Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh ninh bình và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 55 trang )

Lê Ngọc Linh – KMT52-ĐH

MỤC LỤC

MỤC LỤC ............................................................................................................. 1
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... 6
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 7
1. TỐNG QUAN CHẤT THẢI RẮN Y TẾ ....................................................... 8
1.1. Một số khái niệm chất thải rắn y tế ................................................................... 8
1.2. Nguồn phát sinh, phân loại và thành phần chất thải rắn y tế ............................. 9
1.2.1. Nguồn phát sinh ...................................................................................... 9
1.2.2. Phân loại chất thải rắn y tế ................................................................... 10
1.2.3. Thành phần của chất thải rắn y tế ......................................................... 11
1.3. Tác hại của chất thải rắn y tế .......................................................................... 12
1.3.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế tới môi trường đất ............................. 12
1.3.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế tới môi trường nước .......................... 13
1.3.3. Ảnh hưởng của chấ t thải y tế tới môi trường không khí ......................... 13
1.3.5. Ảnh hưởng về kinh tế và xã hội.............................................................. 14
1.4. Các biện pháp quản lý chất thải rắn y tế ......................................................... 14
1.4.1. Quản lý chất thải rắn y tế tại nguồn ...................................................... 14
1.4.2. Vận chuyển chất thải rắn y tế ra ngoài cơ sở y tế .................................. 15
1.4.3. Các biện pháp xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế nguy hại ................... 15
1.5. Tình hình quản lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam ............................................. 17
1.5.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam .................................. 17
1.5.2. Những khó khăn trong công tác quản lý chất thải rắn y tế..................... 19
1


Lê Ngọc Linh – KMT52-ĐH


1.5.3. Các biện pháp quản lý của Nhà nước trong công tác quản lý chất thải
rắn y tế ............................................................................................................ 20
1.6. Tình hình quản lý chất thải rắn y tế ở Ninh Bình ............................................ 21
1.6.1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế ..................................................... 21
1.6.2. Vận chuyển chất thải rắn ra ngoài cơ sở y tế ......................................... 24
2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH NINH BÌNH .............................................................................................. 25
2.1. Giới thiệu khái quát về bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình ............................. 25
2.2. Hiện trạng về chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình. ........... 27
2.2.1. Nguồn gốc phát sinh ................................................................................. 27
2.2.2. Lượng chất thải rắn y tế phát sinh ............................................................ 28
2.3. Công tác quản lý chất thải rắn tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình ............. 31
2.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy tham gia công tác quản lý chất thải rắn y tế ........ 31
2.3.2. Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế .......................................... 32
2.3.2.1. Phân loại và thu gom .......................................................................... 32
2.3.2.2. Dụng cụ đựng và thu gom................................................................... 33
2.3.2.3. Vận chuyển.......................................................................................... 33
2.3.2.4. Lưu trữ ................................................................................................ 33
2.3.2.5. Xử lý ban đầu ...................................................................................... 34
3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CỦA BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TỈNH NINH BÌNH........................................................................... 35
3.1. Nhận xét chung về tình hình vệ sinh môi trường tại bệnh viện ....................... 35
3.2. Mô hình quản lý chất thải rắn tại bệnh viện .................................................... 36
3.3. Kết quả công tác kiểm soát chất thải rắn y tế .................................................. 37
3.3.1. Kiểm tra, giám sát và chỉ đạo công tác quản lý chất thải rắn y tế ............. 37
2


Lê Ngọc Linh – KMT52-ĐH


3.3.2. Đảm bảo an toàn trong công tác quản lý chất thải rắn y tế ..................... 37
3.4. Kết quả về hoạt động kỹ thuật trong công tác quản lý chất thải rắn y tế .......... 38
3.4.1. Phân loại chất thải rắn tại nguồn phát sinh .............................................. 38
3.4.2. Thu gom và vận chuyển ............................................................................ 38
3.4.3. Lưu giữ chất thải rắn y tế ........................................................................ 39
3.5. Ưu, nhược điểm của công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa
tỉnh Ninh Bình ....................................................................................................... 41
3.5.1. Ưu điểm .................................................................................................... 41
3.5.2. Nhược điểm .............................................................................................. 41
4. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC VÀ NÂNG CAO CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
NINH BÌNH ......................................................................................................... 43
4.1. Cải thiện các quy trình quản lý chất thải rắn y tế của bệnh viện trong tương lai
.............................................................................................................................. 43
4.1.1. Trách nhiệm của bệnh viện trong quản lý chất thải rắn y tế ..................... 43
4.1.2. Đào tạo và tuyên truyền......................................................................... 43
4.2. Nâng cao hoạt động bảo vệ môi trường tại bệnh viện ..................................... 44
4.2.1. Hoàn thiện hệ thống quản lý .................................................................... 44
4.2.1.1. Hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn y tế..................................... 44
4.2.1.2. Kiểm soát ô nhiễm do chất thải rắn y tế .............................................. 44
4.2.1.3. Tăng cường pháp chế đối với các trường hợp vi phạm ....................... 44
4.2.2. Nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường ................................. 44
4.2.2.1. Giáo dục cộng đồng ............................................................................ 45
4.2.2.2. Nâng cao năng lực tổ chức ................................................................. 45
4.3. Cải thiện công tác quản lý chất thải rắn tại bệnh viện ..................................... 45
3


Lê Ngọc Linh – KMT52-ĐH


4.3.1. Tuân thủ tốt các quy đi ̣nh về việc thực hiện phân loại tại nguồn ............... 46
4.3.2. Kiểm tra, giám sát việc phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn y tế
.............................................................................................................................. 46
4.4. Tái chế chất thải rắn y tế ................................................................................. 46
4.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn y tế ..................... 47
4.6. Giải pháp cụ thể cho công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa
tỉnh Ninh Bình ....................................................................................................... 47
4.6.1. Phương án quản lý chất thải rắn y tế ........................................................ 47
4.6.1.1. Phân loại............................................................................................. 47
4.6.1.2. Thu gom, vận chuyển và lưu giữ ........................................................ 49
4.6.2. Xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát và sổ tay quản lý chất thải rắn y tế 49
4.6.3. Xây dựng kế hoạch đào tạo....................................................................... 50
4.6.4. Cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý chất thải y tế ......................................... 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 55

4


Lê Ngọc Linh – KMT52-ĐH

DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng

Trang

1.1. Các thông số vật lý của chất thải y tế

11


1.2. Yêu cầu màu sắc, túi, thùng đựng và biểu tượng chỉ chất thải y tế

14

1.3. Kết quả hoạt động của một số bệnh viện công lập

21

1.4. Mức xả thải chất thải nguy hại của một số bệnh viện ở Ninh Bình

23

1.5. Mức xả thải chất thải nguy hại của các trung tâm y tế chuyên khoa

23

2.1. Lượng chất thải lây nhiễm phát sinh

27

2.2. Tổng hợp thông tin về lượng chất thải phát sinh

28

2.3. Lượng chất thải tái chế trung bình trong 1 ngày

29

2.4. Lượng chất thải lây nhiễm trong 1 ngày theo khoa


29

4.1. Kế hoạch đào tạo cán bộ phục vụ cho công tác quản lý chất thải
rắn y tế của bệnh viện

50

5


Lê Ngọc Linh – KMT52-ĐH

DANH MỤC CÁC HÌNH

Tên hình

Trang

1.1. Nguồn phát sinh chất thải y tế

9

1.2. Tình hình xử lý chất thải y tế của hệ thống cơ sở y tế các cấp

18

2.1. Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình

26


3.1. Mô hình tổ chức quản lý chất thải rắn tại bệnh viện

36

3.2. Sơ đồ nhà lưu giữ chất thải tại bệnh viện

40

4.1. Sơ đồ minh họa hệ thống quản lý chất thải trong bệnh viện

53

6


Lê Ngọc Linh – KMT52-ĐH

MỞ ĐẦU
Chúng ta đang sống trong thời đại với sự phát triển không ngừng của nền kinh
tế thị trường. Khi trình độ phát triển kinh tế xã hội và dân trí của con người ngày
càng phát triển thì nhu cầu của con người về việc chăm sóc sức khỏe càng được chú
trọng hơn. Cùng với tốc độ đô thị hóa, vấn đề quản lý chất thải rắn nói chung, bao
gồm chất thải rắn đô thị, công nghiệp và chất thải bệnh viện đang là những vấn đề
nan giải trong công tác bảo vệ môi trường và sức khỏe của nhân dân.
Nước ta có một mạng lưới y tế với các bệnh viện được phân bố rộng khắp toàn
quốc. Theo số liệu thống kê thì cho đến nay, ngành y tế có khoảng 1.200 bệnh viện
với hơn 167.000 giường bệnh. Các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét
nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu và đào tạo trong các bệnh viện này đều phát sinh
chất thải. Các chất thải y tế dưới dạng rắn, lỏng hoặc khí là các tác nhân gây ảnh

hưởng nghiêm trọng tới môi trường bệnh viện, xung quanh bệnh viện và đe dọa sức
khỏe của con người.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình là một trong những bệnh viện lớn, không
những đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Ninh
Bình mà còn đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân các tỉnh miền duyên
hải Bắc Bộ. Bệnh viện càng ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong quá
trình phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề nhức nhối của bệnh
viện là tình trạng chất thải rắn y tế thải ra với khối lượng khá lớn, đa phần là chất
thải nguy hại trong khi hệ thống quản lý còn nhiều thiếu sót.
Chúng ta cần có những biện pháp hữu hiệu để nâng cao nhận thức của cộng
đồng nói chung và nhân viên y tế nói riêng, nâng cao năng lực tổ chức, trách nhiệm
và từng bước hoàn thiện hệ thống quản lý chất thải cũng như nâng cao chất lượng
môi trường cho bệnh viện.
Với mong muốn đó, em lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng quản lý chất
thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình và đề xuất một số giải pháp
nâng cao hiệu quả công tác quản lý”.

7


Lê Ngọc Linh – KMT52-ĐH

1. TỐNG QUAN CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
1.1. Một số khái niệm chất thải rắn y tế
Theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế được hiểu như sau:
1. Chất thải rắn y tế là vâ ̣t thể rắ n đươ ̣c thải ra từ các cơ sở y tế , bao gồ m chấ t
thải y tế nguy hại và chất thải thông thường .
2. Chất thải rắn y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức
khoẻ con người và môi trường như dễ lây nhiễm , gây ngô ̣ đô ̣c , phóng xạ , dễ cháy ,

dễ nổ , dễ ăn mòn hoă ̣c có đă ̣c tính nguy ha ̣i khác nế u những chấ t thải này không
được tiêu huỷ an toàn .
3. Quản lý Chất thải rắn y tế là hoạt động quản lý việc phân loại , xử lý ban
đầ u, thu gom, vâ ̣n chuyể n , lưu giữ , giảm thiểu , tái sử dụng , tái chế, xử lý , tiêu huỷ
chấ t thải y tế và kiể m tra , giám sát việc thực hiện .
4. Giảm thiểu chất thải y tế là các hoa ̣t đô ̣ng làm ha ̣n chế tố i đa sự phát thải
chấ t thải y tế , bao gồ m : Giảm lượng chất thải y tế tại nguồn , sử du ̣ng các sản phẩ m
có thể tái chế , tái sử dụng , quản lý tốt , kiể m soát chă ̣t chẽ quá triǹ h thực hành và
phân loa ̣i chấ t thải chính xác .
5. Tái sử dụng là việc sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ
sản phẩm hoặc sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới , mục đích mới .
Tái chế là việc tái sản xuất các vật liê ̣u thải bỏ thành những sản phẩ m mới .
6. Thu gom chấ t thải tại nơi phát sinh là quá trình phân loại , tâ ̣p hơ ̣p, đóng gói
và lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh trong cơ sở y tế .
7. Vận chuyể n chấ t thải là quá trì nh chuyên chở chấ t thải từ nơi phát sinh tới
nơi xử lý ban đầ u , lưu giữ , tiêu huỷ .
8. Xử lý ban đầ u là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy
cơ lây nhiễm cao ta ̣i nơi chấ t thải phát sinh trước khi vâ ̣n chuyể
n tới nơi lưu giữ
hoă ̣c tiêu huỷ .

8


Lê Ngọc Linh – KMT52-ĐH

9. Xử lý và tiêu huỷ chấ t thải là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm làm
mấ t khả năng gây nguy ha ̣i của chấ t thải đố i với sức khoẻ con người và môi trư ờng
[7].
1.2. Nguồn phát sinh, phân loại và thành phần chất thải rắn y tế

1.2.1. Nguồn phát sinh
Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế chủ yếu là bệnh viện, các cơ sở y tế khác
nhau như: Trung tâm vận chuyển cấp cứu, phòng khám ngoại trú, trung tâm lọc
máu, các trung tâm xét nghiệm và nghiên cứu y sinh học, ngân hàng máu…. Hầu
hết chất thải rắn y tế đều có tính chất độc hại và chủ yếu là ở các khu vực xét
nghiệm, khu vực phẫu thuật, bào chế dược.
Phòng bệnh nhân

Buồng tiêm

không lây nhiễm
Phòng bệnh nhân

Phòng mổ

truyền nhiễm
Khu bào chế dược

Phòng xét nghiệm
chụp và rửa phim

phẩm
Khu vực hành chính

Phòng cấp cứu
Đường thải chung

Hình 1.1. Nguồn phát sinh chất thải y tế
Chất thải sinh hoạt


Chất thải lâm sàng

Bình áp suất

Chất thải phóng xạ

Chất thải hóa học

9


Lê Ngọc Linh – KMT52-ĐH

Theo nghiên cứu của Cục Khám chữa bệnh – Bộ Y tế và Viện Kiến trúc, Quy
hoạch Đô thị và Nông thôn – Bộ Xây dựng, năm 2009 – 2010, tổng lượng chất thải
rắn y tế trong toàn quốc khoảng 100 – 140 tấn/ngày, trong đó 16 -30 tấn/ngày là
chất thải rắn y tế nguy hại. Lượng chất thải rắn trung bình là 0,86 kg/giường/ ngày
trong đó chất thải rắn y tế nguy hại tính trung bình là 0,14 – 0,2 kg/giường/ ngày.
1.2.2. Phân loại chất thải rắn y tế
1.2.2.1. Chấ t thải lây nhiễm
Chấ t thải sắ c nho ̣n (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt , có thể nhiễm
khuẩ n , gồ m: bơm kim tiêm , đinh mổ , cưa, các ống tiêm, mảnh thuỷ tinh vỡ , đầ u sắ c
nhọn của dây truyền , lưỡi dao mổ và c ác vật sắc nhọn khác sử dụng trong các hoạt
đô ̣ng y tế .
Chấ t thải lây nhiễm không sắ c nho ̣n (loại B): Là chất thải bị thấm máu , thấ m
dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly .
Chấ t thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C ): Là chất thải phát sinh trong các
phòng xét nghiệm như bệnh phẩm và dụng cụ đựng , dính bệnh phẩm .
Chấ t thải giải phẫu (loại D ): Các mô , cơ quan , bô ̣ phâ ̣n cơ thể , rau thai , bào
thai và xác đô ̣ng vâ ̣t thí nghiê ̣m [1].

1.2.2.2. Chấ t thải hoá học nguy hại
- Dươ ̣c phẩ m quá ha ̣n , kém chất lượng không còn khả năng sử du ̣ng .
- Chấ t hoá ho ̣c nguy ha ̣i sử du ̣ng trong y tế .
- Chấ t gây đô ̣c tế bào , gồ m: Vỏ các chai thuốc , lọ thuốc , dụng cụ dính thuốc
gây đô ̣c tế bào và các chấ t tiế t từ người bê ̣nh đươ ̣c điề u tri ̣bằ ng hoá tri ̣liê ̣u .
- Chấ t thải chứa kim loa ̣i nă ̣ng : Thuỷ ngân (từ nhiê ̣t kế , huyế t áp kế thuỷ ngân
bị vỡ, chấ t thải từ hoa ̣t đô ̣ng nha khoa ), cadimi, chì.
1.2.2.3. Chấ t thải phóng xạ
Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng, khí, bước sóng phát
sinh từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.
10


Lê Ngọc Linh – KMT52-ĐH

1.2.2.4. Bình chứa áp suất
Bao gồ m bình đựng oxy , CO2, bình ga , bình khí du ng. Đa số các bình chứa
khí nén này thường dễ nổ, dễ cháy nguy cơ tai nạn cao nếu không được thiêu hủy
đúng cách. Các bình này chứa khí chỉ được sử dụng một lần.
1.2.2.5. Chấ t thải thông thường
Là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm , hoá học nguy ha ̣i, phóng xạ, dễ
cháy, nổ , bao gồ m:
- Chấ t thải sinh hoa ̣t phát sinh từ các buồ ng bê ̣nh (trừ các buồ ng bê ̣nh cách ly ).
- Chấ t thải phát sinh từ các công viê ̣c hành chiń h : Giấ y , báo, tài liệu , vâ ̣t liê ̣u
đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim .
1.2.3. Thành phần của chất thải rắn y tế
1.2.3.1. Thành phần vật lý
Đồ bông vải sợi gồm: Bông, gạc, băng, quầ n áo , khăn lau, vải trải...
Đồ giấy: Hô ̣p đựng du ̣ng cu ,̣ giấ y gói , giấ y thải từ nhà vê ̣ sin h...
Đồ thuỷ tinh: Chai lo ,̣ ống tiêm, bơm tiêm thuỷ tinh , ống nghiệm ...

Đồ nhựa: Hô ̣p đựng, bơm tiêm, dây truyề n máu , túi đựng hàng ...
Đồ kim loại: Kim tiêm, dao mổ , hô ̣p đựng...
Bê ̣nh phẩ m , máu mủ dính ở băng gạc ...
Rác rưởi, lá cây, đấ t đá...[1].
Bảng 1.1. Các thông số vật lý của chất thải y tế
Hàm lượng

Các thông số
Tỷ lệ dễ cháy

83-99%
Khô: 573 kcal/kg

Trị số nhiệt trị

Ướt: 90 kcal/kg

11


Lê Ngọc Linh – KMT52-ĐH

0% cho túi nilon

Tỷ lệ độ ẩm

90% cho chất phẫu thuật
Mật độ

0,11kg/lít


Hàm lượng clo

0,42%

Hàm lượng Hg

2,41 mg/kg

Hàm lượng Cd

1,53 mg/kg

Hàm lượng Pb

28,84 mg/kg

Kg/giường/ngày đêm

0,44 kg

1.2.3.2. Thành phần hóa học
Những chấ t vô cơ : Hóa chất, thuốc thử, bô ̣t bó, …..
Những chấ t hữu cơ : Đồ vải sợi, giấ y , phầ n cơ thể , đồ nhựa , thuốc,...
Nế u phân tić h nguyên tố thì thấ y gồ m những thành phẩ m : C, H, O, N, S, P, Cl
và một phần tro . Thành phần hoá học điển hình của các loại ch ất thải rắn y tế ước
tính khoảng 50% cacbon, 20% oxy, 6% hydro và nhiề u nguyên tố khác .
1.2.3.3. Thành phần sinh học
Máu, những loa ̣i dich
̣ tiế t , những đô ̣ng vâ ̣t làm thí nghiê ̣m , bê ̣nh phẩ m đă ̣c biê ̣t

là những vi trùng gây bệnh .
1.3. Tác hại của chất thải rắn y tế
1.3.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế tới môi trường đất
Khi chấ t thải y t ế không đươ ̣c phân loa ̣i mà thải chung với ch ất thải sinh hoa ̣t
và đem chôn lấp không đúng quy cách , nước rác sẽ ngấ m vào đấ t , rác tồn đọng
trong đấ t sẽ gây ra sự thay đổ i các thành phầ n và gây ô nhiễm đấ t nơi chôn lấ p [2].

12


Lê Ngọc Linh – KMT52-ĐH

1.3.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế tới môi trường nước
Chất thải y t ế chứa nhiề u hoá chấ t đô ̣c ha ̣i , vi sinh vâ ̣t gây bê ̣nh truyề n nhiễm
do vâ ̣y nế u không đươ ̣c quản lý theo đúng quy đinh
̣ chúng sẽ phát tán vào môi
trường nước gây ô nhiễm nguồ n nước [2].
1.3.3. Ảnh hưởng của chấ t thải y tế tới môi trường không khí
Các chất hữu cơ có trong rác thải bị phân huỷ dưới tác dụng của các vi sinh vật
hiế u khí và yế m khí tuỳ theo từng điề u kiê ̣n ta ̣i những nơi thu gom
, vâ ̣n chuyể n ,
chôn lấ p sẽ sinh ra các khí đô ̣c ha ̣i khác nhau . Hoạt động của các lò đốt chưa đúng
tiêu chuẩ n trong bê ̣nh phát sinh các khí đô ̣c ha ̣i như NO
bụi…. Nế u chấ t thải đố t ở nhiê ̣t đô ̣ t

o

x,

CO, CO2, SO2, dioxin và


< 900oC sẽ phát sinh dioxin gây nguy hiể m

cho người vâ ̣n hành lò đố t [2].
1.3.4. Ảnh hưởng của chấ t thải y tế tới sức khoẻ con người
1.3.4.1 Đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp chất thải y tế
- Bác sĩ, y tá, hộ lý và các nhân viên hành chính của bệnh viện.
- Bệnh nhân điều trị nội trú hoặc ngoại trú.
- Khách tới thăm hoặc người nhà bệnh nhân.
- Những người làm việc trong các cơ sở xử lý chất thải và những người bới
rác, thu gom rác… [2].
1.3.4.2. Tác động từ chất thải rắn y tế
Các vật thể trong thành phần của chất thải rắn y tế có thể chứa đựng một
lượng rất lớn bất kỳ tác nhân vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm nào. Nhiều loại hoá
chất và dược phẩm được sử dụng trong các cơ sở y tế là những mối nguy cơ đe dọa
sức khoẻ con người. Những chất này có thể gây nhiễm độc khi tiếp xúc cấp tính và
mãn tính, gây ra các tổn thương như bỏng, ngộ độc [2].
Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ có hoạt tính cao, ví dụ như các nguồn phóng
xạ của các phương tiện chẩn đoán (máy X-quang, máy chụp cắt lớp…), có thể gây
ra một loạt các tổn thương như phá huỷ các mô, từ đó dẫn đến việc có thể phải xử
lý loại bỏ hoặc cắt cụt các phần cơ thể.
13


Lê Ngọc Linh – KMT52-ĐH

1.3.5. Ảnh hưởng về kinh tế và xã hội
Đối với các cơ sở y tế và cơ sở liên quan khác có chất thải y tế đặc biệt là
những chất lây nhiễm nếu không có biện pháp kiểm soát và kế hoạch quản lý sẽ
phải chi phí tốn kém để tiêu hủy các loại chất thải này [2].

1.4. Các biện pháp quản lý chất thải rắn y tế
1.4.1. Quản lý chất thải rắn y tế tại nguồn
1.4.1.1. Phân loại chấ t thải y tế tại nguồn
Bảng 1.2. Yêu cầu màu sắc, túi, thùng đựng và biểu tượng chỉ chất thải y tế
Loại chất thải

Màu và đánh dấu nhãn

Loại thùng, túi

Vàng, ký hiệu nhiễm

Thùng nhựa, túi nhựa

khuẩn cao

bền chắc chắn

Chất thải lây nhiễm,

Vàng, có logo nhiễm

Thùng nhựa, túi nhựa

bệnh phẩm, giải phẫu

khuẩn

bền


Vật sắc nhọn

Vàng, đề chữ vật sắc
nhọn

Túi nhựa bền, hoặc hộp
giấy, chai nhựa

Chất thải lây nhiễm cao

Chất thải y tế có đồng vị Đen, logo có bức xạ theo Hộp chì, kim loại có dán
phóng xạ

quy đinh

nhãn bức xạ

Chất thải y tế thông
thường

Xanh, như túi đựng rác
sinh hoạt

Túi nilon, thùng nhựa,
kim loại

Chất thải có khả năng
tái chế

Trắng, biểu tượng chất

thải có thể tái chế

Túi nilon, thùng chứa,
kim loại

1.4.1.2. Thu gom chất thải rắn trong cơ sở y tế
- Nơi đặt thùng đựng chất thải phải có hướng dẫn cách phân loại, thu gom.
- Lượng chất thải chứa trong mỗi túi chỉ đầy tới ¾ túi, sau đó buộc cổ túi lại.

14


Lê Ngọc Linh – KMT52-ĐH

- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao trước khi thu gom về nơi tập trung chất
thải của cơ sở y tế phải được xử lý ban đầu tại nơi chất thải phát sinh.
1.4.1.3 Vận chuyể n chấ t thải rắn trong cơ sở y tế
Chấ t thải phải đươ ̣c vâ ̣n chuyể n riêng về nơi lưu giữ chấ t thải của cơ sở y tế ít
nhấ t mô ̣t lầ n mô ̣t ngày . Cơ sở y tế phải quy đinh
và giờ vận
̣ đường vâ ̣n chuyể n
chuyể n chấ t thải , tránh vận chuyển chất thải qua các khu vực chăm sóc người bệnh
và các khu vực sạch khác . Túi chất thải phải đư ợc buô ̣c kiń miê ̣ng và đươ ̣c vâ ̣n
chuyể n bằ ng xe chuyên du ̣ng , không đươ ̣c làm rơi , vãi chấ t thải , nước thải và phát
tán mùi hôi trong quá trình vâ ̣n chuyể n [3].
1.4.1.4. Lưu giữ chấ t thải trong các cơ sở y tế
Chấ t thải y tế nguy ha ̣i và chấ t thải thông thường phải lưu giữ trong các buồ ng
riêng biê ̣t . Chấ t thải để tái sử du ̣ng , tái chế phải được lưu giữ riêng . Nơi lưu giữ
chấ t thải ta ̣i các cơ sở y tế phải có đủ các điề u kiê ̣n sau
: Cách xa nhà ăn , buồ ng

bê ̣nh, lố i đi công cô ̣ng và khu vực tâ ̣p trung đông người tố i thiể u là

10 mét. Có

đường để xe chuyên chở chấ t thải từ bên ngoài đế n . Diê ̣n tić h phù hơ ̣p với lươ ̣ng
chấ t thải phát sinh của cơ sở y tế . Thời gian lưu giữ chấ t thải y tế nguy ha ̣i ta ̣i cơ sở
y tế : thời gian lưu giữ chấ t thải trong cá c cơ sở y tế không quá 48 giờ, lưu giữ chấ t
thải trong nhà bảo quản lạnh hoặc thùng lạnh , thời gian lưu giữ có thể đế n 72 giờ
[3].
1.4.2. Vận chuyển chất thải rắn y tế ra ngoài cơ sở y tế


Chấ t thải y tế nguy ha ̣i phải đươ ̣ c vâ ̣n chuyể n bằ ng phương tiê ̣n chuyên

dụng bảo đảm vệ sinh .


Trước khi vâ ̣n chuyể n tới nơi tiêu huỷ , chấ t thải y tế nguy ha ̣i phải
đươ ̣c đóng gói trong các thùng để tránh bi ̣bu ̣c hoă ̣c vỡ trên đường vâ ̣n chuyể n .
1.4.3. Các biện pháp xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế nguy hại
1.4.3.1. Các phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải lây nhiễm.
 Chất thải lây nhiễm có thể xử lý, tiêu hủy bằng một trong các phương pháp:

15


Lê Ngọc Linh – KMT52-ĐH

- Khử khuẩn bằng nhiệt ướt (autoclave) là dùng hơi nước để khử khuẩn chất
thải để diệt khuẩn ở nhiệt độ 121-160oC. Ưu điểm của phương pháp này là

có thể tiêu diệt hầu hết các mầm bệnh ở nhiệt độ này. Tuy nhiên, nhược điểm
của phương pháp là hiệu quả kém trong việc làm giảm thiểu về khối lượng.
- Khử khuẩn bằng vi sóng (Microwave irradiation) thực chất là khử khuẩn
bằng hơi nước vì hơi nước bão hoà được thêm vào làm ẩm chất thải và năng
lượng vi sóng sẽ làm nóng chất thải. Công nghệ vi sóng để xử lý chất thải rắn
y tế nguy hại là một công nghệ mới, hiệu quả. Các thiết bị hiện đại có thể xử
lý được 250 kg/giờ tương đương khoảng 3000 tấn năm. Lò vi sóng loại này
thường sử dụng nguồn phát bức xạ sóng điện từ siêu cao tần có tần số 2450
MHz, bước sóng khoảng 12,24 cm. Chi phí đầu tư ban đầu tương đối lớn,
nhưng xử lý bằng phương pháp này nhiều vật liệu có thể tái sử dụng làm
nguyên liệu để đưa vào chu trình kinh tế.
- Thiêu đốt (incineration) là sử dụng năng lượng từ các nhiên liệu để đốt chất
thải. Có thể xử lý được nhiều loại rác đặc biệt là chất thải lây nhiễm. Phương
pháp này làm giảm thiểu tối đa số lượng và khối lượng rác, đồng thời tiêu
diệt hoàn toàn các mầm bệnh trong chất thải. Phương pháp này đòi hỏi chi
phí đầu tư ban đầu khá cao, chi phí vận hành, chi phí bảo dưỡng tương đối
tốn kém.
- Chôn lấp hợp vệ sinh: Phương pháp này có chi phí đầu tư ban đầu thấp, chi
phí vận hành rẻ nhưng chỉ nên thực hiện khi các nhà chức trách quản lý về
môi trường cho phép và phải có điều kiện tự nhiên phù hợp như diện tích
rộng, đặc điểm thổ nhưỡng, đặc điểm nguồn nước ngầm, xa khu dân cư.
Phương pháp này chỉ áp dụng tạm thời đối với các cơ sở y tế chưa có cơ sở
xử lý chất thải y tế nguy hại đạt tiêu chuẩn tại địa phương.
 Chất thải sắc nhọn có thể áp dụng một trong các phương pháp tiêu hủy sau:
- Thiêu đốt trong lò đốt chuyên dụng cùng với chất thải lây nhiễm khác.
- Chôn lấp trực tiếp trong các hố xây xi măng chuyên dùng để chôn lấp vật sắc
nhọn: hố có đáy, thành và nắp đậy bằng bê- tông.
16



Lê Ngọc Linh – KMT52-ĐH

 Chất thải giải phẫu có thể áp dụng một trong các phương pháp tiêu hủy sau:
-

Bọc trong hai lớp túi màu vàng, đóng thùng và đưa đi chôn.

-

Chôn trong hố bê tông có nắp kín.
1.4.3.2. Xử lý và tiêu hủy chất thải phóng xạ.

Cơ sở y tế sử dụng chất phóng xạ và dụng cụ thiết bị liên quan đến chất phóng
xạ phải tuân theo các quy định hiện hành của pháp luật về an toàn bức xạ [3].
1.4.3.3. Xử lý và tiêu hủy các bình áp suất.
Có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:
- Trả lại nơi sản xuất;
- Tái sử dụng;
- Chôn lấp thông thường đối với các bình áp suất có thể tích nhỏ [3].
1.4.4. Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế thông thường.
 Tái chế, tái sử dụng:
Chất thải thông thường được tái chế phải bảo đảm không có yếu tố lây nhiễm
và các chất hóa học nguy hại gây ảnh hưởng cho sức khỏe.
Chất thải được phép tái chế, tái sử dụng chỉ cung cấp cho tổ chức cá nhân có
giấy phép hoạt động và có chức năng tái chế chất thải.
 Xử lý tiêu hủy:
Chôn lấp tại bãi chôn lấp chất thải trên địa bàn (bãi chôn lấp phải bảo đảm
các điều kiện như đã nêu ở mục 1.4.3.2).
1.5. Tình hình quản lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam
1.5.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam

Phương tiện thu gom chất thải còn thiếu và chưa đủ đồng bộ, hầu hết chưa đạt
tiêu chuẩn. Do vậy việc mua sắm phương tiện thu gom chất thải rắn y tế đạt tiêu
chuẩn của bệnh viện gặp khó khăn. Theo báo cáo của JICA(2011), các cơ sở y tế

17


Lê Ngọc Linh – KMT52-ĐH

của 5 thành phố điển hình là Hải Phòng, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh,
hầu hết các bệnh viện sử dụng thùng nhựa có bánh xe, xe tay, các dụng cụ vận
chuyển bằng tay khác nhau. Một số khu vực lưu trữ chất thải rắn trước khi xử lý tại
chỗ hoặc tại các khu vực xử lý bên ngoài được trang bị điều hòa và hệ thống thông
gió theo quy định.
1,3%

3,8%

2,5%
6,4%

17,5
%

26,3
%
48,8
%

79 Cơ sở y tế nằm

trong quyết định
64/2003/QĐ-TTg

5,3%
3,7%

22,0
%

0,8%

0,3%

61,8
%

Các cơ sở y tế tuyến
tỉnh

Thuê xử lý
Tự xử lý bằng lò đốt 1 buồng
Tự xử lý bằng cách chôn lấp

19,5
%
17,9
%

14,8
%


24,2
%
23,3
%

Các cơ sở y tế tuyến
huyện

Tự xử lý bằng lò đốt 2 buồng
Tự xử lý bằng lò đốt thủ công
Tự xử lý bằng phương pháp khác

Hình 1.2. Tình hình xử lý chất thải y tế của hệ thống cơ sở y tế các cấp
(Theo: “Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo
cáo Môi trường Quốc Gia – chất thải rắn”)
Chất thải không nguy hại hầu hết ở các tỉnh, thành phố đều do công ty Môi
trường đô thị thu gom, vận chuyển và được xử lý tại các khu xử lý tập trung của địa
phương. Hoạt động thu hồi và tái chế chất thải rắn y tế tại Việt Nam đang thực hiện
không theo đúng quy chế quản lý chất thải rắn y tế đã ban hành. Chưa có cơ sở
chính thống thực hiện từ hoạt động thu mua và tái chế các loại chất thải từ hoạt
động y tế Việt Nam. Quy chế Quản lý chất thải rắn y tế (2007) đã bổ sung nội dung
tái chế chất thải y tế không nguy hại làm căn cứ để các cơ sở y tế thực hiện. Tuy
nhiên, nhiều địa phương chưa có cơ sở tái chế, do vậy việc quản lý tái chế các chất
thải rắn y tế không nguy hại còn gặp nhiều khó khăn.
18


Lê Ngọc Linh – KMT52-ĐH


1.5.2. Những khó khăn trong công tác quản lý chất thải rắn y tế
Công tác quản lý chất thải rắn đô thị, công nghiệp và đặc biệt là chất thải y tế
còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Kinh phí đầu tư cho công tác quản lý chất thải
lớn; chưa có tiêu chuẩn đối với lò đốt chất thải nói chung và lò đốt chất thải y tế nói
riêng; nhận thức về bảo vệ môi trường của cộng đồng chưa cao; chưa có đủ các văn
bản pháp quy, các quy định cụ thể trong công việc thu gom, vận chuyển, phân loại,
lưu giữ và xử lý chất thải y tế nên tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải này
gây ra đang là vấn đề bức xúc cần phải giải quyết.
1.5.2.1. Những tồn tại về kỹ thuật
Công tác quản lý chất thải y tế tại các địa phương vẫn còn nhiều bất cập đặc
biệt là tại các tuyến cơ sở. Nguyên nhân chính của những bất cập này là công tác
quản lý chất thải y tế bao gồm nhiều công đoạn nhưng chưa được thực hiện nghiêm
túc tại các cơ sở y tế và cơ quan phụ trách thu gom, xử lý. Cụ thể là:
- Nhân viên bệnh viện, hộ lý, lao công chưa được tập huấn hoặc tập huấn chưa
đầy đủ về những kiến thức cơ bản về công tác quản lý chất thải bệnh viện;
- Cơ quan phụ trách thu gom và xử lý chất thải chưa đủ các phương tiện
chuyên dụng thu gom và vận chuyển chất thải y tế nguy hại;
- Các địa phương chưa đủ khả năng xử lý chất thải y tế nguy hại như chưa có
lò đốt đủ tiêu chuẩn hay lò đốt không đủ công suất [7].
1.5.2.2. Những khó khăn về tài chính
Hầu hết các bệnh viện đều đã được xây lâu năm, cơ sở hạ tầng đã xuống cấp
nghiêm trọng nhưng thiếu nguồn kinh phí để tu bổ và xây dựng các khu xử lý rác
thải y tế nguy hại đúng tiêu chuẩn.
Nhiều địa phương, bệnh viện đã có hệ thống lò đốt chất thải y tế nhưng do
kinh phí để vận hành các lò đốt chất thải y tế tương đối lớn nên các địa phương và
các bệnh viện này chưa đủ nguồn kinh phí để hoạt động các lò đốt đã được trang bị.
1.5.2.3. Những khó khăn trong công tác quản lý

19



Lê Ngọc Linh – KMT52-ĐH

Thiếu quy chế, quy định về các biện pháp an toàn vệ sinh và quản lý chất thải
bệnh viện tại nguồn; chưa có nhiều lớp tập huấn về quản lý chất thải y tế, các ngành
hữu quan chưa có được sự quan tâm đúng mức của chính quyền địa phương; thiếu
quy định, văn bản liên Bộ đối với công tác quản lý chất thải bệnh viện [7].
1.5.3. Các biện pháp quản lý của Nhà nước trong công tác quản lý chất thải rắn
y tế
1.5.3.1. Các biện pháp chính sách (cơ sở pháp lý)
Đảng và Nhà nước đã ban hành hàng loạt các chính sách và quy định có liên
quan tới công tác bảo vệ môi trường, đó là:
 Luật BVMT số 55/2014/QH13 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định
về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi
trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá
nhân trong bảo vệ môi trường;
 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều lệnh của Luật bảo vệ môi trường;
 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 09/04/2007 về
quản lý chất thải rắn;
 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT, ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;
1.5.3.2. Đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường
Chính phủ đang tiến hành một số dự án để xử lý chất thải nói chung và chất
thải y tế nói riêng. Các dự án sử dụng vốn vay tín dụng đặc biệt của nước ngoài để
xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Hải
Phòng; dự án trang bị lò đốt chất thải rắn y tế cho các bệnh viện tuyến địa phương
của Bộ Y tế [7].
Mặc dù còn nhiều khó khăn, tuy nhiên với giải pháp đã, đang và sẽ được thực
hiện, hy vọng tình hình môi trường y tế Việt Nam sẽ sớm tốt đẹp.


20


Lê Ngọc Linh – KMT52-ĐH

1.6. Tình hình quản lý chất thải rắn y tế ở Ninh Bình
1.6.1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế
Từ năm 2010, ngành Y tế Ninh Bình hiện có 7 bệnh viên tuyến tỉnh đó là bệnh
viện Đa khoa Ninh Bình, bệnh viện Y học cổ truyền Ninh Bình (100 giường), Bệnh
viện điều dưỡng – PHCN (100 giường), bệnh viện Lao và bệnh phổi Ninh Bình
(100 giường), Bệnh viện Tâm Thần Ninh Bình (100 giường), Bệnh viện Sản - Nhi
Ninh Bình (200 giường) và bệnh viện Mắt Ninh Bình (50 giường) [8].
Ngoài ra, còn có các bệnh viện tuyến huyện như: Bệnh viện Đa khoa huyện
Yên Khánh, Bệnh viện Đa khoa huyện Hoa Lư, Bệnh viện Đa khoa huyện Nho
Quan, Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Viễn, Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Mô,
Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Sơn, Bệnh viện Đa khoa Tam Điệp… và các phòng
khám, trung tâm y tế chuyên khoa như: Phòng khám đa khoa tư nhân Thành Tâm,
thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh, Phòng khám đa khoa tư nhân An Sinh,
Phòng khám đa khoa tư nhân 115 Hợp Lực, Trung tâm Y tế thành phố Ninh
Bình,…
Bảng 1.3. Kết quả hoạt động của một số bệnh viện công lập
Các bệnh viện

Số lượt
khám

(BV)
BV Đa khoa
Ninh Bình

BV Sản - Nhi
Ninh Bình
BV Tâm thần
BV Y học cổ
truyền

bệnh

Công suất
sử dụng
giường

Số xét
nghiệm

bệnh
4.099.59

Số lần

Số

chụp

phẫu

Xquang

thuật


125.954

161.154

4.966

93.957

235.919

149%

150.995

126%

27.739

145%

29.276

687

12.855

125%

171.953


6.857

9
2,126.77
9

21

30

Số ca
đẻ

24.599


Lê Ngọc Linh – KMT52-ĐH

BV Mắt

14.025

116%

73.331

145%

301.085


111.066

116.208

91%

323.186

15.270

8.316

55%

2.334

54.948

100%

94.613

72.675

82%

BVĐK Gia
Viễn

83.470


BVĐK Tam
Điệp

BVĐK Yên

2.826
7.159

5.048

19.672

1.275

408

101.754

8.499

377

145

110%

89.137

16.968


1.430

100

97.672

105%

95.568

12.541

984

1.519

BVĐK Yên Mô

16.548

110%

72.901

37.412

239

1.155


BVĐK Kim
Sơn

20.496

50%

6.998

1.563

46

86

Khánh
BV Lao và
Bệnh Phổi
BV Điều dưỡng
và Phục hồi
chức năng
BVĐK Hoa Lư
BVĐK Nho
Quan

(Theo: “Sở Y tế Ninh Bình (2013))
1.6.1.1. Khối lượng chất thải y tế phát sinh từ các cơ sở y tế
Theo khảo sát của Sở Y tế năm 2014, mỗi ngày các cơ sở y tế tại Ninh Bình
phát sinh khoảng hơn 8,0 tấn chất thải y tế, trong đó có khoảng 1,2 tấn chất thải y tế

nguy hại (chiếm 15%). Lượng chất thải y tế phát sinh trung bình là 1,0 kg/giường
bệnh/ngày, trong đó chất thải nguy hại chiếm khoảng 0,18 kg/giường bệnh/ngày.
Lượng chất thải y tế nguy hại của các bệnh viện trong tỉnh thay đổi từ 0,06 – 0,294
kg/giường bệnh/ngày tùy từng loại bệnh viện.

22


Lê Ngọc Linh – KMT52-ĐH

Bảng 1.4. Mức xả thải chất thải nguy hại của một số bệnh viện ở Ninh Bình
Mức xả thải
Bệnh viện

kg/giường bệnh/ngày

Bệnh viện Sản - Nhi Ninh Bình

0,294

Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình

0,23

Bệnh viện Mắt

0,22

Bệnh viện Điều dưỡng và phục hồi chức


0,2

năng
Bệnh viện tâm thần

0,06

Bệnh viện Đa khoa huyện Tam Điệp

0,06
(Theo: “Sở Y tế Ninh Bình (2013))

Bảng 1.5. Mức xả thải chất thải nguy hại của các trung tâm y tế chuyên khoa
Mức xả thải
Trung tâm y tế chuyên khoa
kg/ngày
Trung tâm y tế thành phố Ninh Bình

1,5

Trung tâm da liễu

4

Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản

1

Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế


0,6

Trung tâm giám định pháp y

0,6

Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm

0,6

Trung tâm phòng chống HIV

0,6
(Theo: “Sở Y tế Ninh Bình (2013))
23


Lê Ngọc Linh – KMT52-ĐH

Khối lượng chất thải y tế phát sinh từ các nguồn thải nhỏ chưa được khảo sát.
Nếu ước tính mỗi cơ sở y tế dự phòng huyện/xã xả 0,2 kg chất thải nguy hại 1
ngày, mỗi phòng khám tư nhân và trạm y tế xã xả 0,15 kg/ngày, mỗi cơ sở hành
nghề y dược và tư nhân xả ra 0,1 kg/ngày thì tổng khối lượng chất thải nguy hại
phát sinh từ các nguồn thải nhỏ trong tỉnh là 141,89 kg/ngày.
1.6.1.2. Xử lý chất thải rắn y tế
a. Mô hình xử lý tại chỗ
Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh Ninh Bình có 2 bệnh viện tuyến tỉnh và 7
trung tâm y tế huyện được trang bị hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại theo
công nghệ đốt. Các cơ sở y tế không có hệ thống xử lý chất thải rắn y tế thì ký hợp
đồng với các cơ sở y tế có lò đốt để xử lý thiêu hủy [8].

b. Mô hình xử lý tập trung
Ngoài các cơ sở đã xử lý tại chỗ trên thì tất cả cơ sở y tế khác đều hợp đồng
thuê vận chuyển và xử lý với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Môi trường và dịch vụ
đô thị thành phố Ninh Bình và Công ty Cổ phần môi trường đô thị Tam Điệp để
vận chuyển, tiêu hủy rác thải thông thường [8].
Hiện tại, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Môi trường và dịch vụ đô thị thành
phố Ninh Bình xử lý chất thải y tế nguy hại bằng hình thức thu gom tập trung rồi
đốt bằng thiết bị lò đốt rác y tế HOVAL MZ4 công suất 60kg/h.
1.6.2. Vận chuyển chất thải rắn ra ngoài cơ sở y tế
Chất thải thông thường: Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Công ty Trách nhiệm
hữu hạn Môi trường và dịch vụ đô thị thành phố Ninh Bình chịu trách nhiệm vận
chuyển chất thải thông thường từ các cơ sở y tế đi xử lý tại bãi rác tập trung của
tỉnh. Chất thải nguy hại: Các cơ sở y tế hợp đồng với Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Môi trường và dịch vụ đô thị thành phố Ninh Bình để thu gom, vận chuyển và tiêu
hủy [8].

24


Lê Ngọc Linh – KMT52-ĐH

2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH NINH BÌNH

2.1. Giới thiệu khái quát về bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình
Trụ sở chính: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình
Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh - Phường Nam Thành - Thành Phố Ninh Bình
Điện thoại: 0303.871030
Fax: 0303.897374
Email:

Bệnh viện đa khoa Ninh Bình nằm trên đường Tuệ Tĩnh, phường Nam
Thành, thành phố Ninh Bình . Đây là đ ịa chỉ mới của bệnh viện và bệnh viện bắt
đầu đi vào ho ạt động tại địa chỉ này từ tháng 4 năm 2010. Bệnh viện được xây
dựng trên diện tích rộng 18 ha với thiết kế đẹp và hiện đại, gồm 1 khu nhà 11 tầng,
2 khu nhà 5 tầng, và gần chục đơn nguyên 2 tầng. Bệnh viện có 566 giường bệnh,
35 khoa/phòng, 521 cán bộ công nhân viên, trong đó có 10 thạc sỹ, 10 chuyên khoa
cấp 2 và 2 bác sỹ đang học nghiên cứu sinh. Là bệnh viện hạng I tuyến tỉnh, bệnh
viện đa khoa Ninh Bình luôn chú trọng phát triển công tác chuyên môn, đầu tư mua
sắm trang thiết bị máy móc hiện đại, cử cán bộ đi học kỹ thuật mới, mời chuyên gia
đầu ngành đ ể chuyển giao kỹ thuật tại bệnh viện. Vì vậy, từ năm 2009 đến nay,
bệnh viện có thể triển khai thành thạo kỹ thuật chụp, chẩn đoán city cắt lớp, siêu
âm 4 chiều, nội soi đại tràng, phế quản, làm xét nghiệm hóa sinh tự động, miễn
dịch bán tự động, các phương pháp phẫu thuật thông thường…
Ngoài ra, bệnh viện có thể điều trị một số bệnh nội tiết, bệnh ung bướu, bệnh
thận…góp phần giảm tải cho tuyến Trung ương. Trung bình mỗi năm, bệnh viện
khám cho trên 160 nghìn lượt bệnh nhân, điều trị nội trú cho khoảng 30 nghìn lượt
người, công suất sử dụng giường bệnh đạt 124%. Với những thành tựu trong công
tác khám chứa bệnh phục vụ sức khỏe nhân dân, bệnh viện luôn nhận được bằng
khen hạng xuất sắc của Sở Y tế tỉnh. Tổng lượng chất thải phát sinh tại bệnh viện
25


×