Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

CHƯƠNG 2 BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.31 KB, 4 trang )

CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
CHỦ ĐỀ 1: VỊ TRÍ NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG HTTH
Từ cấu hình electron suy ra vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn
1. Ô nguyên tố: Mỗi nguyên tố hóa học chiếm một ô trong bảng tuần hoàn gọi là
ô nguyên tố
Số thứ tự ô nguyên tố = ........................................................

2. Chu kỳ: Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e,
được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
Bảng tuần hoàn hiện có 7 chu kì được đánh số từ 1 đến 7
Số thứ tự chu kỳ = ........................................................ ( Chu kỳ ghi bằng số ).
- Chu kỳ nhỏ:......................................
- Chu kỳ lớn: .........................................
- Chu kỳ 7 chưa hoàn thành
3. Nhóm Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình e
tương tự nhau do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành 1 cột
Có 2 loại nhóm nguyên tố là nhóm A và nhóm B
( Nhóm ghi bằng chữ số La Mã)
+ Nhóm A gồm các nguyên tố ..... và nguyên tố ......
Số thứ tự nhóm A = ............................................................................
+ Nhóm B gồm các nguyên tố ..... và nguyên tố ......
Số thứ tự nhóm B = ............................................................................
(n – 1)da nsb → electron hóa trị là a + b
a+b
≤7
8,9,10
11
12
Nhóm B



Câu 1 Cho các nguyên tố sau: N (Z = 7); Al (Z = 13);Ar (Z = 18); V (Z =23)
a. Viết cấu hình electron của chúng?
b. Xác định vị trí mỗi nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn và nêu tính chất hóa
học đặc trưng của nguyên tố.
Câu 2 Một nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn.
a.Nguyên tử X có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?
b.Các electron lớp ngoài cùng ở những phân lớp nào?
c.Viết số electron của từng lớp?
d.Cho biết số đơn vị điện tích hạt nhân của X?
Câu 3 Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có đặc điểm sau:
a. Nguyên tố R thuộc chu kỳ 3 và ở nhóm IA.
b. Nguyên tố Z thuộc chu kỳ 4 và ở nhóm VIB.
c. Nguyên tố T thuộc chu kì 4, nhóm VIIA.
d. Nguyên tố Q thuộc chu kì 1, nhóm VIIIA.
Câu 4 Xác định vị trí (ô, chu kỳ, nhóm) của các nguyên tố, biết:
a. Phân mức năng lượng cao nhất của nguyên tử X là 4s2.
b. Phân lớp electron ngoài cùng của nguyên tử Y là 2p6 .
Câu 5Tổng số hạt của nguyên tử nguyên tố X là 46 hạt. Trong đó, số hạt mang
điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Viết ký hiệu nguyên tử X, cấu hình
electron và vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn.


Nhà bác học Mendeleev
Nhà bác học Mendeleev, tên đầy đủ là Dmitri Ivanovich Mendeleev, sinh năm
1834 tại làng Verhnie Aremzyani nước Nga. Mendeleev được cho là con út trong
gia đình đông anh em, có cha là hiệu trưởng trường Trung học cấp 3. Khi 13 tuổi,
sau khi cha ông qua đời và nhà máy của mẹ bị phá huỷ bởi hoả hoạn, Mendeleev
theo học trung học tại Tobolsk và học môn Khoa học Tự nhiên và Toán tại trường
Ðại học Khoa học.


Năm 32 tuổi ông được bổ nhiệm làm Giáo sư Hóa học tại trường StPétersbourg. Tháng 4/1859, sau khi học xong Hóa học Hữu cơ, ông về lại
Heidelberg (Ðức) để thong thả nghiên cứu. Năm 1869 ông thiết lập Bảng phân
loại những nguyên tố dựa trên khối lượng nguyên tử và tính tuần hoàn về tính
chất vật lý và hoá học của chúng, gọi là Bảng phân loại tuần hoàn các Nguyên tố.
"Nguyên lý hóa học" của Mendeleev đã được đánh giá rất cao, trở thành bộ sách
giáo khoa kinh điển được thế giới công nhận.
Năm 1907, Mendeleev mất ở tuổi 72 tại Saint Petersburg vì bệnh cúm. Miệng
núi lửa Mendeleev trên Mặt trăng, nguyên tố số 101, chất phóng xạ mendelevium
được đặt theo tên ông.




×