Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

LUẬN VĂN LUẬT HÌNH SỰ :Trường hợp phạm tội có tổ chức trong luật hình sự Việt Nam BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 SỬA ĐỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.25 KB, 11 trang )

Chủ đề 8:Trường hợp phạm tội có tổ chức trong luật hình sự Việt Nam
MỞ ĐẦU
Phần lớn các quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam sử dụng luật
hình sự như là công cụ hiệu quả để đấu tranh chống tội phạm được thực hiện dưới
hình thức “có tổ chức”, tuy rằng cách quy định về dấu hiệu này ở các quốc gia lại
có những khác biệt.
Đồng phạm cũng như phạm tội có tổ chức là những vấn đề có nội dung
phong phú và phức tạp được các luật gia và các nhà nghiên cứu luật quan tâm chú ý
và đề cập đến trong những công trình nghiên cứu của mình dưới góc độ luật hình
sự, tội phạm học hoặc xã hội học pháp luật. Các nhà làm luật cho rằng phạm tội có
tổ chức là hình thức đồng phạm đặc biệt và là hình thức đồng phạm nguy hiểm
nhất.
Để làm rõ hơn khái niệm, mức độ tinh vi và sự nguy hiểm cho xã hội do
phạm tội có tổ chức mang lại, tron bài tiểu luận này em xin chọn đề tài: “ trường
hợp phạm tội có tổ chức trong luật hình sự Việt Nam”.


NỘI DUNG
I.Những vấn đề lí luận về tội phạm có tổ chức trong luật Hình sự Việt Nam
1, Phạm tội có tổ chức là một hình thức đồng phạm đặc biệt.
1.1, Khái niệm đồng phạm
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ
sung năm 2009: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực
hiện tội phạm”.
Theo quy định trên, đồng phạm đòi hỏi phải có những dấu hiệu sau:
• Dấu hiệu về mặt khách quan:
- Đồng phạm đòi hỏi phải có ít nhất hai người và hai người này phải có đủ điều
kiện của chủ thể của tội phạm. Đó là điều kiện có năng lực trách nhiệm hình sự và
đạt độ tuổi chịu trách nhiêm hình sự.Dấu hiệu chủ thể đặc biệt không đòi hỏi phải
có ở tất cả những người đồng phạm mà chỉ đòi hỏi ở một loại người đồng phạm là
người thực hành.


- Những người này phải cùng thực hiện tội phạm (cố ý). Cùng thực hiện tội phạm
có nghĩa là người đồng phạm phải tham gia vào tội phạm với một trong các hành
vi:
+ Hành vi thực hiện tội phạm (thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP). Người
có hành vi này được gọi là thực hành.
+ Hành vi tổ chức thực hiện tội phạm (tổ chức thực hiện hành vi được mô tả trong
CTTP). Người có hành vi này được gọi là người tổ chức.
+ Hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm (xúi giục người khác người khác
thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP). Người có hành vi này được gọi là
người xúi giục.
+ Hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm (giúp sức người khác thực hiện
hành vi được mô tả trong CTTP). Người có hành vi này gọi là người giúp sức.


Nếu không có một trong những hành vi này thì không thể coi là cùng thực hiện
thực hiện và không thể là người đồng phạm.
• Dấu hiệu về mặt chủ quan
Về mặt chủ quan, đồng phạm đòi hỏi những người cùng thực hiện tội phạm đều có
lỗi cố ý. Ngoài ra, đối với những tội có dấu hiệu mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt
buộc, đồng phạm đòi hỏi những người cùng thực hiện phải có cùng mục đích phạm
tội đó.
1.2, Phạm tội có tổ chức
Phạm tội có tổ chức là trường hợp đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa
những người cùng thực hiện tội phạm (Khoản 3 Điều 20 Bộ luật hình sự) Như vậy,
phạm tội có tổ chức là một loại đồng phạm. Do phạm tội có tổ chức biểu hiện đầy
đủ những dấu hiệu về mặt khách quan và măt chủ quan giống như đồng phạm
thông thường.
Phạm tội có tổ chức là một hình thức đồng phạm đặc biệt, do phạm tội có tổ
chức ngoài việc có những dấu hiệu giống với đồng phạm thông thường thì đồng
phạm có tổ chức còn có đặc điểm có sự cấu kết chặt chẽ. Sự câu kết chặt chẽ này

vừa thể hiện đặc điểm của dấu hiệu chủ quan vừa thể hiện đặc điểm của dấu hiệu
khách quan; vừa thể hiện mức độ liên kết về mặt chủ quan vừa thể hiện mức độ
phân hóa vai trò, nhiệm vụ cụ thể về mặt khách quan của người đồng phạm.
- Về mặt khách quan: Tội phạm có tổ chức là hình thức đồng phạm có phân công
vai trò ( đồng phạm phức tạp) có kế hoạch phạm tội chi tiết, rõ ràng hoặc tuy không
có kế hoạch nhưng mỗi người đảm nhiệm một phần nhất định và chịu trách nhiệm
đối với phần việc của mình. Hay nói cách khác trong phạm tội có tổ chức, mỗi
người được giao một nhiệm vụ cụ thể và tất cả họ cùng nhau liên kết lại thực hiện
tội phạm và che dấu tội phạm. Mỗi thành viên có thể là người tổ chức, người điều
hành, người giúp sức hoặc người thực hành, họ giúp đỡ lẫn nhau, tạo điều kiện cho
nhau cùng thực hiện tội phạm.Thường trong mọi trường hợp, vị trí của người tổ
chức được đề cao, tách khỏi những người đồng phạm khác. Người tổ chức là người


nghĩ ra và điều hành các hoạt động phạm tội nên tạo ra một sự thống nhất và tinh vi
trong thực hiện tội phạm.
- Về mặt chủ quan: Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có thông mưu
trước nhưng ở mức độ cao. Giữa những người phạm tội đã thống nhất được với
nhau từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc kể cả những biện pháp lẫn tránh pháp luật,
tạo ra trong ý thức mỗi người một kế hoạch phạm tội có sự phối hợp hợp nhịp
nhàng của những người tham gia. Trong quá trình phạm tội, từ khi chuẩn bị đến khi
kết thúc, mỗi người phạm tội đều thể hiện thái độ thuần phục trước người tổ chức .
Sự thuần phục đó có thể là do kính nể, do sợ hãi hoặc do nội quy chặt chẽ, kỷ luật
nghiêm khắc đối với những tên không tuân theo mện lệnh. Mặt khác trong ý thức
chủ quan của mỗi người, mục đích phạm tội đã được hằn sâu, cho nên mỗi khi một
ý tưởng phạm tội nhằm mục đích chung được nêu ra thì những thành viên khác đều
chấp nhận nó, cùng nhau bàn bạc để đi đến phương cách thực hiện tốt nhất. Trên cơ
sở đó, khi đã bắt tay vào thực hiện tội phạm, mỗi người đều tìm cách hỗ trợ người
khác và phục vụ cho hoạt động củ mình nhằm đạt được kết quả phạm tội như mong
muốn. Đặc điểm này cho phép ta phân biệt phạm tội có tổ chức với hình thức đồng

phạm có thông mưu trước.
Trong phạm tội có tổ chức, giữa những người đồng phạm vừa có sự liên kết
chặt chẽ với nhau vừa có sự phân hóa vai trò, phân công nhiệm vụ tương đối rõ rệt,
cụ thể. Do đó, đồng phạm có tổ chức thường có các đặc điểm:
- Nhóm phạm tội được hình thành với tính lâu dài, bền vững.Trong nhóm tồn tại
quan hệ chỉ huy- phục tùng. Mỗi người đồng phạm đều chịu sự điều khiển chung
thồng nhất, đều coi và sử dụng tổ chức phạm tội như là công cụ sức mạnh trong
hoạt động phạm tội của mình.
- Trong hoạt động, nhóm phạm tội có sự chuẩn bị,chu đáo về mọi mặt cho việc thực
hiện cũng như cho việc che dấu tội phạm, cách thức thực hiện tội phạm thường tinh
vi, xảo quyệt…


- Trong phạm tội có tổ chức, vai trò của người tổ chức mang tính quyết định. Khác
với trường hợp đồng phạm có thông mưu trước chính là ở vai trò của người tổ
chức; ở đồng phạm có thông mưu trước thì những người phạm tội chỉ bàn nhau
cách thức thực hiện tội phạm còn ở phạm tội có tổ chức, người tổ chức có vị trí co
hơn những người khác, thiết kế hoạt động và chỉ huy thực hiện nó. Người tổ chức
có thể là người cầm đầu, chủ mưu hoăc chỉ huy.
Với đặc điểm như vậy, đồng phạm có tổ chức có nhiều khả năng cho phép
phạm tội liên tục, nhiều lần và gây ra những hậu quả lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn.
Để phân biệt tội phạm có tổ chức với những trường hợp đồng phạm khác,
ngày 16 -11-1988, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành nghị
quyết số 02-HĐTP/NQ hướng dẫn một số biểu hiện của sự câu kết chặt chẽ giữa
người cung thực hiện tội phạm trong trường hợp phạm tội có tổ chức. Trong thực
tế, phạm tội có tổ chức thường được xuất hiện dưới các dạng :
- Đồng phạm có tổ chức do các tổ chức phạm tội thực hiện: Các đảng phái, hội,
đoàn phản động, băng, ổ trộm, cướp….
- Phạm tội có tổ chức có thể là trường hợp những người đồng phạm đã cùng nhau
phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch thống nhất từ trước.

- Có thể là trường hợp những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần
nhưng đã tổ chức thực hiện theo một kế hoạch được tính toán kỹ càng, chu đáo, có
chuẩn bị phương tiện hoạt động và có khi còn cả chuẩn bị kế hoạch che giấu tội
phạm
Có thể nói, phạm tội có tổ chức nguy hiểm rất nhiều lần so với các trường
hợp đồng phạm thông thường khác do vậy trách nhiệm đặt ra đối với những người
tham gia cũng nghiêm khắc hơn. Trong các hình thức đồng phạm, chỉ có hính thức
phạm tội có tổ chức được Bộ luật hình sự quy định là một tình tiết tăng nặng
( Điểm a, khoản 1, Điều) hoặc là một yếu tố định khung hình phạt.


Phạm tội có tổ chức khác với người tổ chức trong vụ án có đồng phạm, vì
người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu chỉ huy việc thực hiện tội phạm, nói lên
vai trò, nhiệm vụ của một người trong một vụ án có đồng phạm, còn phạm tội có tổ
chức lại nói lên quy mô của tính chất, mức độ nguy hiểm mà tội phạm đó đã xảy ra.
Tất nhiên phạm tội có tổ chức bao giờ cũng có người tổ chức (người cầm đầu),
nhưng không phải chỉ có người tổ chức mới bị áp dụng tình tiết tăng nặng này mà
tất cả những người tham gia đều bị coi là phạm tội có tổ chức. Ví dụ: Trong vụ án
Tân Trường Sanh, có một đơn vị là Phòng chống buôn lậu thuộc Cục hải quan
thành phố Hồ Chí Minh do Phùng Long Thất là Trưởng phòng đã tổ chức nhận hối
lộ. Việc nhận hối lộ ở đây không phải do từng cá nhân thực hiện mà là do Phòng
thực hiện, người đưa hối lộ cũng không đưa cho một cá nhân nào mà đưa chung
cho cả Phòng, Phòng cử người nhận tiền hàng ngày, nộp vào “quỹ” của phòng và
chia cho tất cả cán bộ, nhân viên trong Phòng theo phương thức: người có chức vụ
càng cao thì được chia nhiều hơn người có chức vụ thấp; người có thời gian công
tác ở Phòng lâu hơn được chia nhiều hơn; có người không tham gia vào quá trình
nhận và chia tiền, mà chỉ biết Phòng có chủ trương nhận tiền của chủ hàng và được
chia tiền, nhưng họ đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ với tình
tiết “có tổ chức”.
II. Thực tiễn về đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức ở Việt Nam hiện

nay
1.Một số tồn tại và hạn chế trong việc phòng chống tội phạm có tổ chức hiện
nay
Theo báo cáo của Bộ công an cho thấy: trong 10 năm qua, các lực lượng
chức năng của Bộ công an từ trung ương đến địa phương đã phát hiện, khởi tố, điều
tra 1.260 vụ án hoạt động có tổ chức, xuyên quốc gia và có yếu tố nước ngoài; bắt
giữ 2.041 bị can bị bắt giữ.


Tại Việt nam, tội phạm có tổ chức xảy ra khá đa dạng bao gồm cả tội xâm
phạm an ninh quốc gia và nhiều loại tội phạm hình sự khác như: Tội phạm mua bán
người Việt Nam ra nước ngoài; các tội phạm về ma túy; sản xuất và mua bán tiền
giả, hàng giả; lừa đảo chiếm đoạt tài sản, sử dụng công nghệ cao; tổ chức đánh bạc;
gá bạc, tổ chức mại dâm...
Trong thực tiễn xét xử cho thấy chưa có quan niệm thống nhất về phạm tội có
tổ chức, lẫn lộn giữa hình thức đồng phạm đặc biệt này với các dạng đồng phạm
khác, dẫn đến việc định tội danh, định khung hình phạt không chính xác, vi phạm
nguyên tắc pháp chế và công bằng trong luật hình sự.
Các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về các tội phạm có dấu hiệu “có tổ
chức” chưa đáp ứng được yêu cầu đó. Các quy định của Bộ luật hình sự mới chỉ
cho phép đấu tranh chống các tổ chức tội phạm thông qua việc đấu tranh chống các
tội phạm do các tổ chức đó thực hiện. Bộ luật hình sự hiện hành chưa tạo cơ sở
pháp lí để đấu tranh trực tiếp và ngăn chặn kịp thời sự hình thành và tồn tại của các
tổ chức tội phạm. Vì vậy, Bộ luật hình sự nên có thêm quy định coi những hành vi
thành lập, tham gia hoặc hỗ trợ tổ chức có mục đích thực hiện tội phạm là tội phạm.
Bộ luật hình sự không nên chỉ dừng lại ở việc quy định hoạt động thành lập hoặc
tham gia tổ chức tội phạm đặc biệt như tổ chức nhằm lật đổ chính quyền dân chủ
nhân dân mới là tội phạm.
Trách nhiệm hình sự đối với đồng phạm nói chung và phạm tội có tổ chức nói
riêng cũng chưa được cụ thể hóa trong Bộ luật hình sự Việt Nam.

Pháp luật hình sự Việt Nam cũng không có quy định riêng về quyết định hình
phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức ngoài các quy định về quyết định hình
phạt trong đồng phạm. Chính vì thế, các quy định về quyết định hình phạt trong
trường hợp đồng phạm cũng chính là những quy định được áp dụng để quyết định
hình phạt trong trường hợp phạm tội có tổ chức.


Do nhận thức về bản chất pháp lý của khái niệm phạm tội có tổ chức còn chưa
thống nhất, nên một số Tòa án đã phạm sai lầm khi kết luận đồng phạm có thông
mưu trước thông thường là phạm tội có tổ chức hoặc ngược lại vụ án có tổ chức lại
kết luận là đồng phạm thông thường. Hoặc có những bản án tuy không có dấu hiệu
sai phạm về mặt áp dụng pháp luật, nhưng việc quy định chưa rõ ràng về tình tiết
phạm tội có tổ chức tại khoản 3 Điều 20 BLHS 1999 và khoản 2 Điều 17 BLHS
2015 phần chung Bộ luật hình sự sẽ cho thấy sự bất hợp lý giữa việc áp dụng pháp
luật hình sự vào thực tiễn là chưa phản ánh chính xác được “tính có tổ chức” của vụ
án, chưa rõ ràng của sự “câu kết chặt chẽ” theo tinh thần điều luật quy định về
phạm tội có tổ chức, cũng như trong nhiều trường hợp chưa phân định rõ được vai
trò trong các vụ án phạm tội có tổ chức cho nên việc quyết định hình phạt đối với
các bị cáo nhiều khi bị đánh đồng, chưa lượng hóa được hình phạt phù hợp với vai
trò và các tình tiết của vụ án đối với từng bị can.
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên là do: a) văn bản hướng dẫn
thi hành các quy định phạm tội có tổ chức còn chưa rõ ràng; b) trình độ, nhận thức
và năng lực xét xử của một số thẩm phán còn hạn chế, một số chánh án chưa nắm
nhanh và kịp thời tình hình; c) công tác tổ chức và phối hợp giữa các cơ quan tiến
hành tố tụng đôi khi chưa thống nhất.
2. Một số giải pháp, kiện nghị hoàn thiện các quy định pháp luậtt về phạm tội
có tổ chức và biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức ở Việt
Nam
Thứ nhất, Nhà nước cần sớm ban hành Luật Bảo vệ nhân chứng, bảo vệ
quyền lợi, tính mạng, sức khỏe cho những người dân khi họ phối hợp, cộng tác,

giúp đỡ các cơ quan pháp luật trong đấu tranh chống tội phạm. Bên cạnh đó, cần có
chính sách cụ thể về khen thưởng vật chất, tinh thần để khuyến khích họ, quy định
rõ trách nhiệm của các cơ quan tiếp nhận tin về bí mật thông tin, có trách nhiệm
bảo vệ người tố giác tội phạm. Để làm được việc này Nhà nước cần dành một


khoản kinh phí nhất định cho việc bảo vệ nhân chứng, lực lượng công an cũng phải
có những đơn vị chuyên trách bảo vệ nhân chứng để bảo vệ họ khi cần thiết. Có
như vậy, dân mới tin, mới mạnh dạn hợp tác với công an trong cuộc đấu tranh đầy
nguy hiểm này.

Nhà nước nghiên cứu và ban hành Luật Đấu tranh chống tội phạm có tổ chức
như nhiều nước đã làm, trong đó cần có những biện pháp trừng trị những kẻ là
thành viên của các tổ chức tội phạm, dù mới chỉ tham gia tổ chức, chưa trực tiếp
thực hiện những hành vi phạm tội. Đây là công cụ hữu hiệu nhất vừa để phòng
ngừa, ngăn chặn những biểu hiện nhen nhóm câu kết thành những băng nhóm với
mục đích phạm tội, vừa để trừng trị một cách nghiêm khắc những kẻ cố tình tham
gia tổ chức, những kẻ cầm đầu, chỉ huy mà khó tìm thấy chứng cứ phạm tội của
chúng.
Thứ hai, đấu tranh chống tội phạm có tổ chức, đặc biệt là tội phạm có tổ
chức xuyên quốc gia đòi hỏi phải có lực lượng có tính chuyên môn cao, những cán
bộ giỏi về nghiệp vụ, hiểu biết sâu cả về luật pháp của Việt Nam và quốc tế, có
trình độ ngoại ngữ và giàu kinh nghiệm hợp tác quốc tế đấu tranh chống tội phạm,
tâm huyết và nghiêm túc trong công việc. Vì vậy, cần nghiên cứu thành lập lực
lượng chuyên trách chống tội phạm có tổ chức và tội phạm xuyên quốc gia với quy
mô tổ chức đủ mạnh cả về lượng và chất ở Bộ Công an và công an các tỉnh, các
thành phố trọng điểm. Lực lượng này, bên cạnh trình độ nghiệp vụ và luật pháp tinh
thông, cần được trang bị những phương tiện nghiệp vụ hiện đại, được huấn luyện
kỹ năng sử dụng có hiệu quả các phương tiện này.
Các tổ chức tội phạm chỉ tồn tại được lâu dài ở một địa bàn nếu có sự dung túng,

tiếp tay của những người có quyền lực trong cơ quan nhà nước ở địa bàn. Vì vậy,
bên cạnh việc tăng cường sự giáo dục cán bộ chiến sĩ nâng cao ý thức, trách nhiệm,
không để bọn tội phạm mua chuộc, lợi dụng, Nhà nước cần nghiên cứu, có chế độ


đãi ngộ tốt hơn, có đủ kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động trinh sát, điều tra cho lực
lượng trực tiếp đối đầu với loại tội phạm nguy hiểm này.
Thứ ba, trong công tác xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh tiếp tục kiện toàn đội
ngũ lãnh đạo, thẩm phán, cán bộ các Tòa chuyên trách, phòng nghiệp vụ và Tòa án
cấp huyện. Cùng với việc củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, , công chức toàn
ngành. Công tác Hội thẩm được lãnh đạo Toà án nhân dân tỉnh chú trọng. Tổ chức
tập huấn nghiệp vụ xét xử án hình sự và trang bị tài liệu, trang phục cho Hội thẩm
nhân dân hai cấp. Công tác quản lý kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động
của Tòa án nhân dân hai cấp cần được thực hiện tốt. Tiếp tục thực hiện đổi mới thủ
tục tranh tụng tại phiên tòa theo hướng thực chất, đảm bảo dân chủ, công khai,
đúng quy định của pháp luật.

KẾT LUẬN
Thông qua việc phân tích các dấu hiệu pháp lý hình sự, các đặc điểm và bản
chất về phương diện lý luận cũng như thực tiễn áp dụng, luận văn góp phần vào
việc xác định đúng đắn những điều kiện cụ thể của các trường hợp phạm tội cụ thể
trong thực tiễn xét xử, đồng thời đưa ra những kiến nghị hoàn thiện các quy định
của Bộ luật hình sự Việt Nam về phạm tội có tổ chức ở khía cạnh lập pháp, cũng
như việc áp dụng thống nhất trong thực tiễn xét xử trên cả nước, qua đó nâng cao
hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và phạm tội có tổ
chức nói riêng ở nước ta hiện nay.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình luật Hình sự Việt Nam (phần chung), Trường Đại học Kiểm Sát Hà

Nội, nxb chính trị quốc gia
2.Bộ Luật Hình sự Việt Nam 1999( sửa đổi bổ sung năm 2009), nxb lao động
3.Bộ Luật Hình sự Việt Nam 2015, nxb lao động
4. Trương Công Bình, phạm tội có tổ chức theo luật hình sự Việt Nam, luận văn
thạc sĩ.
5.Thạc sĩ Nguyễn Xuân Nhật Thủy, phạm tội có tổ chức là một hình thức
/>6. Trần Hữu Ứng, PGS, TS, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm, Bộ Công an, đấu tranh
phòng chống tội phạm có tổ chức, />


×