Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

đáp án + đề thi lí thuyết tốt nghiệp khóa 2 - quản trị mạng máy tính - mã đề thi qtmmt - lt (5)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.63 KB, 7 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 2 (2008 - 2011)
NGHỀ:QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đề số: QTMMT - LT 05
Hình thức thi: Viết
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề thi)
ĐỀ BÀI
I. PHẦN BẮT BUỘC (7 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm)
Trình bày các thành phần cơ bản về phần cứng máy tính? Nêu đặc điểm
của từng thành phần?
Câu 2: (2,0 điểm)
Địa chỉ IP là gì? Trình bày địa chỉ IP lớp A, lớp B, lớp C? Cho biết số
mạng con tối đa và số host tối đa trong mỗi mạng con của mỗi lớp?
Câu 3: (3,5 điểm)
Trình bày chức năng của Router? Router thực hiện tìm đường đi cho một
gói tin qua mạng như thế nào? Vẽ và trình bày bảng chọn đường cho ba
liên mạng (sử dụng bộ chọn đường Router để kết nối các mạng).
II. PHẦN TỰ CHỌN (3 điểm)
Phần này do từng Trường tổ chức thi tốt nghiệp tự chọn nội dung để đưa
vào đề thi, với thời gian làm bài 50 phút và số điểm của phần tự chọn
được tính 3 điểm.
,ngày tháng năm
Chú ý: Thí sinh không được phép sử dụng tài liệu, Cán bộ coi thi không giải
thích gì thêm
DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TN TIỂU BAN RA ĐỀ THI
Trang:1/ 7
DANH SÁCH CHUYÊN GIA NGHỀ QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH
STT HỌ VÀ TÊN GHI CHÚ ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC KÝ TÊN


1. Nguyễn Văn Hưng Chuyên gia trưởng Trường CĐN Đà Nẵng
2. Nguyễn Thị Thúy Quỳnh Chuyên gia Trường CĐ Công
nghiệp Nam Định
3. Thái Quốc Thắng Chuyên gia Trường CĐN Đồng
Nai
4. Văn Duy Minh Chuyên gia Trường CĐ Cộng
Động Hà Nội
5. Bùi Văn Tâm Chuyên gia Trường CĐN GTVT
TW2
6. Nguyễn Anh Tuấn Chuyên gia Trường CĐN Việt
Nam Singapor
7. Trần Quang Sang Chuyên gia Trường CĐN TNDT
Tây Nguyên
Trang:2/ 7
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐÁP ÁN
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 2 (2008 - 2011)
NGHỀ:QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đề số: QTMMT_LT05

u
Nội dung Điểm
I. Phần bắt buộc
1 Trình bày các thành phần cơ bản về phần cứng máy
tính?
+ Khối xử lí trung tâm (CPU -Central processing Unit)
+ Bộ nhớ trong RAM, ROM
+ Bộ nhớ ngoài : Đĩa cứng, đĩa mềm, USB, CD, …

+ Các thiết bị nhập: bàn phím, chuột,
+ Các thiết bi xuất : Màn hình, máy in
0,25 điểm
Nêu đặc điểm của các thành phần?
• Khối xử lý trung tâm:
Có thể nói CPU là bộ chỉ huy của máy tính. Nó có
nhiệm vụ thực hiện các phép tính số học và logic đồng thời
điều khiển các quá trình thực hiện lệnh. CPU có các bộ phận
chính đó là:
− Khối tính toán số học và logic
((ALU = Arithmetic logic Unit)
− Khối điều khiển (CU = Control
Unit)
− Thanh ghi (Register)
− Đồng hồ
• Bộ nhớ trong:
Bộ nhớ trong (bộ nhớ trung tâm) là bộ nhớ chứa
chương trình và số liệu. Nó gắn liền với CPU để CPU có thể
làm việc được ngay.
− Ô nhớ, địa chỉ ô nhớ và dung lượng
bộ nhớ.
− Bus
− RAM (Random Access Memory)
− ROM (Read Only Memory)
• Bộ nhớ ngoài:
Bộ nhớ ngoài hay còn gọi là bộ nhớ phụ (Auxiliary
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Trang:3/ 7

Storage) là các thiết bị lưu trữ thông tin khối lượng lớn nên
nó còn được gọi là bộ nhớ lưu trữ dung lượng lớn. Khi máy
cần dùng dữ liệu, thông tin nào thì nó được tải lên bộ nhớ để
làm việc nhanh hơn.
Bộ nhớ ngoài điển hình nhất là:
− Đĩa mềm (Flopy Disk)
− Đĩa cứng (Hard disk)
USB, CD, …
• Các thiết bị vào-ra(Input device – Output device):
Các thiết bị vào - ra có thể coi là các bộ phận để trao
đổi thông tin giữa người và máy, máy với máy. Một máy
tính có thể có nhiều thiết bị vào – ra.
+ Thiết bị vào : được dùng để cung cấp dữ liệu cho bộ vi xử
lý, thông dụng là bàn phím (Keyboard), con chuột (Mouse),
máy quét (Scaner)
+ Thiết bị ra : là phần đưa ra các kết quả tính toán, đưa ra
các thông tin cho con người biết các thiết bị ra thông dụng
là màn hình (Monitor), máy in (Printer), máy vẽ (Ploter)
0,5 điểm
2 Địa chỉ IP là gì?
Sơ đồ địa chỉ hoá để định danh các trạm (host) trong liên
mạng được gọi là địa chỉ IP. Mỗi địa chỉ IP có độ dài 32
bits (đối với IP4) được tách thành 4 vùng (mỗi vùng 1
byte), có thể được biểu thị dưới dạng thập phân, bát phân,
thập lục phân hoặc nhị phân. Cách viết phổ biến nhất
là dùng ký pháp thập phân có dấu chấm để tách giữa các
vùng. Mục đích của địa chỉ IP là để định danh duy nhất
cho một host bất kỳ trên liên mạng.
0,5 điểm
Trình bày địa chỉ IP lớp A, lớp B, lớp C? Cho biết số

mạng con tối đa và số máy tối đa trong mỗi mạng con
của mỗi lớp?
+ Địa chỉ lớp A: địa chỉ lớp A được sử dụng cho các mạng
có số lượng máy trạm lớn, địa chỉ lớp A có các đặc điểm
như sau:
- Bít cao nhất có giá trị bằng 0
- Byte cao nhất sử dụng làm địa chỉ mạng, 3 byte còn
lại được sử dụng làm địa chỉ máy
- Số mạng con tối đa của lớp A là: 2
7
-2=126 mạng con
- Mỗi mạng con của lớp A có khả năng quản lý được:
(2
24
-2) host (1.0.0.0 đến 127.255.255.255)
+ Địa chỉ lớp B: địa chỉ lớp B được sử dụng cho các mạng
0,5 điểm
0,5 điểm
Trang:4/ 7
có số lượng máy trạm trung bình, địa chỉ lớp B có các đặc
điểm như sau:
- Bít cao nhất có giá trị bằng 10
- 2 Byte cao nhất sử dụng làm địa chỉ mạng, 2 byte còn
lại được sử dụng làm địa chỉ máy
- Số mạng con tối đa của lớp B là: 2
14
-2=16382 mạng
con
- Mỗi mạng con của lớp B có khả năng quản lý được:
2

16
-2 = 65534 host (128.0.0.0 đến 191.255.255.255)
+ Địa chỉ lớp C : được sử dụng cho các mạng có số lượng
máy trạm ít, địa chỉ lớp C có các đặc điểm như sau:
- Bít cao nhất có giá trị bằng 110
- 3 Byte cao nhất sử dụng làm địa chỉ mạng, 1 byte còn
lại được sử dụng làm địa chỉ máy
- Số mạng con tối đa của lớp C là: 2
21
-2=2097150 mạng
con
- Mỗi mạng con của lớp C có khả năng quản lý được:
2
8
-2 = 254 host (192.0.0.0 đến 223.255.255.255)
0,5 điểm
3 Trình bày chức năng của Router?
- Router là một thiết bị hoạt động trên tầng mạng, nó
có thể tìm được đường đi tốt nhất cho các gói tin qua
nhiều kết nối để đi từ trạm gửi thuộc mạng đầu đến
trạm nhận thuộc mạng cuối.
- Router có thể được sử dụng trong việc nối nhiều
mạng với nhau và cho phép các gói tin có thể đi theo
nhiều đường khác nhau để tới đích.
- Router tiếp nhận và xử lý các gói tin gửi đến nó
+ Router có phụ thuộc giao thức: Chỉ thực hiện
việc tìm đường và truyền gói tin từ mạng này sang
mạng khác chứ không chuyển đổi phương cách
đóng gói của gói tin cho nên cả hai mạng phải dùng
chung một giao thức truyền thông.

+ Router không phụ thuộc vào giao thức: có thể
chuyển đổi gói tin của giao thức này sang gói tin
của giao thức kia, có thể chia nhỏ một gói tin lớn
thành nhiều gói tin nhỏ trước truyền trên mạng.
0,5 điểm
0,5 điểm
Router thực hiện tìm đường đi cho một gói tin qua mạng
như thế nào?
- Khi một trạm muốn gửi gói tin qua Router thì nó phải 0,5 điểm
Trang:5/ 7
gửi gói tin với địa chỉ trực tiếp của Router (Trong gói
tin đó phải chứa các thông tin khác về đích đến) và
khi gói tin đến Router thì Router mới xử lý và gửi
tiếp.
- Khi xử lý một gói tin Router phải tìm được đường đi
của gói tin qua mạng. Để làm được điều đó Router
phải tìm được đường đi tốt nhất trong mạng dựa trên
các thông tin nó có về mạng, thông thường trên mỗi
Router có một bảng chỉ đường (Router table). Dựa
trên dữ liệu về Router gần đó và các mạng trong liên
mạng, Router tính được bảng chỉ đường (Router
table) tối ưu dựa trên một thuật toán xác định trước.
0,5 điểm
Vẽ và trình bày bảng chọn đường cho ba liên mạng (sử
dụng bộ chọn đường Router để kết nối các mạng).
• Vẽ bảng chọn đường cho 3 mạng có đánh số các IP cho
Router và cho các máy tính trong từng mạng LAN
riêng:
Trong mô hình này, các mạng LAN 1, LAN 2, LAN 3
và mạng Internet được nối lại với nhau bằng 3 router R1,

R2 và R3
• Trình bày các bảng chọn đường cho các Router 1, 2, 3
Trang:6/ 7
R1 - Routing
TableDestinationNext
HoLAN 1LocalLAN
2LocalLAN 3R2
R2 - Routing
TableDestinationNext
HoLAN 1R 1LAN
2LocalLAN 3R3
R3 - Routing
TableDestinationNext
HoLAN 1R2LAN
2R2LAN 3Local
0,75
điể
m
0,75
điể
m
II.
P
1
2

Cộng (II) 3 điểm
Tổng cộng (I+II)10 điểm
……., ngày… tháng,… năm……
………………………… Hết………………………

Trang:7/ 7

×