Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Chương 2 Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Chương trình mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.16 KB, 14 trang )

Dạng 1: Xác định tên nguyên tố khi biết thành phần nguyên tố trong hợp chất
Lý thuyết và Phương pháp giải
Cần nhớ một số điểm sau:
- Hóa trị cao nhất với oxi của nguyên tố = STT nhóm A.
- Hóa trị với H( nếu có) = 8 - hóa trị cao nhất với oxi.
- % khối lượng của A trong hợp chất AxBy là: %A= MA*100/M.
- Muốn xác định nguyên tố đó là ngun tố nào cần tìm được M =?.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Ngun tố R có hóa trị cao nhất trong oxit gấp 3 lần hóa trị trong hợp chất với hiđro. Hãy cho
biết hóa trị cao nhất của R trong oxit.
Ví dụ 2. Một nguyên tố tạo hợp chất khí với hidro có cơng thức RH 3.Nguyên tố này chiếm 25,93% về
khối lượng trong oxit bậc cao nhất. Xác định tên nguyên tố.
Ví dụ 3. Oxit cao nhất của một nguyên tố chứa 72,73% oxi, cịn trong hợp chất khí với hidro chứa 75%
ngun tố đó.Viết cơng thức oxit cao nhất và hợp chất khi với hidro.
Ví dụ 4. Oxit cao nhất của nguyên tố R thuộc nhóm VI A có 60% oxi về khối lượng. Hãy xác nguyên tố R
và viết công thức oxit cao nhất.
Ví dụ 5. Oxit cao nhất của nguyên tố R có dạng R 2O5 . Trong hợp chất của R với hiđro ở thể khí có chứa
8,82 % hiđro về khối lượng. Công thức phân tử của hợp chất khí với hiđro là ( C = 12, N= 14, P= 31, S=
32)
A. NH3.

B.H2S.

C. PH3.

D. CH4.

Câu 1. Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức R 2O5. Hợp chất của nó với hidro là một chất
có thành phần không đổi với R chiếm 82,35% và H chiếm 17,65% về khối lượng. Tìm nguyên tố R.
Câu 2. Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức RO 3. Hợp chất của nó với hidro có 5,88% H
về khối lượng. Xác định R.


Câu 3. Một nguyên tố Q tạo hợp chất khí với hiđro có cơng thức QH3. Nguyên tố này chiếm 25,93% theo
khối lượng trong oxit bậc cao nhất. Định tên nguyên tố Q.
Câu 4. Oxit cao nhất của nguyên tố R có dạng R 2O7. Sản phầm khí của R với hidro chứa 2,74% hidro về
khối lượng. Xác định nguyên tử khối của R.


Câu 5. Tỉ số phần trăm của nguyên tố R trong oxit bậc cao nhất với phần trăm của R trong hợp chất khí
với hiđro là 0,6994. R là nguyên tố phi kim ở nhóm lẻ. Xác định R.
Câu 6. Nguyên tử Y có hóa trị cao nhất với oxi gấp 3 lần hóa trị trong hợp chất khí với hidro. Gọi X là
công thức hợp chất oxit cao nhất, Z là cơng thức hợp chất khí với hidro của Y. Tỉ khối hơi của X đối với
Z là 2,353. Xác định nguyên tố Y.
Câu 7. Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố ứng với công thức RH 4. Oxit cao nhất của nó chứa
53,3% oxi theo khối lượng. Xác định tên nguyên tố R.
Câu 8. Nguyên tử của ngun tố C có cấu hình electron lớp ngồi cùng là ns 2np4. Trong hợp chất khí của
X với hidro, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxit cao nhất là:
A.50,00%

B.27,27%

C.60,00%

D.40,00%


Dạng 2: Mối quan hệ giữa cấu hình e và vị trí, cấu tạo
Lý thuyết và Phương pháp giải
Cần nhớ :
- Số thứ tự ô nguyên tố = tổng số e của nguyên tử.
- Số thứ tự chu kì = số lớp e.
- Số thứ tự nhóm:

+ Nếu cấu hình e lớp ngồi cùng có dạng nsanpb (a = 1 → 2 và b = 0 → 6): Nguyên tố thuộc nhóm (a
+ b)A.
+ Nếu cấu hình e kết thúc ở dạng (n - 1)dxnsy(x = 1 → 10; y = 1 → 2): Nguyên tố thuộc nhóm B:
* Nhóm (x + y)B nếu 3 ≤ (x + y) ≤ 7.
* Nhóm VIIIB nếu 8 ≤ (x + y) ≤ 10.
* Nhóm (x + y - 10)B nếu 10 < (x + y).
Ví dụ 1. Xác định vị trí (số thứ tự, chu kỳ, nhóm, phân nhóm) các nguyên tố sau đây trong bảng tuần
hồn, cho biết cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố đó như sau:
1. 1s22s22p63s23p64s2

2. 1s22s22p63s23p63d54s2

Ví dụ 2. Giả sử ngun tố M ở ơ số 19 trong bảng tuần hồn chưa được tìm ra và ơ này vẫn cịn được bỏ
trống. Hãy dự đốn những đặc điểm sau về ngun tố đó:
a. Tính chất đặc trưng.
b. Cơng thức oxit. Oxit đó là oxit axit hay oxit bazơ?
Ví dụ 3. Ion M3+có cấu hình electron lớp ngồi cùng là 3s23p63d5.
a, Xác định vị trí (số thứ tự, chu kỳ, nhóm) của M trong bảng tuần hồn. Cho biết M là kim loại gì?
b, Trong điều kiện khơng có khơng khí, cho M cháy trong khí Cl 2 thu được một chất A và nung hỗn hợp
bột (M và S) được một hợp chất B. Bằng các phản ứng hóa học, hãy nhận biết thành phần và hóa trị của
các ngun tố trong A và B.
Ví dụ 4. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s 2. Số hiệu nguyên tử
của nguyên tố X là
A. 12.

B. 13.

C. 11.

D. 14.



Ví dụ 5. Cho biết tổng số electron trong anion AB 32-là 42. Trong các hạt nhân A và B đều có số proton
bằng số nơtron.
a. Tìm số khối của A và B
b. Cho biết vị trí của A, B trong bảng tuần hồn
Ví dụ 6. Ngun tử R tạo được Cation R+. Cấu hình e của R+ở trạng thái cơ bản là 3p6. Tổng số hạt mang
điện trong R là.
A.18

B.22

C.38

D.19

Ví dụ 7. Một hợp chất có cơng thức XY2 trong đó X chiếm 50% về khối lượng. Trong hạt nhân của X và
Y đều có số proton bằng số notron. Tổng số proton trong phân tử XY2 là 32.
a. Viết cấu hình electron của X và Y.
b. Xác định vị trí của X và Y trong bảng tuần hồn.
a. Gọi số hạt prroton, nơtron, electron của nguyên tử X là P, N, E và của Y là P’, N’, E’.
Ví dụ 8. Cho biết cấu hình electron lớp ngồi cùng của nguyên tử các nguyên tố (thuộc chu kỳ 3) A, M,
X lần lượt là ns 1, ns2np1, ns2np5. Xác định vị trí của A, M, X trong bảng tuần hoàn và cho biết tên của
chúng.
A, M, X thuộc chu kỳ 3 nên n = 3.
Cấu hình electron, vị trí và tên ngun tố:
A: 1s22s22p63s1(ơ số 11, nhóm IA), A là kim loại Na.
M: 1s22s22p63s23p1(ơ số 13, nhóm IIIA), M là kim loại Al.
X: 1s22s22p63s23p5(ơ số 17, nhóm VIIA), X là phi kim Cl.
Câu 1. Cho các nguyên tố có cấu hình electron như sau:

1s22s22p2, 1s22s22p5, 1s22s22p63s23p6, 1s22s22p63s1
a) Xác định số electron hóa trị của từng nguyên tử.
b) Xác định vị trí của chúng (chu kì, nhóm, phân nhóm trong bảng tuần hồn các ngun tố hóa học).
Câu 2. Cho các hạt vi mô X+, Y- , Z2- và Q có cấu hình electron: ls22s22p6. Xác định vị trí các nguyên tố
X, Y, Z và Q trong bảng tuần hồn các ngun tố hóa học.
Câu 3. Một ngun tố ở chu kì 2, nhóm VA trong bảng tuần hồn các nguyên tố hóa học. Hỏi:


a. Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiên electron ở lớp ngoài cùng?
b. Các electron ngoài cùng nằm ở lớp thứ mấy?
c. Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố trên?
Câu 4. Xác định vị trí của nguyên tố có Z = 20 và nguyên tố có Z = 29.
Câu 5. Biết nguyên tố R thuộc chu kì 2 nhóm VA của bảng tuần hồn. Hãy viết cấu hình electron của
nguyên tử R.
Câu 6. Một nguyên tố có cấu hình electron ngun tử như sau:
1s22s22p4; 1s22s22p3;
1s22s22p63s23p1; 1s22s22p63s23p5.
a) Hãy xác định số electron hóa trị của từng nguyên tố.
b) Hãy xác định vị trí của chúng (chu kì, nhóm) trong bảng tuần hồn các ngun tố hóa học.
Câu 7. Nguyên tử X, anion Y-, cation Z- đều có cấu hình electron ở lớp ngồi cùng là 4s 24p6. Cho biết vị
trí (chu kì, nhóm) và tính chất (phi kim hay kim loại) của X, Y, Z trong bảng hệ thống tuần hồn.
Câu 8. Cation (ion dương) X+ có cấu hình electron ở phân lớp ngồi cùng là 2p6.
a) Viết cấu hình electron và sự phân bố electron theo obitan của nguyên tố X.
b) Cho biết vị trí của X.


Dạng 3: Bài tập về sự biến thiên tính chất của các ngun tố hóa học
A. Phương pháp & Ví dụ
Dựa vào quy luật biến thiên tính chất theo chu kì và theo nhóm.
- Trong chu kì: Theo chiều tăng của diện tích hạt nhân (tức Z tăng): tính kim loại giảm, phi kim tăng, tính

bazơ giảm, axit tăng.
- Trong nhóm A: Theo chiều Z tăng: Tính kim loại tăng, phi kim giảm, tinh bazơ tăng, tính axit giảm.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Dãy các nguyên tố nào dưới đây được sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại?
A. Li, Be, Na, K.
C. Mg, K, Rb, Cs.

B. Al, Na, K, Ca.
D. Mg, Na, Rb, Sr.

Ví dụ 2. Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 4, 12, 20. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Các nguyên tố này đều là các kim loại mạnh nhất trong chu kì.
B. Các nguyên tố này khơng cùng thuộc 1 chu kì.
C. Thứ tự tăng dần tính bazo là: X(OH)2, Y(OH) 2, Z(OH) 2
D. Thứ tự tăng dần độ âm điện là: Z < Y < X
Ví dụ 3. Cho các phát biểu sau:
(I) F là phi kim mạnh nhất.
(II) Li là KL có độ âm điện lớn nhất
(III) He là nguyên tử có bán kính nhỏ nhất.
(IV) Be là KL yếu nhất trong nhóm IIA.
Số các phát biểu đúng là?
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Ví dụ 4. Cho 3 nguyên tố X, Y, Z lần lượt ở vị trí 11, 12, 19 của bảng tuần hoàn. Hidroxit của X, Y, Z

tương ứng là X’, Y’, Z’. Thứ tự tăng dần tính bazo là:
A. X’ < Y’ < Z’

C. Z’ < Y’< X’


B. Y’ < X’ < Z’

D. Z’ < X’ < Y’.

Câu 1. Tính kim loại tăng dần trong dãy :
A. Ca, K, Al, Mg

B. Al, Mg, Ca, K

C. K, Mg, Al, Ca

D. Al, Mg, K, Ca

Câu 2. Tính phi kim giảm dần trong dãy :
A. C, O, Si, N
B. Si, C, O, N
C. O, N, C, Si
D. C, Si, N, O
Câu 3. Tính bazơ tăng dần trong dãy :
A. Al(OH)3 ; Ba(OH)2; Mg(OH)2
B. Ba(OH)2; Mg(OH)2; Al(OH)3
C. Mg(OH)2; Ba(OH)2; Al(OH)3
D. Al(OH)3; Mg(OH)2; Ba(OH)2
Câu 4. Tính axit tăng dần trong dãy :

A. H3PO4; H2SO4; H3AsO4

B. H2SO4; H3AsO4; H3PO4

C. H3PO4; H3AsO4; H2SO4

D. H3AsO4; H3PO4 ;H2SO4

Câu 5. Bán kính nguyên tử các nguyên tố : Na, Li, Be, B. Xếp theo chiều tăng dần là:
A. B < Be < Li < Na

B. Na < Li < Be < B

C. Li < Be < B < Na

D. Be < Li < Na < B

Câu 6. Độ âm điện của các nguyên tố : Na, Mg, Al, Si. Xếp theo chiều tăng dần là:
A. Na < Mg < Al < Si

B. Si < Al < Mg < Na

C. Si < Mg < Al < Na

D. Al < Na < Si < Mg

Câu 7. Các nguyên tố C, Si, Na, Mg được xếp theo thứ tự năng lượng ion hoá thứ nhất giảm dần là :


A. C, Mg, Si, Na


B. Si, C, Na, Mg

C. Si, C, Mg, Na

D. C, Si, Mg, Na

Câu 8. Hãy so sánh tính bazơ của các cặp chất sau và giải thích ngắn gọm
a) Magie hiđroxit và canxi hiđroxit.
b) Natri hiđroxit và magie hiđroxit.
Câu 9.
Hãy so sánh tính chất axit của các chất trong mỗi cặp sau và giải thích: Axit cacbonic và axit silicic; axit
photphoric và axit sunfuric; axit silisic và axit sunfuric.
Câu 10.
Cho các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt 9, 16,17:
a) Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hồn.
b) Xếp các ngun tố đó theo thứ tự tính phi kim tăng dần,


Dạng 4: Xác định nguyên tố thuộc 2 nhóm A liên tiếp trong Bảng HTTH
A. Phương pháp & Ví dụ
Cần nhớ:
- Tổng số hiệu nguyên tử 4 < ZT < 32 thì A, B sẽ thuộc các chu kỳ nhỏ hay ZA - ZB = 8.
- Nếu ZT > 32 thì ta phải xét cả 3 trường hợp:
+ A là H.
+ A và B cách nhau 8 đơn vị.
+ A và B cách nhau 18 đơn vị.
Do hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm nên tính chất tương tự nhau, vì vậy với những bài tốn liên quan
đến hỗn hợp phản ứng ta thay hỗn hợp bằng một công thức chung, sau đó tìm M− rồi chọn hau ngun tố
thuộc hau chu kì của cùng nhóm sao cho:

MA < M− < MB (MA < MB)
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: A và B là hai nguyên tố ở cùng một nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn.
Tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của A và B bằng 32. Hãy viết cấu hình electron của A, B và
của các ion mà A và B có thể tạo thành.
Ví dụ 2. Cho 8,8 gam một hỗn hợp hai kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp nhau và thuộc nhóm IIIA, tác
dụng với HCl dư thì thu được 6,72 lít khí hidro (đktc). Dựa vào bảng tuần hoàn cho biết tên hai kim loại
đó.
Ví dụ 3: Hịa tan 20,2 gam hỗn hợp hai kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm IA trong bảng
tuần hồn tác dụng với nước thu được 6,72 lít khí (đktc) và dung dịch A. Xác định tên và khối lượng hai
kim loại.
Câu 1. Hòa tan 5,6 gam hỗn hợp hai kim loại X và Y thuộc nhóm IA vào 174,7 gam nước thu được 180
gam dung dịch A. Xác định tên kim loại X và Y. Biết chúng ở hai chu kì liên tiếp.
Câu 2. Biết rằng X, Y là hai nguyên tố thuộc cùng một phân nhóm chính ở hai chu kì liên tiếp trong bảng
tuần hồn các ngun tố, có tổng số proton trong hai hạt nhân là 32. Hãy viết cấu hình electron của
nguyên tử X và Y.
Câu 3. Hỗn hợp A gồm 2 kim loại X, Y thuộc hai chu kì liên tiếp ở phân nhóm IIA. Cho 2,64 gam A tác
dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 2,016 khí (đktc). Xác định X, Y.


Câu 4. Hịa tan hồn tồn 6,645 gam hỗn hợp muối clorua của hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì kế tiếp
nhau vào nước được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X tác dụng hoàn toàn với dung dịch
AgNO3 (dư), thu được 18,655 gam kết tủa. Tìm 2 kim loại kiềm.
Câu 5. A, B là 2 kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm IIA. Cho 4,4 gam một hỗn hợp gồm A và
B tác dụng với HCl 1M (dư) thu được 3,36 lít khí (đktc).
a) Viết các phương trình phản ứng và xác định tên hai kim loại trên.
b) Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng, biết rằng HCl dùng dư 25% so với lượng cần thiết.
Câu 6. Cho 10,2 gam hỗn hợp hai kim loại thuộc nhóm IA và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hồn,
tác dụng với H2O dư thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Xác định tên của hai kim loại đem dùng.
Câu 7. Cho 6,6 gam một hỗn hợp hai kim loại thuộc nhóm IIA và thuộc hai chu kì liên tiếp nhau tác dụng

với dung dịch HCl dư thu được 5,04 lít khí H2 (đktc). Hãy xác định hai kim loại trên.
Câu 8. X và Y là hai nguyền tố thuộc hai chu kì liên tiếp nhau và cùng thuộc một nhóm A, trong đó X có
điện tích hạt nhân nhỏ hơn Y. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 22. Xác định hai
nguyên tố X, Y.


Dạng 5: Xác định 2 nguyên tố thuộc 2 nhóm A liên tiếp
A. Phương pháp & Ví dụ
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì, có tổng số điện tích hạt nhân
bằng 25.
a) Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử X, Y.
b) Xác định vị trí của X, Y trong bảng tuần hồn.
c) Viết cơng thức hợp chất oxit cao nhất của X và Y.
Ví dụ 2. Hai nguyên tố A và B ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hồn, B thuộc nhóm VA, ở trạng
thái đơn chất A, B không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của A và B là 23.
Viết cấu hình electron nguyên tử của A, B.
Câu 1. Hai nguyên tố A và B ở hai phân nhóm chính liên tiếp trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hốa
học. Tống số hiệu nguyên tử của A và B là 31. Xác định số hiệu nguyên tử, viết cấu hình electron của các
nguyên tử của A và B. Nêu tính chất đặc trưng của mỗi nguyên tố. Viết cấu hình electron của các ion tạo
thành
Câu 2. Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng tuần hồn có tổng số đơn
vị điện tích hạt nhân là 25.Viết cấu hình electron để xác định hai nguyên tố A và B thuộc chu kì nào,
nhóm nào.
Câu 3. X, Y, Z là ba kim loại liên tiếp nhau trong một chu kì. Tổng số khối của chúng là 74. Xác định X,
Y, Z.
Câu 4. Phân tử X2Y có tổng số proton là 23. Biết X, Y ở hai nhóm (A) liên tiếp trong cùng một chu kì.
Dựa vào cấu hình electron các ngun tử X, Y. Tìm cơng thức phân tử và gọi tên hợp chất X 2Y.
Câu 5. X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn, ở trạng thái đơn
chất X và Y phản ứng được với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23. Biết

rằng X đứng sau Y trong bảng tuần hoàn. Xác định tên nguyên tố X.


Dạng 6: Xác định nguyên tố thông qua nguyên tử khối
A. Phương pháp & Ví dụ
Lý thuyết và Phương pháp giải
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Cho 10 gam kim loại A (thuộc nhóm IIA) tác dụng với nước, thu được 6,11 lit khí hiđro (đo ở
25oC và 1 atm).
a. Hãy xác định tên của kim loại M đã dùng.
b. Cho 4 gam kim loại A vào cốc đựng 2,5lit dung dịch HCl 0,06M thu được dung dịch B.
Ví dụ 2. Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với cơng thức RO 3. Hợp chất của nó với hidro có 5,88% H
về khối lượng. Xác định R.
Ví dụ 3: Ngun tử của ngun tố C có cấu hình electron lớp ngồi cùng là ns 2np4. Trong hợp chất khí
của X với hidro, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxit cao nhất
là:
A.50,00%

B.27,27%

C.60,00%

D.40,00%

Câu 1: Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với cơng thức R 2O5. Hợp chất của nó với hidro là một chất
có thành phần khơng đổi với R chiếm 82,35% và H chiếm 17,65% về khối lượng. Tìm nguyên tố R.
Câu 2: Oxit cao nhất của nguyên tố R có dạng R2O7. Sản phầm khí của R với hidro chứa 2,74% hidro về
khối lượng. Xác định nguyên tử khối của R.
Câu 3: Cho 3 gam hỗn hợp gồm kim loại Na và một kim loại kiềm X tác dụng hết với nước thu được
dung dịch A. Để trung hòa dung dịch A phải dùng dung dịch chưa 200ml dung dịch HCl 1M.

a. Xác định kim loại kiềm X.
b. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Câu 4: Nguyên tử Y có hóa trị cao nhất với oxi gấp 3 lần hóa trị trong hợp chất khí với hidro. Gọi X là
công thức hợp chất oxit cao nhất, Z là cơng thức hợp chất khí với hidro của Y. Tỉ khối hơi của X đối với
Z là 2,353. Xác định nguyên tố Y.
Câu 5: Muối X được tạo thành bởi một kim loại hóa trị 2 và phi kim hóa trị 1. Hịa tan 4,44 gam A vào
H2O rồi chia làm hai phần bằng nhau:
- Cho phần 1 tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 5,74g kết tủa.


- Cho phần 2 tác dụng với dung dịch Na2CO3 dư thu được 2g kết tủa.
Tìm cơng thức muối X
Câu 6: M là kim loại thuộc nhóm IIA. Hịa tan hết 10,8 gam hỗn hợp kim loại muối cacbonat của nó
trong dung dịch HCl, thu được 4,48 lít hỗn hợp khí A (đktc). Tỷ khối của A so với khí hidro là 11,5.
1. Tìm kim loại M
2. Tính % thể tích các khí trong A.
Câu 7: Có 5,56 gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M (hóa trị n). Chia A làm hai phần bằng nhau:
Phần 1: Hòa tan hết trong dung dịch HCl được 1,568 lit khí H2.
Phần 2: Hòa tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 2,016 lit khí SO2.
Viết các phương trình phản ứng và xác định tên kim loại M. Các khí đo ở đktc.
Câu 8: Hịa tan hết a gam oxit kim loại M (thuộc nhóm IIA) bằng một lượng vừa đủ dung dịch
H2SO4 17,5% thu được dung dịch muối có nồng độ 20%.Xác định cơng thức oxit kim loại M.


Tổng hợp: Xác định tên nguyên tố dựa vào đặc điểm chu kì, nhóm
Lý thuyết và Phương pháp giải
Cần nhớ:
- Tổng số hiệu nguyên tử 4 < ZT < 32 thì A, B sẽ thuộc các chu kỳ nhỏ hay ZA - ZB = 8.
- Nếu ZT > 32 thì ta phải xét cả 3 trường hợp:
+ A là H.

+ A và B cách nhau 8 đơn vị.
+ A và B cách nhau 18 đơn vị.
Do hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm nên tính chất tương tự nhau, vì vậy với những bài toán liên quan
đến hỗn hợp phản ứng ta thay hỗn hợp bằng một công thức chung, sau đó tìm M− rồi chọn hau ngun tố
thuộc hau chu kì của cùng nhóm sao cho:
MA < M− < MB (MA < MB)
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: A và B là hai nguyên tố ở cùng một nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn.
Tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của A và B bằng 32. Hãy viết cấu hình electron của A, B và
của các ion mà A và B có thể tạo thành.
Ví dụ 2. Cho 8,8 gam một hỗn hợp hai kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp nhau và thuộc nhóm IIIA, tác
dụng với HCl dư thì thu được 6,72 lít khí hidro (đktc). Dựa vào bảng tuần hồn cho biết tên hai kim loại
đó.
Ví dụ 3: Hòa tan 20,2 gam hỗn hợp hai kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm IA trong bảng
tuần hoàn tác dụng với nước thu được 6,72 lít khí (đktc) và dung dịch A. Xác định tên và khối lượng hai
kim loại.



×