – Huyện Chí linh – Tỉnh Hải Dương

Cơ quan tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Đất và Môi trường
Trường ĐH Nông Nghiệp HN
Điện thoại: 04 – 8276 - 440

13
thước ao có xét đến yếu tố đất 03 của đại đa số các hộ trong vùng chuyển
đổi). Chọn ao có kích thước hình chữ nhật, đáy có độ dốc vào giữa ao với độ
dốc 0.83%, có hố tập trung ở giữa sâu 0.5m rộng 1mx1m để khi gạn tháo,
phơi rửa ao, bùn và chất thải rắn sẽ được tập trung gom lại bơm hút hoặc xúc
ra ngoài. Mỗi ao bố trí một cống cấp nước, cống cấp đặt dưới bờ kênh cấp có
cao trình đáy bằng hoặc cao hơn mực nước cao nhất trong ao và một cống
thoát nước thải, là cống ngầm đặt dưới bờ kênh thải có cao trình đáy ao. Cao
trình đáy ao vùng A chọn (+1.0), cao trình bờ chọn (+3.5), vùng B cao trình
đáy ao +1.7, cao trình bờ ao đất tự nhiên từ 1,2 – 1,5m. Đây là vùng trũng ven
sông, mực nước trong ao ảnh hưởng của nước mặt, bờ ao không lát, vì vậy
chọn hình thức ao nửa nổi, nửa chìm, để giảm chi phí bơm cấp nước, đồng
thời cân đối đất đào, đắp, giảm diện tích chứa đất đào ao. Trên cơ sở chia,
chọn kích thước ao nuôi như trên, số ao trong 2 vùng của dự án là 206 ao với
diện tích F= 1220289 m
2
, chiếm 61.34% diện tích toàn vùng.
b. Ao chứa nước cấp
Do biên độ dao động mực nước sông ngoài vào trong khu vực dự án
vào mùa cấp nước cho ao nuôi (tháng 1), hay cấp nước, thay nước cho ao nuôi
tháng 3, tháng mà nguồn cấp nước ngoài sông Thương có mực xuống thấp
nhất, bình quân 5 đỉnh thấp với P85% = 0.68m, cũng như tận dụng nguồn
nước làm mát máy của nhà máy nhiệt điện Phả Lại phụ thuộc vào việc đóng
cửa xả nâng cao đầu nước và lấy nước qua hệ thống cống qua đường giao
thông và kênh cấp xây để dự trữ trong ao cấp là cần thiết. Mặt khác do tình
hình kinh tế đất nước ngày càng phát triển việc xây dựng mở rộng các khu
công nghiệp ngày càng lớn, sự ô nhiễm môi trường nhiều khi không kiểm soát
nổi. Vì vậy dể bảo đảm an toàn lâu dài trong dự án này phải làm ao chứa nước
cấp, với vùng A phải làm 2 ao cấp, vùng B làm 1 ao cấp.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software

For evaluation only.
Dự án xây dựng vùng chuyển đổi khu nuôi trồng thủy sản tập trung tại hai
xã Hưng Đạo và Lê Lợi – Huyện Chí linh – Tỉnh Hải Dương

Cơ quan tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Đất và Môi trường
Trường ĐH Nông Nghiệp HN
Điện thoại: 04 – 8276 - 440
14
c. Ao chứa nước thải
Toàn khu dự án có 2 ao chứa nước thải. Để tiết kiệm diện tích ao phải
thiết kế đủ để chứa nước của một lần thay nước của hai dãy ao khi cần xử lý,
chọn diện tích ao thải S = 12629 m2, vùng B diện tích ao thải = 7292 m2
chiến 0.16% diện tích ao nuôi. Nước thải từ các ao được tháo ra kênh thải
nhánh, đổ vào kênh thải chính rồi đổ vào ao thải. Cao trình đáy ao thải sâu
hơn cao trình đáy kênh thải cuối cùng trước khi đổ vào ao thải 0.5m, để có thể
tháo được cạn kiệt khi phơi ao là (+1.0) với vùng A và (+2.0) với vùng B.
Cao trình bờ ao thải bằng cao trình bờ ao, vườn = (+3.5) với vùng A và (+4.5)
với vùng B. Chiều rộng mặt bờ ao thải bằng chiều rộng mặt bờ kênh, bờ ao
thải B = 3m, mái m= 5m.
2.2.2. Về thủy lợi
a. Bờ đê, bờ bao
1) Vùng A: mặt cắt đê hoàn chỉnh lấy theo mặt cắt đê hoàn chỉnh của ban
quản lý đê điều.
• Mặt cắt đê tại vị trí xây dựng có các chỉ tiêu:
- Bề rộng mặt: B = 5m
- Cao trình đỉnh: (+8.0)
- Hệ số mái: m = 2 phía sông, m = 3 phía đồng
- Mực nước thiết kế đê dự kiến +6.9
- Mực nước báo động I: +3.85
- Mực nước báo động II: +4.85

- Mực nước báo động III: +5.85
- Mực nước lũ tháng 8 năm 1971: +7.21
- Mực nước max đã xuất hiện trong đồng: +4.8
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Dự án xây dựng vùng chuyển đổi khu nuôi trồng thủy sản tập trung tại hai
xã Hưng Đạo và Lê Lợi – Huyện Chí linh – Tỉnh Hải Dương

Cơ quan tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Đất và Môi trường
Trường ĐH Nông Nghiệp HN
Điện thoại: 04 – 8276 - 440
15
- Hành lang bảo vệ và cơ đê được tính từ chân bờ đê phía đồng trở ra
ngoài 25m (đất trong phạm vi trên chỉ được trồng cây ngắn ngày).
Dùng đất đào ao để đắp áp trúc đạt dung trọng thiết kế ɣkhô = 1,45T/m3.
• Bờ bao: Trên cơ sở bảo đảm chống tràn mất cá, ngăn cách giữa khu vực
chuyển đổi với bên ngoài và giao thông đi lại thuận tiện, kết hợp bờ
kênh tiêu nước núi và bảo đảm ổn định, chọn mặt cắt bờ bao như sau: B
mặt = 3m, mái trong, ngoài m=1,5, cao trình đỉnh (+7.5).
2) Vùng B
- Bờ bao: trên cơ sở bảo đảm chống tràn mất cá, ngăn cách giữa khu vực
chuyển đổi với bên ngoài và giao thông đi lại thuận tiện, kết hợp bờ kênh tiêu
nước núi và bảo đảm ổn định, chọn mặt cắt bờ bao như sau: B mặt = 4m, mái
trong, ngoài m=1,5, cao trình đỉnh (+6.0)
b. Các mực nước thiết kế
1) Vùng A
+ Mực nước dùng để tính toán lấy vào ao nuôi.
Mực nước bình quân 5 đỉnh thấp với P85% tháng 1 phía sông = (+0.68)
+ Kiểm tra cấp, thay nước vào tháng 3
Mực nước thiết kế tính tiêu năng khi lấy nước vào bể hút khi cấp.

- Phía sông là mực nước bình quân 5 đỉnh cao ứng với P10%: (+6.86)
- Phía đồng (bể hút) = (+0.5)
+ Mực nước thiết kế bể xả trạm bơm khi bơm tiêu nước mùa lũ.
Mực nước ứng với P5% = (+6.98)
+ Mực nước tính tiêu năng trường hợp tháo nước thải từ ao thải ra sông vào
tháng V:
Mực nước thấp nhất tháng V: +1,0
+ Mực nước tính tiêu năng trong trường hợp gạn phơi ao tháng 11 ngoài sông
(+0.843)
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Dự án xây dựng vùng chuyển đổi khu nuôi trồng thủy sản tập trung tại hai
xã Hưng Đạo và Lê Lợi – Huyện Chí linh – Tỉnh Hải Dương

Cơ quan tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Đất và Môi trường
Trường ĐH Nông Nghiệp HN
Điện thoại: 04 – 8276 - 440
16
2) Vùng B
+ Mực nước dùng để tính toán lấy nước vào ao nuôi.
Mực nước bình quân 5 đỉnh thấp với P85% tháng 1 phía sông = (+0.68) dẫn
về đến vị trí đặt trạm bơm là (+0.62)
+ Kiểm tra cấp, thay nước vào tháng 3
Mực nước P85% tháng 3 phía sông (+0.59), dẫn về đến vị trí đặt trạm bơm là
(+0.53)
+ Mực nước thiết kế tính tiêu năng khi lấy nước vào bể hút khi cấp.
- Phía sông là mực nước cao nhất xảy ra (+4.8)
- Phía đồng (bể hút) = (+4.8)
+ Mực nước thiết kế bể xả trạm bơm khi bơm tiêu nước mùa lũ
Mực nước: +4.8 (thượng lưu cống vào bể hút)

+ Mực nước biển kiểm tra bể xả trạm bơm khi tiêu nước mùa lũ
- Mực nước max đã xảy ra = (+4.8) + 0,05m = +4895 (tổn thất qua cống xả
Z=0,1m)
+ Mực nước tiêu năng trường hợp tháo nước thải từ ao thải ra sông vào tháng V.
- Mực nước thấp nhất tháng 5 ngoài sông Thương là (+1.0) dẫn về vị trí đặt
trạm bơm là: (+0.94)
+ Mực nước tính tiêu năng trong trường hợp gạn phơi ao tháng 11 ngoài sông
(+0.843) dẫn về đến bể hút là (+0.783)
c. Hệ thống cấp nước
- Kênh cấp
Là kênh dẫn nước từ trạm bơm vào ao cấp vào kênh nhánh đến các ao khi
tự chảy hoặc dẫn nước cấp từ bể xả vào kênh chính qua kênh nhánh vào các ao.
+ Vùng A: Kênh KCA dài 1036m và 11 kênh nhánh cấp nước cho 13 dãy ao
gồm các kênh N1, N2, N3, N4, N6, N8, N10 (Σl = 5233m).
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Dự án xây dựng vùng chuyển đổi khu nuôi trồng thủy sản tập trung tại hai
xã Hưng Đạo và Lê Lợi – Huyện Chí linh – Tỉnh Hải Dương

Cơ quan tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Đất và Môi trường
Trường ĐH Nông Nghiệp HN
Điện thoại: 04 – 8276 - 440
17
+ Vùng B: Kênh KCB dài 1275m và 4 kênh nhánh cấp nước cho 4 dãy ao,
gồm các kênh N1, N2, N3, N4 (Σl = 1989m).
+ Kênh cấp được thiết kế bằng kênh xây, tường xây gạch vữa XMCV75#, trát
vữa XNCV75# dày 1,5cm, móng bằng bê tông 150#. Đất đắp 2 bên bờ kết
hợp làm đường giao thông nội bộ vừa tiện cho việc sử dụng, vừa đỡ chi phí
đào, đắp, mỗi đầu kênh nhánh đều có cống điều tiết.
+ Kênh cấp có các chỉ tiêu thiết kế như sau: Thiết kế kênh theo mặt cắt có lợi

nhất về mặt thủy lực. Bảo đảm dẫn đủ lưu lượng.
+ Kênh xây
l Độ dốc i = 40cm/km với kênh KCA, KCB và i= 30cm/km với các kênh
nhánh NA1, NA2, NB1, NB2
l Hệ số nhám n= 0,014
l Hệ số mái dốc m=0
- Cống cấp
Tại mỗi ao đều có một cống cấp nước có nhiệm vụ lấy nước từ kênh cấp vào
ao nuôi, cao trình đáy cống ≥ (+2.7) với vùng A và ≥ (+3.53) với vùng B,
cống cấp dạng hộp hoặc cống lù Ф30, tường xây gạch vữa 75#, đáy bằng bê
tông 150#, có cánh cửa điều tiết, số lượng 136 cái vùng A và 70 cái vùng B.
d. Hệ thống thải nước và tiêu úng
- Kênh thải
Là kênh dẫn nước từ ao nuôi ra kênh thải dẫn về ao chứa để xử lý trước
khi trả ra môi trường khi tự chảy, hoặc được bơm bằng động lực khi mùa lũ
thay nước hoặc tiêu nước mưa úng. Bao gồm kênh KTA dài 1006m cùng 8
kênh nhánh dẫn nước thải cho 13 dãy ao gồm các kênh TA1, TA2, TA3,
TA3-2, TA4, TA6, TA8 (Σl = 1980m) vùng A và kênh KTB dài 2129m cùng
1 kênh nhánh dẫn nước thải cho 3 dãy ao, gồm kênh TB1, L= 360m vùng B.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Dự án xây dựng vùng chuyển đổi khu nuôi trồng thủy sản tập trung tại hai
xã Hưng Đạo và Lê Lợi – Huyện Chí linh – Tỉnh Hải Dương

Cơ quan tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Đất và Môi trường
Trường ĐH Nông Nghiệp HN
Điện thoại: 04 – 8276 - 440
18
Kênh thải được thiết kế bằng kênh đất. Đất đắp 2 bên bờ kết hợp làm đường
giao thông nội bộ vừa tiện cho việc sử dụng, vừa đỡ chi phí đào, đắp, mỗi đầu

kênh nhánh đều có cống điều tiết.
+ Kênh thải có các chỉ tiêu thiết kế như sau:
Thiết kế kênh theo mặt cắt có lợi nhất về mặt thủy lực. Bảo đảm dẫn đủ lưu lượng.
- Độ dốc i = 10cm/km
- Hệ số nhám n = 0.025
- Hệ số mái dốc m = 1.5
- Các cống thải nước của ao
Tại mỗi ao đều có một cống thải, cống thải có nhiệm vụ thải nước từ ao ra
kênh thải, cao trình đáy cống bằng cao trình đáy ao (+1.0) vùng A và (+2.0)
với vùng B. Cống thải là dạng lù Ф30, đáy bằng BT150#, có cánh điều tiết, số
lượng 136 cái vùng A và 70 cái vùng B.
e. Hệ thống công trình trên kênh cấp và kênh thải
- Các cống đầu kênh
Các công trình trong hệ thống có nhiệm vụ cấp nước vào tháo nước ra, vào ao
nuôi. Tùy từng dãy ao và diện tích các ao mà từng kênh, cống phụ trách, xác
định được lưu lượng qua cống. Chọn tổn thất qua cống với Z = 0.05m đối với
cống đầu kênh thải, Z = 0.02m với cống đầu kênh cấp.
• Các cống đầu kênh thải:
Vùng A: có 8 cống đầu kênh thải bao gồm cống đầu kênh TA1, TA2,TA3,
TA3-2, TA4, TA5, TA6, TA8.
Vùng B: Có 1 cống đầu kênh thải là cống đầu kênh TB1
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Dự án xây dựng vùng chuyển đổi khu nuôi trồng thủy sản tập trung tại hai
xã Hưng Đạo và Lê Lợi – Huyện Chí linh – Tỉnh Hải Dương

Cơ quan tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Đất và Môi trường
Trường ĐH Nông Nghiệp HN
Điện thoại: 04 – 8276 - 440
19


• Các cống đầu kênh cấp:
Vùng A: có 10 cống đầu kênh cấp là cống đầu kênh NA1, NA2, NA3, NA4,
NA5-1, NA6, NA7, NA8, NA10. (xem bảng VI phần phụ lục I)
Vùng B: có 4 cống đầu kênh cấp là cống đầu kênh NB1, NB2, NB3, NB4.
(xem bảng VI phần phụ lục I)
- Các công trình trên kênh
Trên kênh thải:
+ Vùng A: trên kênh KTA có 1 cụm cống luồn tiêu qua đường
+ Vùng B: trên kênh KTB có 1 cụm cầu máng + cống qua đường và 1 cống
qua đường
Trên kênh cấp:
+ Vùng A: trên kênh KCA gồm có:
- 01 cụm cống qua đường + cống đầu kênh N2 + cửa điều tiết số 1.
- 01 cụm cống đầu kênh NA3 & NA4 + cầu cơ giới qua kênh KCA +
cửa điều tiết số 2.
- 01 cụm cống đầu kênh NA5 & NA6 + cầu cơ giới qua kênh KCA +
cửa điều tiết số 3.
- 01 cụm cống đầu kênh NA8 & NA10 + cầu cơ giới. (xem bảng VIII
phần phụ lục I)
+ Vùng B: Trên kênh KCB có 01 cầu cơ giới, 01 cụm cống đầu kênh NB1,
NB2, NB3, NB4 nối với cụm cống qua đường + cầu máng cấp qua kênh KTB
g. Trạm bơm
Để chủ động trong việc cấp nước cho ao nuôi, trong khu dự án mỗi
vùng đặt một trạm bơm để bơm nước cấp nguồn nước cho ao nuôi là chính,
việc kết hợp cấp tự chảy chỉ là kết hợp khi mực nước ngoài sông cao và tiêu
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Dự án xây dựng vùng chuyển đổi khu nuôi trồng thủy sản tập trung tại hai
xã Hưng Đạo và Lê Lợi – Huyện Chí linh – Tỉnh Hải Dương


Cơ quan tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Đất và Môi trường
Trường ĐH Nông Nghiệp HN
Điện thoại: 04 – 8276 - 440
20
thoát nước mưa trong mùa mưa lũ, tiêu nước thải khi mực nước sông ngoài
cao không tiêu được tự chảy hoặc bơm cạn kiệt khi phơi ao.
- Mực nước thiết kế bể hút
+ Vùng A: Căn cứ vào mực nước bình quân 5 đỉnh thấp tháng III, với P85%
ngoài sông tại khu dự án là (+0.59) là những tháng cần cấp nước ban đầu cho
ao nuôi. Tổn thất qua cống dưới đê là 5cm, qua đoạn kênh dẫn ngoặt vào bể
hút 4cm, vậy mực nước bể hút khi bơm cấp là (+0.50)
+ Căn cứ vào cao trình đáy nuôi ao, độ dốc kênh thải, từ đó xác định được
mực nước trước cống vào ao thải để bơm cạn kiệt khi phơi ao là (+0.807), tổn
thất qua cống vào ao thải 5cm, qua cống vào bể hút 5cm, vậy mực nước thấp
nhất khi bơm gạn tháo phơi ao là (+0.707)
+ Chọn mực nước thiết kế bể hút trạm bơm khi bơm cấp (+0.5)
Khi tiêu: mực nước bể xả tính trong trường hợp tiêu nước mùa lũ với
mực nước bình quân 5 đỉnh cao ứng với tần suất p = 10% ngoài sông tại vị trí
đặt trạm bơm là 6.86. tổn thất qua cống xả △Z = 0.05m. Vậy mực nước thiết
kế tại bể xả là 6.86 + 0.05 = 6.91. Mực nước kiểm tra tại bể xả P5% (MN bình
quân 5 đỉnh cao tháng 6,7,8) = (6.93 + 0.05) = 6.98
Mực nước thiết kế cấp: căn cứ vào mực nước cấp cho các ao nuôi bảo
đảm khối lượng đắp là ít nhất dẫn về đến bể xả mực nước cấp (+4.33).
Chọn mực nước thiết kế tại bể xả khi tiêu (+6.98), cao trình đỉnh bể xả
(+7.30), cao trình đáy bể (+5.30).
+ Vùng B: căn cứ vào mực nước bình quân 5 đỉnh thấp tháng 3, với P85%
ngoài sông tại khu dự án là (+0.5) là những tháng cần cấp nước ban đầu cho
ao nuôi. Tổn thất qua cống Lẫm là 5cm, qua đoạn kênh từ sau cống Lẫm về
đến khu dự án tổn thất 1cm, tổn thất qua cống vào bể hút 5cm, vậy mực nước

bể hút khi bơm cấp là (+0.48)
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Dự án xây dựng vùng chuyển đổi khu nuôi trồng thủy sản tập trung tại hai
xã Hưng Đạo và Lê Lợi – Huyện Chí linh – Tỉnh Hải Dương

Cơ quan tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Đất và Môi trường
Trường ĐH Nông Nghiệp HN
Điện thoại: 04 – 8276 - 440
21
+ Căn cứ vào cao trình đáy ao nuôi, độ dốc kênh thải, từ đó xác định được
mực nước cuối kênh thải là (+1.571), tổn thất qua cống vào ao thải là 5cm,
qua cống vào bể hút 5cm. Vậy mực nước thấp nhất khi bơm gạn tháo phơi ao
(+1.471).
+ Chọn mực nước thiết kế bể hút trạm bơm khi bơm cấp (+0.48)
- Mực nước thiết kế tại bể xả
Khi tiêu: mực nước bể xả tính trong trường hợp tiêu nước mùa lũ với
mực nước cao nhất đã xuất hiện ngoài sông tại vị trí đặt trạm bơm là (4.80).
tổn thất qua cống xả △Z = 0.05m. vậy mực nước thiết kế tại bể xả = 4.8 + 0.05
= 4.85.
Mực nước thiết kế cấp: căn cứ vào mực nước cấp cho các ao nuôi bảo
đảm khối lượng đắp là ít nhất dẫn về đến bể xả mực nước cấp (+5.00)
Chọn mực nước thiết kế tại bể xả khi bơm cấp (+5.00), cao trình đỉnh
bể xả (+5.20), cao trình đáy bể (+3.65).
+ Bể hút:
Có nhiệm vụ tập trung, giữ nước cho dòng chảy ổn định để có chế độ
thủy lực tốt. Bể hút nối liền với cống vào ao chứa nước thải, cống vào ao cấp
và nối liền với cống lấy nước dưới đê, hoặc bờ bao trực tiếp vào bể hút.
Tường bể hút bằng gạch xây VXMCv75#, trát XNCV75#, mái gia cố bằng
gạch vỉa nghiêng vữa 50#.

Đáy bể hút ở cao trình (-1.0), cao trình bờ bể hút (+3.5) với vùng A.
Đáy bể hút ở cao trình (-1.02), cao trình bờ bể hút (+4.5) với vùng B.
+ Bể xả:
Bể xả phải bảo đảm yêu cầu: ổn định, thuận tiện, chế độ thủy lực tốt,
tiện quản lý, sửa chữa. Kết cấu bể xả tường, móng bằng TCT200#. Cao trình
đỉnh bể xả (+7.3), cao trình đấy bể xả (+4.8), với vùng A. Kết cấu bể xả tường
xây gạch vữa 75#, trát vữa 75#. Cao trình đỉnh bể xả (+5.2), cao trình đáy bể
xả (+3.65). với vùng B.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Dự án xây dựng vùng chuyển đổi khu nuôi trồng thủy sản tập trung tại hai
xã Hưng Đạo và Lê Lợi – Huyện Chí linh – Tỉnh Hải Dương

Cơ quan tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Đất và Môi trường
Trường ĐH Nông Nghiệp HN
Điện thoại: 04 – 8276 - 440
22
h. Các công trình thuộc khu đầu mối.
Để lấy và tiêu nước, phục vụ trạm bơm hoạt động phải bố trí cống lấy
nước dưới đê, lấy nước từ ngoài sông vào bể hút để bơm cấp cho ao nuôi hoặc
tháo nước thải từ ao thải ra sông khi có thể tự tiêu chảy. Một cống từ ao thải
vào bể hút để tháo nước thải từ ao thải, hoặc đóng cống lại khi bơm cấp nước
cho ao nuôi và cống xả tiêu qua đê khi bơm tiêu mùa lũ hay khi gạn tháo.
Cao trình đáy cống (+5.3)
Cao trình đỉnh đê (+8.0), mặt đê rộng 5m, mái trong = 3, ngoài m=2, từ
đó xác định được chiều dài cống.
Kết cấu cống hộp bê tông cốt thép 200#, có máy đóng mở phía sông.
+ Cống lấy nước vào bể hút (hay cống tiêu tự chảy dưới đê):
Lượng nước qua cống bằng tổng lượng nước bơm cấp cho đủ 2 máy
1400m3/h để cấp cho một hoặc hai dãy ao nuôi, hoặc gạn tháo ao nuôi khi có

thể tranh thủ tiêu tự chảy được, để giảm kinh phí xây dựng đúc cống dưới đê.
Việc xác định khẩu độ của cống tính trong hai trường hợp khi cấp và tháo
nước gạn tháo ao nuôi.
+ Cống lấy nước vào bể hút (hay cống tháo nước thải tự chảy dưới bờ bao):
Lượng nước qua cống bằng tổng lượng nước bơm cấp cho đủ 2 máy
1000m3/h để cấp cho một hoặc hai dãy ao nuôi, hoặc gạn tháo ao nuôi khi có
thể tranh thủ tiêu tự chảy được, để giảm kinh phí xây dựng đúc cống dưới đê.
Việc xác định khẩu độ của cống tính trong hai trường hợp khi cấp và tháo
nước gạn tháo ao nuôi.
i. Hệ thống công trình tiêu nước núi
Vùng B – xã Lê Lợi:
Nước núi dồn xuống được ngăn bằng bờ ao có cao trình (6.00). Nước
mưa được tự thoát từ kênh tiêu nước núi xuống ra ngoài khu vực nuôi trồng
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Dự án xây dựng vùng chuyển đổi khu nuôi trồng thủy sản tập trung tại hai
xã Hưng Đạo và Lê Lợi – Huyện Chí linh – Tỉnh Hải Dương

Cơ quan tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Đất và Môi trường
Trường ĐH Nông Nghiệp HN
Điện thoại: 04 – 8276 - 440
23
thủy sản. Khu vực này rộng khoảng 500 ha là diện tích đất canh tác chỉ cấy
được một vụ chiêm, vụ mùa chứa nước mưa từ các núi đồi xung quanh dồn
xuống như một hồ chứa, chỉ tiêu tranh thủ không đáng kể. Qua kết quả theo
dõi nhiều năm ở đây, mực nước ngập lớn nhất lên tới (+4.8).
Khu nuôi trồng thủy sản được khoanh vùng bơm ra sẽ làm cho mực
nước trong khu vực chứa nước phía ngoài tăng lên.
Do điều kiện địa hình kênh tiêu nước núi và kênh thải là một. Khi tiêu
nước núi đóng cống vào ao thải mở cống tiêu nước núi số 2 để tiêu ra Ngòi

Mơ. Khi tiêu nước thải đóng cống số 2, mở cống vào ao thải để xử lý trước
khi thải ra ngoài môi trường.
2.2.3. Về giao thông
2.2.3.1. Hệ thống đường giao thông chính
Đường giao thông chính đi vào khu dự án đã có sẵn khi đi qua đầu khu
dự án rất thuận lợi.
2.2.3.2. Hệ thống đường giao thông nội bộ
Đường giao thông nội bộ đi lại vận chuyển trong khu dự án như sau:
Vùng A:
- Là bờ tả đê sông Thương dài 1720 m, cần được tôn cao áp trúc mở
rộng mặt theo mặt cắt đê hoàn chỉnh, bảo đảm B=5m, mái trong m=3m, mái
ngoài m=2m, cải tạo mặt bằng đá cộn bảo đảm xe 8T đi lại.
- Là một bên bờ kênh KTA dài 1273 m, mặt rộng 4m
Toàn bộ hai đoạn đường này được cải tạo mặt rộng 3m bằng đá cộn bảo
đảm xe 8T đi lại, Σl = 2993 m.
Ngoài ra còn có bờ kênh thải, bờ ngăn vườn, rộng 3m đủ rộng để các xe
có tải trọng nhỏ đi lại, chống rò rỉ, Σl = 14222 m.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Dự án xây dựng vùng chuyển đổi khu nuôi trồng thủy sản tập trung tại hai
xã Hưng Đạo và Lê Lợi – Huyện Chí linh – Tỉnh Hải Dương

Cơ quan tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Đất và Môi trường
Trường ĐH Nông Nghiệp HN
Điện thoại: 04 – 8276 - 440
24
+ Bờ ngăn ao rộng 3m dùng để kết hợp phơi bùn khi phơi ao, Σl =
16720 m.
+ Cao trình vườn + bờ ao, bờ kênh (+3.5)
Vùng B:

- Là bờ ao, bờ kênh thải kết hợp làm bờ bao ngăn nước núi, cần được
tôn cao, mở rộng mặt bảo đảm B=4m, Σl = 5320 m, trong đó có 1428 m được
cải tạo mặt rộng 3m bằng đá cộn bảo đảm xe 8T đi lại, cao trình bờ (+6.00)
+ Bờ ngăn ao mặt rộng 3m dùng để kết hợp phơi bùn khi phơi ao, Σl = 9530m.
+ Cao trình vườn + bờ ao, bờ kênh (+4.5)
2.2.4. Hệ thống cung cấp điện
a. Về nguồn điện
Nguồn điện cung cấp cho khu dự án được lấy trực tiếp từ đường điện cao
thế 35KV. Dự kiến lấy điện tại cột số 7 lộ 371 trên tuyến điện cao thế hiện đã
được đưa tới trạm biến áp thôn Vườn đào xã Hưng Đạo và cột số 82 lộ 371 trên
tuyến điện cao thê, hiện đã được đưa tới trạm biến áp thôn Bến xã Lê Lợi.
b. Quy mô công trình
1- xã Hưng Đạo:
Tổng chiều dài đường điện cao thế 1km, điện áp sử dụng U = 35KV.
Tổng chiều dài đường dây hạ thế 5km, cung cấp điện cho toàn bộ vùng A
1- xã Lê Lợi:
Tổng chiều dài đường điện cao thế 1km, điện áp sử dụng U = 35KV.
Tổng chiều dài đường dây hạ thế 2.8 km, cung cấp điện cho toàn bộ vùng B
c. Trạm biến áp:
Dự tính công suất tiêu thụ của các phụ tải trong vùng dự án, chọn được
công suất mày biến áp như sau:
+ Vùng A: (xã Hưng Đạo): xây dựng 1 trạm biến áp để đặt 2 máy biến áp.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Dự án xây dựng vùng chuyển đổi khu nuôi trồng thủy sản tập trung tại hai
xã Hưng Đạo và Lê Lợi – Huyện Chí linh – Tỉnh Hải Dương

Cơ quan tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Đất và Môi trường
Trường ĐH Nông Nghiệp HN
Điện thoại: 04 – 8276 - 440

25
Vị trí bảng biến áp (xem trong bản vẽ điện)
+ Vùng B: (xã Lê Lợi): xây dựng 2 trạm biến áp để đặt 2 máy biến áp
(toàn bộ phần điện có bản vẽ thiết kế điện và thuyết minh kèm theo)
Hoàn chỉnh toàn bộ cơ sở hạ tầng của vùng dự án bao gồm:
2.2.5. Lựa chọn đối tượng
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên của khu vực thực hiện dự án, cùng với
các số liệu về điều kiện tự môi trường, thành phần sinh vật phân bố tự nhiên
trong vùng và các loài đang được nuôi phổ biến trong vùng từ 2 năm trở lại
đây. Kết hợp với đặc điểm sinh học của đối tượng nuôi về kinh tế và thị
trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khải trình độ phát triển công
nghệ trong nước. Trong điều kiện dự án này có thể nuôi được một số đối
tượng như sau: Nuôi tôm càng xanh, cá rô phi, cá chép lai ba máu, cá truyền
thống như cá mè, Trôi, Trắm trong đó chủ yếu nuôi cá rô phi, tạo sản phẩm
tập trung tiêu thụ
2.2.6. Những yêu cầu chính về kỹ thuật nuôi áp dụng cho vùng dự án.
a. Công nghệ áp dụng trong khu dự án.
Nuôi bán thâm canh bằng thức ăn công nghiệp, kết hợp thức ăn tự chế
theo công thức phối chế chuyên nghành
b. Mùa vụ và năng suất.
Mùa vụ và năng suất nuôi tại vùng dự án phụ thuộc rất nhiều vào đối
tượng nuôi, từng đợt thâm canh, khả năng đầu tư vốn.
c . Ao nuôi
Ao nửa nổi nửa chìm hình chữ nhật là chủ yếu, diện tích mặt nước bằng
lớn hơn 3500m
2
. Độ sâu được thiết kết từ 1,5 m - 2m, đáy ao có lớp bùn dày
20 - 25cm
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

×