Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỌNG TẠI NHÀ MÁY KIDO ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 142 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
NGÀNH: BẢO HỘ LAO ĐỘNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO HỘ
LAO ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY KIDO, ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG.

GVHD

: TS. NGUYỄN VĂN QUÁN

SVTH

: NGUYỄN NHẤT VŨ

MSSV

: 811967S

LỚP

: 08BH1N

Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2008.


GIẢI TRÌNH CD LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP.



TÊN ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO HỘ
LAO ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY KIDO, ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG.
GVHD: TS. NGUYỄN VĂN QUÁN
SVTH : NGUYỄN NHẤT VŨ
MSSV : 811967S
LỚP : 08BH1N
Ngày giao nhiệm vụ luận văn: 19/09/2008.
Ngày hoàn thành luận văn: 18/12/2008.
Nội dung CD bao gồm 09 file :
− Giải trình (file word)

: 01 file.

− Luận văn tổng hợp (file word)

: 01 file.

− Luận văn tổng hợp (file bdf)

: 01 file.

− Phụ lục (file word)

: 01 file.

− Bản vẽ sơ đồ nhà máy (file word)


: 01 file.

− Danh mục các bảng (file word)

: 01 file.

− Danh mục các hình (file word)

: 01 file.

− Danh mục các từ viết tắt (file word) : 01 file.
− Bìa luận văn (file word)

: 01 file.

Luận văn tổng hợp dài 115 trang (nội dung chính 96 trang, phụ lục 19 trang).
Bao gồm: 6 chương, 5 bảng, 12 hình, 6 phụ lục.


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý tại công ty cổ phần KIDO. ................ Trang 11
Hình 2 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý tại nhà máy KIDO ............................. Trang 12
Hình 3 : Sơ đồ dòng chảy hệ thống xử lý nước cấp. ...................................... Trang 15
Hình 4 : Sơ đồ mặt bằng nhà máy. ................................................................. Trang 16
Hình 5: Quy trình cơng nghệ sản xuất. ........................................................... Trang 20
Hình 6: Biểu đồ biểu hiện tỉ lệ nam, nữ. ........................................................ Trang 33
Hình 7: Biểu đồ thể hiện tuổi đời của công nhân. .......................................... Trang 34
Hình 8: Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn của cơng nhân. ............................ Trang 35

Hình 9: Biểu đồ thể hiện phân loại sức khỏe cơng nhân. ............................... Trang 37
Hình 10: Biểu đồ thể hiện thể lực công nhân. ................................................ Trang 44
Hình 11: Biểu đồ phân tích bệnh lý cơng nhân. ............................................. Trang 46
Hình 12 : Giới hạn trọng lượng nâng vác an tồn với người bình thường. .... Trang 75


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Phân loại sức khỏe công nhân nam. .................................................. Trang 43
Bảng 2: Phân loại sức khỏe công nhân nữ. .................................................... Trang 43
Bảng 3: Bảng đo thông số điện trở tại 18 điểm của nhà máy. ....................... Trang 51
Bảng 4: Nguồn nước chữa cháy bên trong nhà máy. ..................................... Trang 64
Bảng 5: Nguồn nước chữa cháy bên ngoài nhà máy. ..................................... Trang 65


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AT-VSLĐ

: An toàn vệ sinh lao động.

ATVSTP

: An toàn vệ sinh thực phẩm.

BHLĐ

: Bảo hộ lao động .

BHXH


: Bảo hiểm xã hội.

BHYT

: Bảo hiểm y tế.

BNN

: Bệnh nghề nghiệp.

CB-CNV

: Cán bộ công nhân viên.

GĐNM

: Giám đốc nhà máy.

KCN

: Khu công nghiệp.

KD

: Kinh doanh

KT

: Kĩ thuật


NC-PTSP

: Ngiên cứi phát triển sản phẩm.

NLĐ

: Người lao đợng.

PCCC

: Phịng cháy chữa cháy

PCCN

: Phòng chống cháy nổ.

PTBVCN

: Phương tiện bảo vệ cá nhân.

PX

: Phân xưởng.

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam.

TN


: Tai nạn.

TNLĐ

: Tai nạn lao đợng.

TPHCM

: Thành phố Hồ Chí Minh


MỤC LỤC:
Mục lục ............................................................................................................ Trang 1
Chương 1: Phần mở đầu. .................................................................................Trang 3
1.1 Tính bức xúc của đề tài.................................................................................. Trang 3
1.2 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... Trang 5
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... Trang 5
1.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... Trang 5
1.5 Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... Trang 6
Chương 2: Tổng quan về cơ sở sản xuất. ......................................................Trang 7
2.1 Tổng quan về doanh nghiệp. ........................................................................ Trang 7
2.2 Lịch sử phát tiển của doanh nghiệp. ............................................................. Trang 9
2.3 Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất tại nhà máy KIDO. ................................. Trang 10
2.4 Mặt bằng sản xuất. ...................................................................................... Trang 13
2.5 Quy trình công nghệ sản xuất. .................................................................... Trang 19
2.6 Thời giờ làm việc – nghỉ ngơi. ................................................................... Trang 23
2.7 Nhân lực. .................................................................................................... Trang 24
Chương 3: Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại nhà máy KIDO .......Trang 25
3.1 Mức độ đầy đủ về các văn bản pháp luật . .................................................. Trang 25
3.2 Các chính sách phúc lợi tại cơng ty cổ phần KIDO .................................... Trang 27

3.3 Thực trạng về phân công trách nhiệm thực hiện an toàn vệ sinh lao động
và bảo vệ môi trường. ................................................................................. Trang 29
3.4 Đánh giá chất lượng lao động. .................................................................... Trang 31
3.5 Thực trạng công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
và bảo vệ môi trường. ................................................................................. Trang 37
3.6 Thực trạng bồi dưỡng độc hại. ................................................................... Trang 39
3.7 Thực trạng sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. ...................................... Trang 40
3.8 Thực trạng công tác khám sức khỏe. .......................................................... Trang 43
3.9 Tư thế lao động và tâm sinh lý lao động ..................................................... Trang 47
Luận văn tốt nghiệp

Trang 1


3.10 Thực trạng công tác lập kế hoạch bảo hộ lao động ................................... Trang 48
3.11 Đánh giá mức độ khắc nghiệt của các yếu tố điều kiện lao động. ............ Trang 49
3.12 Thực trạng AT-VSLĐ cho dây chuyền công nghệ. .................................. Trang 52
3.13 Thực trạng AT-VSLĐ cho các thiết bị máy móc
và các hóa chất có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ. ............................ Trang 54
3.14 Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh nhà xưởng nhà kho. ........................ Trang 56
3.15 Thực trạng cơng trình kĩ thuật vệ sinh và bảo vệ
mơi trường, kĩ thuật an tồn. ...................................................................... Trang 59
3.16 Thực trạng cơng tác phịng cháy chữa cháy. ............................................ Trang 62
3.17 Thực trạng cơng tác an tồn vệ sinh thực phẩm ........................................ Trang 66
3.18 Thực trạng tổ chức an toàn sản xuất và bảo vệ môi trường. .................... Trang 67
Chương 4: Đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nhà máy KIDO .....Trang 74
4.1 Khâu nhập nguyên nhiên liệu ..................................................................... Trang 74
4.2 Khâu sản xuất .............................................................................................. Trang 76
4.3 Khâu đóng gói, đóng thùng ......................................................................... Trang 79
4.4 Khâu lưu trữ và phân phối sản phẩm ........................................................... Trang 80

4.5 Khâu vệ sinh thiết bị sau sản xuất ............................................................... Trang 81
4.6 Đánh giá các nguy hiểm, yếu tố có hại các khu vực khác ........................... Trang 83
Chương 5: Đề xuất biện pháp cải thiện công tác bảo hộ lao động
tại nhà máy KIDO. ....................................................................Trang 87
5.1 Các biện pháp về tổ chức và quản lý ........................................................... Trang 87
5.2 Các biện pháp về mặt kĩ thuật ..................................................................... Trang 89
5.3 Các biên pháp về mặt tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện .......................... Trang 92
Chương 6: Kết luận và kiến nghị ..................................................................Trang 93
Tài liệu tham khảo ..........................................................................................Trang 96
Phu lục .............................................................................................................Trang 97

Luận văn tốt nghiệp

Trang 2


CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU:
1.1 Tính bức xúc của đề tài:
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người. Nó tạo ra của cải vật chất
và các giá trị tinh thần cho xã hội. Thế nhưng trong quá trình lao động thường tiềm ẩn
những yếu tố nguy hiểm và các yếu tố có hại đến từ mơi trường làm việc gây ảnh
hưởng đến không tốt sức khỏe người lao động. Chính những yếu tố này đã gây ra tai
nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Vì thế, việc đảm bảo an tồn
vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc tạo môi trường lao động an tồn, trong
sạch khơng chứa các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động là rất cần
thiết. Đặc biệt là khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO
thì cơng tác bảo hộ lao động trở nên cực kì quan trọng và cấp bách. Khi gia nhập tổ
chức WTO Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi trong việc xuất khẩu hàng hóa từ đó thúc
đẩy một nguồn vốn lớn vào đầu tư vào nước ta. Mặc khác, đây là điều kiện thuận lợi
để mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước trên tồn thế giới. Song hàng hóa xuất

khẩu phải đạt được những tiêu chuẩn quốc tế, trong đó có các tiêu chuẩn có liên quan
đến cơng tác an toàn vệ sinh lao động. Vấn đề an toàn vệ sinh lao động khơng chỉ đơn
thuần như mục đích ban đầu đặt ra mà nó đã trở thành tấm vé thông hành cho hội nhập
và phát triển.
Từ trước, người ta đã quan tâm đến công tác bảo hộ lao động chủ yếu là trong
các vấn đề liên quan đến nhà xưởng, máy móc, nguyên vật liệu sản xuất nhưng hiệu
quả của công tác bảo hộ lao động không đạt được như mong muốn. Nhưng khoa học
bảo hộ lao động đã chứng minh những ảnh hưởng của tất cả các yếu tố trên đến người
lao động, trong đó, bao gồm cả các yếu tố tư thế lao động, tâm lý lao động, tâm lý xã
hội, tay nghề, sức khỏe…Tất cả chúng đều có thể gây ra những ảnh hưởng có hại đến
sức khỏe của người lao động. Nên hiện nay, khi làm công tác bảo hộ lao động người ta
đã quan tâm hơn đến tác động cộng gộp của các yếu tố lên sức khỏe của người lao
động từ đó hiệu quả của công tác này ngày càng cải thiện.
Thực hiện tốt cơng tác này thì sẽ mang lại nhiều lợi ích như:
• Tạo điều kiện lao động thuận lợi nhất cho người lao động trong q trình
làm việc.
• Phát triển toàn diện sức khỏe người lao động, nâng cao kiến thức, nâng cao
tay nghề, thúc đẩy lòng yêu lao động, từ đó nâng cao năng suất lao động,
chất lượng lao động, công suất máy nâng cao, giảm ốm đau và bệnh nghề.
Qua đó, hiệu quả cơng việc được nâng cao, giảm khá nhiều chi phí cho
người sử dụng lao động, nâng cao lợi nhuận của công ty.
Luận văn tốt nghiệp

Trang 3


• Cơng tác bảo hộ lao động cịn góp phần bảo vệ mơi trường xung quanh.
• Ngồi ra, việc làm tốt công tác bảo hộ lao động sẽ nâng cao hình ảnh của
cơng ty, tạo sự gắn bó của cơng nhân với cơng ty từ đó họ sẽ an tâ m làm
việc và gắn bó lâu dài với cơng ty.

Thế giới đã nhận thấy được hiệu quả mà công tác bảo hộ lao động mang lại từ
rất lâu. Họ nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện công tác bảo hộ lao động
tại nơi làm việc nên việc thực hiện rất nghiêm túc và đã đạt được nhiều thành tựu trong
cơng tác này.
Cịn tại Việt Nam, cơng tác bảo hộ lao động được Đảng và nhà nước quan tâm
ngay khi mới thành lập nước cụ thể là trong sắc lệnh 29 do Chủ Tịch Hồ Chí Minh kí
ban hành vào tháng 8 năm 1947 đã có quy định về a n toàn vệ sinh lao động. Hiện nay,
song song với cơng cuộc cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Đảng và nhà nước ta
ngày càng chú trọng đến công tác BHLĐ bằng việc ban hành những thông tư, chỉ thị,
nghị định, những chế độ chính sách…. Những văn bản luật được đưa ra nhằm để bảo
vệ quyền lợi, sức khỏe người lao động, giảm thiểu tối đa những yếu tố nguy hiểm và
các yếu tố có hại của quá trình lao động tác động lên người lao động.
Tuy nhiên tình hình tai nạn lao động vẫn diễn biến ngày càng xấu đi. Số tai nạn
lao động ngày càng tăng. Số người chết của năm sau luôn cao hơn năm trước. Điều
này làm thất thoát một khoảng chi phi đáng kể để chi cho việc đền bù cho người bị
nạn, chi phí thuốc men, viện phí… hơn nữa nó cịn để lại những mất mát, tổn thương,
gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Một thực tế dễ nhận thấy hiện nay là công tác bảo hộ lao động tại cơ sở chưa
đạt hiệu quả. Vấn đề an toàn, vệ sinh lao động vẫn còn chưa đáp ứng được so với tình
hình thực tế. Vẫn cịn nhiều yếu tố khắc nghiệt trong môi trường lao động, tâm lý lao
động căng thẳng, vẫn còn nhiều tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp … Có rất nhiều
ngun nhân dẫn đến cơng tác này chưa đạt hiệu quả cao như nhận thức của người lao
động và người sử dụng lao động chưa cao, thiếu cán bộ, chuyên gia làm về công tác
này, luật pháp chưa có tính răn đe cao… Một số khác vẫn muốn làm tốt công tác bảo
hộ lao động nhưng lại gặp nhiều khó khăn về vấn đề chi phí thực hiện hoặc việc thực
hiện thiếu cơ sở khoa học, thiếu thực tế, không bài bản dẫn đến hiệu quả thực hiện
chưa cao.
Việc nắm lấy tình hình sản xuất, tình hình cơng tác bảo hộ lao động tại cở sở là
rất quan trọng. Nếu những thông tin này càng sớm đạt được thì cán bộ phụ trách bảo
hộ lao động mới sớm tìm ra những biện pháp khắc phục tình hình tai nạn lao động tại

cơ sở. Đó chính là tầm quan trọng của v iệc đánh giá thực trạng an toàn, vệ sinh lao
động tại nơi làm việc. Qua bản đánh giá thì cán bộ bảo hộ lao động sẽ lập ra phương
Luận văn tốt nghiệp

Trang 4


hướng, kế hoạch bảo hộ lao động nằm giúp công tác này đạt hiệu quả cao hơn, làm
giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và góp phần làm tăng sức khỏe của
người lao động.
Nước ta là nước có khí hậu nóng quanh năm. Do đó những thức ăn, đồ uống có
tính giải nhiệt được tiêu thụ rất nhanh, đặc biệt là kem, một loại thức ăn giải nhiệt rất
được ưa chuộng ở mọi lứa tuổi. Kem không chỉ giải nhiệt mà cịn có thể cung cấp dinh
dưỡng cho cơ thể. Ngành sản xuất kem đang ngày càng phát triển ở nước ta thu hút
đầu tư của nhiều doanh ngiệp trong và ngoài nước. Cũng như bất cứ các ngành khác,
trong ngành sản xuất kem cũng có nhiều nguy cơ trong mơi trường lao động có thể ảnh
hưởng đến người lao động. Kem cũng chính là mặt hàng sản suất chính của cơng ty
KIDO – nơi tác giả chọn làm đối tượng nghiên cứu cho bài luận văn tốt nghiệp của
mình.
Từ những nhận thức trên tác giả chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng công tác bảo
hộ lao động tại nhà máy KIDO, đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả cơng tác bảo hộ
lao động” để góp phần giúp việc thực hiện công tác bảo hộ lao động được tốt hơn.
1.2 Đối tượng nghiên cứu:
Nhà máy KIDO - thuộc cơng ty cổ phần KIDO
1.3 Mục tiêu nghiên cứu:
• Đánh giá thực trạng công tác bảo hộ lao động tại nhà máy KIDO.
• Nêu lên những ưu, khuyết điểm của nhà máy trong q trình thực hiện cơng
tác bảo hộ lao động.
• Đưa ra những biện pháp kiến nghị góp phần làm cơng tác bảo hộ lao động
đạt hiệu quả cao hơn.

1.4 Phương pháp nghiên cứu:
• Khảo sát thực tế, khảo sát về tổ chức, công nghệ sản xuất …
• Đối chứng và so sánh.
• Hồi cứu các văn bản pháp luật có liên quan (các quy phạm pháp luật, các
TCVN, tiêu chuẩn ngành…), hồi cứu những kiến thức đã học và những văn
bản của doanh nghiệp đã ban hành.
• Phương pháp đo đạc, đánh giá.
• Phương pháp phỏng vấn trực tiếp.
• Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
• Phân tích, nhận xét, kiến nghị.

Luận văn tốt nghiệp

Trang 5


1.5 Nội dung nghiên cứu:
• Nghiên cứu lý thuyết , tài liệu từ sách, báo, những cơng trình, báo cáo khoa
học về bảo hộ lao động nói chung và về cơng tác này trong nhà máy KIDO
nói riêng.
• Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của nhà máy, sản phẩm, thị
trường, xu hướng phát triển. Tìm hiểu c ơ cấu tổ chức nhà máy, các chế độ
chính sách, dây chuyền công nghệ, giao thông nội bộ, nhà xưởng nhà kho…
• Đánh giá thực trạng cơng tác quản lý an tồn - vệ sinh lao động của nhà
máy.
• Khảo sát, đánh giá thực trạng an toàn, vệ sinh lao động và bảo vệ mơi
trường tại nhà máy.
• Nhiên cứu, đề xuất biện pháp cải thiện góp phần nâng cao hiệu quả của công
tác bảo hộ lao động tại nhà máy KIDO.


Luận văn tốt nghiệp

Trang 6


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ SẢN XUẤT
2.1 Tổng quan về doanh nghiệp:
2.1.1 Tên công ty: Công Ty Cổ Phần KIDO
2.1.2 Tên tiếng Anh: KIDO’S Corporation.
2.1.3 Tên lãnh đạo: Trần Quốc Nguyên
2.1.4 Địa chỉ và điện thoại liên lạc:
• Nhà máy:
CÔNG TY CỔ PHẦN KIDO
KCN Tây Bắc Củ Chi - TP Hồ Chí Minh
ĐT: (84.8).8921326 Fax: (84.8).8921327
• VPĐD và trung tâm phân phối miền Nam:
CÔNG TY CỔ PHẦN KIDO
Đường D4-D5 chợ Hạnh Thơng Tây – Q. Gị vấp - TP Hồ Chí Minh
ĐT: (84.8).8475605 Fax: (84.8).8477246
• Trung tâm phân phối miền Bắc:
CÔNG TY CỔ PHẦN KIDO
Đường Vũ Trọng Phụng - Thanh Xuân - Hà Nội.
ĐT: (84.4).8587704 FAX: (84.4).8589614
2.1.5 Email:
2.1.6 Lĩnh vực hoạt động:
Sản xuất thực phẩm, đồ uống (đá khô, kem ăn các loại).
Sản xuất và mua bán: đồ uống các loại, sữa và các sản phẩm từ sữa.
2.1.7 Các giải thưởng, chứng nhận chất lượng, danh hiệu đạt được:

Luận văn tốt nghiệp


Trang 7


• Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 (International
Organization for Standardization), mãố s No 224810 ngày
20/12/2007.
• Hệ thống quản lý về môi trường ISO 14001 (International
Organization for Standardization), mãố s

No 224971 ngày

25/03/2008.
• Hệ thống quản lý an tồn về sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001
(Occupational Health and Safety Advisory Service), mã ốs No
VN.08.0001 ngày 26/01/2008.
• Chứng chỉ HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) –
chứng chỉ cao nhất về an toàn vệ sinh thực phẩm do tổ chức Quacert
cấp ngày 03/07/2005.
• Cúp vàng thương hiệu an tồn vì sức khỏe cộng đồng do Cục an toàn
vệ sinh thực phẩm - Bộ y tế cấp
• Giấy chứng nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm số
07/2004/SYT và KIDO cũng là đơn vị đầu tiên của TP.HCM đạt tiêu
chuẩn này.
• Giấy chứng nhận đơn vị đạt danh hiệu thương hiệu mạnh năm 2004
do Cục xúc tiến thương mại và báo Thời báo kinh tế Việt Nam cấp
ngày 15/11/2004.
2.1.8 Thơng tin thị trường:
• Thị trường trong nước:
Hiên nay, hai trung tâm phân phối tại phía Nam và phía Bắc của công ty đang

hoạt động rất hiệu quả. Hệ thống phân phối của KIDO được phát triển và mở rộng lên
đến 150 nhà phân phối trên toàn quốc vơi hơn 10.000 điểm bán lẻ, cộng thêm hàng
chục ngàn điểm bán lẻ của công ty mẹ là công ty cổ phần Kinh Đơ, sản phẩm KIDO
thật sự có một tiềm năng tiêu thụ rộng khắp.
.
• Thị trường nước ngồi:
Đang xúc tiến việc xuất khẩu sản phẩm sang thị trường các nước Đài Loan,
Campuchia…

Luận văn tốt nghiệp

Trang 8


2.2 Lịch sử phát triển của doanh nghiệp:
2.2.1 Lịch sử hình thành:
Cơng ty Unilever Việt Nam là thành viên của tập đoàn Unilever Hà Lan thành
lập năm 1927. Tập đoàn Unilever hoạt đơng trên 80 nước và có hơn 300.000 nhân viên
trên tồn thế giới. Cơng ty Unilever đã hoạt đông ở Châu Á trên 65 năm.
Năm 1996, công ty Unilever Vi
ệt Nam tiến hành xây dựng nhà máy sản xuất
kem tại xã Tân An Hội, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh với nhãn hiệu kem
Wall’s. Nhà máy kem Wall’s được xây dựng với tổng diện tích 23.782 m 2, tổng vốn
đầu tư 20 triệu USD, công suất hoạt động ban đầ u là 9 triệu lít/năm. Đây là nhà máy
hiện đại duy nhất tại Châu Á được thiết kế theo tiêu chuẩn của Châu Âu.
Ngày 1/7/2003, tập đoàn U nilever đã chuyển nhượng toàn bộ phân xưởng nhà
máy kem Wall’s cho công ty cổ phần Kinh Đô. Từ đó cơng ty cổ phần kem KIDO ra
đời.
Sau 3 tháng chuyển giao từ Wall’s của tập đoàn Unilever, tháng 11/2003, Cơng
ty Cổ phần Kem KIDO chính thức ra mắt khách hàng với những sản phẩm mới và trở

thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trên thị trường kem hiện nay.
2.2.2 Tiềm năng và xu hướng phát triển:
Với mục tiêu xây dựng hình ảnh kem KIDO’S rộng rãi trong lòng người tiêu
dùng cả nước, ngay từ khi tiếp nhận to àn bộ nhà máy và công nghệ sản xuất của
Wall’s, Công ty Cổ Phần Kem KIDO đã chuẩn bị kỹ những chiến lược để thâm nhập
thị trường như: chiến lược Marketing, xây dựng đội ngũ nhân viên tiếp thị, thực hiện
các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, tiến hành nhiều chương trình tài trợ cho các
hoạt động xã hội.
Dựa trên những nền tảng đã có, sự nổ lực khơng ngừng, cộng với sự hậu thuẫn
của công ty Kinh Đô, KIDO có nhiều lợi thế trong việc phát triển kinh doanh với nhãn
hiệu Merino. So với thời điểm mới chuyển giao, c ông ty đã phát triển một hệ thống
kênh phân phối chuyên nghiệp của ngành lạnh, sâu rộng khắp cả nước với nhiều hình
thức bán lẻ đa dạng, mọi nguồn lực được vận hành chuyên nghiệp và bài bản. Tính đến
thời điểm hiện nay hệ thống phân phối của KIDO đã phát triển và mở rộng từ 4.000
điểm bán lên đến 150 nhà phân phối với gần 15.000 điểm bán, độ nhận biết nhãn hiệu
của Merino đạt gần 90%.
Hiện nay, KIDO’S đang có 2 nhãn chính là Merino và Kido’s Premium với hơn
36 sản phẩm, trong đó có 16 sản phẩm mới so với k em Wall’s gồm các chủng loại:
kem hộp, kem hũ, kem bánh và kem que. Đồng thời KIDO cũng thực hiện chiến lược
đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với khẩu vị người Việt như: Kem Xoài, Kem Mãng cầu
Luận văn tốt nghiệp

Trang 9


bên cạnh những khẩu vị quen thuộc của quốc tế như : Kem Chocolate, Kem dâu và
kem Vani.
Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, Công ty KIDO đã áp dụng hệ thống quản
lý chất lượng ISO 9001 (2000) (International Organization for Standardization), hệ
thống quản lý môi trường ISO 14001 (International Organization for Standardization),

hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001 (Occupational Health
and Safety Advisory Service), hệ thống phịng ngừa để kiểm sốt các mối nguy
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) trong quản lý và sản xuất kinh
doanh. KIDO cũng là đơn vị đầu tiên của thành phố được Sở Y Tế thành phố Hồ Chí
Minh cấp Giấy chứng nhận cơ sở đạt chuẩn Vệ sinh an toàn thực phẩm số
07/2004/SYT, được Cục an toàn vệ sinh thực phẩm và Bộ Y tế trao tặng cúp vàng
Thương hiệu an tồn vì zức khỏe cộng đồng.
Ngồi ra, để thực hiện cam kết về chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, KIDO là một trong những doanh
nghiệp đầu tiên trong ngành thực phẩm xây dựng nhà máy theo tiêu chuẩn GMP
(Good Manufacturing Practices): Các biện pháp, thao tác thực hành cần tuân thủ các
nguyên tắc bảo đảm sản xuất ra những sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng VSATTP.
Đến nay, KIDO’S chiếm gần 60% thị phần các sản phẩm kem trung lưu. Tốc độ
tăng trưởng năm 2005 của KIDO ước tính khoảng 30%.
Hiện KIDO đang khởi cơng xây dựng nhà máy thứ hai tại Hưng Yên nhằm đáp
ứng thị trường Miền Bắc. Việc xây dựng nhà máy mới sẽ giúp cơng ty giảm chi phí
vận chuyển, từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của nhãn hàng kem KIDO tại khu vực
này. Theo kế hoạch năm 2008 KIDO sẽ sát nhập vào công ty Kinh Đô để trở thành
một hệ thống quản trị và tài chính thống nhất. Như vậy ngồi việc giảm chi phí, KIDO
cịn có thể kết hợp với hệ thống phân phối lớn mạnh của Kinh Đô với hơn 60.000 ngàn
điểm bán, đặc biệt là có cơ hội xuất khẩu sang những thị trường mà Kinh Đô đang xuất
khẩu bánh.
Bên cạnh việc phát triển thương hiệu trong nước, KIDO’S đang quan tâm đến
hoạt động quảng bá thương hiệu ra nước ngoài, đặc biệt là thị trường các nước lân cận.
2.3 Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất tại nhà máy KIDO:
Cơ cấu tổ chức quản lý tại công ty cổ phần KIDO:

Luận văn tốt nghiệp

Trang 10



CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

TRỢ LÝ TỔNG GIÁM ĐỐC

AN TỒN - SỨC KHỎE
-MƠI TRƯỜNG

THƯ KÝ TỔNG GIÁM ĐỐC

TRUNG TÂM PHÂN PHỐI

NHÀ MÁY KEM KIDO

Hình 1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý tại công ty cổ phần KIDO.
Công ty cổ phần KIDO chia làm hai bộ phận chính:


Trung tâm phân phối.



Nhà máy sản xuất. (Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi)

Trong phạm vi của luận văn, tác giả chỉ trình bày các vấn đề liên quan đến công
tác bảo hộ lao động tại nhà máy sản xuất tại Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi, thành
phố Hồ Chí Minh.

Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất tại nhà máy KIDO (Khu công nghiệp Tây Bắc
Củ Chi)

Luận văn tốt nghiệp

Trang 11


GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY

THƯ KÍ GIÁM ĐỐC

PHỊNG
HÀNH CHÁNH
NHÂN SỰ

PHỊNG

THUẬT

PHỊNG
AN TỒN-SỨC KHỎE-MƠI TRƯỜNG

PHỊNG
SẢN
XUẤT

PHỊNG
KẾ
HOẠCH


KHO
NHIÊN
LIỆU

PHỊNG QA
(Phịng thí
nghiệm)

PHỊNG RD
(Phịng phát
triển sản phẩm)

KHO
THÀNH
PHẨM

Hình 2 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý tại nhà máy KIDO.

Trong đó:
• Giám đốc nhà máy là người có quyền hành cao nhất về các vấn đề trong nhà
máy.
• Phịng QA (Quality Assurance): phịng thí nghiệm, kiể m tra chất lượng sản
phẩm.
• Phịng RD (Research and development): phịng nghiênứuc phát triển sản
phẩm.
• Phịng an tồn – sức khỏe – mơi trường : có một thành viên là anh Nguyễn
Văn Toàn chịu trách nhiện về các vấn đề an toàn, sức khỏe cho công nhân,
và môi trường của nhà máy. Phịng an tồn – sức khỏe – mơi trường chỉ chịu
giám sát từ giám đốc nhà máy.


Luận văn tốt nghiệp

Trang 12


2.4 Mặt bằng sản xuất:
2.4.1 Vị trí địa lý:
Nhà máy kem KIDO được xây dựng ở Ấp Cây Sộp, xã Tân An Hội, nằm trong
khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng diện tích nhà máy là 23.728 m2 , trong đó:
• Diện tích nền nhà xưởng là 5690 m2.
• Diện tích khu văn phịng là 168 m2.
• Diện tích kho là 2060 m2.
• Ngồi ra cịn có các cơng trình như kho lạnh, nhà rác.
Các cơng trình trên được xây dựng khá kiên cố, tường gạch, nền gạch, kèo sắt,
máy lợp tôn tráng kẽm, bậc chịu lửa Bậc II.
Vị trí địa lý nhà máy:
• Phía Đơng của nhà máy giáp với đường nhựa vào khu cơng nghiệp
Tây Bắc.
• Phía Tây của nhà máy giáp với nhà máy EPS.
• Phía Nam của nhà máy giáp với nhà máy Bestfood.
• Phía Bắc của nhà máy giáp với đường nội bộ của khu công nghiệp
Tây Bắc.
Nhà máy cách trung tâm thành phố 36 Km theo hướng Tây Bắc dọc theo quốc
lộ 22 (đường Xuyên Á). Thuận lợi trong giao thông và hệ thống phân phối vận chuyển
sản phẩm.
Nhà máy được xây dựng trên nền đất phẳng, cứng, độ cao trung bình 10m-25m
so với mặt nước biển. Khả năng thoát nước của khu vực tốt. Nguồn nước ngầm có trử
lượng và chất lượng tốt.

Củ Chi thuộc thành phố Hồ Chí Minh, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận
xích đạo. Cũng như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết TPHCM
là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phối
môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau. Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của trạm Tân Sơn Nhất, qua
các yếu tố khí tượng chủ yếu; cho thấy những đặc trưng khí hậu Thành Phố Hồ Chí
Minh như sau:
Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm. Số giờ nắng trung
bình/tháng 160-270 giờ. Nhiệt độ khơng khí trung bình 27 0C. Nhiệt độ cao tuyệt đối
400C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,80C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4
Luận văn tốt nghiệp

Trang 13


(28,80C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1
(25,70C). Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25 -280C. Ðiều kiện
nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại cây trồng và vật nuôi
đạt năng suất sinh học cao; đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa
trong các chất thải, góp phần làm giảm ơ nhiễm mơi trường đơ thị.
Lượng mưa cao, bình quân/năm 1.949 mm. Năm cao nhất 2.718 mm (1908) và
năm nhỏ nhất 1.392 mm (1958). Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày. Khoảng
90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11;
trong đó hai tháng 6 và 9 thư
ờng có lượng mưa cao nhất. Các tháng 1,2,3 mưa rất ít,
lượng mưa khơng đáng kể. Trên phạm vi khơng gian thành phố, lượng mưa phân bố
khơng đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam - Ðông Bắc. Ðại bộ phậ n
các quận nội thành và các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận
huyện phía Nam và Tây Nam.
Ðộ ẩm tương đối của khơng khí bình qn/năm 79,5%; bình qn mùa mưa

80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khơ 74,5% và mức thấp tuyệt đối
xuống tới 20%.
Về gió, Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và
chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðơng Bắc. Gió Tây -Tây Nam từ Ấn Ðộ
Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình
3,6m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s. Gió Bắc - Ðơng
Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ
trung bình 2,4 m/s. Ngồi ra có gió tín phong,ướng
h Nam
- Ðơng Nam, khoảng từ
tháng 3 đến tháng 5 t ốc độ trung bình 3,7 m/s. Về cơ bản TPHCM thuộc vùng khơng
có gió bão.
2.4.2 Điện và nước cấp:
Điện cung cấp cho nhà máy lấy từ mạng lưới điện quốc gia thông qua trạm biến
áp 22/0,4 KV. Ngoài mạng lưới điện quốc gia , nhà máy cịn có nguồn phát điện dự
phịng 2 máy phát điện, công suất mỗi máy là 1000KVA.
Nước cấp cho nhà máy là nước được xử lý từ nước ngầm. Nước cấp cho nhà
máy đạt các chỉ tiêu an toàn vệ sinh. Sơ đồ dòng chảy của hệ thống xử lý nước ngầm
trước khi cấp cho nhà máy:

Luận văn tốt nghiệp

Trang 14


Bể nước thơ

Bể lắng

Tháp oxy hóa


Bồn dd Bồn dd
PAC Clorine

Bồn lọc

Bồn lọc

Bồn làm
mềm

Bồn làm
mềm

Giếng bơm
Bồn dung

Nước Clo

Khu vực sản
xuất và văn
phòng

Nước
Declo

Hệ thống
GAC xử lý
tinh nước cấp


Bể chứa nước xử
lý bán tinh

Hình 3 : Sơ đồ dịng chảy hệ thống xử lý nước cấp.
2.4.5 Chất thải:
Chất thải khí: chủ yếu là CO 2 , CO và SO 2 sinh ra trong q trìnhđốt nhiên
liệu.
• Nồng độ CO 2 là 0,13 mg/m3.(Tiêu chuẩn 900 mg/m3)
• Nồng độ CO là 5,91 mg/m3. (Tiêu chuẩn 20 mg/m3)
• Nồng độ SO 2 là 0,138 mg/m3. (Tiêu chuẩn 5mg/m3)

Luận văn tốt nghiệp

Trang 15


Nước thải: được xử lý bằng hệ thống xử lý nước thải của công ty. Nước thải ra
đạt loại B.
Chất thải rắn chia làm hai loại:
− Rác thải sinh hoạt: gồm rác thải sinh hoạt, khơng có chứa chất độc hại.
− Rác thải nguy hại: chứa các hóa chất độc hại. Rác thải nguy hiểm được
thu gom ở những thùng rác riêng và đặt trong những túi nilon đen, trên
có ghi “rác thải nguy hại”.
Rác thải được giao cho nhà thầu bên ngồi là cơng ty Việt Úc xử lý.
Chất thải vi sinh, bụi, ồn, rung thải ra ngồi khơng đáng ể,
k đạt tiêu chuẩn
TCVN
2.4.6 Sơ đồ mặt bằng nhà máy:
Hình 4 : Sơ đồ mặt bằng nhà máy.


Luận văn tốt nghiệp

Trang 16


Phò
ng
IT
Toilet
nư õ

Toilet
nam

Thư viện

K ho

Phò
ng
huấ
n luy
e ä
n

Phò
ng L AB
PTSP

phò

ng PTSP

Showroom

ï tr ơ
K ho Phụ
K ho

Luận văn tốt nghiệp

Trang 17


n Phò
ng

Phò
SHE


Mơ tả chung:
t diện tích xây dựng là
Tổng diện tích nhà máy là 23.728 m2 , trong đó ổng
7.818 m2, cịn lại là diện tích hệ thống giao thơng nội bộ và diện tích thảm cỏ, vườn
hoa.
Cơng ty có một cổng chính, một cổng phụ và 3 cổng thốt hiểm dự phòng giáp
nhà máy UBF.
Phòng bảo vệ được đặt ngay cổng ra vào nhằm kiểm tra, giám sát nhân viên,
khách mời, và các xe chở hàng ra vào nhà máy. Liền kề phòng bảo vệ là phòng y tế
hoạt động 24/24. Kế tiếp là khu vực để xe 2 bánh. Khu vực để xe hai bánh không

thông trực tiếp vào khuôn viên nhà máy. Nhân viên nhà máy và khách bên ngoài phải
gởi xe vào khu vực giữ xe và thơng qua phịng bảo vệ trước khi vào nhà máy.
Bên trong khn viên nhà máy, ốl i vào có biển chỉ dẫn đến từng khu vực. Khu
vực bãi xe bốn bánh cũng chính là khu vực tập trung nhân viên khi có sự cố xảy ra.
Khi có sự cố xảy ra thì mọi người được tập trung tại khu vực này để tổ trưởng của họ
điểm danh đảm bảo không ai cịn sót lại trong nhà máy.
Giao thơng nội bộ thơng thống, hợp lý, mặt đường rộng từ 6 -8 m, tráng nhựa
bằng phẳng, được kẻ vạch phân định đường dành riêng cho người đi bộ và đường xe
vận chuyển hàng. Có bảng giới hạn vận tốc xe vận chuyển hàng, bảng cảnh báo có
người đi qua lại…
Diện tích vườn hoa và thảm cỏ nhiều nhưng khơng có tác dụng thanh lọc mơi
trường chỉ có tác dụng thẩm mĩ. Số cây to có thể cho bóng mát chỉ có một hàng cây
bàng ở dọc theo hàng rào của nhà máy.
Khu vực văn phòng nằm ngay mặt tiền nhà máy bao gồm:
• Phịng giám đốc.
• Phịng họp.
• Phịng nhân sự.
• Khu văn phịng gồm các bộ phận : an tồn - sức khỏe - môi trường, sản
xuất, kế hoạch, phát triển sản phẩm..
• Ngồi ra cịn có các phịng LAB,ư th
viện, showroom, phòng huấn
luyện, phòng IT, phòng QA
Các phân xưởng sản xuất tại nhà máy:
• Xưởng sản xuất.
• Phân xưởng KidYo.
• Xưởng sản xuất Yogurt.
Luận văn tốt nghiệp

Trang 18



• Phịng Chilroom.
• Phịng Conebaking.
Tại nhà máy có các kho sau :
• 2 kho thành phẩm (kho lạnh).
• 1 kho ngun liệu.
• 1 kho bao bì.
• 1 kho phụ trợ.
• 1 kho kĩ thuật.
• Phịng Pallettizing
Các phân xưởng sản xuất được thiết kế riêng biệt, nhưng lại có lối thơng qua
lẫn nhau để thuận tiện cho sản xuất, giảm chi phí vận chuyển. Mặc khác khi có sự cố
xảy ra thì cơng nhân sẽ có nhiều hướng để thốt ra ngồi.
Ngồi ra cịn có các phịng điện, nhà rác, CIP, toilet nam, nữ, phòng thay đồ…
Riêng các phòng điện trung thế, phòng máy phát điện, khu vực nồi hơi, khu vực bồn
dầu và những máy móc, thiết bị và hóa chất có u cầu nghiêm ngặt được bố trí ở khu
vực riêng biệt để dễ dàng xử lý khi có sự cố.
Hướng gió chính vào nhà máy là Tây Nam và Đơng Bắc nên nhà máy hứng
được nhiều gió tươi thường xun thổi vào.
2.5 Quy trình cơng nghệ sản xuất:

Luận văn tốt nghiệp

Trang 19


Nguyên vật liệu

Trộn


Thanh trùng

Đồng hóa

Làm lạnh

Định dạng

Đóng gói

Sắp xếp vào pallet

Lưu trữ và phân phối

Vệ sinh thiết bị sau sản xuất

Hình 5: Quy trình cơng nghệ sản xuất.
Luận văn tốt nghiệp

Trang 20


×