Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

20 Mỹ Nhân Đẹp Nhất Trung Hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 23 trang )

20 Mỹ Nhân Đẹp Nhất Trung Hoa Cổ Đại

Nếu người Tàu có Tứ Thánh thì họ cũng
có bốn người đẹp họ gọi là Tứ Đại Mỹ
Nhân để bắc đồng cân. Bốn người con
gái đẹp nhất Trung Hoa này được coi
là có nhan sắc lạc nhạn (chim nhạn sa
xuống đất), trầm ngư (cá phải lặn xâu
dưới nước), bế nguyệt (che lấp cả mặt
trăng), tu hoa (hoa phải xấu hổ).
Tây Thi
Được xem là mỹ nhân đẹp nhất tự cổ chí kim và cũng là một
20 My Nhan Dep Nhat Trung
trong những nữ gián điệp đầu tiên của nhân loại. Cô được Việt
vương Câu Tiễn [thời Xuân Thu chiến quốc] cài vào hàng ngũ
địch, làm điêu đứng Ngô vương Phù Sai trong khi đã có người
yêu là Quan Đại Phu Phạm Lãi nước Việt. Một chuyện tình đẹp!
Điêu Thuyền
Đứng thứ 2 trong danh sách "Những mỹ nhân đẹp nhất lịch sử
TQ" cũng lại là 1 nữ gián điệp. Chỉ vì em này mà cha con [Đổng
Trác - Lữ Bố] đánh nhau đến sứt đầu mẻ trán thì quả có 1 không
2!
Vương Chiêu Quân
Thời Hán Nguyên Đế tại vị, nam bắc giao binh, vùng biên giới
không được yên ổn. Hán Nguyên Đến vì an phủ Hung Nô phía
bắc, tuyển Chiêu Quân kết duyên với thiền vu Hô Hàn Tà để
lưỡng quốc bảo trì hoà hảo vĩnh viễn. Trong một ngày thu cao khí
sảng, Chiêu Quân cáo biệt cố thổ, đăng trình về phương bắc.
Trên đường đi, tiếng ngựa hí chim hót như xé nát tâm can của
nàng; cảm giác bi thương thảm thiết khiến tim nàng thổn thức.
Nàng ngồi trên xe ngựa gảy đàn, tấu lên khúc biệt ly bi tráng.


Nhạn bay về phương nam nghe thấy tiếng đàn, nhìn thấy thiếu
nữ mỹ lệ trên xe ngựa, quên cả vỗ cánh và rơi xuống đất. Từ đó,
Chiêu Quân được gọi là “Lạc Nhạn”.
Dương Quí Phi
Đường Triều Khai Nguyên niên, có một thiếu nữ tên gọi Dương
Ngọc Hoàn được tuyển vào cung. Sau khi vào cung, Ngọc Hoàn
tư niệm cố hương. Ngày kia, nàng đến hoa viên thưởng hoa giải
buồn, nhìn thấy hoa Mẫu Đơn, Nguyệt Quý nở rộ, nghĩ rằng mình
bị nhốt trong cung, uổng phí thanh xuân, lòng không kềm được,
buông lời than thở : “Hoa a, hoa a ! Ngươi mỗi năm mỗi tuổi đều
có lúc nở, còn ta đến khi nào mới có được ngày ấy ?”. Lời chưa
dứt lệ đã tuông rơi, nàng vừa sờ vào hoa, hoa chợt thu mình, lá
xanh cuộn lại. Nào ngờ, nàng sờ phải là loại Hàm Xú Thảo (cây
mắc cỡ). Lúc này, có một cung nga nhìn thấy, người cung nga đó
đi đâu cũng nói cho người khác nghe việc ấy. Từ đó, mọi người
gọi Dương Ngọc Hoàn là “Hoa Nhượng
Ban Chiêu
Em gái của Ban Cố, Ban Siêu. Ban Cố soạn Hán Thư, bộ sử nối
tiếp Sử Ký của Tư Mã Thiên, Hán Thư chưa kịp hoàn thành thì
Ban Cố bị Lạc Dương Lệnh hãm hại mà chết, Ban Chiêu giúp
anh hoàn tất phần “Thiên Văn Chí” trong Hán Thư.
Thái Diễm
Tức Thái Văn Cơ, con gái của quan Nghị Lang Thái Ung thời
Đông Hán.
Trác Văn Quân
Vợ của Tư Mã Tương Như thời Hán!
Tạ Đạo Uẩn
Võ Tắc Thiên
Nữ hoàng Võ Tắc Thiên đại đế (624 – 705), cổ vãng kim lai duy
chỉ có 1 người này. Võ Tắc Thiên là nữ hoàng duy nhất trong lịch

sử Trung Quốc. Cũng có các tiểu nữ hoàng khác từng ngồi trên
bảo tọa của hoàng đế, nhưng các quan điểm hiện nay chỉ xem
Võ Tắc Thiên là nữ hoàng duy nhất, bởi vì bà lên ngôi hoàng đế
bằng chính thực lực của bản thân, không phải là tượng gỗ nghe
theo sự điều khiển của kẻ khác.
Thượng Quan Uyển NHi
Cháu gái Thượng Quan Nghị, hiệu xưng là Cân Quốc Thủ Tướng
đầu tiên. Thời Đường Cao Tông, cháu gái tể tướng Thượng
Quan Nghị là Thượng Quan Uyển Nhi, thông thuộc thi thư, không
những biết ngâm thơ viết văn mà còn hiểu biết chuyện xưa nay,
thông minh mẫn tiệp dị thường. Sau khi Võ Tắc Thiên lên ngôi, là
nữ Tể tướng đầu tiên của lịch sử TQ.
Ban Tiệp Dư
Ban Tiệp Dư là con nhà danh môn, còn trẻ đã học thành tài, thời
Hán Thành Đế được lập làm Tiệp Dư. Chị em Triệu Phi Yến sau
khi đắc sủng, ganh ghét tài năng phẩm hạnh của Ban Tiệp Dư,
Ban Tiệp Dư ngày đêm lo sợ nên xin theo hầu thái hậu ở cung
Trường Tín. Có thể bài “Đoàn Phiến Thi” được sáng tác tại cung
Trường Tín, bài thơ nhỏ này dùng từ thái mới mẻ, tình như ai
oán, biểu hiện thật ủy uyển hàm súc, có một loại khí độ oán mà
không giận.
Chân Hoàng Hậu
Sau khi Tào Phi [con trai Tào Tháo đời Tam Quốc] xưng đế, sủng
hạnh Quách hoàng hậu, Quách hậu cậy đắc sủng nên gièm pha
Chân hoàng hậu, từ đó Chân hoàn hậu thất sủng. Sau khi bị vua
bỏ lơ không nói đến, từ “Đường Thượng Hành” có thể đọc thấy
được lòng tương tư cực chí của một người vợ đối với trượng
phu, một lòng thâm tình vô hối. Sự chờ đợi của Chân hoàng hậu
đáng thương cuối cùng chỉ là một tờ giấy chết của Tào Phi. Thậm
chí sau khi chết, thi thể phải lấy tóc che mặt, lấy trấu lấp miệng,

chịu nỗi khổ vũ nhục và lăng ngược
Hoa Nhị Phu Nhân
Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn từng ngưỡng mộ tài danh của
Hoa Nhị Phu Nhân. Hoa Nhị Phu Nhân là Phí Quý Phi của Hậu
Thục Hậu Chủ - Mạnh Xưởng, xuất thân là 1 ca kỹ ở Thanh
Thành (nay ở phía Đông Nam thành phố Giang Yển). Tương
truyền “Hoa Nhị Phu Nhân Cung Từ” có hơn 100 biến, trong đó
thật ra chỉ có hơn 90 biến. Khi Tống diệt Hậu Thục, chỉ dùng có 1
vạn quân, 14 vạn quân Hậu Thục không chiến mà hàng, Hoa Nhị
Phu Nhân theo Mạnh Xưởng lưu vong về phương bắc, đêm nghỉ
ở Gia Minh dịch trạm, cảm hoài nỗi buồn nước mất nhà tan, đề
lên vách quán bài “Thái Tang Tử”. Nhưng vì quân kỵ thôi thúc nên
bị mất hết một nửa, cứ viết được 1 chữ lại rơi lệ.
Hầu Phu Nhân
Tùy Dạng Đế Dương Quảng tại vị, quảng cáo cao lâu, bắt hàng
ngàn thiên hạ mỹ nữ nhốt vào trong đó, Hầu Phu Nhân chính là 1
trong số hàng ngàn cung nữ đó mà suốt cả cuộc đời cũng chưa
hề gặp được Tùy Dương Đế, cuối cùng tự ải mà chết
Đường Uyển
Nữ sĩ "Đường Uyển", biểu muội [em họ] của Lục Du. Tác phẩm
tiêu biểu : “Thoa Đầu Phụng”
Tiết Đào
Nữ thi nhân thời Đường, người gọi là Nữ Hiệu Thư, từng xướng
họa cùng thi nhân nổi tiếng đương thời Nguyên Trẩn, thực lực
không thua kém. Tác phẩm tiêu biểu : Ngô Đồng Thi (làm khi mới
8 tuổi)
Tiết Đào (770-832), tự Hồng Độ. Cha Tiết Vân là một viên tiểu lại
ở kinh đô, sau loạn An Sử dời đến ở Thành Đô, Tiết Đào sinh vào
năm thứ 3 Đại Lịch thời Đường Đại Tông. Lúc còn nhỏ đã thể
hiện rõ thiên phú hơn người, 8 tuổi đã có thể làm thơ, cha từng ra

đề “Vịnh Ngô Đồng”, ngâm được 2 câu “Đình trừ nhất cổ đồng,
tủng cán nhập vân trung”; Tiết Đào ứng thanh đối ngay : “Chi
nghênh nam bắc điểu, diệp tống vãng lai phong”. Câu đối của
Tiết Đào như dự đoán trước mệnh vận cả đời của nàng. Lúc 14
tuổi, Tiết Vân qua đời, Tiết Đào cùng mẹ là Bùi Thị nương tựa
nhau mà sống. Vì sinh kế, Tiết Đào bằng dung mạo và tài năng
hơn người tinh thi văn, thông âm luật của mình bắt đầu đến các
nơi ăn chơi hoan lạc, rót rượu, phú thi, đàn xướng hầu khách nên
bị gọi là “Thi Kỹ”.
Thời Đường Đức Tông, triều đình mời Trung thư lệnh Vĩ Cao làm
Tiết độ sứ Kiếm Nam, thống lược Tây Nam, Vĩ Cao là một quan
viên nho nhã cũng có tài thơ văn, ông nghe nói về tài năng xuất
chúng của Tiết Đào mà còn là hậu nhân của quan chức triều
đình, liền phá lệ mời nàng dùng thân phận nhạc kỹ đến Soái Phủ
đãi yến phú thi, Tiết Đào trở thành Doanh Kỹ nổi tiếng ở Thành
Đô (Nhạc kỹ chính thường được mời đến các cuộc vui chơi của
võ quan trấn thủ các nơi). Sau 1 năm, Vĩ Cao mến tài Tiết Đào,
chuẩn bị tấu xin triều đình để Tiết Đào đảm nhiệm quan chức
Hiệu Thư Lang, tuy chưa kịp thực hiện nhưng danh hiệu “Nữ
Hiệu Thư” đã không kính mà đến, đồng thời Tiết Đào cũng được
gọi là “Phụ Mi Tài Tử”. Về sau, Vĩ Cao vì trấn thủ biên cương có
công nên được phong làm Nam Khang Quận Vương, rời khỏi
Thành Đô. Lý Đức Dụ tiếp nhiệm Kiếm Nam Tiết Độ Sứ cũng rất
ngưỡng mộ tài năng của Tiết Đào. Trong suốt cuộc đời của Tiết
Đào, Kiếm Nam Tiết Độ Sứ tổng cộng có 11 người thay phiên
đảm nhiệm, người nào cũng vô cùng thanh lãi và kính trọng
nàng, địa vị của nàng đã vượt xa một tuyệt sắc hồng kỹ tầm
thường.
Chu Thục Chân
Nữ từ nhân nổi tiếng thời Đường, hiệu xưng U Thê Cư Sĩ, được

biết là một tài nữ người ở Tiền Đường thời Tống, thi từ đều giỏi,
đương thời chỉ có nàng mới xứng tề danh với Lý Thanh Chiếu.
Tác phẩm tiêu biểu có “Đoạn Trường Tập” và “Đoạn Trường Từ”
được lưu truyền, nổi tiếng nhất là “Điệp Luyến Hoa”.
Chu Thục Chân có cuộc đời khá u sầu. Nguyên nàng có một ý
trung nhân lý tưởng, cũng là người tài hoa mà nàng tự quen biết.
Nhưng phụ mẫu không cho phép nàng kết hôn với ý trung nhân
của mình, mà gả nàng cho 1 thương nhân. Chồng nàng là người
chỉ biết kiếm tiền, đối với thi từ và tranh vẽ của nàng đều không
có hứng thú, vì vậy mà cuộc sống của nàng lúc nào cũng đầy u
sầu và tẻ nhạt
Quách Ái
Liễu Như
Nữ thi nhân nổi tiếng thời Đường, đứng đầu Tần Hoài Bát Diễm
Lý Sư Sư
Ca kỹ được vua Tống Huy Tông sủng ái nhất. Sau loạn 108 anh
hùng Lương Sơn Bạc, nàng từ bỏ mọi thứ bỏ trốn theo Lãng tử
Yến Thanh
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
~
thông tin thêm về tứ đại mỹ nhân Trung Quốc
Nếu người Tàu có Tứ Thánh thì họ cũng có bốn người đẹp họ gọi
là Tứ Đại Mỹ Nhân để bắc đồng cân. Bốn người con gái đẹp nhất
Trung Hoa này được coi là có nhan sắc lạc nhạn (chim nhạn sa
xuống đất), trầm ngư (cá phải lặn xâu dưới nước), bế nguyệt
(che lấp cả mặt trăng), tu hoa (hoa phải xấu hổ).
***
Tứ Đại Mỹ Nhân
Đại mỹ nhân lạc nhạn là Tây Thi. Nàng là một thôn nữ dệt vải ở
Trữ La Sơn thời Chiến Quốc. Việt Vương Câu Tiễn thua vua Ngô

là Phù Sai nên bị bắt làm tù nhân nhục nhã. Khi được tha về,
Câu Tiễn ngày đêm nghĩ kế phục thù. Đại phu Văn Chủng hiến kế
dùng mỹ nhân để mê hoặc vua Ngô. Phạm Lãi được lệnh tuyển
mỹ nữ, chọn Tây Thi rồi huấn luyện nàng và dâng lên Phù Sai.
Vua Ngô say đắm Tây Thi, để ở Cô Tô Đài và phung phí châu
báu, vàng ngọc, lập Quán Khuê Cung, Ngoạn Hoa Trì, Ngô
Vương Tỉnh… để chiều ý nàng. Vì chỉ rượu chè, đàn địch với giai
nhân nên nước suy yếu, Câu Tiễn thừa cơ đánh bại, Phù Sai
phải tự tử. Theo chính sử, sau khi làm tròn phận sự, Tây Thi trở
về Trữ La Thôn nhưng vợ Câu Tiễn sợ chồng sẽ say đắm sắc
đẹp của nàng nên mật sai người đeo đá vào người nàng và ném
xuống sông Tam Giang. Có lẽ cái chết này quá bi thảm nên theo
“Tình sử” thì sau khi đốt phá Cô Tô Đài, Phạm Lãi vì yêu Tây Thi
nên rước nàng xuống thuyền và cả hai chu du Ngũ Hồ cho vẹn
tình chung thủy.
***
Đại mỹ nhân trầm ngư là Chiêu Quân. Nàng tên là Vương
Tường, quê ở Tuy Quỹ, đời nhà Hán. Vua Nguyên Đế muốn có
hình nàng sai thị vệ Mao Diên Thọ thuê người vẽ. Chiêu Quân có
tài tữ vẽ lấy chân dung khiến tên này thù nên trước khi dâng hình
lên vua, chấm thêm chấm đen dưới mắt nàng rồi tâu vua là nàng
có nốt ruồi “thương phu trích lệ” là tướng sát chồng. Vua tránh
nàng vì sợ chết nhưng sau đó một sự tình cờ lại gặp nàng và
không thấy nốt ruồi sát phu. Mao Diên Thọ biết lộ chuyện bèn
trốn qua chúa Hung Nô đem theo cả ảnh Chiêu Quân. Vua rợ Hồ
được ảnh, mê sác đẹp của nàng nên đòi Hán Nguyên Đế phải
nộp nàng, nếu không sẽ cất quân đánh. Biết mình yếu thế, vua
Hán đành dứt tình để Chiêu Quân cống Hồ. Vì việc nước Chiêu
Quân phải ra đi. Khi đến Lạc Nhạn Quan bên sông Hắc Thủy,
nàng không đi nữa và đòi vua Hung Nô phải xây phù kiều cho

nàng đi qua. Khi cầu xây xong nàng làm thơ gửi nhạn mang về
Hán rồi từ trên cầu lao mình xuống sông Hắc Thủy tự tử. Chúa
Hung Nô cảm thương xây mộ nàng ngay biên giới Mông Cổ.
Tương truyền cò vùng này đều màu trắng riêng trên mộ Chiêu
Quân thì màu đỏ, phải chăng hồn nàng kỳ nữ đã tạo thành một
cảnh lạ lùng để tiếng muôn đời.
***
Đại mỹ nhân bế nguyệt là Điêu Thuyền. Nàng sống vào đời Tam
Quốc, gia cảnh tan tành vì loạn Đổng Trác. Nàng được quan Tư
Đồ Vương Doãn nuôi làm con nuôi. Đổng Trác làm Tướng Quốc
hoang dâm tàn bạo, tác yêu tác quái trong triều nhờ có đứa con
nuôi là Lã Bố, sức đánh trăm người. Vương Doãn dùng kế mỹ
nhân lấy Điêu Thuyền làm mồi. Doãn hứa với Lã Bố gả Điêu
Thuyền cho hắn rồi đưa nàng dâng cho Đổng Trác. Lã Bố mất
mồi ngon nên làm phản, đồng mưu với Vương Doãn giết Đổng
Trác để cướp lại Điêu Thuyền, nhờ thế mà cứu được nhà Hán
thêm một thời gian. Thánh Thán viết về Điêu Thuyền như sau:
“Mười tám lộ quân chư hầu không giết nổi Đổng Trác mà một
thiếu nữ đào tơ liễu yếu như Điêu Thuyền lại giết nổi Trác. Ba
anh em Lưu, Quan, Trương hùng liệt không thắng nổi Lã Bố mà
chỉ một nàng Điêu Thuyền lại thằng nổi. Oâi! Lấy chăn chiếu làm
chiến trường, lấy son phấn làm khôi giáp, lấy sóng mắt nụ cười
làm gươm sắc dáo nhọn, lấy mày ngài làm cung nỏ, lấy nước
mắt nũng nịu làm tên đạn, lấy lời ngọt ngào tình tứ làm chiến
lược mưu cơ. Xem như thế thì cái bản lãnh của “Nữ Tướng
Quân” quả là tuyệt cao cường, đáng sợ lắm thay!” Sau khi Hạ Bì
thất thủ, Lã Bố chết, không ai biết Điêu Thuyền ra sao nên Thánh
Thán kết luận: “Con rồng thiêng chỉ ló cái đầu và cái mình mà ẩn
được cái đuôi. Có thế danh tiếng mới khỏi bị tổn thương”.
***

Đại mỹ nhân tu hoa là Ngọc Hoàn. Nàng họ Dương, sinh ở tỉnh
Tứ Xuyên, sống vào đời nhà Đường. Nàng lấy Hoàng Thọ
Vương Lý Dục, con thứ 18 của Đường Huyền Tôn tức Đường
Minh Hoàng. Sau khi Vũ Huệ Phi là người được nhà vua sùng ái
mất, Đường Minh Hoàng buồn rầu thương nhớ cho đến khi được
Thái Giám Cao Lực Sĩ giới thiệu Ngọc Hoàn. Nhà vua hạ chỉ cho
Ngọc Hoàn đến Tập Linh Đài làm sãi, lấy đạo hiệu là Thái Chân.
Sau đó Minh Hoàng triệu vào cung và phong làm quý phi (tức là
lấy tranh vợ của con). Vua say đắm Dương Quý Phi suốt ngày
đêm, yến tiệc đàn ca, bỏ cả việc triều chính, lại phong cho anh họ
nàng là Dương Quốc Trung làm tể tướng. Nhà vua lại tin dùng An
Lộc Sơn là một võ tướng Phiên. Dương Quý Phi nhận An Lộc
Sơn là con nuôi nhưng kỳ thực là người tình được tự do ra vào
cung cấm. Đó là cái gai trước mắt Dương Quốc Trung muốn nhổ
đi. An Lộc Sơn biết được trốn rồi cử binh đánh thẳng vào kinh đô
Trường An. Quân triều đại bại, vua và Dương Quý Phi cùng triều
đình phải bỏ chạy. Đến Mã Ngôi thì tướng sĩ không chịu đi nữa,
nổi lên chống lại và giết chết Dương Quốc Trung. Lòng căm phẫn
chưa tan, quan quân bức Đường Minh Hoàng thắt cổ Dương Quí
Phi cho là vì nàng mà sinh đại loạn. Nhà vua đành cắn răng hy
sinh người đẹp để vừa lòng tướng sĩ khi giai nhân mới vừa tròn
38 xuân xanh.

×