Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả của bãi chôn lấp rác đa mai thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.88 MB, 102 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
trờng đại học nông nghiệp hà nội







Nguyễn thị sen









NH GI THC TRNG V XUT BIN PHP
NNG CAO HIU QU CA BI CHễN LP RC A MAI
THNH PH BC GIANG, TNH BC GIANG

Luận văn thạc sĩ nông nghiệp


Chuyờn ngnh : KHOA HC MễI TRNG
Mó s : 60.80.25
Ngi hng dn khoa hc : TS. NGUYN THANH LM






Hà Nội 2012

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn “ðánh giá thực trạng và ñề xuất biện pháp
nâng cao hiệu quả của bãi chôn lấp rác ða Mai thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc
Giang” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi.
Các số liệu, trích dẫn và tham khảo sử dụng trong luận văn này là trung thực,
được trích dẫn từ các nguồn đã được công bố. Nội dung của công trình nghiên cứu
này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và hoàn toàn chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Sen









Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời
cảm ơn đến TS.Nguyễn Thanh Lâm người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Tài nguyên và môi
trường, Viện Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã trực
tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, cùng toàn thể gia đình, người
thân đã động viên tôi trong thời gian nghiên cứu đề tài.

Hà Nội, ngày16 tháng 01 năm 2013
Tác giả



Nguyễn Thị Sen


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii

MỤC LỤC

PHẦN I. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
1.2.1. Mục đích 2
1.2.2. Yêu cầu 2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Chất thải rắn sinh hoạt 3
2.1.1. Khái niệm 3
2.1.2. Nguồn gốc 3
2.1.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 4
2.2. Các phương pháp xử lý chất thải rắn 7
2.2.1. Phương pháp ủ sinh học làm phân (composting) 8
2.2.2. Phương pháp thiêu đốt 9
2.2.3. Phương pháp chôn lấp 9
2.2.4. Các phương pháp xử lý khác 10
2.3. Bãi chôn lấp chất thải rắn 11
2.3.1 Khái niệm 11
2.3.2 Công nghệ chôn lấp 15
2.4 Các vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình vận hành chôn lấp chất
thải rắn trong BCL 22
2.4.1 Nước rỉ rác 22
2.4.2 Khí sinh ra từ quá trình phân huỷ chất thải 23
2.4.3 Bụi, mùi, vi sinh vật gây bệnh, tiếng ồn 23
2.5 Tình hình chôn lấp chất thải hợp vệ sinh trên thế giới và Việt Nam 25
2.5.1 Tình hình chôn lấp trên thế giới 25
2.5.2 Tình hình chôn lấp ở Việt Nam 26

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv


2.5.3 Tình hình thu gom và chôn lấp ở Bắc Giang 29
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 33
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 33
3.2 Nội dung nghiên cứu 33
3.2.1 Cấu trúc và chức năng bãi rác Đa Mai 33
3.2.2 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt chôn lấp tại bãi chôn lấp Đa Mai 33
3.2.2 Đánh giá quy trình chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tại bãi rác Đa Mai 33
3.2.3 Xác định các ảnh hưởng từ hoạt động của bãi chôn lấp rác Đa Mai đến
môi trường 33
3.2.4 Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý rác tại bãi chôn lấp Đa Mai 33
3.3 Phương pháp nghiên cứu 33
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
4.1 Đặc điểm bãi chôn lấp 37
4.1.1 Điều kiện tự nhiên khu vực bãi chôn lấp 37
4.1.2 Cấu trúc bãi chôn lấp rác Đa Mai 38
4.1.3.Thành phần chất thải rắn sinh hoạt được tiếp nhận tại bãi chôn lấp 41
4.2.Đánh giá hiệu quả của bãi chôn lấp 44
4.2.1 Quy trình chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt diễn ra tại bãi chôn lấp rác Đa Mai.44
4.2.2 Đánh giá quy trình chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tại chôn lấp rác Đa Mai 48
4.2.3 Hiện trạng môi trường khu chôn lấp rác Đa Mai 58
4.2.4Một số ảnh hưởng từ hoạt động của BCL rác Đa Mai 76
4.3Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý rác tại bãi chôn lấp Đa
Mai thành phố Bắc Giang tỉnh Bắc Giang 82
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90
5.1. Kết luận 90
5.2 Kiến nghị 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Định nghĩa thành phần của CTRSH [6] 5
Bảng 2.2: Thành phần hoá học các chất hữu cơ có trong rác thải
6
Bảng 2.3: Phát sinh chất thải rắn và các phương pháp xử lý ở các nước phát triển 26
Bảng 2.4: Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt thành phố Bắc Giang 30
Bảng 2.5. Tỷ lệ thu gom và xử lý CTR tại các huyện từ năm 2006-2009 30
Bảng 4.1: Các hạng mục công trình trong bãi chôn lấp 39
Bảng 4.2: Thiết bị, máy móc tại Bãi xử lý 40
Bảng 4.3. Thành phần CTRSH tại Tp. Bắc Giang năm 2011 43
Bảng 4.4: Tỷ trọng đầm nén của rác thải 45
Bảng 4.5. Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh qua các năm 2006-2011 48
Bảng 4.6: Khối lượng rác thải phát sinh trong một năm 2012 52
Bảng 4.7: Một số chỉ tiêu phân tích môi trường không khí tại nhà điều hành
bãi chôn lấp rác Đa Mai 59
Bảng 4.8: Một số chỉ tiêu phân tích môi trường khí thải tại bãi xử lý và chôn
lấp rác Đa Mai 60
Bảng 4.9 Một số chỉ tiêu phân tích môi trường không khí xung quanh tại bãi
xử lý và chôn lấp rác Đa Mai Thành Phố Bắc Giang. 62
Bảng 4.10 Một số chỉ tiêu phân tích mẫu nước ngầm 65
Bảng 4.11 Một số chỉ tiêu phân tích nước ngầm năm 2009 66
Bảng 4.12: Một số chỉ tiêu phân tích mẫu nước mặt 67
Bảng 4.13: Một số chỉ tiêu phân tích mẫu nước thải bãi chôn lấp rác Đa Mai
thành phố Bắc giang 70
Bảng 4.14: Một số chỉ tiêu phân tích mẫu nước sau xử lý tại hồ điều hoà số 2 74
Bảng 4.15:Một số chỉ tiêu phân tích mẫu nước sau xử lý tại hồ điều hoà số 3 75
Bảng 4.16: Dự báo khối lượng rác thải sinh thành phố Bắc Giang đến năm 2020 83

Bảng 4.17: Diện tích ô chôn lấp 85

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Nguồn phát sinh chất thải rắn.
4
Hình 2.2: Sơ đồ các phương pháp xử lý chất thải rắn [3] 8
Hình 2.3: Công nghệ xử lý rác bằng phương pháp ép kiện [14]
10
Hình 2.4: Các khía cạnh cơ bản của bãi chôn lấp hợp vệ sinh 12
Hình 2.5: Chôn lấp hợp vệ sinh theo phương pháp đào rãnh[12] 15
Hình 2.6: Phương pháp trải trên mặt bằng[12] 16
Hình 2.7: Cấu trúc của ô chôn lấp (tế bào rác)[12] 16
Hình 2.8: Lớp che phủ cuối cùng 20
Hình 2.9: Các lớp thành phần của hệ thống che phủ cuối cùng của bãi chôn
lấp hiện đại hợp vệ sinh [12] 22
Hình 4.1: Nguồn phát sinh chất thải rắn trên địa bàn Tp. Bắc Giang 43
Hình 4.2: Quy trình chôn lấp rác trong ngày 44
Hình 4.3: Quy trình chôn lấp rác trong 1 ô lấp 46
Hình 4.4: Cảnh quan chôn lấp chất thải 47
Hình 4.5: Quy trình chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt của BKHCNMT-BXD 49
Hình 4.6: Hoạt động của công nhân đang dọn đống rác thải đổ trên ô chôn lấp
đã đóng 53
Hình 4.7: Hình ảnh lớp che phủ trung gian giữa các tầng rác 53
Hình 4.8: Hình ảnh ô chôn lấp đã ngừng hoạt động 55
Hình 4.9: Nước mưa ứ đọng trên bề mặt ô chôn lấp đã đóng 55
Hình 4.10: Ảnh đường nội bộ là đường đất những ngày trời mưa trong bãi

chôn lấp 56
Hình 4.11: Hình ảnh đường nội bộ là đường bê tông 57
Hình 4.12 Hệ thống thu gom khí rác 63
Hình 4.13:Ảnh bãi vệ sinh xe chở rác 68
Hình 4.14: Miệng cống thu gom nước thải phát sinh từ quá trình rửa 69
Hình 4.15: Nước thải từ quá trình rửa xe chảy xuống đáy ô chôn lấp 70
Hình 4.16: Sơđồ xử lý nước thải của BCL: 72
Hình 4.17: Hình minh hoạ ô chôn lấp 86

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CTR : Chất thải rắn
CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt
BCL : Bãi chôn lấp
BCLHVS : Bãi chôn lấp hợp vệ sinh
UBND : Uỷ ban nhân dân
CN : Công nghiệp
BKHCNMT-BXD : Bộ khoa học công nghệ môi trường-bộ xây dựng
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
QCCP : Quy chuẩn cho phép

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1


PHẦN I
MỞ ðẦU

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với
nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong nhiều năm qua. Cùng với tốc độ đô
thị hóa, công nghiệp hoá và sự gia tăng dân số nhanh, vấn đề quản lý chất thải
trong đó có rác thải nói chung và rác thải sinh hoạt đô thị nói riêng đang là
vấn đề nan giải trong công tác bảo vệ môi trường và sức khoẻ nhân dân. Bởi
vậy, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững trong giai đoạn công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước là hết sức cấp bách và là nhiệm vụ quan trọng.
Thành phố Bắc Giang tỉnh Bắc Giang là trung tâm giao lưu thương mại, kinh
tế, chính trị, văn hoá lớn giữa các phường trong tỉnh Bắc Giang và với các địa
phương ngoài tỉnh. Với vị trí đó, hàng ngày các hoạt động trung chuyển hàng hóa,
giao dịch, buôn bán luôn diễn ra nhộn nhịp, tấp nập, thu hút số lượng người khá
đông với nhiều thành phần tham gia. Thành phố Bắc Giang đang phấn đấu hoàn
thiện các tiêu chí đô thị loại III trước năm 2015, tiến dần đến tiêu chí đô thị loại II
theo mục tiêu đề ra đến năm 2020. Do đó các quá trình giao lưu buôn bán, thu hút sự
đầu tư trong và ngoài nước để phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng diễn ra rất sôi nổi song
song với quá trình này là việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Quá trình đô thị hóa của thành phố diễn ra kéo theo lượng rác thải sinh
hoạt phát sinh ngày càng nhiều. Thành phố Bắc Giang trở thành thành phố
xanh sạch đẹp là một trong những tiêu chí của thành phố phấn đấu trở thành
đô thị loại II đến năm 2020. Vì vậy, vấn đề thu gom, quản lý, xử lý rác thải
sinh hoạt đô thị của thành phố ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2


Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ðánh
giá thực trạng và ñề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả của bãi chôn lấp rác
ða Mai thành phố Bắc Giang tỉnh Bắc Giang”
1.2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
1.2.1. Mục ñích
- Đánh giá hiện trạng xử lý rác tại bãi chôn lấp (BCL) Đa Mai thành
phố Bắc Giang.
- Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại
bãi chôn lấp Đa Mai thành phố Bắc Giang.
1.2.2. Yêu cầu
- Xác định thành phần, tỷ lệ phần trăm rác thải sinh hoạt chôn lấp tại
BCL Đa Mai.
- Đo đạc xác định tỷ trọng đầm nén rác thải.
- Đánh giá quy trình chôn lấp, tính hiệu quả và các mặt còn tồn tại.
- Đề xuất biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả xử lý chất thải rắn
sinh hoạt tại bãi chôn lấp rác Đa Mai thành phố Bắc Giang.







Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1. Chất thải rắn sinh hoạt
2.1.1. Khái niệm
Chất thải rắn(CTR) là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn
bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại [10].
Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) gồm những chất thải có liên quan đến
các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các
cơ quan trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. CTRSH có thành
phần bao gồm vỏ hộp, chai lọ, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử
dụng, xương động vật, xác động vật, vỏ rau quả, vỏ hộp kim loại, thuỷ tinh,
gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo,…[2]
2.1.2. Nguồn gốc
CTR phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:
- Khu dân cư; khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu
vui chơi, đường phố…)
- Khu thương mại, du lịch (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ , khu du
lịch, bệnh viện, trạm y tế …)
- Từ cơ quan, công sở (trường học, cơ quan hành chính, trung tâm văn
hoá thể thao…)
-
Từ các hoạt động công nghiệp.
- Từ các hoạt động nông nghiệp.
-
Từ các hoạt động xây dựng đô thị.
- Từ các trạm xử lý nước thải và từ các đường cống thoát nước của
thành phố, khu, cụm dân cư [1].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4



[Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự: Quản lý chất thải rắn, Nhà xuất bản xây
dựng -2001]
Hình 2.1: Nguồn phát sinh chất thải rắn.

2.1.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn đô thị rất khác nhau tùy thuộc
vào từng địa phương, vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế xã hội và
nhiều yếu tố khác [6].
Cơ quan
trường học

Nông nghi

p,
hoạt động xử
lý rác thải

Chất thải rắn
Nơi vui chơi,
giải trí

Bệnh viện,
cơ sở y tế

Khu công nghiệp,
nhà máy, xí
nghiệp


Nhà dân, khu
dân cư.

Chợ, bến xe,
nhà ga

Giao thông,
xây dựng.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

Bảng 2.1: ðịnh nghĩa thành phần của CTRSH [6].

Thành phần ðịnh nghĩa Ví dụ
1. Các chất cháy ñược
a. Giấy Các vật liệu làm từ giấy và bột giấy
Các túi giấy, mảnh bìa,
giấy vệ sinh,…
b. Hàng dệt
Các vật liệu và sản phẩm có nguồn
gốc từ sợi
Vải, len, nilon,
c. Thực phẩm Các chất thải từ đồ ăn thực phẩm
Cọng rau, vỏ quả, thân
cây,…
d. Cỏ, gỗ, củi, rơm rạ


Các vật liệu và sản phẩm được chế
tạo từ gỗ, củi, rơm
Đồ dung bằng gỗ như
bàn, ghế, vỏ dừa,…
e. Chất dẻo
Các vật liệu và sản phẩm được chế
tạo từ chất dẻo
Phim cuộn, túi chất dẻo,
chai, lọ. Chất dẻo, dây
điện…
f. Da và cao su
Các vật liệu và sản phẩm được chế
tạo từ da và cao su
Bóng, giầy, ví, băng cao
su…
2. Các chất không cháy
a. Các kim loại sắt
Các vật liệu và sản phẩm được chế
tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút
Vỏ hộp, dây điện, hàng
rào, dao, nắp lọ…
b. Các kim loại phi sắt Các vật liệu không bị nam châm hút
Vỏ nhôm, giấ
y bao gói,
đồ đựng…
c. Thủy tinh
Các vật liệu và sản phẩm được chế
tạo từ thủy tinh
Chai lộ, đồ đựng bằng
thủy tinh, bóng đèn

d. Đá và sành sứ
Bất kỳ các vật liệu không cháy khác
ngoài kim loại và thủy tinh
Vỏ chai, ốc, xương,
gạch, đá, gốm
3. Các chất hỗn hợp

Tất cả các vật liệu khác không phân
loại trong bảng này. Loại này có thể
chia thành hai phần: kích thước lớn
hơn 5mm và loại nhỏ hơn 5mm
Đá cuội, cát, đất, tóc
[Nguồn: ]

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6

* Thành phân hoá học của chất thải rắn
Thành phần của rác thải chủ yếu là: C, H, O, N, S và các chất tro. Tùy
thuộc vào các thành phần hữu cơ mà hàm lượng của nguyên tố trên dao động
khác nhau [5].
Bảng số liệu trên cho thấy: các thành phần trong rác thải sinh hoạt chủ
yếu là Cacbon và Oxy. Tỷ lệ cacbon rất lớn, dao động từ 41,0% - 78,0%, còn
Oxy 11,6% - 42,7%, còn lại là các thành phần khác. Các chất khác nhau sẽ có
thành phần hóa học khác nhau. Độ trơ của chất dẻo, cao su, da là cao nhất
(10%), độ trơ của gỗ là thấp nhất (1,5%).
Bảng 2.2: Thành phần hoá học các chất hữu cơ có trong rác thải
Thành phần các nguyên tố(%)
Các loại chất thải

C H O N S Nguyên tố trơ
Thực phẩm 48,0 6,4 37,6 2,6 0,4 5,0
Giấy vụn 34,4 6,0 44 0,3 0,2 6,0
Bìa cac-ton 44,0 5,9 44,6 0,3 0,2 5,0
Chất dẻo 60,0 7,2 2,8 0 0 10,0
Vải 55,0 6,6 31,2 1,6 0,15 0
Cao su 78,0 10,0 0 2,0 0 10,0
Da 60,0 8,0 11,6 10,0 0,4 10,0
Rác vườn 47,8 6,0 3,8 3,4 0,3 4,5
Gỗ vụn 49,5 6,0 42,7 0,2 0,1 1,5
[Nguồn: Nguyễn Xuân Thành, Giáo trình Công nghệ vi sinh vật trong nông nghiệp và
xử lý ô nhiễm môi trường, NXB Nông nghiệp, 2004]
Như vậy, chúng ta thấy rằng các chất thải sinh hoạt là một hỗn hợp không
đồng nhất và mỗi thành phần trong đó có thành phần hóa học, cấu trúc hóa học
khác nhau. Do đó, việc xử lý chúng cũng rất khác nhau, bởi vậy mà công việc
phân loại rác thải sinh hoạt là khâu quan trọng để tiết kiệm kinh phí cho vấn đề xử
lý rác và qua đó cho thấy nếu rác thải sinh hoạt không được quản lý, xử lý tốt.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7

2.2. Các phương pháp xử lý chất thải rắn
Cho mãi tới tận gần đây, chất thải rắn vẫn được đổ đống ngoài bãi rác,
chôn, đốt và một số loại rác thải từ nhà bếp, nhà hàng được sử dụng làm thức
ăn cho động vật. Cộng đồng vẫn chưa nhận thức được mối liên hệ giữa chất
thải rắn với chuột, ruồi, gián, muỗi, rận, ô nhiễm đất, nước và không khí. Mọi
người không biết rằng, chất thải rắn trong các bãi rác là nơi sinh sống của một
số loại véc - tơ truyền các bệnh: sốt thương hàn, sốt vàng, sốt xuất huyết, sốt
rét, tả v.v Do vậy, những phương pháp xử lý chất thải rắn rẻ nhất, nhanh nhất và

thuận tiện nhất đã được sử dụng. Các khu vực nông thôn và các thị trấn nhỏ sử
dụng các bãi rác ngoài trời.Các thị xã và các thành phố lớn hơn sử dụng các lò đốt
nhỏ.Mãi sau này, chôn lấp vệ sinh mới trở thành một biện pháp xử lý chất thải rắn
được nhiều nơi lựa chọn. Tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang biện pháp xử lý rác
chủ yếu là đổ đống vào bãi rác, để lộ thiên, chôn lấp và đốt rác [4].
Mục đích của các phương pháp xử lý CTR là: Nâng cao hiệu quả của việc
quản lý CTR, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường; thu hồi vật liệu để tái sử dụng,
tái chế; thu hồi năng lượng từ rác cũng như các sản phẩm chuyển đổi.












Ủ sinh học làm
Compost
Các phương
pháp khác
Tiêu huỷ tại bãi chôn lấp
Thu gom chất thải
Vận chuyển chất thải
Xử lý chất thải
Thiêu
đốt


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8

Hình 2.2: Sơ ñồ các phương pháp xử lý chất thải rắn [3].
Hình 2.2là sơ đồ các phương pháp xử lý chất thải rắn, ở đây phương
pháp tiêu huỷ CTR (chôn lấp) là công đoạn cuối cùng của quá trình xử lý và
chỉ sử dụng khi các phương pháp khác không xử lý được.
2.2.1. Phương pháp ủ sinh học làm phân (composting)
Để xử lý chất thải và tận dụng nguồn phân bón cho sản xuất nông
nghiệp, sau một quá trình ủ, lên men, chất thải hữu cơ trở nên vô hại và là
nguồn phân bón tốt cho cây trồng. Phương pháp này thích hợp với loại chất
thải rắn hữu cơ trong chất thải sinh hoạt chứa nhiều cacbonhyđrat như đường,
xenllulo, lignin, mỡ, protein, những chất này có thể phân huỷ đồng thời hoặc
từng bước. Quá trình ủ được coi như một quá trình xử lý, sản phẩm cuối cùng
không có mùi, vi sinh vật gây bệnh. Để đạt mức độ ổn định như lên men, việc
ủ đòi hỏi một phần năng lượng nhỏ để tăng cao dòng không khí qua các lỗ
xốp.Trong quá trình ủ, oxy sẽ được hấp thụ gấp hàng trăm lần so với bể
aerotank.
Phương pháp ủ sinh học làm phân compost quy mô công nghiệp: Rác tươi
được chuyển về nhà máy sau đó được chuyển vào bộ phận nạp rác và được
phân loại thành phần của rác trên hệ thống băng tải (tách các chất hữu cơ dễ
phân huỷ, chất vô cơ, chất tái sử dụng) phần còn lại là phần hữu cơ dễ phân
huỷ được qua máy nghiền rác và được băng tải chuyển đến khu vực trộn phân
bắc để giữ độ ẩm. Máy xúc đưa vật liệu này vào các ngăn ủ, các quá trình lên
men làm tăng nhiệt độ lên 65 - 70
o
C sẽ tiêu diệt các mầm bệnh và làm cho rác
hoai mục.Quá trình này được thúc đẩy nhờ quạt gió cưỡng bức, thời gian ủ là

21 ngày. Sau đó rác được đưa vào ủ chín trong thời gian 28 ngày, sàng để thu
lấy phần lọt qua sàng mà trong đó các chất trơ phải tách ra nhờ bộ phận tỷ
trọng. Cuối cùng ta thu được phân hữu cơ tinh có thể bán ngay hoặc phối trộn
thêm với các thành phần cần thiết và đóng bao [2].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9

2.2.2. Phương pháp thiêu ñốt
Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại
rác nhất định không thể xử lý bằng biện pháp khác.Đây là một giai đoạn
oxy hoá nhiệt độ với sự có mặt của oxy trong không khí, trong đó rác thải
độc hại được chuyển hóa thành khí và các chất thải rắn không cháy.Các
chất khí được làm sạch hoặc không được làm sạch thoát ra ngoài không
khí.Chất thải rắn sau đốt được chôn lấp [3].
Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc
cho ngành công nghiệp nhiệt và phát điện. Mỗi lò đốt phải được trang bị
một hệ thống xử lý khí thải tốn kém để khống chế ô nhiễm không khí do
quá trình đốt gây ra. Hiện nay việc thu đốt rác thải thường chỉ áp dụng
cho việc xử lý rác thải độc hại như rác thải y tế hoặc rác thải công nghiệp
vì các phương pháp xử lý khác không thể xử lý triệt để được [3].
2.2.3. Phương pháp chôn lấp
Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển bởi
xây dựng, vận hành đơn giản, rẻ tiền hơn, có thể xử lý được đa dạng các loại
rác khác nhau: rác sinh hoạt, rác công nghiệp, rác dạng bùn nhão… Đối với
các đô thị lớn ở Việt Nam hiện nay, việc xử lý chất thải rắn bằng phương
pháp chôn lấp hợp vệ sinh được áp dụng phổ biến và tuân theo tiêu chuẩn
TCXDVN 261:2001 về thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn.
Xây dựng mô hình chôn lấp chất thải rắn tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên,

kinh tế xã hội mà lựa chọn mô hình chôn lấp khác nhau: bãi chôn lấp nổi, bãi chôn
lấp chìm, bãi chôn lấp kết hợp nổi - chìm; tùy thuộc vào vào đặc thù chất thải rắn
khác nhau, gồm bãi chôn lấp khô, bãi chôn lấp ướt, bãi chôn lấp khô - ướt.
Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách sử dụng xe chuyên dùng chở rác
tới các bãi đã xây dựng trước. Sau khi rác được đổ xuống, dùng xe ủi san bằng,
đầm nén trên bề mặt và đổ lên một lớp đất. Hàng ngày phun chế phẩm vi sinh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10

(EM) để rút ngắn thời gian phân huỷ của rác thải, đồng thời phun thuốc diệt
muỗi và rắc vôi bột…Theo thời gian, sự phân hủy vi sinh vật làm cho rác trở nên
tơi xốp và thể tích của các bãi rác giảm xuống. Việc đổ rác tiếp tục cho đến khi
bãi đầy thì chuyển sang bãi mới. Các bãi chôn lấp rác thải phải được đặt cách xa
khu dân cư, nguồn nước mặt và nước ngầm theo khoảng cách được quy định. Đáy
của bãi rác nằm trên tầng đất sét hoặc được phủ một lớp chống thấm bằng màng địa
chất. Ở các bãi chôn lấp rác cần thiết phải thiết kế khu thu gom và xửlý nước rác
trước khi thải ra môi trường. Việc thu khí gas để biến đổi thành năng lượng là một
trong những khả năng thu hồi một phần kinh phí đầu tư cho bãi rác [3].
2.2.4. Các phương pháp xử lý khác
* Xử lý chất thải bằng công nghệ ép kiện
Rác thu gom tập trung về nhà máy chế biến được phân loại bằng phương
pháp thủ công trên băng tải. Các chất trơ và các chất có thể tận dụng được
như: Kim loại, nilon, giấy, thủy tinh, nhựa…được thu hồi để tái chế. Những
chất còn lại sẽ được băng tải chuyển qua hệ thống ép nén rác bằng thủy lực
với mục đích giảm tối đa thể tích khối rác và tạo thành các kiện có tỷ số nén
cao.Các khối rác ép này được sử dụng vào việc san lấp, làm bờ chắn các vùng
đất trũng [2].


Hình 2.3: Công nghệ xử lý rác bằng phương pháp ép kiện [14]
Rác
thải
Phễu
nạp rác
Phân
loại
Băng
tải rác
Băng tải thải
vật liệu
Máy
ép rác
Các khối kiện
sau khi ép
Kim loại
Thủy tinh
Giấy
Nhựa

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11


2.3. Bãi chôn lấp chất thải rắn
2.3.1 Khái niệm
Bãi chôn lấp chất thải rắn là: một diện tích hoặc một khu đất được quy
hoạch, được lựa chọn, thiết kế, xây dựng để chôn lấp chất thải rắn nhằm giảm
tối đa các tác động tiêu cực của bãi chôn lấp tới môi trường.[10]

Tất cả các định nghĩa “bãi chôn lấp hợp vệ sinh”(“sanitary landfill”) đều nói
sự tách riêng rác khỏi môi trường cho đến khi rác không còn độc hại thông
qua các quá trình sinh học, hóa học, và vật lý tự nhiên.Sự khác nhau chủ yếu
giữa các định nghĩa khác nhau là mức độ và phương pháp được sử dụng để
tách riêng rác thải, cũng như là các yêu cầu trong quan trắc và đóng cửa bãi
chôn lấp và bảo dưỡng bãi rác sau thời gian hoạt động chôn lấp. Ở các nước
công nghiệp mức độ cách ly yêu cầu hoàn toàn hơn so với các nước đang phát
triển.Và dĩ nhiên, nếu các nước đang phát triển muốn tách riêng rác thải hoàn
toàn hơn sẽ cần những biện pháp phức tạp và tốn kém.[7]
Để trở thành bãi chôn lấp hợp vệ sinh, bãi rác phải thoã mãn 3 điều kiện tổng
quát nhưng cơ bản sau.[7]
• Rác trong bãi phải được đầm nén
• Hằng ngày rác phải được che phủ (bằng đất hoặc các vật liệu khác)
để tránh không bị môi trường bên ngoài ảnh hưởng.
• Kiểm soát và ngăn ngừa những tác động xấu đến sức khoẻ cộng đồng
và môi trường (chẳng hạn như mùi, làm nguồn nước cấp bị ô nhiễm…)
Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển,nếu đòi hỏi bãi chôn lấp hợp vệ
sinh phải thoã mãn hết các yêu cầu chi tiết trên có thể không thực tế về mặt kĩ
thụât cũng như kinh tế.Bởi vậy, mục tiêu ngắn hạn là đáp ứng đến mức tối đa
có thể những yêu cầu quan trọng trong điều kiện kinh tế và tài chính cho
phép.Mục tiêu dài hạn là dần dần thoả mãn hết tất cả các yêu cầu cụ thể trong

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12

thiết kế và trong điều kiện vận hành.Chỉ đến khi bãi chôn lấp thoả mãn hết
yêu cầu cụ thể thì, các lợi ích của bãi chôn lấp hợp vệ sinh mới có thể thấy
rõ.Trong đó yêu cầu quan trọng nhất là ngăn chặn những tác động xấu đến
sức khoẻ cộng đồng và môi trường. Những vấn đề về thiết kế cơ bản và hoạt

động vận hành bãi chôn lấp hợp vệ sinh thể hiện thông qua các tác động ra
bên ngoài bãi chôn lấp và qua việc đáp ứng 3 yêu cầu cơ bản được minh hoạ
trong hình 2.4.

Hình 2.4: Các khía cạnh cơ bản của bãi chôn lấp hợp vệ sinh
Bãi chôn lấp bao gồm các ô chôn lấp, vùng đệm và các công trình phụ
trợ khác nhau như trạm xử lý nước, khí thải, cung cấp điện, nước và văn
phòng điều hoà.[10]
Ô chôn lấp chất thải là thể tích chất thải rắn được đổ vào bãi chôn lấp
trong một khoảng thời gian, thường là một ngày.Ô chôn lấp bao gồm chất thải
rắn và vật liệu che phủ xung quanh nó.
Lớp che phủ là lớp vật liệu che phủ trên toàn bộ BCL trong khi vận
hành và khi đóng BCL nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tác động từ ô chôn tới
môi trường xung quanh và từ bên ngoài vào ô chôn lấp.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13

Nước rác là nước phát sinh trong quá trình phân huỷ tự nhiên chất thải
rắn có chứa chất gây ô nhiễm.
Khí từ ô chôn lấp chất thải rắn là hỗn hợp khí sinh ra từ ô chôn lấp chất
thải do quá trình tự phân huỷ tự nhiên CTR.
Lớp lót đáy là các vật liệu được trải trên toàn diện tích đáy và thành
bao quanh ô chôn lấp chất thải nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu sự ngấm, thẩm
thấu nước rác vào tầng nước ngầm.
Vùng đệm là dải đất bao quanh BCL nhằm mục đích ngăm cách, giảm
thiểu tác động xấu của bãi chôn lấp tới môi trường.
Hàng rào bảo vệ là hệ thống tường, rào chắn, vành đai cây xanh hoặc
vật cản có chiều cao nhất định bao quanh BCL nhằm hạn chế tác động từ các

hoạt động chôn lấp CTR đến môi trường xung quanh.
Quan trắc môi trường là các hoạt động gắn liền với việc phân tích đo
đạc các số liệu về chất lượng không khí, nước. Mục đích là theo dõi dự di
chuyển của khí và nước trong BCL.
Đóng bãi chôn lấp là việc ngừng hoàn toàn hoạt động chôn lấp chất thải
rắn tại BCL.
Thời gian hoạt động của bãi chôn lấp là toàn bộ thời gian từ khi bắt đầu
chôn lấp CTR đến khi đóng BCL.
Hệ thống thu gom khí thải là hệ thống các công trình, thiết bị thu gom
khí thải sinh ra từ BCL nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm không khí và
nguy cơ gây cháy, nổ.
Hệ thống thu gom nước rác là hệ thống các công trình bao gồm tầng
thu gom, đường ống dẫn, mương dẫn để thu gom nước rác về hồ tập trung
hoặc tới trạm xử lý.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14

Hệ thống thoát nước mặt và nước mưa là hệ thống thu gom nước mặt
và nước mưa dẫn về nơi quy định nhằm ngăn ngừa nước mặt từ bên ngoài
xâm nhập vào các ô chôn lấp.
[8]


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15

2.3.2 Công nghệ chôn lấp

2.3.2.1. Thiết kế và xây dựng các ô chôn lấp (tế bào) rác
Kinh nghiệm cho thấy rằng không một phương pháp chôn lấp nào hoàn
hảo cho tất cả các địa điểm bãi chôn lấp và không nhất thiết là chỉ có một
phương pháp là tốt nhất đối với bất kỳ 1 bãi chôn lấp nhất định nào đó. Sự lựa
chọn một phương pháp chôn lấp phụ thuộc vào điều kiện vật lý tự nhiên của
địa điểm vị trí xây dựng bãi, khối lượng và loại chất thải rắn đưa đến bãi chôn
lấp, và chi phí tương đối của các khả năng lựa chọn khác nhau. Có hai loại
phương pháp chôn lấp cơ bản là phương pháp đào rãnh (“trench”) và phương
pháp trải trên mặt bằng (“area”) (xem hình 2.5).Phương pháp đào rãnh thích
hợp nhất cho những địa điểm mà vị trí có bề mặt đất mặt bằng phẳng hay hơi
nhấp nhô, mực nước ngầm thấp và lớp đất dày hơn 2 m.

Hình 2.5: Chôn lấp hợp vệ sinh theo phương pháp ñào rãnh[12]

Phương pháp trải trên mặt bằng phù hợp với hầu hết các địa hình và có
lẽ là lựa chọn tốt hơn đối với các bãi tiếp nhận khối lượng chất thải rắn lớn.Ở
một số bãi chôn lấp khác, một thiết kế kết hợp sử dụng hai phương pháp này
lại có thể là phương pháp thích hợp nhất.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

16


Hình 2.6: Phương pháp trải trên mặt bằng[12]

Tất cả những bãi chôn lấp hợp vệ sinh trong thực tế đều có những phần
cơ bản gọi tên là ô chôn lấp (“cell”).Một ô chôn lấp được xây dựng bằng cách
ban rộng chất thải rắn ra và sau đó đầm nén chất thải rắn lại thành nhiều lớp
trong một diện tích bị giới hạn. Lúc kết thúc mỗi ngày làm việc hoặc trong

suốt ngày làm việc, rác đã nén được che phủ kín toàn bộ (kể cả mặt làm việc
– “working face”) bằng 1 lớp đất mỏng và được trải đều.Lớp đất che phủ
cũng được đầm nén. Chất thải rắn bị đầm nén và lớp đất che phủ hằng ngày
tạo thành một ô chôn lấp rác. Một dãy các ô chôn lấp rác kề nhau ở cùng một
độ cao hợp thành một tầng (“lift”). Một bãi chôn lấp đã hoàn thành có thể bao
gồm một hay nhiều tầng.







Hình 2.7: Cấu trúc của ô chôn lấp (tế bào rác)[12]


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

17

Thiết kế các ô chôn lấp rác phải dựa vào khối lượng chất thải cần chôn
lấp. Những thành phần căn bản của một ô chôn lấp là: Chiều cao, chiều dài,
chiều rộng mặt làm việc, độ dốc của các thành bên (“side wall”), và độ dày
lớp che phủ hằng ngày. Chiều cao một ô chôn lấp phụ thuộc vào khối lượng
rác thải, độ dày lớp che phủ hằng ngày, tính ổn định của các dốc, và độ đầm
nén. Chiều cao thông thường thay đổi trong khoảng từ 2 đến 4 m.[7]
Chiều rộng tối thiểu của một ô chôn lấp hay chiều rộng tối thiểu mặt
làm việc phụ thuộc vào loại thiết bị được sử dụng. Thông thường chiều rộng
tối thiểu của 1 ô chôn lấp được đề nghị bằng khoảng 2-2,5 lần chiều rộng của
lưỡi nén (“push-blade”) của xe ủi đất (“bulldozer”) dùng để xây dưng ô chôn

lấp. Dưới đây là các chiều rộng tối thiểu được đề nghị dựa vào tỉ lệ rác thải
đưa đến bãi chôn lấp: 8m nếu lượng chất thải rắn lên tới 50 T/ngày, 10m nếu
51-100 T/ngày, 12m nếu 101-225 T/ngày và 15m nếu 226-500 T/ngày.
Chiều rộng mặt làm việc cũng phụ thuộc vào số lượng tối đa các
phương tiện đến bãi chôn lấp vào giờ cao điểm.Chiều rộng mặt làm việc là
một trong những nhược điểm lớn khi vận hành bãi chôn lấp ở các nước đang
phát triển. Nhìn chung mặt làm việc thường thật rộng để điều tiết một số
lưọng tối đa các phương tiên và tránh những sự trì hoãn dài chờ đợi lâu.Tuy
nhiên nếu quá rộng kiểm soát theo cách thức nào cũng sẽ rất khó khăn. Trong
thực tế, khi điều hành chôn lấp nên thử dùng diện tích làm việc tối thiểu làm
mặt làm việc.
Độ dốc ô chôn lấp là mặt phẳng nghiêng mà chất thải khi chôn lấp dựa
vào.Độ nghiêng đề nghị tối đa là 1:3 (chiều dọc: chiều ngang).Nếu độ
nghiêng bằng hoặc thấp hơn 1:6 sẽ làm cho diện tích mặt làm việc quá lớn.
Phương pháp đào rãnh chỉ có một mặt làm việc.Ngược lại, phương pháp trải
trên mặt bằng và các phương pháp kết hợp có thể có hai mặt làm việc.

×