Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Ðề án bảo vệ môi trường đơn giản Nhà máy xay xát Nguyễn Đức Minh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.95 KB, 11 trang )

Ðề án bảo vệ môi trường đơn
giản Nhà máy xay xát
Nguyễn Đức Minh
Ðề án bảo vệ môi trường đơn giản “Nhà máy xay xát Nguyễn Đức Minh”
MỞ ĐẦU
Ninh Thuận là tỉnh có nền kinh tế phát triển chậm. Các ngành nghề đều có
nhưng chủ yếu vẫn là ngành nông nghiệp. Đặc biệt là ngành trồng trọt lúa nước.
Vì vậy việc hình thành các cơ sở dịch vụ xay xát là cần thiết.
Cơ sở kinh doanh Xay Xát Lương Thực Nguyễn Đức Minh đã được cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể số: 43E8001007
ngày 26/07/2001 do Ủy ban nhân dân thị xã Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh
Thuận cấp.
Do chưa nắm rõ luật và các quy định về bảo vệ môi trường nên hiện nay cơ
sở chưa có các giấy tờ xác nhận về bảo vệ môi trường.
Thi hành nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường, cơ sở tiến hành lập đề án
bảo vệ môi trường đơn giản thuộc phụ lục 19b trong Thông tư số 01/2012/TT-
BTNMT ngày 16/3/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về lập, thẩm định,
phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết;
lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản nhằm đánh giá các tác động
đến môi trường do cơ sở gây ra và đề xuất các biện pháp khả thi nhằm hạn chế
đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực này nhằm bảo vệ môi trường.
Trang 2
Ðề án bảo vệ môi trường đơn giản “Nhà máy xay xát Nguyễn Đức Minh”
Chương 1
MÔ TẢ TÓM TẮT CƠ SỞ
1.1. Tên của cơ sở:
NHÀ MÁY XAY XÁT NGUYỄN ĐỨC MINH
1.2. Chủ cơ sở:
Đại diện kinh doanh: NGUYỄN ĐỨC MINH
Dân tộc: Kinh
Địa chỉ: thôn Ninh Quý 2, xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh


Thuận.
Điện thoại: 0683888347.
1.3. Vị trí địa lý của nhà máy:
Nhà máy xay xát Nguyễn Đức Minh: Đặt tại thôn Ninh Quý, xã Phước
Sơn, huyện Ninh Phước.
- Tiếp giáp cơ sở với các đối tượng xung quanh:
+ Phía Bắc: giáp đường đi liên thôn.
+ Phía Nam: giáp đường đi liên thôn.
+ Phía Đông: giáp đường đi liên thôn.
+ Phía Tây: giáp nhà Võ Văn Kiến.
1.4. Quy mô/công suất, thời gian hoạt động của cơ sở:
* Diện tích mặt bằng cơ sở: 900m
2
, trong đó:
+ Diện tích kho chứ gạo: 80m
2
.
+ Phòng ở: 20m
2
.
+ Máy xay xát: 400m
2
.
+ Kho chứa lúa: 400m
2
.
- Công suất: Cơ sở xay xát trung bình 4.5 tấn/buổi.
- Thời gian kinh doanh: Hoạt động xay xát 3h/ngày, từ 6h30-10h sáng.
- Hoạt động tất cả các ngày trong tuần.
- Nhân lực: 04 người.

- Tổng vốn đầu tư ban đầu 70 triệu đồng.
* Máy móc, thiết bị:
Danh mục trang thiết bị sử dụng
STT Tên thiết bị Số lượng Công suất
1 Mô tơ 2cái 50 mã lực/cái
Trang 3
Ðề án bảo vệ môi trường đơn giản “Nhà máy xay xát Nguyễn Đức Minh”
2 Mô tơ 1cái 30 mã lực
3 Mô tơ 1 cái 20 mã lực
4 Máy xay 1 cái
* Nguyên liệu, nhiên liệu:
* Nhu cầu và nguồn cung cấp điện:
- Nguồn điện sử dụng trung bình khoảng 6.220 kwh/tháng, chủ yếu phục vụ
cho nhu cầu xay xát và sinh hoạt trong cơ sở.
- Nguồn cung cấp điện: Điện lưới quốc gia.
* Nhu cầu và nguồn cung cấp nước:
+ Không sử dụng nước sinh hoạt vào hoạt động sản xuất.
* Nguyên liệu sản xuất:
Nguyên liệu chính cơ sở xay xát là: Lúa
* Thời điểm cơ sở đi vào vận hành/hoạt động: tháng 5 năm 2000.
Quy trình xay xát:
Trang 4
Nguyên liệu (lúa)
-Bụi
-Tiếng ồn
Máy xay
Trấu
Gạo
-Bụi
-Tiếng ồn

Máy lọc sạn
Gạo thành phẩm
Ðề án bảo vệ môi trường đơn giản “Nhà máy xay xát Nguyễn Đức Minh”
Chương 2
NGUỒN CHẤT THẢI VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ/XỬ LÝ
2.1. Nguồn chất thải rắn thông thường:
* Chất thải rắn sinh hoạt:
Khu vực cơ sở không phát sinh chất thải rắn sinh hoạt. Phần lớn rác thải
sinh hoạt chủ yếu là do một số khách hàng xay xát ăn uống thải ra.
Ước tính lượng rác thải sinh hoạt tại cơ sở xay xát là 05 người x
0,5kg/ngày/người = 2,5kg/ngày.
Nguồn thải chủ yếu từ ăn uống có thành phần chủ yếu là:
+ Rác thải hữu cơ: giấy loại, thức ăn thừa, vỏ trái cây, phần loại bỏ của rau
củ quả,…
+ Rác thải vô cơ: bao bì, nhựa, chai lọ thủy tinh, vỏ lon, .…
- Biện pháp giảm thiểu tại cơ sở:
Đối với các loại rác thải như: giấy, bao bì, nhựa, chai lọ, vỏ lon,…sinh ra
trong quá trình sinh hoạt, cơ sở sẽ thu gom đóng vào bao bì cùng với các loại
phế liệu khác để bán phế liệu.
Đối với các loại chất thải khác như: thức ăn dư thừa, vỏ trái cây, phần loại
bỏ của rau, củ, cơ sở thu gom lại và để cho đội thu gom rác địa phương tới thu.
- Nhận xét: Với biện pháp hiện tại của cơ sở Tôi nhận thấy không ảnh
hưởng đến môi trường.
- Biện pháp thu gom và xử lý chất thải trong thời gian tới: Trong thời gian
tới Tôi sẽ tiếp tục thực hiện theo các biện pháp trên.
- Cam kết: Tôi cam kết thực hiện triệt để các biện pháp trên.
* Chất thải rắn sản xuất:
Với chức năng của cơ sở là xay xát lúa nên chất thải của cơ sở chủ yếu là
vỏ trấu và các phế liệu kim loại từ máy móc sản xuất thải ra trong quá trình thay
thế phụ kiện: vĩ gạo, dao đánh …

Lượng thải: Trung bình 5 kg lúa sẽ cho ra 1 kg vỏ trấu. Vì vậy mỗi ngày cơ
sở thải ra khoảng 1800 kg trấu.
Đối với phế liệu kim loại (phụ máy xay gạo: dao đánh cám,vĩ gạo, ốc
vít…) 0.1 kg/ngày.
- Biện pháp giảm thiểu tại cơ sở:
Trang 5
Ðề án bảo vệ môi trường đơn giản “Nhà máy xay xát Nguyễn Đức Minh”
Đối với lượng trấu trên, cơ sở thường bán cho các hộ dân mua về để đun
bếp lò, làm phân bón cho cây, người thu mua đến thu hàng ngày.
- Nhận xét: Theo Tôi với nguồn chất thải trên khi được bán sẽ không ảnh
hưởng đến môi trường.
- Biện pháp thu gom trong thời gian tới của cơ sở: Trong thời gian tới Tôi
sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp thu gom trên một cách triệt để. Tôi cam kết
thực hiện đúng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã nêu trên.
- Cam kết: Tôi cam kết thực hiện triệt để các biện pháp trên.
2.2. Nguồn nước thải:
Với số lượng nhân viên làm việc tại cơ sở là khoảng 04 người, và người
nhà của chủ cơ sở là 01 người. Vậy lượng nước thải phát sinh trung bình một
ngày của cơ sở là 0,5m
3
/ngày.
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học, ngoài
ra còn có cả các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh. Chất hữu cơ
chứa trong nước thải bao gồm các hợp chất như protein(40-50%);hydrat
cacbon(40-50%). Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động trong
khoảng 150-450mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng 20-40% chất hữu cơ khó
bị phân huỷ sinh học.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn vệ sinh, cơ sở đã xây dựng hệ thống xử lý nước
thải sinh hoạt bằng bể tự hoại 2 ngăn để xử lý lượng nước thải sinh hoạt nói trên.
Nước thải sinh hoạt được thu gom vào bể tự hoại 2 ngăn với dung tích bể là

4,8 m
3
(ngăn xử lý: dài 1,5m × rộng 1,5m × sâu 1,5m; ngăn thấm rút: dài 1m ×
rộng 1m × sâu 1,5m) được xây bằng bê tông.
Hố ga
Ngăn
xử lý
Ngăn thấm rút
Nước
thải
vào
Trang 6
Ðề án bảo vệ môi trường đơn giản “Nhà máy xay xát Nguyễn Đức Minh”
- Biện pháp giảm thiểu nước sinh hoạt tại cơ sở:
Đối với lượng nước thải sinh hoạt hiện tại của cơ sở Tôi cho chảy thẳng
vào bể tự hoại.
- Nhận xét: Tôi thấy nguồn nước này đã đưa vào bể tự hoại thì không ảnh
hưởng đến môi trường.
- Biện pháp thu gom trong thời gian tới: Tôi tiếp tục thực hiện biện pháp
trên.
- Cam kết: Tôi cam kết thực hiện triệt để các biện pháp trên.
* Nước mưa chảy tràn:
Nước mưa được quy ước là nước sạch và có thể trực tiếp thải ra môi trường
với điều kiện có hệ thống thoát riêng, không chảy tràn qua những khu vực có các
chất ô nhiễm. Theo đánh giá nhanh của (WHO) nồng độ các chất ô nhiễm trong
nước mưa trung bình như sau:
Bảng 2.2: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa
STT Chất ô nhiễm Nồng độ (mg/l)
1 Tổng nitơ 0,5 – 1,5
2 Phospho 0,004 - 0,03

3 COD 10 – 20
4 TSS 10 – 20
(Nguồn:Assessment of Source of Air, Water and Land Pollution, World
Health Org, 1993
Theo số liệu Khí hậu – Thủy văn trạm Phan Rang Tháp Chàm, lượng mưa
lớn nhất đạt tới q= 0,54 mm kéo dài trong 01 giờ.
Áp dụng công thức tính nước mưa chảy tràn như sau:
Q
max
= 0,278 KIA
Trong đó:
+ A: Tổng diện tích đất của dự án = 135m
2
+ I: Cường độ mưa cao nhất = 0,54mm/giờ
+ K: hệ số chảy tràn = 0,3.
Q
max
= 0,278 KIA = 0,278 x 0,3 x 0,00054 x 135 = 0,0006 m
3
/s.
Như vậy, tổng lượng nước mưa chảy tràn vào tháng mưa cao nhất trên toàn
bộ khu vực cơ sở 0.0006m
3
/s.
Trang 7
Ðề án bảo vệ môi trường đơn giản “Nhà máy xay xát Nguyễn Đức Minh”
- Biện pháp giảm thiểu nước mưa chảy tràn tại cơ sở:
Hiện tại cơ sở chưa có biện pháp giảm thiểu nước mưa chảy tràn. Nước
mưa theo nguyên lý là nước sạch có tác dụng bổ sung vào trữ lượng nguồn nước
ngầm khu vực.

- Nhận xét: Theo Tôi lượng nước thải trên không ảnh hưởng đến môi
trường.
- Biện pháp thu gom trong thời gian tới của cơ sở: Hệ thống thoát nước
mưa được thiết kế riêng biệt với hệ thống xử lý nước thải. Nước mưa thu trên
mái được thu vào các ống đứng dẫn và thấm rút xuống đất.
- Cam kết: Tôi cam kết thực hiện triệt để các biện pháp trên.
2.3. Nguồn chất thải khí:
Trong quá trình sản xuất, cơ sở phát sinh ra lượng bụi khá nhiều
* Tác hại của bụi:
Bụi sinh ra qua các công đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất, có khả
năng gây nên một số tác động lên sức khỏe cộng đồng trong vùng bị ảnh hưởng
nguồn gây bụi. Mức độ thâm nhập của hạt bụi vào cơ thể phụ thuộc vào kích
thước hạt và tính tan của chúng, chỉ những hạt nhỏ (đường kính nhỏ hơn
1/700mm) mới tới được vùng trao đổi khí. Những hạt bụi lớn hơn sẽ được giữ
lại hoặc lắng đọng dọc theo khí, phế quản, cuối cùng chúng sẽ được chuyển tới
họng và nuốt, ho hay khạc ra ngoài. Một số tác động do bụi gây ra cho sức khỏe
con người thường gặp như: tác động lên hệ hô hấp, hệ tiêu hóa…
Bảng 2.3: Kết quả phân tích các mẫu không khí và tiếng ồn tại cơ sở
như sau:
TT Thông số Đơn vị
Phương pháp
phân tích
Kết quả
QCVN
KK-
NN01
KK-NN02
1
Bụi lơ lửng
(TSP)

µg/m
3
TCVN 5067: 1995 380 260 300
(*)
2 Tiếng ồn dBA Đo bằng máy Rion 60 56 70
(**)
Ghi chú:
Kí hiệu: (*): Kết quả phân tích thông số bụi lơ lửng (TSP) được so sánh
với cột trung bình 1 giờ của QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng không khí xung quanh.
(**): Kết quả đo tiếng ồn được so sánh với cột từ 6 giờ đến 21
giờ - khu vực thông thường của QCVN 26:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về tiếng ồn.
Trang 8
Ðề án bảo vệ môi trường đơn giản “Nhà máy xay xát Nguyễn Đức Minh”
Vị trí lấy mẫu:
ST
T
Vị trí lấy mẫu Kí hiệu mẫu
01
Cách cổng cơ sở 5m. Tại thời điểm lấy mẫu, cơ sở hoạt động bình
thường.
KK-NN01
02 Cách cổng cơ sở 5m. Tại thời điểm lấy mẫu, cơ sở ngừng hoạt động. KK-NN02
Nhận xét:
Kết quả phân tích thông số bụi lơ lửng và tiếng ồn vào thời điểm máy móc
hoạt động bình thường và không hoạt động của vị trí cách cổng Nhà máy xay
xát Nguyễn Năm 5m hầu hết đều đạt quy chuẩn cho phép. Riêng thông số bụi lơ
lửng tại thời điểm máy móc hoạt động vượt quy chuẩn 1,3 lần.
- Biện pháp xử lý tại cơ sở:

Để giảm thiểu ô nhiễm không khí do bụi sinh ra trong quá trình xay xát lúa
gây ra. Cơ sở tôi đã xây dựng nhà máy khá cao và rộng, che kín xung quanh
không cho ảnh hưởng bụi đến các nhà xung quanh. Ngoài ra, để giảm thiểu tác
động của bụi sinh ra do các phương tiện vận chuyển ra vào, cơ sở sử dụng hệ
thống phun nước để giảm thiểu lượng bụi gây ra.
- Nhận xét của cơ sở: Tôi nhận thấy lượng bụi sinh ra do xay xát khá nhiều.
- Biện pháp giảm thiểu sắp tới của cơ sở: Trong thời gian tới chúng tôi sẽ giảm
thiểu lượng bụi trên bằng cách tưới nước thường xuyên lên đống trấu để giảm
lượng bụi phát sinh do gió thổi, tăng cường trồng thêm cây xanh quanh cơ sở để
giảm lượng bụi phát tán, xây hồ chứa trấu.
- Chúng tôi cam kết trong thời gian tới sau khi cải tạo như trên, lượng bụi phát
sinh ra sẽ không vượt quy chuẩn cho phép.
2.4. Tiếng ồn, độ rung:
Tiếng ồn và độ rung tại cơ sở gây ra là do hoạt động của máy xay xát lúa,
kết quả phân tích các mẫu không khí và tiếng ồn tại cơ sở được thực hiện bởi
Trung tâm quan trắc môi trường Ninh Thuận thì hai thông số này không vượt
quy chuẩn.
- Biện pháp hiện tại của cơ sở: Tôi tránh xay xát vào những giờ cao điểm,
hạn chế tiếng ồn ở mức thấp nhất.
- Nhận xét: Với biện pháp của tôi, tới bây giờ vẫn chưa có ảnh hưởng gì
đến mọi người xung quanh.
- Biện pháp sắp tới của cơ sở: Tôi giảm thiểu tiếng ồn trong hạn chế vận
hành máy móc trong giờ cao điểm, tránh gây cảm giác khó chịu cho bà con lối
xóm.
- Cam kết: Tôi cam kết thực hiện triệt để các biện pháp trên.
Trang 9
Ðề án bảo vệ môi trường đơn giản “Nhà máy xay xát Nguyễn Đức Minh”
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
Trang 10
Ðề án bảo vệ môi trường đơn giản “Nhà máy xay xát Nguyễn Đức Minh”

1. Kết luận:
Đề án bảo vệ môi trường đã đưa ra một cách tổng quát và chi tiết các hoạt
động của cơ sở gây tác động đến môi trường cũng như các biện pháp giảm thiểu
tác động, cụ thể:
- Đề án đã nhận dạng môi trường bị tác động với mức độ, quy mô lớn nhất
là môi trường không khí. Nguyên nhân gây tác động được nhận dạng mạnh nhất
là từ việc xay xát lúa gây ra bụi.
- Đề án đã đánh giá tổng quát, chi tiết về mức độ cũng như quy mô tác
động của các hoạt động đến môi trường không khí, môi trường nước.
- Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ khí thải, nước thải, chất thải rắn
được đưa ra hầu hết là các biện pháp dễ dàng thực hiện và chủ cơ sở có thể chủ
động áp dụng trong suốt quá trình hoạt động của cơ sở.
2. Kiến nghị:
Chủ hộ kinh doanh xay xát Nguyễn Năm kiến nghị đến UBND - Phòng Tài
nguyên và môi trường Thành Phố Phan Rang Tháp Chàm xem xét, thẩm định và
xác nhận đề án bảo vệ môi trường đơn giản cho cơ sở để đủ điều kiện cho cơ sở
tiếp tục hoạt động.
3. Cam kết:
Chủ hộ kinh doanh xay xát Nguyễn Năm cam kết sẽ nghiêm chỉnh thực
hiện các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường trong suốt quá trình hoạt
động theo nội dung trong đề án bảo vệ môi trường đơn giản. Cụ thể các cam kết
thực hiện các nội dung theo đề án:
- Đảm bảo đạt quy chuẩn môi trường tại khu vực kinh doanh trong suốt quá
trình hoạt động của cơ sở.
- Cam kết về đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp
các sự cố, rủi ro môi trường xảy ra do hoạt động của cơ sở.
- Cam kết thực hiện đầy đủ các nội dung về bảo vệ môi trường đã nêu trong
đề án bảo vệ môi trường đơn giản, đặc biệt là các nội dung về xử lý chất thải.
- Cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có liên
quan đến cơ sở.

- Cam kết đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp để
xảy ra các sự cố trong quá trình triển khai xây dựng và hoạt động của cơ sở.
Trang 11

×