Tải bản đầy đủ (.pptx) (16 trang)

VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ VÍ DỤ MINH HỌA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.24 MB, 16 trang )

Business

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

NGƯỜI THUYẾT TRÌNH: BÙI THỊ THOA


NỘI DUNG
01

KHÁI NIỆM VI PHẠM PHÁP LUẬT

03

CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH

02

DẤU HIỆU VI PHẠM PHÁP LUẬT

04

XÁC ĐỊNH VÍ DỤ CỤ THỂ


01
KHÁI NIỆM VI PHẠM PHÁP LUẬT


Vi phạm pháp luật là cơ sở nảy sinh trách nhiệm pháp
lí. Khơng có vi phạm pháp luật thì khơng có trách


nhiệm pháp lí. Trách nhiệm pháp lí liên quan tới việc
áp dụng cưỡng chế nhà nước đối với những cá nhân
hay tổ chức vi phạm pháp luật.


2. Dấu hiệu của vi phạm pháp luật

Vi phạm pháp luật là hành vi của các cá
nhân hoặc tổ chức cụ thể được thể hiện
dưới dạng hành động hay không hành
động.

Vi phạm pháp luật là hành vi
trái pháp luật.

Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi.

Vi phạm pháp luật là hành vi
gây thiệt hại cho xã hội.

Vi phạm pháp luật là hành vi theo
quy định của pháp luật phải bị
trừng phạt.


03

Các yếu tố cấu thành
vi phạm pháp luật



Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
- Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là toàn bộ
những dấu hiệu bên ngồi của nó gồm hành vi vi
phạm pháp luật, hậu quả của hành vi và mối quan hệ
nhân quả giữa chúng.
- Dấu hiệu cần thiết trong mặt khách quan của vi
phạm pháp luật là tồn tại quan hệ nhân quả giữa hành
vi và hậu quả của nó.


Khách thể của vi phạm
pháp luật
Khách thể của vi phạm pháp luật là các quan hệ xã hội được
pháp luật điều chỉnh và bảo vệ bị hành vi vi phạm pháp luật xâm
hại tới và gây ra các thiệt hại hoặc đe dọa trực tiếp gây thiệt hại.


Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật

Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật
gồm yếu tố lỗi và các yếu tố có liên
quan đến lỗi là động cơ, mục đích của
chủ thể thực hiện vi phạm pháp luật.

Lỗi được thể hiện dưới hai hình thức:
cố ý và vơ ý. Lỗi có ý có thể là cố ý
trực tiếp và cố ý gián tiếp. Lỗi vơ ý có
thể là vơ ý do quá tự tin hoặc vô ý do
cẩu thả.



Chủ thể của vi phạm pháp luật
01

02

Đó là cá nhân hoặc tổ chức thực hiện vi phạm pháp luật.
Hành vi trái pháp luật có lỗi mới là hành vi phạm pháp luật vì
vậy chủ thể của vi phạm pháp luật phải là người có năng lực
hành vi.

Năng lực hành vi trách nhiệm pháp lí của con người phụ
thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và tùy theo từng
loại trách nhiệm pháp lí năng lực hành vi đó được pháp
luật quy định cụ thể.


04
XÁC ĐỊNH VÍ DỤ CỤ THỂ CÁC YẾU TỐ
CẤU THÀNH VI PHẠM PHÁP LUẬT


BÀI 1: 
Trưa 3/12/2020, Công an TP HCM họp báo công bố khởi tố vụ án Làm lây lan
dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo Điều 240 BLHS 2015.
Động thái tố tụng này được đưa ra sau khi nam tiếp viên hàng không Vietnam
Airlines - "Bệnh nhân 1342", đã vi phạm nghiêm trọng quy định cách ly, làm lây
lan nCoV cho 3 người. Anh này bị cáo buộc vi phạm quy định tại khu cách ly
riêng của Vietnam Airlines, sau đó tiếp tục vi phạm quy định cách ly khi được cho

về nhà.
"Bệnh nhân 1342" cũng khiến hai trường hợp ở quận 6 nhiễm Covid-19 là bé trai
một tuổi - "bệnh nhân 1348" và nữ học viên Trung tâm Anh ngữ Key English, 28
tuổi - "bệnh nhân 1349".


* Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
- Hành vi vi phạm pháp luật:
+ Vi phạm nghiêm trọng quy định cách ly, làm lây lan dịch bệnh cho người khác.
+ Vi phạm quy định tại khu cách ly riêng của Vietnam Airlines
+ Vi phạm quy định cách ly khi được cho về nhà.
- Hậu quả của vi phạm pháp luật: làm lây nhiễm dịch bệnh đến người khác, gián tiếp gây ảnh hưởng đến tính
mạng của người khác, cụ thể là làm lây lan nCoV cho 3 người, khiến hai người ở quận 6 nhiễm Covid -19 là bé
trai một tuổi - "bệnh nhân 1348" và nữ học viên Trung tâm Anh ngữ Key English, 28 tuổi - "bệnh nhân 1349".
* Khách thể của vi phạm pháp luật:
- 3 người bị nhiễm nCoV
- Bé trai một tuổi - “bệnh nhân 1348”
- Nữ học viên Trung tâm Anh ngữ Key English, 28 tuổi - "bệnh nhân 1349".
* Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật: lỗi cố ý gián tiếp, gây gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính
mạng của người khác cụ thể là bệnh nhân 1342 sau khi đã vi phạm quy định tại khu cách ly riêng của Vietnam
Airlines thì sau đó lại tiếp tục vi phạm quy định cách ly khi được cho về nhà.
* Chủ thể của vi phạm pháp luật: nam tiếp viên hàng không Vietnam Airlines - "Bệnh nhân 1342"


BÀI 2: 
- Chị Thanh (40 tuổi, khơng chồng), có quan hệ với anh Lê Mạnh H (đã có vợ),
và sinh được một đứa con (cháu Minh). Sau khi chấm dứt quan hệ với anh H,
chị luôn bị một người tên Đỗ Thị Kim Duân (43 tuổi) - vợ của H, gọi điện thoại
chửi mắng
- Ngày 06/11/2009, Duân đến nhà chị Thanh (Đông Anh, Hà Nội). Tại đây,

Duân xin được bế đứa trẻ, chị Thanh đồng ý. Lấy cớ nghe điện thoại, Duân bế
cháu xuống bếp và dùng chiếc kim khâu lốp dài 7cm mang theo đâm vào đỉnh
thóp đầu cháu. Sợ bị phát hiện, Duân lấy mũ đậy vết đâm lại, nhưng máu chảy
quá nhiều, cháu khóc thét lên nên bị mọi người phát hiện. Sau khi đưa đi cấp
cứu, cháu Minh (40 ngày tuổi) qua đời.
- Duân (sinh năm 1974, Đơng Anh, Hà Nội) khơng có bệnh về thần kinh, chưa
có tiền án, là một người làm ruộng.


Xác định các yếu tố cấu thành vi phạm
pháp luật
* Mặt khách quan của vi phạm pháp luật:
- Các hành vi vi phạm pháp luật:
+ Duân bế cháu xuống bếp và dùng chiếc kim
khâu lốp dài 7cm mang theo đâm vào đỉnh thóp
đầu cháu.
+ Sợ bị phát hiện, Duân lấy mũ đậy vết đâm lại.
- Hậu quả của vi phạm pháp luật: gây thiệt hại
đến tính mạng, cụ thể là cháu Minh qua đời.

* Khách thể của vi phạm pháp luật: cháu Minh - con
của chị Thanh và anh H
* Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật: lỗi cố ý trực
tiếp gây thiệt hại tính mạng của người khác cụ thể là
+ Duân lấy cớ nghe điện thoại và đã xuống bếp thực
hiện hành vi vi phạm pháp luật của mình.
+ Sau khi thực hiện xong, sợ bị phát hiện Duân đã cố ý
lấy mũ đậy vết đâm lại
* Chủ thể của vi phạm pháp luật: Đỗ Thị Kim Duân



Thanks!
Do you have any questions?

Credits: This presentation template was created
by Slidesgo, including icons by Flaticon, and
infographics & images by Freepik



×