Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Phân tích các chức năng của ngân hàng thương mại.Vai trò của ngân hàng thương mại đối với sự phát triển kinh tế:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.19 KB, 5 trang )

Câu 3: Phân tích các chức năng của ngân hàng thương mại.Vai trò của ngân
hàng thương mại đối với sự phát triển kinh tế:
Định nghĩa NHTM: Theo luật các tổ chức tín dụng
Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn
bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan.
Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này
và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ
ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung
ứng các dịch vụ thanh toán.
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng
với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng,
cung ứng dịch vụ thanh toán.
Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa, ngân hàng thương mại thực hiện các
chức năng sau đây:
1.1. Ngân hàng thương mại là trung gian tín dụng
Đây là chức năng cơ bản và đặc trưng nhất của ngân hàng thương mại và có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển. Thực
hiện chức năng này, một mặt ngân hàng thương mại huy động và tập trung vốn tiền
tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế như vốn tạm thời nhàn rỗi trong các tổ chức
kinh tế, cơ quan đoàn thể, tiền tiết kiệm của dân cư để hình thành nguồn vốn cho
vay, mặt khác trên cơ sở nguồn vốn đã huy động được, ngân hàng sử dụng cho vay
để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Khi thực hiện chức năng làm trung gian
tính dụng, ngân hàng thương mại đã huy động triệt để được các khoản vốn nhàn
rỗi, điều hòa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, kích thích quá trình luận chuyển vốn
của toàn xã hội và thúc đẩy quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp.
Thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại thực sự là một cầu
nối giữa những người có tiền muốn cho vay hoặc muốn gửi ở ngân hàng với những
người thiếu vốn cần vay. Ngân hàng thương mại đã góp phần tạo lợi ích công bằng
cho cả ba bên trong quan hệ : người gửi tiền, ngân hàng và người vay.
-Đối với người gửi tiền: họ sinh lời được vốn tạm thời nhàn rỗi của mình bởi lãi
suất tiền gửi mà ngân hàng trả cho họ hoặc họ được ngân hàng tạo ra cho họ các


tiện ích như sự an toàn hoặc cung cấp cho họ các phương tiện thanh toán.
-Đối với người vay: sẽ thỏa mãn được nhu cầu kinh doanh hoặc chi tiêu, thanh toán
mà khỏi tốn nhiều công sức, thời gian cho việc tìm kiếm nơi vay tiền tiện lợi, chắc
chắn và hợp pháp.
-Đối với ngân hàng thương mại: sẽ tìm kiếm được lợi nhuận cho bản thân mình từ
chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới. Lợi nhuận
này chính là cơ sở tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại.Ngày nay, có thể
nói mọi quan hệ kinh tế xã hội của loài người đều thông qua quan hệ tiền tệ và chủ
yếu thông qua hoạt động của ngân hàng bên cạnh hoạt động của tổ chức phi ngân
hàng.
1.2.Ngân hàng thương mại là trung gian thanh toán: Theo Mác “công việc của
người thủ quỹ chính là ở chỗ làm trung gian để thanh toán. Khi ngân hàng xuất
hiện thì chức năng này được chuyển giao sang cho ngân hàng”. Trong chức năng
này, xuất phát từ việc ngân hàng là người thủ quỹ của các doanh nghiệp, khiến cho
ngân hàng có thể thực hiện các dịch vụ thanh toán theo sự ủy nhiệm của khác hàng.
Trong quá trình thanh toán, ngân hàng đã sử dụng giấy bạc ngân hàng thay cho
vàng trong quá trình lưu thông, và sau đó là sử dụng những công cụ lưu thông tín
dụng thay cho giấy bạc ngân hàng. Khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, họ sẽ
được ngân hàng đảm bảo an toàn trong việc cất giữ tiền và thực hiện thu chi một
cách nhanh chóng, tiện lợi. Trong khi làm trung gian thanh toán, ngân hàng tạo ra
các công cụ lưu thông tín dụng và độc quyền quản lý các công cụ đó (séc, giấy
chuyển tiền, thẻ thanh toán…) đã tiết kiệm cho xã hội rất nhiều chi phí về lưu
thông.
Với chức năng trung gian thanh toán cũng cho phép ngân hàng thương mại tạo ra
bút tệ để mở rộng quy mô tín dụng đối với nền kinh tế, vừa tiết kiệm được lượng
tiền mặt vừa đáp ứng được những biến động thường xuyên của họat động kinh tế.
Trong một nền kinh tế phát triển, quy mô thanh toán, số lượng các khoản thanh
toán và khoảng cách giữa khách hàng với nhau ngày càng tăng lên nhanh chóng.
Việc thanh toán trực tiếp giữa các khách hàng sẽ không thể nào thỏa mãn được yêu
cầu của nền kinh tế nếu không có hệ thống ngân hàng thương mại làm chức năng

trung gian thanh toán cho các chủ thể của nền kinh tế.
Việc hệ thống ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán
mang một ý nghĩa rất to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung.
-Trước hết, hệ thống ngân hàng thương mại sẽ cung cấp cho các chủ thể của nền
kinh tế nhiều công cụ thanh toán mang tiện ích cao như: thẻ thanh toán, thẻ tín
dụng, thẻ rút tiền, ngân phiếu, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu…
Tùy theo yêu cầu, khách hàng có quyền lựa chọn một trong những công cụ thanh
toán thích hợp. Nhờ có các phương thức thanh toán được thực hiện bởi ngân hàng
thương mại, các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền đến
gặp chủ nợ, gặp người được thụ hưởng dù hay xa mà họ có thể sử dụng một
phương thức thanh toán nào đó dơn giản, chẳng hạn như một tờ séc, một ủy nhiệm
chi…để giao cho khách hàng hoặc yêu cầu ngân hàng chi trả hộ, thu hộ các khoản
tiền theo ý muốn của mình.
-Thứ hai, khi sử dụng các phương thức thanh toán bản thân các chủ thể kinh tế sẽ
tiết kiệm được rất nhiều chi phí lao động, thời gian, lại an toàn. Hệ thống ngân
hàng thương mại lại tích tụ được nguồn vốn khổng lồ để có thể mở rộng khả năng
tín dụng của mình.
Ngày nay, có thể nói rằng hoạt động thanh toán của hệ thống ngân hàng thương
mại chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Nó tạo
điều kiện cho nhiều dịch vụ ngân hàng khác phát triển dễ dàng hơn, đồng thời nó
tiết kiệm một khối lượng lớn tiền mặt trong lưu thông.
Nhìn vào hệ thống thanh toán của ngân hàng thương mại, người ta có thể đánh giá
ngay được hoạt động của hệ thống ngân hàng thưong mại có hiệu quả không?
Chu chuyển tiền tệ ngày nay chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng thương mại và
do vậy chỉ khi chức năng trung gian thanh toán được hoàn thiện thì vai trò của
ngân hàng thương mại sẽ được nâng cao hơn với tư cách là người thủ quỹ của xã
hội.
1.3.Ngân hàng thương mại làm trung gian trong việc thực hiện chính sách kinh
tế quốc gia.
Hệ thống ngân hàng thương mại mặc dù mang tính chất độc lập nhưng nó luôn

luôn chịu sự quản lý chặt chẽ của ngân hàng trung ương vè mọi mặt. Đặc biệt ngân
hàng thương mại phải luôn tuân theo các quyết định của ngân hàng trung ương về
việc thực hiện chính sách tiền tệ. Để ổn định giá trị đối nội và đối ngoại của đồng
tiền, lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế phải phù họp với giá trị hàng hóa lưu
thông, do đó, ngân hàng trung ương sử dụng công cụ của chính sách tiền tệ để điều
hòa khối lượng tiền tệ trong lưu thông và bắt buộc các ngân hàng thương mại chấp
hành. Như vậy các ngân hàng thương mại là các chủ thể đóng vai trò quan trọng
trong quá trình thực hiện chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương.
Để gia tăng tốc đọ tăng trưởng kinh tế, tín dụng phát ra từ các ngân hàng thương
mại phải mang lại hiệu quả, việc thu hút vốn nước ngoài thông qua các ngân hàng
thương mại cũng được sử dụng đúng mục đích, yêu cầu của nền kinh tế…
Tín dụng trên cơ sở cho vay mở rộng sản xuất, phát triển ngành nghề, tạo ra công
ăn việc làm cho người lao động, góp phần thực hiện các mục tiêu và chính sách xã
hội của đất nước.
1.4.Ngân hàng thương mại tạo “bút tê” hay tiền ghi sổ trong nền kinh tế.
Ngân hàng thương mại là một trong những tổ chức trung gian tài chính, làm trung
gian giữa cung và cầu về vốn tiền tệ. Ngoài việc thu hút tiền gửi và cho vay trên số
tiền gửi đó, ngân hàng thương mại còn tạo tiền khi phát tín dụng. Nghĩa là vốn phát
qua tín dụng không nhất thiết dựa trên vàng hay tiền giấy đã gửi vào ngân hàng,
tiền vay không trên cơ sở số tiền gửi, mà khoản tín dụng đó do ngân hàng tạo ra
tiền để cho vay gọi là bút tệ, hay tiền bút toán hay tiền ghi sổ. Khi hết hạn vay,
người vay trả nợ ngân hàng, tiền vay rút khỏi lưu thông quay trở lại ngân àng tiền
bị hủy bỏ. Trong phạm vị nền kinh tế hoạt động cho vay và trả nợ diễn ra thường
xuyên, hàng ngày có tiền tạo ra và tiền hủy đi. Khối lượng tiền tệ trong lưu thông
tăng lên khi luồng tiền tạo ra (phát tiền tệ) lớn hơn luồng tiền hủy đi (trả nợ ngân
hàng).
Trong thời đại hiện nay, một trong những chức năng chủ yếu của ngân hàng
thương mại trên phương diện tiền tệ là tạo ra tiền dưới hình thức bút toán qua tiền
tệ ngân hàng. Khoản tiền vay sẽ được ghi thẳng vào tài khoản của người vay và
người vay sử dụng những công cụ thanh toán để chuyển tiền. Nghĩa là trong quá

trình tạo tiền ghi sổ của ngân hàng thương mại được thực hiện thông qua hoạt động
tiền tệ và tổ chức thanh toán trong hệ thống ngân hàng. Việc tạo ra bút tệ là một
bước tiến quan trọng trong công nghệ ngân hàng, nó là công cụ thanh toán linh
động, có thể được tạo ra dần dần sao cho phù hợp với sự phát triển kinh tế, đáp ứng
được nhu cầu của nền kinh tế.
Tuy nhiên cũng giống như việc tạo ra tiền giấy, việc tạo ra bút tệ cũng có những
ràng buộc và giới hạn nhất định. Bút tệ do ngân hàng phát tiền tệ không có cơ sở
tiền gửi, mặt khác bút tệ của người có gửi tiền tại ngân hàng đều có tinh chất
chuyển đổi sang tiền giấy. Do vậy, nếu ngân hàng phát tiền tệ làm cho ngân hàng
không có khả năng có đủ tiền giấy khi mọi người đồng loạt đem bút tệ để đổi lấy
tiền giấy, từ đó ngân hàng sẽ bị lâm vào tình cảnh phá sản. Vì chỉ có ngân hàng
trung ương mới được phép in tiền giấy, nên để cứu nguy cho tình thế này thì ngân
hàng trung ương và các ngân hàng thương mại khác phải cung cấp đủ tiền giấy
thỏa mãn kịp thời nhu cầu cảu khách hàng. Nhà nước cần phải có luật định rõ ràng
việc tạo tiền qua tín dụng. Quy định tỷ lệ tạo tiền qua tiền tệ của các ngân hàng
luôn phải phù hợp với nhu cầu về tiền tệ cho sự phát triển của nền kinh tế. Lạm
phát tín dụng hay thắt chặt tín dụng cũng đều gây ra sự suy thoái cho nền kinh tế.
Ý kiến P
Có cần phải thể hiện là có những loại ngân hàng nào không?
Cần có một đoạn kết cho bài viết, những nhận định rút ra trên cơ sở các chức
năng và vai trò. Có thể mở rộng ý theo hướng NHTM ở VN hiện nay hoạt
động thể hiện rõ được hết các chức năng vai trò đó chưa. Có những rào cản
nào mà các NHTM chưa thể hiện hết được vai trò của mình trong nền kinh tế
VN cũng như các giải pháp nếu có ko

×