Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.07 KB, 31 trang )

KINH TẾ ĐẦU TƯ
Đề tài : Đề tài: Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài
sản vô hình trong doanh nghiệp.
Nhóm 9: _ Giang Văn Phương
_ Đào Tuấn Trung
_ Vũ Trung Kiên
_ Nguyễn Quang Huy
_ Nguyễn Văn Học
A- MỞ ĐẦU
Sau hơn 11 năm ,với 200 cuộc đàm phán gia nhập WTO (tổ chức thương mại
thế giới) ,cuối cùng vào ngày 7-11 thì Việt Nam đã chính thức được công nhận là
thành viên thứ 150 của tổ chức này.Sự kiện này không chỉ mang lại thành công về
mặt thương mại ,ngoại giao mà còn đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế
Việt Nam kể từ sau khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới.
Đóng góp vào sự tăng trưởng ngoạn mục đó, hoạt động đầu tư trong các doanh
nghiệp ở mọi thành phần kinh tế có vai trò quan trọng nhất. Tuy nhiên, trong những
năm qua, do tàn dư nhận thức của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp
trước đây, hoạt động đầu tư trong các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế: tập
trung đầu tư hướng vào phát triển theo chiều rộng, hướng vào thị trường trong nước,
chưa chú trọng đầu tư theo chiều sâu, hướng về xuất khẩu. Đặc biệt cơ cấu đầu tư vào
tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong các doanh nghiệp còn nhiều điểm bất hợp lý và
mất cân đối. Trong mối tương quan với hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình, hoạt
động đầu tư vào tài sản vô hình chưa được quan tâm đúng mức. Thực trạng đó đã gây
nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập vào nền kinh
tế toàn cầu.Muốn cạnh tranh được với các thành viên khác trong WTO thì chúng ta cần
phải có những mục tiêu và hướng đi phù hợp.
Chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình
và tài sản vô hình” mong muốn đóng góp, làm hoàn thiện hơn hệ thống tư duy lý luận
về hoạt động đầu tư phát triển trong nền kinh tế nói chung và trong các doanh nghiệp
nói riêng trong thời đại mới.
Trong quá trình nghiên cứu tất nhiên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.Mong thầy


cô đóng góp ý kiến để chúng em có thể hoàn thiện hơn.

B - NỘI DUNG

CHƯƠNG I -NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VAO
TSHH,TSVH VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VÀO TSHH VÀ TSVH
1 ) ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH (TSHH )
1.1 ) Lý luận chung về TSHH
 Khái niệm :Tài sản hữu hình là những tài sản có hinh thái vật chất,co đủ
điều kiện của tài sản cố định về giá trị và thời gian sử dụng theo quy định
trong chế độ quản lí tài chính hiện hành như các tài sản hiệm vật cụ thể như
là nhà xưởng,máy móc thiết bị ,phương tiện vận tải,vật liệu kiến trúc , đất
canh tác , đất xay dựng…
 Phân loại :Nhà cửa, vật kiến trúc: là tài sản cố định của doanh nghiệp hình thành
sau quá trình thi công xây dựng như: trụ sở làm việc, nhà xưởng, nhà kho, hàng rào, bể,
tháp nước, sân bãi, các công trình cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, đường sắt, cầu
tàu, cầu cảng…
- Máy móc thiết bị: bao gồm các loại máy móc thiết bị dùng trong sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp như: máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyền công
nghệ, những máy móc đơn lẻ…
- Phương tiện vận tải thiết bị truyền dẫn: là các phương tiện vận tải gồm phương tiện
vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị
truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải…
- Thiệt bị, dụng cụ dùng trong quản lý: gồm các thiết bị dụng cụ dùng cho công tác
quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thiết bị dụng cụ đo lường, kiểm tra
chất lượng, máy vi tính, máy photocopy, máy hút bụi, hút ẩ
- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm như: vườn cà phê, vườn chè,
vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh…; súc vật làm việc ( voi, bò,
ngựa cày kéo…) và súc vật nuôi để lấy sản phẩm ( bò sữa, súc vật sinh sản…).
- Tài sản hữu hình khác: bao gồm những tài sản cố định mà chưa được quy định,

phản ánh vào các loại trên ( tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn, kĩ
thuật…)
nghiệp
Tài sản hữu hình thường chiếm một tỉ trọng khá lớn trong tổng tài sản của
doanh nghiệp đồng thời có ý nghĩa cực kì quan trọng. Nó tác động trực tiếp vào đối
tượng sản xuất để tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp. Vì vậy vấn đề đầu tư vào tài
sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp là mục tiêu trước mắt và lâu dài cho quá
trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiep
1.2 )Lý luận chung về đầu tư vào TSHH
 Khái niệm đầu tư : Đầu tư là việc bỏ vốn hoặc chi dùng vốn cùng với
các nguồn lực khác trong hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó(tạo
ra hoặc khai thác một tài sản) nhằm thu về các kết quả có lợi trong
tương lai
 Khái niệm về đầu tư vao TSHH:Là việc tập trung nguồn lực của doanh
nghiệp vào TSHH nhằm đạt được mục đích của doanh nghiệp trong
tương lai
 Nội dung đầu tư vào TSHH :
 Xây dựng hệ thống kho tàng,nhà xưởng:
Nếu căn cứ vào công dụng của kho tàng sẽ có kho nhập,kho chuẩn bị,kho trung
gian và kho xuất.Thường thường doanh nghiệp phải xây dưng không chỉ kho nhập
mà phỉa xây dựng cả kho chuẩn bị,kho trung gian và kho xuất nguyên vật liệu.Kho
nhập chứa các loại nguyên vật liệu mua vào và cần thiết được bố trí ở vị trí trước
và gần với khâu sản xuất.Kho chuẩn bị được bố trí như những nơi làm việc nhất
định hoàn toàn phụ thuộc vào yêu cầu sơ chế nguyên vật liệu trước khi đưa vào sản
xuất.Kho trung gian cần cho các loại sản phẩm dở dang và bán thành phẩm ở mức
độ khác nhau nằm trên dây chuyền sản xuất.Kho xuất thành phẩm chuẩn bị thành
phẩm xuất cho nơi sử dụng.Kho xuất nằm ở cuối dây chuyền sản xuất và thường
gắn với bộ phận tiêu thụ.
Doanh nghiệp căn cứ vào không gian phân bố.Căn cứ vào không gian phân bố có
hình thức kho tập trung và phân tán.Kho tập trung là hình thức tổ chức ở một

doanh nghiệp một kho lớn cho mọi nghuyên vật liệu lưu kho .Với hình thức xây
dựng kho tập trung sẽ giảm được chi phí kinh doanh xây dựng .quản trị kho táng so
với hình thức xây dựng kho phân tán nhờ giảm khối lượng công việc xây dựng.lao
động quản trị và hợp lí hoá khâu bố trí hang hoá trong kho cũng như sử dụng thiết
bị vận chuyển bảo vệ kho tàng…
Xác định lượng kho cũng như địa điểm đặt kho tối ưư trong hệ thống kho tàng
phân tán sẽ đặc biệt có ý nghĩa với các doanh nghiệp thương mại ,các doanh
nghiệp sản xuất đòi hỏi phải mua nguyên vật liệu và tổ chức sản xuất bán hàng
trên địa bàn rộng.
 Đầu tư vào cở vật chất kỹ thuật và ứng dụng thiết bị kỹ thuật:
Công cụ lao động là phương tiện mà con người sử dụng để tác động vào đối
tượng lao động .Quá trình phát triển sản xuất luôn gắn liền với quá trình phát triển
công cụ lao động .Sự phát triển của công cụ lao động gắn bó chặt chẽ với quá trình
tăng năng suất lao động ,tăng sản lượng ,chất lượng sản phẩm và hạ giá thành .Như
thế cơ sở vật chất kỹ thuật là nhân tố hết sức quan trọng tạo ra tiềm năng tăng năng
suất lao động ,chất lượng và tăng hiệu quả kinh doanh.Chất lượng hoạt động của
các doanh nghiệp chịu tác động mạnh mẽ của trình độ kỹ thuật ,cơ cấu ,tính động
bộ của máy móc thiết bị.
Nhiều doanh nghiệp nước ta hiện nay có cơ sở vật chất kỹ thuật ,trang thiết bị còn
hết sức yếu kém ,máy móc thiết bị sản xuất vừa lạc hậu vừa không đồng bộ. Đồng
thời trong những năm qua việc quản trị sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật cũng không
được chú trọng nên nhiều doanh nghiệp không sử dụng và phát huy hết năng lực
sản xuất hiện có của mình.
 Bảo dưỡng và sửa chữa:
Là hoạt động càn thiết cho mọi doanh nghiệp vừa mới xây dựng và còn đang hoạt
động.Mọi yếu tố cấu thành doanh nghiệp bao gồm mặt bằng ,nhà xưởng ,vật kiến
trúc ,máy móc thiết bị,phương tiện vận tải ,hệ thống xử lý chất thải ….cần được
bảo dưỡng và sửa chữa.
Có thể phân loại kỹ thuật bảo dưỡng và sửa chữa thành các nhiệm vụ chính và phụ
:

 Nhiệm vụ chính : bảo dưỡng và sửa chữa mặt bằng ,nhà xưởng ,vật
kiến trúc …
 Bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị hiện có ,kiểm tra vệ sinh và tra
dầu mỡ máy móc thiết bị ,thay đổi và lắp đặt mới ,phân phối năng
lượng ..
 Các nhiệm vụ là bảo đảm an toàn cho doanh nghiệp ,kho tàng ,giải
quyết phế thải ,chống ô nhiễm và tiếng ồn , đảm bảo vệ sinh công
cộng .
Doanh nghiệp cần xác định chính xác số lượng lao động và thời gian ngừng sản
xuất để sửa chữa theo từng đối tượng sửa chữa .Các phương pháp là phương pháp
thông kê kinh nghiệm hoặc dựa vào định mức thời gian sửa chữa chia thành 2 loại :
công vẹec nguội và công việc máy
Các công việc nguội phải thực hiện trực tiếp tại đối tượng cần sửa chữa như tháo
lắp ,gia công nguội …nên cần có điều kiện là đối tượng sửa chữa ngừng hoạt động
công việc máy không thao tác tại đối tượng sửa chữa được xác định trên cơ sở thời
gian cần thiết để thực hiện nguội ,mức huy động lực lượng lao động sửa chữa hiện
có và thời gian làm việc của bộ phận sửa chữa .Có thể xác định thời gian ngừng
hoạt động để sửa chữa cho mỗi đối tượng theo công thức :

Nngừng =T nguội /(Cn*Ca*Gi*Hđm)
Trong đó :
Nngừng :số ngày đối tượng ngừng hoạt động để sửa chữa
Tnguội : thời gian cần thiết để hoàn thành công việc nguội
Lnguội : số lao động cùng làm việc trong ca
Ca : số ca làm việc trong ngày
Gi : số giờ làm việc trong ca
Hđm : hệ số hoàn thành định mức thời gian
Tăng cường công tác kiểm tra .Hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa phải được kiểm
tra . Để nâng cao chất lượng kiểm tra phải từng bước ứng dụng kỹ thuật phần mềm
máy tính và công tác thống kê theo dõi hoạt động kiểm tra.

2 ) ĐẦU TƯ VÀO TSVH
2.1 ) Lý luận chung về TSVH
 Khái niệm : Theo Ủy ban Tiêu chuẩn Thẩm định giá quốc tế “Tài sản vô
hình là những tài sản thể hiện ra bằng những lợi ích kinh tế, chúng không
có cấu tạo vật chất, mà tạo ra những quyền và những ưu thế đối với người
sở hữu và thường sinh ra thu nhập cho người sở hữu chúng”.
 Phân loại : theo luật thuế thu nhập của Mỹ có 6 loại cơ bản:
- Các sáng chế, phát minh, công thức tính, quy trình, mô hình, kỹ năng.
- Bản quyền và các tác phẩm văn học, âm nhạc, nghệ thuật.
- Thương hiệu, tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá.
-Thương quyền, giấy phép, hợp đồng.
- Phương pháp, chương trình, hệ thống, thủ tục, nghiên cứu, dự báo, dự toán, danh
sách khách hàng, các số liệu kỹ thuật.
- Các thứ “tương tự” khác. Một thứ được gọi là tương tự nếu nó tạo ra giá trị không
phải nhờ vào các thuộc tính vật chất mà nhờ vào nội dung trí tuệ hoặc các quyền
tài sản vô hình khác của nó.
 Cách tính : Hiện nay có 2 cách tiếp cận chính trong việc xác định giá trị
của tài sản vô hình trong doanh nghiệp: thứ nhất, trực tiếp đi vào đánh giá
giá trị của tài sản vô hình; thứ hai, bằng phương pháp gián tiếp, tính toán
thông qua việc xác định giá trị doanh nghiệp tổng thể sau đó trừ đi giá trị
của tài sản hữu hình trong doanh nghiệp đó, cụ thể:
Hướng thứ nhất - trực tiếp đi vào đánh giá giá trị của tài sản vô hình. Theo hướng
này có phương pháp cơ bản sau:
Thứ nhất: Các phương pháp chi phí: các phương pháp này dựa trên cơ sở cho rằng
giá trị của một tài sản được đo bằng chi phí để làm ra tài sản đó. Và hiện tại, có 2
phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình dựa trên chi phí: một là, phương pháp
chi phí quá khứ và hai là, phương pháp chi phí tái tạo.
Phương pháp chi phí quá khứ: để xác định giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp,
người ta đi vào trực tiếp xác định và tổng hợp các chi phí đã phát sinh trong quá
trình xây dựng tài sản vô hình đó. Phương pháp này có ưu điểm, chỉ ra được những

chi phí cụ thể để tạo ra tài sản vô hình. Tuy nhiên, nó lại chứa đựng nhược điểm
lớn, đó là chi phí không phản ánh giá trị thị trường hiện tại của tài sản vô hình,
đồng thời phương pháp này không tính đến những lợi ích mà tài sản vô hình mang
lại trong tương lai.
Phương pháp chi phí tái tạo: phương pháp này đi vào tính toán tất cả các chi phí
cần thiết hiện nay để tạo dựng tài sản vô hình như hiện tại. Như vậy, phương pháp
chi phí tái tạo cho phép xác định giá trị tài sản vô hình với giá trị thị trường hơn,
nhưng một trong những khó khăn của phương pháp này là khó khăn khi xác định
các chi phí hiện tại tương đương để hình thành ra tài sản, đặc biệt khi tài sản đó lại
là tài sản vô hình.
Thứ hai: Phương pháp tính siêu lợi nhuận: phương pháp này dựa trên cơ sở cho
rằng 1 doanh nghiệp có thể đạt tỷ suất lợi nhuận cao hơn tỷ suất lợi nhuận trung
bình của ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động, bởi vì doanh nghiệp đó có
tài sản vô hình. Cho nên, giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp chính là giá trị
hiện tại của dòng siêu lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trong tương lai.
n SLN
t
V = ∑ ---------
t=1 (1+i)
t
Trong đó:
V: giá trị tài sản vô hình
SLN
t:
siêu lợi nhuận năm t
i: tỷ lệ chiết khấu
n: năm
Cách tiếp cận này cũng tương tự như cách tiếp cận trong việc xác định lợi thế
thương mại, được nêu ra trong Thông tư 126/2004/TT-BTC, ngày 24/12/2004 của
Bộ Tài chính.

Việc xác định giá trị tài sản theo phương pháp này có ưu điểm nổi trội đó là đã tính
đến khả năng đóng góp và lợi ích mà tài sản vô hình mang lại trong tương lai, từ
đó, giá trị tính toán ra có tính thuyết phục cao. Tuy nhiên, phương pháp này gặp
khó khăn trong việc lập luận về dòng siêu lợi nhuận trong tương lai, cũng như khó
khăn trong việc xác định các tham số như: n, i...
Hướng thứ hai – gián tiếp tính toán thông qua việc xác định giá trị doanh nghiệp
tổng thể sau đó trừ đi giá trị của tài sản hữu hình trong doanh nghiệp đó. Theo
hướng này, trước hết chúng ta đi vào xác định tổng thể giá trị doanh nghiệp (bao
gồm cả giá trị sản sản hữu hình và giá trị tài sản vô hình) bằng các phương pháp
khác nhau, như các phương pháp chiết khấu dòng tiền... sau đó đi vào đánh giá
trực tiếp giá trị của các tài sản hữu hình trong doanh nghiệp bằng phương pháp tài
sản (nếu công tác kế toán ở đình độ cao, chung ta có thể lấy trực tiếp kết quả trong
bảng cân đối kế toán, còn không thì phải đi vào đánh giá lại toàn bộ giá trị của các
tài sản hữu hình trong doanh nghiệp theo giá thị trường – như phương pháp tài sản
trong Thông tư 126/2004/TT-BTC, ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính). Khi đã xác
định được 2 đại lượng nêu trên, chúng ta nhanh chóng tìm ra được giá trị của tài
sản vô hình trong doanh nghiệp bằng cách lấy giá trị tổng thể của doanh nghiệp trừ
đi giá trị của tài sản hữu hình đã đánh giá lại theo giá thị trường của doanh nghiệp
đó.
Đóng góp của phương pháp này chính là sự thuận lợi hơn trong kỹ thuật tính toán
giá trị doanh nghiệp tổng thể, cũng như giá trị tài sản hữu hình, và nếu 2 đại lượng
đó được xác định đáng tin cậy, thì giá trị tài sản vô hình tính ra có độ chính xác rất
cao. Tuy vậy, phương pháp này cũng chứa đựng nhược điểm là khó khăn khi dự
báo về dòng tiền tương lai mà doanh nghiệp tạo ra, cũng như khó khăn trong việc
xác định các tham số n, i... và việc tổng hợp chuẩn xác giá trị thị trường của các tài
sản hữu hình trong doanh nghiệp cũng không phải là điều dễ dàng.

2.2 ) Lý luận chung về đầu tư vào TSVH.
 Khái niệm :là việc tập trung các nguồn lực của mình vào TSVH nhằm mục
đích cảu chủ đầu tư trong tương lai

 Nội dung :
* Đầu tư vào chi phí thành lập doanh nghiệp.
Chi phí thành lập doanh nghiệp được coi là một loại tài sản vô hình cần được đầu
tư ngay từ giai đoạn đầu và được tính khấu hao vào giá thành sản phẩm sau này. Đầu tư
vào chi phí thành lập doanh nghiệp là phải chi tiền cho các chứng từ, giấy phép kinh
doanh, giấy phép thành lập doanh nghiệp chi cho việc thuê luật sư tư vấn trong lĩnh vực
thành lập doanh nghiệp nếu như chủ đầu tư chưa am hiểu về các bước để thành lập một
doanh nghiệp …các khoản chi phí phải trả cho quá trình đi lại, xin chứng nhận chờ
quyết định của cơ quan có thẩm quyền, chi phí cơ hội trong thời gian chờ đợi, chi phí
tuyển nhân sự đầu tiên khi doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động, chi phí phải bỏ ra để tổ
chức các cuộc họp, đàm phán để đi đến quyết định thành lập doanh nghiệp ….Tất cả
những khoản đó cần phải được tính vào vốn đầu tư vào chi phí thành lập doanh
nghiệp(là tài sản vô hình của dự án sản xuất kinh doanh).
* Đ ầu tư vào thương hiệu :
Việc xây dựng thương hiệu đã trở thành một sự sùng bái ở hầu hết các công
ty, và khó có thể thayđổi điều đó vì mọi người tin rằng bản thân thương hiệu là một
thứ tạo nên hành vi tiêu dùng.Chúng ta có khuynh hướng cho rằng việc xây dựng
thương hiệu phải đi trước kéo theo sự thànhcông của công ty. Sự thật là khi bạn
quan sát hầu hết các công ty thì sản phẩm luôn được chàođời đầu tiên, nó xây dựng
nên những yếu tố cơ bản của một tổ chức, và thương hiệu của nó sẽđược phát triển
cùng với sự thành công của sản phẩm và dịch vụ sau hàng năm trời. Hãy lấy Coca-
Cola làm một ví dụ. Mỗi ngày trên thế giới có khỏang 1 tỷ người mua một sản
phẩm của Coca -Cola. Bây giờ hãy bỏ đi chai Coca - Cola, bỏ đi hệ thống phân
phối của nó, bỏ đi những trung tâmbán hàng, bỏ đi 130 năm lịch sử, và thử tạo ra
một sản phẩm hoàn tòan mới với cái tên Coca -Cola. Quảng cáo của nó sẽ không
thể sử dụng được. Người ta vẫn tin rằng ngày nay bạn có thểtạo ra hình ảnh Coke
chỉ bằng quảng cáo. Và tôi nói với bạn rằng, không thể, bạn phải xây dựngnhững
yếu tố cơ bản làm nền móng cho một công ty, điều đó không đơn giản chút nào. Nó
rất tốn kém, và tốn nhiều thời gian để phát triển để trở thành một phần của đời
sống người tiêu dùng.

Thương hiệu là uy tín, là sự biết đến rộng rãi về doanh nghiệp ở trong nước
cũng như trên thị trường quốc tế Để tạo dựng một thương hiệu mạnh là kết quả cuối
cùng của mọi nỗ lực về đầu tư vào các khoản chi phí, đầu tư vào nhãn hiệu, đầu tư vào
công nghệ kĩ thuật, vào kiểu dáng công nghiêp.Tất cả những cái đó kết hợp lại thành
một thương hiệu mạnh có sức cạnh tranh lớn trên thị tr Công ty có thể không trực
tiếp mua uy tín từ một công ty khác, nhưng để có được uy tín trên thường họ cũng phải
bỏ ra các chi phí để giữ uy tín với khách hàng về chất lượng sản phẩm thời hạn giao
hàng và thanh toán…việc bỏ ra các chi phí để thực hiện chế độ hậu mãi hoàn hảo cũng
chính là sự đầu tư nhằm phát triển uy tín của doanh nghiệp. Giá trị của uy tín ở đây là
tổng cộng các chi phí tăng thêm ngoài các chi phí để giữ sản phẩm ở chất lượng bình
thường hoặc chi phí tăng thêm do phải giao hàng đúng hạn, hay lợi tức bị mất của số
tiền phải thanh toán đúng hạn. Ở đây uy tín không phải là đối tượng mua bán trực tiếp
mà nó được tự động hình thành thông qua các hành vi của doanh nghiệp, do vậy những
chi phí tăng thêm này không được tình vào giá của uy tín vì chúng đã được hạch toán
vào chi phí kinh doanh.
* Đầu tư vào nghiên cứu sáng chế, phát minh, giải pháp hữu hiệu
Để tạo ra được một giải pháp kĩ thuật mới so với trình độ kĩ thuật trên thế giới
mang tính sáng tạo, có khả năng áp dụng vào sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần
phải bỏ vốn ra để thuê các nhà nghiên cứu khoa học tìm ra một cách có hiệu quả nhất
trong quá trình tạo ra sản phẩm, doanh nghiệp cũng có thể mua bằng sáng chế phát
minh …Bằng cách này hay cách khác thì lượng vốn phải bỏ ra cho cho loại tài sản vô
hình này là tương đối lớn và ngày càng quan trọng trong doanh nghiệp bởi vì: nó quyết
định nhiều đến quá trình sản xuất, năng suất lao động, công suất làm việc cũng như chất
lượng sản phẩm và từ đó quyết định đến giá bán của sản phẩm. Nếu có được một phát
minh sáng chế mới thì nó sẽ mang lại một khoản lợi nhuận cho doanh nghiệp vì giảm
được năng suất lao động, sản phẩm có tính mới trên thị trường ,thu hút được nhiều
“khách sộp” tới mua hàng, “hớt phần ngọn của thị trường” thu được lợi nhuận cao và
tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, những nhà quản lý doanh nghiệp
cũng phải quản lý, kiểm soát quá trình làm việc của các chuyên gia tránh gây lãng phí
nguồn vốn cũng như hiệu quả làm việc của các nhà nghiên cứu.

*Đầu tư vào khoa học công nghệ.
Đầu tư vào khoa học công nghệ cho doanh nghiệp có thể là đầu tư nghiên cứu
công nghệ mới hoặc đầu tư mua sắm công nghệ từ nước ngoài. Trong sản xuất kinh
doanh bí quyết công nghệ luôn luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu, vì vậy cần phải đầu
tư vào công nghệ để tìm ra những công nghệ phù hợp với điều kiện sản xuất của doanh
nghiệp. Muốn vậy doanh nghiệp cần phải bỏ ra một lượng vốn tương đối lớn để đầu tư
nhằm tiếp cận, cập nhật những thông tin về thị trường công nghệ. Thêm vào đó cũng
cần phải đầu tư vốn để tiếp cận được với những dịch vụ tư vấn có tính chất hỗ trợ trong
việc xác định công nghệ thích hợp và hiệu quả giúp họ cải tiến sản xuất và nâng cao sức
cạnh tranh.Như vậy, công nghệ mới cho doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết giúp họ
có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ
khác.
* Đầu tư vào nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực cần phải được đầu tư thường xuyên cả về số lượng và chất
lượng. Doanh nghiệp không chỉ đầu tư vốn để trả cho việc tuyển dụng công nhân viên
mà còn phải đầu tư chi phí để đào tạo nâng cao tay nghê, trình độ quản lý
3 ) Mối quan hệ giữa đầu tư vào TSHH VÀ TSVH trong doanh nghiệp
Nhìn chung, hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong
doanh nghiệp có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nếu doanh nghiệp xác định được
một cơ cấu đầu tư hợp lý, hướng đầu tư đúng đắn thì 2 bộ phận đầu tư này sẽ có
tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh nói chung và hoạt động đầu tư nói riêng trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối
với từng ngành, từng lĩnh vực, vai trò của từng hoạt động đầu tư đối với các hoạt
động đầu tư khác cũng như tác động của đầu tư đối với sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp là rất khác nhau. Điều đó đặt ra nhiều khó khăn đối với các doanh
nghiệp trong việc xác định một cơ cấu đầu tư hợp lý. Interband đã thực hiện một
nghiên cứu và đưa ra được mức độ của giá trị tài sản vô hình và giá trị nhãn hiệu
đối với từng hàng hoá và dịch vụ khác nhau. Lĩnh vực mà tài sản vô hình cũng như
hoạt động đầu tư vào tài sản vô hình đóng vai trò rất lớn đến giá trị công ty là các
sản phẩm cao cấp, thức ăn và nước uống, ô tô… Với những loại sản phẩm này thì

yếu tố tiên quyết để giúp doanh nghiệp thành công là phải xây dựng được một
thương hiệu mạnh. Ngược lại một số sản phẩm như các loại mặt hàng thiết yếu thì
doanh nghiệp nên đầu tư vào máy móc thiết bị và kênh phân phối để có sản phẩm
giá thành thấp và được phân phối rộng.
Đơn vị: %
Sản phẩm và dịch vụ Giá trị hữu hình Giá trị nhãn hiệuGiá trị vô hình khác
Mặt hàng thiết yếu
Sản phẩm công nghiệp
70
70
0
5
30
25
Sản phẩm dược
Dịch vụ bán lẻ
Công nghệ thông tin
Xe ô tô
Dịch vụ về tài chính
Thức ăn và nước uống
Hàng cao cấp
40
70
30
50
20
40
25
10
15

20
30
30
55
70
50
15
50
20
50
5
5
(Nguồn: trang 16 các phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình.
Nhà xuất bản khoa học kĩ thuật Hà Nội 2005.Tác giả Đoàn Văn Trường)
3.1 ) Tác động của hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình đối với hoạt động đầu tư
vào tài sản vô hình trong doanh nghiệp
Đầu tư vào TSHH là điều kiện tiên quyết và cơ bản lam tăng tiềm lực về
TSVH .Khi doanh nghiệp đã bỏ vốn để đầu tư vào tshh như :nhà xưởng, văn phòng làm
việc ,phòng thí nghiệm .mua sắm và trang bị các loại máy móc thiết bị .phương tiện vận
tải ,phương tiện truyên dẫn ... điều này sẽ là cơ sở dể tăng khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệpvà nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong nền kinh tế .Viêvj doanh
nghiệp tăng cường đầu tư vào TSHH sẽ làm tăng khả năng tạo nguồn cho doanh nghiệp
đổi mới.tránh sự tụt hậu về công nghệ sản xuất,dần dần đuổi kịp các nước trong khu
vực.Từ đó sẽ tạo ra tiềm lực để doanh nghiệp đầu tư vào TSVH :phát minh sáng chế,kĩ
thuật công nghệ mới ,nghiên cứu phát triển kiêu dáng công nghiệp ,nhãn hiệu hàng hoá
và phát triển nguồn nhân lực.Nếu việc đầu tư vào TSHH không được chú trọng ,trình
độ trang thiết bị máy móc lạc hậu ,công nghệ chậm đổi mới sẽ gây cản trở đối với quá
trình phát triển và hội nhập của các doanh nghiệp,kết quả tất yếu của viêc này sẽ là hiệu
quả sản xuất thấp ,số lượng sản phẩm nghèo nàn,chất lượng sản phẩm kém ,doanh thu
thấp từ đó doanh nghiệp sẽ không có vốn để đầu tư vào các hoạt đọng chăm sóc khách

hàng ,dịch vụ hậu mãi,chi phí nghiên cứu thị trường
Đầu tư vào tài sản hữu hình thường là đi trước và là cơ sở tiền đề để đầu tư vào
tài sản vô hình. Khi một doanh nghiệp đã bỏ vốn để đầu tư vào tài sản hữu hình: nhà
xưởng, các văn phòng làm việc, trung tâm điều hành, các khu chế xuất, phòng thí
nghiệm, mua sắm và trang bị các loại máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, phương
tiện truyền dẫn… thì nó làm cho các nghiên cứu phát triển, tạo ra tiềm lực để đầu tư vào
tài sản vô hình: phát minh sáng chế, kĩ thuật công nghệ mới, nghiên cứu phát triển kiểu
dáng công nghiệp nhãn hiệu hàng hoá và phát triển nguồn nhân lực
Tác động của đầu tư vào tài sản hữu hình phần lớn là tác động tích cực tạo đà cho
đầu tư vào tài sản vô hình, nhưng nếu đầu tư vào tài sản vô hình không đúng chỗ không
phù hợp cả về quy mô và chất lượng thì tạo thành một gánh nặng, khó khăn cho công
tác đầu tư vào tài sản vô hình sau này. Tuy nhiên tác động tích cực của đầu tư vào tài
sản hữu hình đối với đầu tư vào tài sản vô hình là điều tất nhiên và được chấp nhận như
là một lối mòn định hướng phát triển chung cho tất cả các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ,
đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa thành lập thì cần phải bám chắc vào vấn đề
này để phát huy được hiệu quả tối ưu
3.2)Tác động của hoạt động đầu tư vào tài sản vô hình đối với đầu tư vào tài sản
hữu hình trong doanh nghiệp.
Đầu tư vào TSVH là điều kiện tất yếu để đảm bảo cho đầu tư vào TSHH.Trong quá
trình hội nhập hiện nay đang và sẽ đang có rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài thâm
nhập vào thị trường nước ta.Nếu doanh nghiệp không xây dựng được thương hiệu uy
tín trên cơ sở giá cả và chất lượng hợp líthì khó có thể cạnh tranh .Nhưng một khi
doanh nghiệp dã quan tâm vào đầu tư vào TSVH một cach hợp lí thì sẽ tạo cơ hội phát
triển kinh doanh lớn,lợi nhuân tăng Đầu tư vào tài sản vô hình lại tiếp tục tác động
trở lại đối với đầu tư vào tài sản hữu hình vì nó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục
mở rộng quy mô, tiếp tục có vốn để đầu tư mua sắm thiết bị máy móc mới hiện đại hơn,
xây dựng mới nhà xưởng, văn phòng làm việc …Chẳng hạn nếu đầu tư vào công nghệ
mới sẽ tạo ra năng suất lao động cao hơn, giảm giá thành, tăng chất lượng sản phẩm, từ
đó tăng sức cạnh tranh trên thị trường, giúp cho doanh nghiệp ngày một tăng trưởng và
phát triển, tăng thêm nguồn vốn để đầu tư vào tài sản hữu hình. Hoặc khi một doanh

nghiệp tạo dựng được một thương hiệu mạnh thì sẽ mang về một doanh thu lớn từ việc
cho thuê thương hiệu hoặc doanh thu bán hàng do uy tín của thương hiệu mang lại và
đồng vốn đó lại tiếp tục đầu tư đổi mới gia tăng tài sản hưu hình.
Ngày nay, xu thế chủ yếu là đầu tư vào tài sản vô hình và không ít doanh nghiệp
có tỉ trọng giá trị tài sản vô hình cao hơn gấp nhiều lần so với tài sản hữu hình như
Microsoft, Uniliver…
Nói cho cùng đầu tư vào tài sản hữu hình cũng chỉ nhằm mục đích tạo ra một giá
trị vô hình ngày càng lớn. Tài sản vô hình ngày nay được công nhận và nó được tính
toán thành giá trị cụ thể, có thể được mua bán trao đổi trên thị trường.
Tác động của đầu tư vào đầu tư vào tài sản vô hình đối với đầu tư vào tài sản
hữu hình hầu hết là tác động tích cực bởi vì một sự đầu tư đúng đắn vào tài sản vô hình
sẽ tác động làm gia tăng tài sản hữu hình. Nhưng ngược lại một sự đầu tư không hợp lý
vào tài sản vô hình sẽ dẫn đến lãng phí nguồn lực và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động
đầu tư vào tài sản hữu hình.
3.3 )Tác động của sự phối hợp giữa hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và
đầu tư vào tài sản vô hình đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Nếu hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình được
phối hợp một cách nhịp nhàng đồng bộ thì điều đó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chẳng hạn, khi doanh nghiệp muốn định vị một sản phẩm cao cấp trên thị
trường, thì phải tập trung vào mua sắm máy móc thiết bị phù hợp đồng thời phải tìm
hiểu bí quyết công nghệ, đào tạo cán bộ khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực này, phải
xác định được khách hàng mục tiêu trên thị trường, tức là phải đầu tư vào nguồn nhân
lực để tìm hiểu, nghiên cứu thị trường. Đồng thời doanh nghiệp cần có các chiến lược
Marketing như: đóng gói bao bì, quảng cáo, khuyến mại, và xúc tiến bán cho phù hợp
với nhãn hiệu đang được định vị, tức là chúng ta phải đầu tư đồng bộ vào cả tài sản cố
định hữu hình và tài sản vô hình một cách hợp lý. Nếu không thực hiện được đồng bộ
những công việc nói trên, thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn
trong việc chiếm lĩnh thị trường. Chẳng hạn, nhãn hiệu bia Laser được định vị là một
sản phẩm cao cấp, được khách hàng chấp nhận là một sản phẩm có chất lượng cao vì

công ty đã đầu tư rất nhiều vào hoạt động quảng cáo, công nghệ, kĩ thuật sản xuất…
nhưng do sự đầu tư hợp lý đồng bộ vào kênh phân phối nên nhãn hiệu này đã thất bại
trong quá trình xâm nhập thị trường.
Mặt khác, nếu doanh nghiệp chỉ quan tâm đến các vấn đề đầu tư vào tài sản vô
hình như: nhãn hiệu hàng hoá, thương hiệu… mà không chú ý một cách đúng mức đến
tài sản vô hình thì cũng khó có thể thành công trong việc sản xuất kinh doanh. Một
doanh nghiệp không thể thu được lợi nhuận cao nếu không có hệ thống máy móc, trang
thiết bị hiện đại với quy mô sản xuất và chi phí hợp lý. Chẳng hạn như hãng café Trung
Nguyên, một thương hiệu nổi tiếng trên thị trường trong nước và quốc tế nhưng trong
những năm gần đây, do Trung Nguyên quá chú trọng vào việc mở rộng thương hiệu
thông qua hình thức nhượng quyền thương hiệu mà không chú ý đến việc đầu tư vào
chất lượng sản phẩm. Việc mở rộng thương hiệu một cách tràn lan không đi kèm với
việc đầu tư vào tài sản hữu hình, nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất đã đặt ra nhiều
khó khăn đối với Trung Nguyên trong thời gian sắp tới.
Ngược lại, khi doanh nghiệp muốn định vị một sản phẩm thông thường thì cũng
phải có sự đầu tư thích hợp giữa tài sản vô hình và tài sản hữu hình. Một sản phẩm bình
dân thì không nên quá chú trọng đến việc đầu tư vào công nghệ và thương hiệu. Trong
trường hợp này doanh nghiệp nên đầu tư nhiều vào nhà xưởng, máy móc thiết bị thể thu
được lợi thế theo quy mô.
Sự đầu tư đồng bộ giữa tài sản vô hình và tài sản hữu hình là điều tối quan
trọng trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nó quyết định sức sản xuất, tiêu thụ
và trưởng thành của doanh nghiệp. Tuỳ vào từng điều kiện cụ thể, tuỳ vào cách
thức định vị sản phẩm trên thị trường mà doanh nghiệp xác định chiến lược đầu tư
phù hợp giữa tài sả
Khi một sự kết hợp thương hiệu mạnh có thể làm gia tăng giá trị tập đoàn và
thiết lập kế hoạch lâu dài, tạo dựng một vị thế độc đáo trên thị trường và đánh
bóng tên tuổi công ty và đặc biệt là làm tăng tiềm năng lãnh đạo trong tập đoàn.
Bởi thế sự kết hợp thương hiệu có thể làm gia tăng ảnh hưởng lên tài sản hữu hình
và tài sản vô hình dẫn tới việc thương hiệu sẽ vượt trội thông qua tập đoàn.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ VÀO TSHH,TSVH VÀ MỐI

QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VÀO TSHH VÀ TSVH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
HIỆN NAY
1.1 ) Nhận thức của các doanh nghiệp về đầu tư vào TSHH và TSVH
Phần lớn các doanh nghiệp VIẸT NAM chưa nhận thức đúng giá trị thực tế của
tài sản sở hữu trí tuệ. Đơn đăng kí sở hữư trí tuệ mà cơ quan quản lí nhận được ở
nhãn hiệu hàng hoá là 58.12% văn bằng bảo hộ sáng chế
-4.5%kiểu dáng công nghiệp -84.3%
Trong những năm gần đây, sở hữu trí tuệ (SHTT) luôn là vấn đề thời sự và được
các doanh nghiệp làm ăn chân chính quan tâm. SHTT là tài sản vô hình nhưng có
giá trị to lớn. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã phải bỏ ra chi phí rất lớn để
thiết lập được thương hiệu, hệ thống bảo hộ như: bảo hộ quyền sáng chế, nhãn hiệu
hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, tên xuất xứ, chỉ dẫn địa lý… Đó
chính là những cam kết quan trọng của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm đối
với khách hàng.
Điều dễ nhận thấy là, những sản phẩm có thương hiệu, được bảo hộ quyền
SHTT sẽ có giá thành cao hơn so với các sản phẩm cùng loại mà không được bảo
hộ quyền SHTT. Do đó, nhiều Doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc đã không khỏi lao
đao trước nạn hàng giả, hàng nhái còn người tiêu dùng thì mua phải hàng giả, hàng
kém chất lượng mà không biết
Đây cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh cho các Doanh nghiệp muốn đứng vững trên
thị trường thì cần phải xây dựng thương hiệu và đăng ký quyền SHTT cho sản
phẩm. Như vậy, Doanh nghiệp mới tránh được những “rủi ro” không đáng có trên
thương trường.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, với làn sóng các Doanh nghiệp nước ngoài vào Việt
Nam sẽ không còn “chỗ đứng” cho những sản phẩm làm giả, làm nhái và khẳng
định tầm quan trọng của SHTT trong nền kinh tế hội nhập. Song vấn đề này chưa
được nhiều Doanh nghiệp Việt Nam thực sự quan tâm.
Việt Nam đã gia nhập WTO, để hạn chế thấp nhất các rủi ro liên quan đến các
vụ kiện pháp lý về SHTT các Doanh nghiệp phải có chiến lược quan tâm, đầu tư
thoả đáng đến SHTT, từ việc đặt tên Doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh cho đến

việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ công nghệ, kiểu dáng, nhãn hiệu… để tránh lâm
vào tình trạng vi phạm pháp luật. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp có hàng hoá,
sản phẩm xuất khẩu cần tìm hiểu kỹ pháp luật SHTT của thị trường mà Doanh
nghiệp xuất khẩu, vừa để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bản thân doanh nghiệp
vừa không xâm phạm đến quyền SHTT của Doanh nghiệp khác. Vì thế, trong xu
thế toàn cầu hoá hiện nay đòi hỏi mỗi doanh nghiệp muốn đứng vững phải xây
dựng và quảng bá thương hiệu của chính mình.

Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây, hầu như chúng ta chỉ biết đến giá
trị hữu hình của doanh nghiệp mà chưa quan tâm đến giá trị vô hình. Hơn nữa, tài
sản hữu hình của doanh nghiệp quá lạc hậu, cũ nát, đã khấu hao gần hết… nên giá
trị của nó chẳng đáng bao nhiêu. Theo số liệu thống kê 1990, toàn bộ giá trị (thực
chất chỉ là giá trị hữu hình) của gần 6000 doanh nghiệp nhà nước của nước ta chỉ
bằng giá trị của một hãng kinh doanh cỡ lớn trung bình của nước phát triển. Đến
nay, việc không tính đến giá trị vô hình của doanh nghiệp đã gây ra thiệt hại to lớn:
+ Mất vốn khi cổ phần hoá hoặc khi hoặc khi bán doanh nghiệp nhà nước cho
các thành phần kinh tế ở trong và ngoài nước Trong trường hợp cổ phần hoá
doanh nghiệp nhà nước theo quy định tuy có tính đến giá trị vô hình của doanh
nghiệp dưới tên gọi là “giá trị lợi thế”, nhưng trong thực tế việc mất mát xảy ra rất
lớn, ví dụ như trường hợp cổ phần hoá công ty khách sạn Tràng Tiền.
Công ty này đặt trên khuôn viên 1500 m2 đất ở vào vị trí đẹp nhất Hà Nội với
2600 m2 xây dung, đó là chưa kể đến máy móc, nhà xưởng, trang thiết bị của nhà
hàng, nếu tính rẻ cũng phảI trăm tỷ đồng. Thế nhưng khi định giá, toàn bộ cơ ngơi
ấy được tính 3,2 tỷ đồng. Số vốn đIều lệ ấy được chia thành 32000 cổ phiếu (mệnh
giá 100000 đồng) và chia cho cán bộ công nhân viên theo năm công tác. Số còn lại
ưu tiên trong nội bộ, sau đó mới bán ra ngoài. ĐIều đáng nói là sau đó cổ phiếu của
công ty cổ phần Tràng Tiền được ồ ạt bán ra với giá cao gấp hàng chục mệnh giá
ban đầu.Cho tới cuối năm 2001 có 80% cổ phiếu do người lao động nắm giữ đã
bán cho các ông chủ tư nhân. Thực ra, không phải người ta mua cổ phiếu mà là
mua đất! Với diện tích đất rộng 2600 m2 nằm ngay giữa lòng thủ đô, vào thời

đIểm hiện nay giá mỗi mét vuông đất lên tới 20, 30 cây vàng thì tài sản của công ty

×