Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Đặc điểm quá trình trầm tích Kaninozoi vịnh Bắc Bộ và châu thổ Sông hồng pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.47 MB, 92 trang )

Sè 8 - 2009
Sè 8 - 2009
T¹p chÝ cña tËp ®oµn dÇu khÝ quèc gia viÖt nam - petrovietnam
ISSN-0866-854X
DÇuKhÝ
DÇuKhÝ
Petro
ietnam
Đặc điểm quá trình trầm tích
Kainozoi vịnh Bắc Bộ
và châu thổ Sông Hồng
Nghiên cứu dùng cồn Etylic
sản xuất trong nước pha chế
xăng thương phẩm có trị số
Octan cao - giai đoạn 3
Trong sè nµy
In t¹i C«ng ty In & V¨n ho¸ phÈm
GiÊy phÐp xuÊt b¶n sè: 170/GP - BVHTT; GiÊy phÐp bæ sung Sè 20/GP - S§BS ngµy 1-7-2008
TẠP CHÍ XUẤT BẢN HÀNG THÁNG Số 8 - 2009
Lê Hồng Văn
Nhà D4A, khu TT Thành Công,
quận Ba Đình, Hà Nội
Tel: 84.04.37727108
Thư ký TS: 0988567489
Email:
Fax: 84.04.37727107
Phó Tổng biên tập
Đặc điểm quá trình trầm tích Kainozoi
vịnh Bắc Bộ và châu thổ Sông Hồng
08
19


42
Sự cần thiết phát triển hệ thống dự trữ
dầu thô và các sản phẩm xăng dầu tại
Việt Nam
01
Đặc điểm thạch học khoáng vật trầm tích
Mioxen lô 16-1 bể Cửu Long
Xác định nguồn ngốc nước khai thác trong
thân dầu đá móng khu vực Tây Nam mỏ Sư Tử Đen
Thị trường khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG)
và cơ hội của ngành Khí Việt Nam
59
Kinh nghiệm quản lý điều hành
giá xăng dầu của một số nước trong
khu vực, vận dụng cho Việt Nam
69
Trong sè nµy
g
ty cæ phÇn c«ng nghiÖp
V
iÖt Thanh - T
A
pß in hv¨n hng tiÕp thÞ vµ kh doan thiÕt bÞ i
Ön
®
nH Địa chỉ : 65 Đường Láng - Đố g Đa - Nội * : 04.5641415 * :
0
à Tel Fax
t@Email : vie * hietbidienviettha h gmainl

tiªu ®iÓm
dÇu khÝ - Sè 8/2009
1
HUq ldpq nokSnq bofnq n^kApq o]q noTpm
hUqn^*qhdjqnoQq`eqlflqXRpqbo2g
VMpmqhdjqnKkqPk]nqaig
Việt Nam là nước xuất khẩu dầu thô nhưng
lại nhập khẩu phần lớn các sản phẩm dầu khí. Với
mức tăng trưởng kinh tế như hiện nay và dự báo
trong những năm tới sẽ đẩy nhu cầu tiêu thụ sản
phẩm xăng dầu tăng mạnh. Sau 2015 khi 03 nhà
máy lọc dầu (NMLD) lớn của Việt Nam đi vào hoạt
động, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu một lượng dầu
thô rất lớn từ các nước xuất khẩu dầu mỏ. Cho
đến nay, Việt Nam chủ yếu mới thực hiện dự trữ
xăng dầu vì mục tiêu thương mại, chưa có dự trữ
dầu thô. Dự trữ xăng dầu quốc gia còn quá nhỏ,
chưa đủ khả năng để cung cấp mang tính chiến
lược khi có rủi ro về số lượng và giá cả của nguồn
cung cấp. Trong khi đó, dự trữ dầu thô và các sản
phẩm xăng dầu là một trong các biện pháp nhằm
bảo đảm cung cấp năng lượng ổn định, góp phần
giảm bớt hậu quả về kinh tế, chính trị và xã hội
trong tình huống gián đoạn nguồn cung cấp hoặc
giá cả biến động, hoặc vì các lý do chính trị, kinh
tế như gây mất ổn định và đầu cơ. Dự trữ dầu thô
và các sản phẩm xăng dầu đồng thời còn là giải
pháp góp phần ổn định giá cả khi có đột biến tăng
giá xăng, dầu.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính

phủ tại công văn số 7002/VPCP-KTTH ngày 03 tháng 12 năm 2007 về việc giao Bộ Công thương khẩn
trương lập “Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam đến
năm 2015, tầm nhìn đến 2025” trên cơ sở ghép 02 quy hoạch trước đây của Bộ Công nghiệp (Chiến
lược, quy hoạch tổng thể hệ thống dự trữ dầu thô quốc gia đến 2025, tầm nhìn đến 2050) và Bộ Thương
mại (Điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống kho xăng dầu trên phạm vi cả nước đến năm 2015, định
hướng đến 2020), Bộ Công thương đã chỉ đạo Viện Dầu khí Việt Nam thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc
gia Việt Nam và Công ty cổ phần Thiết kế, Xây dựng thuộc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam lập Quy
hoạch này.
TS. Nguyễn Anh Đức, Phó Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam trả lời phỏng vấn.
Thanh Hoa
Thực hiện
TS. Nguyễn Anh Đức
Phó Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam
BẢN GỐC:Dien VN SO 24.qxd 11/25/2009 3:58 PM Page 1
dÇu khÝ - Sè 8/2009
2
tiªu ®iÓm
PV: Năm 2008 qua đi, chúng ta chưa quên
cú sốc khi có lúc giá dầu thô trên thế giới lên tới
đỉnh điểm ~150 USD/ thùng thì sáu tháng đầu
năm 2009 giá dầu thô xuống có thời điểm trên
50USD/ thùng. Sự lên xuống bất thường của giá
dầu thế giới, có tác động như thế nào đối với kinh
tế Việt Nam thưa ông?
TS. Nguyn Anh Đc: Một năm trước, giá
dầu đã tăng gần tới 150 USD/thùng khiến cho
nhiều nhà sản xuất dầu cho rằng loại hàng hóa
đặc biệt này đã được định giá quá cao. Tuy
nhiên, sự suy thoái kinh tế cuối 2008 kéo dài
năm 2009 đã làm suy giảm nhu cầu về năng

lượng, từ đó khiến cho giá dầu giảm xuống xoay
quanh ngưỡng 50-70 USD/ thùng. Theo phân
tích của các chuyên gia kinh tế và tài chính, các
cú sốc về giá xăng dầu hay nguyên liệu đầu vào
đều tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam
trên các bình diện sau:
- Thứ nhất, xăng dầu có ảnh hưởng trực
tiếp tới tất cả các nhóm hàng hoá có liên quan
đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Vì vậy khi giá của
mặt hàng này tăng sẽ trực tiếp làm CPI tăng lên.
- Thứ hai, xăng dầu tăng giá sẽ tác động
tới chi phí sản xuất của các doanh nghiệp làm
cho giá thành tăng lên, lợi nhuận giảm xuống.
Khi lợi nhuận bị giảm sút ở một mức độ có thể
chấp nhận được, doanh nghiệp sẽ cân nhắc
chưa tăng giá bán sản phẩm nhưng nếu tình
trạng này kéo dài thì doanh nghiệp sẽ phải tăng
giá bán. Mặt khác, khi giá xăng dầu tăng thì cầu
về một số hàng hóa khác sẽ giảm, kéo theo tổng
cầu của nền kinh tế cũng sẽ giảm xuống. Tất cả
các yếu tố trên đây tác động đồng thời đến nền
kinh tế, làm lạm phát gia tăng, tốc độ tăng trưởng
kinh tế bị suy giảm. Kết quả nghiên cứu của
Trung tâm năng lượng Nhật Bản cho thấy Việt
Nam và các nước có cùng mức độ phụ thuộc vào
xăng dầu có hệ số co giãn trung bình của giá
theo cung dầu (E) là -0,380 (E Gasoline= -
0,775, E Diesel Oil = -0,380, E Fuel Oil = -0,292).
Nếu Việt Nam bị ngưng trệ nguồn nhập khẩu 1
ngày hay 1/360 khối lượng cung cấp trong nước

thì tỷ lệ giá tăng sẽ là 1/360/0,380 = 0,0073 (=
0,73%). Theo số liệu của tổ chức APEC năm
2006, hệ số co giãn của GDP theo giá dầu của
Việt Nam và một số nước trong khu vực như
Indonesia, Singapore khoảng -0,044 và tăng với
tỷ lệ 2%/năm. Năm 2008, GDP của Việt Nam dự
kiến khoảng 76.000 triệu USD. Thiệt hại GDP khi
ngưng trệ nhập khẩu 1 ngày sẽ là:
76.000*0,044*(1+0,02)2 *0,73% = 25,5 triệu
USD. Năm 2015, GDP của Việt Nam dự kiến
khoảng 181.000 triệu USD. Thiệt hại GDP khi
ngưng trệ nguồn cung cấp trong 1 ngày sẽ là:
181.000*0,044*(1+0,02)9 *0,73% = 69,5 triệu
USD. Trong tương lai, cùng với sự phát triển,
tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ không ngừng
tăng lên và như vậy thiệt hại do ngưng trệ cung
cấp dầu mỏ cũng sẽ lớn hơn. Mặt khác, giá dầu
giảm, khiến kim ngạch xuất khẩu dầu của Việt
Nam bị giảm xuống. Như vậy, việc Việt Nam bị
ngưng trệ hoàn toàn nguồn cung cấp dầu mỏ từ
bên ngoài trong bối cảnh trong nước không có
đủ nguồn dự trữ thì thiệt hại về kinh tế là rất lớn.
PV: Việc xây dựng Quy hoạch phát triển hệ
thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu
bao gồm dự trữ doanh nghiệp và dự trữ quốc gia
đến 2015, tầm nhìn đến 2025 chúng ta có tham
khảo kinh nghiệm của các nước không thưa TS.?
TS. Nguyn Anh Đc: Hiện nay chúng ta
đang sống trong thế giới mở, Việt Nam đã gia
nhập sân chơi của WTO, vì vậy việc tham khảo,

học hỏi kinh nghiệm các nước đã đi trước chúng
ta về vấn đề này là sự lựa chọn cần thiết. Được
sự chỉ đạo của Bộ Công thương, Trung tâm
Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí thuộc
Viện Dầu khí Việt Nam đã có nhưng chương
trình hợp tác với Nhật, Hàn Quốc và Mỹ để tìm
hiểu quan điểm, phương pháp, chính sách và
kinh nghiệm thực tế của các nước có dự trữ dầu
thô và sản phẩm xăng dầu. Qua quá trình hợp
tác cũng như qua việc tổng hợp, xem xét chính
sách của một số Quốc gia khác thuộc IEA, APEC
và ASEAN, có thể rút ra một số kinh nghiệm về
dự trữ dầu thô như: Cần lựa chọn cơ cấu dự trữ
phù hợp giữa sản phẩm dầu và dầu thô tùy thuộc
vào đặc diểm riêng của mỗi quốc gia nhằm đạt
được lợi ích cao nhất cho đất nước; Cần xác
định cơ cấu hợp lý giữa dự trữ tư nhân và dự trữ
chính phủ để có thể huy động và tận dụng tối đa
nguồn lực; Nên có cơ chế và chính sách quản lý,
điều hành dự trữ rõ ràng, minh bạch để khuyến
khích và thúc đẩy các công ty đảm bảo nghĩa vụ
dự trữ theo quy định của luật pháp và tham gia
tích cực vào hệ thống dự trữ quốc gia; Cần ban
hành quy định cụ thể về các tình huống khẩn
cấp, thời điểm và quy trình xuất dầu khẩn cấp.
Đây là những vấn đề cần được nghiên cứu và
cân nhắc hết sức thận trọng. Tùy theo điều kiện
tự nhiên, có xét tới yếu tố an ninh, an toàn để lựa
chọn loại hình kho dự trữ, đảm bảo hiệu quả sử
dụng với chi phí thấp nhất; Tăng cường hợp tác,

BẢN GỐC:Dien VN SO 24.qxd 11/25/2009 3:58 PM Page 2
dÇu khÝ - Sè 8/2009
PETROVIETNAM
3
đối thoại xây dựng những chương trình hành
động chung (theo nhóm nước, nhóm công tác),
đảm bảo lợi ích của từng thành viên khi tham
gia liên kết và chia sẻ các chi phí; Chính sách
liên minh chỉ quy định chung, mỗi thành viên có
thể quyết định chính sách quản lý dự trữ phù
hợp với lợi thế riêng mà không vi phạm các
nguyên tắc chung.
Để thực hiện các biện pháp nêu trên, trong
mỗi nước và giữa các nước, cơ chế hoạt động,
phối hợp rất cụ thể, được tập dượt và ứng dụng
có hiệu quả. Đối với Việt Nam, trong quá trình
thực hiện dự trữ dầu thô quốc gia sẽ có những
cơ hội học hỏi kinh nghiệm của các nước khác,
đặc biệt từ Nhật Bản và Hàn Quốc. Có thể sử
dụng công nghệ tiên tiến về dự trữ dầu của thế
giới và khu vực. Nhiều nước sẵn sàng hợp tác
với Việt Nam về vấn đề năng lượng, đặc biệt là
dự trữ dầu mỏ để giảm thiểu tác động của sự
bất ổn trong cung cấp dầu mỏ.
Tuy nhiên Việt Nam đang gặp nhiều khó
khăn trong việc thực hiện dự trữ dầu thô quốc
gia. Lý do là tiềm lực tài chính hạn chế, thiếu
kinh nghiệm cả về kỹ thuật và quản lý.
PV: Vậy định hướng phát triển và mục tiêu
chuẩn mà Quy hoạch nhắm tới nhằm đảm bảo

an ninh năng lượng quốc gia?
TS. Nguyn Anh Đc: Định hướng phát
triển và mục tiêu chung phải phù hợp với chiến
l ược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà
nư ớc, phù hợp với các quy hoạch phát triển của
các ngành, các địa phư ơng, phù hợp với xu h -
ướng phát triển của thị trư ờng xăng dầu trong n -
ước và phù hợp với xu thế hội nhập của Việt
Nam. Theo định hướng hội nhập này, Thủ
tướng Chính phủ đã quyết định phát triển hệ
thống dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu đạt
quy mô 90 ngày nhập ròng của năm trước đó từ
năm 2015 để đáp ứng tiêu chí của Tổ chức
Năng lượng Quốc tế (IEA).
Như vậy, cần phát triển hệ thống dự trữ
dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt
Nam nhằm ổn định thị trường sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm xăng dầu trong nước; Phát huy tối
đa khả năng của các loại hình dự trữ (dự trữ
doanh nghiệp và dự trữ Nhà nước), đồng thời
hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng
dầu có thể ứng cứu nhanh nhất trong các tình
huống khẩn cấp; Phân bố các kho dự trữ tương
ứng với nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của các khu
vực/vùng trong cả nước. Đối với các kho xăng
dầu thương mại: Tiến độ phát triển hệ thống kho
tương ứng với tốc độ tăng nhu cầu của từng khu
vực và từng giai đoạn. Đối với các nhà máy lọc
hóa dầu: tiến độ các kho dầu thô (đầu vào) và
kho sản phẩm (đầu ra) của nhà máy phù hợp

với kế hoạch đã dự kiến về quy mô công suất,
tiến độ, cơ cấu sản phẩm. Đối với các kho dự
trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu quốc gia:
Các NMLHD và các đầu mối đều có thể tham
gia ứng cứu trong các tình huống khẩn cấp. Tối
ưu hóa cung đường vận chuyển dầu thô từ kho
dự trữ quốc gia đến các NMLHD. Phát triển hệ
thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu
nhằm góp phần đảm bảo an ninh năng lượng
nói chung và an ninh dầu mỏ trong nước nói
riêng; Giảm thiểu các tác hại đối với nền kinh tế
trong trường hợp nguồn cung dầu mỏ trên thị
trường thế giới có sự giảm bất thường nhằm
mang lại hiệu quả kinh tế nhất định trong trường
hợp giá dầu trên thế giới tăng đột biến; Góp
phần giúp các cơ quan quản lý Nhà nước hoạch
định các chính sách phù hợp liên quan và định
hướng địa điểm phù hợp, đầu tư xây dựng sức
chứa để các cơ quan, Bộ, Ngành địa phương bố
trí các vị trí gắn với hệ thống hạ tầng phù hợp.
PV: Dự kiến từ sau năm 2015 VN sẽ có 6
NMLHD (Dung Quất, Nghi Sơn, Long Sơn, Vũng
Rô, Cần Thơ và Nam Vân Phong) với tổng nhu
cầu dầu thô vào khoảng 42,5 triệu tấn/năm
(trong đó sử dụng cả hai nguồn dầu thô trong
nước và nhập khẩu), có thể cung cấp cho thị
trường khoảng 30 triệu tấn sản phẩm xăng dầu,
theo ông thị trường xăng dầu trong nước lúc đó
có được ổn định trong bất kỳ tình huống nào?
TS. Nguyn Anh Đc: Thực tế lượng dự

trữ xăng dầu quốc gia như hiện nay là quá nhỏ
(khoảng 0,3 triệu m
3
tương đương với khoảng
8 ngày tổng nhu cầu tiêu dùng), không thể phát
huy được vai trò ứng cứu trong các tình huống
khẩn cấp, nhất là trong bối cảnh nguồn cung
xăng dầu có rất nhiều biến động như hiện nay.
Tại công văn số 891/VPCP-KTTH ngày
12/9/2008, Chính phủ đã quyết định từ năm
2009 sẽ tăng mức dự trữ xăng dầu quốc gia lên
đến 10 ngày tiêu dùng trong cả nước. Nghị định
số 55/2007/NĐ-CP ngày 06/04/2007 quy định
các công ty đầu mối nhập khẩu các sản phẩm
xăng dầu phải dự trữ tối thiểu với khối lượng
bằng 20 ngày cung ứng tính theo hạn mức nhập
khẩu được giao từ 01/01/2008 và nâng lên đến
BẢN GỐC:Dien VN SO 24.qxd 11/25/2009 3:58 PM Page 3
dÇu khÝ - Sè 8/2009
4
tiªu ®iÓm
30 ngày từ 01/01/2010. Với giả thiết đến 2025
Việt Nam có 6 NMLHD (Dung Quất, Nghi Sơn,
Long Sơn, Cần Thơ, Vũng Rô và Nam Vân
Phong) với tổng công suất 42,5 triệu tấn/năm,
hệ thống dự trữ dầu thô quốc gia sẽ vào khoảng
22 ngày nhu cầu, trong đó bao gồm cả dầu thô
và sản phẩm xăng dầu. Xét theo tiêu chí tiết
kiệm đầu tư cho dự trữ và theo tương quan giữa
mức độ tác động của dầu thô và xăng dầu cần

nhập khẩu đến việc ổn định nguồn cung xăng
dầu trong nước thì cơ cấu dự trữ nên xem xét là
12 ngày dầu thô và 10 ngày sản phẩm. Theo kế
hoạch của Chính phủ, trong năm 2009 dự trữ
xăng dầu quốc gia sẽ đạt đến 10 ngày nhu cầu
hay 440.000 tấn, tương đương 0,57 triệu m
3
kho. Do vậy, cả giai đoạn 2010-2025 chỉ cần quy
hoạch bổ sung khoảng 825.000 tấn, tương
đương 1,2 triệu m
3
kho. Đảm bảo đến năm 2025
dự trữ được khoảng 3,1 triệu m
3
kho và lưu trữ
khoảng 2,12 triệu tấn. Với giả thiết đến 2025,
các NMLHD kể trên có thể mở rộng công suất và
Việt Nam còn có thêm 1-2 NMLD nữa với tổng
công suất lọc dầu cả nước lên đến trên 65 triệu
tấn/năm. Khi đó, hệ thống dự trữ sản xuất và
thương mại của Việt Nam cùng đạt được
khoảng 37 ngày nhập ròng (~29 ngày nhu cầu),
tương ứng, dự trữ quốc gia chỉ cần xem xét ở
mức 16 ngày nhập ròng (~13 ngày nhu cầu) là
đủ mức 90 ngày nhập ròng. Trong trường hợp
này, sản phẩm từ các NMLD đã đáp ứng đủ và
vượt nhu cầu tiêu dùng trong nước, do vậy Việt
Nam không cần thiết phải dự trữ sản phẩm nữa
mà chỉ nên dự trữ dầu thô. Theo đó, lượng dầu
thô cần dự trữ vào khoảng 2,42 triệu tấn, tương

đương 3,5 triệu m
3
kho, nghĩa là cao hơn so với
PA cơ sở là 0,4 triệu m
3
kho.
PV: Nếu làm bài toán thương mại thì kho dự
trữ có cần phải đặt gần các NMLHD. Bởi nhiều
bài học từ thực tế cho thấy, quy hoạch sai, đầu
tư sai dẫn đến tính hiệu quả thấp, gây lãng phí.
TS. Nguyn Anh Đc: Xét về khía cạnh
vận hành, các kho dự trữ xăng dầu quốc gia nên
xem xét đặt gần các NMLD hoặc đặt gần các
kho xăng dầu thương mại lớn để có thể chia sẻ
chi phí với hệ thống cơ sở hạ tầng (CSHT) sẵn
có và thuận lợi trong việc đảo kho hàng năm.
Tuy nhiên, sản phẩm của NMLD thường lớn hơn
nhiều so với sức chứa của các kho đầu mối
thương mại, khi có các tình huống khẩn cấp thì
bản thân các NMLD sẽ được ứng cứu dầu thô,
khi đó ngoài chức năng như một kho đầu mối
lớn thì NMLD còn đóng vai trò là nguồn ứng cứu
cho thị trường. Vì lý do này, các kho xăng dầu
dự trữ quốc gia không nên đặt gần các NMLD
nữa.
Với xăng dầu dự trữ bổ sung năm 2009, vì
khối lượng nhỏ (khoảng 128.000 tấn, tương
đương 185.000m
3
kho) nên vẫn duy trì hình

thức thuê kho của các doanh nghiệp. Thậm chí,
đối với phần dự trữ bổ sung giai đoạn 2010-
2025, do quy mô dự trữ cũng không quá lớn
(khoảng 1,2 triệu m
3
kho), hơn nữa cũng cần
phân bố theo các khu vực trong cả nước để có
thể ứng cứu nhanh trong tình huống. Để hiện
thực hóa quy hoạch dự trữ dầu thô và sản phẩm
xăng dầu đến năm 2015, tầm nhìn đến năm
2025 cần phối hợp chặt chẽ giữa 03 loại hình dự
trữ, dự trữ sản xuất, dự trữ thương mại và dự
trữ quốc gia, sử dụng triệt để các nguồn lực về
vốn đầu tư, nhân lực, kinh nghiệm của Nhà
nước, tư nhân và nước ngoài trên cơ sở tận
dụng các cơ hội hợp tác với các nước trong khu
vực và các tổ chức quốc tế.
PV: Việt Nam sẽ tổ chức quản lý, kiểm
soát, thực hiện dự trữ dầu và các sản phẩm từ
dầu như thế nào để đảm bảo nguồn cung, đảm
bảo an ninh năng lượng quốc gia thưa ông?
TS. Nguyn Anh Đc: Cùng các giải pháp
hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp thực hiện dự
trữ, trong pháp lệnh về dự trữ hoặc trong các
văn bản qui phạm pháp luật khác (nghị định,
thông tư) cần có quy định rõ về chế độ kiểm tra
và giám sát cùng với các chế tài xử phạt vi phạm
đối với 02 loại hình dự trữ do Doanh nghiệp
quản lý (dự trữ sản xuất và dự trữ kinh doanh).
Đối với dự trữ quốc gia, Chính phủ đã giao

Bộ Công thương phối hợp với Cục Dự trữ Quốc
gia thuộc Bộ Tài chính chịu trách nhiệm quản lý.
Tùy theo tình hình cụ thể và theo lộ trình xác
định, có thể chỉ định Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
xây dựng, mua dầu dự trữ, vận hành, bảo
dưởng kho dự trữ quốc gia dầu thô gắn liền với
các nhà máy lọc dầu hay kho dự trữ dầu thô tập
trung. Đồng thời chỉ định Tổng công ty Xăng dầu
và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xây dựng, mua
sản phẩm dự trữ, vận hành, bảo dưỡng kho dự
trữ quốc gia sản phẩm gắn liền với hệ thống kho
đầu mối hiện có; Hoặc tiến hành đấu thầu việc
xây dựng kho dự trữ, duy trì và mua dầu dự trữ
cho các nhà thầu trong, ngoài nước. Có c ch
phi hp, h tr, ng cu khi có khng
hong. Đng thi áp dụng các biện pháp tức
BẢN GỐC:Dien VN SO 24.qxd 11/25/2009 3:58 PM Page 4
dÇu khÝ - Sè 8/2009
5
thời như: Giảm nhu cầu tiêu thụ trên cơ sở danh
sách các hộ tiêu thụ công nghiệp quan trọng cần
duy trì việc cung cấp sản phẩm xăng dầu do Bộ
Công thương phê duyệt; chuyển đổi nhiên liệu
của các nhà máy điện và một số nhà máy công
nghiệp sang sử dụng khí và than); Ổn định giá ở
mức tăng hợp lý tối đa có thể. Trong trường
hợp nguồn cung bị ngưng trệ ngắn hạn của một
khu vực giảm dưới 10% cần huy động nguồn
dự trữ thương mại sẵn có của các doanh
nghiệp trong khu vực; Nếu nguồn cung của một

khu vực giảm trên 10% nhưng dưới 20%: huy
động nguồn dự trữ sản xuất của NMLD trong
khu vực; Nếu nguồn cung của một khu vực
giảm trên 20%: huy động nguồn dự trữ quốc gia
về sản phẩm trong khu vực; Nếu dự báo nguồn
cung bị ngừng trệ dài hạn và nghiêm trọng: lần
lượt huy động các nguồn dự trữ quốc gia theo
thứ tự ưu tiên sau: Huy động nguồn dự trữ
doanh nghiệp bao gồm dự trữ thương mại và
dự trữ sản xuất; Huy động nguồn dự trữ quốc
gia về dầu thô; Huy động nguồn dự trữ quốc gia
về sản phẩm. Mặt khác Việt Nam nên tham gia
các hiệp ước, tổ chức, liên minh dự trữ dầu
thô và sản phẩm trong khu vực và trên thế
giới như: Thỏa thuận an ninh dầu mỏ của các
nước ASEAN (Petroleum Security Agreement)
và Tổ chức năng lượng thế giới (IEA). Tham gia
chương trình năng lượng quốc tế (International
Energy Program - IEP) của IEA, các nước
thành viên bắt buộc dự trữ ít nhất 90 ngày nhập
khẩu ròng của năm trước đồng thời sẽ được hỗ
trợ ứng cứu khi khủng hoảng xảy ra theo
chương trình phối hợp để đối phó với tình trạng
khẩn cấp.
PV: Nguồn vốn để xây dựng phát triển hệ
thống, kho dự trữ dầu và các sản phẩm liệu có
được xã hội hoá, theo ông chủ đầu tư các dự án
này nên giao cho ai?
TS. Nguyn Anh Đc: Vốn đầu tư để phát
triển hệ thống kho thương mại do các doanh

nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu tư và tự trang
trải. Nhà nước chỉ xem xét ưu đãi cho phần dự
trữ bắt buộc. Tương tự, vốn đầu tư để phát triển
các NMLHD là do các nhà đầu tư trong và ngoài
nước đầu tư tùy thuộc quy mô công suất và đặc
thù của từng nhà máy. Riêng đầu tư cho dự trữ
quốc gia thuộc trách nhiệm của Nhà nước và có
thể huy động từ thuế tiêu thụ sản phẩm xăng
dầu. Nếu đánh thuế dự trữ khoảng 0,6% giá
xăng dầu tiêu thụ cuối cùng (tại thời điểm hiện
tại tương đương khoảng 85 VNĐ/lít xăng 92 và
75 VNĐ/lít dầu DO) thì đến năm 2025 có thể
trang trải được gần 50% vốn đầu tư và toàn bộ
chi phí vận hành đã phát sinh cho các kho dự trữ
quốc gia.
Trên cơ sở danh sách các địa điểm đã liệt
kê theo thứ tự ưu tiên cùng với quy mô và lộ
trình tương ứng Chính phủ phê duyệt, Cơ quan
quản lý Nhà nước có thẩm quyền có thể tổ chức
đấu thầu hoặc chỉ định Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam xây dựng bên cạnh các NMLHD các kho
dự trữ quốc gia dầu thô hoặc xây tập trung 01
kho dự trữ quốc gia cho tất cả các NMLHD của
Việt Nam; Đối với kho dự trữ quốc gia về sản
phẩm xăng dầu phải dựa trên cơ sở danh sách
các địa điểm đã liệt kê theo thứ tự ưu tiên được
trình bày cùng với quy mô và lộ trình tương ứng.
Cơ quan quản lý Nhà nước có thể tổ chức đấu
thầu hoặc chỉ định Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
hoặc Tổng công ty Xăng dầu xây dựng kho dự

trữ bên cạnh các kho đầu mối; Thành lập đơn vị
có chức năng quản lý, bảo dưỡng, duy trì kho
dự trữ hoặc giao cho Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam chủ trì.
Đối với dầu thô: Nhà nước tổ chức mua
dưới dạng đấu thầu hoặc mua theo hợp đồng
dài hạn với các nước xuất khẩu dầu thô có quan
hệ tốt với Việt Nam như Kuwait, Nga, Venezuela
v.v. trên cơ sở lộ trình đã được quy hoạch.
Đối với sản phẩm xăng dầu: Nhà nước tổ
chức mua dưới dạng đấu thầu hoặc mua theo
hợp đồng dài hạn với các NMLD trong nước trên
cơ sở lộ trình đã được quy hoạch.
PV: Để thực hiện thành công các mục tiêu
của Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu
thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam
đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025, theo
ông những yếu tố cần và đủ như thế nào?
TS. Nguyn Anh Đc: Chính phủ đã phê
duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu
thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam
đến năm 2015 - tầm nhìn đến năm 2025 và giao
Bộ Công thương chỉ đạo việc triển khai thực
hiện Quy hoạch. Trước mắt, cần tiếp tục triển
khai nghiên cứu các điều kiện địa chất công
trình, địa chất thuỷ văn, cơ lý đá đối với các vị trí
dự kiến đặt các kho dự trữ dầu thô và kho sản
phẩm xăng dầu quốc gia, đặc biệt đối với các
kho ngầm cũng như tiến độ xây dựng các kho
này trên cơ sở hợp tác với các tổ chức quốc tế

và các quốc gia có kinh nghiệm, đồng thời triển
PETROVIETNAM
BẢN GỐC:Dien VN SO 24.qxd 11/25/2009 3:58 PM Page 5
dÇu khÝ - Sè 8/2009
6
khai có hiệu quả các dự án kho xăng dầu thương
mại dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2008-2015.
Bộ Công thương đã được Chính phủ giao chỉ
đạo nghiên cứu hiệu quả đầu tư của các phương
án vận chuyển xăng dầu bằng đường ống từ Nghi
Sơn, Thanh Hoá về Hà Nam; từ NMLD Dung Quất
đi Tây Nguyên và từ NMLD Long Sơn đi Thành phố
Hồ Chí Minh so với phương án vận chuyển bằng
đường thuỷ. Chủ trì thẩm định và phê duyệt bổ
sung quy hoạch đối với các dự án kho xăng dầu
thương mại có công suất kho dưới 100.000m
3
.
Chủ trì xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật
có liên quan đến quản lý nhà nước các kho dự trữ
dầu thô của Việt Nam, bao gồm: Pháp lệnh Dự trữ
quốc gia về dầu thô và các sản phẩm xăng dầu;
Quy chế dự trữ, kinh doanh các sản phẩm xăng
dầu; Quy chế quản lý, điều hành, cơ chế điều tiết
hệ thống dự trữ dầu thô quốc gia và các sản phẩm
xăng dầu (quy định về cơ chế ứng cứu; trách
nhiệm, quyền lợi của các doanh nghiệp/công ty
kinh doanh xăng dầu đối với dự trữ quốc gia, các
quy định về an toàn, môi trường v.v.); Xây dựng hệ
thống thông tin giám sát, điều hành hệ thống dự trữ

dầu thô quốc gia; Quy định về thành lập và sử dụng
Quỹ hỗ trợ dự trữ kinh doanh xăng dầu, Quỹ dự trữ
quốc gia về dầu thô và các sản phẩm xăng dầu;
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo Tập
đoàn Dầu khí và Tổng công ty Xăng dầu nghiên
cứu triển khai xây dựng các kho dự trữ quốc gia về
dầu thô và sản phẩm xăng dầu trên cơ sở kết quả
nghiên cứu của Quy hoạch phát triển hệ thống dự
trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu đến năm 2015,
tầm nhìn đến năm 2025.
Chính phủ cũng đã giao Bộ Giao thông vận tải
lập quy hoạch hệ thống cảng biển, luồng lạch phù
hợp với các yêu cầu về vận tải, xuất nhập dầu thô
và các sản phẩm xăng dầu của hệ thống dự trữ dầu
thô bảo đảm nguyên tắc sử dụng tối ưu Quỹ mặt
đất, mặt nước để phát triển bền vững ngành công
nghiệp dầu khí và công nghiệp hàng hải trong tổng
thể chiến lược kinh tế biển của Việt Nam.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã được
giao xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật có
liên quan đến bảo vệ môi trường trên đất liền và trên
biển đối với hoạt động tàng chứa, xuất nhập dầu thô
và các sản phẩm xăng dầu của các kho dự trữ.
Chính phủ cũng đã giao Bộ Tài chính và Bộ Kế
hoạch đầu tư dự kiến kế hoạch cấp vốn nhà nước
hàng năm đối với các dự án dự trữ quốc gia về dầu
thô và các sản phẩm xăng dầu trong giai đoạn quy
hoạch nhằm đảm bảo tiến độ và tính khả thi của
các dự án đầu tư.
Các địa phương cũng đã được giao trách

nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước
và các doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện các quy
hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, thành phố
và các khu kinh tế, khu công nghiệp có tính đến
việc xây dựng các dự án thuộc quy hoạch dự trữ
dầu thô và các sản phẩm xăng dầu đến năm 2015,
tầm nhìn đến năm 2025. Ủy ban nhân dân các tỉnh
ưu tiên dành quỹ mặt đất, mặt nước để xây dựng
kho dự trữ dầu thô tại các vị trí đã được quy hoạch.
Để bảo đảm an ninh năng lượng cho sự phát
triển bền vững và giảm thiểu rủi ro cho nền kinh tế,
việc quy hoạch và triển khai thực hiện hệ thống dự
trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu là một việc
làm hết sức cần thiết trong thời đại nền kinh tế thế
giới diễn biến khó lường.
Trân trọng cám ơn Phó Viện trưởng!
tiªu ®iÓm
BẢN GỐC:Dien VN SO 24.qxd 11/25/2009 3:58 PM Page 6
dÇu khÝ - Sè 8/2009
PETROVIETNAM
7
BẢN GỐC:Dien VN SO 24.qxd 11/25/2009 3:58 PM Page 7
dầu khí - Số 8/2009
8
Gii thiu
Khu vc vnh Bc B v chõu th sụng Hng
l vựng thm lc a Tõy Bc bin ụng, cú c
im a cht phc tp gn lin vi cỏc hot ng
kin to trong khu vc ụng Nam . Cỏc s liu a
chn sõu, trng lc v t hng khụng cho thy tng

chiu dy trm tớch Kainozoi khu vc ny cú ch
lờn n 20km (Clift v nnk. 2006, ). Cỏc nghiờn
cu trc õy cho thy phn ln vt liu trm tớch
c búc mũn t cỏc khi a cht thuc Nam
Trung Hoa v min Bc Vit Nam c vn chuyn
bi h thng sụng Hng (bao gm c sụng ,
sụng Lụ/Chy) v lng ng ti vnh Bc B to nờn
phn chớnh l b trm tớch sụng Hng, ch khong
TS. Hong Vn Long, GS.TS. Peter D. Clift
School of Geosciences, University of Aberdeen
GS.TSKH. Mai Thanh Tõn, GS.TSKH. ng Vn Bỏt, TS. Lờ Hi An
Trng i hc M - a cht H Ni
GS.TS. Fu-Yuan Wu
Institute of Geology and Geophysics, Chinese Academy of Sciences
Túm tt
Vnh Bc B v chõu th sụng Hng l mt trong nhng bn trm tớch ln trong khu vc ụng Nam
. Vi tng chiu dy trm tớch Kainozoi gn 20km khu vc trung tõm, cỏc tp trm tớch õy ngoi ý
ngha v mt ti nguyờn khoỏng sn cũn lu gi rt nhiu thụng tin v cỏc hot ng kin to, a tng v
c khớ hu trong vựng. Trong nghiờn cu ny chỳng tụi trỡnh by mt s kt qu phõn tớch cỏc ti liu a
chn 2D v nh tui tuyt i U-Pb trờn khoỏng vt zircon ca mt s mu trm tớch ly t h thng sụng
Hng.
Kt qu minh gii a chn cho thy vnh Bc B v chõu th sụng Hng phõn b phớa ụng Nam
i t góy sụng Hng. Quỏ trỡnh hỡnh thnh b trm tớch liờn quan cht ch vi va chm mng n vi
mng u- vo u Kainozoi. Bn trng vnh Bc B c khng ch bi mt lot cỏc t góy ngang-
thun, c bit l t góy sụng Hng phớa Tõy Nam v t góy No.1 phớa ụng Bc. Khu vc ny ó
tri qua ớt nht hai pha nghch o kin to trong ú pha sm mang tớnh a phng v c liờn h vi
giai on khi u ca i t góy sụng Hng (~34-35 triu nm) v pha mun xy ra trong Mioxen gia
(~15,5 triu nm) li mang tớnh khu vc v cú liờn quan mt thit vi s ngng tỏch gión bin ụng v giai
on ngng hot ng ca t góy sụng Hng.
S liu nh tui tuyt i U-Pb th hin ngun vt liu sụng Lụ úng vai trũ quan trng trong tng

lng trm tớch ca h thng sụng Hng ra bin ụng trong khi sụng kộm quan trng hn. Kt qu
so sỏnh vi s liu tui ca ỏ gc cho phộp kt lun rng phn ln vt liu trm tớch thng ngun h
thng sụng Hng c búc mũn t khi Songpan Gaze v nn Dng T trong khi cỏc khi khỏc nh
Cathaysia, Qiangtang, Ailao Shan cú vai trũ khụng ỏng k. Tuy nhiờn sụng Hng hin nay khụng trc tip
chy qua Songpan Garze vỡ vy vt liu ny cú th c tỏi búc mũn v lng ng trong cỏc b trm tớch
gn khu vc Songpan Garze.
Đặc điểm quá trình trầm tích
Kainozoi vịnh Bắc Bộ v châu thổ
Sông Hồng
thăm dò - khai thác
dầu khí
BN GC:Dien VN SO 24.qxd 11/25/2009 3:58 PM Page 8
dÇu khÝ - Sè 8/2009
PETROVIETNAM
9
5% vật liệu được lắng đọng tại vùng đệm là miền
võng Hà Nội (Clift và nnk 2006). Ngoài ra các nguồn
địa phương dọc theo bờ biển phía Bắc, Bắc Trung
Bộ và đảo Hải Nam (Trung Quốc) cũng đóng góp
một lượng nhỏ trầm tích cho khu vực này. Với chiều
dày trầm tích Kainozoi lớn, đây là một trong những
khu vực có tiềm năng về dầu khí và đã trở thành đối
tượng quan tâm của nhiều cơ quan nghiên cứu và
tổ chức công nghiệp. Hàng loạt các giếng khoan,
các tuyến địa vật lý đã được tiến hành nhằm làm
sáng tỏ cấu trúc địa chất và lịch sử tiến hóa trầm
tích Kainozoi. Tuy nhiên khu vực nghiên cứu nằm
trên địa phận lãnh thổ của Việt Nam và Trung Quốc,
nên quá trình liên kết các thành tạo địa chất vẫn còn
nhiều hạn chế. Việc nghiên cứu các thông tin lưu

giữ trên các thành tạo trầm tích này không chỉ phục
vụ cho mục tiêu tìm kiếm nguồn nhiên liệu hóa
thạch mà còn góp phần làm sáng tỏ lịch sử tiến hóa
về kiến tạo và địa tầng của vịnh Bắc Bộ và châu thổ
Sông Hồng trong mối quan hệ chung với kiến tạo
khu vực Đông Nam Á. Trong nghiên cứu này chúng
tôi trình bày các kết quả nghiên cứu quá trình trầm
tích và nguồn gốc vật liệu trầm tích cho khu vực
vịnh Bắc Bộ và châu thổ Sông Hồng dựa trên việc
minh giải tài liệu địa chấn sâu và phân tích tuổi tuyệt
đối U-Pb trên các mẫu trầm tích hiện đại.
1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa chất khu vực
nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu là phần thềm lục địa
phíaTây Bắc biển Đông (Hình 1). Về vị trí kiến tạo,
vịnh Bắc Bộ nằm ở phần mở rộng phía Đông Nam
của đới đứt gãy sông Hồng và phần lớn diện tích
được bao trùm bởi bể trầm tích sông Hồng. Quá
trình hình thành và tiến hóa địa chất của vịnh Bắc
Bộ và vùng châu thổ sông Hồng có mối liên hệ
mật thiết với sự va chạm mảng Ấn Độ với mảng
Âu-Á, sự đâm trồi về phía Đông Nam của địa khối
Đông Nam Á và quá trình hình thành biển Đông.
Tappnnier và nnk. (1982) đã nghiên cứu biến dạng
để giải thích cơ chế hoạt động kiến tạo ở khu vực
Đông Nam Á và đã xây dựng mô hình kiến tạo
“đâm xuyên” (indentor) (Hình 2), theo đó sự va
chạm giữa mảng Ấn Độ và mảng Âu-Á đã làm cho
địa khối Đông Dương chuyển động quay xuôi
chiều kim đồng hồ khoảng 25

0
và dịch chuyển về
phía ĐN khoảng 800km dọc theo đới đứt gãy trượt
bằng trái sông Hồng. Quá trình chuyển động xoay
thuận chiều tiếp tục cho đến khoảng 45
0
trước khi
đới đứt gãy Sông Hồng chuyển sang chế độ trượt
bằng phải do quá trình tiếp tục đâm xuyên của
mảng Ấn Độ vào mảng Âu-Á. Chuyển động trượt
bằng trái của đới đứt gãy sông Hồng và sự đâm
trồi của địa khối Đông Dương về phía ĐN là
nguyên nhân dẫn đến sự tách giãn hình thành
biển Đông và bể trầm tích sông Hồng (bao gồm cả
miền võng Hà Nội hiện nay). Các nghiên cứu
(Tapponnier và nnk. 1986, 1990; Leloup và nnk.
2001; Schärer và nnk. 1990, 1994;
Chung và nnk.
1997
và Zhang & Schärer 1999) dựa trên các dấu
hiệu động học ngoài thực địa và các số liệu phân
tích tuổi tuyệt đối cho rằng đới đứt gãy Sông Hồng
bắt đầu trượt trái cách đây ít nhất 35 triệu năm với
tổng biên độ dịch trượt trên 500km. Các công trình
nghiên cứu tiếp theo (Morley 2002; Hall và nnk.
1996, 2008, Clift và nnk. 2008) dựa trên các tài
liệu phân tích địa chấn sâu, cổ từ, trầm tích, cho
rằng có rất ít bằng chứng để kết luận về vai trò va
chạm giữa mảng Ấn Độ với mảng Âu-Á trong
trong quá trình tách giãn và hình thành biển Đông.

Thay vào đó sự tách giãn biển Đông chủ yếu liên
quan đến sự hút chìm của biển Đông cổ (proto-
South China Sea) về phía máng hút chìm Borneo.
Quá trình tiến hóa của vịnh Bắc Bộ và châu thổ
Sông Hồng lại liên quan chặt chẽ với hoạt động của
đới đứt gãy Sông Hồng. Do chiều dày trầm tích quá
lớn nên hiện nay chưa có giếng khoan nào đạt đến
đáy của các thành tạo trầm tích Kainozoi ở khu vực
này. Việc xác định tuổi và thành phần các tập trầm
tích cổ nhất được dự đoán là các trầm tích lục
nguyên Paleogen - Eoxen nằm bất chỉnh hợp trên
các thành tạo đá móng trước Kainozoi có thành
phần chủ yếu là carbonat (tuổi C-P?) và một lượng
nhỏ các đá phun trào (Trần Nghi và nnk 2005; Đặng
Văn Bát và nnk. 2005; Mai Thanh Tân và nnk. 2006)
2. Lịch sử tiến hóa và biến đổi trầm tích trên cơ
sở minh giải tài liệu địa chấn
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng một
số mặt cắt địa chấn 2D từ Petrovietnam, CNOOC
và BP. Các tuyến địa chấn lựa chọn phân bố ở cả
sườn Tây Nam và phía Đông Bắc của vịnh Bắc Bộ
với mục đích liên kết địa tầng xuyên suốt qua phần
lãnh thổ Việt Nam và Trung Quốc (Hình 1). Việc
khoanh định ranh giới các tập địa chấn được thực
hiện trên cơ sở xác định các dấu hiệu gá đáy
(onlap), phủ đáy (downlap), chống nóc (toplap) và
các bề mặt bào mòn. Tuổi của các thành tạo địa
chất tương ứng được xác định trên cơ sở liên kết
tuổi tuyệt đối của các hóa thạch trong các giếng
khoan LG 20-1-1 và LD 30-1-1A ở sườn phía Đông

Bắc bể sông Hồng. Theo kết quả minh giải tài liệu
địa chấn, có mười ba tập địa chấn được xác định.
Hình 3 thể hiện các tập địa chấn và đặc điểm cấu
BẢN GỐC:Dien VN SO 24.qxd 11/25/2009 3:58 PM Page 9
dÇu khÝ - Sè 8/2009
10
trúc ngang của bể sông Hồng - phần chính của
cấu trúc vịnh Bắc Bộ trong Kainozoi. Mặt cắt địa
chấn trong Hình 3 cho thấy khu vực vịnh Bắc Bộ
được khống chế bởi một loạt các đứt gãy ngang
thuận (transtensional faults), đặc biệt là đứt gãy
Sông Hồng ở rìa Tây Nam và đứt gãy No.1 ở rìa
Đông Bắc. Cấu trúc móng trước Kainozoi bắt
đầu tách giãn trong gian đoạn Paleogen-Eocen
nhưng quá trình tách giãn và sụt lún xảy ra mạnh
mẽ khoảng từ 27-34 triệu năm, cùng giai đoạn
hoạt động mạnh của đớt đứt gãy sông Hồng.
Gần như toàn bộ các thành tạo trầm tích đồng
tách giãn (synrift deposits) được lắng động ở
phần trung tâm của vùng nghiên cứu. Biên độ
dịch chuyển của các thành tạo trầm tích dọc theo
các đứt gãy này không giống nhau. Quá trình
tách giãn và sụt võng kiến tạo ở trung tâm bể
sông Hồng và vịnh Bắc Bộ được tiếp theo bởi
quá trình sụt võng do co rút nhiệt (thermal subsi-
dence) trong Mioxen trước khi tái hoạt động
mạnh mẽ trở lại sau Mioxen (5,5 triệu năm). Các
thành tạo trầm tích Kainozoi ở phía Bắc và trung
tâm khu vực nghiên cứu bị biến dạng, trượt
chờm và bào mòn mạnh mẽ (Hình 4). Ngoài ra

còn quan sát thấy các cấu trúc dạng vòm đặc
trưng bởi trường sóng xuyên cắt vào các thành
tạo trầm tích ở phần trung tâm vịnh Bắc Bộ (Hình
4). Trên một số tuyến địa chấn phương TB- ĐN,
chiều dày của các tập tăng dần từ Tây Bắc về
Đông Nam (Hình 5) cho thấy ở giai đoạn sớm
của quá trình tách giãn phần lớn trầm tích vận
chuyển bởi hệ thống sông Hồng được lắng đọng
ở khu vực châu thổ và phía Bắc vịnh Bắc Bộ
nhưng trung tâm lắng đọng dịch chuyển dần về
phía Đông Nam. Trường sóng phản xạ kiểu nêm
lấn (progradation) trong Hình 5 cho thấy trong
giai đoạn Holoxen - Đệ Tứ, vật liệu trầm tích
nhanh chóng được vận chuyển về phía Đông
Nam của vịnh Bắc Bộ với tốc độ cung cấp trầm
tích diễn ra nhanh hơn tốc độ tạo không gian
lắng đọng.
Về thành phần thạch học của các thành tạo
trầm tích ở vịnh Bắc Bộ và khu vực châu thổ
sông Hồng đã được nghiên cứu khá chi tiết qua
các giếng khoan thăm dò dầu khí và các chương
trình khảo sát lấy mẫu lõi trước đây. Tuy nhiên do
độ sâu có hạn nên thành phần của các tập trầm
tích ở dưới sâu vẫn chưa được làm sáng tỏ, chủ
yếu dựa vào các đặc điểm trường sóng địa chấn
(Hình 6). Các tập cát và cát kết có chiều dày lớn,
hạt thô thường có biên độ phản xạ mạnh, tần số
thấp; có thể phân bố thành tập kéo dài liên tục
hoặc dạng thấu kính xen kẹp trong các lớp trầm
tích hạt mịn hoặc lấp đầy trong các dòng chảy cổ.

Trong khi đó các lớp bột, bột sét và sét hạt mịn,
phân lớp mỏng được đặc trưng bởi biên độ phản
xạ yếu hơn với tần số cao hơn, có tính liên tục về
chiều dày tốt hơn. Các thành tạo trầm tích tur-
bidite liên quan đến trượt lở ngầm hoặc các vận
chuyển khối thường được lắng đọng nhanh
chóng trên các bề mặt bào mòn ngầm, có độ
chọn lọc kém nên thường được đặc trưng bởi
trường sóng phản xạ hỗn độn (chaotic). Ngoài ra
các đới quá bão hòa áp suất và các tập cát/cát
kết có chứa khí nông thường được thể hiện qua
sự giảm đột ngột tốc độ truyền sóng và quan sát
trên mặt cắt địa chấn các “điểm sáng” (bright
spot) với biên độ phản xạ âm mạnh mẽ (Hình 6).
3. Phân tích nguồn gốc vật liệu trầm tích
Các nghiên cứu trước đây cho rằng phần
lớn trầm tích được lắng đọng trong khu vực vịnh
Bắc Bộ và châu thổ sông Hồng được bóc mòn từ
khu vực Đông Nam cao nguyên Tây Tạng và
miền Bắc Việt Nam. Các vật liệu này được bóc
mòn và vận chuyển ra biển Đông bởi hệ thống
sông Hồng và các chi lưu chính của nó (sông
Đà, sông Lô/sông Chảy) (Clift và nnk. 2006)
trong khi các nguồn địa phương dọc theo bờ
biển miền Bắc, Bắc Trung Bộ Việt Nam và đảo
Hải Nam chỉ đóng vai trò thứ yếu. Mặc dù tổng
chiều dài và diện tích lưu vực của hệ thống sông
Hồng hiện tại không dài và rộng như một số hệ
thống sông khác trong khu vực nhưng hàng năm
nó vận chuyển ra biển Đông một lượng trầm tích

rất lớn (~130 x 10
6
tấn/năm) bao gồm cả vật liệu
vận chuyển ở tầng đáy và vật liệu lơ lửng
(Milliman & Syvitski, 1992; Schimanski và nnk,
2001). Mức độ tập trung trầm tích cao trong hệ
thống sông Hồng là do các hoạt động phong hóa
hóa học và bóc mòn vật lý xảy ra mạnh mẽ ở các
khu vực đá nguồn. Để làm sáng tỏ về vai trò của
các khối địa chất phân bố ở thượng lưu hệ thống
sông Hồng và nguồn gốc vật liệu trầm tích cung
cấp cho khu vực châu thổ sông Hồng và vịnh
Bắc Bộ, chúng tôi đã sử dụng phương pháp định
tuổi tuyệt đối U-Pb trên các khoáng vật zircon.
Các mẫu cát bở rời được lấy từ hạ lưu sông
Lô, sông Đà, sông Hồng tại Lào Cai và hạ lưu
sông Hồng để đảm bảo tính đại diện và tránh bị
ảnh hưởng bởi các nguồn địa phương. Kết quả
phân tích các mẫu được so sánh với kết quả định
tuổi của các khối địa chất có tiềm năng là nguồn
vật liệu trầm tích cho hệ thống sông Hồng đã
th¨m dß - khai th¸c
dÇu khÝ
BẢN GỐC:Dien VN SO 24.qxd 11/25/2009 3:58 PM Page 10
dÇu khÝ - Sè 8/2009
PETROVIETNAM
11
được công bố: Khối Qiangtang (trung tâm cao
nguyên Tây Tạng) (Roger và nnk. 2003; Roger và
nnk. 2000); khối Songpan Garze (Bruguier và

nnk. 1997; Liu và nnk. 2004; Weislogel và nnk.
2006), nền Dương Tử (Yangtze) (Hacker và nnk.
1998; Li 1999; Ling và nnk. 2003; Xue và nnk.
1997; Zheng và nnk. 2006), khối Cathaysia (Li và
nnk. 2005; Li và nnk. 1989; Li và nnk. 2002), đới
Ailao Shan và dãy núi Con Voi (Schaerer và nnk.,
1990; Zhang & Schärer 1999). Mẫu trầm tích bở
rời được tách phần khoáng vật nặng trước khi
tuyển tinh lần hai bằng dung dịch nặng bromo-
form. Các hạt khoáng vật zircon được chọn lựa
dưới kính hiển vi. Do zircon là khoáng vật phổ
biến và chứa hàm lượng U, Pb khá cao so với các
khoáng vật khác nên nó được sử dụng rộng rãi và
hiệu quả trong việc định tuổi kết tinh và tuổi nguội
lạnh dưới mức 750
0
C (Hodges 2003). Hơn nữa
do hệ thống U-Pb có nhiệt độ “đóng” cao nên tuổi
của nó ít khi bị thay đổi trong các quá trình biến
chất sau này, cho phép sử dụng hiệu quả trong
phân tích nguồn gốc vật liệu trầm tích. Các hạt zir-
con được rửa sạch bằng ethanol để loại bỏ tạp
chất và được phân tích bằng phương pháp MC-
ICPMS, sử dụng mẫu chuẩn zircon (Xie và nnk
2008, Wei và nnk. 2009).
Kết quả định tuổi U-Pb được trình bày trên
Hình 7. Các mẫu trầm tích bở rời cho khoảng
tuổi tương đối rộng từ 30-2800 triệu năm thể
hiện sự đa dạng về nguồn gốc vật liệu, trừ sông
Lô chủ yếu gồm các hạt zircon phân bố trong

khoảng tuổi rất hẹp và rất tập trung xung quanh
mức 400 triệu năm. Mặc dù trầm tích ở hạ lưu
sông Đà có tuổi chủ yếu tập trung ở mức 250
triệu năm, liên quan đến chu kỳ tạo núi Indosini
(Lepvrier và nnk., 2004) nhưng vẫn có một số hạt
phân bố trên một khoảng tuổi kết tinh khá rộng.
Các mẫu trầm tích trên sông Hồng lấy ở Lào Cai
và Hà Nội có mô hình phân bố tuổi U-Pb khá
phức tạp cho thấy vật liệu trầm tích được bóc
mòn từ các đá đa nguồn gốc và tương phản lẫn
nhau. Nhìn tổng thể thì các hạt zircon trong các
mẫu này có tuổi kết tinh U-Pb tập trung ở một số
cực trị tại ~700-900, ~250, ~1.800-2.000 và
~2.200-2.500 triệu năm.
4. Một số vấn đề thảo luận và kết luận
Mặc dù các thành tạo trầm tích sâu nhất ở
trung tâm vịnh Bắc Bộ và bể sông Hồng chưa
được xác định rõ ràng nhưng phần lớn các ý kiến
đều thống nhất cho rằng quá trình lắng đọng
trầm tích ở khu vực vịnh Bắc Bộ được bắt đầu từ
Eoxen-Oligoxen với phần lớn lượng trầm tích
lắng đọng được bóc mòn từ khu vực Đông Nam
Tây Tạng và miền Bắc Việt Nam mặc dù trầm
tích lắng đọng trong giai đoạn đầu chủ yếu là từ
nguồn địa phương (khi mà hệ thống sông Hồng
chưa phát triển). Hai hệ thống đứt gãy ngang
thuận (transtesional faults) ở sườn phía Đông
Bắc và Tây Nam bể sông Hồng, đặc biệt là đứt
gãy sông Hồng và đứt gãy No. 1 đóng vai trò
khống chế và định hình cấu trúc địa chất trong

các thành tạo Kainozoi cho khu vực nghiên cứu.
Sự bất đồng nhất về cự li dịch chuyển của các
thành tạo trầm tích dọc theo các đứt gẫy (giảm
dần lên phía trên) cho thấy các đứt gãy này tái
hoạt động trong nhiều pha. Quá trình tách giãn
và sụt võng xảy ra mạnh mẽ trong Eoxen-
Oligoxen trước khi quá trình sụt lún giảm dần do
quá trình co rút nhiệt hậu tách giãn (thermal con-
traction). Sự uốn nếp mạnh mẽ đi kèm với các
hoạt động trượt chờm và các bề mặt bất chỉnh
hợp quan sát được trên một số mặt cắt ở phía
Bắc vịnh Bắc Bộ cho thấy khu vực nghiên cứu đã
trải qua ít nhất hai pha nghịch đảo kiến tạo,
chuyển từ chế độ căng giãn sang chế độ ép nén
khu vực. Pha nghịch đảo thứ nhất (~34-35 triệu
năm) mang tính cục bộ, chỉ quan sát được ở
phần phía bắc khu vực nghiên cứu và có thể
được gây ra bởi giai đoạn trượt sớm của đới đứt
gãy Sông Hồng trong khi pha nghịch đảo thứ hai
xảy ra trong Mioxen trung (~15,5 triệu năm)
mang tính khu vực và được liên kết với bất chỉnh
hợp khu vực trên toàn biển Đông (Hazebroek &
Tan 1993; Hutchison 1996; Mathews và nnk
1997). Pha nghịch đảo trong Mioxen giữa được
liên hệ với sự ngưng nghỉ của đới đứt gãy sông
Hồng và quá trình ngừng tách giãn biển Đông.
Sự chuyển tiếp từ chế độ tách giãn sang ép nén
và nghịch đảo đóng vai trò quan trọng trong việc
tái phân bố lại các vật liệu trầm tích hạt mịn trong
đới quá bão hòa áp suất để tạo nên các cấu trúc

vòm bột/sét (shale diapir) ở trung tâm của vùng
nghiên cứu (Hình 3). Tuy vậy các cấu trúc vòm
này còn xuyên cắt cả vào các thành tạo sau giai
đoạn nghịch đảo Mioxen giữa. Điều này cho thấy
rằng các cấu trúc vòm ép nén trước đây lại tiếp
tục phát triển xuyên lên các thành tạo trẻ hơn do
áp lực thủy tĩnh của các lớp trầm tích bên trên đè
lên (Clift & Sun 2006). Mặc dù các tài liệu trước
đây ghi nhận sự tồn tại của các cấu trúc vòm
kiểu như thế này nhưng hình thái và đặc điểm
phản xạ địa chấn hai bên sườn không thể hiện
kiểu cấu trúc vòm đặc trưng (các bề mặt phản
xạ không bị uốn cong tại nơi tiếp xúc). Vì vậy có
khả năng tồn tại đứt gãy trượt bằng ẩn (bị các
BẢN GỐC:Dien VN SO 24.qxd 11/25/2009 3:58 PM Page 11
dÇu khÝ - Sè 8/2009
12
thành tạo trẻ hơn che phủ ở bên trên) tạo nên
cấu trúc hình tam giác. Sự dịch chuyển địa
tầng ở hai bên cánh của đứt gãy đã làm cho
các lớp trầm tích bị xáo trộn và mất đi tính
phân lớp ban đầu như đã được thể hiện trên
mặt cắt địa chấn (Hình 3). Do mật độ của các
tuyến địa chấn còn thưa nên chưa có đầy đủ
bằng chứng thuyết phục để kết luận về sự tồn
tại các đứt gãy trượt bằng ẩn này vì vậy sẽ
không đề cập trong khuôn khổ nghiên cứu này.
Các hoạt động sụt võng tại khu vực nghiên
cứu sau Mioxen giữa xảy ra từ từ và giảm dần
cường độ về phía Bắc dẫn đến phần lớn vật

liệu trầm tích do hệ thống sông Hồng vận
chuyển ra được tiếp tục vận chuyển xuống
phía Đông Nam. Mặc dù không có nhiều giếng
khoan khống chế thành phần thạch học trầm
tích, đặc biệt ở độ sâu lớn nhưng thông qua
các đặt điểm về biên độ và tần số phản xạ của
sóng địa chấn cho thấy thành phần chủ yếu là
cát, bột với các lớp sét mỏng được lắng đọng
trong môi trường biển nông và delta. Các khu
vực có dị thường âm mạnh, tần số thấp
thường là các tập hoặc thấu kính cát có tiềm
năng chứa khí nông hoặc các đới quá bão hòa
áp suất và được đặc trưng bởi sự giảm mạnh
tốc độ truyền sóng địa chấn khi đi qua các đới
này. Ngoài ra các trầm tích Kanozoi trong khu
vực nghiên cứu còn thể hiện các tướng trầm
tích turbidite và vận chuyển khối với đặc điểm
địa sóng địa chấn hỗn độn phân bố trên các bề
mặt bào mòn.
Hệ thống sông Hồng đóng vai trò quan
trọng nhất để vận chuyển vật liệu trầm tích được
bóc mòn từ Đông Nam Tây Tạng, Nam Trung
Hoa và miền Bắc Việt Nam ra biển Đông. Kết
quả định tuổi U-Pb là phương pháp hiệu quả
phân tích nguồn gốc vật liệu trầm tích. Mô hình
phân bố tuổi U-Pb của trầm tích sông Hồng ở
Hà Nội và Lào Cai khá giống nhau (Hình 7), tuy
nhiên cực trị tại 400 triệu năm cho mẫu trầm tích
sông Hồng tại Hà Nội lại phù hợp với tuổi của
các hạt Zr thuộc nhánh sông Lô. Điều này cho

thấy nguồn vật liệu sông Lô đóng vai trò đáng kể
trong tổng lượng trầm tích được lắng đọng tại
châu thổ sông Hồng và vịnh Bắc Bộ. Kết luận
này phù hợp với nghiên cứu đồng vị Nd và Sr
trong mẫu trầm tích sông Lô và sông Hồng
trước đây của Clift và nnk. (2008).
Tuổi U-Pb của các mẫu đá gốc (Hình 8) cho
thấy khối Qiangtang (trung tâm Tây Tạng) được
đặc trưng bởi phần lớn các hạt Zr phân bố trong
khoảng tuổi 210 triệu năm, có thể được thành
tạo với giai đoạn muộn của chu kỳ tạo núi
Indosini (Yin & Harrison 2000). Ngược lại, đới
Ailao Shan và dãy núi Con Voi lại đặc trưng bởi
khoảng tuổi rất trẻ 27-33 triệu năm. Khoảng
phân bố tuổi rất trẻ và hẹp trong đới này được
xuất lộ bởi hoạt động của đới đứt gãy sông
Hồng (Gilley và nnk. 2003, Leloup và nnk.
2001). Trong khi đó, Songpan Graze có mô hình
phân bố tuổi phức tạp hơn với tần suất phân bố
tuổi cao nhất ở trong các khoảng 270-290 triệu
năm (chu kỳ tạo núi Indosini), tiếp theo là
khoảng tuổi 440 triệu năm (chu kỳ tạo núi
Caledoni), 1.900 triệu năm (chu kỳ tạo núi
Lulian) và 2.500 triệu năm. Trên cơ sở so sánh
sơ đồ phân bố tuổi của các mẫu trầm tích hiện
đại với các mẫu đá gốc cho thấy Songpan Gaze
có thể là nguồn chính cung cấp vật liệu trầm tích
cho hệ thống sông Hồng trong khi các khối
Qiangtang, Cathaysia không đóng vai trò đáng
kể. Tuy nhiên hệ thống sông Hồng không trực

tiếp chảy qua khu vực Songpan Garze vì vậy có
thể vật liệu từ khu vực này được đổ vào hệ
thống sông Hồng thông qua quá trình tái lắng
đọng/bóc mòn vật liệu trong các bể trầm tích ở
thượng nguồn sông Hồng. Nền Dương Tử có sơ
đồ phân bố tuổi tập trung vào các khoảng hẹp và
tần suất cao tại ~200 triệu năm và ~ 800 triệu
năm (Hình 8). Sự phân bố này phù hợp với các
trầm tích hiện đại của châu thổ sông Hồng và là
nguồn cung cấp vật liệu trầm tích quan trọng
nhất.
Trong nghiên cứu này các tác giả đã sử
dụng tổng hợp nguồn tài liệu địa chấn và tài liệu
định tuổi tuyệt đối để làm sáng tỏ lịch sử tiến hóa
trầm tích Kanozoi ở khu vực vịnh Bắc Bộ và
châu thổ sông Hồng. Các kết quả đã góp phần
làm rõ hơn vai trò các nguồn vật liệu trầm tích và
liên hệ được các quá trình bóc bòn, vận chuyển
và lắng đọng với các hoạt động kiến tạo và biến
đổi cổ địa lý ở khu vực Đông Nam Á.
Lời cảm ơn
Các tác giả xin chân thành cảm ơn Hội
đồng nghiên cứu Môi trường Tự nhiên Liên hiệp
Anh (NERC), trường ĐH Aberdeen,
Petrovietnam, BP, Viện Hàn lâm Khoa học Trung
Quốc và các đồng nghiệp đã cung cấp tài liệu,
kinh phí và thiết bị thí nghiệm để hoàn thành
nghiên cứu này.
th¨m dß - khai th¸c
dÇu khÝ

BẢN GỐC:Dien VN SO 24.qxd 11/25/2009 3:58 PM Page 12
dÇu khÝ - Sè 8/2009
PETROVIETNAM
13
Hình 1. Sơ đồ vị trí địa lý và phân chia các khối địa chất của vùng nghiên cứu trong khu vực Đông Nam Á
Hình 2. Mô hình thí
nghiệm biến dạng
giải thích sự hình
thành biển Đông và
sự đâm trồi của địa
khối Đông Dương
về phía ĐN (mô
phỏng theo
Tapponnier và nnk.
1982): A - Biến
dạng đối xứng khi
hai cạnh bên bị
khống chế; B -
Biến dạng bất đối
xứng khi cạnh bên
trái bị không chế
và cạnh bên phải
để mở; C - Sơ đồ
kiến tạo khu vực
Đông Nam Á tương
tự với sơ đồ biến
dạng
BẢN GỐC:Dien VN SO 24.qxd 11/25/2009 3:58 PM Page 13
dÇu khÝ - Sè 8/2009
14

Hình 3. Mặt cắt địa chấn thể hiện cấu trúc ngang
của bể trầm tích Sông Hồng và vịnh Bắc Bộ.
Các đứt gãy ngang - thuận đóng vai trò
quan trọng trong việc hình thành nên
cấu trúc bồn trũng (Đối chiếu với Hình 1)
Hình 4. Mặt cắt địa chất ở phía Bắc vịnh Bắc Bộ.
Các tập trầm tích bị uốn nếp, trượt chờm
và bào mòn mạnh mẽ thể hiện khu vực này đã
trải qua các giai đoạn nghịch đảo kiến tạo
(đối chiếu với Hình 1)
Hình 5. Các phản xạ địa chấn kiểu "nêm lấn" về phía Đông Nam cho thấy vật liệu trầm tích do sông Hồng
vận chuyển ra biển Đông theo hướng Đông Nam trong kỷ Đệ Tứ
th¨m dß - khai th¸c
dÇu khÝ
BẢN GỐC:Dien VN SO 24.qxd 11/25/2009 3:58 PM Page 14
dÇu khÝ - Sè 8/2009
PETROVIETNAM
15
Hình 6. Một số dấu hiệu địa chấn đặc trưng liên quan đến sự biến đổi thạch học và môi trường trầm tích:
A- Các dòng chảy cổ có hình thái không đối xứng thể hiện quá trình xâm thực ngang xảy ra mạnh mẽ;
B- Các cấu tạo thớ chẻ hình tỏa tia hình thành do lực căng trên nóc của các cấu tạo vòm bột/sét;
C- Trầm tích turbidite và vận chuyển khối đặc trưng bởi các dấu hiệu phản xạ hỗn độn,
hoặc kiểu phủ đáy trên bề mặt bào mòn.
D- Các trầm tích hạt thô đặc trưng bởi biên độ phản xạ mạnh được lấp đầy trong đáy
của các bề mặt bào mòn cổ. Sự tăng đột biến vận tốc truyền sóng địa chấn qua đới hạt thô làm cho
các bề mặt của các tập nằm dưới bị uốn cong lên phía trên (pull-up effect);
E- Biến đổi tần số và biên độ phản xạ địa chấn khi thành phần thạch học và độ sâu chôn vùi thay đổi
BẢN GỐC:Dien VN SO 24.qxd 11/25/2009 3:58 PM Page 15
dÇu khÝ - Sè 8/2009
16

th¨m dß - khai th¸c
dÇu khÝ
Tài liệu tham khảo
1. Acharyya, S.K., 2001. The Role of India-Asia
Collision in the Amalgamation of the Gondwana-
Derived Blocks and Deep-Seated Magmatism dur-
ing the Paleogene at the Himalayan Foreland Basin
and Around the Gongha Syntaxis in the South
China Block. Gondwana Research, 4(1), pp. 61-74.
2. Avouac, J and Tapponnier, P., 1993.
Kinematic model of active deformation in Central
Asia. Geophysical Research Letters, 20(10), pp.
895-898.
3. Bruguier, O., Lancelot, J.R. and Malavieille,
J., 1997. U-Pb dating on single detrital zircon grains
from the Triassic Songpan-Ganze flysch (Central
China). Provenance and tectonic correlations. Earth
and Planetary Science Letters, 152(1-4), pp. 217-
231.
4. Chunq, S , Lee, T , LO, C , Wang, P ,
Chen, C , Yem, N.T., Hoa, T.T. and Genyao, W.,
1997. Intraplate extension prior to continental extru-
sion along the Ailao Shan-Red River shear zone.
Geology, 25(4), pp. 311-314.
5. Clift D. P., Hoang V. L., Hinton R. Ellam M.
R., Hannigan., Mai T. T., Blusztajn J., Nguyen A. D.,
2008. Evolving East Asian river systems recon-
structed by trace element and Pb and Nd isotope
variations in modern and ancient Red River-Song
Hong sediments. 9.

6. Clift, P.D., Blusztajn, J. and Duc, N.A., 2006.
Large-scale drainage capture and surface uplift in
eastern Tibet-SW China before 24 Ma inferred from
sediments of the Hanoi Basin, Vietnam.
Geophysical Research Letters, 33(19),.
7. CLIFT, P.D. and SUN, Z., 2006. The sedi-
mentary and tectonic evolution of the Yinggehai-
Song Hong basin and the Southern Hainan margin,
South China Sea. Implications for Tibetan uplift and
monsoon intensification. Journal of Geophysical
Research B: Solid Earth, 111(6),.
8. Gilley, L.D., Harrison, T.M., Leloup, P.H.,
Ryerson, F.J., Lovera, O.M. and Wang, 2003. Direct
dating of left-lateral deformation along the Red
Hình 7. Biểu đồ tần suất thể hiện sự phân bố tuổi
tuyệt đối U-Pb của các mẫu trầm tích hiện đại
trên hệ thống sông Hồng và các chi lưu chính
Hình 8. Biểu đồ tần suất thể hiện sự phân bố tuổi
tuyệt đối U-Pb của các mẫu đá gốc lấy từ
các khối địa chất khác nhau để đánh giá
tiềm năng nguồn vật liệu trầm tích cung cấp
cho vịnh Bắc Bộ và châu thổ sông Hồng
BẢN GỐC:Dien VN SO 24.qxd 11/25/2009 3:58 PM Page 16
dÇu khÝ - Sè 8/2009
PETROVIETNAM
17
River shear zone, China and Vietnam. Journal of
Geophysical Research B: Solid Earth, 108 (2).
9. Hacker, B.R., Ratschbacher, L., Webb, L.,
Ireland, T., Walker, D. and Shuwen, D., 1998. U/Pb

zircon ages constrain the architecture of the ultra-
high-pressure Qinling-Dabie Orogen, China. Earth
and Planetary Science Letters, 161 (1-4), pp. 215-
230.
10. Hall, R., Van Hattum, M.W.A. and
Spakman, W., 2008. Impact of India-Asia collision
on SE Asia. The record in Borneo. Tectonophysics,
451 (1-4), pp. 366-389.
11. Hazebroek, H.P. and Tan, D.N.K., 1993.
Tertiary tectonic evolution of the NW Sabah conti-
nental margin. Geological Society of Malaysia
Bulletin, 33, pp. 195-210.
12. Leloup, P.H., Arnaud, N., Lacassin, R.,
Kienast, J.R., Harrison, T.M., Phan Trong, T.T.,
Replumaz, A. and Tapponnier, P., 2001. New con-
straints on the structure, thermochronology, and
timing of the Ailao Shan-Red River shear zone, SE
Asia. Journal of Geophysical Research B: Solid
Earth, 106 (B4), pp. 6683-6732.
13. Leloup, P.H., Arnaud, N., Lacassin, R.,
Kienast, J.R., Harrison, T.M., Phan Trong, T.T.,
Replumaz, A. and Tapponnier, P., 2001. New con-
straints on the structure, thermochronology, and
timing of the Ailao Shan-Red River shear zone, SE
Asia. Journal of Geophysical Research B: Solid
Earth, 106 (B4), pp. 6683-6732.
14. Lepvrier, C., Maluski, H., Van Tich, V.,
Leyreloup, A., Thi, P.T. and Van Vuong, N., 2004.
The Early Triassic Indosinian Orogeny in Vietnam
(Truong Son Belt and Kontum Massif); implications

for the geodynamic evolution of Indochina.
Tectonophysics, 394 (1-2), pp. 87-118.
15. Li, W , LI, X and LI, Z , 2005.
Neoproterozoic bimodal magmatism in the
Cathaysia Block of South China and its tectonic sig-
nificance. Precambrian Research, 136 (1), pp. 51-
66.
16. Li, X , 1999. U-Pb zircon ages of granites
from the southern margin of the Yangtze Block:
Timing of Neoproterozoic Jinning. Orogeny in SE
China and implications for Rodinia assembly.
Precambrian Research, 97(1-2), pp. 43-57.
17. Lian-Sheng Zhang and URS SCHÄRER,
1999. Age and origin of magmatism along the
Cenozoic Red River shear belt, China, 134 No. 1,
pp. 67-85.
18. Ling, W., Gao, S., Zhang, B., Li, H., Liu, Y.
and Cheng, J., 2003. Neoproterozoic tectonic evo-
lution of the Northwestern Yangtze craton, South
China. Implications for amalgamation and break-up
of the Rodinia Supercontinent. Precambrian
Research, 122 (1-4), pp. 111-140.
19. Liu, L., Chen, J., JI, J. and Chen, Y., 2004.
Comparison of paleoclimatic change from Zr/Rb
ratios in Chinese loess with marine isotope records
over the 2.6-1.2 Ma BP interval. Geophysical
Research Letters, 31(15),.
20. Mai Thanh Tan, 1995. Seismic stratigraph-
ic studies of the Continental Shelf of Southern
Vietnam, Journal of Petroleum Geology, 18 (3), pp.

345 - 354.
21. Mai Thanh Tan, 2004. Application of
Geophysical methods to study Pliocene-Quaternary
sediments in the Continental Shelf of Vietnam,
Advances in Natural Sciences, 5 (2) pp.201-208
22. Milliman, J.D. and Syvitski, J.P.M., 1992.
Geomorphic/tectonic control of sediment discharge
to the ocean. The importance of small mountainous
rivers. Journal of Geology, 100 (5), pp. 525-544.
23. Morley, C.K., 2002. A tectonic model for the
Tertiary evolution of strike-slip faults and rift basins
in SE Asia. Tectonophysics, 347 (4), pp. 189-215.
24. Roger, F., Arnaud, N., Gilder, S.,
Tapponnier, P., Jolivet, M., Brunel, M., Malavielle, J.,
Xu, Z. and Yang, J., 2003. Geochronological and
geochemical constraints on Mesozoic suturing in
East Central Tibet. Tectonics, 22 (4), pp. 11-1.
25. Scharer, U., Lian-Sheng Zhang and
Tapponnier, P., 1994. Duration of strike-slip move-
ments in large shear zones: The Red River belt,
China. Earth and Planetary Science Letters, 126(4),
pp. 379-397.
26. Scharer, U., Tapponnier, P., Lacassin, R.,
Leloup, P.H., Zhong Dalai and JI Shaocheng, 1990.
Intraplate tectonics in Asia. A precise age for large-
scale Mioxen movement along the Ailao Shan-Red
River shear zone, China. Earth and Planetary
Science Letters, 97 (1-2), pp. 65-77.
27. Scharer, U., Tapponnier, P., Lacassin, R.,
Leloup, P.H., Zhong Dalai and JI Shaocheng, 1990.

Intraplate tectonics in Asia. A precise age for large-
scale Mioxen movement along the Ailao Shan-Red
River shear zone, China. Earth and Planetary
Science Letters, 97 (1-2), pp. 65-77.
28. Schimanki, A., Stattegger K., Grootes P. M.,
2001. Holocene sedimentation on the Vietnamese
Shelf. 14, pp. 182-184.
29. Schimanski, A. and Stattegger, K., 2005.
BẢN GỐC:Dien VN SO 24.qxd 11/25/2009 3:58 PM Page 17
th¨m dß - khai th¸c
dÇu khÝ
dÇu khÝ - Sè 8/2009
18
Deglacial and Holocene evolution of the
Vietnam shelf. Stratigraphy, sediments and
sea-level change. Marine Geology, 214 (4),
pp. 365-387.
30. Tapponnier, P., Lacassin, R., Leloup,
P.H., SCHÄRER, U., Dalai, Z., Haiwei, W.,
Xiaohan, L., Shaocheng, J., Lianshang, Z.
and Jiayou, Z., 1990. The Ailao Shan/Red
River metamorphic belt. Tertiary left-lateral
shear between Indochina and South China.
Nature, 343 (6257), pp. 431-437.
31. Tapponnier, P., Peltzer, G. and
Armijo, R., 1986. On the mechanics of the
collision between India and Asia. Collision
tectonics, , pp. 115-157.
32. Tapponnier, P., Peltzer, G., Le Dain,
A.Y., Armijo, R. and Cobbold, P., 1982.

Propagating extrusion tectonics in Asia. New
insights from simple experiments with plas-
ticine. Geology, 10 (12), pp. 611-616.
33. Tran Nghi and etc , 2005.
Geological sedimentary characteristics of
Pliocence-Quaternary in Eastern Sea and
adjacent. , pp. 23-34.
34. Weislogel, A.L., Graham, S.A.,
Chang, E.Z., Wooden, J.L., Gehrels, G.E.
and Yang, H., 2006. Detrital zircon prove-
nance of the Late Triassic Songpan-Ganzi
complex. Sedimentary record of collision of
the North and South China blocks. Geology,
34 (2), pp. 97-100.
35. Xie, L., Zhang, Y., Zhang, H., Sun, J.
and WU, F., 2008. In situ simultaneous deter-
mination of trace elements, U-Pb and Lu-Hf
isotopes in zircon and baddeleyite. Chinese
Science Bulletin, 53 (10), pp. 1565-1573.
36. Xue, F., Rowley, D.B., Tucker, R.D.
and Peng, Z.X., 1997. U-Pb zircon ages of
granitoid rocks in the North Dabie Complex,
Eastern Dabie Shan, China. Journal of
Geology, 105 (6), pp. 744-753.
37. Zhang, L and Scharer, U., 1999.
Age and origin of magmatism along the
Cenozoic Red River shear belt, China.
Contributions to Mineralogy and Petrology,
134 (1), pp. 67-85.
38. Zheng, J., Griffin, W.L., O’Reilly,

S.Y., Zhang, M., Pearson, N. and Pan, Y.,
2006. Widespread Archean basement
beneath the Yangtze craton. Geology, 34 (6),
pp. 417-420.
BẢN GỐC:Dien VN SO 24.qxd 11/25/2009 3:58 PM Page 18
dÇu khÝ - Sè 8/2009
PETROVIETNAM
19
I. Mở đầu
Bể Cửu Long là một trong những bể lớn và
được đánh giá là bể chứa dầu khí lớn nhất nước ta.
Hiện nay dầu khí ở bể Cửu Long được khai thác
chủ yếu trong 3 đối tượng: Móng nứt nẻ trước
Kainozoi, trầm tích Oligoxen, trầm tích Mioxen. Việc
phát hiện ra dầu thương mại trong trầm tích Mioxen
đã mở ra một hướng nghiên cứu mới, một triển
vọng mới. Tuy nhiên để đánh giá một cách chính
xác tiềm năng thật sự của tầng chứa này, trước hết
phải xác định được đặc điểm thạch học, khoáng vật
của chúng. Bài báo này trình bày các kết quả
nghiên cứu đặc điểm thạch học, khoáng vật tầng
chứa Mioxen ở lô 16-1 trên cơ sở phân tích thạch
học lát mỏng (thin section), nhiễu xạ rơnghen
(XRD) và kính hiển vi điện tử quét (SEM) của các
mẫu cát kết trong các giếng khoan mới gần đây, kết
hợp với các tài liệu địa chất, địa vật lý đã có.
II. Đặc điểm thạch học khoáng vật
1. Thành phần khoáng vật
1.1. Thành phần hạt vụn
Các hạt vụn thạch anh chiếm một tỷ lệ khá lớn

trong đá (từ 19 đến 38%), chúng bao gồm cả hai
loại thạch anh đơn tinh thể và đa tinh thể với tỷ lệ
thay đổi theo từng mẫu, chủ yếu là các hạt đơn tinh
thể, hiếm gặp thạch anh chứa apatit, tourmalin, zir-
con và rutil. Ở cát kết xi măng carbonat thấy một số
mảnh thạch anh bị gặm mòn và thay thế bởi calcit.
Các hạt vụn felspat chiếm hàm lượng lớn thứ
hai sau thạch anh, chủ yếu là felspat kali và một
lượng vừa phải plagioclas. Thành phần felspat kali
gồm chủ yếu là orthoclas và hiếm hơn là microclin.
Hàm lượng felspat biến đổi từ 11 đến 26%, phổ biến
là felspat kali 13 đến 17% và plagioclas là 3 đến
6%. Orthoclas và plagioclas bị biến đổi bởi các quá
trình sét hóa, calcit hoá,… ở các mức độ khác nhau.
Trong đá có tỷ lệ xi măng carbonat cao, một số
mảnh vụn felspat còn bị calcit thay thế từng phần
đến gần như toàn bộ.
Mảnh đá các loại có trong tất cả các đá và
chiếm một tỷ lệ tương đối cao. Các mảnh đá chủ
yếu là mảnh đá granit, mảnh đá vụn núi lửa, ít mảnh
đá biến chất. Mảnh đá granit có hàm lượng 1,2 đến
35%, phổ biến từ 8 đến 12%, mảnh đá vụn núi lửa
chiếm 2 đến 14%, phổ biến 8 đến 12%, các mảnh
đá khác chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, từ 0 đến 2,4%.
Mảnh đá vụn núi lửa chủ yếu là đá magma phun
5lq_kAgqnoKloqo+lq[ocfpm
`Enqn^dgqnOloqDkcV.pq\Qq/#/
LAqN8jq6cpmq
ThS. Trần Văn Nhuận
Viện Dầu khí Việt Nam

TS. Đỗ Văn Nhuận, KS. Nguyễn Thị Cúc
Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội
Tóm tắt
Trên cơ sở các kết quả phân tích thạch học lát mỏng (thin section), nhiễu xạ rơnghen (XRD) và kính
hiển vi điện tử quét (SEM) của các mẫu cát kết trong các giếng khoan mới gần đây, các tác giả đã làm sáng
tỏ đặc điểm thạch học, khoáng vật, nguồn gốc và điều kiện thành tạo của các trầm tích Mioxen ở lô 16-1,
từ đó góp phần làm sáng tỏ đặc tính thấm, chứa của tầng chứa Mioxen ở khu vực phía Tây bể Cửu Long.
BẢN GỐC:Dien VN SO 24.qxd 11/25/2009 3:58 PM Page 19
th¨m dß - khai th¸c
dÇu khÝ
dÇu khÝ - Sè 8/2009
20
trào ryolit, một ít andesit và bazan. Các mảnh đá
biến chất bao gồm chủ yếu là quarzit, microquarzit.
Hàm lượng mica nhìn chung rất ít từ 0 đến 2%
chủ yếu là biotit, thứ yếu là muscovit. Hầu hết mus-
covit sót lại vẫn còn tươi trong khi đó biotit bị chlorit
hoá mạnh mẽ.
Khoáng vật phụ thường gặp là những hạt rất
nhỏ, có mặt ở hầu hết các mẫu bao gồm apatit, zir-
con, rutil, tourmalin, … chúng thường nằm trong
các hạt vụn thạch anh, felspat.
1.2. Thành phần nền
Thành phần nền gắn kết chiếm một tỷ lệ trung
bình, chủ yếu là các khoáng vật sét và một ít vật
chất hữu cơ. Khoáng vật sét chiếm tỷ lệ từ 2 đến
6%, chủ yếu là kaolinit, illit và các loại sét khác. Nền
trong cát kết grauvac felspat có hàm lượng cao.
Các khoáng vật này lấp đầy khoảng trống giữa các
hạt, hoặc chúng có dạng riềm mỏng bao quanh hạt

vụn. Vật chất hữu cơ gặp ở những dạng dải nhỏ,
hoặc các đốm màu đen phân bố không đều với tỷ lệ
từ 0 đến 3%.
1.3. Thành phần xi măng và khoáng vật tại sinh (tự
sinh)
Pyrit: Thường xuất hiện như các đám nhỏ
hoặc các tập hợp dạng hình cầu lấp một phần vài lỗ
rỗng nhỏ giữa các hạt. Các tinh thể pyrit riêng biệt
rất tự hình, có dạng hình lập phương hoặc hình tám
mặt tam giác với kích thước 1mm, hàm lượng trong
các mẫu nhìn chung nhỏ hoặc vắng mặt. Pyrit là
khoáng vật kết tủa sớm nhất trong pha tạo khoáng
vật tại sinh. Do chúng có mặt với hàm lượng nhỏ
nên chúng không ảnh hưởng tới tính chất lỗ hổng
của đá.
Chlorit: Nhìn chung phát triển rất tốt và có mặt
ở hầu hết các mẫu, với tinh thể rất nhỏ từ 1 đến
2mm, các vảy chlorit định hướng tốt trên rìa với mặt
gần vuông góc hoặc vuông góc với bề mặt hạt vụn,
tập hợp các tinh thể chlorit tạo thành các lớp thảm
mỏng phủ lên trên bề mặt hoặc ở gờ các tinh thể
thạch anh tái sinh. Các tập hợp chlorit tại sinh cũng
tạo nên nhiều vi lỗ rỗng. Kết quả là chúng có thể
làm tăng độ bão hoà nước và làm cho hình dạng
các lỗ hổng trở lên phức tạp và làm giảm độ thấm
của đá.
Kaolinit: Các tinh thể kaolinit riêng biệt có dạng
tấm mỏng thường từ nửa tự hình đến tự hình với
kích thước 2 đến 10mm, phổ biến 5 đến 7mm.
Chúng sắp xếp mặt đối mặt tạo thành các tệp dạng

tập sách hoặc kéo dài dạng hình giun (thường kéo
dài 10 đến 30mm). Các tập hợp tinh thể này thường
lấp đầy một phần hoặc toàn bộ lỗ rỗng giữa hạt,
hoặc đính lỏng lẻo rải rác trên thành lỗ rỗng, đôi nơi
phủ lên trên bề mặt hạt vụn. Sự xuất hiện của illit
phủ lên trên bề mặt kaolinit, chứng tỏ kaolinit được
thành tạo trước illit. Với hàm lượng rất nhỏ từ 3 đến
5% nên kaolinit làm giảm độ lỗ hổng không đáng kể.
Calcit: Thường tồn tại dưới dạng các đám nhỏ,
các tinh thể calcit tái kết tinh lấp đầy lỗ hổng giữa
hạt và đôi nơi thay thế một phần felspat. Tuy nhiên,
ở một vài nơi xi măng carbonat hoá sớm cũng xuất
hiện với hàm lượng lớn lấp đầy lỗ rỗng giữa các hạt
làm giảm độ rỗng và độ thấm. Nhìn chung sự phát
triển của xi măng calcit không mạnh. Do vậy, chúng
không ảnh hưởng tới tính chất lỗ hổng của đá.
Illit và illit/smectit: Xuất hiện như các sợi ngắn
phóng ra từ các vảy, tấm sét tha sinh lấp đầy lỗ rỗng
giữa hạt, hoặc phủ tiếp tuyến trên bề mặt hạt vụn.
Vì vậy illit không hoàn toàn là khoáng vật tại sinh,
chúng được hình thành do sự illit hoá các mảnh sét
tha sinh. Khoáng vật hỗn hợp illit/smectit xuất hiện
như các sợi hoặc các dải băng ngắn mỏng phủ trên
các bề mặt hạt vụn hoặc bắc qua các không gian
rỗng. Hàm lượng của illit, illit/smectite có trong mẫu
rất ít nên chúng không ảnh hưởng tới đặc tính lỗ
hổng có trong đá. Phân biệt giữa illit, illit/smectit qua
các hình ảnh SEM dựa trên hình thái và tập tính tinh
thể trong các trường hợp này rất khó. Việc xác định
chính xác sự có mặt của chúng dựa trên phân tích

rơnghen đối với đường sét.
Thạch anh: Sự phát triển của thạch anh trong
các lớp cát kết thường kém do sự có mặt và phát
triển rất mạnh bởi các thảm chlorit, smectit, illit/sme-
ctit, hoặc các vảy sét tha sinh phủ lên bề mặt các
hạt vụn thạch anh. Hàm lượng thạch anh từ 1 đến
3%, nên chúng làm giảm độ hổng không đáng kể và
không gây ảnh hưởng tới đặc tính thấm của đá.
Càng xuống sâu thì thạch anh phát triển càng
mạnh, tạo thành các tinh thể lớn không những lấp
đầy các lỗ hổng mà chúng còn bao bọc các khoáng
vật tại sinh thành tạo trước như các khoáng vật sét.
Vì nguyên nhân này, cùng với độ nén ép trung bình
làm giảm đi kích thước lỗ hổng, đặc biệt là tại họng
lỗ hổng, đồng thời cũng làm giảm độ hổng và tính
chất thấm của đá.
Kết quả phân tích rơnghen cho thấy các mẫu
trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là thạch anh, kế
đến là felspat kali, plagioclas, kaolinit, chlorit, ít hơn
là calcit, pyrit, một vài mẫu có hàm lượng calcit khá
cao (Bảng 1, 2, 3, 4).
Hàm lượng thạch anh trong các mẫu cát kết ở
độ sâu dưới 2.999m lớn hơn so với các mẫu ở độ
sâu trên 2.999m. Còn hàm lượng felspat trong các
BẢN GỐC:Dien VN SO 24.qxd 11/25/2009 3:58 PM Page 20
dÇu khÝ - Sè 8/2009
PETROVIETNAM
21
mẫu ở độ sâu dưới 2.999m nhỏ hơn so với các mẫu
ở độ sâu trên 2.999m. Điều này cho thấy hàm

lượng thạch anh tăng lên khi ở độ sâu dưới 2.999m.
Quá trình hòa tan và thay thế felspat xảy ra mạnh,
khoáng vật sylvin có mặt ở nhiều mẫu với hàm
lượng rất nhỏ, do khoáng vật này có trong thành
phần của dung dịch khoan chúng bị lây nhiễm vào
mẫu trong quá trình khoan.
Kết quả phân tích thành phần khoáng vật sét
(thể hiện ở Bảng 2, Bảng 4), bao gồm chủ yếu là
kaolinit, chlorit, illit, còn smectit và hỗn hợp lớp
illit/smectit có hàm lượng rất nhỏ. Smectit và
illit/smectit có trong đá phiến sét, bột kết và cát kết
giàu sét. Illit và hỗn hợp lớp illit/smectit rất ít khi kết
tủa trong quá trình lắng đọng trầm tích. Khoáng vật
sét smectit có mặt ở hầu hết các mẫu ở độ sâu từ
2.810m trở lên. Còn ở độ sâu dưới 2.810m hầu như
không thấy chúng xuất hiện.
2. Kiến trúc
Kiến trúc của đá trong khu vực nghiên cứu
được thể hiện ở kích thước hạt, độ chọn lọc, độ
mài tròn, kiểu tiếp xúc của các hạt vụn. Kích thước
hạt biến đổi từ hạt mịn đến thô, một số mẫu cát kết
chứa các hạt sỏi, cuội. Nhìn chung độ chọn lọc từ
trung bình đến kém, đôi nơi chọn lọc rất kém. Độ
mài tròn các hạt vụn từ góc cạnh đến nửa góc
cạnh rồi đến tròn cạnh, một số mẫu rất góc cạnh.
Sự tiếp xúc giữa các hạt cũng rất khác nhau, phụ
thuộc vào môi trường trầm tích và mức độ biến đổi
thứ sinh, chủ yếu là tiếp xúc điểm, tiếp xúc đường
thẳng. Ở độ sâu dưới 3.120m các hạt vụn tiếp xúc
chủ yếu kiểu tiếp xúc đường thẳng và một vài nơi

thấy có tiếp xúc lồi lõm. Đối với các mẫu cát kết
grauvac felspat và mẫu cát kết có xi măng là cal-
cit, thì các hạt chỉ tiếp xúc nhau theo kiểu tiếp xúc
điểm, hoặc không tiếp xúc vì các mảnh vụn nằm
trôi nổi trên khoáng vật nền hoặc khảm trong xi
măng calcit.
3. Hệ thống lỗ hổng
Hệ thống lỗ hổng được nghiên cứu bằng hai
phương pháp thạch học lát mỏng và kính hiển vi
điện tử quét. Phần lớn các mẫu cát kết thường
sạch, kích thước từ hạt mịn đến thô, hình dạng hạt
chủ yếu bán góc cạnh đến bán tròn cạnh, có tính
gắn kết yếu, tiếp xúc giữa các hạt chủ yếu là tiếp
xúc điểm, với một lượng nhỏ xi măng và các
khoáng vật tại sinh. Bên cạnh đó, những đá cát
này được thành tạo ở giai đoạn thành đá đến hậu
sinh, nên độ gắn kết trung bình đến yếu, độ nén ép
yếu. Vì vậy độ lỗ hổng tốt đến rất tốt chiếm khoảng
16 đến 24%, với hệ thống lỗ hổng lớn, kích thước
lỗ hổng từ 50 đến 150mm (đối với cát kết hạt mịn
đến rất mịn), 100 đến 250mm (đối với cát kết hạt
trung đến thô). Với những lý do trên kích thước lỗ
hổng lớn và sâu, hơn nữa có nhiều lỗ hổng được
hình thành do quá trình hoà tan các khoáng vật
không vững bền. Do đó, độ lỗ rỗng và độ thấm của
đá thường tốt đến rất tốt, một vài nơi đặc biệt tốt.
Hệ thống lỗ hổng lớn chủ yếu là các lỗ hổng
nguyên sinh giữa các hạt và ít lỗ hổng thứ sinh
thường xuất hiện giữa các hạt không vững bền.
Tuy nhiên, một số mẫu cát kết có tính thấm không

tốt do độ chọn lọc kém hoặc do các lỗ hổng bị lấp
đầy bởi các khoáng vật khác. Ngoài ra cũng có
một số đá cát kết chứa nhiều sét và xi măng calcit.
Do vậy, chúng làm giảm rất nhiều tính thấm hoặc
làm mất hẳn không có khả năng thấm (các độ sâu
2409,5m; 2508,5m; 2574,5m; 2693,96m;
2694,18m; 2712,32m; 2718,15m; 2816,64m và
2827,77m).
Độ hổng nhìn thấy trong cát kết ở độ sâu
2409,50 đến 2904,00m rất tốt với độ lỗ hổng nhìn
thấy được từ 16 đến 22%. Độ hổng nhìn thấy trong
cát kết ở độ sâu dưới 2.999m là trung bình, đôi chỗ
trung bình tốt. Đặc biệt trong tất cả các mẫu cát kết
xi măng khảm và cát kết grauvac felspat độ lỗ hổng
nhìn thấy rất ít, thậm trí còn không thấy.
Cát kết ở độ sâu dưới 3.000m có độ gắn kết và
nén ép trung bình nên độ lỗ hổng nguyên sinh giảm.
Kết quả là độ lỗ hổng của đá ở mức độ trung bình,
nhưng tính chất thấm lại kém do hệ thống lỗ hổng
gồm các lỗ hổng nhỏ tàn dư và các lỗ hổng thứ
sinh. Do đó họng lỗ hổng bị giảm đi do sự nén chặt
và phát triển mạnh của thạch anh.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ thấm
và độ rỗng
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ rỗng và độ
thấm của cát kết. Trong đó thông thường và dễ
nhận biết nhất là ảnh hưởng của môi trường trầm
tích, thành phần khoáng vật, kiến trúc và đặc biệt là
các quá trình biến đổi sau trầm tích (biến đổi thứ
sinh). Một yếu tố ảnh hưởng đến độ rỗng như là hệ

quả, thì nó cũng ảnh hưởng đến độ thấm.
4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ rỗng
Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến độ rỗng bao
gồm môi trường trầm tích, thành phần trầm tích ban
đầu, kiến trúc, quá trình biến đổi sau trầm tích, xi
măng hoá, gradient địa nhiệt và quá trình hoà tan,
Khi trầm tích cát được lắng đọng, nó chịu tác
động vật lý và hoá học của môi trường trầm tích,
ngay cả ở giai đoạn chôn vùi ban đầu. Do đó, đặc
tính lỗ rỗng, thấm nguyên sinh của đá cũng bị ảnh
BẢN GỐC:Dien VN SO 24.qxd 11/25/2009 3:58 PM Page 21

×