Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

kl huynh thi mong nghi 080182b

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 75 trang )

TỔNG LIÊN ĐỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƠN ĐỨC THẮNG

KHOA MƠI TRƯỜNG VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ RỦI RO NHẰM ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ AN TỒN LÀM
VIỆC TRONG KHƠNG GIAN HẠN CHẾ
TẠI CƠNG TY TNHH TM DV
MARTECH

SVTH

: HUỲNH THỊ MỘNG NGHI

Lớp

: 08BH1D

MSSV

: 080182B

Khoá

: 12

GVHD : ThS. TRẦN THỊ NGUYỆT SƯƠNG



Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012


TỔNG LIÊN ĐỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƠN ĐỨC THẮNG

KHOA MƠI TRƯỜNG VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ GIÁ RỦI RO NHẰM ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ AN TỒN
LÀM VIỆC TRONG KHƠNG GIAN
HẠN CHẾ TẠI CÔNG TY TNHH TM
DV MARTECH
SVTH

: HUỲNH THỊ MỘNG NGHI

Lớp

: 08BH1D

MSSV

: 080182B

Khoá


: 12

GVHD : ThS. TRẦN THỊ NGUYỆT SƯƠNG
Xác nhận của Giảng viên hướng dẫn
(Ký tên và ghi rõ họ tên)


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp, em đã nhận được sự chỉ
dẫn tận tình của q thầy cơ trong khoa Mơi Trường – Bảo Hộ Lao Động, trường Đại
Học Tôn Đức Thắng. Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến:
Tập thể thầy cô của trường và thầy cô khoa Môi trường và Bảo hộ lao động trường Đại
học Tôn Đức Thắng Thành phố Hồ Chí Minh đã gi ảng dạy cho em trong suốt những
năm học tập tại trường.
Cô Trần Thị Nguyệt Sương đã t ận tình hư ớng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn
này.
Ban Giám Đốc Công ty TNHH TM DV Martech, các anh chị công tác tại các phịng
ban và tồn thể các anh chị công nhân viên, đặc biệt là anh Hồ Quang Huy, người
hướng dẫn trực tiếp tại đơn vị đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian
thực tập tại cơng ty.
Với vốn kiến thức và thời gian có hạn nên luận văn còn nhiều hạn chế, rất mong được
sự đóng góp ý kiến, truyền đạt kinh nghiệm của q thầy cơ để em hồn thiện hơn về
chun mơn.
Cuối cùng em xin kính chúc q thầy cơ ln dồi dào sức khỏe và thành công trong
công việc.
Xin chân thành cám ơn!
Sinh viên
Huỳnh Thị Mộng Nghi



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2
3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 2
4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 2
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY . ............................................................. 4
1.1.

Gới thiệu chung ............................................................................................... 4

1.2.

Quá trình hình thành và phát triển.................................................................... 4

1.3.

Sơ đồ tổ chức của công ty ............................................................................... 4

1.4.

Quy trình cơng nghệ........................................................................................ 5

1.5.

Giới thiệu về tổ áp lực..................................................................................... 6

Chương 2: NHẬN DIỆN NGUY CƠ VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TẠI TỔ SẢN

XUẤT........................................................................................................................ 10
2.1.

Cơ sở lựa chọn phương pháp ........................................................................ 10

2.1.1. Cơ sở khoa học .......................................................................................... 10
2.1.1.1. Phương pháp sơ đồ xương cá ............................................................ 10
2.1.1.2. Phương pháp 5W (5 Why) ................................................................ 11
2.1.1.3. Phương pháp cây quyết định . ........................................................... 11
2.1.1.4. Phương pháp ma trận rủi ro (risk matrix) ......................................... 12
2.1.2.

Cơ sở thực tiễn ... ................................................................................... 13

2.1.2.1. Tình hình tai nạn lao động của cơng ty ............................................. 13
2.1.2.2. An tồn máy móc thiết bị của cơng ty .............................................. 14
2.1.2.3. Máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn ..... ................. 15
2.1.2.4. An toàn điện ..................................................................................... 16
2.1.2.5. Phịng chống cháy nổ .... ................................................................... 17
2.1.2.6. An tồn hóa chất................................................................................ 18
2.1.2.7. An tồn nhà xưởng nhà kho ............................................................. 19
2.1.2.8. Văn hóa an tồn của cơng ty ............................................................. 20
2.2.

Chọn cách thực hiện .. ................................................................................... 21

2.2.1.

Nhận định về hiện trạng an tồn của cơng ty ......................................... 21



2.2.2.
2.3.

Chọn phương pháp thực hiện ............................................................... 21

Xây dựng tiêu chí đánh giá rủi ro ................................................................. 22

2.4. Nhận diện nguy cơ, đánh giá rủi ro, hệ thống các biện pháp kiểm ................. 25
2.4.1.

Nhận diên nguy cơ ................................................................................. 25

2.4.2.

Đánh giá rủi ro từ các nguy cơ ............................................................... 28

2.4.3.

Hệ thống các biện pháp kiểm soát .......................................................... 30
2.4.3.1.

Biện pháp kiểm soát theo cấp độ loại trừ .................................. 30

2.4.3.2.

Biện pháp kiểm soát theo cấp độ tín hiệu cảnh báo .................. 34

2.4.3.3.


Biện pháp kiểm sốt theo cấp độ trang bị PTBVCN ................ 35

2.5. Thiết lập quy trình đánh giá rủi ro .................................................................... 36
2.5.1.

Lưu đồ .................................................................................................... 36

2.5.2.

Mơ tả...... ................................................................................................ 38

Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢ PHÁP AN TOÀN LÀM VIỆC TRONG KHÔNG
GIAN HẠN CHẾ ..................................................................................................... 40
3.1. Hiện trạng quản lý an tồn trong khơng gian hạn chế của công ty ................. 40
3.1.1.

Mặt đạt được. ......................................................................................... 40

3.1.2.

Hạn chế ................................................................................................... 40

3.2. Đánh giá mức độ rủi ro ..................................................................................... 41
3.3. Đề xuất giải pháp .............................................................................................. 42
3.3.1.

Thiết kế thủ tục quy trình làm việc trong khơng gian hạn chế ............... 42

3.3.2.


Quy trình cấp giấy phép làm việc trong không gian hạn chế. ................ 44

3.3.3.

Quy trình chuẩn bị ứng cứu sự cố khẩn cấp trong khơng gian hạn chế.47

3.3.4.

Quy trình thơng tin liên lạc khi có sự cố trong KGHC .......................... 60

3.3.5.

Nội dung huấn luyện cho NLĐ làm việc trong không gian hạn chế…..62

3.4. Nhận xét ........................................................................................................... 63
3.4.1.

Những đóng góp của giải pháp đề xuất .................................................. 63

3.4.2.

Hạn chế .. ................................................................................................ 63

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 64
1. Kết luận .. ............................................................................................................. 64
2. Kiến nghị ...... ...................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 65
PHỤ LỤC . ............................................................................................................... 66



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Ý nghĩa

AT

An toàn

ATSKNN

An toàn sức khỏe nghề nghiệp

ATVSLĐ

An toàn vệ sinh lao động

ATVSV

An toàn vệ sinh viên

BHLĐ

Bảo hộ lao động

BT

Băng tải

BYT


Bộ y tế

CNT

Chi tiết nhỏ

CTKN

Tổ chi tiết kết nối

ĐGRR

Đánh giá rủi ro

GSCT

Giám sát cơng trình

HĐ BHLĐ

Hội đồng bảo hộ lao động

KGHC

Khơng gian hạn chế

LĐ-TB&XH

Lao động thương binh và xã hội


MMTB

Máy móc thiết bị

MT

Mơi trường

NLĐ

Người lao động

PCNN

Phòng chống cháy nổ

PTBVCN

Phương tiện bảo vệ cá nhân

STT

Sàn thao tác

TNHH TM DV

Trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ

TNLĐ


Tai nạn lao động

TTLT

Thông tư liên tịch

VSLĐ

Vệ sinh lao động


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Tên bảng
Bảng 1.1: Bảng thống kê số lượng NLĐ của tổ áp lực

Trang
8

Bảng 1.2: Bảng thống kê số lượng máy móc thiết bị của tổ áp lực

9

Bảng 2.1: Thống kê TNLĐ từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2012

13

Bảng 2.2: Bảng thống kê máy móc, thiết bị trong cơng ty

14


Bảng 2.3: Thống kê máy móc thiết bị có u cầu nghiêm ngặt về an

15

tồn.
Bảng 2.4: Thống kê phương tiện phòng cháy chữa cháy.

18

Bảng 2.5: Mức đánh giá mức độ nghiêm trọng.

22

Bảng 2.6: Mức đánh giá tần suất rủi ro

22

Bảng 2.7: Mức đánh giá khả năng nhận biết

23

Bảng 2.8: Tích của mức độ nghiêm trọng và tần xuất xảy ra

23

Bảng 2.9: Ma trận rủi ro

23


Bảng 2.10: Bảng quy định mức độ rủi ro

24

Bảng 2.11: Nhận diện nguy cơ tại tổ áp lực

25

Bảng 2.12: Đánh giá mức độ rủi ro tại xưởng áp lực

28

Bảng 2.13: Hệ thống biện pháp kiểm soát theo cấp độ loại trừ

30

Bảng 2.14: Hệ thống biện pháp kiểm soát theo cấp độ trang bị

34

PTBVCN.
Bảng 2.15: Quy trình đánh giá rủi ro

36

Bảng 2.16: Mơ tả quy trình đánh giá rủi ro.

37

Bảng 3.1: Đánh giá mức độ rủi ro công việc liên quan đến KGHC


40

Bảng 3.2: Quy trình cấp giấy phép làm việc

44

Bảng 3.3: Mơ tả quy trình cấp giấy phép làm việc

45

Bảng 3.4: Quy trình chuẩn bị ứng cứu khẩn cấp trong KGHC

47


Bảng 3.5: Mơ tả quy trình chuẩn bị ứng cứu khẩn cấp trong KGHC

48

Bảng 3.6: Quy trình chuẩn bị ứng cứu người bị điện giật trong KGHC

50

Bảng 3.7: Mô tả quy trình ứng cứu người bị điện giật trong KGHC

52

Bảng 3.8: Quy trình ứng cứu sự cố cháy trong KGHC


54

Bảng 3.9: Mơ tả quy trình ứng cứu sự cố cháy trong KGHC

55

Bảng 3.10: Quy trình ứng cứu sự cố ngạt trong KGHC

57

Bảng 3.11: Mơ tả quy trình ứng cứu sự cố ngạt trong KGHC

59

Bảng 3.12: Quy trình thơng tin liên lạc trong KGHC

61

Bảng 3.13: Mơ tả quy trình thơng tin liên lạc trong KGHC

62


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình ảnh

Trang

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức quản lý cơng ty


5

Hình 1.2: Sơ đồ quy trình cơng nghệ

5

Hình 1.3: Sơ đồ các chi tiết cấu tạo lị hơi

6

Hình 1.4: Tồn cảnh xưởng áp lực

7

Hình 1.5: Ống sau khi ráp

7

Hình 1.6: Hàn bên trong baloong
Hình 2.1: Sơ đồ xương cá trong nhận diện mối nguy

8
10

Hình 2.2: Ví dụ về sơ đồ cây quyết định trong đánh giá an tồn sức
khỏe nghề nghiệp
Hình 2.3: Khu vực để sản phẩm ở xưởng 1

12


Hình 2.4: Bãi kho chung ở xưởng 2

20

Hình 2.5: Sơ đồ hoạt động của bộ máy quản lý ATVSLĐ

21

19


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Những năm đầu của thế kỷ XXI, nhân loại được chứng kiến nhiều biến đổi sâu rộng
của thế giới, nhất là sự phát triển như vũ bão c ủa cuộc cách mạng khoa học công
nghệ hiện đại, mà đặc trưng là các ngành công nghệ cao như công nghệ thông tin,
công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới - công nghệ nano, công nghệ năng
lượng mới, công nghệ hàng không và vũ tr ụ đang tác động sâu rộng đến mọi lĩnh
vực của đời sống, kinh tế, chính trị quốc tế, làm thay đổi diện mạo thế giới đương
đại. Tại Việt nam, ngành công nghiệp cơ khí chế tạo đóng vai trị có tính n ền tảng
và hỗ trợ cho các ngành công nghiệp khác phát triển. Nhu cầu sử dụng các máy móc
thiết bị ngày càng tăng, đa dạng về số lượng và chủng loại, vì vậy sẽ khơng thể hồn
thành cơng nghiệp hóa một cách vững chắc hoặc xây dựng một nền kinh tế phát
triển bền vững nếu ngành công nghiệp cơ khí khơng đủ mạnh. Ngành gia cơng cơ
khí đóng vai trị cực kì quan trọng thúc đẩy đất nước nhanh chóng thốt khỏi thời kì
thủ cơng nghiệp. Theo báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam, hiện
nay, cả nước có khoảng 53.000 cơ sở sản xuất cơ khí, thu hút trên 500.000 lao động,
chiếm gần 12% lao động công nghiệp. Hàng năm, ngành đã s ản xuất trên 500 danh
mục sản phẩm, đáp ứng nhu cầu cho các ngành kinh tế quốc dân. Bên cạnh những
đóng góp đó thì ngành cơ khí cũng đư ợc xem là một trong những ngành có điều

kiện lao động khắc nghiệt nhất; có nhiều yếu tố nguy hiểm có hại gây ảnh hưởng
khơng nhỏ tới sức khỏe và tính mạng của người lao động. Theo số liệu thống kê của
Cục An toàn Lao động, Bộ LĐ-TB&XH, trong 6 tháng đầu năm 2012 cả nước đã
xảy ra 3.060 vụ TNLĐ, làm 3.160 người bị nạn, trong đó số người chết là 279 người
số người bị thương nặng là 671 người. Những nghề có tỷ lệ xảy ra tai nạn lao động
nghiêm trọng cao như, thợ khai thác mỏ và thợ xây dựng có 44/279 người chết
chiếm tỷ lệ 15,8%. Lao động giản đơn (tập trung trong khai thác mỏ, xây dựng,
công nghiệp...) có 39/279 người chết chiếm tỷ lệ 13,9%. Thợ gia cơng kim loại, thợ
cơ khí, và các thợ có liên quan có 16/279 người chết chiếm tỷ lệ 5,7%. Thợ lắp ráp,
vận hành máy có 9/279 người chết chiếm tỷ lệ 3,2% (Nguồn: Báo cáo tình hình
TNLĐ 6 tháng đầu năm năm 2012/ Bộ Lao Động Thương Binh & X
ã H ội). Qua
những con số thống kê trên ta thấy rằng tỷ lệ tai nạn lao động chết người trong
1


ngành cơ khí đứng hàng thứ ba, một con số khơng nhỏ. Riêng trong ngành sản xuất
chế tạo lị hơi, một ngành sản xuất cơ khí đặc thù có điều kiện lao động khắc nghiệt
như: làm việc trong không gian hạn chế, sơn, làm ngồi ngồi trời nắng nóng,
khiêng vác nặng …
Công ty TNHH TM DV Martech là một công ty cơ khí chun sản xuất kinh doanh
các loại lị hơi và thi ết bị áp lực. Từ ngày thành lập đến nay, công ty Martech luôn
được khách hàng công nhận là công ty chuyên về sản xuất, cung cấp các loại lị hơi
và thiết bị áp lực có uy tín tại Việt Nam. Thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất của
công ty gồm: Máy vê chỏm cầu, máy ép thủy lực, máy hàn tự động hồ quang chìm,
máy cuốn tơn, máy khoan cần, máy cắt tơn, máy chấn tôn, máy tiện, máy phay, máy
vát mép, các thiết bị điện cầm tay…. Ngồi ra cơng ty ũng
c có trang b ị các cổng
trục, cầu trục, xe forklift để phục vụ cho công tác vận chuyển các nguyên liệu và
sản phẩm trong quá trình sản xuất.

Tại xưởng sản xuất lị hơi của cơng ty Martech có điều kiện lao động khắc nghiệt:
cơng nhân tiếp xúc thường xun với khói hàn, tiếng ồn, hơi sơn, khuân vác nặng,
làm việc ngoài trời nắng nóng,… đặc biệt là làm việc trong khơng gian hạn chế. Tần
suất làm việc trong không gian hạn chế tại công ty rất lớn , hàng ngày người lao
động phải thao tác bên trong thân lò nên nguy cơ tai n ạn là rất lớn. Chính vì vậy đề
tài “ Đánh giá rủi ro và đề xuất giải pháp quản lý an tồn làm việc trong khơng
gian hạn chế cho công ty TNHH TM và DV Martech” nhằm đề xuất các giải pháp
quản lý an toàn làm việc trong không gian hạn chế cho công ty TNHH TM và DV
Martech góp phần nâng cao hiệu quả quản lý an tồn của cơng ty thuận lợi hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua đánh giá rủi ro nhằm đề xuất giải pháp quản lý an tồn làm việc trong
khơng gian hạn chế tại công ty TNHH TM và DV MERTECH.
3. Phạm vi nghiên cứu
Các nguy cơ, rủi ro tại tổ áp lực (tạo thân baloong, ống khói, bình khí nén, …) của
cơng ty.
4. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng an tồn lao động của cơng ty.
Tìm hiểu phương pháp nhận diện nguy cơ, đánh giá rủi ro tại tổ áp lực.

2


Phân tích việc áp dụng biện pháp kiểm sốt nguy cơ mất an tồn của cơng ty trong
thực tế tại tổ áp lực.
Thiết lập quy trình đánh giá rủi ro.
Đề xuất giải pháp quản lý an toàn làm việc trong không gian hạn chế tại công ty
TNHH TM và DV MERTECH.
5. Phương pháp nghiên cứu
Hồi cứu tài liệu: Tra cứu, tham khảo tài liệu về bảo hộ lao động và các tiêu chuẩn
ngành liên quan; Hồi cứu tài liệu nghiên cứu của các tác giả có nội dung liên quan

đến đề tài.
Khảo sát thực tế: Khảo sát điều kiện làm việc, máy móc thiết bị, tai nạn lao động,
trao đổi trực tiếp người lao động và tình hình thực hiện cơng tác an tồn vệ sinh lao
động tại cơng ty.
Phân tích đánh giá: Phân tích, đánh giá cơng tác quản lý an tồn tại tổ sản xuất
cơng ty MARTECH; Phân tích hiệu quả của cơng tác quản lý an tồn tại tổ sản xuất
công ty MARTECH.

3


Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

1.1. Gới thiệu chung
Tên công ty: Công ty TNHH thương mại & dịch vụ Mạc Tích (MARTECH).
Tên viết tắt: Martech Boiler Co.,Ltd
Địa chỉ: A5/17B đường 1A, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh.
Số đăng ký: 052459
Ngày thành lập: 1993
Người đại diện: Dương Quốc Bảo
Điện thoại: 08.37541464 – 37541465. Fax: 08.37541466
Web: www.martech.com.vn
Email:
1.2. Q trình hình thành và phát triển
Cơng ty Martech thành lập năm 1993 tại thành phố Hồ Chí Minh, chuyên sản xuất
kinh doanh các loại lò hơi và thi ết bị áp lực.Từ ngày thành lập đến nay, công ty
Martech luôn được khách hàng công nhận là công ty chuyên về sản xuất, cung cấp
các loại lò hơi và thiết bị áp lực có uy tín tại Việt Nam.
Cơng ty Martech đã và đang phát tri ển các loại lò hơi dùng các nhiên li ệu phù hợp
như: than đá, củi vụn, mạt cưa, trấu, vỏ hạt điều, vỏ đậu phộng, vỏ cà phê, bã cà

phê, bã mía, bã mì, cùi bắp, vụn dừa, phế phẩm ngành giấy, khí sinh học
(BIOGAS), khí thiên nhiên (CNG), khí hóa lỏng (LPG), …
Công ty luôn cải tiến để nâng cao hiệu suất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng
các nguyên lý đ ốt tiên tiến: đốt trên ghi xích, đốt tầng sơi, kết hợp kiểu đốt phun và
ghi xích (dùng đốt trấu, mạt cưa, bã mía), đốt trên ghi đẩy (ghi tầng), …
Theo đó, Martech cũng liên tục nghiên cứu, chế tạo những hệ thống xử lý khói thải
tiên tiến như: bộ lọc bụi cyclone đa cấp, bộ lọc dạng túi, hệ thống lọc bụi tĩnh điện,
hệ thống khử khí NOx, tháp xử lý SOx,…
1.3. Sơ đồ tổ chức của công ty

4


Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của cơng ty

1.4. Quy trình cơng nghệ

Cắt tơn

Tạo chi tiết
lị

Lắp ráp

Sơn

Thử áp

Chyển đến


Lị hơi hồn

cơng trường

chỉnh

Hình 1.2: Sơ đồ quy trình cơng nghệ
5


Hình 1.3: Sơ đồ các chi tiết cấu tạo lị hơi
- Baloong: Thiết bị dùng để chứa nước, do tổ áp lực chế tạo.
- Ống: Được uốn theo dạng của bản vẽ, lắp vào baloong, dùng để dẫn hơi, được chế
tạo từ tổ ống.
- Khung kết cấu: Thiết kế để đỡ các bộ phận của lò hơi, do tổ chi tiết kết nối chế
tạo.
- Băng tải có 2 loại: Băng tải than và băng tải xỉ do tổ băng tải xỉ chế tạo.
- Bộ thu hồi và cyclone đa cấp: Xử lý khí thải của lị, do tổ chi tiết kết nối chế tạo.
- Quạt: Gồm quạt hút và quạt cấp do tổ quạt chế tạo.
- Sàn thao tác: Như lan can, cầu thang, được chế tạo bởi tổ sàn thao tác.
- Hộp gió: Do tổ hộp gió chế tạo.
- Tủ điện: Thiết bị điều khiển lò hơi, do tổ điện chế tạo.
Tất cả chi tiết được chế tạo riêng biệt cùng lúc, sau đó đưa qua tổ sơn tiến hành sơn,
đóng gói rồi vận chuyển đi cơng trường lắp đặt.
1.5. Giới thiệu về tổ áp lực

6


Hình1.4 : Tồn cảnh xưởng áp lực

Cơng việc chủ yếu của tổ áp lực là tạo tạo ra thân lò hơi, bình khí nén, ống khói,
bồn dầu,…. Sau khi tơn được cắt ở bãi tôn sẽ được đưa tới tổ áp lực để cuốn ống,
tiếp sau đó thì ráp ống và hàn đầu bo vào ống.

Hình1.5: Ống sau khi ráp xong
7


Các công tác chủ yếu của tổ áp lực là hàn và mài. Khi hàn người lao động phải chui
vào bên trong các ống để hàn. Các ống là một không gian hạn chế, người lao động
gặp rất nhiều rủi ro: bị ngạt, điện giật, cháy, nổ… nhưng rất khó tiếp cận để cứu
chữa.

Hình 1.6: Hàn bên trong baloong
Bảng 1.1:Bảng thống kê số lượng NLĐ của tổ áp lực
Năm sinh

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1956

1

7.1

1970-1979

3


21,5

1980-1989

9

64,3

1990-1995

1

7,1
(Nguồn: Cơng ty Martech)

Nhìn chung, lực lượng NLĐ của tổ áp lực thuộc độ tuổi trẻ. Với lực lượng lao động
trẻ tuổi nên có sức khỏe thuận lợi cho các công việc nặng nhọc tại tổ. Tuy nhiên,
tuổi trẻ thường hay bốc đồng, khơng chịu gị bó. Dođó, việc chấp hành các quy
định an tồn của cơng ty cũng bị hạn chế.
Số lượng máy móc thiết bị của xưởng cũng tương đối nhiều được bố trí dọc theo hai
bên xưởng. Các ống dẫn khí thì đư ợc rải ngay dưới sàn nên bị giẫm đạp làm ống bị
gãy, nứt gây rị rỉ các khí dễ dẫn tới cháy nổ rất nguy hiểm.
8


Bảng 1.2: Bảng thống kê số lượng máy móc thiết bị của tổ áp lực.
Tên MMTB

Số lượng


Máy hàn Tig

5

Máy hàn bán tự động

1

Máy mài

4

Máy cắt bằng khí LPG

2

Máy ép đầu bo

1

Máy đột

1

Máy cuốn

1

Cầu trục


1
(Nguồn: Cơng ty Martech)

Các máy móc thiết bị này cịn hoạt động tốt nhưng khơng được bảo trì thường
xun, chỉ khi nào có hư hỏng mới tiến hành sửa chữa.

9


Chương 2: NHẬN DIỆN NGUY CƠ VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TẠI

TỔ SẢN XUẤT
2.1. Cơ sở lựa chọn phương pháp
Trong cơng tác an tồn hiện nay nhận diện nguy cơ và đánh giá rủi ro là rất cần thiết
để làm cơ sở cho các hoạt động kiểm soát rủi ro. Có nhiều phương pháp và cách
thức khác nhau trong nhận diện nguy cơ và đánh giá rủi ro tại doanh nghiệp. Cơ sở
cho việc lựa chọn phương pháp này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: nội dung
của một số phương pháp, văn hóa an tồn của cơng ty, tình hình tai nạn,….
2.1.1. Cơ sở khoa học
2.1.1.1. Phương pháp sơ đồ xương cá
Sơ đồ xương cá (Fish bone Diagram) hay còn g ọi là sơ đồ Nguyên nhân – Kết quả,
là một cơng cụ dùng để phân tích những khó khăn nảy sinh, giúp chúng ta tìm hiểu
vấn đề một cách tồn diện và tìm ra các ngun nhân tiềm ẩn của một vấn đề.
Mơi trường

Máy móc

Ngun vật liệu


Hậu quả
của vấn đề

Đo lường

Phương pháp

Con người

Hình 2.1: Sơ đồ xương cá trong nhận diện mối nguy.
Sơ đồ xương cá được thực hiện theo những bước sau:
- Xác định vấn đề: Ghi lại chính xác vấn đề một cách chi tiết (áp dụng phương pháp
5W – 1H: Who, What, When, Where, Why, How: Ai? Làm việc gì? Khi nào? Ở
đâu? Tại sao? Và làm như thế nào?). Viết vấn đề vào ô bên trái ở giữa tờ giấy, sau
đó kẻ một đường ngang chia tờ giấy ra làm hai phần. Đây chính là phần đầu và
xương sống của sơ đồ xương cá.
- Xác định nhóm ngun nhân chính: Ứng với mỗi nhóm ngun nhân chính vẽ một
nhánh xương sườn vào sơ đồ. Thường nhóm ngun nhân chính sẽ gồm các nhóm
như sau: Con người, Máy móc thiết bị, Nguyên vật liệu, Mơi trường, Hệ thống
chính sách, Thơng tin, Đo lường…
10


- Ứng với mỗi nhóm ngun nhân chính tìm ra những nguyên nhân cụ thể có thể có.
Nếu nguyên nhân quá phức tạp có thể chia nhỏ thành nhiều cấp.
Phân tích sơ đồ: Sơ đồ đã xây dựng là một danh sách đầy đủ các nguyên nhân có thể
xảy ra, chúng ta có thể tiến hành khảo sát, kiểm tra, đo lường…để xác định đâu là
nguyên nhân chính rồi từ đó có kế hoạch cụ thể để sửa chữa.
2.1.1.2. Phương pháp 5W (5 Why)
Phương pháp 5-Why bắt nguồn từ Toyota từ những năm 1970, là một trong những

kỹ năng nâng cao khả năng giải quyết vấn đề. Đây là phương pháp đặt ra những câu
hỏi “Tại sao” cho đến khi tìm được nguyên nhân căn cơ của một vấn đề.
Việc dừng lại ở số lượng 5 câu hỏi Why không phải là bắt buộc, chúng ta có thể đi
sâu hơn nếu đó chưa phải là nguyên nhân căn cơ của vấn đề. Nhưng nếu chúng ta đi
nhiều hơn mức 7 câu hỏi thì đó là dấu hiệu cho thấy chúng ta đã đi sai hư ớng hoặc
vấn đề đó quá lớn, quá phức tạp cần phải chia nhỏ để phân tích.
2.1.1.3. Phương pháp cây quyết định
Cây quyết định là phương pháp ra quyết định dựa vào sơ đồ thể hiện việc đánh giá
các phương án quyết định theo từng bước, là một cơng cụ giúp phân tích hiệu quả,
biểu diễn trực quan các phương thức thay thế và các kết quả có thể xảy ra của
chúng.

11


Nhận diện tất cả

Đánh giá rủi ro trong

các mối nguy

mỗi trường hợp

Điều đó có được quy



định khơng?
Khơng
Đó có phải là sự u




cầu về chính sách?
Khơng
Đánh giá lại sau
“x” tháng

Có liên quan tới những
tai nạn trước đó và/hoặc



những sự việc xảy ra
Khơng
Có sự quan tâm của



quần chúng khơng?
Khơng
Tiêu chuẩn quan



trọng khác?
Khơng

Những mối


Có thể được QL

nguy chính

hay cần sự cải tiến?

Quản lý

Chương

Khía cạnh khơng
quan trọng

Lưu giữ hồ sơ

Cải tiến

Thủ tục

Đối tượng

trình

kiểm sốt

và mục

AT

điều hành


tiêu được

SKNN

được u

u cầu

được

Hình 2.2: Ví dụ về sơ đồ cây quyết định trong đánh giá an toàn sức khỏe nghề
nghiệp.
2.1.1.4. Phương pháp ma trận rủi ro (risk matrix)
Ma trận rủi ro là một ma trận được sử dụng trong suốt quá trình đánh giá rủi ro để
12


nhận diện các mức độ khác nhau của rủi ro. Nó là tích số của xác suất xảy ra và
mức độ nghiêm trọng của một loại tác hại.
Các bước đánh giá rủi ro:
- Chia công việc thành từng bước tiến hành.
- Nhận diện những mối nguy hiểm, xác định mức độ rủi ro.
-

Các biện pháp kiểm soát rủi ro.

- Bảng đánh giá rủi ro.
Ví dụ, mức độ nghiêm trọng thiệt hại có thể được phân loại như sau:



Thảm họa - Nhiều ca tử vong.



Nghiêm trọng - Một hoặc nhiều chấn thương nghiêm trọng.



Đáng kể - Một tai nạn gây chấn thương nghiêm trọng hoặc nhiều người bị
thương nhẹ.



Khơng đáng kể - Một chấn thương nhỏ không đáng kể.

Xác suất tác hại có thể xảy ra được phân loại như 'chắc chắn', 'có khả năng', 'có thể',
'khơng chắc' và 'hiếm'. Tuy nhiên nó phải được xem xét xác suất rất thấp có thể
khơng đáng tin cậy.
2.1.2.

Cơ sở thực tiễn

2.1.2.1. Tình hình tai nạn lao động của công ty
Bảng 2.1: Thống kê TNLĐ từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2012.
Số người
Năm

lao động
(người)


TNLĐ
nặng
(vụ)

TNLĐ nhẹ
(vụ)

TNLĐ rất
nhẹ
(vụ)

Chi phí tổn
thất (bồi
thường trợ
cấp) (đồng)

2010

200

2

16

-

120.000.000

2011


280

5

10

22

100.000.000

2012

314

3

4

-

35.000.000

(Nguồn: Số liệu thống kê của công ty Martech)
Qua bảng số liệu ta thấy tần Suất xảy ra tai nạn lao động giảm dần qua các năm:
năm 2010 là 0,09 vụ/năm; năm 2011 là 0,054 vụ/năm; 6 tháng đầu năm 2012 là
0,023 vụ/năm. Mặc dù tần xuất tai nạn giảm như vậy nhưng ta thấy rằng nó vẫn gây
ra những tổn thất chi phí khơng nhỏ: năm 2010 tổn thất tới 120 triệu đồng, năm
13



2011 tổn thất 100 triệu đồng và 6 tháng đầu năm 2012 chi phí tổn thất này là 35
triệu đồng. Những tổn thất này chỉ mới là chi phí cho tiền trợ cấp, bồi thường chưa
kể đến những chi phí ẩn khác. Một khi tai nạn lao động xảy ra thì cơng ty sẽ mất
thời gian, chi phí cho việc điều tra tai nạn lao động, gây đình tr ệ sản xuất, trễ hợp
đồng với khách hàng, gây ảnh hưởng tới năng suất lao động… Vì vậy, việc nhận
diện nguy cơ và đánh giá rủi ro là một điều rất cần thiết hiện nay để ngăn ngừa,
giảm thiểu rủi ro ngay từ đầu giảm nguy cơ gây mất an toàn trong lao động, mang
lại lợi nhuận cho công ty.
2.1.2.2. An tồn máy móc thiết bị của cơng ty
Dưới đây là bảng thống kê lượng máy móc thiết bị đang được sử dụng trong cơng
ty.
Bảng 2.2: Bảng thống kê máy móc, thiết bị trong công ty.
STT

Loại MMTB

Số lượng
(cái)

Xuất xứ

Năm sản
xuất

1

Máy mài

53


Trung Quốc

2003-2009

2

Máy cắt

4

Trung Quốc

2006-2009

3

Máy chấn

1

Nhật

2008

4

Máy chặt

1


Trung Quốc

2009

5

Máy uốn ống

2

Trung Quốc

2009

6

Máy cưa

2

Trung Quốc

2009

7

Máy uốn thép tấm

2


Đài Loan

2008

8

Máy khoan lớn

3

Nhật

2004-2008

9

Máy khoan nhỏ

4

Nhật

2004-2009

10

Máy khoan từ

8


Nhật

2005-2009

11

Máy may cầm tay

2

Trung Quốc



12

Máy cắt ron

2

Trung Quốc



13

Máy khoan cầm tay

16


Nhật

2004-2007

14

Máy hàn bán tự động

2

Hàn Quốc

2007
14


15

Máy bo đầu nắp

1

Nhật

2006

16

Máy ép nắp


1

Hàn Quốc

2005

17

Máy tiện

4

Hàn Quốc

2003-2007

18

Máy phay

2

Đài Loan

2008

19

Máy cắt Lazer


2

Nhật

2009

(Nguồn: Công ty Martech)
Công ty trang bị số lượng máy móc thiết bị khá đầy đủ nhằm đảm bảo sự thuận tiện
cũng như tiến độ trong công việc.
Mỗi máy đều có hồ sơ lý lịch đầy đủ, có quy trình vận hành an tồn bằng tiếng Việt,
có bộ phận che chắn an tồn.
Máy móc, thiết bị được quản lý và kiểm soát chặt chẽ bởi các tổ kho và bộ phận an
toàn. Hàng tháng, bộ phận an toàn kết hợp với bộ phận bảo trì kiểm tra định kỳ các
thiết bị cầm tay về: rò rỉ điện, thiết bị che chắn của máy móc. Sau khi kiểm tra, thiết
bị sẽ được dán tem an toàn và mã số theo dõi nếu đạt yêu cầu. Các thiết bị không
đảm bảo an tồn thì khơng đư ợc sử dụng, nếu phát hiện vi phạm sẽ bị tịch thu máy
và lập biên bản xử phạt theo quy định của công ty.
Tất cả máy móc đều được bảo dưỡng thường xuyên do bộ phận bảo trì phụ trách.
2.1.2.3. Máy móc thiết bị có u cầu nghiêm ngặt về an tồn
Bảng 2.3: Thống kê máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an tồn.
Tên thiết bị

Mã hiệu/ số sản Thơng số kĩ Ngày kiểm Ngày
xuất

Cần trục ô tô

thuật
KS2065/


định

tái

kiểm định

9 tấn x 2m

10/01/2012

10/01/2013

1,5 tấn

24/11/2010

24/11/2011

15U-9.5VA6/

P: 14,5 at

01/20/2012

10/01/2013

TI213

V: 280 lít

22/12/2009

22/12/2012

17/05/2011

17/05/2014

S60039
Xe nâng hàng

02-7FD20/
7FD25-30918

Bình chịu áp lực

AT-1500/
1622
AT-200/

P: 10 at
V: 1 500 lít
P: 10 at

15


1761
Cổng trục 2 dầm


CNTH 3Tx16M/

V: 2 000 lít
3 tấn

10/05/2011

10/05/2014

(7,5+3) tấn

11/07/2011

11/07/2014

3 tấn

10/05/2011

10/05/2014

3 tấn

10/05/2011

10/05/2014

4 tấn

24/11/2009


24/11/2011

1,5 tấn

24/11/2009

24/11/2011

1 tấn

08/12/2010

24/11/2011

001/THAIHOASX/2011
CNTH
(7,5+3)Tx13M/
004/THAIHOASX/2011
CNTH 3Tx10M/
Cầu trục 1 dầm

002/THAIHOASX/2011
CNTH 3Tx10M/
003/THAIHOASX/2011
KTTO-05/
CT-05
SDQ-2T/
CT-02


Pa lăng xích điện

Palăng 2T/
310943

(Nguồn: Cơng ty Martech)
Máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ được đăng kiểm,
kiểm định chặt chẽ. Ngoài ra, các thiết bị này cịn đư ợc thường xun kiểm tra, bảo
trì, bảo dưỡng định kỳ hàng tháng.
Hồ sơ về lý lịch, chứng nhận bảo hiểm máy móc, thiết bị, chứng nhận bảo hiểm
trách nhiệm cộng đồng của máy móc, thiết bị đầy đủ.
Người vận hành cần trục ô tô, người phụ được huấn luyện về an toàn, tuân thủ
nghiêm chỉnh các qui định về qui trình vận hành an tồn. Trước khi cẩu hàng thì
phải có giấy phép làm việc và có giám sát an tồn thì mới được phép cẩu hàng
2.1.2.4. An toàn điện

16


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×