-
Những vấn đề mà người đi vay cần biết.
-
Những vấn đề mà người cho vay cần xem xét
để ra quyết định.
* Tín dụng là gì?
Người
cho vay
Quan hệ
Kinh tế
Người
đi vay
- TD là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền
tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cả gốc lẫn
lãi cho người cho vay sau một thời gian nhất định.
* Tín dụng ngân hàng là gì?
•
Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức,
cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam
kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo
nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho
vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao
thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các
nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
* Phân loại tín dụng
•
Căn cứ mục đích cấp tín dụng.
–
Cho vay Kinh doanh bất động sản.
–
Cho vay công nghiệp.
–
Cho vay thương mại, dịch vụ.
–
Cho vay nông nghiệp.
–
Cho vay các định chế tài chính.
–
Cho vay cá nhân.
–
Cho thuê.
•
Căn cứ mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:
–
Tín dụng không có bảo đảm.
–
Tín dụng có bảo đảm.
•
Căn cứ thời hạn cấp tín dụng
–
Tín dụng ngắn hạn (Đến 1 năm).
–
Tín dụng trung hạn ( từ trên 1- 5 năm).
–
Tín dụng dài hạn (trên 5 năm).
•
Căn cứ hình thức cấp tín dụng
–
Tín dụng trực tiếp
–
Tín dụng gián tiếp
•
Căn cứ phương pháp hòan trả
–
Hoàn trả 1 lần (phi trả góp)
–
Hoàn trả nhiều lần (trả góp)
–
Tín dụng tuần hoàn
•
Căn cứ loại hình nghiệp vụ
–
Cho vay
–
Cho thuê
–
Chiết khấu
–
Bảo lãnh
–
Bao thanh toán
* Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho
vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một
khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong
một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc
có hoàn trả cả gốc và lãi.
*
Nguyên tắc vay vốn: Khách hàng vay vốn của
TCTD phải đảm bảo:
1. Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận
trong hợp đồng tín dụng.
2. Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn
đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG
CHO VAY CỦA TCTD
*
Âiãöu kiãûn
vay vốn
1. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi
dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của
pháp luật
2. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
3. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời
hạn cam kết.
4. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư,
phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với
quy định của pháp luật.
5. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo
quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN
Việt Nam.
* Những nhu cầu vốn không được cho vay
1. TCTD không được cho vay các nhu cầu
vốn sau đây:
a) Để mua sắm các tài sản và các chi phí
hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua
bán, chuyển nhượng, chuyển đổi;
b) Để thanh toán các chi phí cho việc thực
hiện các giao dịch mà pháp luật cấm;
c) Để đáp ứng các nhu cầu chính của các
giao dịch mà pháp luật cấm.
2. Việc đảo nợ, các TCTD thực hiện theo quy
định riêng của NHNN Việt Nam.
* Thåìi haûn cho vay
- Là khoảng thời gian được tính từ khi khách
hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả
hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thoả thuận
trong hợp đồng tín dụng giữa TCTD và khách
hàng.
- TCTD và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản
xuất, kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án
đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn
vốn cho vay của TCTD để thoả thuận về thời
hạn cho vay.
* Lãi suất cho vay
1- Mức lãi suất cho vay do TCTD và khách
hàng thoả thuận phù hợp với quy định của
NHNN Việt Nam.
2- Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc
quá hạn do TCTD ấn định vầ thoả thuận với
khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng
không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp
dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết
hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng
* Mức cho vay
1- TCTD căn cứ vào nhu cầu vay vốn và khả
năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng
nguồn vốn của mình để quyết định mức
cho vay.
2- Giới hạn tổng dư nợ cho vay đối với một
khách hàng và nhóm khách hàng có liên
quan thực hiện theo quy định về giới hạn
tín dụng tại Thông tư 13/2010-NHNN .
* Trả nợ gốc và lãi vốn vay
1- TCTD và khách hàng thoả thuận về việc trả
nợ gốc và lãi vốn vay như sau:
a) Các kỳ hạn trả nợ gốc ;
b) Các kỳ hạn trả lãi vốn vay cùng với kỳ
hạn trả nợ gốc hoặc theo kỳ hạn riêng;
c) Đồng tiền trả nợ và việc bảo toàn giá trị
nợ gốc bằng các hình thức thích hợp, phù
hợp với quy định của pháp luật.
* Trả nợ gốc và lãi vốn vay
2- Đối với khoản nợ vay không trả nợ đúng hạn,
được TCTD đánh giá là không có khả năng trả
nợ đúng hạn và không chấp thuận cho cơ cấu lại
thời hạn trả nợ, thì số dư nợ gốc của hợp đồng
tín dụng đó là nợ quá hạn và TCTD thực hiện
các biện pháp để thu hồi nợ; việc phạt chậm trả
đối với nợ quá hạn và nợ lãi vốn vay do hai bên
thoả thuận trên cơ sở quy định của pháp luật.
3- TCTD và khách hàng có thể thoả thuận về điều
kiện, số lãi vốn vay, phí phải trả trong trường
hợp khách hàng trả nợ trước hạn
* Cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Các TCTD tự quyết định việc cơ cấu lại thời
hạn trả nợ, trên cơ sở khả năng tài chính của
mình và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của
khách hàng vay:
a) Khách hàng không có khả năng trả nợ
đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong
phạm vi thời hạn cho vay đã thoả thuận
trong hợp đồng tín dụng và TCTD đánh
giá là có khả năng trả nợ trong các kỳ
hạn tiếp theo, thì TCTD xem xét điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn
vay.
* Cơ cấu lại thời hạn trả nợ
b) Khách hàng không có khả năng trả hết nợ
gốc và/hoặc lãi vốn vay đúng thời hạn cho vay
đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và được
TCTD đánh giá là có khả năng trả nợ trong một
khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho
vay, thì TCTD xem xét cho gia hạn nợ với thời
hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.
Toàn bộ số dư nợ vay gốc của khách hàng có
khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ được phân
loại vào các nhóm nợ thích hợp theo quy định
về phân loại nợ của NHNN Việt Nam.
* Cỏc phng thc cho vay
-
Cho vay tổỡng lỏửn
-
Cho vay theo haỷn mổùc tờn duỷng
-
Cho vay theo haỷn mổùc tờn duỷng dổỷ phoỡng
-
Cho vay theo dổỷ aùn
-
Cho vay traớ goùp
-
Cho vay thọng qua phaùt haỡnh vaỡ sổớ duỷng theớ TD
-
Cho vay theo haỷn mổùc thỏỳu chi
-
Cho vay hồỹp vọỳn
* Giới hạn tín dụng
A. Giới hạn cho vay, bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ
có giá
1. Dư nợ cho vay của TCTD bao gồm dư nợ cho vay
theo hợp đồng tín dụng; số dư nợ TCTD ủy thác
cho TCTD khác cho vay; số dư các khoản TCTD
đã trả thay do thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với
khách hàng.
Tổng dư nợ cho vay của TCTD đối với một khách
hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của
TCTD.
2. Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của TCTD
đối với một khách hàng không được vượt quá 25%
vốn tự có của TCTD, trong đó tổng dư nợ cho vay
đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ
quy định tại Khoản 1.
* Giới hạn tín dụng
A. Giới hạn cho vay, bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ
có giá (tt)
3. Tổng dư nợ cho vay của TCTD đối với một nhóm
khách hàng có liên quan không được vượt quá 50%
vốn tự có của TCTD, trong đó tổng dư nợ cho vay
đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ
quy định tại Khoản 1.
4. Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của TCTD
đối với một nhóm khách hàng có liên quan không
được vượt quá 60% vốn tự có của TCTD, trong đó
tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh đối với một
khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định tại
Khoản 2.
5. TCTD không được cấp tín dụng không có bảo đảm,
cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho các
doanh nghiệp mà TCTD nắm quyền kiểm soát (bằng
Các khoản đầu tư chiếm trên 50% vốn điều lệ hoặc
vốn cổ phần có quyền biểu quyết của một doanh
nghiệp, một TCTD khác) và phải tuân thủ các hạn
chế sau đây:
a) Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của TCTD đối
với một DN mà TCTD nắm quyền kiểm soát không
được vượt quá 10% vốn tự có của TCTD.
b) Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của TCTD
đối với các DN mà TCTD nắm quyền kiểm soát
không được vượt quá 20% vốn tự có của TCTD.
c) TCTD được cấp tín dụng không có bảo đảm cho
công ty trực thuộc là Công ty CTTC với mức tối đa
không được vượt quá 5% vốn tự có của TCTD nhưng
phải đảm bảo các hạn chế quy định tại Điểm a và
Điểm b.
A. Giới hạn cho vay, bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ
có giá
6. TCTD không được cấp tín dụng cho công ty trực
thuộc là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chứng
khoán.
7. TCTD không được cho vay không có bảo đảm để
đầu tư, kinh doanh chứng khoán.
8. Tổng dư nợ cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá
đối với tất cả khách hàng nhằm đầu tư, kinh doanh
chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ của
TCTD.
9. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng
vượt quá giới hạn cho vay quy định thì TCTD, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp tín dụng hợp
vốn theo quy định của Ngân hàng nhà nước.
B. Giới hạn cho thuê tài chính
1. Tổng dư nợ cho thuê tài chính đối với một khách
hàng không được vượt quá 30% vốn tự có của công
ty cho thuê tài chính.
2. Tổng dư nợ cho thuê tài chính đối với một nhóm
khách hàng có liên quan không được vượt quá 50%
vốn tự có của công ty cho thuê tài chính, trong đó
mức cho thuê tài chính đối với một khách hàng
không được vượt quá tỷ lệ quy định tại Khoản 1.
Trường hợp không áp dụng: Các giới hạn quy định
tại Mục A và B không áp dụng đối với phần cho
vay, bảo lãnh thuộc các trường hợp sau đây:
1. Cho vay từ nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của
tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay
là TCTD khác; các khoản vay cho đối với Chính
phủ Việt Nam.
2. Cho vay, bảo lãnh có thời hạn dưới 1 năm đối với
các TCTD khác hoạt động tại Việt Nam.
3. Cho vay, bảo lãnh có bảo đảm toàn bộ bằng trái
phiếu Chính phủ Việt Nam hoặc trái phiếu do
Chính phủ các nước thuộc OECD phát hành.
* Giới hạn tín dụng
Trường hợp không áp dụng (tt):
4. Cho vay, bảo lãnh có bảo đảm toàn bộ bằng tiền
gửi, kể cả tiền gửi tiết kiệm, tiền ký quỹ tại TCTD.
5. Cho vay, bảo lãnh có bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ
có giá do chính TCTD phát hành.
6. Cho vay, cho thuê tài chính đã được Thủ tướng
Chính phủ quyết định cụ thể mức cho vay, cho thuê
tài chính đối với một khách hàng.
7. Cho vay và bảo lãnh đã được Ngân hàng Nhà nước
chấp thuận bằng văn bản.
8. Cho thuê tài chính bằng nguồn vốn ủy thác của
Chính phủ, tổ chức hoặc khách hàng thuê là TCTD
khác, nhưng không phải là TCTD mà công ty cho
thuê tài chính là công ty trực thuộc.
* Giới hạn tín dụng
* ĐẢM BẢO TÍN DỤNG
Đảm bảo tín dụng hay còn gọi là đảm bảo
tiền vay là việc bảo vệ quyền lợi của người
cho vay dựa trên cơ sở thế chấp, cầm cố
tài sản thuộc sở hữu của người đi vay hoặc
bảo lãnh của bên thứ ba.
•
ĐBTD là thiết lập những cơ sở pháp lý để
ngân hàng có thêm nguồn thu nợ thứ hai
ngoài nguồn thu nợ thứ nhất trong trường
hợp nguồn thu nợ thứ nhất không thể trả
được.